You are on page 1of 60

PHẦN 1: CƠ CẤU VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA ĐỒ ÁN

1.1. Cơ cấu của đồ án tổ chức xây dựng và các số liệu cơ sở


1.1.1. Những căn cứ thực hiện đồ án
Căn cứ phân tích ở chương 1, việc thiết kế tổ chức thi công xây dựng công trình cần dựa
trên những căn cứ sau:
- Hợp đồng thi công giữa nhà thầu và chủ đầu tư; những đảm bảo điều kiện thi công của
phía chủ đầu tư.
- Thiết kế tổ chức thi công tổng thể toàn dự án xây dựng - trong đó có hạng mục cần thiết
kế tổ chức thi công chi tiết.
- Các điều kiện đáp ứng thi công của nhà thầu: lực lượng lao động, thiết bị thi công chính,
lực lượng công nhân chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, kế hoạch tiến độ theo niên lịch của
doanh nghiệp xây dựng; kinh nghiệm đã thi công công trình tương tự của nhà thầu.
- Các số liệu về địa chất, thuỷ văn, địa hình, khí tượng.
- Các điều kiện về nguồn nước, nguồn điện, giao thông vận chuyển,...
- Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, cấu kiện; yêu cầu về chủng loại kết cấu, chi tiết
công trình cần đúc sẵn, chế tạo sẵn.
- Các đơn vị phải hợp tác trong xây lắp, đơn vị được chọn làm thầu phụ (nếu có), các nhà
cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thi công,...
- Điều kiện thi công đặc biệt và sử dụng kỹ thuật thi công đặc biệt
- Bản vẽ thi công, dự toán thi công của hạng mục.
- Các quy trình, quy chuẩn và chính sách quản lý xây dựng hiện hành.
- Mặt bằng thi công và những yêu cầu ăn - nghỉ của con người trên hiện trường thi công
(nếu có nhu cầu).
1.1.2. Các kỹ năng, kiến thức cần thiết khi thực hiện đồ án
Như đã phân tích ở mục 1.1.1, để thực hiện tốt đồ án môn học Tổ chức xây dựng,
sinh viên cần có các kiến thức nền tảng của rất nhiều môn học và các kỹ năng sử dụng các
phần mềm máy tính hỗ trợ. Cụ thể, các mảng kiến thức và nội dung từng mảng sinh viên
cần trang bị trước khi thực hiện đồ án Tổ chức xây dựng như sau:
- Kiến thức về kỹ thuật thi công: trong nội dung đồ án, sinh viên sẽ phải lập phương
án tổ chức thi công cho các công tác đào đất, bê tông cốt thép toàn khối, lắp ghép kết cấu
thép, công tác xây trát và một số công tác hoàn thiện khác. Do đó, sinh viên cần nắm chắc
các kiến thức của 2 học phần môn học Kỹ thuật thi công đó là: Công tác đất và công tác bê
tông (học phần 1) và Công tác lắp ghép và xây gạch đá (học phần 2). Trong từng nội dung
này, sinh viên cần hiểu rõ trình tự công nghệ, các yêu cầu về kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật
thi công của từng công việc.
- Kiến thức về tổ chức xây dựng: trong nội dung phương án tổ chức thi công cho từng
công việc và cho toàn bộ công trình của đồ án, sinh viên cần phải đề xuất các phương án
tổ chức cho từng công việc, lập tổng tiến độ thi công, vẽ biểu đồ cung ứng – dự trữ vật liệu,
thiết kế tổng mặt bằng thi công… Tất cả các mảng kiến thức có liên quan để thực hiện các
nội dung nêu trên đều được giảng dạy trong hai học phần của môn học Tổ chức xây dựng.
Cụ thể:
+ Để đưa ra được phương án tổ chức thi công cho từng công việc cần hiểu rõ trình tự
để đưa ra một phương án tổ chức thi công, tính từ việc nghiên cứu hồ sơ thiết kế, điều kiện
thi công đến khi vẽ được tiến độ thi công, xác định giá thành và các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của phương án. Đối với những công việc được tổ chức thi công dây chuyền, sinh viên
cần nắm vững các nguyên tắc để phân chia phân đoạn, phân đợt thi công, các loại dây
chuyền thi công và những lưu ý khi xác định thời gian thi công và vẽ tiến độ xiên, cách
chuyển từ sơ đồ xiên sang sơ đồ ngang để chuyển các công việc này lên tổng tiến độ thi
công…
+ Muốn lập được tổng tiến độ thi công công trình, các mảng kiến thức về phương
pháp lập tiến độ, các hình thức thể hiện tiến độ, các phương pháp triển khai thi công được
áp dụng… mà môn học tổ chức xây dựng đã dạy ở học phần 1 là rất cần thiết;
+ Biểu đồ cung ứng – dự trữ vật liệu là một phần kiến thức được giảng dạy ở học
phần 1 môn học Tổ chức xây dựng. Trong đồ án môn học, sinh viên sẽ phải vận dụng kiến
thức đã được trang bị để vẽ biểu đồ cung ứng – dự trữ vật tư đối với một số loại vật liệu
cần cung cấp cho quá trình thi công hạng mục công trình;
+ Các kiến thức phục vụ việc xác định nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi
công, thiết kế tổng mặt bằng thi công là một trong những nội dung chính của học phần 2
môn học Tổ chức xây dựng. Việc tiếp thu, hiểu biết và vận dụng các kiến thức này là điều
kiện tiên quyết giúp sinh viên hoàn thành tốt đồ án môn học này.
- Kiến thức về định mức, đơn giá: để xác định hao phí lao động, hao phí ca máy lằm
căn cứ xác định thời gian thực hiện các công việc cần sử dụng định mức lao động hoặc
định mức ca máy (hoặc năng suất định mức). Do vậy, trước khi làm đồ án môn học Tổ
chức xây dựng, sinh viên phải được trang bị kiến thức và hiểu biết cần thiết về định mức
trong xây dựng. Bên cạnh đó, một phần quan trọng của đồ án là xác định giá thành thi công
và vẽ biểu đồ phát triển giá thành. Giá thành công trình được xác định dựa theo hướng dẫn
của Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng, Hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, để xác định được giá thành thi
công, ngoài việc phải xác định được hao phí máy, vật liệu, nhân công, cần phải biết áp
dụng đơn giá cho phù hợp. Do đó, cùng với kiến thức về định mức, các kiến thức, hiểu biết
về đơn giá là rất quan trọng đối với sinh viên khi làm đồ án môn học [3].
- Hiểu biết về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý
đầu tư xây dựng có liên quan: việc đưa ra các phương án tổ chức thi công không chỉ cần
đảm bảo tính khả thi, đạt được lợi ích kinh tế cho đơn vị thi công mà còn phải đảm bảo
tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Biện pháp kỹ thuật thi
công, các lưu ý về an toàn, vệ sinh lao động, các yêu cầu khi tổ chức thi công… phải tuân
thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; việc xác định giá thành thi công phải phù
hợp với hướng dẫn của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, Thông tư 09/2019/TT-BXD…[13].
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà sinh viên cần phải tìm hiểu, tham khảo trước và trong khi
thực hiện đồ án bao gồm:
+ Tiêu chuẩn về Tổ chức thi công TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công [27], Tiêu
chuẩn 4252:2012 quy định về trình tự lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi
công [24];
+ Đối với công tác đất: Tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và
nghiệm thu [25];
+ Đối với công tác Bê tông cốt thép: Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu [17], TCVN 5724:1993
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu [19],
Tiêu chuẩn về bảo dưỡng bê tông [21]. Riêng với cốt thép, tùy theo phương pháp nối thép
là nối ren hay nối hàn hồ quang mà áp dụng tiêu chuẩn TCVN 8163:2009 [20] hay TCVN
9392:2012 [22];
+ Đối với công tác lắp ghép: tiêu chuẩn Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm
thu - Yêu cầu kĩ thuật [29];
+ Công tác xây, trát và các công tác hoàn thiện khác: Tiêu chuẩn thi công xây gạch
đá TCVN 4085:2011 [28], tiêu chuẩn về vữa trong xây dựng [16], các tiêu chuẩn về phần
hoàn thiện: TCVN 5674:1992 [18], các tập (3 tập) của TCVN 9377:2012 [26];
+ Các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động: Luật An
toàn, vệ sinh lao động và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn [4, 5, 14], Quy chuẩn quốc
gia về an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD [2]…
Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng như
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Thông tư số 09/2019/TT-BXD [3, 13] ngày 26 tháng 12
năm 2019 sẽ rất quan trọng, giúp sinh viên hiểu rõ cách xác định giá thành thi công xây
dựng công trình.
Tóm lại, điều kiện tiên quyết để sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng được
phép làm đồ án môn học Tổ chức xây dựng là đã được trang bị kiến thức từ các môn học
như Kỹ thuật thi công, Định mức, Định giá. Ngoài ra, sinh viên cần phải biết cách đọc, tra
cứu các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan trong suốt thời gian làm đồ
án.
1.1.3. Nhiệm vụ và nội dung của đồ án tổ chức xây dựng
Với số liệu đầu vào được chia cụ thể theo MSSV, sinh viên sẽ phải lập một bộ hồ sơ thiết
kế tổ chức thi công hoàn chỉnh cho công trình được chỉ định là nhà công nghiệp một tầng, kết
cấu thép tiền chế, tính từ công tác đào đất, thi công móng BTCT, tổ chức lắp ghép phần kết
cấu thép… cho đến việc thiết kế tổng tiến độ thi công, tổng mặt bằng thi công, xác định giá
thành và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Nội dung cụ thể của đồ án bao gồm:
a. Giới thiệu tổng quát về dự án và hạng mục xây dựng, những điều kiện tự nhiên
ảnh hưởng đến thi công hạng mục công trình; giới thiệu tính chất hạng mục công trình,
đặc điểm kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị và các điều kiện thi công có liên quan
Trong nội dung này, sinh viên cần nêu tóm tắt được các đặc điểm quy hoạch, kết cấu,
kiến trúc của công trình kèm theo các hình ảnh minh họa và khái quát các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội tại địa điểm xây dựng có ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công công trình.
b. Lập danh mục công tác và tính toán khối lượng thi công.
Căn cứ vào kết quả phân tích kết cấu thi công lập bảng danh mục công việc và tính khối
lượng công tác xây lắp.
* Lập bảng danh mục công việc.
Bảng danh mục công việc là tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình thi công.
Danh mục công việc phải lập cho từng công việc, từng bộ phận, hạng mục và cho toàn bộ công
trình, thường nên lập theo cơ cấu hình cây với gốc là công trình, nhánh là các giai đoạn thi
công kết cấu khác nhau…
Danh mục công việc phải lập theo các giai đoạn thi công để theo dài tiến độ tại các thời
điểm trung gian trong toàn bộ thời hạn thi công công trình.
 Giai đoạn thi công là một tổ hợp các công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh về mặt
công nghệ. Việc phân giai đoạn thi công phải đảm bảo hoàn thành dứt điểm từng đầu mối công
việc và tạo mặt bằng công tác thực hiện công việc tiếp theo. Số lượng giai đoạn thi công phụ
thuộc vào loại công trình và chức năng cụ thể của nó.
 Với nhà công nghiệp một tầng, thường chia thành 03 giai đoạn là phần ngầm, phần
lắp ghép, phần công tác mái và hoàn thiện. Trong 3 giai đoạn này được chia nhỏ thành các tổ
hợp công nghệ sau :
- Công tác chuẩn bị thi công
- Tổ chức thi công kết cấu phần ngầm
- Tổ chức vận chuyển
- Tổ chức công tác lắp ghép
- Công tác mái và công tác hoàn thiện.
Trên cơ sở việc phân tích hồ sơ thiết kế của công trình và các điều kiện có liên quan
tiến hành lập danh mục các công việc cần thực hiện, thông qua các nội dung:
- Xác định danh mục công việc trong từng giai đoạn
- Ấn định trình tự thực hiện các công việc
Các công việc trong danh mục phải được sắp xếp phù hợp với các mối quan hệ về
công nghệ - kỹ thuật và tổ chức theo thứ tự từ trên xuống dưới [1],[9], [12],.
* Tính toán khối lượng công tác.
Khối lượng thực hiện các công việc được tính toán dựa trên bản vẽ thiết kế hoặc tùy
theo công việc mà có thể sử dụng khối lượng đã tính trong giai đoạn thiết kế, trong tiên
lượng mời thầu. Khi tính khối lượng các công việc phải chú ý thể hiện đơn vị tính phù hợp
với đơn vị của định mức thi công; tính toán khối lượng phải phù hợp với phương pháp thi
công, quy phạm thi công.
c. Lập phương án thi công cho các công tác chính
Các công tác thi công chính là những công tác có khối lượng thi công lớn, có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, giá thành và tiến độ thi công của công trình.
Lập phương án thi công cho công trình là nội dung trọng tâm của thiết kế tổ chức thi
công. Để có thể đề xuất được các phương án tiên tiến, khả thi và có hiệu quả cao cần phải dựa
vào các căn cứ sau đây:
- Căn cứ vào đặc điểm công trình, khối lượng công tác, điều kiện nhân công, xe máy,
điều kiện cung ứng vật tư, kinh nghiệm, sản xuất của nhà thầu.
- Đề xuất các phương án có thể thực hiện và làm rõ tính chất công nghệ và tổ chức của
chúng; làm rõ chất lượng, thời gian và hiệu quả nếu sử dụng phương án.
- Phương án thi công hạng mục phải được xem xét chi tiết đối với từng tổ hợp công tác
(công trình ngầm, kết cấu thân nhà, lắp đặt thiết bị và các công tác hoàn thiện). Phải chú ý đầy
đủ đến điều kiện mặt bằng thi công, sự sắp xếp - bố trí hợp lý phương tiện thi công - tài sản thi
công trên hiện trường; xem xét đến an toàn thi công và bảo vệ môi trường.
Nội dung của phương án tổ chức thi công các công tác chính gồm hai phần chính:
- Phần tổ chức: đưa ra phương án sử dụng xe máy, nhân lực, bố trí số ca làm việc trong
ngày, xác định hao phí lao động hoặc hao phí ca máy và tính toán thời gian thi công. Do để
đảm bảo lựa chọn được phương án thi công tốt hơn, đối với mỗi công tác chính sinh viên cần
đưa ra 2 phương án thi công khác nhau, phân biệt bởi phương án tổ chức mặt bằng, phương
án sử dụng máy thi công…. Các phương án này được phân tích lựa chọn dựa trên chỉ tiêu thời
gian và chi phí thi công.
- Phần kỹ thuật: cần nêu tóm tắt quy trình kỹ thuật thi công, các yêu cầu về chất lượng,
an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
d. Thiết kế kế hoạch tổng tiến độ thi công và các biểu đồ sử dụng tài nguyên
Kế hoạch tiến độ thi công là phần văn bản quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức thi công
công trình, vì ở đó thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất sự vận dụng các cơ sở khoa học và kinh
nghiệm thực tiễn để bố trí tiến trình thực hiện các đầu việc, các quá trình xây lắp trên cơ sở đã
lựa chọn các giải pháp công nghệ, các phương án tổ chức sử dụng nguồn lực, tổ chức mặt bằng
thi công và tôn trọng các quy tắc phòng hộ phù hợp với quy mô và tính chất công trình xây
dựng nhằm đạt được chất lượng cao nhất, thời gian thi công được rút ngắn và chi phí xây lắp
thấp nhất.
Mục đích chính của kế hoạch tổng tiến độ thi công công trình là làm rõ danh mục công
việc, khối lượng công tác, biện pháp thi công, trình tự thi công và tiến độ thi công từng danh
mục công việc, thể hiện sự phối hợp sản xuất hài hoà giữa các đơn vị cùng tham gia thi công
xây lắp công trình.
Kế hoạch tổng tiến độ thi công là phương tiện có tính quyền lực, dùng để tổ chức và chỉ
đạo thi công trên công trường; nó là căn cứ để xác lập các kế hoạch nhân lực, vật tư, xe máy,
... và tổ chức đảm bảo các điều kiện thi công khác trên công trường.
Dựa trên cơ sở tổng tiến độ thi công đã lập, sinh viên cần lập biểu đồ huy động tài nguyên,
bao gồm nhân lực, tài chính và các loại nguyên vật liệu phục vụ thi công…Các biểu đồ tài
nguyên ngoài việc đánh giá mức độ hợp lý của kế hoạch tiến độ còn để xác định chính xác số
lượng, chủng loại, cường độ và thứ tự sử dụng các loại vật tư chủ yếu dùng trong quá trình thi
công. Các số liệu này còn là cơ sở đảm bảo cho công tác cung ứng vật tư kỹ thuật, công tác
chuẩn bị phục vụ sản xuất.
e. Thiết kế tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công được thiết kế dựa trên các căn cứ và ràng buộc như đã phân tích
ở chương 1. Việc thiết kế tổng mặt bằng được thực hiện theo các nội dung sau [1]:
 Xác định giai đoạn lập tổng mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công xây dựng luôn thay đổi theo tiến trình của quá trình thi công trên
công trường. Do đó, về mặt nguyên tắc, tổng mặt bằng thi công phải thiết kế cho từng giai
đoạn cụ thể như giai đoạn phần ngầm, phần thân, hoàn thiện… Tuy nhiên, trong đồ án môn
học này, để đơn giản và giảm tải khối lượng cho sinh viên nên chỉ yêu cầu thiết kế tổng
mặt bằng cho giai đoạn thi công rầm rộ nhất (giai đoạn tiến hành công tác xây tường).
 Tính toán số liệu
Từ các tài liệu có trước trong hồ sơ thiết kế tổ chức xây dựng hay thiết kế tổ chức thi
công như: các bản vẽ công nghệ, biểu kế hoạch tiến độ thi công…tính ra các số liệu phục
vụ cho thiết kế TMB thi công.
- Thời hạn xây dựng và biểu đồ nhân lực.
- Vị trí các loại cần trục, máy móc thiết bị xây dựng trên công trường.
- Số lượng từng loại xe máy vận chuyển trong công trường.
- Diện tích kho bãi vật liệu, cấu kiện.
- Diện tích nhà xưởng phụ trợ.
- Nhu cầu về mạng kỹ thuật tạm: điện, nước, liên lạc…
- Nhu cầu về nhà tạm.
- Nhu cầu về các dịch vụ cung cấp khác.
Các số liệu tính toán được nêu trong thuyết minh và được lập thành các bảng biểu.
 Thiết kế tổng mặt bằng thi công
Ở bước này, trước hết cần phải định vị các công trình sẽ được xây dựng lên khu đất,
tạo ra một điều kiện ban đầu để quy hoạch các công trình tạm sau này, các công trình tạm
nên thiết kế theo trình tự sau (có thể thay đổi tùy trường hợp).
- Trước hết cần xác định vị trí các thiết bị thi công chính như thiết bị vận chuyển vật liệu
lên cao, các máy trộn… là các vị trí đó được thiết kế trong các bảng vẽ công nghệ, không thay
đổi được nên được ưu tiên bố trí trước.
- Thiết kế hệ thống giao thông tạm trên công trường trên nguyên tắc sử dụng tối đa đường
có sẵn, hoặc xây dựng một phần mạng lưới đường quy hoạch để làm đường tạm.
- Bố trí kho bãi vật liệu cấu kiện, trên cơ sở mạng lưới giao thông tạm và vị trí các thiết
bị thi công đó được xác định ở các bước trước để bố trí kho bãi cho phù hợp theo các giai đoạn
thi công, theo nhóm phù hợp…
- Bố trí nhà xưởng phụ trợ (nếu có) trên cơ sở mạng giao thông và kho bãi đó được thiết
kế trước.
- Bố trí các loại nhà tạm.
- Thiết kế hệ thống an toàn và bảo vệ.
- Cuối cùng là thiết kế mạng kỹ thuật tạm: điện, nước, liên lạc…
 Thể hiện bản vẽ, thuyết minh
Bản vẽ thể hiện theo đúng các tiêu chuẩn của bảng vẽ xây dựng, với các ký hiệu được
quy định riêng cho các bản vẽ TMB thi công và các ghi chú cần thiết. Thuyết minh chủ
yếu giải thích cho việc thiết kế các công trình tạm là có cơ sở và hợp lý.
f. Bảo đảm chất lượng công trình, an toàn sản xuất và phòng chống cháy nổ
Bảo đảm chất lượng các quá trình xây lắp và chất lượng cuối cùng của hạng mục công
trình là một trong các nhiệm vụ quan trọng của tổ chức thi công. Trong quản lý chất lượng xây
dựng, cần phải quán triệt quan điểm dự phòng; quản lý toàn diện - về công nghệ, vật liệu, con
người, thiết bị thi công ở tất cả các giai đoạn - chuẩn bị, trong từng công đoạn - từng quá trình
xây lắp, trong công tác bàn giao trung gian và hoàn công; bằng nhiều biện pháp - giám sát nội
bộ, giám sát từ phía ngoài.
Công tác an toàn, phòng hộ, phòng chống hoả hoạn, bảo vệ môi trường cũng là một nội
dung không thể thiếu của thiết kế tổ chức thi công.
g. Tính toán một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Việc đánh giá TKTCTC thông qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhằm xác định hiệu
quả của thiết kế về mặt kinh tế kỹ thuật
1.1.4. Trình tự thực hiện đồ án tổ chức xây dựng
Với nhiệm vụ, nội dung của đồ án như đã trình bày, trình tự thực hiện đồ án bao gồm các
bước sau [1], [12]:
(1) Tìm hiểu nắm vững bản vẽ công trình, hợp đồng thi công (nếu có); Phân tích và đánh
giá những ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) đến việc TCTC xây dựng công trình; Dự kiến
phương pháp thi công (công nghệ, kỹ thuật, tổ chức).
(2) Tính toán khối lượng công tác - có thể phải tách riêng từng loại, từng đoạn thi công.
(3) Đề xuất phương án thi công, phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật và chọn phương án tối ưu.
(4) Thiết kế kế hoạch tiến độ thi công, phân tích, đánh giá, điều chỉnh để có kế hoạch
tiến độ tối ưu.
(5) Căn cứ kế hoạch tiến độ đã lập và các điều kiện thực tế, xác lập các kế hoạch phụ trợ
sau đây:
- Kế hoạch nhu cầu sử dụng cấu kiện, chi tiết công trình cần làm sẵn và xác định biện
pháp gia công hoặc cung ứng.
- Kế hoạch sử dụng máy và các thiết bị thi công.
- Kế hoạch nhu cầu về tổng số lao động và lao động chuyên nghiệp quan trọng.
- Kế hoạch nhu cầu các loại vật liệu chủ yếu.
(6) Tính toán các diện tích phải bố trí hoặc xây dựng tạm cho thi công hạng mục: kho
bãi chứa nguyên vật liệu, cấu kiện; nhà làm việc, và ăn nghỉ (nếu có nhu cầu) của những người
tham gia thi công, sân bãi - lều lán gia công vật liệu, v.v...
(7) Tính toán nhu cầu sử dụng nước, điện, khí nén cho hạng mục và giải pháp thực thi
các công việc này.
(8) Ấn định phương án cung ứng và phương thức vận chuyển nguyên vật liệu
(9) Thiết kế mặt bằng thi công, so sánh, lựa chọn mặt bằng tối ưu.
(10) Ấn định biện pháp đảm bảo chất lượng công trình; biện pháp tiết kiệm và giảm chi
phí; biện pháp an toàn sản xuất và phòng hộ.
1.2. Đề cương chi tiết
Nội dung của đề cương chi tiết:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vai trò và tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế Quốc dân
2. Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của thiết kế thiết kế tổ chức thi công công trình
2.1 Ý nghĩa của việc thiết kế tổ chức thi công
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công
2.2.1. Mục tiêu
(Nhằm tìm kiếm một giải pháp từ tổng thể đến chi tiết trong quá trình làm chuyển biến sản
phẩm xây dựng từ hồ sơ trên giấy (bản vẽ, thuyết minh) trở thành công trình thực hiện đưa
vào sử dụng với thời gian nhanh nhất, chất lượng đảm bảo, chi phí thấp nhất và đảm bảo an
toàn lao động và vệ sinh môi trường)
2.2.2. Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công
(Về công nghệ, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, phục vụ kiểm tra đôn đốc)
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN
THI CÔNG
1.1. Giới thiệu công trình
1.1.1. Giải pháp quy hoạch, kiến trúc
(Mặt bằng vị trí khu đất xây dựng và quy hoạch công trình trên đó, mặt đứng hướng chính,
mặt bằng và mặt cắt của công trình).
1.1.2. Giải pháp kết cấu
(Giới thiệu về kết cấu móng, khung nhà, mái và bao che)
1.2. Điều kiện thi công
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
(Điều kiện địa hình, địa chất – thủy văn, khí hậu…)
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
(Sự phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp vật liệu xây dựng, an ninh – xã hội, …)
1.3. Định hướng tổ chức triển khai thi công công trình
1.3.1. Phân chia giai đoạn thi công, tổ hợp công tác xây lắp và phạm vi tổ chức của đồ
án
1.3.2. Dự kiến công nghệ và phương pháp tổ chức thi công cho từng việc chính
1.2.2. Phương án huy động các loại nguồn lực cho công trường
(xe máy thi công, công nhân, các loại vật liệu…).
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU
Đồ án trình bày 3 công tác xây lắp đại diện cho quá trình thi công công trình: đó là
thi công đào đất hố móng, thi công móng bê tông cốt thép bằng phương pháp đổ tại chỗ và
thi công lắp ghép cấu kiện thép tiền chế với mục đích là thực hành việc áp dụng phương
pháp tổ chức dây chuyền (trên công tác cụ thể là thi công móng BTCT) và tổ chức quá
trình lắp ghép kết cấu tiền chế (trên trường hợp cụ thể, phổ biến hiện nay là nhà khung
thép).
Đối với mỗi công tác, trước hết phải giới thiệu giải pháp công nghệ thi công và
phương án tổ chức thi công (dây chuyền hay không dây chuyền), sau đó tính toán 2 phương
án tổ chức để chọn một phương án, cuối cùng là biện pháp kỹ thuật thực hiện quá trình xây
lắp theo phương án tổ chức đã được chọn.
Các phương án tỏ chức có thể khác nhau về cách phân đoạn mặt bằng thi công, về
thành phần tổ máy, về tổ đội công nhân, về chế độ làm việc (số ca trong ngày…) hoặc kết
hợp một số điều kiện trên.
Nội dung cụ thể của chương này như sau:
2.1. Tổ chức thi công đào đất hố móng
2.1.1. Dự kiến về công nghệ đào đất hố móng
2.1.2. Khối lượng công tác đào
a) Xác định hình dạng hố đào
b) Tính khối lượng đất đào đào
c) Chọn phương pháp và loại máy đào
2.1.3. Tính thời gian thi công (cơ giới và thủ công)
2.1.4. Lập tiến độ thi công đào đất hố móng (sơ đồ ngang)
2.1.5. Biện pháp kỹ thuật đào đất
2.2. Tổ chức thi công móng bê tông cốt thép tại chỗ
2.2.1. Giới thiệu công nghệ
(cho từng quá trình đổ bê tông lót, lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông đá
dăm, tháo ván khuôn) và phương pháp tổ chức thi công (ở đồ án này, công tác thi công
móng BTCT tại chỗ được chỉ định tổ chức theo phương pháp dây chuyền, thép khuôn được
vận chuyển đến mặt bằng thao tác bằng cần trục, bê tông được trộn tại công trường và
vận chuyển đến điểm đỗ bằng cần trục).
2.2.2. Mặt bằng bố trí, số lượng kết cấu và khái quát về khối lượng công tác
2.2.3. Phương án tổ chức
a) Phương án 1
- Phân đoạn mặt bằng (có hình vẽ)
- Khối lượng công việc trên từng phân đoạn (lập bảng)
- Nhu cầu lao động và thời gian thi công từng công việc (lập bảng)
- Tiến độ thi công (sơ đồ xiên)
- Hao phí ca máy phục vụ (hàn và cắt, uốn cốt thép; máy trộn và máy đầm bê tông,
cần trục)
- Giá thành thi công quy ước (không bao gồm chi phí vật liệu)
b) Phương án 2
(nội dung tương tự phương án 1)
c) So sánh phương án (lập bảng so sánh theo 2 chỉ tiêu là giá thành và thời gian của
các phương án).
2.2.4. Biện pháp kỹ thuật
Mô tả việc chuẩn bị và các thao tác kỹ thuật thi công từng quá trình bộ phận, giới thiệu
quá trình kết thúc và hoàn trả mặt bằng và các biện pháp an toàn lao động (có vẽ mặt
bằng, mặt cắt thi công).
2.3. Tổ chức thi công lắp ghép
2.3.1. Giới thiệu công nghệ (dùng cần trục tự hành)
2.3.2. Mặt bằng bố trí và tổng hợp số lượng cấu kiện cần lắp ghép (có hình vẽ mặt
bằng và lập bảng thống kê số lượng cấu kiện)
2.3.3 Lựa chọn cần trục lắp ghép (vẽ hình, tính toán thông số kỹ thuật yêu cầu đối với
cần trục ứng với lắp ghép từng cấu kiện),
2.3.4. Phương án tổ chức
a) Phương án 1
- Dự kiến tổ hợp cần trục lắp ghép
- Tính nhu cầu ca máy, lao động và thời gian bốc xếp, lắp ghép từng loại cấu kiện của
từng cần trục (bằng cách lập bảng)
- Xác định sơ đồ lắp ghép (sơ đồ di chuyển cần trục khi lắp ghép)
- Tiến độ lắp ghép (sơ đồ xiên)
- Hao phí ca máy phục vụ
- Giá thành thi công
b) Phương án 2
Nội dung và trình tự trình bày tương tự phương án 1.
c) So sánh phương án (lập bảng so sánh theo 2 chỉ tiêu là giá thành và thời gian của các
phương án)
2.3.5. Biện pháp kỹ thuật
(Vẽ mặt bằng lắp ghép, trên đó có phân chia rõ các phần quy ước cho lắp cột, lắp dầm
cầu chạy, lắp dàn mái; vẽ các mặt cắt lăp cột, lắp dầm cầu chạy, lắp dàn mái; mô tả các
công việc chuẩn bị, gia cường kết cấu - nếu có, lắp đặt cấu kiện, cố định tạm và cố định
vĩnh viễn cấu kiện).
CHƯƠNG 3: TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG
3.1. Lập Tổng tiến độ thi công công trình
Tổng tiến độ thi công (TTĐTC) được lập cho toàn công trình, gồm có thuyết minh và
sơ đồ tiến độ.
- Thuyết minh phải đề cập đến việc lựa chọn hình thức thể hiện tiến độ (loại sơ đồ),
thống kê cụ thể và sắp xếp thứ tự triển khai các công việc, hướng phát triển mặt trận công
tác của các dây chuyền…
- Thể hiện tiến độ thi công: trong đồ án môn học, tiến độ thi công được ưu tiên thể
hiện dưới dạng sơ đồ ngang. Trường hợp cần thiết có thể lập TTĐTC dưới dạng sơ đồ
mạng lưới.
Tổng tiến độ thi công phải có đủ thông tin yêu cầu theo kiến thức đã học.
3.2 Cung cấp nguồn lực cho quá trình thi công
Tổng hợp nhu cầu về từng loại nguồn lực (nhân lực, máy thi công và vật liệu) dưới
dạng bảng.
Ở phần nhân lực phải dựng BĐNL và đánh giá; ở phần vật liệu thì phải dựng biểu đồ
vận chuyển và dự trữ vật liệu cho 1 đến 2 loại vật liệu chủ yếu trên công trường (loại vật
liệu do GVHD chỉ định).
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN NHU CẦU HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ
THI CÔNG VÀ THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG
4.1. Cơ sở lập tổng mặt bằng thi công (giới thiệu vắn tắt các tài liệu, số liệu cần thiết)
4.2. Tính nhu cầu về các công trình kỹ thuật hạ tầng phục vụ công trường (nêu cách
tính cho từng loại công trình, dịch vụ; tính cụ thể nhà tạm cho công nhân trực tiếp và kho
chứa thứ vật liệu được lập kế hoạch vận chuyển và dự trữ ở phần TTĐTC)
4.3. Lập tổng mặt bằng thi công (vẽ hình)
4.4. Đánh giá tổng mặt bằng thi công (tính các hệ số đánh giá)
CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN THI CÔNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU
KINH TẾ – KỸ THUẬT
5.1. Giới thiệu về các giai đoạn thi công và tính dự toán thi công cho từng giai đoạn
5.1.1. Xác định giai đoạn thi công
5.1.2. Dự toán chi phí cho từng giai đoạn
5.1.3. Lập Biểu đồ phát triển dự toán thi công
5.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phương án thiết kế tổ chức thi công
- Giá thành thi công, thời gian thi công, tổng hao phí lao động
- Cơ cấu giá thành thi công
- Các chỉ tiêu giá thành, hao phí lao động tính cho 1 m2 diện tích xây dựng
- Các chỉ tiêu đánh giá tổng mặt bằng thi công và biểu đồ nhân lực
KẾT LUẬN
Kết luận ngắn gọn, phản ánh được những điều đạt được và những hạn chế của đồ án.
Khuyến khích việc đưa ra các kiến nghị.
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN
2.1. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung chung của đồ án
Trong mục này sẽ hướng dẫn sinh viên thực hiện việc xác định giá thành thi công của
phương án, giá thành thi công quy ước và cách so sánh lựa chọn phương án thi công tốt
hơn. Các nội dung này sẽ được áp dụng khi tổ chức thi công tất cả các công tác của đồ án.
2.1.1. Cách xác định thời gian thi công
Thời gian thực hiện các công việc được xác định dựa trên khối lượng công việc, định
mức nội bộ nhà thầu và phương án biên chế tổ thợ (hoặc số lượng máy) tham gia thi công,
số ca trong ngày. Tùy theo công việc được thực hiện bằng thủ công hay cơ giới mà thời
gian thực hiện sẽ được tính theo công thức (1) hoặc (2):
- Đối với các công việc được thực hiện bằng thủ công là chính, thời gian thực hiện
phụ thuộc vào năng suất lao động và được xác định theo công thức (1) [1, 12]:
Q i × ĐMi HPLĐi
ti = = (ngày) (1)
Ni × Nca Ni × Nca
- Đối với các công việc được thực hiện bằng cơ giới hóa là chính, thời gian thực hiện
phụ thuộc vào năng suất định mức của máy (định mức hao phí máy) [1, 12]:
Qi HPCMi
ti = = (ngày) (2)
NSi × Mi × Nca Mi × Nca
Qi: là khối lượng công việc i cần thực hiện;
ĐMi: là định mức HPLĐ để thực hiện một đơn vị khối lượng công việc i;
Ni, Mi: là số công nhân, số máy tham gia thực hiện công việc i;
Nca: là số ca làm việc trong ngày;
NSi: là năng suất định mức của máy tham gia thực hiện công việc i;
HPLĐi và HPCMi là hao phí lao động và hao phí ca máy thực hiện công việc i.
2.1.2. Cách xác định giá thành thi công
Đối với những công tác chủ yếu như công tác đất, công tác móng BTCT, công tác lắp
ghép, đồ án yêu cầu sinh viên cần đưa ra hai phương án tổ chức khác nhau nhưng vẫn đảm
bảo tính khả thi, sau đó phân tích, lựa chọn phương án tốt hơn. Các phương án tổ chức có
thể khác nhau về cách phân đoạn mặt bằng thi công, về thành phần tổ máy, về tổ đội công
nhân, về chế độ làm việc (số ca trong ngày…) hoặc kết hợp một số điều kiện trên.
Khi phân tích lựa chọn phương án sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu thời gian và chi phí để
so sánh lựa chọn. Giá thành thi công được xác định theo công thức (3):
Z = NC + M + GT (3)
Trong đó
- NC: là chi phí nhân công (NC):
NC = ∑Hi x ĐGi (4)
Với: Hi là HPLĐ của công nhân loại i (ngày công); ĐGi: Đơn giá ngày công của công
nhân loại i của nhà thầu (đồng/ngày công).
- Chi phí máy và thiết bị thi công (M) được xác định theo công thức:
M = Mlv + Mnv (5)
Các thành phần Mlv và Mnv được xác định theo công thức số (6) và số (7):
M lv = SC LV LV
j *§G j M nv = SC NV NV
j *§G j
(6); (7)
Với:
+ Mlv: là chi phí máy làm việc
+ Mnv: là chi phí máy ngừng việc
+ SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j được xác định theo phương án TCTC;
+ ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j được xác định trên các cơ sở điều
kiện nội bộ của nhà thầu thi công (đồng/ca).
+ SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu;
+ ĐGjNV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j của nội bộ nhà thầu (đồng/ca).
- GT là các khoản chi phí gián tiếp, được tính toán theo hướng dẫn của Thông tư 09
và Nghị định 68.
Các thành phần chi phí trong công thức (7) được xác định bằng cách lập dự toán cụ
thể cho từng khoản mục dựa theo phương án tổ chức thi công đã áp dụng. Những nội dung
không thể dự toán cụ thể được thì có thể ước tính bằng tỷ lệ %.
2.1.3. Cách so sánh lựa chọn phương án thi công
Như đã trình bày, việc phân tích lựa chọn phương án thi công sẽ dựa trên cơ sở thời
gian thi công (được xác định trực tiếp từ tiến độ thực hiện của từng phương án) và giá thành
thi công của phương án.
Gọi thời gian thực hiện phương án là T; Giá thành thi công của phương án là Z. Khi
lựa chọn phương án thi công, có thể xảy ra hai tình huống sau:
- Trường hợp 1: Khi các chỉ tiêu thời gian và gía thành thi công đồng hướng với
nhau, tức là: T1 < T2 và Z1 < Z2. Trường hợp này đương nhiên phương án được chọn là
phương án 1 vì có thời gian thi công ngắn hơn và chi phí thấp hơn.
- Trường hợp 2 : Khi các chỉ tiêu thời gian và chi phí nghịch hướng, tức là: T1 < T2
nhưng Z1 > Z2 (hoặc T1 > T2 nhưng Z1< Z2). Trường hợp này, việc so sánh lựa chọn phương
án phải dựa trên chỉ tiêu trung gian là chi phí quy đổi Cqđ. Triết lý của việc này là muốn
đưa chi phí của hai phương án về một mặt bằng thời gian để so sánh, tức là sẽ xét đến hiệu
quả của tiền tệ theo thời gian. Phương án có Cqđ min sẽ được chọn. Trình tự thực hiện như
sau:
+ Bước 1: chọn phương án làm gốc, có thể lựa chọn bất kỳ một trong hai phương án
để làm gốc.
+ Bước 2: xác định chi phí quy đổi của hai phương án:
Phương án được chọn làm gốc sẽ có Cqđ = Z ; chi phí quy đổi của phương án còn lại
được xác định theo công thức số (10):
Cqđ = Z ± Hr (10)
Trong đó : Hr là hiệu quả do rút ngắn thời gian thi công hoặc thiệt hại do kéo dài thời
gian thi công gây ra. Tức là, nếu lựa chọn phương án có thời gian thi công ngắn hơn làm
gốc thì khi xác định chi phí quy đổi của phương án có thời gian thi công dài hơn cần phải
cộng thêm khoản thiệt hại Hr do kéo dài thời gian thi công. Ngược lại, nếu chọn phương
án dài hơn làm gốc thì khi xác định chi phí quy đổi của phương án có thời gian thi công
ngắn hơn sẽ được giảm trừ phần hiệu quả do rút ngắn thời gian thi công Hr. Thành phần
này được xác định theo công thức (11 :
Tn
Hr = K c × Cd × (1 − ) (11)
Td
Với : Kc là hệ số kể tới thành phần chi phí không phụ thuộc vào thời gian trong chi
phí chung.
Cd : là chi phí chung của phương án có thời gian thi công dài hơn ;
Tn, Td là thời gian thi công của phương án ngắn và phương án dài.
+ Bước 3: Lựa chọn phương án thi công
2.2. Hướng dẫn chi tiết một số nội dung chính của đồ án
2.2.1. Công tác đào đất
Đối với công tác đất, sinh viên phải đưa ra 1 phương án tổ chức thi công đảm bảo
tính khả thi. Các nội dung chính cần thực hiện bao gồm:
2.2.1.1. Dự kiến về công nghệ đào đất hố móng
Trong mục này, sinh viên cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Sử dụng phương án đào đất bằng máy kết hợp với thủ công hay đào toàn bộ bằng
thủ công?
- Nếu sử dụng cơ giới kết hợp với thủ công thì sẽ sử dụng máy đào gầu nghịch hay
loại máy móc thiết bị khác (có nêu tên, thông số kỹ thuật cụ thể)?
Để trả lời được các câu hỏi nêu trên cần căn cứ vào khối lượng đất cần đào và độ lớn
của mặt bằng thi công, năng lực của nhà thầu thi công và ý đồ của người tổ chức.
2.2.1.2. Xác định khối lượng đất đào
a. Xác định hình dạng hố đào
Khối lượng đất đào phụ thuộc vào phương pháp đào đất là đào băng hay đào đơn. Cụ
thể, đối với mỗi phương pháp sẽ có hình dáng hố đào khác nhau và công thức xác định
khối lượng đất đào cũng khác nhau. Để quyết định phương pháp đào đất phải căn cứ vào
khoảng cách giữa mép trên của hai hố móng cạnh nhau. Nếu khoảng cách này đủ lớn có
thể tổ chức đào độc lập từng hố móng. Ngược lại khi khoảng cách này nhỏ thì việc trừ lại
phần mép này khi đào đất vừa không có nhiều hiệu quả trong việc tiết kiệm năng suất máy
lại gây ra những khó khăn nhất định khi thao tác nên sẽ đào băng (hoặc đào ao toàn bộ mặt
bằng).
Khoảng cách giữa hai mép móng được thể hiện như Hình 2.1:
Hình 2.1: Mặt cắt hố đào
- H là độ sâu hố đào được xác định dựa vào độ sâu đặt móng theo số liệu đề bài;
- m là hệ số mái dốc phụ thuộc vào cấp đất;
- Lb là khoảng cách giữa hai trục móng, được xác định theo số liệu đề bài;
- z là khoảng cách giữa hai mép hố đào;
- b là khoảng đào mở rộng tính từ mép bê tông lót, được xác định dựa trên ý đồ tổ
chức và hướng dẫn của tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 [25].
Từ Hình 2.1, suy ra khoảng cách (z) giữa hai mép móng có thể được xác định theo
công thức (12):
z = Lb – [a + 2 x (b +100) + 2.m.H] (12)
b. Tính toán khối lượng đất đào
Như đã phân tích, tùy vào khoảng cách giữa các mép hố đào mà sẽ xảy ra một trong
hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Đào độc lập. Hình dáng hố đào được thể hiện như Hình 2.2:
Thể tích đất cần đào trong từng móng được xác định theo công thức (13) [23]:
H
V= [a.b+(a+A)(b+B)+A.B] (13)
6

A
B

b
a
Hình 2.2: Hình dáng hố đào độc lập
- Trường hợp 2: Đào băng. Hình dáng hố đào được thể hiện như Hình 2.3:
Hình 2.3: Hình dạng hố đào bang
Trong trường hợp này, thể tích đất cần đào trong từng băng được xác định theo công
thức số (14):
(𝑏′ + 𝐵′ ) × ℎ
𝑉= × 𝐿𝑡𝑏 (14)
2
Trong đó:
- V là thể tích đất cần đào;
- b’ là bề rộng đáy hố đào; B’ là bệ rộng mặt hố đào;
- h là chiều cao của hố đào;
- Ltb là chiều dài trung bình của móng băng.
Đối với mỗi trương hợp nêu trên, sinh viên cần lập bảng tính toán chi tiết, cụ thể
cho tất cả các móng theo số liệu đề bài.
c. Lựa chọn máy đào
Như đã trình bày, để lựa chọn phương án máy sinh viên cần căn cứ vào khối lượng
đất cần đào, độ lớn của hố đào (để lựa chọn máy có gầu đào phù hợp), độ lớn của mặt trận
công tác và điều kiện của nhà thầu thi công.
Trong phạm vi đồ án, sinh viên có thể tham khảo "Sổ tay chọn máy thi công" của tác
giả Vũ Văn Lộc (Chủ biên) biên soạn năm 2008 để có thể lựa chọn được loại máy cho phù
hợp [31]. Loại máy được chọn cần được thể hiện rõ các thông số kỹ thuật như Bảng 2, làm
căn cứ để xác định năng suất định mức của máy.
Bảng 2: Thông số kỹ thuật của máy đào
STT Nội dung Ký hiệu Thông số
1 Dung tích gầu (m3) Q
2 Bán kính đào (m) R
3 Chiều sâu đào (m) H
4 Chiều cao đổ (m) H
5 Trọng lượng máy (tấn) Q
6 Thời gian một chu kỳ (s) khi góc quay tck
 = 90⁰, đất đổ tại bãi
Để xác định được thời gian đào đất bằng máy cần phải dựa trên năng suât định mức
của máy, xác định theo công thức (15):
Công thức tính năng suất thực tế trong một ca [31]:
3600 𝐾đ
Nđm = .q. .Ktg.Tca (15)
𝑇𝑐𝑘 𝐾𝑡
Trong đó:
Ntt: là năng suất định mức của máy đào (m3/ca máy);
Tck: thời gian của một chu kỳ (s), tính theo công thức: Tck = tck .Kvt .Kquay (16)
Với tck: Thời gian một chu kỳ khi góc quay  = 90⁰ đất đổ tại bãi
Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào, Kvt = 1 khi
đổ tại bãi và Kvt =1,1 khi đổ lên thùng xe;
Kquay : Hệ số phụ thuộc vào góc quay cần với của máy đào được tra
theo Bảng 3.
Kđ: hệ số đầy gàu, phụ thuộc vào loại gầu, cấp và độ ẩm của đất, được tra ở Bảng 4.
Kt: hệ số tơi của đất Kt = 1,1 – 1,4
Ktg: hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,7 – 0,8
Tca: thời gian làm việc của một ca, Tca = 8h.
Bảng 3: Hệ số Kquay theo góc quay (độ) [31]
quay ≤ 90⁰ 110⁰ 135⁰ 150⁰
Kquay 1,0 1,1 1,2 1,3
Bảng 4: Hệ số đầy gầu Kđ theo loại gầu, cấp đất và độ ẩm của đất [31]
Gầu thuận, gầu nghịch
Cấp đất, độ ẩm
Hệ số Kđ
I - Ẩm 1,2 – 1,4
I - Khô
1,1 – 1,2
II - Ẩm
II – Khô
0,95 – 1,05
III - Ẩm
III – Khô 0,75 – 0,9
2.2.1.3. Xác định thời gian thi công
- Thời gian đào đất bằng máy phụ thuộc vào khối lượng đất cần đào bằng máy, năng
suất định mức của máy và số ca máy làm việc trong ngày. Trong phạm vi đồ án, số ca máy
làm việc trong ngày được quy định thống nhất là 1 ca/ngày. Do đó, thời gian đào máy được
xác định theo công thức (17) [1, 12]:
Qm
tm = (17)
nca × NSđm
Trong đó: Qm là khối lượng đất đào bằng máy, Nđm là năng suất định mức của máy,
nca là số ca làm việc trong ngày (tối đa là 3 ca/ ngày).
- Tương tự, thời gian sửa hố móng bằng thủ công được xác định dựa trên khối lượng
đất cần đào bằng thủ công, biên chế tổ thợ (số lượng công nhân trong tổ), số ca làm việc
trong ngày, định mức hao phí lao động cho công tác đào đất (lấy theo định mức nội bộ nhà
thầu). Thời gian sửa hố móng bằng thủ công sẽ được xác định theo công thức (18) [1, 12]:
𝑄𝑡𝑐 × Đ𝑀𝑡𝑐
𝑡𝑡𝑐 = (𝑛𝑔à𝑦) (18)
nca × 𝑁𝑐𝑛
Trong đó: Qtc là khối lượng đất hố móng cần sửa bằng thủ công; ĐMtc là định mức
hao phí lao động để sửa 1m3 đất hố móng, Ncn là số công nhân trong tổ đội. Số công nhân
trong tổ đội sửa hố móng được lựa chọn dựa theo khả năng huy động của nhà thầu, khối
lượng đất cần sửa và sức chứa của mặt trận công tác.
2.2.1.4. Vẽ tiến độ thi công đào đất
Tiến độ thi công đào đất được thể hiện theo hình thức sơ đồ ngang. Thời gian đào đất
bằng máy và thủ công xác định theo công thức (17) và (18) được biểu diễn trên sơ đồ.
Ví dụ, dựa theo kết quả tính toán, xác định được thời gian đào bằng máy là 4 ngày,
thời gian sửa thủ công là 8 ngày và sử dụng 30CN, khi đó tiến độ thi công đào đất có thể
được biểu diễn như hình 2.4:
Thời gian thi công (ngày)
Tên công việc
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đào đất bằng máy
Sửa hố móng bằng 30 CN
thủ công
Hình 2.4: Ví dụ về tiến độ thi công đào đất
Lưu ý khi vẽ tiến độ, việc xác định thời gian bắt đầu của công việc sửa thủ công phải
dựa vào điều kiện mặt bằng thi công có cho phép hay không. Tổ đội sửa thủ công chỉ được
phép bắt đầu khi diện tích mặt bằng phần đã đào bằng máy phải đủ rộng để thao tác đúng
kỹ thuật, đảm bảo năng suất và an toàn trong suốt quá trình thi công.
2.2.1.5. Xác định ô tô phục vụ
Số lượng ô tô phục vụ việc vận chuyển đất từ vị trí đào đến bãi thải phải dựa trên các
yếu tố như khối lượng cần vận chuyển, vị trí của bãi thải, trọng tải và các thông số kỹ thuật
khác của xe ô tô được lựa chọn. Việc xác định được dựa trên mô hình lý thuyết phục vụ
đám đông, với giả định máy đào là máy chủ, ô tô là phương tiện phục vụ. Khi đó, số lượng
ô tô cần dùng được xác định theo công thức sô (19):
𝑇
𝑚 =[ ]+1 (19)
𝑇0
Trong đó:
𝑇
m : Số ô tô cần thiết trong 1 ca; [ ] là phần nguyên của phép chia;
𝑇0

T : Thời gian làm việc 1 chu kỳ của ô tô: T = T0 + Tđv + Tđ + Tq (20)


𝑛.𝑞.𝑘
T0 : Thời gian đổ đầy đất vào ô tô (phút): T0 = x 60
𝑁𝑡𝑡
𝑄𝑡𝑡
n : Số gầu đổ đầy ô tô: n = ; Qtt = Q.k1
ɣ.𝑞.𝑘2

Q : Tải trọng của ô tô; k1: Hệ số tải trọng; ɣ : Dung trọng của đất; q: Dung tích gầu
đào; k2: Hệ số kể đến sự đầy gầu; Ntt : Năng suất của máy đào; k : Hệ số sử dụng thời
gian, có thể lấy k = 0,7 – 0,8.
𝐿 𝐿
Tđv : Thời gian đi và về: Tđv = Tđi + Tvề = x 60 + x 60
𝑉𝑑𝑖 𝑉𝑣𝑒
Vđi : Vận tốc trung bình khi đi; Vvề : Vận tốc trung bình khi về; L là quãng đường tính
từ công trường đến bãi chôn lấp. Trong phạm vi đồ án, sinh viên tự giả định;
Tđ: Thời gian đổ đất, Tq: Thời gian quay đầu xe.
2.2.1.6. Lập biện pháp kỹ thuật thi công đào đất
Biện pháp kỹ thuật thi công đào đất được lập dựa theo phương án tổ chức thi công đã
áp dụng, tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu, tiêu chuẩn
4055:2012 Tổ chức thi công và các văn bản, quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động đã dẫn ở mục 1.1.3.
Trong biện pháp kỹ thuật thi công cần nêu được các nội dung chính sau:
- Những lưu ý khi sử dụng máy trong quá trình đào đất: vị trí đứng, lối đi, khi máy di
chuyển, khi máy đổ đất lên ô tô.
- Những lưu ý về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình đào đất;
- Vẽ sơ đồ di chuyển của máy đào đất và các bản vẽ thể kiện kỹ thuật thi công.
2.2.2. Công tác thi công móng bê tông cốt thép
Công tác này được tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. Sinh viên phải tổ
chức hai phương án để lựa chọn được phương án tốt hơn. Hai phương án sẽ được phân biệt
nhau bởi số phân đoạn thi công.
Do công trình là nhà công nghiệp một tầng sử dụng kết cấu thép tiền chế nên khối
lượng bê tông, cốt thép, ván khuôn tương đối nhỏ. Do đó, khuyến cáo sinh viên không nên
chia mặt bằng thành quá nhiều phân đoạn để đảm bảo việc tổ chức được hợp lý. Số phân
đoạn trong từng phương án tối thiểu là 3 phân đoạn để đảm bảo ý nghĩa của thi công dây
chuyền. Các nội dung cần trình bày trong đồ án bao gồm:
2.2.2.1. Giới thiệu công nghệ
Sinh viên phải nêu được trình tự thi công (danh mục các công việc cần thực hiện) và
trình bày khái quát về công nghệ thi công áp dụng cho từng quá trình đổ bê tông lót, gia
công và lắp dựng cốt thép thép, thi công ván khuôn, thi công bê tông, tháo ván khuôn. Đối
với từng quá trình, phải nêu được ý đồ tổ chức và phương thức thi công.
Ví dụ, đối với quá trình thi công bê tông lót phải trình bày được loại vữa bê tông sử
dụng (cốt liệu, mác bê tông), hình thức trộn (tại chỗ hay thương phẩm), phương án vận
chuyển, đổ và đầm bê tông. Tương tự, các công việc khác cũng phải nêu khái quát các nội
dung để lột tả được công nghệ thi công áp dụng cho từng công việc.
2.2.2.2. Mặt bằng móng, số lượng kết cấu và khái quát về khối lượng công tác
Trong nội dung này, sinh viên phải giới thiệu mặt bằng kết cấu móng theo đúng số
liệu đề bài (có hình vẽ) và trình bày công thức, phương pháp, kết quả bóc tách khối lượng
thi công cho từng công việc: bê tông lót, cốt thép móng, bê tông móng, ván khuôn móng.
Trình tự thực hiện như sau:
a. Giới thiệu mặt bằng kết cấu móng
Sinh viên giới thiệu về mặt bằng móng (phải thể hiện hình vẽ trong thuyết minh) và
thống kê số lượng móng, giằng móng mỗi loại và thể hiện như Bảng số 5:
Bảng 5: Bảng tổng hợp số lượng cấu kiện móng
STT Tên cấu kiện Số lượng
I Móng
1 Móng M1
2 Móng M2
... ....
b. Xác định khối lượng bê tông lót móng
Khối lượng bê tông lót móng (m3) cần đổ và loại bê tông, mác bê tông được xác định
căn cứ theo hồ sơ thiết kế. Thể tích bê tông lót được xác định theo công thức (21) và kết
quả tính toán khối lượng bê tông lót phải được thể hiện như Bảng số 6:
V0 = X*Y*h (21)
Với: - h là chiều dày lớp bê tông lót móng;
- X là chiều rộng của phần bê tông lót móng (giằng móng);
- Y là chiều dài của phần bê tông lót móng (giằng móng);
Các kích thước trên được xác định theo bản vẽ thiết kế.
Bảng 6: Bảng tính thể tích bê tông lót móng
Kích thước
Thể tích tính cho Số lượng Tổng khối
STT Tên cấu kiện X Y H
1 cấu kiện (m3) cấu kiện lượng (m3)
(m) (m) (m)
I Móng
1 Móng M1
... ....
II Giằng móng
1 Giằng GM1
... ...
Tổng cộng ....m3
c. Xác định khối lượng cốt thép móng
Trong phạm vi đồ án, sinh viên phải tự thống kê cốt thép từ bản vẽ thiết kế để xác
định được khối lượng cốt thép. Kết quả thống kê, tính toán trình bày theo Bảng 7:
Bảng 7: Bảng xác định khối lượng cốt thép móng, giằng móng
Chiều Tổng Trọng Tổng
Tên Đường Số Tổng
Số Hình dạng-Kích Số dài một chiều lượng trọng
cấu kính thanh số
hiệu thước CK thanh dài đơn vị lượng
kiện (mm) /1CK thanh
(mm) (m) (kg/m) (kg)

1 12 16
Số lượng: 15

2 12 12
MÓNG M1

3 16 10

4 8 7

5 8 12
…. …. …. …. …. ….
TỔNG CỘNG
- Trọng lượng thép có đường kính Φ≤10mm = …... tấn
- Trọng lượng thép có đường kính Φ≤18mm = ……tấn
- Trọng lượng thép có đường kính Φ>18mm = ……tấn

d. Xác định khối lượng ván khuôn móng


Khối lượng ván khuôn móng được xác định dựa trên bản vẽ thiết kế. Đối với phần
móng đơn, sinh viên chỉ cần tính diện tích ván khuôn của phần đế móng và cổ móng, phần
vát không cần tính. Việc tạo vát ở cổ móng sẽ do công nhân thực hiện bằng thủ công. Kết
quả tính toán phải được thể hiện theo Bảng 8:
Bảng 8: Bảng tổng hợp diện tích ván khuôn móng
Diện tích ván khuôn Số lượng Tổng diện
STT Tên cấu kiện
1 cấu kiện (100m2) cấu kiện tích (100m2)
I Móng
1 Móng M1
Diện tích ván khuôn Số lượng Tổng diện
STT Tên cấu kiện
1 cấu kiện (100m2) cấu kiện tích (100m2)
... ....
II Giằng móng
1 Giằng GM1
... ...
TỔNG CỘNG .....
Ghi chú: Sinh viên có thể bổ sung thêm cột để thể hiện các đại lượng, thông số tính
toán.
e. Xác định khối lượng bê tông móng
Thể tích bê tông được tính toán dựa theo bản vẽ thiết kế. Sinh viên có thể chia kết cấu
móng thành các bộ phận có kích thước hình học rõ ràng để tính thể tích. Kết quả tính toán
thể hiện theo bảng tổng hợp 9:
Bảng 9: Bảng tổng hợp thể tích bê tông móng
Thể tích bê tông 1 Số lượng Tổng thể tích
STT Tên cấu kiện
cấu kiện (m3) cấu kiện (m3)
I Móng
1 Móng M1
... ....
II Giằng móng
1 Giằng GM1
... ...
TỔNG CỘNG .....
Ghi chú: Sinh viên có thể bổ sung thêm cột để thể hiện các đại lượng, thông số tính
toán.
2.2.2.3. Đề xuất phương án tổ chức
Như đã trình bày, nội dung này sinh viên phải tổ chức hai phương án để lựa chọn
được phương án tốt hơn. Hai phương án được phân biệt với nhau bởi số phân đoạn thi
công. Để mở đầu nội dung này, sinh viên phải có câu dẫn “Để lựa chọn được phương án
tốt hơn, nhà thầu tổ chức hai phương án:
- Phương án 1: chia mặt bằng thi công thành m1 phân đoạn
- Phương án 2: chia mặt bằng thi công thành m2 phân đoạn”
Nội dung của từng phương án được trình bày theo đúng trình tự sau:
a. Phương án 1:
 Phân đoạn thi công (có hình vẽ)
Lưu ý, số phân đoạn tối thiểu là 3 phân đoạn. Mỗi phân đoạn chỉ nên bao gồm móng
của tối đa hai trục ngang cạnh nhau để thuận lợi cho việc thi công, số thứ tự của phân đoạn
phải tang dần theo hướng thi công.
 Xác định khối lượng trên từng phân đoạn và thời gian thực hiện các công việc
Khối lượng các công việc trên từng phân đoạn được xác định dựa trên số lượng và
khối lượng các công việc tính cho từng cấu kiện từng loại thuộc phân đoạn đó.
Thời gian thực hiện các công việc được xác định dựa trên khối lượng công việc cần
thực hiện, định mức lao động/ định mức ca máy nội bộ nhà thầu, phương án biên chế lực
lượng thi công và chế độ làm việc trong ngày (số ca làm việc trong ngày). Tùy theo công
việc được thực hiện bằng thủ công hay cơ giới mà sử dụng công thức (1) hoặc (2). Để tiện
theo dõi, các công việc được thực hiện bằng thủ công là chính sẽ trình bày theo Bảng 10,
các công việc được thực hiện bằng cơ giới hóa là chính sẽ thể hiện theo bảng 11:
Bảng 10: Bảng tính thời gian thi công của các công việc thực hiện bằng thủ công
Tổ đội Thời Thời HPLĐ
Khối Định mức
Phân HPLĐ công gian tính gian kế kế
lượng lao động
đoạn (công) nhân toán hoạch hoạch
(đơn vị) (công/đơn vị)
(người) (ngày) (ngày) (công)
1
...
m1
Bảng 11: Bảng tính thời gian thi công của các công việc thực hiện bằng cơ giới
Năng suất
Khối Thời gian Thời gian HPCM
Phân định mức HPCM
lượng tính toán kế hoạch kế hoạch
đoạn của máy (ca)
(m3) (ngày) (ngày) (ca)
(m3/ca)
1
...
Khi tính toán thời gian thực hiện các công việc cần chú ý những vấn đề sau:
- Công tác bê tông lót móng:
Thời gian thi công đổ bê tông lót móng thực hiện bằng thủ công nên sẽ trình bày theo
Bảng số 11. Định mức hao phí lao động được dựa trên định mức nội bộ của nhà thầu.
- Công tác cốt thép móng:
Công tác cốt thép được chia thành hai phần: gia công và lắp dựng cốt thép. Phần lắp
dựng được tính toán và trình bày theo Bảng 10. Công việc gia công cốt thép móng được
thực hiện tại bãi tạm và sẽ gia công toàn bộ cốt thép móng, không tính cụ thể cho từng
phân đoạn. Thời gian thực hiện được xác định và trình bày theo bảng 12.
Định mức hao phí thời gian được lấy theo định mức nội bộ nhà thầu.
Bảng 12: Bảng tính thời gian gia công cốt thép
Tổ đội Thời Thời HPLĐ
Đường Khối Định mức
HPLĐ công gian tính gian kế kế
kính lượng lao động
(công) nhân toán hoạch hoạch
(mm) (tấn) (công/tấn)
(người) (ngày) (ngày) (công)
≤ 10
≤ 18
> 18
- Công tác lắp đặt ván khuôn móng:
Định mức được lấy theo nội bộ nhà thầu. Công tác này được thực hiện bằng thủ công
là chính nên thời gian thực hiện được xác định theo công thức (1) và trình bày theo bảng
tính (11).
- Công tác đổ bê tông
+ Trường hợp 1: Sử dụng bê tông trộn tại chỗ, đổ bằng thủ công
Thời gian thi công đổ bê tông móng được xác định theo công thức (1) và trình bày
theo bảng tính như Bảng 11. Định mức sử dụng được xác định căn cứ theo định mức nội
bộ nhà thầu;
+ Trường hợp 2: Sử dụng bê tông thương phẩm, đổ bằng máy bơm
Trường hợp này, công việc được thực hiện bằng cơ giới hóa là chính. Do đó, sinh
viên cần lựa chọn máy bơm bê tông trường khi xác định thời gian thi công. Năng suất của
máy bơm được xác định theo công thức (22):
Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg (22)
Trong đó:
Nkt: Năng suất kỹ thuật giờ của xe bơm bê tông
Tca: Thời gian một ca máy: Tca = 8h.
Ktt: Hệ số kể đến tổn thất do việc hút bê tông không đầy, có thể lấy bằng 0,8; Ktg:
Hệ số sử dụng thời gian, có thể lấy Ktg = 0,7 – 0,8
Công việc này được thực hiện bằng cơ giới hóa, tổ đội công nhân chỉ phục vụ máy
nên thời gian thi công sẽ được tính toán theo công thức (2) và trình bày theo Bảng số 12.
Lưu ý, trong trường hợp này cần phải thuyết minh rõ phương án bố trí tổ thợ phục vụ
công tác đổ bê tông. Ví dụ, bố trí tổ thợ phục vụ gồm A công nhân bậc 3/7 phục vụ các
công việc: giữ vòi bơm, đầm, san gạt, làm mặt, di chuyển cầu công tác…Số lượng công
nhân phụ thuộc vào khối lượng bê tông cần đổ trong ca và độ lớn của mặt bằng, khả năng
huy động của nhà thầu thi công.
 Vẽ tiến độ thi công
Tiến độ thi công móng được vẽ theo dạng sơ đồ xiên, trước khi vẽ tiến độ thi công,
sinh viên cần căn cứ theo kết quả tính toán thời gian thi công của các công việc để lập bảng
tổng hợp nhịp dây chuyền như sau:
Bảng 13: Bảng tổng hợp nhịp dây chuyền thi công BTCT móng
Phân đoạn (m)
Tên công việc 1 2 … m
Thời gian thi công (ngày)
1. Đổ bê tông lót móng … … … …
Gián đoạn công nghệ Tcn = 2 ngày
2. Lắp dựng cốt thép móng … … … …
3. Lắp dựng ván khuôn móng … … … …
4. Đổ bê tông móng … … … …
Gián đoạn công nghệ Tcn = 2 ngày
5. Tháo dỡ ván khuôn móng … … … …
Căn cứ theo nhịp của dây chuyền, sinh viên cần thuyết minh rõ dạng dây chuyền,
trình bày công thức tính toán thời gian thi công, lập bảng tính bước dây chuyền (nếu dây
chuyền là biến nhịp).
Tiến độ thi công móng BTCT được thể hiện dưới dạng sơ đồ xiên. Lưu ý, với dạng
sơ đồ này, các công việc phải được mã hóa bằng số và cần có phần giải thích tên công việc.
 Xác định máy phục vụ
Căn cứ vào khối lượng công tác thực hiện lớn nhất trong một ca và định mức hao phí
ca máy tính cho một đơn vị khối lượng công việc theo định mức nội bộ nhà thầu để xác
định được số lượng máy mỗi loại cần sử dụng. Đối với máy đầm bê tông, nên tính toán
năng suất định mức cụ thể để làm căn cứ chọn máy nhằm đảm bảo độ chính xác. Các máy
phục vụ phần BTCT móng gồm có:
- Công tác bê tông lót: máy trộn bê tông lót, máy đầm bê tông lót (đầm bàn);
- Công tác cốt thép: máy cắt, uốn, hàn nối cốt thép, máy vận chuyển cốt thép từ vị trí
gia công đến vị trí lắp dựng (nếu sử dụng cần trục để vận chuyển).
- Công tác bê tông: máy trộn bê tông (trường hợp trộn tại chỗ), máy đầm bê tông
(đầm dùi).công việc (lập bảng)
 Xác định giá thành thi công của phương án
Giá thành thi công của phương án được xác định theo công thức (1). Các thành phần
chi phí VL, NC, M được tính toán dựa trên hao phí và đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy
mỗi loại (dựa theo điều kiện cụ thể của nhà thầu) và trình bày theo bảng số (14), (15), (16).
Các khoản chi phí gián tiếp được tính theo tỷ lệ % theo hướng dẫn của Thông tư 09 và
Nghị định 68. Giá thành thi công của từng phương án được trình bày theo dạng Bảng (17):
Bảng 14: Bảng tính chi phí vật liệu của từng phương án
Khối Thành tiền
STT Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá
lượng (đồng)
1 Đá 4x6 m3
… …
Tổng ……
Bảng 15: Bảng tính chi phí nhân công
Thời
Bậc gian Thành
Tổ đội HPLĐ Đơn giá
STT Công tác công thi tiền
(người) (công) (đồng/công)
nhân công (đồng)
(ngày)
1 Bê tông lót móng 3/7
… … …
Tổng ……
Bảng 16: Bảng tính chi phí sử dụng máy
Thời gian Tổng
Đơn giá Thành
Số làm việc hao phí
STT Loại máy ca máy tiền
máy của 1 ca máy
(đồng/ca) (đồng)
máy (ca) (ca)
1
….
Tổng ……
Bảng 17: Bảng tổng hợp giá thành thi công của phương án
Thành tiền
STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính
(đồng)
I Chi phí Trực tiếp TT

1 Chi phí vật liệu VL ∑VLi x ĐGVLi


2 Chi phí nhân công NC ∑Hi x ĐGi
3 Chi phí máy và thiết bị thi công M ∑MLVi + ∑MNVi
II Chi phí Gián tiếp GT
Chi phí chung C
Chi phí nhà tạm để ở và điều
LT
hành thi công
Chi phí một số công việc không
xác định được khối lượng từ GTKKL
thiết kế
Chi phí gián tiếp khác GTk
TỔNG CỘNG Z TT+GT
Ghi chú: Trường hợp nếu hai phương án thi công có công nghệ thi công giống nhau,
thời gian thi công ngắn thì để đơn giản cho sinh viên, có thể không xét đến chi phí vật liệu
khi tính toán giá thành thi công dùng để so sánh lựa chọn phương án.
b. Phương án 2: Trình bày như phương án 1
c. So sánh phương án
Căn cứ vào thời gian thi công và giá thành thi công của hai phương án, lập bảng so
sánh lựa chọn phương án như Bảng (18):
Bảng 18: Bảng so sánh lựa chọn phương án thi công
STT Tên chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2
1 Thời gian thi công
2 Giá thành thi công so sánh (đồng)
Phương án chọn
Ghi chú: trường hợp hai chỉ tiêu đồng hướng thì đánh dấu (X) vào cột phương án
được lựa chọn. Trường hợp phải tính chi phí quy đổi thì sẽ căn cứ vào kết quả tính toán để
kết luận phương án được lựa chọn.
3.2.3.4. Biện pháp kỹ thuật thi công
Biện pháp kỹ thuật thi công cho công tác này được lập dựa trên phương án tổ chức
thi công áp dụng, tiêu chuẩn TCVN 4055:2012 về Tổ chức thi công, TCVN 4453:1995 Kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu và các văn
bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động trong thi
công…
Trong nội dung này, sinh viên cần mô tả việc chuẩn bị và các thao tác kỹ thuật thi
công từng quá trình bộ phận, giới thiệu quá trình kết thúc và hoàn trả mặt bằng và các biện
pháp an toàn, vệ sinh lao động (có vẽ mặt bằng, mặt cắt thi công).
2.2.3. Tổ chức thi công lắp ghép
2.2.3.1. Giới thiệu về công nghệ thi công lắp ghép và thống kê số lượng cấu kiện
Trong nội dung này cần nêu được công nghệ sử dụng để vận chuyển, bốc xếp và lắp
ghép các bộ phận kết cấu khung nhà thép như phương án sử dụng máy, cách sắp xếp, bố
trí tổ hợp máy thi công… Các cấu kiện cần cẩu lắp cần được thống kê và trình bày như
Bảng 19:
Bảng 19: Bảng thống kê cấu kiện cần lắp đặt
Trọng lượng Tổng trọng
STT Tên cấu kiện Số lượng
(tấn) lượng (tấn)
1
….
2.2.3.2. Lựa chọn phương án kỹ thuật bốc xếp cấu kiện và lắp ghép kết cấu
a. Ấn định trình tự lắp ghép
Thứ tự lắp ghép kết cấu được thực hiện theo trình tự sau: (1) Lắp cột, giằng cột →
(2) Lắp dầm cầu chạy → (3) Lắp vì kèo và cửa trời → (4) Lắp xà gồ mái, giằng mái → (5)
Lợp tôn mái.
b. Lựa chọn phương pháp lắp ghép
Trong nội dung này, sinh viên cần chỉ rõ phương pháp lắp ghép áp dụng cho từng loại
cấu kiện (nâng bổng, kéo lê…). Bên cạnh đó, cần chỉ rõ phương pháp tổ chức lắp tuần tự,
hỗn hợp được áp dụng cho cấu kiện nào; có sử dụng lắp ghép thủ công cho các cấu kiện
có trọng lượng nhỏ hay không; trường hợp nào thì máy có thể đi giữa để lắp đồng thời hai
phía, trường hợp nào bắt buộc máy phải đi biên.
Đối với loại nhà công nghiệp sử dụng kết cấu thép tiền chế, mái lợp tôn, phương pháp
lắp ghép thông thường được sử dụng như sau:
+ Lắp tuần tự đối với các cấu kiện: Cột, dầm cầu trục
+ Lắp hỗn hợp với các cấu kiện: vì kèo, cửa trời
+ Lắp thủ công với các cấu kiện: xà gồ mái, xà gồ tường, giằng mái, lợp tôn mái, tôn
tường. Riêng phần này có thể sử dụng máy cán tôn ngay tại chân công trình để cán các tấm
tôn múi với độ dài bằng đúng kích thước cần lợp. Tuy nhiên để đơn giản, sinh viên có thể
lựa chọn sử dụng tôn tấm như trên thị trường.
Để quyết định phương pháp di chuyển của máy là đi biên hay đi giữa để lắp các cấu
kiện cần dựa trên bán kính cẩu lắp của máy, tải trọng nâng của máy, trọng lượng cấu kiện
và khẩu độ của gian nhà. Trong đồ án này, đối với những khẩu độ ≤ 18m máy sẽ đi giữa
để lắp cấu kiện, trường hợp ngược lại bắt buộc máy phải đi biên để đảm bảo an toàn lao
động.
c. Lựa chọn máy bốc xếp và lắp ghép cấu kiện
Do trọng lượng của cấu kiện không quá lớn nên sinh viên chỉ cần lựa chọn cần trục
tự hành bánh lốp để phục vụ cho việc bốc xếp và cẩu lắp cấu kiện. Việc lựa chọn máy sẽ
dựa trên phương án sử dụng máy dự kiến sử dụng (tức là sẽ đi biên hay đi giữa để cẩu lắp)
và các thông số [Qyc], [Ryc] và [Hyc]. Các thông số này sẽ khác nhau đối với mỗi loại cấu
kiện như cột, dầm cầu chạy, dàn vì kèo và cửa trời. Cần trục được lựa chọn sẽ phải thỏa
mãn điều kiện có thể lắp được tất cả các loại cấu kiện.
 Lựa chọn máy lắp cột: sơ đồ tính được thể hiện như Hình 2.5:
Hình 2.5 : Sơ đồ tính lựa chọn cần trục lắp cột
Trong hình vẽ trên, các thông số bao gồm: h1 là khoảng cách an toàn, h1 =0.5 - 1m;
h2 là chiều cao cấu kiện cần lắp (cột); h3 là chiều cao dây treo buộc, h3 = 1 – 1.5m; h4 là
chiều cao hệ puli; hc là chiều cao từ trục puli tay cần đến cốt máy đứng; r là khoảng cách
từ trục quay máy đến trục puli tay cần, r = 1.5m.
- Tính các thông số kỹ thuật:
+ Chiều cao nâng móc vật được xác định theo công thức (24) [31]:
Hm = Hc + h1 + h2 + h3 (24)
Hc: là chiều cao của công trình. Trong trường hợp này, Hc = 0.
h1: Khoảng cách an toàn, h1 = 0.5 m.
h2: Chiều cao cấu kiện cần lắp. Căn cứ vào số liệu đề bài để lấy được chiều
cao lớn nhất của cột;
h3: Chiều cao dây treo buộc, h3 = 1.5 m.
+ Sức nâng [Qyc] được xác định theo công thức (25) [31]:
Qyc = qck + qtb (25)
qck: Trọng lượng cấu kiện cần cẩu lắp. Sinh viên căn cứ vào số liệu để xác định trọng
lượng lớn nhất của cột;
qtb: Trọng lượng thiết bị treo buộc và nâng cẩu, thường lấy qtb = 0.2 tấn.
+ Chiều dài tay cần Lyc và tầm với yêu cầu Ryc theo công thức (26) và (27) [31]
Hm  h 4  h c
L yc  (26) Ryc = Lyc x cosmax (27)
sin  max
Hm : Chiều cao nâng móc vật đã xác định ở công thức (24);
h4: Chiều cao hệ puli, h4 = 1.5 m.
hc: Chiều cao từ trục puli tay cần đến cốt máy đứng, hc = 1.5 m.
 max : Góc nghiêng lớn nhất của trục tay cần so với phương ngang, cột là cấu kiện
lắp ghép không có vật cản phía trước nên ta chọn max = 750 .
 Lựa chọn máy lắp cột: sơ đồ tính được thể hiện như Hình 2.5:

Hình 2.5: Sơ đồ tính lựa chọn cần trục lắp dầm cầu chạy
Tính toán các thông số kỹ thuật:
+ Chiều cao nâng móc vật Hm được xác định theo công thức (28) [31]:
H m = h0 + h1 + h2 + h3 (28)
h0: Chiều cao điểm đặt dầm cầu chạy, h0 được xác định dựa theo số liệu đề bài;
h1: Khoảng cách an toàn, h1 = 0.5 m;
h2: Chiều cao dầm cầu chạy, h2 xác định theo số liệu đề bài;
h3: Chiều cao dây treo buộc, h3 =1 m.
+ Sức nâng Qyc được xác định theo công thức (25)
+Chiều dài tay cần Lyc và tầm với yêu cầu Ryc tính theo công thức (26) và (27)
Lưu ý: khi xác định các thông số kỹ thuật của cần trục lắp dầm cầu chạy phải dựa trên
các số liệu của dầm cầu chạy (trọng lượng, độ cao lắp…) để thay vào các công thức cho
phù hợp.
 Lựa chọn máy lắp cột: sơ đồ tính được thể hiện như Hình 2.6:
Hình 2.6: Sơ đồ tính lựa chọn cần trục lắp dàn vì kèo, cửa trời
Tương tự, các thông số kỹ thuật được xác định tương tự như đối với cần trục phục vụ
cột và dầm cầu chạy với lưu ý số liệu thay vào các công thức tính toán phải căn cứ vào đề
bài để xác định cho phù hợp.
Sau khi xác định được tất cả các thông số kỹ thuật yêu cầu trong ba trường hợp, sinh
viên cần phải lập bảng thống kê để làm cơ sở xác định được các giá trị sẽ sử dụng để lựa
chọn cần trục. Bảng thống kê được thể hiện như bảng số 20 :
Bảng 20: Bảng tổng hợp các thông số yêu cầu của cần trục
Các thông số yêu cầu
STT Tên cấu kiện
Qyc ( Tấn ) Hyc ( m ) Ryc ( m ) Lyc(m)
1 Cột … … … …
2 Dầm cầu chạy … … … …
… … … … … …
Các giá trị lớn nhất của từng thông số sẽ được sử dụng để làm căn cứ chọn cần trục
phục vụ quá trình lắp ghép.
Khi lựa chọn xong cần trục, cần thể hiện các thông số của cần trục vào Bảng 21:
Bảng 21: Bảng tổng hợp các thông số của cần trục được chọn
Thông số yêu cầu Tên Thông số cần trục
cần
STT Tên cấu kiện
Qyc Hyc Ryc Lyc trục Qct Hct Rmax Rmin Lct
chọn
1 Cột … … … …
2 Dầm cầu chạy … … … …
… … … … … …
2.2.2.2. Đề xuất phương án tổ chức thi công
Đối với phần lắp ghép, sinh viên sẽ phải tổ chức hai phương án để xem xét, lựa chọn
phương án tốt hơn. Hai phương án được phân biệt với nhau bởi phương án sử dụng máy.
Các công việc bốc xếp, lắp đặt cột, dầm cầu chạy, dàn vì kèo được thực hiện bằng cơ
giới nên thời gian thực hiện sẽ được xác định theo công thức (2). Tổ đội công nhân được
bố trí để phục vụ máy nên phải căn cứ thành phần công việc để bố trí. Định mức sử dụng
máy cho công tác lắp ghép cấu kiện phải xác định dựa trên định mức nội bộ nhà thầu. Tuy
nhiên, do điều kiện thiếu số liệu, thông thường giảng vien sẽ cho phép sinh viên chiết giảm
% so với giá trị trong Định ức 1776 làm số liệu tham khảo phục vụ tính toán. Hiện tại, định
mức cho công tác lắp ghép trong bộ Đinh mức 1776 tính bằng đơn vị ca máy/ tấn, và lớn
hơn rất nhiều so với điều kiện thực tiễn. Do đó, tác giả đã thông qua số liệu thực tế từ các
công ty thi công kết cấu thép hàng đầu Việt Nam như Vinata, Jamil và tổng hợp lại số liệu
về định mức như bảng số 22:
Bảng 22: Định mức sử dụng máy cho công tác lắp ghép
Định mức hao phí máy
STT Tên cấu kiện
(giờ máy/ cấu kiện)
1 Cột 0,5
2 Dầm cầu chạy 0,4
3 Vì kèo thép có cửa trời, khẩu độ ≤ 18m 3,1
4 Vì kèo thép có cửa trời, khẩu độ > 18m 3,6
5 Vì kèo thép không có cửa trời, khẩu độ ≤ 18m 2,5
6 Vì kèo thép không có cửa trời, khẩu độ > 18m 3
Ghi chú: thời gian lắp dựng vì kèo nêu trên bao gồm cả phần khuếch đại, lắp giằng mái;
thời gian lắp cột đã bao gồm cả phần lắp đặt giằng cột.
a. Phương án 1
Một phương án tổ chức thi công lắp ghép, cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
 Thuyết minh phương án sử dụng máy lắp ghép:
Sinh viên cần nêu rõ ý đồ tổ chức phương án sử dụng máy lắp ghép
 Xác định thời gian thực hiện các công việc bốc xếp, cẩu lắp cấu kiện
+ Đối với các công việc được thực hiện bằng máy:
Căn cứ vào định mức nội bộ nhà thầu và số lượng cấu kiện từng loại, lập bảng tính
thời gian bốc xếp và cẩu lắp cấu kiện như Bảng 23:
Bảng 23: Bảng tính thời gian bốc xếp (lắp ghép) cấu kiện
ĐMHP Thời gian Thời gian
Số lượng Nhu cầu ca
Phân trục máy (giờ tính toán kế hoạch
CK máy (ca)
máy/ ck) (ngày) (ngày)
CỘT
Trục A
Trục B

DẦM CẦU CHẠY
Trục A
Trục B

DÀN VÌ KÈO, CỬA TRỜI
Nhịp AB

……
+ Đối với các công việc được thực hiện bằng thủ công là chính
Các công việc như lắp dựng xà gồ mái, lợp máy tôn, lắp dựng xà gồ tường và lắp tấm
tôn tường do mức độ cơ giới hóa thấp nên sẽ thực hiện bằng thủ công là chính. Thời gian
thực hiện sẽ được tính toán dựa trên năng suất lao động của công nhân, cần trục chỉ hỗ trợ
vận chuyển từ vị trí tập kết lên vị trí lắp đặt. Việc xác định hao phí cần trục phục vụ dựa
theo ý đồ tổ chức và thời gian lắp đặt các cấu kiện.
 Xác định sơ đồ lắp ghép
Phần này sinh viên cần thực hiện các nội dung sau:
- Xác định vị trí máy đứng và đường đi của cần trục
Việc lựa chọn vị trí máy đứng nhằm xác định rõ mỗi vị trí máy có lắp được tối đa bao
nhiêu cấu kiện. Để xác định được vị trí này cần dựa theo các thông số kỹ thuật của máy
ứng với mỗi loại cấu kiện, bao gồm [10]:
+ Rmin = Ryc thể hiện khoảng cách cần trục không thể đứng gần hơn để lắp;
+ Rmax thể hiện khoảng cách cần trục không thể đứng xa hơn để lắp cấu kiện, được
xác định bằng cách tra biểu đồ tính năng của cần trục với giá trị Q = Qck.
Để xác định vị trí của cần trục, từ vị trí lắp ghép của cấu kiện, vẽ các đường tròn có
bán kính Rmin và Rmax, hình vành xuyến giữa hai đường tròn là phạm vi cần trục có thể
đứng để cẩu lắp cấu kiện được;
Khi vẽ các đường tròn nêu trên từ vị trí lắp ghép của các cấu kiện cạnh nhau (ví dụ
của cột ở trục 1 và trục 2, trục 3…) có thể xảy ra các tình huống sau:
+ Nếu hình vành xuyến được xác định tại các vị trí cần lắp ghép cạnh nhau không cắt
nhau (xem Hình a) thì tại mỗi vị trí máy đứng chỉ có thể lắp được một cấu kiện;
+ Nếu có hai hình vành xuyến cắt nhau (xem Hình b, Hình c) thì cần trục đứng trong
khu vực giao nhau sẽ lắp được hai cấu kiện;
+ Nếu có bốn hình vành xuyến cắt nhau (xem Hình d) thì cần trục đứng trong khu
vực giao nhau sẽ lắp được bốn cấu kiện;

Hình a Hình b
Hình c

Hình d
Hình 2.7: Cách xác định vị trí máy đứng
Dựa theo các trường hợp như trên, sinh viên phải vận dụng để xác định vị trí máy
đứng và đường đi của máy để lắp dựng từng loại cấu kiện như: cột biên, cột giữa, dầm cầu
chạy, dàn vì kèo, cửa trời.
Ví dụ, với số liệu đề bài tính toán được Rmin đối với dầm cầu chạy là Rmin = 2810
mm; đối với cột là Rmin = 4752 mm. Căn cứ vào số liệu tính toán, chọn cần trục có Rmax
= 10770 mm. Khi đó việc xác định vị trí máy đứng để lắp cột và dầm cầu chạy được thể
hiện như Hình 2.8 và 2.9:
- Vẽ sơ đồ di chuyển máy lắp ghép
Sơ đồ di chuyển được vẽ dựa trên cơ sở các vị trí máy đứng và đường đi của máy đã
xác định và sử dụng các dữ kiện đề bài như: góc xuất phát, mặt bằng thi công… để vẽ được
sơ đồ di chuyển của máy lắp ghép. Trên hình vẽ sơ đồ di chuyển phải thể hiện được vị trí
xuất phát và vị trí kết thúc của máy kèm theo những công việc mà máy thực hiện. Sơ đồ di
chuyển của máy lắp ghép được thể hiện dưới dạng như Hình 2.10.
- Vẽ tiến độ thi công lắp ghép
Tiến độ thi công lắp ghép sẽ được vẽ dựa trên sơ đồ di chuyển máy và thời gian thực
hiện các công việc bốc xếp, lắp ghép các cấu kiện. Tiến độ lắp ghép được vẽ dưới dạng sơ
đồ xiên như Hình 2.11.
a. Xác định vị trí máy đứng

b. Bố trí cấu kiện và đường đi của máy

Hình 2.8: Cách xác định vị trí máy đứng và đường đi của cần trục lắp cột

a. Xác định vị trí máy đứng

b. Bố trí cấu kiện và đường đi của máy


Hình 2.9: Cách xác định vị trí máy đứng và đường đi của cần trục lắp dầm cầu chạy
Hình 2.10: Sơ đồ di chuyển của máy lắp ghép (ví dụ)
17
NHÞP CD

1
17
NHÞP BC

1
17
NHÞP AB

1
0 5 10 15

Hình 2.11: Tiến độ thi công lắp ghép


 Xác định giá thành thi công so sánh của phương án
Giá thành thi công của phương án được xác định như hướng dẫn ở mục 3.2.1.
b. Phương án 2
Phương án 2 được trình bày theo đúng trình tự như phương án 1
c. So sánh lựa chọn phương án
Sau khi xác định được các chỉ tiêu thời gian và chi phí, sinh viên lập bảng so sánh lựa
chọn phương án và trình bày như Bảng 20. Việc lựa chọn phương án thi công được thực
hiện như hướng dẫn ở mục 3.2.2.
2.2.3.4. Biện pháp kỹ thuật thi công lắp ghép
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành có liên
quan như đã dẫn ở mục 1.1.3, chương I để lập thuyêt minh và bản vẽ biện pháp thi công.
Nội dung này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Vẽ mặt bằng lắp ghép, trên đó có phân chia rõ các phần quy ước cho lắp cột, lắp
dầm cầu chạy, lắp dàn mái. Để thực hiện nội dung này, cần dựa vào các kết quả trung gian
từ việc lựa chọn vị trí máy đứng để lắp cho từng loại cấu kiện, bởi vì trong từng nội dung
đó đã sơ bộ thể hiện việc bố trí các cấu kiện trên mặt bằng. Tiếp theo, cần dựa theo sơ đồ
di chuyển của máy lắp ghép và tiến độ thi công lắp ghép để thể hiện các quá trình diễn ra
trên mặt bằng cho phù hợp. Có thể dùng nét cắt kỹ thuật để phân chia các khu vực đang
diễn ra các công việc nêu trên;
- Vẽ các mặt cắt lăp cột, lắp dầm cầu chạy, lắp dàn mái. Trong hình vẽ này phải thể
hiện được vị trí máy đứng, vị trí của cấu kiện cần lắp, phương án bố trí giáo và sàn thao tác
để thực hiện việc bắt bu lông. Trong trường hợp sử dụng các xe nâng chuyên dụng để nâng
công nhân lên vị trí lắp ghép thì cũng cần phải thể hiện rõ ràng trên bản vẽ này;
- Mô tả các công việc chuẩn bị, gia cường kết cấu - nếu có, lắp đặt cấu kiện, cố định
tạm và cố định vĩnh viễn cấu kiện), biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Trong nội
dung này sinh viên cần nêu được rõ ràng trình tự các thao tác lắp ghép, các yêu cầu kỹ
thuật đi kèm và các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thi công.
2.2.4. Tổ chức thi công xây tường
Công tác xây tường được tổ chức một phương án. Nội dung của việc tổ chức công tác
xây tường bao gồm:
- Giới thiệu về mục đích và điều kiện thi công xây tường: sinh viên cần nêu tóm gọn
mục đích của việc xây tường, miêu tả đặc điểm của bức tường như độ dày, chiều cao, loại
gạch sử dụng…
- Phân chia phân đợt, phân đoạn xây tường:
+ Phân đợt xây: việc phân chia phân đợt xây tường dược thực hiện dựa trên các cơ sở
như chiều cao tiêu chuẩn của giáo xây, đặc điểm kết cấu của tường xây. Mỗi đợt xây được
chia phải có độ cao nằm trong khoảng từ 1,2 m đến 1,5 m.
+ Phân đoạn xây: việc phân đoạn xây tường phải đảm bảo cự ly vận chuyển vật liệu
nằm trong phạm vi mà định mức xét đến. Theo định mức dự toán, định mức hao phí thời
gian thi công xây tường đã tính đến việc vận chuyển vật liệu trong cự ly 30m. Do vậy, khi
chia phân đoạn nên giới hạn trong phạm vi ≤ 30m.
- Xác định thời gian thi công xây tường: đây là công việc thực hiện bằng thủ công là
chính nên thời gian thi công được xác định theo công thức số (1) và trình bày trong bảng
như Bảng số 11. Định mức lao động được lấy theo định mức nội bộ của nhà thầu thi công.
- Vẽ sơ đồ di chuyển của tổ xây
Căn cứ vào thời gian thi công xây tường trên các phân đợt của từng phân đoạn, độ
cao của bức xây và ý đồ tổ chức mà có thể lựa chọn một trong các phương pháp di chuyển
tổ xây sau:
+ Xây thông đợt trước, thông đoạn sau
+ Xây thông đoạn trước, thông đợt sau
+ Kết hợp hai phương pháp trên
Ví dụ, một bức tường được chia thành 3 đợt xây cao 1,2m và 8 phân đoạn xây, sử
dụng một tổ xây, tiến hành xây thông đoạn trong phạm vi 2 phân đoạn cạnh nhau, sau đó
mới thông đợt. Khi đó, sơ đồ di chuyển của tổ xây được thể hiện như Hình 2.12.

Hình 2.12. Sơ đồ di chuyển của tổ xây


Dù chọn phương pháp nào thì vẫn phải đảm bảo yếu tố an toàn trong thi công và hợp
lý trong thực hiện công việc.
- Vẽ tiến độ thi công xây tường: căn cứ vào thời gian thi công xây và sơ đồ di chuyển
của tổ xây để vẽ tiến độ thi công xây, thể hiện dưới dạng sơ đồ xiên.
- Tính toán lựa chọn máy phục vụ: Căn cứ vào khối lượng công việc cần thực hiện và
định mức hao phí các loại máy móc thiết bị theo định mức nội bộ nhà thầu để xác định số
lượng máy phục vụ cần thiết. Đối với công tác xây cần tính chọn máy trộn vữa xây.
- Lập biện pháp kỹ thuật thi công xây tường: căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
văn bản pháp luật có liên quan đã chỉ rõ ở mục 1.1.3 để lập biện pháp thi công xây tường.
Trong đó phải nêu được các yêu cầu kỹ thuật của công tác xây, biện pháp an toàn vệ sinh
lao động, biện pháp trộn, vận chuyển vữa và gạch, các thao tác xây… Biện pháp kỹ thuật
thi công xây tường phải được thể hiện theo cả thuyết minh và bản vẽ minh họa.
2.2.5. Tổng tiến độ thi công
Trước khi vẽ tổng tiến độ thi công, sinh viên cần tính toán HPLĐ và xác định thời
gian thực hiện các công việc khác phần mái, phần hoàn thiện. Trong phần này, sinh viên
cần thực hiện được các nội dung:
2.2.5.1. Thuyết minh vai trò của tổng tiến độ thi công và phương pháp lập tổng tiến độ
thi công
Trong mục này, cần thể hiện được các vấn đề:
- Vai trò, ý nghĩa của tổng tiến độ thi công trong giai đoạn lập kế hoạch và triển khai
thi công thực tế trên công trường;
- Trình bày những nguyên tắc khi thiết kế tổng tiến độ thi công cần lưu ý;
- Nêu rõ hình thức thể hiện tiến độ áp dụng (Sơ đồ ngang, xiên hay mạng) và các trình
tự cần thực hiện khi lập tổng tiến độ.
2.2.5.2. Lập danh mục công việc cần thể hiện trên tổng tiến độ thi công
Trên cơ sở các công việc đã tổ chức và các công việc đã tính HPLĐ và thời gian thi
công, lập bảng danh mục các công việc trên tổng tiến độ thi công như Bảng 24:
Bảng 24: Danh mục các công việc trên tổng tiến độ thi công
Thời gian Nhân công HPLĐ KH
STT Tên công tác
(ngày) (người) (công)
I Phần ngầm
1 Chuẩn bị mặt bằng
2 Đào đất bằng máy
… … … … …
II Phần Lắp ghép
Thời gian Nhân công HPLĐ KH
STT Tên công tác
(ngày) (người) (công)
1 Xếp cột
2 Lắp cột
… … … … …
Phần thi công mái, hoàn thiện và
III
các công tác khác
1 Lợp mái
… … … … …
2.2.5.3. Vẽ và đánh giá tổng tiến độ thi công
Một số lưu ý khi lập tổng tiến độ thi công:
- Không được bỏ sót công việc chuẩn bị mặt bằng vì đây là công việc rất quan trọng,
là tiền đề để thực hiện các công việc phía sau. Công việc này phụ thuộc vào khối lượng
công việc cần làm và được xác định theo kinh nghiệm của nhà thầu thi công từ nhũng công
trình tương tự;
- Lưu ý bố trí các tổ hợp công nghệ gối đầu tối đa để giảm bớt thời gian thi công. Ví
dụ, có thể bố trí thời điểm bắt đầu công việc đổ bê tông lót trước khi sửa hố móng bằng thủ
công kết thúc nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện về mặt trận công tác;
- Các công việc lắp ghép được chuyển sang sơ đồ ngang khi vẽ tổng tiến độ thi công.
Các công việc cùng loại (chẳng hạn lắp cột trục A, lắp cột trục B...) sẽ được biểu diễn gộp
thành một công việc nhưng phải đảm bảo tuân theo sơ đồ di chuyển của máy lắp ghép;
- Lưu ý đến các khoản thời gian gián đoạn thi công, đặc biệt là gián đoạn công nghệ
giữa các công việc có phụ thuộc nhau về công nghệ như đổ bê tông và tháo ván khuôn hoặc
giữa xây và trát...;
- Phải chú ý đến yếu tố an toàn lao động khi sắp xếp các công việc trên tổng tiến độ,
nhất là đối với khoảng thời gian thi công mái;
- Sắp xếp các công việc phải lưu ý đến việc đảm bảo thuận lợi trong vận chuyển và
thi công xây lắp...
Sau khi vẽ xong tổng tiến độ thi công, sinh viên cần vẽ biểu đồ nhân lực, xác định số
nhân công trung bình và thể hiện trên biểu đồ, đánh giá biểu đồ nhân lực thông qua hai hệ
số K1 (Hệ số sử dụng nhân công không đều) và K2 (Hệ số phân bố lao động không đều)
theo các công thức (29) và (30) [1, 12]:
𝑚𝑎𝑥 𝑑ô𝑖
𝑁𝐶𝑁 𝑉𝐶𝑁
𝐾1 = 𝑡𝑏 (29) 𝐾2 = (30)
𝑁𝐶𝑁 𝑡ổ𝑛𝑔
𝑉𝐶𝑁
Trong đó:
𝑚𝑎𝑥
𝑁𝐶𝑁 là số nhân côn lớn nhất trên BĐNL (lấy tung độ cao nhất);
𝑡ổ𝑛𝑔
𝑡𝑏 𝑡𝑏 𝑉𝐶𝑁
𝑁𝐶𝑁 là nhân công trung bình được tính theo công thức: 𝑁𝐶𝑁 =
𝑇
𝑑ô𝑖
𝑉𝐶𝑁 là số công nhân dôi ra trên mức trung bình
2.2.5.4. Lập biểu đồ cung ứng và dự trữ các vật tư
Mỗi sinh viên sẽ phải vẽ biểu đồ cung ứng và dự trữ cho hai loại vật tư theo sự chỉ
định của đề bài. Biểu đồ được vẽ bằng phương pháp dựa trên mức tiêu dùng cộng dồn theo
trình tự sau [9]:
- Bước 1: Vẽ đường tiêu dùng hằng ngày (đường số (1)): căn cứ vào tiến độ thi công
để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các công việc có sử dụng loại vật liệu đang xét.
Căn cứ vào khối lượng các công việc nêu trên cần phải thực hiện và định mức vật tư (theo
định mức nội bộ nhà thầu) để xác định hao phí vật tư. Nếu trong cùng một khoảng thời
gian có đồng thời nhiều công việc cùng sử dụng một loại vật tư (ví dụ công việc xây, trát
trong, trát ngoài đều sử dụng xi măng) thì cần phải cộng dồn lượng vật tư sử dụng hàng
ngày cho các công việc (cách cộng tương tự như cộng nhân lực khi vẽ BĐBL);
- Bước 2: Vẽ đường sử dụng cộng dồn (đường số (2)) bằng cách cộng dồn lượng vật
tư sử dụng theo thời gian. Đường số (2) được vẽ theo trình tự:
+ Vẽ các đường dóng song song với trục tung tại các thời điểm có sự thay đổi về mức
độ tiêu dùng vật liệu trên đường số (1);
+ Xác định tung độ tại vị trí các đường dóng bằng cách cộng dồn lượng vật tư tiêu
thụ theo thời gian tính từ thời điểm bắt đầu sử dụng đến thời điểm đang xét;
+ Nối các tung độ đã xác định được với nhau để tạo thành đường số (2).
- Bước 3: Dựng đường vận chuyển vật liệu cộng dồn (đường số (3)) theo trình tự:
+ Xác định thời gian vận chuyển trước (thời gian dự trữ): khoảng thời gian này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí của nguồn khai thác vật liệu so với công trình xây dựng,
khả năng huy động các phương tiện vận chuyển, tải trọng cho phép của phương tiện, lượng
tồn kho...;
+ Tịnh tiến song song đường số (2) về phía trái một khoảng thời gian bằng thời gian
vận chuyển trước sẽ xác định được đường số (3).
Đường số (3) có ý nghĩa cho biết lượng vật tư tối thiểu cần duy trì trên công trường
tại mỗi thời điểm để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra liên tục.
Đường 3 được vẽ bằng cách tịnh tiến song song đường số 2 một khoảng thời gian
chính bằng thời gian vận chuyển trước.
- Bước 4: Dựng đường vận chuyển vật liệu dự kiến kế hoạch (đường vận chuyển
không tròn xe) bằng cách nối điểm gốc tọa độ (thời điểm bắt đầu vận chuyển) với điểm lồi
nhất về bên trái của đường (3). Do đường 4 là tuyến tính (lượng vận chuyển không đổi)
nên người ta gọi đó là đường vận chuyển vật liệu không đổi. Mục đích của việc vẽ đường
số (4) chỉ đơn thuần nhằm cung cấp các số liệu tính toán để dựng đường vận chuyển vật
liệu theo kế hoạch (đường số (5)).
- Bước 5: Dựng đường vận chuyển vật liệu kế hoạch (đường 5):
Để vẽ được đường số (5) cần dựa trên thời điểm vận chuyển trước và phương thức
vận chuyển dự kiến áp dụng, bao gồm:
+ Vận chuyển đều (vận chuyển đều liên tục hoặc vận chuyển đều, gián đoạn);
+ Vận chuyển thay đổi (liên tục hoặc gián đoạn).
Trong phạm vi đồ án, để đơn giản cho sinh viên trong việc tính toán sẽ thống nhất
phương pháp vận chuyển được áp dụng là vận chuyển đều. Khi đó, đường vận chuyển vật
liệu kế hoạch được vẽ như sau:
+ Tại điểm lồi nhất của đường số (3), gọi giá trị tung độ là Qtt, hoành độ là Ttt. Giả sử
sức chở mỗi chuyến xe huy được được là qx, chu kỳ đi về của xe là Tck và mỗi ca phương
tiện làm việc là Tca giờ. Để đường vận chuyển như đường số (4), lượng vận chuyển vật liệu
hàng ngày theo tính toán sẽ được xác định theo công thức (31):
𝑡𝑡
𝑄𝑡𝑡
𝑄𝑛𝑔 = (31)
𝑇𝑡𝑡
Theo lượng vận chuyển hàng ngày được xác định như công thức (31) cần sử dụng số
xe vận chuyển được xác định như công thức (32):
𝑡𝑡
𝑡𝑡
𝑄𝑛𝑔
𝑁𝑥𝑒 = (32)
𝐶 × 𝑞𝑥
Với: C là số chuyến xe chạy được trong ca, được xác định theo công thức (33):
𝑇𝑐𝑎
𝐶= (33)
𝑇𝑐𝑘
Số xe vận chuyển được xác định theo công thức (33) thường sẽ lẻ, do đó đường này
còn được gọi là đường vận chuyển vật liệu không tròn xe. Do đó, cần làm tròn số xe tính
toán (làm tròn lên) để xác định số xe cần thiết theo kế hoạch, tức là:
𝑘ℎ 𝑡𝑡 ]
𝑁𝑥𝑒 = [𝑁𝑥𝑒 +1 (34)
Dựa theo số xe kế hoạch đã xác định được ở công thức (34) và các số liệu về số
chuyến xe chạy được trong ngày xác định theo công thức (33), tải trọng một chuyến xe và
tổng lượng vật liệu cần vận chuyển (tổng lượng vật liệu cộng dồn ở thời điểm kết thúc sử
dụng), sẽ xác định được thời gian vận chuyển kế hoạch như công thức (35):
𝑘ℎ
𝑄
𝑡𝑣𝑐 = 𝑘ℎ (35)
𝑁𝑥𝑒 × 𝐶 × 𝑞𝑥
𝑘ℎ
Nối gốc tọa độ (thời điểm bắt đầu vận chuyển) với tọa độ (Q, 𝑡𝑣𝑐 ) sẽ được đường vận
chuyển vật liệu theo kế hoạch.
Lưu ý, đường số (5) không được phép cắt hoặc nằm về phía phải đường số (3), nếu
vi phạm thì sẽ không đảm bảo lượng vật tư tối thiểu theo yêu cầu. Trong trường hợp sau
khi tính lượng vật liệu tồn kho thấy quá lớn có thể điều chỉnh bằng cách vận chuyển gián
đoạn trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kéo đường số (5) về sát với đường
số (3).
- Bước 6: Dựng đường vật liệu tồn kho (đường số (6)) theo cách sau:
+ Vẽ đường dóng đi qua các thời điểm có sự thay đổi về mức độ tiêu dùng (đã vẽ ở
bước 2) và các thời điểm có sự thay đổi về cường độ vận chuyển;
+ Xác định tung độ của đường số (5) và đường số (2) tại vị trí các đường dóng;
+ Xác định hiệu số tung độ của đường số (5) và đường số (2) tại vị trí các đường dóng
và nối chúng lại sẽ xác định được đường vật liệu tồn kho.
Đường vật liệu tồn kho thể hiện lượng vật liệu còn lại trên công trường tại từng thời
điểm. Giá trị tung độ lớn nhất của đường (6) thể hiện lượng tồn kho lớn nhất, là cơ sở để
tính toán diện tích kho bãi chứa vật liệu.
Hình dạng biểu đồ cung ứng – dự trữ vật liệu được thể hiện như Hình 2.13:
tÊn (1)
60
60
50
50
40
40
30
30
20
10 t

10 20 30 40 50 60
tÊn

2400 2400
(5)
2000 2100
1600 1600
1200 (4)
(3)
800 (2)
400 400 t
0
10 20 30 40 50 60
300 300
600
750
900 800
1100
1200 (6)
1280
tÊn

Hình 2.13: Biểu đồ cung ứng – dự trữ vật liệu


2.2.6. Tính toán nhu cầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và vẽ tổng mặt bằng thi công
2.2.6.1. Cơ sở lập tổng mặt bằng thi công
Trong mục này, sinh viên cần nêu tóm tắt các nội dung sau:
- Mục đích thiết kế tổng mặt bằng thi công;
- Cơ sở, căn cứ thiết kế tổng mặt bằng thi công
2.2.6.2. Xác định nhu cầu về kho bãi, nhà tạm phục vụ thi công
a. Xác định nhu cầu kho, bãi tạm
Diện tích kho bãi được xác định theo công thức (36) [9]:
S = Qdt x ĐMdt x k (36)
Trong đó:
- S: diện tích kho bãi. Có hai loại kho bãi:
+ Kho bãi lộ thiên dùng để dự trữ các loại vật liệu cần yêu cầu bảo quản thấp như cát,
gạch, đá…
+ Kho kín có mái che dùng để dự trữ các loại vật liệu đắt tiền, chịu ảnh hưởng nhiều
của thời tiết như xi măng, thạch cao…
- Qdt là khối lượng cần dự trữ. Trong phạm vi đồ án này sinh viên chỉ cần tính toán
diện tích kho bãi chứa cho 2 loại vật liệu đã vẽ biểu đồ cung ứng – dự trữ. Do đó, Qdt chính
là giá trị lớn nhất của đường vật liệu tồn kho (đường 6).
- ĐMdt: Định mức diện tích để cất chứa một đơn vị vật tư
- k: Hệ số kể đến diện tích phụ trong kho bãi như đường đi…Với kho lộ thiên, vật
liệu đổ đống như kho cát, đá dăm: k = 1,15; với kho kín như kho xi măng: k = 1,3; với kho
có mái che vật liệu xếp chồng như kho thép: k = 1,2.
b. Xác định nhu cầu nhà tạm
Các đối tượng sử dụng nhà tạm trên công trường bao gồm:
- Công nhân xây lắp trực tiếp (A) được xác định dựa vào số nhân công trung bình (đã
xác định khi vẽ biểu đồ nhân lực) theo công thức sau [1]:
A = NTB x k (37)
Trong đó:
+ NTB là số công nhân trung bình được xác định từ biểu đồ nhân lực;
+ k là hệ số kể đến những thời điểm thi công rầm rộ trên công trường, k có thể lấy
bằng khoảng 1,1 đến 1,3.
- Số cán bộ, nhân viên hành chính và nhân viên phục vụ trên công trường (B) được
xác định dựa theo bộ máy tổ chức hiện trường của nhà thầu để tổ chức thi công, thông
thường sẽ được thể hiện như Hình 2.14.
Giả sử, dựa theo sơ đồ bố trí, xác định được số người trong bộ máy quản lí công
trường là B (người).
Tổng số người trên công trường: N = A+B (người)
Diện tích nhà tạm mỗi loại sẽ được xác định theo công thức số (38):
a

Snt(ij) = ∑ Dj . Đnt(i) (38)


j=1

Trong đó:
+ Snt(ịj) – diện tích nhà tạm (loại i) cần thiết cho nhóm dân số j, (m2)
+ Dj – dân số nhóm j có nhu cầu nhà tạm loại i, (người)
+ Đnt(i) – định mức diện tích nhà tạm loại i cho một người thuộc nhóm dân số j,
(m2/người).
BCH CÔNG
TRƯỜNG

BỘ PHẬN QUẢN BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN


LÝ VẬT TƯ, QUẢN LÝ KỸ QUẢN LÝ QUẢN LÝ HỒ
MÁY MÓC, THUẬT ATLĐ, VỆ SƠ, THANH
THIẾT BỊ, KẾ T. ĐỘ, CHẤT SINH MT, QUYẾT
TOÁN LƯỢNG PCCC TOÁN

CÁC TỔ THI CÔNG

Hình 2.14: Sơ đồ bộ máy tổ chức công trường của nhà thầu thi công
Các định mức này căn cứ theo điều kiện của nhà thầu và quy định của ngành, có thể
tham khảo tài liệu Tổ chức thi công xây dựng của tác giả Lê Hồng Thái [9]
Kết quả tính toán phải được thể hiện ở bảng tính như bảng 25:
Bảng 25: Bảng tính diện tích nhà tạm
Số người Định mức diện Diện tích
STT Loại nhà tạm sử dụng tích nhà tạm nhà tạm
(người) (m2/người) (m2)
Nhà ở và điều hành của ban chỉ
1
huy công trường
3 Nhà ở công nhân
4 Nhà bảo vệ
5 Nhà ăn
6 Nhà tắm
7 Trạm y tế
8 Nhà vệ sinh
2.2.6.3. Xác định nhu cầu điện, nước phục vụ thi công
a. Nhu cầu về điện
Trong mục này cần xác định được công suất lớn nhất cần cần cung cấp cho công trình
theo công thức số (37) [1]:
P = 1,1 x (K1 x ∑Pi/cosφ + K2 x ∑Pj/cosφ + ∑K3 x P3 + ∑K4 x P4) (39)
Trong đó:
P: công suất yêu cầu (kW).
1,1: hệ số kể đến sự tổn thát công suất trong mạng điện.
Cosφ: hệ số công suất; cosφ = 0,75.
Pi: Công suất của các máy tiêu thụ điện trực tiếp (máy hàn).
Pj: Công suất của các máy chạy động cơ điện.
P3, P4: Công suất định mức của các loại phụ tải dùng cho sinh hoạt và thắp sáng khu
vực hiện trường và khu ở.
K1, K2, K3, K4: hệ số nhu cầu dùng điện phụ thuộc số lượng các nhóm thiết bị.
- Để xác định công suất cung cấp cho máy hàn cần xác định được số lượng và công
suất của từng máy;
- Để xác định nhu cầu điện cho các máy sản xuất, sinh viên cần lập bảng thống kê
như dạng Bảng 26:
Bảng 26: Bảng thống kê số lượng và công suất của máy móc thiêt bị thi công
Công suất Tổng
STT Máy thi công Số lượng
(KW) (KW)
1 Máy trộn bê tông … … …
2 Máy trộn vữa (xây, trát) … … …
3 Máy cắt uốn thép … … …
… … … … …

Tổng
- Để xác định nhu cầu sử dụng điện trong nhà cần căn cứ diện tích cần chiếu sáng và
công suất định mức tính trên một m2. Định mức và bảng tính được thể hiện như Bảng 27:
Bảng 27: Bảng định mức và xác định công suất chiếu sáng trong nhà
Diện tích Công suất cho 1 Tổng công
STT Điểm dùng điện
(m2) đơn vị (W/m2) suất (kW)
Nhà ở và điều hành của ban
1 15
chỉ huy công trường
2 Nhà ở công nhân 15
3 Nhà ăn 15
4 Kho kín 3
5 Nhà vệ sinh 3
6 Nhà tắm 3
7 Trạm y tế 15
8 Nhà bảo vệ 15
Tổng
Sau khi xác định được các giá trị ở Bảng 27 và 28 cần thay ngược trở lại công thức
số (39) để xác định được công suất cần cung cấp cho công trường.
b. Xác định nhu cầu về nước tạm và lựa chọn ống dẫn
Nước dùng cho các nhu cầu trên công trường được lấy từ mạng lưới cấp nước của
thành phố (nếu có thể khai thác) hoặc phải khoan giếng và lắp các thiết bị lọc nước để đảm
bảo chất lượng. Nhu cầu nước tạm trên công trường bao gồm [1]:
- Nước phục vụ sản xuất được xác định theo công thức (40):
1,2 × ∑ 𝑞𝑖 × 𝐷𝑛1 × 𝐾1
𝑄1 = (40)
8 × 3600
Trong đó:
Q1: nước phục vụ sản xuất (l/giây).
qi: là khối lượng các loại công tác cần dùng nước và các hộ dùng nước sản xuất
trên công trường.
𝐷𝑛1 : định mức sử dụng nước theo một đơn vị của qi
1,2: hệ số dùng nước sản xuất chưa tính hết.
𝐾1 là hệ số dùng nước sử dụng nước sản xuất không đều, K1 =1.5
- Nước phục vụ sinh hoạt tại hiện trường được xác định theo công thức (39):
𝑚𝑎𝑥
1,2 × 𝑁𝐶𝑁 × 𝐷𝑛2 × 𝐾2
𝑄2 = (41)
8 × 3600
𝑚𝑎𝑥
𝑁𝐶𝑁 : số công nhân có mặt lớn nhất trên hiện trường thi công trong ngày được lấy
theo biểu đồ nhân lực;
1,2: hệ số dùng nước trên hiện trường cho những người chưa được tính đến.
𝐷𝑛2 : định mức dùng nước cho mỗi người trên hiện trường, lấy 𝐷𝑛2 = 20 l/ngày
𝐾2 : hệ số sử dụng nước không đều, K2 =1,3
- Nước phục vụ sinh hoạt tại nơi ở được xác định theo công thức (42):
1,2 × 𝑁𝑛 × 𝐷𝑛3 × 𝐾3
𝑄3 = (42)
8 × 3600
𝑁𝑛 là số người sinh sống tại các khu nhà ở của công trường;
1,2 là hệ số dùng nước trên hiện trường cho những người chưa được tính đến;
𝐷𝑛3 là định mức dùng nước cho mỗi người tại nơi ở, có thể lấy 𝐷𝑛3 = 60 l/ngày
𝐾3 là hệ số sử dụng nước không đều, K3 =1.2
- Nước phòng hỏa. Đối với công trường có diện tích < 25 ha, lấy Q4 = 15 l/s
Tổng lưu lượng nước cần dùng được xác định theo các trường hợp sau:
- Nếu Q1 + Q2 + Q3 < Q4 thì Qt được xác định theo công thức:
Qt = ½(Q1 + Q2 + Q3) + Q4 (43)
- Nếu Q1 + Q2 + Q3 ≥ Q4 thì Qt được xác định theo công thức:
𝑄𝑡 = max{[ 𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 ]; [1/2(𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 ) + 𝑄4 ] (44)
- Nếu diện tích công trường < 5ha và Q1 + Q2 + Q3 < Q4 thì Qt = Q4
Sau khi tính toán xong Qt, nên tang thêm 10% để bù vào tình trạng đường ống bị rò
rỉ tại công trường.
Tiếp theo, cần xác định và lựa chọn đường kính ống dẫn nước tạm trên công trường
theo công thức (45):

4𝑄 × 100
𝐷=√ (45)
𝜋×𝑣
Q: lượng nước cần cấp (l/s); v: lưu tốc của nước trong ống (m/s); D: đường kính ống
dẫn nước cần đặt tạm cho đoạn mạch (mm).
2.2.6.4. Thiết kế tổng mặt bằng thi công và đánh giá tổng mặt bằng
a. Thiết kế tổng mặt bằng thi công
Dựa trên các yêu cầu có tính nguyên tắc khi thiết kế tổng mặt bằng, các kết quả tính
toán về diện tích kho bãi, nhà tạm và mặt bằng quy hoạch tổng thể của công trình xây dựng
để thiết kế tổng mặt bằng thi công cho phù hợp.
Trên TMB phải thể hiện được đầy đủ các nội dung sau:
- Thể hiện rõ vị trí của công trình đang xây dựng;
- Vị trí đặt và diện tích của các loại nhà tạm để ở và điều hành thi công. Các công
trình tạm này phải ưu tiên đặt ở đầu hướng gió;
- Đường tạm phải được thể hiện rõ ràng lề đường, kích thước đường. Những khu vực
góc quay phải đảm bảo bán kính quay theo yêu cầu;
- Thể hiện vị trí đặt máy trộn, bãi tập kết vật liệu rời (cát…). Khi bố trí vị trí bãi trộn,
bãi vật liệu rời như cát, gạch phải lưu ý đặt cùng phía công trình so với đường giao thông
nội bộ để bảo đảm an toàn trong khâu trung chuyển và hạn chế hao hụt. Các vị trí này cùng
với nhà vệ sinh nên đặt ở cuối hướng gió;
- Thể hiện vị trí và diện tích của kho công cụ dụng cụ.
Tổng mặt bằng thi công được thể hiện trong bản vẽ.
b. Đánh giá tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công được đánh giá thông qua các hệ số [1]:
- Hệ số xây dựng: phản ánh việc dùng đất thi công được xác định theo công thức
(46):
Scm
K xd = (46)
Stmb
Trong đó:
+ 𝑆𝑐𝑚 là tổng diện tích các công trình có mái che (cả công trình tạm và công trình
vĩnh cửu, tức bao gồm cả công trình đang xây dựng)
+ 𝑆𝑡𝑚𝑏 là diện tích tổng mặt bằng thi công, được tính bằng phần đất phía trong hàng
rào.
- Hệ số sử dụng diện tích, được xác định theo công thức (47):
𝑆𝑐𝑚 + 𝑆𝑘𝑚
𝐾𝑠𝑑 = (47)
𝑆𝑡𝑚𝑏
+ 𝑆𝑐𝑚 là tổng diện tích các công trình có mái che (cả công trình tạm và công trình
vĩnh cửu, tức bao gồm cả công trình đang xây dựng)
+ 𝑆𝑘𝑚 là tổng diện tích các công trình không có mái che phục vụ thi công: các bãi
chứa vật liệu, đường tạm.
+ 𝑆𝑡𝑚𝑏 là diện tích tổng mặt bằng thi công, được tính bằng phần đất phía trong hàng
rào.
Các hệ số trên càng lớn càng tốt, chứng tỏ việc sử dụng đất tạm hợp lý.
2.2.7. Xác định và vẽ biểu đồ phát triển giá thành thi công
2.2.7.1. Phân chia các giai đoạn thi công
Việc phân chia các giai đoạn thi công nhằm xác định được chi phí nhà thầu thi công
phải bỏ ra theo từng giai đoạn được chi tiết, làm tiền đề để có thể vẽ biểu đồ phát triển giá
thành và lập kế hoạch huy động vốn.
Đối với nhà công nghiệp 1 tầng, quá trình thi công sẽ được chia thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn thi công phần ngầm: bao gồm các công việc tính từ khi khởi công đến khi
kết thúc công việc làm nền nhà;
- Giai đoạn thi công lắp ghép: bao gồm tất cả các công việc lắp ghép
- Giai đoạn thi công phần mái và hoàn thiện: gồm các công việc hoàn thiện mái, hoàn
thiện nhà (xây, trát, quét ve, lắp cửa…) và các công việc khác như: tổ hợp hè rãnh…
2.2.7.2. Xác định dự toán thi công cho từng giai đoạn
Dự toán thi công cho từng giai đoạn được xác định trên cơ sở tổng giá thành thi công
của từng công việc trong các giai đoạn đó. Công việc này được thực hiện dựa trên tổng tiến
độ thi công đã lập.
- Chi phí thi công cho từng công việc được xác định dựa trên hao phí lao động, hao
phí ca máy của các công việc đã tính toán, tổ chức thi và đơn giá từng loại theo điều kiện
nội bộ nhà thầu. Chi phí vật liệu được xác định dựa vào khối lượng hao phí từng loại và
đơn giá vật liệu tại chân công trình mà nhà thầu có thể khai thác được. Các loại chi phí gián
tiếp sẽ xác định bằng cách lập dự toán để xác định từng thành phần cấu thành nên các
khoản mục chi phí này.
Dự toán thi công cho từng giai đoạn phải thể hiện trong bảng tính như Bảng 28:
Bảng 28: Bảng xác định giá thành thi công phần (ngầm, thân, mái + hoàn thiện)
Đơn Hao Đơn giá Tổng chi phí
STT Nội dung chi phí
vị phí (đồng/đv) (đồng)
I Vật liệu …..
1 Cát vàng m3 … … …
2 Đá dăm 1x2 m3 … … …
… … … … … …
II Chi phí nhân công (NC) …
1 Nhân công bậc 3/7 công … … …
2 Nhân công bậc 3.5/7 Công … … …
Đơn Hao Đơn giá Tổng chi phí
STT Nội dung chi phí
vị phí (đồng/đv) (đồng)
… … … … … …
III Chi phí máy thi công (M) …
1 Máy đào ca … … …
2 Ô tô phục vụ ca … … …
… … … … … …
IV Chi phí Gián tiếp Theo tính toán

1 Chi phí chung [C] Theo tính toán

VI Giá thành (Z) Z


Lưu ý: Mỗi giai đoạn đều phải thể hiện 1 bảng tính riêng có dạng như bảng 31.
2.2.7.3. Vẽ biểu đồ phát triển giá thành thi công
Biểu đồ phát triển giá thành thi công là căn cứ để xây dựng kế hoạch bỏ vốn của nhà
thầu thi công trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Để vẽ được biểu đồ phát
triển giá thành thi công, trước tiên cần vẽ biểu đồ giá thành từng giai đoạn, tiếp theo sẽ
cộng dồn các giá trị tung độ của biểu đồ này để vẽ biểu đồ phát triển giá thành thi công.
Giả xử xác định được giá thành của phần ngầm là A, của phần lắp ghép là B và của
phần mái+hoàn thiện là C. Căn cứ vào tổng tiến độ xác định được thời điểm bắt đầu và kết
thúc của từng giai đoạn, sau đó chỉ cần nối tọa độ của hai điểm (BĐ, 0) và (KT, A (B, hoặc
C)) sẽ được biểu đồ giá thành theo giai đoạn.
Để vẽ biểu đồ phát triển giá thành thi công, cần thực hiện các bước:
- Lập hệ trục tọa độ Oxy, trục tung thể hiện giá thành, trục hoành thể hiện thời gian.
Các mốc thời gian trên trục hoành cần quan tâm chính là các thời điểm bắt đầu, kết thúc
của các giai đoạn thi công;
- Lập hệ đường dóng đi qua các thời điểm bắt đầu, kết thúc từng giai đoạn;
- Xác định giá trị dự toán thi công của từng giai đoạn tại các vị trí đường dóng;
- Cộng dồn giá trị dự toán của các giai đoạn tính từ thời điểm khởi công đến các thời
điểm tại vị trí các đường dóng và nối các vị trí này lại sẽ được biểu đồ phát triển giá thành
cho toàn công trình.
Để hiểu rõ hơn, sinh viên có thể theo dõi ở Hình 2.15:
Tr. §åNG

5.000
B
4.000
b
3.000
C

2.000

1.000 A
c Ngµy
ktn bD ktLG kt m+ht
m+ht
bDlg

Tr. §åNG
A+B+C
7.000

6.000

5.000 A+B+c

A+b
4.000

3.000

2.000

1.000 A

Ngµy
0
ktn bD ktLG kt m+ht
m+ht
bDlg

Hình 2.15: Biểu đồ giá thành theo giai đoạn và Biểu đồ phát triển giá thành

You might also like