You are on page 1of 206

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU


.................................................................................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu tóm tắt về gói thầu..................................................................................3
1.1.1 Tên dự án, địa điểm xây dựng...........................................................................3
1.1.2 Phần kiến trúc....................................................................................................4
1.1.3 Kết cấu công trình.............................................................................................4
1.1.4 Cấp công trình...................................................................................................4
1.1.5 Hình thức lựa chọn nhà thầu..............................................................................4
1.1.6 Loại hợp đồng...................................................................................................5
1.2. Giới thiệu nhà thầu..................................................................................................5
1.2.1 Thông tin chung của nhà thầu...........................................................................5
1.2.2 Năng lực kinh nghiệm nhà thầu.........................................................................5
1.3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu (HSMT).......................................................................5
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản của HSMT.....................................................................5
1.3.2 Một số yêu cầu khác..........................................................................................6
1.3.3 Kiểm tra tiên lượng gói thầu..............................................................................7
1.4. Phân tích môi trường đấu thầu và các điều kiện cụ thể của gói thầu.......................7
1.4.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, thời tiết...................7
1.4.2 Phân tích đổi thủ cạnh tranh..............................................................................7
1.4.3 Kết luận.............................................................................................................8
CHƯƠNG 2: LẬP VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ
TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU………………………………………………...9
2.1. Lựa chọn phương hướng kỹ thuật, công nghệ tổng quát.........................................9
2.1.1 Lựa chọn phương pháp phân chia, phương hướng, công nghệ tổng quát cho
toàn công trình...........................................................................................................9
2.1.2 Lựa chọn giải pháp công nghệ tổng quát cho công tác chủ yếu.......................10
2.1.3 Chi phí xây dựng so sánh lựa chọn phương án................................................10
2.2. Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ - kỹ thuật chủ yếu ảnh hướng đến chất lượng
và tiến độ gói thầu........................................................................................................11
2.2.1 Thi công cọc khoan nhồi.................................................................................11
2.2.2 Công tác ép cừ Larsen.......................................................................................8
2.2.3 Thi công đào đất móng....................................................................................10
2.2.4 Công tác phá bê tông đầu cọc..........................................................................15
2.2.5 Công tác bê tông cốt thép móng......................................................................16
2.2.6 Công tác lấp đất lần 1......................................................................................40
2.2.7 Công tác bê tông cốt thép hầm........................................................................40
2.2.8 Công tác lấp đất lần 2......................................................................................53
2.2.9 Công tác thi công bê tông cốt thép thân...........................................................53
2.2.10 Tổ chức thi công công tác xây tường.............................................................97
2.2.11 Công tác hoàn thiện và các công tác khác...................................................107
2.2.12 Thiết kế tổng tiến độ thi công......................................................................108
2.2.13 Lập tổng mặt bằng thi công.........................................................................108
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LẬP GIÁ DỰ THẦU VÀ THỂ HIỆN GIÁ DỰ THẦU
................................................................................................................................................. 116
3.1. Lựa chọn chiến lược giá tranh thầu và phương pháp lập giá dự thầu..................116
3.1.1 Lựa chọn chiến lược giá tranh thầu...............................................................116
3.1.2 Lựa chọn phương pháp lập giá dự thầu.........................................................116
3.1.3 Xác định giá gói thầu.....................................................................................116
3.1.4 Tính toán giá dự thầu.....................................................................................131
3.1.5 Thể hiện đơn giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu...........................150
CHƯƠNG 4: LẬP HỒ SƠ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ.......................................................162
4.1. Hồ sơ, thông tin nhà thầu....................................................................................162
4.1.1 Thông tin chung của nhà thầu........................................................................162
4.1.2 Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.............................................................162
4.2. Hồ sơ lập cho gói thầu.........................................................................................162
4.2.1 Đơn xin dự thầu.............................................................................................162
4.2.2 Đơn bảo lãnh hợp đồng.................................................................................163
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp khối lượng công tác thi công cọc khoan nhồi...........................14
Bảng 2.2 Hao phí và thời gian thi công cọc khoan nhồi D800mm.....................................1
Bảng 2.3 Bảng lựa chọn máy hàn và máy cắt, uốn.............................................................3
Bảng 2.4 Khối lượng đất đào...........................................................................................12
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp khối lượng đất đào thủ công và máy.........................................12
Bảng 2.6 Lựa chọn công nhân phá bê tông cọc................................................................16
Bảng 2.7 Lựa chọn máy thi công phá bê tông cọc............................................................16
Bảng 2.8 HPLĐ và HPCM thi công đài thang máy 3.......................................................18
Bảng 2.9 Khối lượng các công tác trên từng phân đoạn (PA1)........................................21
Bảng 2.10 HPLĐ công tác bê tông lót móng (PA1).........................................................22
Bảng 2.11 HPLĐ công tác gia công cốt thép móng (PA1)...............................................22
Bảng 2.12 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép móng (PA1)...............................................23
Bảng 2.13 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn móng (PA1)...........................................23
Bảng 2.14 HPLĐ công tác đổ bê tông móng....................................................................24
Bảng 2.15 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn (PA1).......................................................24
Bảng 2.16 Tổng hợp thời gian thi công công tác BTCT móng (PA1)..............................24
Bảng 2.17 Khối lượng các công tác trên từng phân đoạn (PA2)......................................27
Bảng 2.18 HPLĐ công tác bê tông lót móng (PA2).........................................................27
Bảng 2.19 HPLĐ công tác gia công cốt thép móng (PA2)...............................................28
Bảng 2.20 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép móng (PA2)...............................................28
Bảng 2.21 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn móng (PA2)...........................................29
Bảng 2.22 HPLĐ công tác đổ bê tông móng....................................................................29
Bảng 2.23 Tổng hợp thời gian thi công công tác BTCT móng (PA2)..............................30
Bảng 2.24 Chi phí nhân công thi công móng BTCT (PA1)..............................................33
Bảng 2.25 Chi phí máy thi công móng BTCT (PA1).......................................................34
Bảng 2.26 Tổng hợp chi phí thi công móng BTCT (PA1)...............................................34
Bảng 2.27 Chi phí nhân công thi công BTCT móng (PA2)..............................................35
Bảng 2.28 Chi phí máy thi công móng BTCT (PA2).......................................................36
Bảng 2.29 Tổng hợp chi phí thi công móng BTCT (PA2)...............................................36
Bảng 2.30 HPLĐ đổ bê tông lót nền................................................................................41
Bảng 2.31 HPLD thi công màng chống thấm nền tầng hầm............................................42
Bảng 2.32 HPLĐ công tác gia công cốt thép nền hầm.....................................................42
Bảng 2.33 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép nền hầm.....................................................42
Bảng 2.34 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn nền hầm.................................................42
Bảng 2.35 HPLĐ công tác tháo ván khuôn nền hầm........................................................43
Bảng 2.36 HPLĐ công tác gia công cốt thép cột, vách, tường hầm.................................45
Bảng 2.37 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép cột, vách, tường hầm.................................45
Bảng 2.38 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách, tường hầm.............................46
Bảng 2.39 HPLĐ công tác đổ bê tông vách, cột hầm.......................................................46
Bảng 2.40 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn cột,vách, tường hầm................................47
Bảng 2.41 Tổng hợp khối lượng dầm, sàn, thang bộ hầm................................................48
Bảng 2.42 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn đáy dầm.................................................48
Bảng 2.43 HPLĐ công tác gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang bộ hầm.......................48
Bảng 2.44 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm............................................49
Bảng 2.45 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn,cầu thang bộ hầm..........49
Bảng 2.46 HPLD công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ.............................................49
Bảng 2.47 HPLĐ công tác tháo ván khuôn thành dầm, sàn, thang bộ..............................50
Bảng 2.48 Tiến độ xây công tác dầm, sàn, cầu thang bộ hầm..........................................50
Bảng 2.49 Tổng hợp tiến độ xây tầng hầm.......................................................................51
Bảng 2.50 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân (PA1).....................58
Bảng 2.51 HPLĐ công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân (PA1)............................61
Bảng 2.52 HPLĐ công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân (PA1).................................61
Bảng 2.53 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm phần thân (PA1)................................63
Bảng 2.54 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang phần thân (PA1).65
Bảng 2.55 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang phần thân (PA1).......................66
Bảng 2.56 HPLĐ công tác đổ bê tông dầm, sàn, thang bộ phần thân (PA1)....................69
Bảng 2.57 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân (PA1).......................69
Bảng 2.58 Chi phí thi công BTCT phần thân (PA1)........................................................77
Bảng 2.59 HPLĐ công tác lắp đặt cốt thép cột, vách phần thân (PA2)............................78
Bảng 2.60 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân (PA2).....................81
Bảng 2.61 HPLĐ công tác đổ bê tông cột, vách phần thân (PA2)....................................82
Bảng 2.62 HPLĐ công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân (PA2)............................82
Bảng 2.63 HPLĐ công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân (PA2).................................83
Bảng 2.64 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm phần thân (PA2)................................84
Bảng 2.65 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang phần thân (PA2).85
Bảng 2.66 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang phần thân (PA2).......................86
Bảng 2.67 HPLĐ công tác bổ bê tông dầm, sàn, thang bộ phần thân (PA2)....................88
Bảng 2.68 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân (PA2).......................88
Bảng 2.69 Chi phí nhân công thi công BTCT thân (PA2)................................................94
Bảng 2.70 Chi phí máy thi công BTCT phần thân (PA2).................................................95
Bảng 2.71 Chi phí thi công BTCT phần thân (PA2)........................................................96
Bảng 2.72 HPLĐ công tác xây tường...............................................................................99
Bảng 2.73 Khối lượng vật liệu dự trữ.............................................................................109
Bảng 2.74 Bố trí diện tích kho bãi..................................................................................109
Bảng 2.75 Diện tích các loại nhà tạm.............................................................................111
Bảng 2.76 Nhu cầu điện tiêu thụ lớn nhất của máy sản xuất..........................................111
Bảng 2.77 Nhu cầu sử dụng điện trong nhà....................................................................112
Bảng 2.78 Nhu cầu điện ngoài nhà.................................................................................112
Bảng 2.79 Nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất..............................................................113
Bảng 3.1 Tính chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công theo đơn giá..........117
Bảng 3.2 Giá nhiên liệu công bố ngày 01/6/2019 (không bao gồm VAT).....................119
Bảng 3.3 Chênh lệch chi phí vật liệu..............................................................................119
Bảng 3.4 Bảng tính đơn giá ca máy................................................................................122
Bảng 3.5 Bảng tính chênh lệch chi phí máy thi công.....................................................123
Bảng 3.6 Bảng chỉ số giá xây dựng................................................................................129
Bảng 3.7 Phân bổ chi phí dự phòng trượt giá.................................................................130
Bảng 3.8 Tổng hợp giá gói thầu.....................................................................................130
Bảng 3.9 Tổng hợp vật liệu chính dự thầu.....................................................................132
Bảng 3.10 Chi phí phân bổ ván khuôn định hình...........................................................133
Bảng 3.11 Tính toán số chuồng giáo cho các tầng.........................................................135
Bảng 3.12 Số lượng cấu kiện tổ hợp giáo Pal.................................................................137
Bảng 3.13 Tổng hợp chi phí vật liệu dự thầu.................................................................137
Bảng 3.14 Tính chi phí nhân công dự thầu.....................................................................137
Bảng 3.15 Chi phí máy và thiết bị thi công các công tác................................................138
Bảng 3.16 Chi phí tiền lương cho các bộ trực tiếp tại công trường................................140
Bảng 3.17 Chi phí các khoản trích theo lương...............................................................140
Bảng 3.18 Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ phục vụ thi công....................................141
Bảng 3.19 Tổng hợp chi phí chung dự thầu...................................................................142
Bảng 3.20 Tổng hợp chi phí dự thầu tối thiểu................................................................143
Bảng 3.21 Tổng hợp chi phí xây dựng nhà tạm..............................................................144
Bảng 3.22 Chi phí di chuyển máy và lực lượng thi công đi và đến công trường............145
Bảng 3.23 Tổng hợp chi phí xây dựng kho bãi chứa vật liệu.........................................145
Bảng 3.24 Tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống cấp điện, nước tại hiện trường...........146
Bảng 3.25 Tổng hợp chi phú hạng mục chung dự thầu.................................................147
Bảng 3.26 Tổng hợp giá dự thầu dự kiến.......................................................................148
Bảng 3.27 So sánh giá dự thầu và giá gói thầu...............................................................148
Bảng 3.28 Danh mục công tác chiết tính đơn giá 10 công tác dự thầu...........................152
Bảng 3.29 Phân bố chi phí ngừng việc các công tác của cần trục tháp...........................152
Bảng 3.30 Bảng chi tiết giá dự thầu theo đơn giá dự thầu đầy đủ..................................160
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mặt bằng định vị cọc.........................................................................................12
Hình 2.2 Sơ đồ trình tự thi công cọc khoan nhồi..............................................................13
Hình 2.3 Tiến độ thi công cọc khoan nhồi D800mm..........................................................1
Hình 2.4 Tiến độ thi công 1 ngày máy cọc khoan nhồi......................................................2
Hình 2.5 Sơ đồ di chuyển máy thi công cọc khoan nhồi....................................................5
Hình 2.6 Cấu tạo ghép cừ...................................................................................................9
Hình 2.7 Mặt bằng ép cừ....................................................................................................9
Hình 2.8 Sơ đồ mặt bằng di chuyển máy thi công đào đất...............................................14
Hình 2.9 Tiến độ thi công BTBT đài thang máy 3 (ĐC7)................................................19
Hình 2.10 Tiến độ thi công BTCT móng (PA1)...............................................................25
Hình 2.11 Tiến độ thi công BTCT móng (PA2)...............................................................30
Hình 2.12 Mặt bằng phân đoạn thi công BTCT tầng hầm................................................41
Hình 2.13 Tiến độ thi công nền tầng hầm........................................................................44
Hình 2.14 Tiến độ thi công xây dựng cột, vách, tường hầm.............................................48
Hình 2.15 Tiến độ thi công BTCT hầm............................................................................51
Hình 2.16 Mặt bằng phân đoạn BTCT tầng 1 (PA1)........................................................55
Hình 2.17 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 1(PA1).......................................................73
Hình 2.18 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 2(PA1).......................................................73
Hình 2.19 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 3,4(PA1)....................................................73
Hình 2.20 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 5,6,7,8(PA1)..............................................74
Hình 2.21 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 9(PA1).......................................................74
Hình 2.22 Tiến độ thi công BTCT thân tầng mái(PA1)...................................................74
Hình 2.23 Mặt bằng phân đoạn BTCT tầng 1 (PA2)........................................................78
Hình 2.24 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 1(PA2).......................................................91
Hình 2.25 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 2(PA2).......................................................92
Hình 2.26 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 3,4(PA2)....................................................92
Hình 2.27 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 5,6,7,8(PA2)..............................................92
Hình 2.28 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 9(PA2).......................................................92
Hình 2.29 Tiến độ thi BTCT thân tầng mái(PA2)............................................................93
Hình 2.30 Mặt bằng phân đoạn xây tường tầng điển hình...............................................98
Hình 2.31 Sơ đồ di chuyển tổ đội thi công xây tường....................................................103
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đấu thầu xây dựng
Xây dựng cơ bản là quá trình sản xuất mà sản phẩm của nó có nét đặc thù riêng không
giống các ngành kinh tế khác. Trong quá trình sản xuất sử dụng một lượng lớn tiền vốn
và vật tư. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế đất nước, tốc độ đầu tư nói chung và đầu
tư cho ngành xây dựng cơ bản nói riêng cũng ngày càng tăng nhanh và lớn mạnh không
ngừng. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh
mẽ trong đó ngành công nghiệp xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng, là một trong
những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.
Để mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường
xây dựng, phương thức đấu thầu là phù hợp với quy luật phát triển.
Mục đích: Đấu thầu xây dựng mang mục đích chính là bảo đảm tính cạnh tranh, công
bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp và đủ năng lực; đảm bảo
tối đa về chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế của dự án.
a) Đối với nền kinh tế
- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lí Nhà nước về đầu tư
và xây dựng, hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện
tượng tiêu cực khác thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
- Đấu thầu xây lắp là động lực, là điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành xây
dựng cơ bản nước ta cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự
phát triển của công nghiệp xây dựng nước nhà.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm của các
doanh nghiệp nước ngoài thông qua cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp này.
- Đấu thầu xây lắp có tác dụng kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, kích thích việc sử
dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến do vậy kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
b) Đối với chủ đầu tư dự án- người mua
- Chủ đầu tư sẽ tìm cho mình nhà thầu có năng lực, khả năng đáp ứng được các yêu cầu
về tiến độ, chất lượng, giá cả hợp lý và kinh nghiệm.
- Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả của hoạt động giao thầu, chủ đầu tư sẽ tăng được
hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tiết kiệm vốn do chi phí được giảm tối thiểu, tránh được tình
trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp.
- Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào một nhà thầu duy
nhất. Ngược lại, quyền lực của chủ đầu tư trong đấu thầu lại tăng lên.
- Đấu thầu xây lắp cho kết quả là công trình sẽ được thi công với chất lượng cao nhất
bằng những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của nhà thầu được lựa
chọn, mà nếu không thực hiện đấu thầu thì sẽ khó đạt được chất lượng đó, thậm chí
không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện và công nghệ thi công.
c) Đối với nhà thầu - người sản xuất
- Hoạt động đấu thầu tuân theo các nguyên tắc: Nguyên tắc cạnh tranh với các điều kiện
ngang nhau, nguyên tắc dữ liệu đầy đủ, nguyên tắc đánh giá công bằng, nguyên tắc trách
nhiệm phân minh, nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng.
- Để thắng thầu, mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các máy móc kỹ thuật
công nghệ lao động từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nâng
cao trình độ, năng lực đội của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn
bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Đấu thầu giúp các doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí kinh
doanh, quản lý tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2. Lý do chọn đề tài đồ án tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dựng thầu gói thầu thi công
xây lắp xây dựng
Đây là dạng đề tài tổng hợp bao quát kiến thức các môn học quan trọng của sinh viên
chuyên ngành Kinh tế và Quản lý xây dựng như: tổ chức xây dựng, nền móng, kinh tế
xây dựng, kinh tế đầu tư định mức, định giá…lựa chọn làm đề tài này một lần nữa giúp
sinh viên nắm vững những kiến thức cả về kỹ thuật xây dựng và kinh tế chuyên ngành.
Đấu thầu có vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng. Trong đó lập hồ sơ dự thầu gói
thầu xây lắp là công việc giúp nhà thầu đấu thầu thành công, giúp chủ đầu tư chọn ra
được nhà thầu thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của gói thầu. Đối với nhà thầu việc lập hồ sơ
dự thầu là công việc liên quan đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp.
Việc lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp là một trong các công việc quan trọng và cần thiết
mà chúng em sẽ làm sau khi ra trường. Dạng đề tài này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu về các
biện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản pháp lý.
Chính những lý do thiết yếu nêu trên em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp dạng Lập hồ
sơ dự thầu gói thầu xây lắp làm đề tài tốt nghiệp.
3. Nhiệp vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp được giao
Lập Hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng “Trụ sở chi nhánh Ngân Hàng VietComBank”
Dự án: Đầu tư xây dựng trụ sở Chi nhánh VietCombank Hưng Yên
Chủ đầu tư: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đồ án tốt nghiệp có kết cấu như sau:
- Phần thuyết minh
Mở đầu
Chương 1: Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu
Chương 2: Lập biện pháp kỹ thuật - công nghệ và tổ chức thi công gói thầu
Chương 3: Tính toán lập giá dự thầu và thể hiện giá dự thầu
Chương 4: Lập hồ sơ hành chính, pháp lý
Kết luận – Kiến nghị
Lời cảm ơn
Phần bản vẽ: Được thể hiện trên khổ giấy A1 hoặc A0
PHẦN TÍNH TOÁN LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH “TRỤ SỞ CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG VIETCOMBANK”
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ MÔI
TRƯỜNG ĐẤU THẦU
1.1. Giới thiệu tóm tắt về gói thầu
1.1.1 Tên dự án, địa điểm xây dựng
+Tên dự án: Dự án Đầu tư xây dựng công trình “Trụ sở chi nhánh ngân hàng
Vietcombank”
+Chủ đầu tư: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
+Nguồn vốn: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
+Tên gói thầu: Lập hồ sơ dự thầu xây dựng Trụ sở chi nhánh ngân hàng VietcomBank.
+Địa điểm xây dựng: Phố Nối – thị xã Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên
+ Đông: Giáp đường quy hoạch
+ Nam: Bãi đất canh tác
+ Bắc: Giáp quốc lộ 5
+ Tây: Giáp khu đất canh tác
Hướng công trình : Đông Bắc
Hiện trạng khu đất: khu đất xây dựng là khu đất trống: địa hình đã san lấp theo cốt quy
định của cấp có thẩm quyền

Hình 1.1.1.a.1 Mặt bằng định vị công trình


Nhà làm việc chính gồm 10 tầng: 1 tầng bán hầm, 9 tầng nổi, 1 tầng mái
Diện tích xây dựng công trình 825m2, tổng diện tích sàn xây dựng: 6.885m2
Diện tích sàn tầng bán hầm: 660 m2
Diện tích sàn tầng 1: 825 m2
Diện tích sàn tầng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: 675 m2
Chiều dài nhà (tim trục ): 31,8 m, chiều rộng nhà ( tim trục ): 21,2 m
+Tầng hầm cao 3 m
+Tầng 1 cao 6 m
+Tầng 2 - 8 cao 3,7 m
+Tầng 9 cao 5,4 m;
+Tầng áp mái cao 6,8 m
1.1.2 Phần kiến trúc
Thi công xây dựng nhà ở cao tầng.
Phần cọc khoan nhồi có đường kính D800 dài khoảng 51m, chịu tải mỗi cọc 350T.
Phần kết cấu móng, bể tự hoại và bể nước ngầm.
Phần kết cấu thân nhà.
Phần kiến trúc và các công tác khác.
1.1.3 Kết cấu công trình
Chọn giải pháp khung dầm bê tông cốt thép chịu lực đổ tại chỗ
Kích thước các dầm, cột thể hiện trên bản vẽ
Kết cấu sàn: dùng hệ thống dầm chạy qua các đầu cột đỡ ô sàn. Sàn BTCT dày 17 cm đối
với sàn các tầng
+Hệ thống giao thông trong nhà gồm: 3 thang bộ và 3 thang máy
Hoàn thiện công trình và các công tác khác
+Tầng hầm: vật liệu ốp tường ngoài tầng hầm (phần nổi) bằng đá granite màu đỏ, trong
nhà dung sơn tường màu sáng. Nền khu vực garage và các phòng kỹ thuật điện nước,
máy bơm dung sơn công nghiệp; nền phòng làm việc, phòng kho dung gạch granite loại
400x400 màu ghi. Trần không trát.
+Tầng 1, 2: Tường trong nhà trát phẳng, lăn sơn màu kem. Tường ngoài ốp đá granite
màu nâu đỏ. Vật liệu lát sàn dung đá granite tự nhiên. Trần không trát vữa, được hoàn
thiện bằng hệ thống trần hỗn hợp trang trí có màu sáng.
+Tầng 3 – 9: tường ngăn các phòng làm việc bằng vách ngăn thạch cao, khung xương
thép; tường ngăn khu vệ sinh, tường bao che ngoài nhà và tường che thang sử dụng tường
gạch dày 110, 220, và 330. Tường trong nhà trát phẳng, hoàn thiện màu vàng kem, tường
ngoài nhà sơn màu đỏ đun, các rãnh tường rộng 20 sâu 10mm. Gạch lát sàn dùng gạch
granite.
+Hệ thống sàn khu vệ sinh các tầng có cốt thấp hơn cốt hành lang 5cm, có xử lý chống
thấm bằng sơn chống thấm cho mặt sàn bê tông và cao 20cm lên viền chân tường chung
quanh. Khu vệ sinh lát gạch chống trơn dốc 2% về phễu thu nước sàn, tường ốp gạch
men kính. Hệ thống cửa gỗ dùng gỗ công nghiệp, hoàn thiện màu cánh gián.
1.1.4 Cấp công trình
Công trình xây dựng dân dụng cấp II
1.1.5 Hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức: Đấu thầu rộng rãi
1.1.6 Loại hợp đồng
Hợp đồng đơn giá điều chỉnh
1.2. Giới thiệu nhà thầu
1.2.1 Thông tin chung của nhà thầu
+Tên giao dịch: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) – Công ty TNHH
một thành viên (Urban Development Investment Construction)
+Trụ sở chính: 27 Huỳnh Thúc Kháng – Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội
+Tài khoản: 095 110 063 6008 – Ngân hàng TMCP Quân đội Hà Nội
+Điện thoại: (84-4) 3773 3625 – Fax: (84 – 4) 3773 1544
+Email: Udic@udic.com.vn
+Website: www.Udic.com.vn
+Vốn điều lệ: 2.200.000.000.000 đồng
+Vốn pháp lý: 6.000.000.000 đồng
1.2.2 Năng lực kinh nghiệm nhà thầu
(Chi tiếtxem phụ lục mục 1.1 trang 1)
1.3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu (HSMT)
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản của HSMT
1.3.1.1 Yêu cầu tư cách nhà thầu
-Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu thi công gói thầu này thực hiện theo
hình thức đấu thầu rộng rãi nhà thầu tham dự, nhưng phải chứng minh đạt yêu cầu và các
quy định dưới đây đối với HSDT: các tài liệu này phải có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền (Cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế, đơn vị kiểm
toán độc lập, cơ quan cấp trên) hoặc nếu là bản sao phải được công chứng.
-Tư cách pháp lý của Nhà thầu: Là doanh nghiệp được phép hoạt động hợp pháp theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và phạm vi ngành nghề hoạt động ứng với gói thầu này.
-Nhà thầu chính chỉ được đăng ký và chịu trách nhiệm một nhà thầu phụ (nếu có) trong
HSDT, nhà thầu phụ cũng phải có đủ tư cách, năng lực với phần công việc được giao, các
công việc mà nhà thầu chính giao cho nhà thầu phụ được thống kê rõ ràng theo danh mục
bảng tiên lượng mời thầu song giá trị giao không quá 30% giá trị hợp đồng.
1.3.1.2 Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
a)Kinh nghiệm
Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng: Số năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây
dựng ≥10 năm
Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự trong 5 năm trở lại đây: Số lượng các hợp đồng
xây lắp tương tự ( có cùng loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây
dựng, tương tự về quy mô và về điều kiện thị trường) đã thực hiện với tư cách là nhà thầu
chính hoặc một thành viên của liên doanh tại Việt nam là ≥ 3 hợp đồng có giá trị tương
đương trở lên và có 1 hợp đồng ≥ 25 tỷ.
b)Năng lực
* Nhân lực:
- Có chỉ huy trưởng công trường có chuyên môn đại học xây dựng công trình, năng lực
hành nghề thi công xây dựng công trình từ 5 năm trở lên. là kỹ sư xây dựng có thời gian
liên tục làm công tác thi công tối thiểu là 05 năm, đã chỉ huy trưởng của ít nhất 01 công
trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại là công trình nhà ở chung cư.
- Có đủ kỹ sư thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình thi công xây
dựng, có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình kiến trúc đến cấp II trở lên.
Nhà thầu phải bố trí tại công trường ít nhất 05 cán bộ chỉ đạo sản kỹ thuật, giám sát thi
công là kỹ sư XD có kinh nghiệm công tác 05 năm
- Có đủ công nhân kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận, công nhân kỹ
thuật có bằng nghề ≥ 50 người.
* Xe máy thiết bị thi công và thí nghiệm:
Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công công trình đến cấp II trở lên, có hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001 – 2000.
* Tài chính:
- Vốn điều lệ ≥ 25 tỷ
- Doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây đạt mức ≥ 100 tỷ đồng/ năm.
- Tình hình tài chính lành mạnh, doanh thu trong 2 năm gần đây là có lãi
* Thời gian thực hiện gói thầu
Thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng là thời gian tối đa mà chủ đầu tư yêu cầu, đối với
gói thầu này là 15 tháng (450 ngày) kể từ ngày bàn giao mặt bằng cho bên B thời gian kể
cả ngày lễ, ngày tết, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động.
1.3.1.3 Yêu cầu về chất lượng công trình
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư nêu trong hồ sơ thiết kế. Các loại vật
liệu, vật tư đưa vào công trình phải có chứng chỉ chất lượng và kiểm định chất lượng của
cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kèm theo mẫu kiểm chứng thống nhất.
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: có biểu đồ
tiến độ thi công tổng thể và từng hạng mục chi tiết, sơ đồ tổ chức hiện trường, có bố trí
nhân sự, các giải pháp kỹ thuật.
- Nhà thầu phải có giải pháp để đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình.
- Có biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như an toàn
lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xây dựng.
1.3.1.4 Đồng tiền dự thầu
Đồng tiền dự thầu được tính bằng đơn vị: Việt Nam Đồng
1.3.2 Một số yêu cầu khác
Thời gian hiệu lực của HSDT:180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu
Bảo đảm dự thầu là 1.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỉ Việt Nam đồng)
Thời gian hiệu lực của BĐDT: 210 ngày kể từ thời điểm đóng thầu
Tạm ứng hợp đồng: Tỷ lệ tạm ứng tối thiểu 10%
Bảo lãnh tạm ứng: Giấy bảo lãnh ngân hàng
1.3.3 Kiểm tra tiên lượng gói thầu
Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu đã tiến hành kiểm tra
lại tiên lượng mời thầu và giá gói thầu theo tiên lượng mời thầu. Sau khi kiểm tra nhà
thầu thấy mức độ chênh lệch khối lượng các công tác là rất ít, không đáng kể. Đồng thời
tiên lượng mời thầu mà chủ đầu tư đưa ra không có sự thiếu sót công tác. Vì vậy nhà thầu
quyết định lấy khối lượng trong tiên lượng mời thầu do chủ đầu tư cung cấp để lập biện
pháp thi công và tính giá dự thầu công trình của nhà thầu.
1.4. Phân tích môi trường đấu thầu và các điều kiện cụ thể của gói thầu
1.4.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, thời tiết
1.4.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Hướng gió chủ đạo: Hướng Đông Nam
(Chi tiết điều kiện tự nhiên được trình bày tại Phụ lục 1, mục 1.2 trang 4)
1.4.2 Phân tích đổi thủ cạnh tranh
- Hình thức đấu thầu cho gói thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu theo phương thức một
giai đoạn hai túi hồ sơ, không qua sơ tuyển. Vì vậy nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân và
năng lực đều có thể nộp hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu.
Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng các nhà thầu
tham gia gói thầu như sau:
+ Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Phương Đông;
+ Công ty cổ phần xây dựng Delta;
+ Công ty xây dựng Sông Đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà;
+ Công ty đầu tư xây dựng LICOGI;
Sau đây là một số phân tích về các nhà thầu cạnh tranh:
1.4.2.1 Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Phương Đông
Địa chỉ: Km 13 đường 196, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- Điểm mạnh: Đây là công ty tại tỉnh nên lợi thế về thị trường đầu vào và nắm bắt được
tình hình tại nơi xây dựng công trình, có năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Chuyên thi
công công trình dân dụng, giao thông.
- Điểm yếu: là công ty mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị
còn hạn chế.
1.4.2.2 Công ty TNHH tập đoàn xây dựng Delta
Địa chỉ: 81 Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điểm mạnh: Công ty có năng lực thi công phần ngầm rất tốt và đang nâng cao năng lực
thi công nhà cao tầng.
- Điểm yếu: Trong giai đoạn này công ty đang thi công rất nhiều công trình lớn, do vậy
muốn thi công trình này có thể khó khăn trong việc huy động máy móc thiết bị.
1.4.2.3 Công ty xây dựng Sông Đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà
Địa chỉ: Tầng 5, tháp B, tòa nhà HH4, KĐT Sông Đà - Mỹ Đình phường Mỹ Đình 1,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Công ty Sông Đà 5 là công ty chuyên làm đường, đập nước, thủy điện trạm điện, công
trình trên sông, hầm lò…
- Điểm mạnh: Đây là công ty mạnh của tổng công ty xây dựng Sông Đà có năng lực máy
móc thiết bị, tài chính. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi có
nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty xây dựng sông Đà 5 xây dựng mọi loại hình
công trình kỹ thuật ngầm trong các địa chất địa hình phức tạp các công trình dân dụng,
công nghiệp khác.
- Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm
yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao. Năng lực kinh nghiệm trong những năm gần
đây kém, chuyên môn thi công đường, thủy điện. Đồng thời họ đang thi công các công
trình đường vào giai đoạn chính, nên tập trung tài chính nhân lực, máy móc lớn. Vì vậy
công ty này khó có thể đáp ứng được những yêu cầu quy định trong HSMT.
1.4.2.4 Công ty Cơ giới và xây lắp số 12 LICOGI:
Địa chỉ: Nhà G1, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội
-Điểm mạnh: thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực thi công cơ giới, xử lý nền móng, xây
dựng các công trình ngầm qui mô lớn, garage của các tòa cao ốc... với lực lượng thiết bị
hiê ̣n đại được nhâ ̣p từ các nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Nhâ ̣t, Đức, Hàn Quốc...
LICOGI đã tham gia xây dựng hàng trăm công trình thuô ̣c các lĩnh vực: công nghiê ̣p, dân
dụng, giao thông, thủy lợi, đă ̣c biê ̣t là các công trình nguồn điê ̣n, cầu đường, cảng hàng
không, cảng biển.
-Điểm yếu: Hiện nay họ đang phải tập trung thi công khoảng 4 dự án khác về làm đường
và thủy điện. Về mảng dân dụng, Licogi 12 đang thực hiện 2 dự án nhà cao tầng khác.
1.4.3 Kết luận
Sau khi tìm hiểu hồ sơ mời thầu công trình, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế
kỹ thuật, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và môi trường đấu thầu cũng như các
đối thủ cạnh tranh. Nhà thầu nhận thấy có đủ khả năng thi công công trình “Xây dựng
Trụ sở Chi nhánh ngân hàng Vietcombank” do:
- Nhà thầu hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về nhân lực, kỹ thuật,
máy móc, thiết bị - công nghệ, vật liệu thi công cũng như các vấn đề tài chính.
- Nhà thầu là nhà thầu lớn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi công công
trình cao tầng, công trình ngầm, bán ngầm, công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp.
- Năng lực máy móc thiết bị - công nghệ thi công của nhà thầu mạnh hơn so với đối thủ
cạnh tranh và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
 Nhà thầu quyết định tham gia tranh thầu và có khả năng trúng thầu cao
CHƯƠNG 2: LẬP VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU
2.1. Lựa chọn phương hướng kỹ thuật, công nghệ tổng quát
2.1.1 Lựa chọn phương pháp phân chia, phương hướng, công nghệ tổng quát cho
toàn công trình
2.1.1.1 Tổ hợp công nghệ
Đây là công trình nhà dân dụng nhiều tầng, kết cấu hệ khung vách bê tông cốt thép đổ
toàn khối, ta có thể phân chia các tổ hợp công nghệ như sau:
- Phần ngầm:
+ San lấp, dọn dẹp mặt bằng
+ Thi công cọc nhồi bằng máy
+ Đào đất hố móng, giằng móng bằng máy, sửa hố móng bằng thủ công
+ Đập bê tông đầu cọc
+ Thi công đài móng, giằng móng bê tông cốt thép toàn khổi
+ Thi công BTCT tầng bán hầm
+ Lấp đất hố móng
- Phần thân:
+ Thi công hệ khung vách bê tông cốt thép cột, dầm, sàn
+ Xây tường
- Phần hoàn thiện và các công tác khác
2.1.1.2 Phương hướng thi công
Qua phân tích giải pháp quy hoạch, kết cấu công trình, giải pháp kiến trúc công trình và
các tài liê ̣u về kinh tế kỹ thuâ ̣t, điều kiê ̣n cung ứng vâ ̣t tư và năng lực sản xuất của đơn vị
đã được phân tích ở phần giới thiê ̣u công trình. Từ đó nhà thầu có biê ̣n pháp phương
hướng thi công như sau:
- Cơ giới hoá tối đa, nhất là trong các công viê ̣c có khối lượng lớn như công tác cọc
khoan nhồi, công tác đào đất, công tác bê tông, …để rút ngắn thời gian xây dựng vẫn
đảm bảo chất lượng công trình.
- Trong thi công chia các công viê ̣c ra thành các phân đoạn, phân đợt và tổ chức thi công
dây chuyền dễ dàng, liên tục và nhịp nhàng tránh chồng chéo các công viê ̣c, bố trí hợp lý
mă ̣t trâ ̣n công tác và có thể rút ngắn thời gian thi công.
- Dựa vào khả năng của doanh nghiê ̣p và khối lượng công tác chính và toàn công trình là
khá lớn, mă ̣t bằng rô ̣ng nên ta dự định vâ ̣n chuyển lên cao bằng cần trục tháp và kết hợp
vâ ̣n thăng. Vâ ̣n chuyển ngang nô ̣i bô ̣ công trường dự định dùng cần trục tháp và kết hợp
xe chuyên dùng (xe cải tiến).
- Trong quá trình tiến hành thi công, nhà thầu chú trọng đến các công tác có công viêc̣
găng, khối lượng lớn như công tác cọc khoan nhồi, đào đất, bê tông, xây. Các công tác có
khối lượng nhỏ làm xen kẽ để tâ ̣n dụng tối đa mă ̣t trâ ̣n công tác.
2.1.2 Lựa chọn giải pháp công nghệ tổng quát cho công tác chủ yếu
2.1.2.1 Công tác khoan cọc nhồi
* Các phương pháp khoan cọc khoan nhồi: khoan thổi rửa( khoan phản tuần hoàn), khoan
dùng ống vách, khoan gầu trong dung dịch.
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 206:1998 cọc khoan nhồi- yêu cầu về chất lượng thi công
 Phương pháp thi công cọc khoan nhồi nêu trong hồ sơ mời thầu: Khoan gầu trong
dung dịch (khoan tạo lỗ trong dung dịch bentonite)
- Ưu điểm của phương pháp này: thi công nhanh, dễ kiểm tra, đảm bảo vệ sinh môi
trường
- Nhược điểm: Cần thiết bị chuyên dụng, giá thành khá cao, yêu cầu quy trình chặt chẽ
2.1.2.2 Công tác đào đất hố móng
Công tác đào đất hố móng được thực hiện bằng phương thức kết hợp thi công bằng máy
và đào sửa bằng thủ công – căn cứ vào thực tế nhà thầu dự kiến tiền hành đào ao kết hợp
đào moi bằng máy đào gầu nghịch để thi công và sửa hố móng thủ công.
Đất thừa được đưa ra khỏi công trường bằng ô tô tự đổ
2.1.2.3 Công tác bê tông cốt thép móng
- Để rút ngắn quá trình thi công, tiến hành phân đoạn để tổ chức thi công dây chuyền
- Bê tông lót móng sử dụng máy trô ̣n, đổ thủ công
- Cốt thép móng, ván khuôn móng được vận chuyển bằng cần trục tháp
- Đổ bê tông móng bằng xe bơm (dùng bê tông thương phẩm)
2.1.2.4 Công tác bê tông cốt thép thân
- Công tác thi công theo phương pháp dây chuyền, thi công phát triển theo chiều cao.
- Ván khuôn và cốt thép dùng cần trục tháp cố định để vận chuyển.
- Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm.
- Đổ bê tông cô ̣t và vâ ̣n chuyển lên cao bằng cần trục tháp
- Bê tông dầm, sàn: đổ bằng xe bơm tự hành và máy bơm tĩnh
- Đầm bê tông bằng máy đầm dùi và đầm bàn
2.1.2.5 Công tác xây, hoàn thiện
- Phân đợt, phân đoạn thi công phù hợp với giáo bắc
- Vữa trô ̣n xây trát được trô ̣n bằng máy trô ̣n
- Vâ ̣n chuyển lên cao bằng cần trục tháp và vâ ̣n thăng
- Vâ ̣n chuyển ngang bằng xe cải tiến hoă ̣c xe chuyên dụng
2.1.3 Chi phí xây dựng so sánh lựa chọn phương án
Trong tất cả các phương án, chi phí xây dựng so sánh đều tính theo chi phí thi công qui
ước không bao gồm chi phí vật liệu trên cơ sở chi phí vật liệu của các phương án là như
nhau và chi phí hạng mục chung.
CPXDSS = NC + M + CCPC + CHMC
Chi phí nhân công (NC):
NC = Hi x ĐGi
Trong đó:
- Hi: Hao phí lao động của công nhân thợ bậc i (ngày công); Hi = Sca x NCni.
- Sca: số ca làm việc.
- NCni: Số công nhân bậc thợ i.
- ĐGi: Đơn giá nhân công của công nhân bậc thợ i của nhà thầu (đồng/ngày công).
2.1.3.1 Chi phí máy và thiết bị thi công (M):
M = Mlv + Mnv
M lv = SCLV LV
j *§ G j

M nv =  SC NV NV
j *§ G j
.
Trong đó:
- SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu
- ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j của nội bộ nhà thầu (đồng/ca).
- SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu.
- ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j của nội bộ nhà thầu (đồng/ca).
2.1.3.2 Chi phí chung (C):
CCPC = p% × (NC + M)
Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại
công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một
số chi phí khác.
Căn cứ vào các số liệu về chi phí của nhà thầu đã thi công các công trình tương tự, nhà
thầu lấy tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp, p = 5,1%
2.1.3.3 Chi phí hạng mục chung (CHMC):
CHMC = (NC + M) x q%
- Chi phí hạng mục chung bao gồm:
+ Chi phí nhà tạm, lán trại công trường
+ Chi phí không xác định khối lượng
+ Chi phí hạng mục chung khác
- Tuy nhiên, để thuận lợi trong quá trình tính toán chi phí xây dựng dùng để so sánh lựa
chọn các phương án, căn cứ theo các số liệu về chi phí các công trình tương tự đã thực
hiện, nhà thầu xác định chi phí hạng mục chung thông qua chi phí trực tiếp và chi phí
chung. Tỷ lệ chi phí hạng mục chung so với chi phí trực tiếp và chi phí chung là
q=3,39%.
2.2. Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ - kỹ thuật chủ yếu ảnh hướng đến chất
lượng và tiến độ gói thầu
Thực hiện 4 bước cho việc thiết kế tổ chức thi công một công việc cụ thể:
+ Phân chia công tác chính thành các công việc thành phần và chọn công nghệ thi
công cho từng công việc thành phần
+ Tổ chức thi công: phân chia phân đoạn, tính khối lượng cho mỗi phân đoạn, hap
phí lao động trên mỗi phân đoạn
+ Chọn thiết bị thi công phù hợp với khối lượng
+ Tính chi phí thi công và lựa chọn phương án thi công
2.2.1 Thi công cọc khoan nhồi
2.2.1.1 Yêu cầu thiết kế
- Thực hiện theo TCXD 206:1998 về cọc khoan nhồi-yêu cầu về chất lượng thi công
- Tiêu chuẩn TCVN 9395:2012-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi
- Móng công trình xử lý nền bằng giải pháp móng cọc khoan nhồi, bê tông cốt thép
M300, vữa bê tông thương phẩm
- Công trình có 55 cọc khoan nhồi thi công theo phương pháp “thi công cọc khoan nhồi”,
phương pháp khoan gầu chống sạt lở thành hố khoan bằng dung dịch Bentonite.
- Số lượng cọc: 55 cọc D800mm cốt đầu cọc -4,250mm, sức chịu tải cọc 350T
- Chiều dài trung bình cọc là 51m
- Cọc khoan nhồi đi vào tầng cuội sỏi 1 đoạn là 2,0 m
- Bê tông cọc M300# (B22,5), đá 1x2; độ sụt 17cm+-2cm

Hình 2.1 Mặt bằng định vị cọc


2.2.1.2 Trình tự và biện pháp kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi
- Trước khi triển khai thi công khoan cọc đại trà, chủ đầu tư đã cho khoan thử nén tĩnh và
siêu âm thí nghiệm cọc. Các cọc thí nghiệm được nén tĩnh với tải trọng tối đa là 200%
SCT dự kiến. Quy trình thí nghiệm được tiến hành theo TCXDVN 269 – 2002, TCVN
9395:2012 Thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi, TCXD 206- yêu cầu về chất lượng
thi công.
- Theo thiết kế, móng nhà được đặt trên nền gia cố bằng cọc BTCT đường kính 800 (55
cọc) mác 300 đá 1x2, được thi công bằng thiết bị khoan gầu xoay và dùng vữa Bentonite
để giữ ổn định vách lỗ khoan. Cọc được ngàm vào lớp cuội sỏi 2m.
- Các quá trình thi công theo phương pháp dây chuyền tuần tự sau khi khoan tạo lỗ xong
khoan tạo lỗ tiếp theo.
- Việc thi công thực hiện liên tục, tạo điều kiện cho công tác vận chuyển đổ bê tông.
- Thi công cọc tiếp theo không ảnh hưởng cọc thi công trước vào khoảng thời gian cho
phép ninh kết của bê tông.
- Do đất đào lên có chứa dung dịch Bentonite nên phải đổ vào thùng chứa mùn để lọc
Bentonite trước khi xúc lên ô tô chở đi.

Hình 2.2 Sơ đồ trình tự thi công cọc khoan nhồi


2.2.1.3 Tính toán, lựa chọn phương án tổ chức thi công cọc khoan nhồi
Dựa vào đặc điểm công trình, công trình sử dụng 1 loại cọc D800mm, chiều sâu đào là
52,4m trong đó cọc ngàm trực tiếp vào lớp đất sỏi một đoạn 2m.
Từ thực tế nêu trên, nhà thầu lựa chọn phương án sử dụng 1 máy khoan cọc nhồi, thời
gian làm việc 2ca/máy/ngày, 3 tổ đội công nhân 1 tổ/ca/ngày. Hai tổ máy, 1 tổ cho công
tác khoan, 1 tổ cho công tác cốt thép và bê tông.
a)Lựa chọn máy khoan thi công cọc khoan nhồi
- Chọn máy khoan Soilmec R516 HD có thông số sau:
- Công suất 145kW/h
- Năng suất khoan: 5-10 m/h
- Đường kính mũi khoan: 800-1200mm
- Độ sâu mũi khoan: 61 (m)
- Momen quay tối đa: 180 (KN.m)
d) Lựa chọn cần trục phục vụ thi công cọc khoan nhồi
Giúp cẩu lắp thiết bị khoan, hạ lồng thép (dài nhất 11,7m, trọng lượng max 0,7T), hạ rút
ống vách, hạ nâng ống đổ bê tông
Thông số kỹ thuật yêu cầu:
Hyc = hat + hck + htreo + hpl = 1 + 11,7 + 1 + 1,5 = 15,2 m
+ Hat: khoảng cách an toàn, hat = 1m
+ Hck: chiều cao cấu kiện, Hck = 11,7m
+ Htreo: chiều cao dây treo buộc, htreo =1m
+ Hpl: chiều cao hệ puli, hpl=1,5m
 Dùng 1 cần cẩu RDK 25 có các thông số sau:
+ Chiều dài tay cần: 12,5m
+ Chiều dài cần phụ: 5 m
+ Chiều cao nâng: 16 m
+ Tầm với: Rmax = 17 m
+ Sức nâng: Qmax = 22T
+ Cơ cấu di chuyển: Bánh xích
2.2.1.4 Tổ chức thi công cọc khoan nhồi
a)Tính khối lượng công tác cho một cọc (Tính toán tại phụ lục, mục 2.1.1.2 trang 8, 9,10)
* Cọc được hạ xuống độ sâu -53,75m (so với cốt 0,000); cốt tự nhiên là -1,350m
Lựa chọn ống vách dài 6m, dày 10mm, đường kính ống vách 900mm; chiều cao ống vách
nhô lên mặt đất 0,5m.
* Chiều sâu khoan mồi hạ ống vách: L1 = chiều dài ống vách– chiều cao ống nhô lên
mặt đất
L1 = 6m – 0,5m = 5,5m
* Chiều sâu khoan tạo lỗ: L2 = - (cốt đáy cọc – cốt mặt dất tự nhiên) – chiều sâu khoan
mồi
L2= 53,75 – 1,350 – 5,5 = 46,9m
 Khối lượng đất khoan
R1: Bán kính ống vách (900/2=450mm)
L1: Chiều sâu khoan mồi hạ ống vách
R2: Bán kính cọc (800/2=400mm)
L2: Chiều sâu khoan tạo lỗ
 Khối lượng đất vận chuyển
Vk: Khối lượng đất khoan
Kt: Hệ số tơi của đất (Kt=1,2)
 Khối lượng Bentonite
R2: Bán kính cọc
Lb: Cao trình dung dịch bentonite cách miệng trên của ống vách 1m ( Lb = L2+6-
1=46,9+6-1=51,9m)
Ktt: Hệ số tổn thất bentonite Ktt=1,1
 Khối lượng bê tông
R2: Bán kính cọc
L0: Chiều dài đổ bê tông cọc
+ cốt đáy đài -5,25m: L0 = 53,75-5,25 +1 = 49,5 m
+ cốt đáy đài -7,4m: L0= 53,75-7,4 +1 = 47,35 m

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp khối lượng công tác thi công cọc khoan nhồi
R1 R2 L0 L1 L2 Lb SL
TT Nội dung Kí hiệu ĐV Kt Ktt KL Tổng
(m) (m) (m) (m) (m) (m) cọc
1 Khối lượng đất khoan Vk m3 0,45 0,4   5,5 46,9       27,073 1489,040

2 Khối lượng đất vận chuyển Vvc m3             1,2   32,488 55 1786,848

3 Khối lượng bentonite Vbentonite m3   0,4     46,9 51,9   1,1 28,697 1578,311

4 Khối lượng bêtông                     1364,155

4.1 Cọc dài 49,5m Vbt m3   0,4 49,5           24,881 51 1268,952

4.2 Cọc dài 47,35m   0,4 47,4           23,801 4 95,203


5 Khối lượng cốt thép                       161,837
5.1 D=<18mm   tấn                  1,012   55,612

5.2 D>18mm                    1,935   106,225

1
R1: Bán kính ống vách L1: Chiều sâu khoan mồi hạ ống vách
R2: Bán kính cọc L0: Chiều dài đổ bê tông cọc
L2: Chiều sâu khoan tạo lỗ Lb: Cao trình dung dịch bentonite cách miệng trên của ống vách 1m
Công tác gia công cốt thép cọc khoan nhồi
Khối lượng Định
Công việc ( tấn) mức(công/tấn) HPLĐ CN TGTT TGKH
(công) (người) (ngày) (ngày)
d<= d> d<= d>
18mm 18mm 18mm 18mm
Gia công cốt thép cọc
khoan nhồi 55,612 106,225 4,380 3,088 563,11 30 18,77 19

2
b)Xác định hao phí và tiến độ thi công cọc khoan nhồi
Tiến hành thi công cọc khoan nhồi, nhà thầu tổ chức gia công và tạo hình cốt thép trước,
do vậy khi xác định thời gian thi công một cọc không xét đến thời gian gia công lồng
thép.
Bảng 2.2 Hao phí và thời gian thi công cọc khoan nhồi D800mm
Thời
Thời
Đơn Khối ĐMCM gian dự
TT Công tác gian tt CN
vị lượng (giờ/đvt) kiến
(giờ)
(giờ)
1 Chuẩn bị, định vị cọc cọc       0,5 5
2 Khoan mồi m 5,5 0,083 0,457 0,5 5
3 Hạ ống vách m 5,5 0,068 0,374 0,4 5
4 Khoan tạo lỗ m 46,9 0,117 5,487 5,5 5
Chờ lắng để vét đáy hố
4* cọc       0,5  
khoan
5 Vét đáy hố khoan cọc       0,5 5
Hạ lồng thép, đặt ống siêu
6 lồng 5 0,3 1,500 1,5 5
âm
7 Thổi rửa đáy hố khoan cọc       1 5
8 Đổ bê tông m3 24,881 0,033 0,821 0,8 5
8* Chờ rút ống vách cọc       0,25  
9 Rút ống vách m 6 0,068 0,408 0,4 5
9* Chờ lấp cát đầu cọc cọc       1  
10 Lấp cát đầu cọc cọc       0,25 5
Tổng 13,1  

Hình 2.3 Tiến độ thi công cọc khoan nhồi D800mm


Thời gian thi công 1 cọc khoan nhồi D800 là 13,1 giờ

1
Hình 2.4 Tiến độ thi công 1 ngày máy cọc khoan nhồi
Nhà thầu đưa ra phương án 1 máy/2 ca/ ngày. Như vậy mỗi ngày khoan được 2 cọc
Dựa vào tiến độ thi công một ngày máy và tổng số cọc khoan nhồi xác định được thời
gian thi công khoan cọc nhồi toàn công trình=55/2=28 ngày
2.2.1.5 Lựa chọn máy móc phục vụ thi công cọc khoan nhồi
a) Máy xúc
Nhiệm vụ xúc đất từ thùng chứa lên ô tô vận chuyển ra ngoài công trường. Tổng số lượng
đất phải vận chuyển ra khỏi công trường là 1786,85 m 3 (32,488 m3/ cọc). Nhà thẩu lựa
chọn sử dụng 1 máy đào gầu nghịch KUBOTA KH-8 để gom và xúc đất đổ lên ô tô.
Dung tích gầu đào: V=0,08 m3
Năng suất thực tế của máy là:
N = 0,08 × (0,95/1) × 176,9 × 0,75= 10,08 (m3/h) = 80,66 (m3/ca)
 Dùng 1 máy xúc KUBOTA KH-8 dùng tích gàu 0,08m3; sử dụng 2ca/ngày
(Chi tiết tính toán xem tại Phụ lục, mục 2.1.1.3 trang 11)
b) Xe ô tô phục vụ máy xúc 1 gàu đổ đất
Đất do máy khoan đào lên sẽ được vận chuyển hết bằng ô tô tự đổ tới khu vực cách công
trường 5km.
Theo tính toán khối lượng đất cần đổ lớn nhất trong 1 ngày là: 64,976 m3
Sử dụng ô tô 7T thì một ô tô 7T chở được khoảng 3,5m3 đất
Vậy số chuyển ô tô để vận chuyển đất 1 ngày là: 64,976/2,5 = 26 chuyến
Lựa chọn ô tô tự đổ loại MAZ 305 có sức chở 5T với thông số:
Vận tốc khi di chuyển có đất: 25 km/h
Vận tốc khi di chuyển không: 35 km/h
To = n x Tck / Ktg = 25* 20,3/0,75 = 676,7(s) = 0,188(h)
2
T = 0,188 + 0,2 + 0,05 + 0,143 = 0,581 (h)
Vậy 1 ô tô có thể vận chuyển : 8/0,581= 13 chuyển / ca
Số ô tô phục vụ máy đào:
 Như vậy, cần 1 ô tô phục vụ trong 2 ca để chuyển đất ra bãi thải cho 1 cọc khoan
nhồi.
(Chi tiết tính toán xem tại Phụ lục, mục 2.1.1.3 trang 11)
c) Máy trộn dung dịch bentonite
-Công suất trạm trộn phải đảm bảo cung cấp đủ Bentonite cho thi công cọc 2 cọc/ngày
Khối lượng bentonite lớn nhất 1 ngày là : Vdd = 57,392 m3/ngày
 Chọn 1 máy có mã hiệu BE-30A có thông số
+Năng suất : 3m3/h, Dung tích : 30m3
+Lưu lượng : 2500 l/ph
+Áp suất dòng chảy : 2KN/cm3
+Làm việc 2 ca/ngày
Bơm cấp: Chọn 1 máy bơm cấp, đảm bảo cung cấp đủ bentonite trong quá trình thi công
cho 1 hố khoan. Bơm có công suất 40m3/h
-Bơm thu hồi: Bentonite thu hồi được thu hồi vào thùng chứa sau đó cho đi qua bể lọc
cát. -Bể lọc cát phải cân đối hài hòa giữa vận tốc lọc của bể lọc và vận tốc thu hồi
bentonite. Chọn thùng thu hồi có dung tích 100m3
-Máy sàng lọc bentonite: Chọn 1 máy sang lọc mã hiệu BE-1000 tốc độ là 100m3/h
-Máy nén khí: Chọn 1 máy nén khí sao cho đảm bảo lực nén là 15kg/cm2 với ống D60
d)Máy hàn và uốn thép
Bảng 2.3 Bảng lựa chọn máy hàn và máy cắt, uốn
Định mức ca máy
Khối lượng Số ca
ST (ca/tấn) Số ca máy
Loại thép thép cọc máy
T Máy cắt uốn
D800 Máy hàn hàn
uốn
1 D<=18 mm 1,012 0,948 0,128 0,960 0,130
2 D>18 mm 1,935 1,048 0,064 2,028 0,124
  Tổng 2,947     2,988 0,253
 Lựa chọn 3 máy hàn 23KW và 1 máy uốn, cắt loại 5KW để phục vụ công tác gia
công cốt thép. Làm 1 ca/ngày

3
Thứ tự thi công cọc khoan nhồi
Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ
tự tự tự tự tự tự tự tự tự tự tự tự
thi cọc thi cọc thi cọc thi cọc thi cọc thi cọc
công công côn côn công côn
g g g
1 42 11 32 21 54 31 22 41 12 51 8
2 45 12 49 22 36 32 25 42 21 52 6
3 27 13 31 23 52 33 16 43 11 53 4
4 44 14 48 24 38 34 14 44 18 54 5
5 43 15 33 25 55 35 24 45 10 55 1
6 28 16 51 26 41 36 23 46 17
7 30 17 35 27 53 37 15 47 3
8 47 18 50 28 40 38 20 48 9
9 29 19 34 29 39 39 13 49 7
10 46 20 37 30 26 40 19 50 2

Hình 2.5 Sơ đồ di chuyển máy khoan gầu cọc khoan nhồi

4
Hình 2.5 Sơ đồ di chuyển máy thi công cọc khoan nhồi
5
2.2.1.6 Biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Áp dụng các TCXD 206, 269, TCVN 9395:2012 ...về cọc khoan nhồi
a) Định vị cọc
Căn cứ bản vẽ thiết kế và địa hình thực tế trên công trường mà ta định vị tim cọc.
Trong quá trình thi công dấu định vị cọc dễ bị mất do bùn lầy, thiết bị di chuyển.
Cách định vị cọc nên làm:
- Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ toạ độ khống chế 4 móc của hệ trục này
được gởi lên chỗ an toàn nhất có thể bên ngoài khu vực xây dựng. Từ hệ toạ độ này sẽ
triển khai xác định các vị trí tim cọc. Khi bắt đầu khoan tại mỗi cọc phải kiểm tra lại.
- Sai số định vị của tim cọc sau khi thi công không được lệch quá 1/3 đường kính cọc.
- Tim cọc được xác định bằng 2 tim mốc kiểm tra A và B vuông góc với nhau và đều
cách tim cọc 1 khoảng L bằng nhau.
b) Công tác hạ ống vách
Nhiệm vụ của ống vách:
- Định vị và dẫn hướng cho máy khoan;
- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan;
- Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan;
- Làm sàn đỡ tạm và thao tác buộc mối nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống
đổ bê tông.
- Ống vách phải được hạ thẳng đứng và kê chắc chắn tránh bị xô lệch, trượt trong quá
trình thi công, Vị trí ống vách thẳng đứng phải được kỹ thuật bên A và tư vấn giám sát
kiểm tra nghiệm thu bằng máy trắc đạc.
- Dùng máy khoan để hạ ống vách: Lắp vào gầu khoan một đai sắt để mở rộng hố đào,
khoan đến độ sâu của ống vách thì dùng cần cẩu hay máy đào để đưa ống vách xuống,
sau đó chèn chặt ống vách bằng đất sét và nem chặt, cố định không cho ống vách dịch
chuyển trong quá trình khoan.
c) Khoan tạo lỗ
- Trước khi khoan phải kiểm tra độ thẳng đứng theo dây dọi của thân dẫn hướng của cần
khoan để lỗ khoan không bị xiên lệch quá độ nghiêng cho phép (1/100).
- Để kiểm tra độ lệch xiên trên hiện trường tiện lợi nhất là xem việc lắp ráp các đoạn ống
đổ bêtông. Khi lỗ khoan bị lệch nghiêng thì không thể đưa ống đổ xuống đáy hố được, tự
thân ống bằng kim loại sẽ xuống theo đường dây dọi do trọng lượng bản thân của nó.
- Khoan gần cọc vừa mới đổ bêtông xong: Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng
cách mép các lỗ khoan < 1,5 m nên tiến hành cách quảng 1 lỗ; khoan các lỗ nằm giữa 2
cọc đã đổ bêtông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bêtông.
- Đo đạc trong khi khoan: Gồm kiểm tra tim cọc, đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn
khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải
được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc. Cứ khoan được 2 m thì lấy
mẫu đất 1 lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo
ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

6
- Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng. Độ lắng được
xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa 2 lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ
lắng vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành vét đáy hố khoan cho tới khi đạt yêu cầu.
d) Dung dịch khoan
- Dung dịch sét giữ thành dùng cho cọc khoan nhồi chủ yếu là sét bentonite, có tính chất
vật lý như sau:
+ Tỷ trọng: 1,05 - 1,15 g/ml;
+ Độ nhớt: 18 – 45 giây;
+ Độ pH: 7 – 9
+ Hàm lượng cát: < 6%
- Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1,5 m. Khi có
hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra dung dịch Bentonite từ khi chế biến cho đến khi kết thúc đổ bêtông từng cọc,
kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp. Dung dịch có thể tái sử
dụng trong thời gian thi công nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá
6 tháng.
- Trong trường hợp ngừng thi công (do thời tiết hay hết giờ làm) người kỹ thuật phải đảm
bảo trong hố khoan có đầy dung dịch và không bị thấm đi trong thời gian ngưng thi công.
e) Kịểm tra độ sâu của hố khoan
Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo chiều dài của từng cần
khoan để xác định độ sâu của hố khoan.
f) Công tác cốt thép
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để gia công thép cho cọc.
- Con kê: Là phụ kiện bằng thép bản hoặc Xi măng – Cát (hình tròn) dùng định vị lồng
thép trong lỗ khoan. Chiều dày lớp bảo vệ là 50 mm
- Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.
- Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế.
Khi cọc có chiều dài lớn, cần phải nối bằng Bulon đảm bảo đoạn lồng thép không bị tụt
khi lắp hạ.
- Việc hạ lồng cốt thép phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng tránh va đập vào thành hố khoan
gây sụt lở thành vách. Sau khi lồng cốt thép được hạ đến độ cao yêu cầu cần tiến hành
neo cố định lồng cốt thép vào ống vách thép để tránh chuyển vị.
g) Xử lý cặn lắng đáy hố khoan bằng phương pháp thổi rửa
- Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định thì phải bơm hút bùn để làm
sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung
dịch theo quy định.
- Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén được đưa xuống gần đáy
hố khoan bằng ống thép (đường kính 60 mm), cách đáy khoảng 60 cm. Khí nén được trộn
với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ Bêtông ra ngoài. Quá trình thổi
rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy
định.
h) Lắp ống đổ bê tông
7
- Loại ống đổ bê tông thường dùng làm bằng thép có đường kính từ 20 - 30cm chế tạo
thành từng đoạn có chiều dài thay đổi theo modul 0,5m như 0,5m, 1m, 1,5m, 2m… để có
thể lắp giáp tổ hợp theo chiều sâu hố đào được nối bằng ren không đòi hỏi phải có cáp và
biện pháp chống bentonite xâm nhập đơn giản hơn.
i) Công tác đổ bê tông
- Dùng nút dịch chuyển tạm thời (nút cao su hay nhựa có vát côn) đảm bảo cho mẻ
bêtông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đổ bêtông và loại
trừ khoảng chân không khi đổ bêtông.
- Đáy ống đổ bêtông phải luôn ngập trong bê tông ≥ 1.5 m.
- Bêtông không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố
khoan (khoảng 4 giờ).
- Cấp phối đá, cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có) phải đúng với mác bê tông.
- Chất lượng của các vật liệu bêtông phải đảm bảo, tránh các tạp chất.
- Độ sụt của bêtông khoảng 180 mm.
- Khối lượng bêtông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được > 20 %.
Khi tổn thất bêtông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.
- Lấy mẫu bêtông để kiểm tra chất lượng của bêtông.
- Để đảm bảo chất lượng và cường độ bêtông trong suốt chiều dài cọc, thì thời gian đổ
bêtông cho 1 cọc không được kéo dài quá 6 giờ.
- Qui trình cắt ống đổ bêtông: Kỹ thuật viên và giám sát có thể theo dõi cao độ của mức
bêtông dâng lên trong hố khoan bằng cách tính sơ bộ lượng bêtông đổ qua từng mẻ.
- Trước khi cắt ống đỗ bêtông phải nâng ống đổ rồi thả chùng Cable để xác định “độ
ngồi” của ống đổ trong bêtông, rồi cho cắt ống.
- Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọ khoảng 1m, dù công tác
vệ sinh đã được làm kỹ lưỡng nhưng lớp bê tông trên cùng thường bị nhiễm bùn tự nhiên.
l) Công tác rút ống vách, lấp cát và làm hàng rào bảo vệ
- Sau khi kết thúc đổ bê tông cần tiến hành rút ống vách. Sau khi rút ống vách từ 1-2h sẽ
tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp cát và làm hàng rào bảo vệ.
2.2.2 Công tác ép cừ Larsen
Do chiều sâu đào 2,7m là khá lớn cùng với việc xem xét địa hình địa chất xung quanh
công trình xây dựng nên nhà thầu lựa chọn biện pháp thi công ép cừ kết hợp văng chống
trước khi thi công đào đất để đảm bảo an toàn quá trình thi công công trình.
Chiều sâu cần đào đến đáy đài đại điển hình là 4m (từ code -1.35m đến code -5.35m) nên
chọn 1 lớp văng chống
Biện pháp thi công tổng quát: Ép cừ đào đất văng chống đào đất.
1.1.1.1 Cấu tạo mối ghép cừ
Do tổng chiều sâu cần đào là >2,7m nên chọn loại cừ Larsen IV dài 8m để quây giữ hố
móng.

8
Hình 2.7 Cấu tạo ghép cừ
1.1.1.2 Mặt bằng ép cừ

Hình 2.8 Mặt bằng ép cừ và văng chống


1.1.1.3 Tính toán khối lượng ép cừ và chọn máy ép
Dựa vào mặt bằng ép cừ tính toán số lượng cừ cần ép như sau:
-Chiều dài ép cừ= chiều dài công trình +2m=31,8+2=33,8m

9
-Chiều rộng ép cừ: 21,2+2= 23,2m
-Số lượng cừ Larsen IV cần ép là: (33,8+23,2)*2/0,4= 285 cây cừ larsen IV
Chiều dài ép là 8m tổng chiều dài cừ cần ép: Qcừ = 285*8=2.280 m dài
*Chọn máy ép cừ
Dựa theo tính chất và qui mô công trình, Nhà thầu dự kiến sử dụng một số thiết bị chính
để phục vụ thi công cọc cừ Larsen tại công trình như sau:
Máy chính: Hệ thống máy ép thủy lực, nhổ cừ Larsen loại Giken-KGK-150
+ Năng suất máy ép cừ: N1= 100m/h = 800 (m/ca)
+ Năng suất máy nhổ cừ: N2= 140m/h = 1120 (m/ca)
→ Hao phí ca máy ép và nhổ cọc cừ Larsen:
Q cừ 2.280
HP M ép = = =2,85 ( ca ) ≈ 3(ca)
N ép 800
Q 2.280
HP M nhổ = cừ = =2,03 ( ca ) ≈ 2(ca)
N nhổ 1120

Vậy sử dụng 1 máy để thi công ép cọc cừ Larsen IV trong 3 ngày và nhổ cừ trong 2 ngày.
Việc nhổ cừ sẽ tiến hành sau khi tường tầng hầm đủ điều kiện chịu lực và đã lấp đất phía
ngoài tường tầng hầm.
*Bố trí tổ đội công nhân:
+ 2 người điều khiển cừ (Bậc 3,5/7);
+ 2 người buộc cừ (Bậc 3,5/7);
→ Tổng hao phí lao động cho công tác ép, nhổ cừ là:
HP LĐ =4 CN × 1máy × 5 ngày=20 ( công )
* Chi phí vận chuyển máy ép, đối trọng ban đầu đến và đi khỏi công trường:
Sử dụng ô tô 15T để vận chuyển giá ép, máy, đối trọng đến công trường và thiết bị cần
thiết. Cả chuyển đến và chuyển đi hết 1 ca ô tô với máy ép và 1 ca ô tô với đối trọng. Bố
trí 1 ô tô 10T, đơn giá 2.500.000 đồng/ca.
2.2.3 Thi công đào đất móng
2.2.3.1 Đặc điểm, phương hướng thi công
*Đặc điểm:
Công trình được xây dựng trên nền đất cấp 2, mặt bằng được san lắp tương đối bằng
phẳng; được gia cố bằng cọc khoan nhồi.
+Cốt tự nhiên: -1,35m
+Cốt đáy đài: Đài cọc 1,2,3,4,5,6,8,9 cốt đáy đài là -5,25m; đài cọc 7 cốt đáy đài là -7,4m
+Chiều dày lớp bê tông lót: 100mm
Cốt đầu cọc: -4,25m
Cốt đáy giằng: DM1-7;DM10-15: -4,25m; DM8-8A và DM9-9A: -3,75m
*Phương hướng thi công: Mặt bằng công trình hiện trạng đã được san lấp bằng phẳng.
Theo bản vẽ khối lượng đào đất khá lớn; kết cấu móng công trình phức tạp; công trình có
nhiều hố móng liên kết với nhau bằng các dầm móng.
 Nhà thầu sử dụng biện pháp đào máy kết hợp thủ công

10
Do đặc điểm của hố móng và trụ địa chất có lớp đầu tiên là cát san nền xung quanh là
đường và đất canh tác nên nhà thầu tiến hành đào đất thành 2 đợt:
+ Đợt 1: Đào ao từ cốt tự nhiên -1,35m đến cốt -4,05 (chiều sâu:2,7m) cách cốt
đầu cọc(có đáy đài -5,25m) 20cm
+ Đợt 2: Dùng máy đào gầu nhỏ, đào đất giữa các cọc khoan nhồi. Sau khi đào
máy xong, tiến hành sửa hố móng bằng thủ công đến cốt đáy đài ĐC7 theo thiết kế.
Các công việc đập đầu cọc, đổ bê tông lót được thi công cùng với công tác đào đất
Nơi đổ đất cách công trình 5-7km nên dùng ô tô tự đổ để vận chuyển đất đào bằng máy
và thủ công.
Do xung quanh khu đất xây dựng là đất canh tác và đường quy hoạch nên nhà thầu lựa
chọn phương pháp đào ao với chiều sâu 4,05-1,35=2,7m để thuận lợi cho quá trình thi
công móng giằng.
2.2.3.2 Tính toán khối lượng đất đào
Xác định kích thước đáy hố đào. Do biện pháp thi công là ép cừ Larsen nên để đảm bảo
điều kiện thi công thuận lợi khi đào hố móng, mỗi bên phải mở rộng 1m so với kích
thước thật của công trình.
 Khối lượng đất đào hố móng xác định bằng công thức sau:

V = a×b×h (m3) (1)


Trong đó:
a,b: Kích thước đáy hố đào mở rộng về mỗi bên 0,8-1m đến sát mép cừ
h: Chiều sâu hố đào ao ( h = 4,05-1,35 = 2,7m)
Sau khi đào đất đến cốt -4,05m; nhà thầu tiến hành dùng máy đào gàu nhỏ đào moi đến
cốt thiết kế -5,35m (đối với đài 1,2,3,4,5,6,8,9 tính thêm 0,1m bê tông lót) đến cốt -7,5m
(đối với đài cọc 7). Đối với hố móng không xác định hình dạng(ĐC1), sử dụng công thức
V = hđ x Fđ (m3)
Hđ: Chiều cao hố đào (Hđ = 5,35-4,05 = 1,3 m; 5,35 là cao độ đáy đài tính cho cả dày
BTL đối với các đài ĐC1->6,8,9; đối với đài ĐC7 thì Hđ =(7,4+0.1)-4,05=3,45m)
Vcọc=πR2=0,502m2
 Khối lượng đất đào giằng móng
Sau khi đào đến cốt -4,05m nhà thầu tiến hành đào bằng máy đào gầu nhỏ kết hợp thủ
công phần giằng móng đến cao độ đáy giằng GM1,2,3,4,5,6,7,10 là -4,35m. Đối với 2
đoạn giằng ĐM8-8A-9-9A sẽ thi công sau. Do khoảng cách giữa 2 mép hố đào giằng
móng < 500mm nên đất giằng móng tiến hành đào băng với khối lượng được xác định
theo công thức V = a × hđ × L (m3)
11
Trong đó:
L: Chiều dài hố đào băng
a: Bề rộng hố đào
h đ: Chiều cao hố đào giằng móng=(cao độ đáy giằng 1+dày BTL)- cao độ đào
ao=4,35-4,05=0,3m

Bảng 2.1 Khối lượng đất đào


a (m) b (m) h(m) V (m3)
33,8 23,2 2,7 2117,23
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp khối lượng đất đào thủ công và máy
TT Nội dung V (m3)
1 Khối lượng đất đào máy đào ao 2117,23
Khối lượng đào moi và thủ công( đài móng+ giằng
2 704,398
móng)
2.1 Khối lượng đất đào bằng máy đào mini=50%(2) 352,199
2.2 Khối lượng đất đào bằng thủ công 352,199
Tổng 2821,63
(Xem chi tiết tính toán phụ lục mục 2.1.2.1 trang 13)
2.2.3.3 Tính toán phương án thi công đào đất
 Chọn máy đào gầu nghịch, bánh xích (dẫn động cơ khí) mã hiệu KATO WORK HD
800G theo năng lực máy thi công của nhà thầu có sẵn, có các thông số
+ Dung tích gầu đào: q=0,8m3; Chiều sâu đào: 3,5m; Bán kính đào: 10m;
+ Chu kỳ: tck = 18,5s
+ Trọng lượng máy: 12,5T
+ Đơn giá: 3.850.000 vnd/ca
Kd
 NS m = q. .n . K = 0,8x1,1x 176,9 x 0,75/1,2 = 97,295(m3/h) = 778,36 (m3/ca)
K t ck tg
Số ca máy sử dụng: Sca = Vm / NSm = 2117,23/778,36= 3,480 (ca)
=> chọn 3,5 ca máy
 Bố trí mỗi ngày 1 ca vậy thời gian thi công bằng máy: 3,5 ngày
(Chi tiêt tính toán tại phục lục, mục 2.1.2.2 (b) trang 14)
 Chọn ô tô vận chuyển phục vụ máy đào
Toàn bộ lượng đất đào bằng máy được ô tô chở đến bãi đất ở ngoài công trường cách
công trường 5km
Chọn ô tô tự đổ HUYNDAI HD270 có sức chở 10T
+ Vận tốc ô tô khi có đất là 25km/h, khi không đất là 35km/h
T
+ Số ô tô vận chuyển: m = [ T 0 ] + 1
+ To = n x Tck / Ktg =6*18,5/0,8 = 138,75 (s) = 0,0385 (h)
+ T = 0,0385 + 0,2 + 0,05 + 0,143 = 0,432 (h)
12
Số ô tô phục vụ máy đào: m = [T/To] + 1 = [0,432/0,0385] + 1 = 12 (xe/ca)
 Máy đào thi công trong 3,5 ca => số ca ô tô cần thiết là: 12*3,5 = 42 (ca)
(Chi tiêt tính toán tại phục lục, mục 2.1.2.2 (b) trang 14)
 Chọn máy đào moi gầu nhỏ
Sau khi sử dụng máy đào gầu nghịch tiến hành đào ao đến cốt -4,05m ta tiến hành cho
máy đào nhỏ vào tiến hành đào moi từng hố móng (đào moi khoảng 50% phần đất còn lại
từng hố). Phần đất sau khi được máy đào mini đào moi lên sẽ để bên cạnh hố móng để
máy đào cần dài tiến hành xúc lên bờ và ô tô chuyển đi
Chọn máy đào KUBOTA-E32các thông số:
+ Dung tích gầu: q=0,1m3
+ Bán kính đào max: Rmax=5
+ Trọng lượng máy: Q=3,5 (T)
+ Thời gian quay trung bình 1 chu kỳ: Tck=18,5s
+ Đơn giá ca máy: 1.150.000 vnđ/ca
Khối lượng đất đào moi bằng máy: 352,199m3( Bảng 2.8)
 NS m = 0,1x1,1x 176,9 x 0,75/1,2 = 12,162 (m3/h) = 97,295(m3/ca)
Số ca máy sử dụng: Sca = Vm / NSm = 352,199/97,295= 3,62 (ca) => chọn 3,5 ca máy.
Bố trí mỗi ngày 1 ca => Thời gian thi công bằng máy: 3,5 ngày
(Chi tiêt tính toán tại phục lục, mục 2.1.2.2 (b) trang 15)
 Chọn máy xúc chuyển đất lên otô và chọn ô tô phục vụ đào moi và đào thủ công
- Máy xúc chuyển đất: Đất được máy đào gàu nhỏ phía dưới cùng đào thủ công để tại các
vị trí tập kết, sau đó nhà thầu sử dụng máy đào cần dài HUYNDAI L220LC-9S LR( của
nhà thầu có sẵn) phục vụ đào xúc đất từ vị trí tập kết phía dưới lên ô tô tự đổ.
NSm = 0,3x1,1x 176,9 x 0,75/1,2 = 36,486 (m3/h) = 291,885 (m3/ca)
Số ca máy sử dụng: Sca = Vm / NSm = 704,398/291,885 = 2,41 (ca) => chọn 2,5 ca
máy.
Bố trí mỗi ngày 1 ca => Thời gian thi công bằng máy: 2,5 ngày
Toàn bộ lượng đất đào bằng máy được ô tô chở đến bãi đất ở ngoài công trường cách
công trường 5km.
-Chọn ô tô tự đổ HUYNDAI HD270 có sức chở 10T
Vận tốc ô tô khi có đất là 25km/h, khi không đất là 35km/h
T
Số ô tô cần thiết trong 1 ca: m = [ T 0 ] + 1
T: Thời gian một chu kỳ làm vịêc của ô tô, T = To + t2 + t3+ t4
To: Thời gian đổ đất đầy vào ô tô (phút), To = n x Tck / Ktg
Số ô tô phục vụ máy đào: m = [T/To] + 1 = [0,502/0,109] + 1 = 5 (xe/ca)
Máy đào cần dài thi công 2,5ca nên số ca oto cần thiết là 5*2,5= 12,5 ca
(Chi tiết tính toán tại phụ lục, mục 2.1.2.2(b) trang 16)
 Lựa chọn công nhân thực hiện đào thủ công

13
Sau khi máy đào moi được 50% khối lượng còn lại cần đào một hố, các đội công nhân
vào tiến hành đào đến cốt đáy móng BTL (-5,35m). Phần đất đào lên bằng thủ công sẽ
được gom cùng phần đất của máy đào moi để vận chuyển đi.
V thủ công thực tế = Tổng khối lượng đất đào - NS m. Sca(KL đào máy gầu nghịch) - NSm. Sca(KL
đào máy gầu nhỏ)
Định mức nhân công cho công tác đào đất của nội bộ doanh nghiệp=% ĐM1776 đối với
công tác AB.11400 đào móng cột trụ, hố kiểm tra
HPLĐ dự TG dự
Vthủ công ĐM HPLĐ tính TG tính
kiến CN kiến
thực tế (m3) (công/m3) toán(công) toán (ngày)
(công) (ngày)
348,7 0,539 187,949 188 36 5,22 5
 Tiến độ thi công: 8 ngày thi công đào đất

Hình 2.6 Tiến độ thi công đào đất

Hình 2.7 Sơ đồ mặt bằng di chuyển máy thi công đào đất

14
Hình 2.9 Sơ đồ mặt cắt máy thi công đào đất
2.2.3.4 Biện pháp thi công đào đất
a)Đào đất bằng máy
b)Đào đất bằng thủ công
(Chi tiêt tính toán tại phục lục, mục 2.1.2.3 trang 17)
e) Biện pháp an toàn
- Trong khi thi công đào móng để đề phòng hố đáy móng nằm dưới mực nước ngầm hoặc
khi trời mưa to. Nhà thầu sẽ đào hố thu nước cạnh hố móng để thu nước dẫn vào hố ga
cách hố móng 3m và có kích thước (1mx1mx1m), Sau đó nước được bơm hút ra ngoài hệ
thống thoát nước chung đảm bảo hố móng luôn khô ráo.
- Đất đào có độ sâu nên nhà thầu sẽ làm rào chắn xung quanh hố đào. Ban đêm bố trí đèn
báo hiệu, tránh việc người đi lại ban đêm bị ngã xuống hố đào.
- Không chất nặng ở bên bờ hố, phải cách mép hố ít nhất 2m mới xếp đất đá nhưng không
được quá nặng, tránh sạt.
- Lối lên xuống hố phải có bậc đảm bảo an toàn.
- Khi máy đào mang tải, gầu đầy không được di chuyển. Không đi lại, đứng ngồi trong
phạm vi bán kính hoạt động của xe, máy, gầu.
2.2.4 Công tác phá bê tông đầu cọc
Công tác phá đầu cọc được tiến hành dứt điểm trong từng đài cọc theo phương trùng với
phương thi công cọc khoan nhồi, có thể tiến hành nhiều tổ phá, nhưng phải bố trí một
khoảng cách nhau ít nhất để đảm bảo an toàn trong khi thi công. Công tác phá đầu cọc
được tiến hành sau khi đào đất hố móng đến cốt thiết kế.

15
Thi công phá thép đầu cọc nhà thầu thi công cần sử dụng máy nén khí Misubisy PDS-
390S có công suất P=0,7at, búa căn khí nén, máy hàn điện 23KW
Khối lượng cọc đập bỏ= h*π*R2 (m3)=1*3,14*0,42*55=27,646 (m3)
Trong đó: h là độ cao đập đầu cọc= 1m
Bảng 2.3 Lựa chọn công nhân phá bê tông cọc
ĐMLĐ TG dự
HPLĐ CN Ttt
Nội dung (công/m3 KL (m3) kiến
(công) (người) (ngày)
) (ngày)
Công nhân bậc
0,504 27,646 13,93 14 0,995 1
4/7

Bảng 2.4 Lựa chọn máy thi công phá bê tông cọc
TG dự
ĐM ca HPCM Ttt
Nội dung KL (m3) Máy kiến
máy(ca/m3) (ca) (ngày)
(ngày)
Búa căn khí nén 0,21 5,81 6 0,968 1
Máy nén khí 0,108 2,99 3 0,997 1
27,646
Máy hàn điện 3,82
0,138 4 0,995 1
23W
 Lựa chọn tổ thi công 14 công nhân; 6 Búa căn khí nén; 3 Máy nén khí; 4 Máy hàn
điện 23KW thi công trong 1 ngày
2.2.5 Công tác bê tông cốt thép móng
2.2.5.1 Giới thiệu đặc điểm, phương hướng thi công
 Đặc điểm kết cấu, lựa chon phương pháp thi công móng công trình
Công tác bê tông cốt thép móng sử dụng bê tông thương phẩm và đổ bằng xe bơm bê
tông. Công tác bê tông lót móng khối lượng nhỏ nên sản xuất bằng máy trộn tại hiện
trường, đổ bằng thủ công. Vận chuyển ván khuôn, cốt thép cho công tác bê tông móng
bằng cần trục tháp cố định.
Kết cấu bao gồm 21 đài móng với 9 loại đài cọc trong toàn bộ đài cọc là đài thường và
không có đài bê tông khối lớn. Loại móng có bề rộng <250cm gồm ĐC2, ĐC3, ĐC8. Các
đài móng còn lại có kích thước bề rộng móng b>250cm. Các đài móng được ngàm với
16
các đầu cọc khoan nhồi, có 17 loại giằng móng liên kết các đài móng với nhau. Độ sâu
chôn móng có 2 loại: -5,35m và -7,5m (tính cả bê tông lót). Các giằng được chôn ở độ
sâu là -4,35m và -3,85m (tính cả bê tông lót).
Công nghệ phương hướng tổ chức thi công móng:
Do khối lượng công việc của bê tông móng là tương đối lớn do đó nhà thầu chia mặt
bằng móng thành các phân đoạn để thi công dây chuyền nhắm rút ngắn thời gian thi
công. Các dây chuyền đơn: Đổ bê tông lót móng, lắp dựng cốt thép móng, lắp dựng ván
khuôn móng, đổ bê tông đài, giằng móng; tháo dỡ ván khuôn móng.

Hình 2.9 Mặt bằng kết cấu móng


 Nhà thầu đưa ra phương pháp sau:
- Công tác bê tông lót móng khối lượng nhỏ nên sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ
công, để tránh sụt lở bố trí thêm cầu công tác.
- Công tác ván khuôn móng sử dụng ván khuôn thép định hình kết hợp với ván khuôn gỗ
tại những chi tiết nhỏ, kết hợp giáo rút và cây chống gỗ.
- Công tác cốt thép đài móng do có khối lượng lớn, mặt bằng thi công tương đối rộng, các
công tác gia công tại công trường dùng máy cắt uốn và máy hàn để gia công và dùng lao
động thủ công để lắp dựng. Sử dụng cần trục tháp để cẩu cốt thép tới vị trí thi công.
- Công tác bê tông móng sử dụng bê tông thương phẩm theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
và đổ bằng bơm bê tông có ống dẫn đổ vào các hố móng để thi công.

17
Để tìm ra phương án tốt hơn khi thể hiện trong hồ sơ dự thầu nhà thầu đưa ra 2 phương
án có cùng công nghệ thi công nhưng khác nhau về biện pháp tổ chức thi công (khác
nhau số phân đoạn) để so sánh.
* Việc phân đoạn thi công dây chuyền cần phải đáp ứng được một số nguyên tắc cơ bản:
- Đảm bảo khối lượng vừa phải để việc huy động nguồn lực (máy móc, nhân công) không
quá lớn, nằm trong khả năng đáp ứng của nhà thầu, biểu đồ nhân lực ổn định hợp lý.
- Đảm bảo mặt trận công tác (không gian làm việc) cho công nhân và máy móc đi lại thi
công trên phân đoạn đó, đảm bảo không chồng chéo nhau gây gián đoạn thi công.
- Mạch ngừng phân đoạn phải phù hợp với kích thước trong giải pháp thiết kế và tính
chất làm việc của kết cấu, phù hợp với sự phát triển của quá trình sản xuất.
- Bên cạnh đó, phân đoạn còn phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kiến trúc, kết cấu của
công trình và phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công.
2.2.5.2 Tính toán khối lượng công tác bê tông cốt thép móng
BTL Cốt thép móng+giằng( tấn) Ván khuôn BT
móng+giằng(m 3
10<d<=1 móng+giằng(m2 móng+giằng(m3
d<=10 d>18
) 8 ) )
35,477 23,01 820,484 394,425
3,377 11,743
6
( Chi tiêt tính toán tại phục lục, mục 2.1.3.1 trang 21)
2.2.5.3 Tính toán phương án tổ chức thi công
Đài thang máy 3 (nằm ở vị trí ĐC7) có cốt đáy đài là -7,4m trong khi cốt của các đài còn
lại là -5,25. Như vậy đài thang máy 3 chênh cốt so với đài cọc thường một khoảng là 2,15
m và khoảng cách giữa mép đài đến các đài móng xung quanh là nhỏ nên để thuận tiện
cho việc có mặt bằng thi công ta tiến hành ép cừ Larsen xung quanh đài thang máy 3 và
thi công 2 giai đoạn (Phần giằng móng đi qua ĐC7 sẽ được thi công cùng bước 2)
Giai đoạn 1: Tổ chức thi công đài thang máy ĐC7 gồm công việc:
+ Xác định khối lượng
+ Xác định hao phí lao động
+ Xác định thời gian thi công
+ Xây dựng tiến độ thi công
+ Chọn máy móc phục vụ
Giai đoạn 2: Tổ chức thi công phần còn lại trong 1 đợt, để xuất 2 phương án tổ chức thi
công. So sánh và lựa chọn phương án phù hợp
a) Giai đoạn 1: Tổ chức thi công đài thang máy 3
Bảng 2.5 HPLĐ và HPCM thi công đài thang máy 3
Khối ĐMLĐ HPLĐ TGTT TGKH
TT Tên công tác Đv CN
lượng (công/đvt) (công) (ngày) (ngày)
Đổ bê tông lót
1 m3 2,299 0,944 2,170 4 0,54 0,5
móng
2 Gia công cốt Tấn 0,738 2,668 1,970 4 0,95 1
thép móng
18>=d>10
18
Khối ĐMLĐ HPLĐ TGTT TGKH
TT Tên công tác Đv CN
lượng (công/đvt) (công) (ngày) (ngày)
Gia công cốt
3 Tấn 0,903 2,032 1,835
thép móng d>18
Lắp dựng cốt
4 thép móng Tấn 0,738 4,003
18>=d>10 5,707 9 0,63 0,5
       
Lắp dựng cốt
5 Tấn 0,903 3,048
thép móng d>18
Lắp dựng ván 100
6 0,384 15,593 5,988 9 0,66 0,5
khuôn móng m2
Tháo dỡ ván 100
7 0,384 6,683 2,566 5 0,51 0,5
khuôn móng m2
Khối NSCM Số máy TGTT TGKH
TT Tên công tác Đv CN
lượng (m3/ca) (máy) (ngày) (ngày)
Đổ bê tông
1 m3 45,879 120,84 1 5 0,38 0,5
móng
Nhà thầu bố trí 1 tổ đội phục vụ công tác đổ bê tông móng ĐC7 gồm 5 công nhân bậc
3,0/7 đi theo phục vụ máy bơm bê tông và thực hiện công việc liên quan như giữ vòi
bơm, san gạt bề mặt, trực điện nước, bắc cầu công tác…
Sau đổ bê tông lót gián đoạn 1 ngày và bê tông móng có gián đoạn thi công 2 ngày
Đây là loại dây chuyền đẳng nhịp- đồng nhất được thể hiện tiến độ như sau:

Hình 2.8 Tiến độ thi công BTBT đài thang máy 3 (ĐC7)
Do thực hiện công tác gia công cốt thép ở ngoài mặt trận công tác nên công tác này
không cần bố trí trên tiến độ thi công
Tiến độ thi công bê tông cốt thép đài móng 7 hết 6 ngày, gồm các công việc:
1’. Đổ BTL đài thang máy 3( 4 công nhân)
2’. Lắp dựng cốt thép đài TM3( 9 công nhân)
3’. Lắp dựng ván khuôn đài TM3( 9 công nhân)
4’.Đổ bê tông đài TM3( 5 công nhân)
5’. Tháo ván khuôn đài TM3( 5 công nhân)
 Lựa chọn thiết bị thi công cho đài thang máy 3( ĐC7)
* Chọn máy trộn bê tông lót:

19
Theo tính toán khối lượng bê tông lót đài ĐC7 là 2,299m 3. Chọn máy trộn bê tông tự do
quả lê mã hiệu SB101 dung tích thùng trộn là 10 lít đơn giá ca máy 420.000 đồng/ca
Năng suất ca máy: N = Vsx x Kxl x Nck x Ktg (m3/h)
Trong đó:
Vsx : Dung tích sản xuất của thùng trộn.Vsx = (0,5 – 0,8)Vhh. Lấy Vsx = 0,7 Vhh
Vậy Vsx = 0,7 x 100 = 70 lít = 0,07 (m3)
Kxl : Hệ số xuất liệu của bê tông, lấy Kxl = 0,7
Ktg : Hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,8
Nck: Số mẻ trộn thực hiện trong 1 giờ (3600s); Nck = 3600/Tck
Tck= tđổvào+ ttrộn + tđổ ra = 20 + 50 + 10 = 80s
Nck = 3600/80 = 45 (lần)
Vậy năng suất ca máy: N= 0,07 x 0,7 x 45 x 0,8 = 1,764 (m3/h) = 14,112 (m3/ca)
Số ca máy trộn cần trong 1 ca: n = 2,299/14,112 = 0,16 (ca máy). Chọn 1 máy
Như vậy sử dụng 1 máy trộn bê tông SB – 101 là đủ để cung cấp bê tông cho quá trình thi
công bê tông lót ở các phân đoạn.
* Chọn máy đầm bê tông lót:
Sử dụng máy đầm bàn UB-82 1KW
Khối lượng bê tông lót ĐC7 cần đầm là 2,299(m3)
Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là 300.000
(đồng/ca) (không bao gồm chi phí thợ điều khiển) cho mỗi ca làm việc. Thông số kĩ thuật
của máy như sau:
Công suất 1kW, kích thước: Dài 315 mm, rộng 230 mm, cao 240 mm; trọng lượng 28kg.
3600
Năng suất của máy đầm bàn: P = F.k.δ. t + t
1 2

P: Năng suất hữu ích của máy đầm.


F: Diện tích đầm bê tông (m2), F = 0,15 m2.
k: Hệ số tác dụng của đầm hay hệ số hữu ích của đầm, k = 0,85.
t1: Thời gian đầm 1 vị trí, t1 = 18s, t2: Thời gian di chuyển đầm, t2 = 5s.
δ : Chiều dày lớp bê tông lớp đầm, δ = 0,1 m.
3600
 P= 0,15 x 0,85 x 0,1 x = 1,99 (m3/h) = 15,96=16 (m3/ca)
18+5
Số máy đầm bàn cần dùng là : 2,299/16 = 0,14 (máy)
Vậy để đảm bảo khối lượng đầm cần chọn 1 máy đầm bàn UB – 82
* Chọn máy đầm dùi
Chọn máy đầm dùi: Đầm dùi có các thông số: Đường kính thân 57mm, chiều dài 45mm,
công suất động cơ 1,5Kw. Đơn giá: 300.000 đồng/ca (bao gồm chi phí thợ điều khiển).
Năng suất đầm dùi: P= Π*r2*h*3600/(t1+t2)*k1*ktg (m3/h)
r là bán kính ảnh hưởng của đầm dùi, r=0,35m
h là chiều sâu ảnh hưởng của đầm, h= 0,5m
t1 là thời gian đầm tại 1 vị trí, t1 = 25-30s. Lấy t1 = 30s
t2 là thời gian di chuyển đầm từ vị trí này sang vị trí khác, lấy t2=5s
k1: hệ số đầm trùng lặp, k1 = 0,65-0,7. Lấy k1= 0,7
20
ktg: hệ số sử dụng thời gian, ktg=0,85
 Năng suất đầm dùi P = 3,14x0,352x0,5x3600/(30+5)x0,7x0,85=11,77m3/h
= 94,2 m3/ca
Khối lượng bê tông móng lớn nhất ở phân đoạn 3 có khối lượng V=156,538m3. Vậy số
ca đầm dùi cần trong 1 ngày là: Nca = V/P = 156,538/94,2 = 1,16 ca máy/ngày. Chọn 1
máy đầm dùi
b) Giai đoạn 2: Thi công phần còn lại
Đưa ra 2 phương án thi công cốt thép và ván khuôn móng chia theo hướng máy thi công
đào đất:
- Phương án 1: chia mặt bằng thi công thành 2 phân đoạn
- Phương án 2: chia mặt bằng thi công thành 3 phân đoạn
b1) Thi công theo phương án 1
Mặt bằng 2 phân đoạn thi công móng BTCT phương án 1 như sau

Hình 3.1.1.a.2 Phân đoạn thi công BTCT móng PA1


 Khối lượng công việc trên từng phân đoạn
Bảng 2.6 Khối lượng các công tác trên từng phân đoạn (PA1)

21
Bê tông lót BT(m3)
Cốt thép (T) Ván khuôn (m2)
(m3)
P R< R> GM
R< R> d<= d<=
Đ d> 18 Đài 250cm 250cm
250 250 10 18 GM
mm móng
cm cm mm mm
Đ
T 0,00 0,000 45,879 0,000
0,000 2,299 0,738 0,903 38,400 0,000
M 0
3
1,62
1 9,258 7,509 5
6,730 9,570 300,434 135,33 12,689 109,521 32,71

1,75
2 7,993 8,418 2
4,275 12,543 213,120 133,20 8,880 76,726 35,27

 Công tác bê tông lót móng


Do công tác bê tông lót móng có khối lượng nhỏ nên nhà thầu bố trí nhân công 3/7 tiến
hành trộn bê tông bằng máy và đổ bê tông bằng thủ công
Định mức nhân công= % định mức nhà nước
Bảng 2.7 HPLĐ công tác bê tông lót móng (PA1)
KL HPLĐ
TGK
Loại cấu BT ĐMLĐ thành HPLĐ CN TGTT
PĐ H
kiện Lót (công/m3) phần (công) (người) (ngày)
(ngày)
(m3) (công)

b<=250c 9,258 10,517


1,136
m
1 17,606 17 1,04 1
b>250cm 7,509 0,944 7,088

b<=250c 7,993 9,080


1,136
m
2 17,027 17 1 1
b>250cm 8,418 0,944 7,947
 Công tác gia công cốt thép
Dựa vào khối lượng cốt thép, nhà thầu bố trí công nhân bậc 3,5/7 gia công toàn bộ cốt
thép phần móng
Định mức gia công =40% ĐM công tác cốt thép=% ĐM 1776
Bảng 2.8 HPLĐ công tác gia công cốt thép móng (PA1)
Loại Cốt KL Cốt ĐMLĐ HPLĐ CN TGTT TGKH
Thép Thép (T) (công/tấn)) (công) (người) (ngày) (ngày)
d<=10 3,377 3,622
90,341 30 3,01 3
10<d<=18 11,743 2,669
22
d>18 23,016 2,032
 Công tác lắp dựng cốt thép
Cốt thép gia công tại bãi tạm được cần trục tháp vận chuyển đến vị trí lắp dựng ở phân
đoạn 1. Nhà thầu bố trí nhân công bậc 3,5/7 tiến hành láp dựng cốt thép móng và giằng
Định mức lắp dựng =60% ĐM công tác cốt thép
Bảng 2.9 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép móng (PA1)
HPLĐ
KL Cốt ĐMLĐ CN
P Loại Cốt thành HPLĐ TGTT TGTH
Thép (công/m3 (người
Đ Thép phần (công) (ngày) (ngày)
(T) ) )
( công)
d<=10 1,625 5,434 8,830

1 10<d<=18 6,730 4,003 26,942 64,940 30 2,16 2


d>18 9,570 3,048 29,169

d<=10 1,752 5,434 9,520

2 10<d<=18 4,275 4,003 17,114 64,864 30 2,16 2


d>18 12,543 3,048 38,231
 Công tác lắp dựng ván khuôn
Nhà thầu sử dựng ván khuôn gỗ theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ván khuôn được cần trục
vận chuyển lên vị trí lắp dựng, bố trí tổ đội công nhân bậc 3,5/7 tham gia lắp dựng ván
khuôn móng.
ĐM lắp dựng ván khuôn móng = 70% ĐM ván khuôn=70%( % ĐM1776)
Bảng 2.10 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn móng (PA1)
KL Ván HPLĐ
ĐMLĐ
Khuôn thành HPLĐ CN TGTT TGTH
PĐ Cấu kiện (công/
(100m2 phần (công) (người) (ngày) (ngày)
m3)
) (công)
Đài móng 3,004 15,593 46,840
1 Giằng 71,261 35 2,04 2
1,353 18,050 24,421
móng
2,13
Đài móng 15,593 33,228
1 57,270
2 35 1,84 2
Giằng 24,042
1,332 18,050
móng
Tổng 4
 Công tác đổ bê tông móng
Do nhà thầu sử dụng bê tông thương phẩm nên tính cho toàn bộ khối lượng BT móng
Tổng khối lượng bê tông móng và giằng được tính toán theo bảng 2.8(phụ lục trang 21)
là 394,425m3
Nhà thầu lựa chọn xe bơm bê tông KCP19Z40 năng suất 40m3/h
23
Năng suất ca của xe bơm bê tông: Nca=Nđm*Tca*Ktt*Ktg
Nđm: Công suất định mức của xe bơm bê tông Nđm=40m3/h
Tca: Thời gian vận hành 1 ca máy Tca=8h
Ktt: Hệ số tổn thất của việc hút bê tông không đầy (Ktt=0,9)
Ktg: Hệ số sử dụng thơi gian (Ktg=0,8)
Nca=Nđm*Tca*Ktt*Ktg = 40*8*0,9*0,8=230,4 m3/ca
Số ca máy sử dụng: Sca = Vm / Nca =394,425/230,4 = 1,7 (ca)
Do năng suất máy nhà thầu sử dụng 1 máy đào làm việc mỗi ngày 2 ca
Vậy thời gian thi công toàn bộ bê tông móng là 1 ngày
Bảng 2.11 HPLĐ công tác đổ bê tông móng
Năng suất Hao phí ca Tổ đội HPLĐ
KL Bê Số máy TGKH
ca máy máy công nhân ( công)
tông (m3) (máy) (ngày)
(m3/ca) ( ca) ( người)
394,425 230,4 1 1,7 1 14 14
Định mức hao hụt bê tông cho đổ bê tông móng và giằng móng của nhà thầu là 2% nên
tổng khối lượng bê tông thương phẩm thực tế cần dùng là: 394,425(1+ 0,02)=402,31m3
 Công tác tháo dỡ ván khuôn
Công tác thực hiện sau khi đổ bê tông 2 ngày. Bố trí 1 tổ đội công nhân gồm 25 thợ công
nhân bậc 3,5/7 tiến hành tháo dỡ ván khuôn.
Định mức tháo dỡ ván khuôn móng = 30% ĐM ván khuôn=30%(% ĐM1776)
Bảng 2.12 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn (PA1)
KL Ván HPLĐ
P Khuôn ĐMLĐ thành HPLĐ CN TGTT TGKH
Cấu kiện
Đ (100m2 (công/m3) phần (công) (người) (ngày) (ngày)
) (công)
Đài 20,074
3,004 6,683
móng
1 30,540 30 1,02 1
Giằng 10,466
1,353 7,736
móng
Đài 2,13 14,240
6,683
móng 1
2 24,544 30 0,82 1
Giằng 10,304
1,332 7,736
móng
Tổng 2
 Tiến độ công tác bê tông cốt thép phương án 1
Bảng 2.13 Tổng hợp thời gian thi công công tác BTCT móng (PA1)
Thời gian thi công Thời gian
T (ngày) CN thi công CN
Công việc
T ( người) ĐTM3 người
PĐ1 PĐ2
(ngày)
1 Đổ bê tông lót 1 1 17 0,5 4
2 Lắp đặt cốt thép móng 2 2 30 0,5 9

24
Thời gian thi công Thời gian
T CN CN
Công việc (ngày) thi công
T ( người) người
3 Lắp đặt ván khuôn móng 2 2 35 ĐTM30,5 9
4 Đổ bê tông móng 1 14 0,5 5
5 Tháo dỡ ván khuôn móng 1 1 30 0,5 5
Đây là dây chuyền tổ hợp đẳng nhịp- không đồng nhất, tiến độ thi công móng BTCT thể
hiện như sau

Hình 2.9 Tiến độ thi công BTCT móng (PA1)


Tổng tiến độ thi công BTCT móng là 19 ngày, gồm các công tác
1’. Đổ BTL đài thang máy 3( 4 công nhân) 1.Đổ BTL móng+ giằng
2’. Lắp dựng cốt thép đài TM3( 9 công nhân) 2.Lắp dựng cốt thép móng+ giằng
3’. Lắp dựng ván khuôn đài TM3( 9 công nhân) 3.Lắp dựng ván khuôn móng+giằng
4’.Đổ bê tông đài TM3( 5 công nhân) 4.Đổ bê tông móng+giằng
5’. Tháo ván khuôn đài TM3( 5 công nhân) 5.Tháo vàn khuôn móng+giằng
 Lựa chọn thiết bị thi công
* Chọn máy trộn bê tông lót:
Theo tính toán khối lượng bê tông lót lớn nhất ở PĐ1 16,767m 3. Chọn máy trộn bê tông
tự do quả lê mã hiệu SB101 dung tích thùng trộn là 10 lít đơn giá ca máy 420.000
đồng/ca
Năng suất ca máy: N= 0,07 x 0,7 x 45 x 0,8 = 1,764 (m3/h) = 14,112 (m3/ca)
Số ca máy trộn cần trong 1 ca: n = 16,767/14,112 = 1,18 (ca máy). Chọn 1 máy
 Như vậy sử dụng 1 máy trộn bê tông SB – 101 là đủ để cung cấp bê tông cho quá
trình thi công bê tông lót ở các phân đoạn.
* Chọn máy đầm bê tông lót:
Sử dụng máy đầm bàn 1KW.
Khối lượng bê tông lót lớn nhất là ở phân đoạn 1 với khối lượng 16,767 (m3)
Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là 300.000
(đồng/ca) (không bao gồm chi phí thợ điều khiển) cho mỗi ca làm việc. Thông số kĩ thuật
của máy như sau:
3600
Năng suất ca máy : P= 0,15 x 0,85 x 0,1 x = 2,00 (m3/h) = 16 (m3/ca)
18+5
Số máy đầm bàn cần dùng là : 16,767/16 = 1,05 (máy)
 Vậy để đảm bảo khối lượng đầm cần chọn 1 máy đầm bàn UB – 82
* Lựa chọn máy hàn, máy cắt uốn cốt thép:
Chọn máy hàn điện 23KW và máy cắt uốn thép 5KW để phục vụ công tác thi công gia
công cốt thép toàn bộ móng và giằng móng
25
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d<=10m d>18m
d<=18mm d>18mm d<=18mm
m m
Khối lượng cốt thép
11,743 23,016 3,377 11,743 23,016
(T)
Định mức ca máy
0,896 1,016 0,32 0,256 0,128
(ca/T)
HPCM (ca) 10,52 23,38 1,08 3,01 2,95
Số ca máy tính toán
33,91 7,03
(ca)
Thời gian công tác gia
3
công thép (ngày)
Số máy 1 ca (máy) 11,3 2,34
 Vậy chọn 11 máy hàn 23kW, đơn giá ca máy là 390.000 (đồng/ca ) (bao gồm chi
phí thợ điều khiển) và 2 máy cắt, uốn thép 5kW, đơn giá ca máy là 300.000
(đồng/ca) (bao gồm chi phí thợ điều khiển) để đảm bảo thi công liên tục.
* Chọn máy đầm dùi
Chọn máy đầm dùi: Chọn loại đầm dùi có các thông số sau: Đường kính thân 57mm,
chiều dài 45mm, công suất động cơ 1,5Kw. Đơn giá: 300.000 đồng/ca (bao gồm chi phí
thợ điều khiển).
Năng suất máy Nm = 3,14x0,352x0,5x3600/(30+5)x0,7x0,85=11,77m3/h= 94,2 m3/ca
Khối lượng bê tông móng lớn nhất ở phân đoạn 1 có khối lượng V=154,92 m3. Vậy số ca
đầm dùi cần trong 1 ngày là:
 Nca = V/Nm = 154,92/94,2 = 1,64 ca máy/ngày
 Vậy chọn 2 máy đầm dùi phục vụ công tác thi công móng
Cần trục tháp phục vụ vận chuyển cốt thép và ván khuôn sẽ được lựa chọn sau khi đưa ra
phương án 2 để đảm bảo phục vụ được cho cả 2 phương án
b2) Thi công theo phương án 2
Chia mặt bằng thi công phương án 2 thành 3 phân đoạn

26
Hình 3.2 Phân đoạn thi công bê tông cốt thép móng (PA2)
 Khối lượng công việc trên từng phân đoạn:
Bảng 2.14 Khối lượng các công tác trên từng phân đoạn (PA2)
Bê tông lót
Cốt thép (T) Ván khuôn (m2) Bê tông móng (m3)
(m3)
P
R< R> d<= d<= R<
D d>18 Đài R>250
250 250c 10m 18m GM 250 GM
mm móng cm
cm m m m cm
T
0 2,299 0 0,738 0,903 38,4 0 0 45,879 0
M
1 4,050 8,601 0,647 3,267 11,446 156,784 42,374 7,610 173,383 10,594
2 8,420 2,957 1,290 3,969 7,535 195,840 108,34 7,619 19,526 27,086
3 5,108 4,369 1,440 4,508 4,035 199,330 117,81 7,610 112,842 28,155
 Công tác bê tông lót móng
Do công tác bê tông lót móng có khối lượng nhỏ nên nhà thầu bố trí nhân công 3/7 tiến
hành trộn bê tông bằng máy và đổ bê tông bằng thủ công.
Bảng 2.15 HPLĐ công tác bê tông lót móng (PA2)
ĐMLĐ
Loại cấu KL BT HPLĐ CN TGTT TGKH
PĐ (công/m3
kiện Lót (m3) (công) (người) (ngày) (ngày)
)
27
b<=250cm 4,050 1,136
1 12,720 11 1,16 1
b>250cm 8,601 0,944
b<=250cm 8,420 1,136
2 12,357 11 1,12 1
b>250cm 2,957 0,944
3 b<=250cm 5,108 1,136 9,927 11 0,90 1

b>250cm 4,369 0,944


Tổng           3
 Công tác gia công cốt thép
Dựa vào khối lượng cốt thép, nhà thầu bố trí công nhân bậc 3,5/7 gia công toàn bộ cốt
thép phần móng( định mức gia công CT= 60% ĐM sản xuất lắp dựng cốt thép=60%( %
ĐM1776)
Bảng 2.16 HPLĐ công tác gia công cốt thép móng (PA2)
Loại Cốt ĐMLĐ HPLĐ CN TGTT TGKH
KL Cốt Thép
Thép (T) (công/m3) (công) (người) (ngày) (ngày)
d<=10 3,377 3,622
10<d<=18 12,482 2,669 90,341 30 3,01 3
d>18 23,919 2,032
 Công tác lắp dựng cốt thép
Cốt thép gia công tại bãi tạm được cần trục tháp vận chuyển đến vị trí lắp dựng ở phân
đoạn 1. Nhà thầu bố trí nhân công bậc 3,5/7 tiến hành láp dựng cốt thép móng và giằng
Bảng 2.17 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép móng (PA2)
ĐMLĐ CN
Loại Cốt KL Cốt HPLĐ TGTT TGKH
PĐ (công/m3 (người
Thép (T) Thép (công) (ngày) (ngày)
) )
d<=10 0,647 5,434
1 10<d<=18 3,267 4,003 51,481 31 1,66 1,5
d>18 11,446 3,048
d<=10 1,290 5,434
2 10<d<=18 3,969 4,003 45,865 31 1,48 1,5
d>18 7,535 3,048
d<=10 1,440 5,434
3 10<d<=18 4,508 4,003 38,169 31 1,20 1
d>18 4,035 3,048
Tổng           4
 Công tác lắp dựng ván khuôn

28
Nhà thầu sử dựng ván khuôn gỗ theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ván khuôn được cần trục
vận chuyển lên vị trí lắp dựng, bố trí tổ đội công nhân bậc 3,5/7 tham gia lắp dựng ván
khuôn móng.
Bảng 2.18 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn móng (PA2)
KL Ván ĐMLĐ CN
HPLĐ TGTT TGKH
PĐ Cấu kiện Khuôn (công/m3 (người
(công) (ngày) (ngày)
(100m2) ) )
Đài móng 1,568 15,593
1 32,095 24 1,34 1,5
Giằng móng 0,424 18,050
Đài móng 1,958 15,593
2 50,091 24 2,09 2
Giằng móng 1,083 18,050
Đài móng 1,993 15,593
3 52,345 24 2,18 2
Giằng móng 1,178 18,050
Tổn
        5,5
g
 Công tác đổ bê tông móng
Đã tính toán ở phương án 1(cho toàn bộ khối lượng bê tông móng)
Nhà thầu bố trí 1 tổ đội phục vụ công tác đổ bê tông móng gồm 14 công nhân bậc 3,0/7
Bảng 2.19 HPLĐ công tác đổ bê tông móng
Năng suất Hao phí ca Tổ đội HPLĐ
KL Bê Số máy TGKH
ca máy máy công nhân ( công)
tông (m3) (máy) (ngày)
(m3/ca) ( ca) ( người)
394,425 230,4 1 1,7 1 14 14
 Công tác tháo dỡ ván khuôn
Công tác thực hiện sau khi đổ bê tông 2 ngày. Bố trí 1 tổ đội công nhân gồm 30 thợ công
nhân bậc 3,5/7 tiến hành tháo dỡ ván khuôn.
Bảng 2.14 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn (PA2)
KL Ván ĐMLĐ CN
HPLĐ TGTT TGTH
PĐ Cấu kiện Khuôn (công/m3 (người
(công) (ngày) (ngày)
(100m2) ) )
Đài móng 1,568 6,683
1 13,755 19 0,72 0,5
Giằng móng 0,424 7,736
Đài móng 1,958 6,683
2 21,468 19 1,13 1
Giằng móng 1,083 7,736
Đài móng 1,993 6,683
3 22,433 19 1,18 1
Giằng móng 1,178 7,736
Tổn
          2,5
g
29
 Tiến độ công tác bê tông cốt thép phương án 2
Bảng 2.20 Tổng hợp thời gian thi công công tác BTCT móng (PA2)
TG (ngày) TG
T Số công Số công
Công việc PĐ
T PĐ2 PĐ3 nhân ĐTM nhân
1
1 Đổ bê tông lót 1 1 1 11 0,5 4
2 Lắp đặt cốt thép móng 1,5 1,5 1 31 0,5 9
3 Lắp đặt ván khuôn móng 1,5 2 2 24 0,5 9
4 Đổ bê tông móng 1 14 0,5 5
Tháo dỡ ván khuôn
5 0,5 1 1 19 0,5 5
móng
Đây là dây chuyền tổ hợp biến nhịp, tiến độ thi công móng BTCT thể hiện như sau

Hình 2.10 Tiến độ thi công BTCT móng (PA2)


Tổng tiến độ thi công BTCT móng là 20,5 ngày, gồm các công tác
1’. Đổ BTL đài thang máy 3( 4 công nhân) 1.Đổ BTL móng+ giằng
2’. Lắp dựng cốt thép đài TM3( 9 công nhân) 2.Lắp dựng cốt thép móng+ giằng
3’. Lắp dựng ván khuôn đài TM3( 9 công nhân) 3.Lắp dựng ván khuôn móng+giằng
4’.Đổ bê tông đài TM3( 5 công nhân) 4.Đổ bê tông móng+giằng
5’. Tháo ván khuôn đài TM3( 5 công nhân) 5.Tháo vàn khuôn móng+giằng
 Lựa chọn thiết bị thi công
* Chọn máy trộn bê tông lót
Theo tính toán khối lượng bê tông lót lớn nhất ở PĐ1 12,651m 3. Chọn máy trộn bê tông
tự do quả lê mã hiệu SB101 dung tích thùng trộn là 10 lít đơn giá ca máy 420.000
đồng/ca
Năng suất ca máy: N = Vsx x Kxl x Nck x Ktg (m3/h)
Trong đó:
Vsx : Dung tích sản xuất của thùng trộn.Vsx = (0,5 – 0,8)Vhh. Lấy Vsx = 0,7 Vhh
Vậy Vsx = 0,7 x 100 = 70 lít = 0,07 (m3)
Kxl : Hệ số xuất liệu của bê tông, lấy Kxl = 0,7
Ktg : Hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,8
Nck: Số mẻ trộn thực hiện trong 1 giờ (3600s); Nck = 3600/Tck
Tck= tđổvào+ ttrộn + tđổ ra = 20 + 50 + 10 = 80s
Nck = 3600/80 = 45 (lần)
Vậy năng suất ca máy: N= 0,07 x 0,7 x 45 x 0,8 = 1,764 (m3/h) = 14,112 (m3/ca)
30
Số ca máy trộn cần trong 1 ca: n = 12,651/14,112 = 0,896 (ca máy). Chọn 1 máy.
Như vậy sử dụng 1 máy trộn bê tông SB – 101 là đủ để cung cấp bê tông cho quá trình thi
công bê tông lót ở các phân đoạn.
* Chọn máy đầm bê tông lót:
Sử dụng máy đầm bàn 1KW
Khối lượng bê tông lót lớn nhất là ở phân đoạn 1 với khối lượng là 12,651 (m3)
Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là 300.000
(đồng/ca) (không bao gồm chi phí thợ điều khiển) cho mỗi ca làm việc. Thông số kĩ thuật
của máy như sau:
Công suất 1kW
Kích thước: Dài 315 mm, rộng 230 mm, cao 240 mm.
Trọng lượng 28kg.
3600
Năng suất của máy đầm bàn: P = F.k.δ. t + t
1 2

P: Năng suất hữu ích của máy đầm.


F: Diện tích đầm bê tông (m2), F = 0,15 m2.
k: Hệ số tác dụng của đầm hay hệ số hữu ích của đầm, k = 0,85.
t1: Thời gian đầm 1 vị trí, t1 = 18s.
t2: Thời gian di chuyển đầm, t2 = 5s.
δ : Chiều dày lớp bê tông lớp đầm, δ = 0,1 m.
3600
 P= 0,15 x 0,85 x 0,1 x = 2,00 (m3/h) = 16 (m3/ca)
18+5
Số máy đầm bàn cần dùng là : 12,651/16 = 0,79 (máy)
Vậy để đảm bảo khối lượng đầm cần chọn 1 máy đầm bàn UB – 82
* Lựa chọn máy hàn, máy cắt uốn cốt thép:
Chọn máy hàn điện 23KW và máy cắt uốn thép 5KW để phục vụ công tác thi công gia
công cốt thép móng.
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d<=10m d>18m
d<=18mm d>18mm d<=18mm
m m
Khối lượng cốt thép
11,743 23,016 3,377 11,743 23,016
(T)
Định mức ca máy
0,896 1,016 0,32 0,256 0,128
(ca/T)
HPCM (ca) 10,52 23,38 1,08 3,01 2,95
Số ca máy tính toán
33,91 7,03
(ca)
Thời gian công tác gia
3
công thép (ngày)

Số máy 1 ca (máy) 11,30 2,34

31
 Vậy chọn 11 máy hàn 23kW, đơn giá ca máy là 390.000 (đồng/ca ) (bao gồm chi
phí thợ điều khiển) và 2 máy cắt, uốn thép 5kW, đơn giá ca máy là 300.000 (đồng/ca)
(bao gồm chi phí thợ điều khiển) để đảm bảo thi công liên tục.
* Chọn máy đầm dùi
Chọn loại đầm dùi có các thông số sau: Đường kính thân 57mm, chiều dài 45mm, công
suất động cơ 1,5Kw. Đơn giá: 300.000 đồng/ca (bao gồm chi phí thợ điều khiển).
Năng suất đầm dùi: P= Π*r2*h*3600/(t1+t2)*k1*ktg (m3/h).
r là bán kính ảnh hưởng của đầm dùi, r=0,35m.
h là chiều sâu ảnh hưởng của đầm, h= 0,5m.
t1 là thời gian đầm tại 1 vị trí, t1 = 25-30s. Lấy t1 = 30s.
t2 là thời gian di chuyển đầm từ vị trí này sang vị trí khác, t2= 3-5s. Lấy t2=5s
k1: hệ số đầm trùng lặp, k1 = 0,65-0,7. Lấy k1= 0,7
ktg: hệ số sử dụng thời gian, ktg=0,85.
 Năng suất P = 3,14x0,352x0,5x3600/(30+5)x0,7x0,85=11,77m3/h= 94,2 m3/ca
Khối lượng bê tông móng lớn nhất ở phân đoạn có khối lượng V=191,587m3. Vậy số ca
đầm dùi cần trong 1 ngày là:
 Nca = V/P = 191,587/94,2 = 2,03 ca máy/ngày
 Chọn 2 máy đầm dùi phục vụ công tác thi công móng
 Chọn cần trục tháp cho 2 phương án
Do điều kiện mặt bằng cũng như yêu cầu an toàn khi thi công các công trình cao tầng nên
chọn loại cần trục cố định tại chỗ, đối trọng ở trên cao. Cần trục tháp được lắp từ khi bắt
đầu thi công móng và tháo khi công việc vận chuyển vật liệu lên cao sử dụng cần trục
tháp hoàn thành.
Chọn cần trục tháp:
Chọn sơ bộ cần trục tháp RDK-25 do Đức sản xuất có các thông số kỹ thuật như sau:
Qmax = 12,5T, Hmax = 71m, Rmax = 35m
Đơn giá ca máy là 3.350.000 (đồng/ca)
Vận tốc nâng tải: vnâng = 42 (m/phút) = 0,7 m/s, vận tốc hạ : vhạ = 48 (m/phút) = 0,8 m/s
Vận tốc bàn quay: 0,8 (vòng/phút)
Kiểm tra năng suất cần trục:
 N = 3,25*60*0,8*0,75 = 117 (tấn/ca) > khối lượng cần trục phải vận chuyển lớn
nhất trong 1 ca là 35,025 (tấn/ca)
Do đó cần trục tháp đã chọn đáp ứng được yêu cầu của phương án
(Tính toán chi tiết tại phụ lục, mục 2.1.3.2 trang 21)
c) Chi phí công tác bê tông cốt thép móng
Chi phí thi công công tác BTCT móng phương án 1
 Chi phí nhân công thi công móng bê tông cốt thép phương án 1
Bảng 2.21 Chi phí nhân công thi công móng BTCT (PA1)

32
H
Đơ
T P
B n Thà
G L
ậ C giá nh
T K Đ
Nội dung c N (đồ tiền
T H (c
C ng/ (đồn
(c ô
N cô g)
a) n
ng)
g)
Đài
thang
1            
máy3
(đợt 1)
3
1 Gia công , 23
460.
. cốt thép 5 1 2 2 0.0
000
1 đài / 00
7
1 Đổ bê 3 22
0, 440.
. tông lót / 4 2 0.0
5 000
1 móng đài 7 00
3
1 Lắp dựng , 23 1.03
0, 4,
. cốt thép 5 9 0.0 5.00
5 5 0
2 móng / 00
7
3
Lắp dựng
1 , 23 1.03
ván 0, 4,
. 5 9 0.0 5.00
khuôn 5 5 0
3 / 00
móng
7
1 Đổ bê 3 22 550.
0, 2,
. tông / 5 0.0 000
5 5
4 móng 7 00
3
1 Tháo ván , 23 575.
0, 2,
. khuôn 5 5 0.0 000
5 5
5 móng / 00
7
Đài +
2 giằng            
(đợt 2)
2 Đổ bê 3 2 1 3 22 7.04

33
H
Đơ
T P
B n Thà
G L
ậ C giá nh
T K Đ
Nội dung c N (đồ tiền
T H (c
C ng/ (đồn
(c ô
N cô g)
a) n
ng)
g)
. tông lót / 0.0 0.00
6 2 0
1 móng 7 00
3
2 Gia công , 23 12.4
1 5
. cốt thép 5 3 0.0 20.0
8 4 00
2 móng / 00
7
3
2 Lắp dựng , 1 23 27.6
3
. cốt thép 5 4 0 2 0.0 00.0
3 móng / 0 00 00
7
3 1
Lắp dựng
2 , 3 2 23 32.2
ván
. 5 4 5 2, 0.0 00.0
khuôn 00
4 / 5 00
móng
7
2 Đổ bê 3 1 1 22 2.64
. tông / 1 2 2 0.0 0.00
5 móng 7 00 0
3
2 Tháo ván , 3 6 23 13.8
. khuôn 5 2 0 0 0.0 00.0
6 móng / 00 00
7
99.7 95.77
Tổng 95.0 0.000
00
Ghi chú: Số ca máy đầm, hàn, cắt đã được tính trong đơn giá chi phí máy vậy nên khi xác
định chi phí nhân công đổ bê tông và gia công cốt thép thì sẽ loại bỏ công nhân đầm ra để
tránh trường hợp tính lắp chi phí 2 lần.
Gia công cốt thép đài móng 3 trừ đi 2 thợ đầm bàn
Công nhân BTL móng đài trừ đi 1 thợ đầm bàn
Số công nhân công tác BTL móng trừ đi 1 thợ đầm bàn
34
Công nhân gia công cốt thép móng trừ 10 thợ hàn+ 2 thợ cắt
Công nhân đổ BT móng trừ 2 thợ đầm dùi
 Vậy tổng chi phí máy và thiết bị thi công phương án 1 là :
Cần trục tháp được lắp cố định tại công trường đến khi thi công xong. Trong quá trình thi
công BTCT móng, cần trục tháp phục vụ các công tác lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo
dỡ ván khuôn (12,5 ca máy). Thời gian ngừng việc của cần trục tháp được xác định dựa
vào tiến độ thi công là 8 ngày. Đơn giá máy ngừng việc là: 2.000.000 đồng/ca. Các máy
khác được luân chuyển đến các công trường khác hoặc tham gia các công tác khác của
nhà thầu nên không tính ngừng việc vào công trình. Chi phí ngừng việc công tác bê tông
cốt thép móng phương án 1 là:
8x 2.000.000 = 16.000.000 (đồng)
Bảng 2.22 Chi phí máy thi công móng BTCT (PA1)
Số
T Ca máy HPCM ĐGCM Thành tiền
Nội dung má
T (ca) (ca) (đồng/ca) (đồng)
y
1 Máy hàn điện 23KW (ĐTM3) 1 1 1 390.000 390.000
Máy cắt uốn thép 5KW 1
2 1 1 300.000 300.000
(ĐTM)
Xe bơm bê tông 20m3 0,5 3.500.00 1.750.000
3 1 0,5
(ĐTM3) 0
4 SB 101 10 lít 1 2,5 2,5 420.000 1.050.000

5 Đầm bàn UB 82-1KW 1 2,5 2,5 300.000 750.000

6 Đầm dùi UB 47-1,5KW 2 1,5 3 300.000 900.000

7 Máy hàn điện 23KW 11 3 33 390.000 12.870.000

8 Máy cắt uốn thép 5KW 2 3 6 300.000 1.800.000

2 5.200.00 10.400.000
9 Xe bơm bê tông 40m3 1 2
0
12,5 4.500.00 56.250.000
10 Chi phí cần trục tháp 1 12,5
0
8 2.000.00 16.000.000
11 Chi phí ngừng việc cần trục 1  
0
102.460.00
Tổng
0
Bảng 2.23 Tổng hợp chi phí thi công móng BTCT (PA1)
T Ký Thành tiền
Nội dung Cách tính
T hiệu (đồng)
1 Chi phí nhân công NC NC=HPLĐ*ĐG 99.795.000

2 Chi phí máy thi công M M=HPCM*ĐG 102.460.000

3 Chi phí chung C C=5,1%*(VL+NC+M) 10.315.005


35
Chi phí hạng mục HMC=3,39% 7.206.123
4 HMC
chung (VL+NC+M+C)
Tổng T=VL+NC+M+C+HMC 219.776.128
Chi phí công tác bê tông cốt thép móng (PA2)
 Chi phí nhân công công tác bê tông cốt thép móng phương án 2
Bảng 2.24 Chi phí nhân công thi công BTCT móng (PA2)
S
T ố H
G C P Đơn
B Thà
T N L giá
ậ nh
T Nội C Đ (đồ
c tiền
T dung ( n (c ng/c
C (đồn
c g ô ông
N g)
a ư n )
) ờ g)
i
Đài
thang
1            
máy
(đợt 1)
Gia 3
1 công ,
230 460.
. cốt 5 1 2 2
000 000
1 thép /
đài 7
Đổ bê
1 tông 3 0
220. 440.
. lót / , 4 2
000 000
2 móng 7 5
đài
Lắp 3
1 dựng , 0 1.03
4, 230.
. cốt 5 , 9 5 5.00
000 0
3 thép / 5
móng 7
Lắp 3
1 dựng , 0 1.03
4, 230.
. ván 5 , 9 5 5.00
000 0
4 khuôn / 5
móng 7
1 Đổ bê 3 0 2, 220. 550.
5 5 000
. tông / , 000
36
S
T ố H
G C P Đơn
B Thà
T N L giá
ậ nh
T Nội C Đ (đồ
c tiền
T dung ( n (c ng/c
C (đồn
c g ô ông
N g)
a ư n )
) ờ g)
i
5 móng 7 5
3
Tháo
1 , 0 2, 230. 575.
ván
. 5 , 5 5
khuôn 000 000
6 / 5
móng
7
Đài +
2 Giằng            
(đợt 2)
Đổ bê 6.60
2 3 1 3
tông 220.
. / 3 0 0
0.00
lót 000 0
1 7
móng
Gia 3
2 công , 12.4
1 5 230.
. cốt 5 3 20.0
8 4 000
2 thép / 00
móng 7
Lắp 3
2 dựng , 1 28.5
3 230.
. cốt 5 4 2 20.0
1 000
3 thép / 4 00
móng 7
Lắp 3
2 dựng , 5 1 30.3
2 230.
. ván 5 , 3 60.0
4 000
4 khuôn / 5 2 00
móng 7
2 Đổ bê 3 2.64
1 1 220.
. tông / 1 0.00
2 2 000
5 móng 7 0
2 Tháo 3 2 1 4 230. 10.9
37
S
T ố H
G C P Đơn
B Thà
T N L giá
ậ nh
T Nội C Đ (đồ
c tiền
T dung ( n (c ng/c
C (đồn
c g ô ông
N g)
a ư n )
) ờ g)
i
,
ván
. 5 , 9 7, 25.0
khuôn 000
6 / 5 5 00
móng
7
95.5 95.56
Tổng 60.0 0.000
00
Ghi chú: Số ca máy đầm, hàn, cắt đã được tính trong đơn giá chi phí máy vậy nên khi xác
định chi phí nhân công đổ bê tông và gia công cốt thép thì sẽ loại bỏ công nhân đầm ra để
tránh trường hợp tính lắp chi phí 2 lần.
Gia công cốt thép đài móng 3 trừ đi 2 thợ đầm bàn
Công nhân BTL móng đài trừ đi 1 thợ đầm bàn
Số công nhân công tác BTL móng trừ đi 1 thợ đầm bàn
Công nhân gia công cốt thép móng trừ 10 thợ hàn+ 2 thợ cắt
Công nhân đổ BT móng trừ 2 thợ đầm dùi
 Chi phí máy thi công công tác bê tông cốt thép móng phương án 2
Cần trục tháp được lắp cố định tại công trường đến khi thi công xong. Trong quá trình thi
công BTCT móng, cần trục tháp phục vụ các công tác lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo
dỡ ván khuôn (12,5 ca máy). Thời gian ngừng việc của cần trục tháp được xác định dựa
vào tiến độ thi công là 8 ca. Đơn giá máy ngừng việc là: 2.000.000 đồng/ca. Các máy
khác được luân chuyển đến các công trường khác hoặc tham gia các công tác khác của
nhà thầu nên không tính ngừng việc vào công trình. Chi phí ngừng việc công tác bê tông
cốt thép móng phương án 1 là:
8x 2.000.000 = 16.000.000 (đồng)
Vậy tổng chi phí máy và thiết bị thi công phương án 1 là :
Bảng 2.25 Chi phí máy thi công móng BTCT (PA2)
Ca
T Số HPC ĐGCM Thành tiền
Nội dung máy
T máy M (ca) (đồng/ca) (đồng)
(ca)
1 Máy hàn điện 23KW (ĐTM) 1 1 1 390.000 390.000
Máy cắt uốn thép 5KW 1 1 300.000
2 1 300.000
(ĐTM)
38
1 1 3.500.00 3.500.000
3 Máy bơm bê tông 20m3 1
0
4 SB 101 10 lít 1 3,5 3,5 420.000 1.470.000

5 Đầm bàn UB 82-1KW 1 3,5 3,5 300.000 1.050.000

6 Đầm dùi UB 47-1,5KW 2 1,5 3 300.000 900.000

7 Máy hàn điện 23KW 11 3 33 390.000 12.870.000

8 Máy cắt uốn thép 5KW 2 3 6 300.000 1.800.000

1,5 1,5 5.200.00 7.800.000


9 Xe bơm bê tông 40m3 1
0
12,5 12,5 4.500.00 56.250.000
10 Chi phí cần trục tháp 1
0
  8 2.000.00 16.000.000
11 Chi phí nhừng việc cần trục 1
0
102.330.00
Tổng
0
Bảng 2.26 Tổng hợp chi phí thi công móng BTCT (PA2)
T Ký Thành tiền
Nội dung Cách tính
T hiệu (đồng)
1 Chi phí nhân công NC NC=HPLĐ*ĐG 95.560.000

2 Chi phí máy thi công M M=HPCM*ĐG 102.330.000

3 Chi phí chung C C=5,1%*(VL+NC+M) 10.092.390


Chi phí hạng mục 7.050.603
4 HMC HMC=3,39%(VL+NC+M+C)
chung
Tổng T=VL+NC+M+C+HMC 215.032.993

2.2.5.4 Lựa chọn phương án thi công móng BTCT


Thời gian thi công Chi phí thi công
Phương án Lựa chọn
(ngày) (đồng)
PA1( 2 pđ) 19 219.776.128
PA2( 3 pđ) 20,5 215.032.993  x
Lựa chọn phương án thi công:
n
V . a .t
Tc=∑ i i i +C±H p => min
i=1 2
Trong trường hợp phương án có thời gian thi công ngắn (T < 1 năm), khi so sánh phương
án thi công ta bỏ qua sự khác nhau về tiền lãi liên quan đến huy động vốn để thực hiện
phương án đang xét nên Tc chỉ còn: Tc = C + HP => min
Trong đó:
Tn
H p =k p . P p .(1− )
Td
- Tc: Tổng chi phí thi công để thực hiện phương án đang xét;
39
- C: Giá thành thi công (tính theo khối lượng thi công của phương án đang xét);
- Hp: Hiệu quả hay thua lỗ ứng với trường hợp rút ngắn hay kéo dài thời gian thi công
của phương án đáng xét so với phương án chọn làm gốc để so sánh;
- (+): Khi phương án đang xét có thời gian thi công dài hơn;
- (–): Khi phương án đang xét có thời gian thi công ngắn hơn;
- Pp: Chi phí chung của phương án có thời gian thi công dài hơn;
- Kp = 50%
Chọn phương án 2 là phương án có thời gian thi công dài hơn làm phương án gốc. Vậy
tổng chi phí thi công của từng phương án quy đổi là:
TC2 = 215.032.993 (đồng), KP = 50%
TC1 = 219.776.128– 50% ×10.092.390 × (1 – 19/20,5) = 219.406.894(đồng)
Nhận xét: TC1 = 219.406.894 (đồng) > TC2 =215.032.993 (đồng) nên ta chọn phương án 2
là phương án thi công ép cọc tương ứng với thời gian là 20,5 ngày.
 Vậy tổ chức thi công móng bê tông cốt thép chia thành 3 phân đoạn thi công là
phương án mà nhà thầu lựa chọn.
2.2.5.5 Biện pháp thi công bê tông cốt thép móng
a) Công tác bê tông lót móng
Sau khi đập đầu cọc, dọn sạch đáy hố móng, tiến hành giác đài móng, tim trục định vị
công trình, triển khai lưới trục, mốc cố định. Sau đó từ vị trí tim trục đã được xác định
triển khai hình dáng kích thước đài móng, bê tông lót móng, tiến hành dựng cốp pha, đổ
bê tông lót. Lớp bê tông lót này có vai trò làm phẳng bề mặt của dưới đáy đài, dầm, giằng
ngăn không cho vữa xi măng ngấm xuống đất khi đổ bê tông đồng thời là lớp bảo vệ cho
cốt thép đáy đài, dầm, giằng khỏi bị hỏng do môi trường ngoài.
Bê tông lót được trộn bằng máy trộn đổ bằng thủ công. Thiết kế thành phần cấp phối, cân
đong và trộn bằng máy theo trình tự trộn sau: Trước hết đổ 15%-20% lượng nước sau đó
đổ xi măng và cốt liệu cùng lúc đồng thời đổ dần và liên tục lượng nước còn lại.
b) Công tác cốt thép
Chuẩn bị cốt thép:
Cốt thép dùng thi công công trình đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, phải có chứng chỉ
xuất xưởng của nhà máy nơi sản xuất chứng minh các chỉ tiêu cơ lý và cường độ của nơi
sản xuất. Trước khi gia công tiến hành thí nghiệm lại toàn bộ chủng loại thép đạt tiêu
chuẩn mới đưa vào sử dụng. Mỗi lần nhận thép phải lấy 5 mẫu tại hiện trường dưới sự
chứng kiến của Tư vấn giám sát, kỹ thuật của chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra cường độ
và các tính chất cơ lý của thép tại cơ quan chuyên môn có chức năng. Thí nghiệm thép
theo tiêu chuẩn TCVN 1651-2008: Kim loại – phương pháp thử kéo.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải đảm bảo bề mặt sạch không dính
bùn đất, dầu mỡ không có vẩy sắt và các lớp gỉ. Các thanh kéo không bị bẹp hoặc bị giảm
tiết diện quá 2% đường kính tiết diện. Các thanh thép được kéo và nắn thẳng.
Gia công cốt thép:

40
Cốt thép được cắt và uốn phù hợp với hình dạng, kích thước của thiết kế. Việc cắt uốn
chỉ được thực hiện bằng phương pháp cơ học.
Hàn cốt thép được thực hiện bằng phương pháp hàn hồ quang, đảm bảo chất lượng hàn
theo yêu cầu của thiết kế và theo tiêu chuẩn TCVN 314-2005. Đối với thép AIII không
được hàn liên tục suốt chiều dài nối tránh phá hoại cường độ thép mà chỉ nên hàn chấm
để định vị thép.
Nối buộc thép (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép thực hiện theo yêu cầu của thiết
kế, không nối ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết
diện kết cấu không nối quá 25% số thanh đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối
với thép có gờ. Chiều dài nối buộc của thép chịu lực trong các khung và lưới thép không
nhỏ hơn 20d hay 250mm đối với théo chịu nén. Khi nối buộc cốt thép tròn trơn ở vùng
chịu kéo phải uốn móc. Dây thép buộc sử dụng là loại dây thép mềm có đường kính 1mm
và được buộc ít nhất ở 3 vị trí trong 1 mối nối (2 đầu và ở giữa).
Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:
Cốt thép sau khi gia công tại công trường được vận chuyển và lắp ghép bằng các phương
tiện thủ công. Việc vận chuyển cần đảm bảo không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm
cốt thép. Đối với các thanh thép nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để
tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Các khung, lưới thép cần có biện pháp chia nhỏ thành từng
bộ phận nhỏ để vận chuyển.
Tiến hành lắp cốt thép theo đúng trình tự, các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho
các bộ phận sau. Các biện pháp ổn định thép không gây biến dạng trong quá trình đổ bê
tông. Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo số lượng mối nối buộc
hay hàn dính phải lớn hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ và phải hàn dính tất
cả các góc của thép đai với thép chịu lực.
c) Công tác ván khuôn
Cốp pha thép được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp không gây
khó khăn trong công việc đổ bê tông. Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước của kết cấu
theo thiết kế. Bề mặt ván khuôn sạch sẽ, đủ độ ẩm và trơn. Cốp pha chắc chắn và kín
không bị biến dạng khi đổ bê tông và không làm mất nước khi đổ bê tông đồng thời bảo
vệ bê tông khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được
chống dính.
d) Công tác bê tông
Công tác chuẩn bị:
Trước khi đổ bê tông dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo phương vuông góc với nhau để kiểm
tra độ phẳng và đúng tim. Kiểm tra vị trí cốt thép, chiều dày lớp bê tông bảo vệ, độ kín
khít của ván khuôn và làm sạch hố móng.
Bê tông sử dụng là bê tông thương phẩm được mua tại nhà máy theo đúng yêu cầu thiết
kế, vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng và được đổ bằng bơm bê tông trực
tiếp xuống hố móng bằng hệ thống vòi mềm.
Công tác đổ bê tông:
Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều
dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Bê tông được đổ liên tục tới khi hoàn thành một cấu
41
kiện, không làm phân tầng vữa bê tông. Trong quá trình đổ phải giám sát chặt chẽ hiện
trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đổ bê tông đài
theo từng lớp ngang khoảng 40cm thì đầm. Chiều cao vòi đổ bê tông cách đáy 1m do đó
sẽ làm sàn công tác bên trên đài cho công nhân đi lại điều chỉnh vòi và đầm bê tông.
Công tác đầm bê tông:
Việc đầm bê tông đảm bảo sao cho khi đầm bê tông được chặt và không bị rỗ. Đầm đến
khi vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa. Sử dụng đầm dùi thì bước dịch
chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng và phải cắm sâu vào lớp bê
tông đã được đổ trước 10cm; sau mỗi lớp đổ dày 0,3m thì đầm 1 lần. Thời gian đầm mỗi
vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dùng bàn xoa kết hợp với thước cán để làm
nhẵn mặt bê tông.
Công tác bảo dưỡng bê tông:
Sau khi đổ bê tông cần tưới nước để bảo dưỡng bê tông trong điều kiện có nhiệt độ và độ
ẩm theo đúng quy phạm để bê tông ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Trong thời kỳ
bảo dưỡng bê tông được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích,
tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
e) Công tác tháo dỡ ván khuôn
Sau khi đổ bê tông 2 ngày tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Việc tháo dỡ ngược với thứ tự
lắp. Khi tháo dỡ phải tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc chạm mạnh làm hư hỏng
kết cấu bê tông. Đồng thời không làm hư hỏng cốp pha để còn sử dụng lại.
2.2.6 Công tác lấp đất lần 1
Sau khi thi công xong bê tông móng và tháo dỡ ván khuôn, ta tiến hành đắp đất bằng máy
đầm cóc.
Khối lượng đất lấp lần 1: Vlấp1 = Vđào - VBT
Vđào: Là khối lượng đất đào từ cốt -1,35 đến cốt mặt đài móng, mặt giằng móng
Vđào = 951,142 m3
VBT: Thể tích bê tông chiếm chỗ, VBT = 394,425+35,477=429,902m3
Vlấp = 1931,77 – 429,902 = 521,24m3
Định mức hao phí lao động và định mức hao phí ca máy cho 100m3 cát đắp là 6,16
công/100m3 và 3,08 ca/100m3
Vậy hao phí lao động là: 521,24/100x6,16= 32,1 (công)
Hao phí ca máy: 521,24/100x3,08= 16,05 (ca)
Bố trí tổ đội công nhân bậc 3/7: 16 công nhân và 8 máy đầm cóc
Bảng 2.29 Tổng hợp hao phí lao động và ca máy công tác lấp đất lần 1
Số
Đơn Thời gian thi công HPCM
TT Hao phí lượn
vị (ngày) (đv/ca)
g
Hao phí lao động
1 16 người 2 32
(3/7)
2 Hao phí ca máy 8 máy 2 16
Biện pháp thi công công tác lấp đất lần 1
(Chi tiết tại phụ lục, mục 2.1.4 trang 25)
42
2.2.7 Công tác bê tông cốt thép hầm
1.1.1.1 Công tác thi công nền tầng hầm
Công tác bêtông cốt thép tầng hầm gồm:
+ Công tác bêtông cốt thép nền tầng hầm
+ Công tác bêtông cốt thép cột, vách, tường tầng hầm
+ Công tác bêtông cốt thép dầm, sàn tầng 1 và ram dốc tầng hầm
Quá trình thi công BTCT nền tầng hầm gồm các dây chuyền 
- Đổ bê tông lót nền hầm
- Màng chống thấm nền hầm
- Gia công, lắp dựng cốt thép nền hầm
- Gia công, lắp dựng ván khuôn nền hầm
- Đổ bê tông nền hầm.
- Tháo ván khuôn nền hầm
Quá trình thi công cột, vách, tường gồm các dây chuyền 
- Gia công, lắp dựng cốt thép cột, vách tường
- Lắp dựng ván khuôn cột, vách, tường
- Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông cột, vách
- Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông tường
- Tháo ván khuôn cột, vách, tường
Quá trình thi công dầm, sàn, cầu thang bộ tầng hầm gồm các dây chuyền 
- Lắp dựng ván khuôn đáy dầm
- Gia công, lắp đặt cốt thép dầm
- Lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn, cầu thang bộ
- Gia công, lắp dựng cốt thép sàn, dầm, cầu thang bộ
- Đổ bê tông sàn, dầm, cầu thang bộ
- Tháo ván khuôn sàn, dầm, cầu thang bộ
Để đảm bảo việc thi công không ảnh hưởng đến sự ninh kết của bê tông hay chất
lượng của cốt thép khi thi công cần có thời gian ngừng công nghệ giữa các dây chuyền
thi công phân đoạn của đợt.
- Thời gian gián đoạn từ khi đổ bê tông cột tường hay thang máy đến khi tháo ván
khuôn là 2 ngày.
- Sau khi tháo ván khuôn cột thì mới được thi công dầm sàn.
- Sau khi đổ bê tông dầm sàn, cầu thang thí nghiệm nén 7 ngày đạt, khi có kết quả thô
là được phép tháo ván khuôn theo đúng tiêu chuẩn biện pháp thi công.
Lập phương án thi công: các công tác trên đều được thi công theo dây chuyền và chia
thành 3 phân đoạn như sau:

43
Hình 2.11 Mặt bằng phân đoạn thi công BTCT tầng hầm
Hướng thi công từ trái qua phải
2.2.7.1 Tính toán khối lượng và phương án thi công nền
 Công tác bê tông lót nền hầm
Bảng 2.27 HPLĐ đổ bê tông lót nền
CN TG tính TG kế
KL BT Lót ĐMLĐ HPLĐ
PĐ (người toán hoạch
(m3) (công/m3) (công)
) (ngày) (ngày)
1 27,310 0,944 25,78 28 0,92 1

2 49,494 0,944 46,72 28 1,67 1,5

3 59,745 0,944 56,40 28 2,01 2

Tổng 136,548   128,90     4,50


 Công tác thi công màng chống thấm nền tầng hầm
Bảng 2.28 HPLD thi công màng chống thấm nền tầng hầm
Diện
ĐMLĐ HPLĐ CN TG tính toán TG kế hoạch
PĐ tích
(công/m2) (công) (người) (ngày) (ngày)
(m2)
1 136,55 0,12 16,39 28 0,59 0,5

2 247,47 0,12 29,70 28 1,06 1

44
3 276,66 0,12 33,20 28 1,19 1

Tổng 660,68   79,28     2,50


 Công tác gia công và lắp dựng cốt thép
Bảng 2.29 HPLĐ công tác gia công cốt thép nền hầm
KL Cốt Thép (T) ĐM HPLĐ (công/tấn) TG tính TG kế
P HPLĐ CN
toán hoạch
Đ d<=10 d<=18 d<=10 d<=18 (Công) (người)
(ngày) (ngày)
1 0,52 5,67 3,51 2,62
80,79 40 2 2
2 0,95 10,28 3,51 2,62
3 1,06 11,49
3,51 2,62
Bảng 2.30 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép nền hầm
HPL
CN TG tính TG kế
KL Cốt Thép ĐM HPLĐ Đ
(người toán hoạch
(T) (công/tấn) (côn
PĐ ) (ngày) (ngày)
g)
d<=1 d<=1
d<=10 d<=18
0 8
25,0
1 0,52 5,67 5,27 3,928 25 1,00 1
4
45,3
2 0,95 10,28 5,27 3,928 25 1,82 2
8
50,7
3 1,06 11,49 5,27 3,928 25 2,03 2
3
Tổng    5 5
     
 Công tác lắp dựng ván khuôn nền hầm
Bảng 2.31 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn nền hầm
Khối Định mức
HPLĐ CN TG tính toán TG tính toán
PĐ lượng (công/100m2
(công) (người) (ngày) (ngày)
(100m2) )
1 0,079 14,625
2 0,056 14,625 3,13 3 1,04 1
3 0,079 14,625
 Công tác đổ bê tông nền hầm
Tổng khối lượng bê tông nền tầng hầm là: 132,136 (m3)
Chọn xe bơm bê tông: Chọn xe bơm bê tông KCP 19Z40 năng suất 40 m3/h
Năng suất ca của xe bơm bê tông đã tính toán ở phần móng là 230,4 m3/ca
Hao phí ca máy đổ bê tông nền tầng hầm: 132,136/230,4 = 0,57 = 0,5 (ca)

45
Vậy nhà thầu sẽ bố trí 1 xe bơm bê tông KCP19Z40 phục vụ công tác đổ bê tông nền
tầng hầm trong 1 ca trong 1 ngày. Tổ đội phục vụ công tác bê tông gồm 15 công nhân bậc
3,0/7 đi theo để phục vụ máy bơm và thực hiện các công việc có liên quan: giữ vòi bơm,
san gạt bê tông, trực điện….(không tính công nhân đầm bê tông)
 Công tác tháo ván khuôn nền hầm

Bảng 2.32 HPLĐ công tác tháo ván khuôn nền hầm
Khối
Định mức HPLĐ CN TG tính TG KH
PĐ lượng
(công/100m2) (công) (người) toán (ngày) (ngày)
(100m2)
1 0,079 4,875
2 0,056 4,875 1,04 2 0,52 0,5
3 0,079 4,875
 Tiến độ thi công nền hầm
Thời gian thi công (ngày) CN
TT Công việc
PĐ 1 PĐ 2 PĐ 3 (người)
1 Đổ bê tông lót nền hầm 1 1,5 2 28
Màng chống thấm nền
2 0,5 1 1 28
hầm
3 Lắp đặt cốt thép nền hầm 1 2 2 25
Lắp đặt ván khuôn nền
4 1 3
hầm
5 Đổ bê tông nền hầm 0,5 15
6 Tháo ván khuôn nền hầm 0,5 2
Đây là dây chuyền tổ hợp biến nhịp công tác BTCT nền tầng hầm biểu diễn như sau:

Hình 2.12 Tiến độ thi công nền tầng hầm( 16 ngày)


1,Đổ bê tông lót móng hầm 4, Lắp dựng ván khuôn nền hầm
2, Màng chống thấm nền hầm 5, Đổ bê tông nền hầm
3, Lắp đặt cốt thép nền hầm 6, Tháo ván khuôn nền hầm
2.2.7.2 Lựa chọn máy móc, thiết bị thi công nền hầm
 Chọn máy trộn bê tông lót:

46
Theo tính toán ở trên, khối lượng bê tông lót lớn nhất trong 1 ca là ở phân đoạn 2 là
=49,494/1,5=32,996 m3/ca
Chọn máy trộn bê tông tự do, quả lê xe đẩy mã hiệu SB – 101 có dung tích thùng trộn là
100 lít, đơn giá ca máy là 420.000 (đồng/ca).
Năng suất ca máy N = 14,112 (m3/ca) đã được tính toán ở phần móng.
Số ca máy trộn cần trong 1 ca: n = 32,996/14,112 = 2,34(ca máy/ca đổ bê tông). Chọn 2
máy.
 Sử dụng 2 máy trộn bê tông SB – 101 là đủ để cung cấp bê tông cho quá trình thi
công bê tông lót ở các phân đoạn.
 Chọn máy đầm bê tông: Sử dụng máy đầm bàn 1KW
Bê tông lót nền tầng hầm:
Khối lượng bê tông lót lớn nhất trong 1 ca là ở phân đoạn 2 với khối lượng là
32,996(m3/ca) Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là
300.000 (đồng/ca) (bao gồm chi phí thợ điều khiển) cho mỗi ca làm việc. Thông số kĩ
thuật của máy như sau:
Công suất 1kW
Kích thước: Dài 315 mm, rộng 230 mm, cao 240 mm.
Trọng lượng 28kg.
Năng suất của máy đầm bàn đã tính ở phần chọn máy phục vụ công tác BTCT móng là
16m3/ca.
Số máy đầm bàn cần dùng là : 32,996/16 = 2,06 (máy). Chọn 2 máy.
*Bê tông nền tầng hầm:
Khối lượng bê tông cần đầm trong 1 ca là 132,136 m3. Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB –
82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là 40.000 (đồng/ca) (không bao gồm chi phí thợ điều
khiển) cho mỗi ca làm việc với năng suất P = 16 (m3/ca) theo tính toán ở trên. Năng suất
3600
của máy đầm bàn: P = F.k.δ. t + t
1 2
3600
P= 0,15 x 0,85 x 0,25 x = 4,99 (m3/h) = 39,92 (m3/ca)
18+5
Số máy đầm bàn cần dùng là : 132,136/39,92 = 3,31 (máy). Chọn 3 máy
 Vậy chọn 3 máy đầm bàn phục vụ công tác bê tông lót và bê tông nền
 Lựa chọn máy hàn, máy cắt uốn cốt thép:
Chọn máy hàn điện 23KW và máy cắt uốn thép 5KW để phục vụ công tác thi công gia
công cốt thép móng.
Số ca máy thi công phục vụ gia công cốt thép nền tầng hầm
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung
d<=18mm d<=10mm d<=18mm
Khối lượng cốt thép (T) 27,435 2,538 27,435

Định mức ca máy (ca/T) 1,016 0,32 0,256

47
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung
d<=18mm d<=10mm d<=18mm
HPCM (ca) 27,87 0,81 7,02
Số ca máy tính toán (ca) 27,87 7,84
Thời gian công tác gia
2
công thép (ngày)
Số máy 1 ca (máy) 13,94 3,92
 Chọn 14 máy hàn 23kW, đơn giá ca máy là 390.000 (đồng/ca) (bao gồm chi phí thợ
điều khiển) và 4 máy cắt, uốn thép 5kW, đơn giá ca máy là 300.000 (đồng/ca) (bao gồm
chi phí thợ điều khiển) để đảm bảo thi công liên tục.
 Cần trục tháp phục vụ
Cần trục tháp phục vụ công tác cốt thép ván khuôn trong 6,5 ca
2.2.7.3 Công tác bê tông cốt thép tường, cột, vách tầng hầm
Khối lượng cột, vách và tường hầm
Khối lượng cốt thép (T) Khối lượng Khối lượng
TT Tên cấu kiện ván khuôn bê tông
<=10 <=18 >18
(100m2) (m3)
1 Tường hầm 1,050 6,620 6,050 4,790 53,876
2 Cột vách 1,715 6,053 4,359 3,868 60,074
  Tổng 2,765 12,673 10,409 8,658 113,950
Theo mặt bằng phân doạn được chia như trên ta có hao phí lao động và thời gian thi công
các công tác như sau:
 Công tác gia công và lắp dựng cốt thép tường, cột, vách hầm
Bảng 2.33 HPLĐ công tác gia công cốt thép cột, vách, tường hầm
TGK
Khối lượng cốt thép Định mức HPLD HPLĐ TGTT
CN H
PĐ (T) (công/T) (công) (ngày)
(ngày)
<=10 <=18 >18 <=10 <=18 >18
1 1,105 4,978 4,060 4,21 2,81 2,44
2 0,521 2,304 1,865 4,21 2,81 2,44 72,65 30 2,42 2,5
3 1,139 5,390 4,485 4,21 2,81 2,44
Tổng                 2,5
Bảng 2.34 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép cột, vách, tường hầm
Khối lượng cốt thép Định mức HPLD HPLĐ TGTT TGKH
CN
PĐ (T) (công/T) (công) (ngày) (ngày)
<=10 <=18 >18 <=10 <=18 >18
4,97 3,6
1 1,105 4,060 6,48 4,46 44,34 30 1,48 1,5
8 9

48
Khối lượng cốt thép Định mức HPLD HPLĐ TGTT TGKH
CN
(T) (công/T) (công) (ngày) (ngày)
PĐ 2,30 3,6
2 0,521 1,865 6,48 4,46 20,53 30 0,68 0,5
4 9
5,39 3,6
3 1,139 4,485 6,48 4,46 47,97 30 1,6 1,5
0 9
Tổng                   3,5
 Bố trí 30 công nhân bậc 3,5/7 lắp dựng cốt thép cột, tường, vách tầng hầm và làm
việc 1 ca/ ngày
 Công tác lắp dựng ván khuôn tường, cột, vách hầm
Bảng 2.35 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách, tường hầm
Định mức
Khối CN
HPLD HPLĐ TGTT TGKH
PĐ lượng (người
(công/100m2 (công) (ngày) (ngày)
(100m2) )
)
1 3,388 14,77 50,046 33 1,52 1,5
2 1,562 14,77 23,071 33 0,70 0,5
3 3,708 14,77 54,761 33 1,66 1,5
Tổng 3,5
 Bố trí 1 tổ đội công nhân 33 người gồm công nhân bậc 4/7 lắp dựng ván khuôn cột,
vách, tường hầm và làm việc 1ca/ngày
 Công tác đổ bê tông tường, vách, cột hầm
Công tác đổ bêtông tường, cột, vách tầng hầm sử dụng biện pháp thi công là sử dụng
bêtông thương phẩm, vận chuyển đến hiện trường bằng ôtô và đổ bằng cần trục tháp.
Bố trí tổ đội gòm 20 công nhân, mỗi cột 5 công nhân, cần trục tháp đổ đồng thời 4 cột 1
lúc
Tính toán năng suất của cần trục:
Năng suất đổ bê tông của cần trục tháp được xác định theo công thức sau:
N = Q x nck x K1 x K2
 Thể tích bê tông trong 1 ca là: N = 0,9 x 8,86 x 0,8 x 0,75 x 8 = 38,28 (m3/ca)
( Chi tiết tính toán xem tại phụ lục, mục 2.1.5.1 trang 30)
Bảng 2.36 HPLĐ công tác đổ bê tông vách, cột hầm
Định mức
Khối
HPLĐ HPLĐ CN (người) TGTT TGKH
PĐ lượng bê
( công) (ngày) (ngày)
tông (m3) ( công/m3)

1 25,099 0,972 24,396 20 1,2198 1

2 12,357 0,972 12,011 20 0,6006 0,5

3 22,618 0,972 21,985 20 1,0992 1

49
Tổng         2,5

Công tác bê tông tường tầng hầm được đổ dứt điểm trong 1 ngày/ phân đoạn. Nhà thầu sử
dụng xe bơm bê tông KCP 19Z40 năng suất 40 m3/h đổ bê tông tường tầng hầm. Năng
suất thực tế của máy bơm bê tông là 230,4 m3/ca đã được tính toán phần trước. Khối
lượng bê tông tường tầng hầm là 53,876 m3 nên công tác đổ bê tông tường tầng hầm
được tiến hành đổ trong 0,5 ngày.
Bố trí tổ đội 15 công nhân bậc 3/7 phục vụ công tác đổ bê tông tường tầng hầm thực hiện
các công việc như: cầm vòi bơm, Công tác tháo ván khuôn tường, cột, vách tầng hầm…
 Công tác tháo dỡ ván khuôn
Bảng 2.37 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn cột,vách, tường hầm
Định mức
Khối lượng HPLĐ HPLĐ CN TGTT TGTH

(100m2) (công/100m2 (công) (người) (ngày) (ngày)
)
1 3,388 5,36 18,162 33 0,55 0,5
2 1,562 5,36 8,373 33 0,25 0,5
3 3,708 5,36 19,873 33 0,60 0,5
Tổn  
1,5
g
 Tiến độ thi công công tác xây cột, vách, tường hầm
CN
TT Nội dung PĐ1 PĐ2 PĐ3
(người)
1 Lắp dựng cốt thép tường, cột,vách hầm 1,5 0,5 1,5 30
Lắp dựng ván khuôn tường, cột, vách
2 1,5 0,5 1,5 33
hầm
3 Đổ bê tông cột, vách hầm 1 0,5 1 20
4 Đổ bê tông tường hầm 0,5 15
5 Tháo ván khuôn cột vách hầm 0,5 0,5 0,5 33

Đây là dây chuyển tổ hợp biến nhịp, công tác BTCT cột vách tầng hầm biểu diễn như sau

50
Hình 2.13 Tiến độ thi công xây dựng cột, vách, tường hầm
2.2.7.4 Công tác bê tông cốt thép dầm, sàn, cầu thang bộ hầm
 Tính toán khối lượng và phương án thi công BTCT dầm, sàn, thang bộ hầm
Tính toán khối lượng, hao phí ca máy, hao phí lao động cho các công tác theo mặt bằng
phân đoạn như trên, ta có hao phí lao động và thời gian thi công các công tác như sau:
Bảng 2.38 Tổng hợp khối lượng dầm, sàn, thang bộ hầm
Khối
Khối lượng ván khuôn lượng bê
T Tên cấu Khối lượng cốt thép (T)
(100m2) tông
T kiện
(m3)
<=10 <=18 >18 Thành dầm Đáy dầm
1 Dầm 1,534 0,918 5,039 3,480 1,2 59,120
2 Sàn 1,505 9,401 5,300 78,940
3 Cầu thang 0,277 0,170 3,560
Tổng 3,316 10,319 5,039 8,950 1,2 141,620
 Công tác lắp dựng ván khuôn đáy dầm tầng hầm
Bảng 2.39 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn đáy dầm
Định mức
Khối lượng HPLĐ CN TGTT TGKH
PĐ HPLĐ
(100m2) (công) (người) (ngày) (ngày)
(công/100m2)
1 0,375 12,1 3,001 10 0,30 0,5
2 0,450 12,1 5,439 10 0,54 0,5
3 0,375 12,1 6,080 10 0,61 0,5
Tổng 1,5
 Công tác gia công, lắp đặt cốt thép dầm, sàn, cầu thang bộ
Bảng 2.40 HPLĐ công tác gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang bộ hầm
TGK
Khối lượng cốt thép Định mức HPLD HPLĐ TGTT
P CN H
(T) (công/T) (công) (ngày)
Đ (ngày)
<=10 <=18 >18 <=10 <=18 >18
1 1,037 3,227 1,576 6,48 4,46 3,69 55,252 22 2,51 2,5

51
2 1,243 3,868 1,889 6,48 4,46 3,69

3 1,036 3,224 1,574 6,48 4,46 3,69


Bảng 2.41 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm
TGK
Khối lượng cốt thép Định mức HPLD HPLĐ TGTT
P CN H
(T) (công/T) (công) (ngày)
Đ (ngày)
<=10 <=18 >18
<=10 <=18 >18
1 0,480 0,287 1,576 6,48 4,46 3,69 6,744 20 0,34 0,5
2 0,575 0,344 1,889 6,48 4,46 3,69 12,222 20 0,61 0,5
3 0,479 1,574 1,574 6,48 4,46 3,69 21,360 20 1,07 1
 Công tác lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn, thang bộ
Bảng 2.42 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn,cầu thang bộ hầm
Định mức HPLĐ HPLĐ TGTT TGKH
Khối lượng (100m2) CN
P (công/100m2) (công) (ngày) (ngày)
Đ Thang Thang
Dầm Sàn Dầm Sàn
bộ bộ
1 1,088 1,658   12,9 13,31 15,98 36,103 25 1,44 1,5
2 1,304 1,987 12,9 13,31 15,98 43,271 25 1,73 1,5
3 1,087 1,656 0,170 12,9 13,31 15,98 38,778 25 1,55 1,5
Tổng                4,5
Công tác lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn, cầu thang bộ hầm. Bố trí tổ đội công nhân
bậc 4/7 gồm 25 người thi công 1 ca/ngày.
 Công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ
Bảng 2.43 HPLD công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ
Khối lượng cốt thép (T) Định mức HPLD (công/T) CN TG TG
HPLĐ (ng TT TH
Sàn Thang bộ Sàn Thang bộ (công) ười (ngà (ngà
P ) y) y)
Đ d
<= > <= d> d>
<=10 d>10 <=10
10 1 10 10 10
0
1 0,471 2,940     7,79 6,72 10,21 7,95 23,425 20 1,17 1
2 0,564 3,524     7,79 6,72 10,21 7,95 28,076 20 1,40 1,5
3 0,470 2,937 0,277   7,79 6,72 10,21 7,95 26,226 20 1,31 1,5
Tổng                     4
 Công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang hầm
Nhà thầu sử dụng xe bơm bê tông KCP 19Z40 năng suất 40 m3/h được chọn ở phương án
thi công móng để đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ. Năng suất thực tế của máy bơm bê
tông là 230,4 m3/ca đã được tính toán ở trên.

52
Bố trí tổ đội 15 công nhân bậc 3/7 phục vụ công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ;
thực hiện các công việc như: cầm vòi bơm, san gạt bê tông, phục vụ chung…
Khối lượng bê tông toàn bộ dầm, sàn, cầu thang bộ là 141,620 m3. Hao phí ca máy là:
141,620/230,4 = 0,61 = 0,5 (ca)
 Vậy bố trí 1 máy bơm bê tông KCP 18Z40 đổ trong 0,5 ca trong 0,5 ngày
 Công tác tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang bộ
Bảng 2.44 HPLĐ công tác tháo ván khuôn thành dầm, sàn, thang bộ
TGT TGT
CN
Định mức HPLD HPLĐ T H
Khối lượng (100m2) (người
(công/100m2) (công) (ngày (ngày
PĐ )
) )
Than Dầ Than
Dầm Sàn Sàn
g bộ m g bộ
1,46 1,65 13,65
1 0,000 4,3 4,44 5,33 25 0,55 0,5
4 8 4
1,75 1,98 16,36
2 0,000 4,3 4,44 5,33 25 0,65 0,5
4 7 4
1,46 1,65 14,54
3 0,170 4,3 4,44 5,33 25 0,58 0,5
2 6 4
Công tác tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang bộ hầm. Bố trí 1 tổ đội công nhân gồm 25
công nhân bậc 4/7 thi công.
Bảng 2.45 Tiến độ xây công tác dầm, sàn, cầu thang bộ hầm
Thời gian thi công
T CN
Nội dung (ngày)
T (người)
PĐ1 PĐ2 PĐ3
1 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm tầng hầm 0,5 0,5 0,5 10
2 Lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm 0,5 0,5 1 20
Lắp ván khuôn thành dầm, sàn, thang bộ
3 1,5 1,5 1,5 25
hầm
4 Lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ tầng hầm 1 1,5 1,5 20
5 Đổ bê tông dầm, sàn, thang tầng hầm 0,5 15
6 Tháo ván khuôn dầm, sàn, thang hầm 0,5 0,5 0,5 25
Biểu diễn công tác BTCT dầm, sàn, cầu thang bộ tầng hầm là dây chuyển tổ hợp biến
nhịp như sau:

53
Hình 2.15 Tiến độ thi công xây dựng dầm, sàn, thang bộ
Bảng 2.48 Tổng hợp tiến độ xây hầm
Thời gian thi công
T CN
Nội dung (ngày)
T (người)
PĐ1 PĐ2 PĐ3
1 Đổ bê tông lót nền hầm 1 1,5 2 28
2 Màng chống thấm nền hầm 0,5 1 1 28
3 Lắp đặt cốt thép nền hầm 1 2 2 25
4 Lắp đặt ván khuôn nền hầm 1 3
5 Đổ bê tông nền hầm 0,5 15
6 Tháo ván khuôn nền hầm 0,5 2
7 Lắp dựng cốt thép tường, cột,vách hầm 1,5 0,5 1,5 30
8 Lắp dựng ván khuôn tường, cột, vách hầm 1,5 0,5 1,5 33
9 Đổ bê tông cột, vách hầm 1 0,5 1 20
10 Đổ bê tông tường hầm 0,5 15
11 Tháo ván khuôn cột vách hầm 0,5 0,5 0,5 33
12 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm tầng hầm 0,5 0,5 0,5 10
13 Lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm 0,5 0,5 1 20
Lắp ván khuôn thành dầm, sàn, thang bộ
14 1,5 1,5 1,5 25
hầm
15 Lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ tầng hầm 1 1,5 1,5 20
16 Đổ bê tông dầm, sàn, thang tầng hầm 0,5 15
17 Tháo ván khuôn dầm, sàn, thang hầm 0,5 0,5 0,5 25

Tổng tiến độ thi công BTCT hầm là dây chuyền tổ hợp biến nhịp được biểu diễn như sau:

Hình 2.14 Tiến độ thi công BTCT hầm


Tổng thời giant hi công là 36,5 ngày
2.2.7.5 Lựa chọn máy thi công công tác bê tông cốt thép cột, dầm, sàn, thang bộ hầm
 Máy đầm dùi
Máy đầm dùi sử dụng chủ yếu cho công tác đầm bê tông cột, trụ, vách, tường và dầm
tầng hầm. Khối lượng bê tông cột, vách lớn nhất trong 1 ca là 25,099/0,5=50,20 m3/0,5
ca (phân đoạn 1); 53,876/0,5 = 107,752 m3/ca với bê tông tường và 59,12/0,5 = 118,24
m3/ca với bê tông dầm.
Chọn máy đầm dùi có các thông số kĩ thuật như đầm dùi sử dụng trong công tác bê tông
móng. Công suất động cơ: 1,5 kW
Đơn giá ca máy: 300.000 (đồng/ca) (bao gồm chi phí thợ điều khiển)
54
Bảng 2.46 Hao phí ca máy đầm dùi phần thi công tầng hầm
T KL lớn nhất Nắng suất đầm dùi HPCM Số máy
Công tác
T 1 ca (m3) (m3/ca) (ca) (máy)
Bê tông cột, trụ,
1 50,20 0,53 1
vách
94,2
2 Bê tông tường 107,75 1,14 1
3 Bê tông dầm 118,24 1,26 2
 Vậy chọn 1 máy đầm dùi cho 1 ca đổ bê tông cột, trụ, vách; 1 máy đầm dùi phục
vụ 1 ca đổ bê tông tường; 2 máy đầm dùi cho công tác bê tông dầm.
 Máy đầm bàn
Máy đầm bàn được sử dụng chủ yếu cho công tác bê tông sàn và cầu thang bộ.
Khối lượng bê tông sàn và cầu thang bộ là: 82,5/0,5 = 165 (m3)
Chọn máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 công suất 1KW, đơn giá ca máy là 300.000
(đồng/ca) (bao gồm chi phí thợ điều khiển) cho mỗi ca làm việc. Với chiều dày đầm là
0,2m thì năng suất của máy được tính toán ở phần nền tầng hầm là P = 39,92 (m3/ca)
Số ca máy cần thiết cho thi công mỗi ca: 165/39,92 = 4,13 (ca máy/ca)
Vậy ta chọn 4 máy đầm bàn cho 1 ca đổ bê tông sàn, cầu thang bộ tầng hầm.
 Máy hàn, cắt uốn thép
Số ca máy thi công phục vụ gia công cốt thép cột vách tầng hầm

Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW


Nội dung 10mm<d<=18m d>18m d<=10m d<=18m d>18m
m m m m m
Khối lượng cốt thép
12,673 10,409 2,765 12,673 10,409
(T)
Định mức ca máy
0,46 1,19 0,32 0,256 0,13
(ca/T)
HPCM (ca) 5,83 12,39 0,88 3,24 1,35
Số ca máy tính toán
18,22 5,48
(ca)
Thời gian công tác
2,5
gia công thép (ngày)
Số máy 1 ca (máy) 7,29 2,19
Số máy dự kiến
8 2
(máy)
 Vậy bố trí 2 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 8 máy hàn 23KW cho công tác gia
công cốt thép cột, trụ, vách.
Chọn máy cắt uốn sắt thép 5 Kw để phục vụ thi công các công tác gia công cốt thép dầm,
sàn, cầu thang bộ

Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW


Nội dung 10mm<d<=18m d>18m d<=10m d<=18m d>18m
m m m m m
55
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung
Khối lượng cốt thép
10,319 5,039 3,316 10,319 5,039
(T)
Định mức ca máy
0,91 1,16 0,32 0,256 0,13
(ca/T)
HPCM (ca) 9,39 5,85 1,06 2,64 0,66
Số ca máy tính toán
15,24 4,36
(ca)
Thời gian công tác
2,5
gia công thép (ngày)
Số máy 1 ca (máy) 6,09 1,74
Số máy dự kiến
6 2
(máy)
 Vậy bố trí 2 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 6 máy hàn 23KW cho công tác gia
công cốt thép dầm, sàn, thang

2.2.8 Công tác lấp đất lần 2


Sau khi thi công xong bê tông cốt thép tầng hầm và tháo dỡ ván khuôn, ta tiến hành thi
công màng chống thấm tường tầng hầm bên ngoài. Tiến hành đắp đất bằng máy đầm cóc.
Sau đó tiến hành nhổ cừ Larsen.
Khối lượng đất cần đắp là: 926,327 (m3), định mức hao phí lao động và định mức hao
phí ca máy cho 100m3 đất đắp là 5,30 công/100m3 và 2,652 ca/100m3
Vậy hao phí lao động là: 926,372/100x5,30 = 49,09 (công)
Hao phí ca máy: 926,372/100x2,652 = 24,56 (ca)
Vậy bố trí 25 công nhân và 12 máy đầm cóc tiến hành thi công đắp đất trong 2 ngày
Trước khi lấp đất cần vệ sinh hố móng công trình, dỡ và di chuyển tất cả cột chống, cốp
pha, ván khuôn ra khỏi hố đào.
2.2.9 Công tác thi công bê tông cốt thép thân
2.2.9.1 Đặc điểm, phương hướng và khối lượng thi công bê tông cốt thép phần thân
a)Đặc điểm công tác thi công bê tông cốt thép thân
Đây là công tác có khối lượng lớn trong các công tác thuộc phần thân chiếm một vị trí rất
quan trọng vì bộ phận khung là kết cấu chịu lực chính của công trình, quyết định đến độ
bền và tuổi thọ của công trình. Việc thi công phần khung này tương đối lớn và phức tạp
đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy ta phải lập biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công sao cho hợp
cả về mặt kỹ thuật và thời gian thi công giá thành hạ mà vẫn đảm bảo việc sử dụng điều
hoà về nhân lực và vật tư.
Phần thân công trình gồm 10 tầng kết cấu dầm sàn toàn khối: Tầng 1 là 6m; tầng 2 đến
tầng 9 là 3,7m; tầng mái là 5,4m; tầng tum là 5,5m. Mặt bằng kết cấu tầng 2 đến tầng 9 là
giống nhau; tầng 1,tầng mái, tum là khác nhau.

56
b)Phương hướng thi công tổng quát
Quá trình thi công theo hướng phát triển lên cao theo tầng nhà, phân đợt phân đoạn để có
thể tiến hành thi công theo dây chuyền, các tổ đội, máy móc thi công là ổn định. Mỗi tầng
phân làm 2 đợt thi công:
- Đợt 1: Thi công toàn bộ cột, trụ, vách. Bao gồm các dây chuyền sau:
+Gia công, lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách, vách thang máy
+Lắp dựng ván khuôn cột, trụ, vách, vách thang máy
+Đổ bê tông cột, trụ, vách, vách thang máy
+Tháo ván khuôn cột, trụ, vách, vách thang máy
- Đợt 2: Thi công dầm sàn bê tông toàn khối, cầu thang bộ. Bao gồm 6 dây chuyền sau:
+Lắp dựng ván khuôn đáy dầm
+Gia công, lắp đặt cốt thép dầm
+Lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn, cầu thang bộ
+Gia công, lắp đặt cốt thép sàn, cầu thang bộ
+Đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ
+Tháo ván khuôn dầm sàn, cầu thang bộ
Bê tông cột, vách dùng cần trục tháp. Bê tông dầm, sàn, thang bộ sử dụng xe bơm kết
hợp máy bơm bê tông. Sử dụng bê tông thương phẩm vận chuyển bằng xe đến công
trường.
Do mặt bằng công trình lớn và có các dầm có nhịp lớn nên chia các đợt thi công
thành các dây chuyền như trên. Để đảm bảo việc thi công không làm ảnh hưởng đến sự
ninh kết của bê tông hay chất lượng của cốt thép khi thi công cần có thời gian ngừng
công nghệ giữa các dây chuyền thi công các phân đoạn của các đợt cụ thể:
+Thời gian gián đoạn từ khi đổ bê tông cột, thang máy đến khi tháo ván khuôn là 2 ngày.
+Sau khi tháo ván khuôn cột thì mới được thi công dầm sàn.
+Sau khi đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ trên 1 phân đoạn thì sau 2 ngày mới được
phép lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách trên phân đoạn đó.
+ Tháo dỡ cốp pha đà giáo khi bê tông đạt cường độ cần thiết kế để chịu được trọng
lượng bản thân và tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Các bộ phận cốp
pha không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ
50N/cm2. Với cốp pha chịu lực nếu không có chỉ dẫn thiết kế đặc biệt thì tháo dỡ khi bê
tông đạt cường độ sau:
+bản dầm, vòm khẩu độ <2m đạt cường độ 50%R 28(7 ngày); 2-8m đạt cường độ
70% R28(10 ngày); >8m đạt cường độ 90% R28(23 ngày)
+ công xôn, ô văng đạt cường độ 100% R28(28 ngày)
+Ván khuôn sử dụng là ván khuôn thép, hệ giáo chống PAL.
+Công tác vận chuyển cốt thép ván khuôn máy móc thiết bị thi công sẽ được thực hiện
bằng cần trục tháp trong tầm hoạt động.
+Bê tông sử dụng bê tông thương phẩm đổ bằng cần trục tháp đối với cột, vách. Sử dụng
đổ bê tông bằng máy bơm và bơm tĩnh đối với thi công dầm sàn có khối lượng lớn.
2.2.9.2 Tổng hợp khối lượng thi công kết cấu bê tông cốt thép phần thân
(Xem chi tiết phụ lục, mục 2.1.6.1 trang 27)
57
2.2.9.3 Tính toán lựa chọn phương án tổ chức thi công
Chọn tầng điển hình tổ chức thi công:
Theo nguyên tắc thiết kế tổ chức thi công nếu mặt bằng tương đối giống nhau thì việc tổ
chức thi công chỉ cần thực hiện cho 1 tầng điển hình.
Căn cứ vào khối lượng thi công và bản vẽ kết cấu các tầng để chính xác về khối lượng thi
công, hao phí các công tác ở mỗi tầng nhà thầu chọn các tầng điển hình để tổ chức thi
công sau: Tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 5, tầng 9 và mái.
- Phương án tổ chức thi công: Chia phân đoạn để tổ chức thi công theo phương pháp dây
chuyền. Căn cứ vào các phân tích nêu trên, nhà thầu có 2 phương án thi công các tầng
Phương án 1: Chia mặt bằng thành 3 phân đoạn
Phương án 2: Chia mặt bằng thành 4 phân đoạn
Không chia phân đoạn cho tầng mái
a) Tổ chức thi công BTCT phần thân Phương án 1
Mặt bằng phân đoạn tầng1 được chia như sau( xem phân đoạn các tầng tại PL trang 59)

Hình 2.15 Mặt bằng phân đoạn BTCT tầng 1 (PA1)


Mỗi tầng thi công thành 2 đợt, thi công các công tác
Đợt 1: Thi công BTCT cột, trụ, vách thang máy
+ Lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách thang máy: công tác gia công thép thực hiện ngoài mặt
trận công tác nên không thể hiện công tác này lên sơ đồ tiến độ thi công.
+ Lắp dựng ván khuôn cột, trụ, vách thang máy: Sau khi cốt thép cột, trụ, vách phân đoạn
1 lắp dựng xong, tiến hành lắp dựng ván khuôn.
+ Đổ bê tông cột, trụ và vách thang máy: Bê tông sử dụng để thi công là bê tông thương
phẩm được mua tại trạm trộn của Công ty cổ phần VIMECO tại Hưng Yên, chở đến chân
58
công trình bằng xe chuyên dụng. Đổ bê tông bằng cần trục tháp, phương án lựa chọn
giống với cần trục đã chọn ở phương án thi công móng.
+ Tháo ván khuôn cột, trụ và vách thang máy: Sau khi bê tông đổ 2 ngày, tiến hành tháo
ván khuôn cột, trụ, vách.
Đợt 2: Thi công BTCT dầm sàn, thang bộ
+Lắp dựng ván khuôn đáy dầm: Sau khi tháo xong ván khuôn cột, trụ, vách ở phân đoạn
1 ta tiến hành lắp dựng ván khuôn đáy dầm ở phân đoạn đó.
+Lắp dựng cốt thép dầm: Sau khi ván khuôn đáy dầm phân đoạn 1 lắp xong, tiến hành
lắp dựng cốt thép dầm.
+Lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn và cầu thang bộ: Sau khi cốt thép dầm phân đoạn 1
lắp dựng xong, tiến hành lắp ván khuôn thành dầm, sàn và cầu thang bộ.
+Lắp dựng cốt thép sàn và cầu thang bộ: Sau khi ván khuôn thành dầm, sàn, cầu thang
phân đoạn 1 lắp dựng xong, tiến hành lắp dựng cốt thép sàn, cầu thang bộ.
+Đổ bê tông dầm, sàn và cầu thang bộ: Sử dụng xe bơm bê tông năng suất 50 m 3/h để đổ
bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ từ tầng 1 đến tầng 5 và dùng máy bơm bê tông tĩnh năng
suất 40 m3/h đổ bê tông từ tầng 6 đến tầng tum. Năng suất thực tế của xe bơm bê tông là
288 m3/ca, của máy bơm tĩnh là 230,4 m3/ca.
+ Tháo ván khuôn dầm sàn và cầu thang bộ: Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn, cầu thang phải
đảm bảo bê tông đạt cường độ theo quy định.
Công tác gia công thép thực hiện trong bãi gia công. Bố trí tổ đội công nhân bậc 3,5/7
Bảng tổng hợp khối lượng các phân đoạn của các công tác phần thân phương án 1 xem
chi tiết tại Phụ lục, mục 2.1.6.2 trang 71.
 Các công tác thi công đợt 1(PA1)
 Lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 3,5/7 để thi công lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách
theo các phân đoạn.
Bảng 2.49 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép cột, vách phần thân (PA1)

59
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HP TGTT TG
CN
Cột Vách Cột Vách LĐ (ngày) TH
TT PĐ
d<=1 d<= d> d<= d<= d> d<= d<= d> d<= d<= d>
0 18 18 10 18 18 10 18 18 10 18 18
1 1,25 0,61 1,75 0,44 2,56 2,61 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 42,62 1,21 1

2 0,95 0,47 1,2       5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 11,38 35 0,33 0,5
1
3 0,63 0,31 0,87 0,74 4,33 4,4 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 53,49 1,53 1,5

Tổng 2,83 1,39 3,82 1,18 6,89 7,01                   3

1 0,92 0,45 1,15 0,33 1,82 1,75 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 29,84 0,85 1

2 0,69 0,34 0,85       5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 8,18 35 0,23 0,5
2
3 0,46 0,23 0,57 0,59 3,17 3,04 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 38,42 1,10 1

Tổng 2,07 1,02 2,57 0,92 4,99 4,79                   2,5

1 0,93 0,39 1,09 0,49 2,44 2,39 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 36,36 1,04 1

2 0,53 0,29 0,82       5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 7,00 35 0,20 0,5
3,4
3 0,45 0,21 0,59 0,36 1,79 1,75 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 24,33 0,70 0,5

Tổng 1,91 0,89 2,5 0,85 4,23 4,14                   2

1 0,7 0,34 1,03 0,45 2,85 2,99 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 39,14 1,12 1
5,6 2 0,53 0,25 0,76       5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 6,64 35 0,19 0,5
,7,
3 0,42 0,2 0,61 0,33 2,08 2,19 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 27,41 0,78 1
8
Tổng 1,65 0,79 2,4 0,78 4,93 5,18                   2,5

60
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HP TGTT TG
0,85 0,47 1,28 0,62 3,58 3,64 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 48,94 CN 1,40 1,5
TT 1
PĐ LĐ (ngày) TH
2 0,99 0,31 1,48       5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 12,04 35 0,34 0,5
9
3 0,62 0,47 0,89 0,45 2,62 6,31 5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 51,79 1,48 1,5

Tổng 2,46 1,25 3,65 1,07 6,2 9,95                   3,5

Áp Mái  0,75   2,57     5,53 3,69 3,66 5,96 5,15 4,31 13,55 35 0,39 0,5
 Gia công cốt thép phần thân phương án 1
(Xem chi tiết tại phụ lục, mục 2.1.6.2 (a) trang 72)
 Lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 4/7 lắp ván khuôn cột, vách

Bảng 2.47 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân (PA1)

61
Định mức
HPL TG TG
Phân Khối lượng Ván hao phí CN
Đ TT KH
Tầng Đoạ khuôn (100m2) (công/100m2 (người
(công (ngày (ngày
n ) )
) ) )
Cột Vách Cột Vách
1 1,42 2,10 14,11 15,52 52,63 1,17 1
45
2 1,05 0,00 14,11 15,52 14,82 0,33 0,5
1
3 0,8 3,54 14,11 15,52 66,23 1,47 1,5
Tổng 3,27 5,64           3

1 0,82 2,10 14,11 15,52 44,16 0,98 1


45
2 0,61 0,00 14,11 15,52 8,61 0,19 0,5
2
3 0,46 1,38 14,11 15,52 27,91 0,62 0,5
Tổng 1,89 3,48           2

1 0,72 1,27 14,11 15,52 29,87 0,66 0,5


45
2 0,53 0,00 14,11 15,52 7,48 0,17 0,5
3,4
3 0,44 0,96 14,11 15,52 21,11 0,47 0,5
Tổng 1,69 2,23           1,5

1 0,62 1,27 14,11 15,52 28,46 0,63 0,5


45
5,6,7, 2 0,45 0,00 14,11 15,52 6,35 0,14 0,5
8 3 0,38 0,96 14,11 15,52 20,26 0,45 0,5
Tổng 1,45 2,23           1,5

1 0,71 1,89 14,11 15,52 39,35 0,87 1


45
2 0,72 0,00 14,11 15,52 10,16 0,23 0,5
9
3 0,74 1,42 14,11 15,52 32,48 0,72 0,5
Tổng 2,17 3,31           2

Áp mái 2,21 0,00 14,11 15,52 31,18 45 0,69 0,5


 Công tác đổ bê tông cột, vách phần thân phương án 1:
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 3/7 phục vụ đổ bê tông
(Công thức tính năng suất đổ bê tông của cần trục tháp đã được thể hiện ở phần tầng
hầm)
Chọn 1 xe bơm bê tông HCR – 1800 năng suất 40 m3/h
Đơn giá: 5.200.000 đồng/ca
Năng suất thực tế: Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg
Nkt: Công suất kỹ thuật của xe bơm bê tông, Nkt = 40 m3/h.
Tca: thời gian 1 ca máy, Tca = 8h.
Ktt: hệ số kể đến sự tổn thất của việc hút bê tông không đầy, Ktt = 0,9
Ktg: hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,8
N = 40 x 8 x 0,9 x 0,8 = 230,4 (m3/ca) đáp ứng được khối lượng bê tông mỗi tầng

62
Bảng 2.51 HPLĐ công tác đổ bê tông cột, vách phần thân (PA1)
Định mức
Phâ Khối lượng bê HPL TG TG
HPLĐ CN
n tông (m3) Đ TT KH
Tầng (công/m3) (ngư
Đoạ (côn (ngà (ngà
Vác ời)
n Cột Vách Cột g) y) y)
h
0,97 50,3 2,01
1 28,06 25,56 0,91 2
2 79 5
0,97 19,3 25 0,77 1
2 21,22   0,91
1 2 10 2
0,97 54,7 2,19 2
3 14,08 43,19 0,91
2 93 2
Tổn 63,36 68,75         5
g
0,97 29,9 1,20
1 16,42 15,48 0,91 1
2 89 0
0,97 10,9 25 0,43 0,5
2 12,05   0,91
2 2 66 9
0,97 33,5 1,34 1,5
3 8,19 26,86 0,91
2 61 2
Tổn 36,66 42,34         3
g
0,97 26,4 1,05
1 12,54 15,48 0,91 1
2 58 8
0,97 8,56 25 0,34 0,5
2 9,41   0,91
3,4 2 3 3
0,97 17,1 0,68 0,5
3 6,75 11,32 0,91
2 46 6
Tổn 28,70 26,80         2
g
0,97 23,5 0,94
1 9,32 15,48 0,91 1
2 28 1
0,97 6,19 25 0,24 0,5
5,6,7 2 6,81   0,91
2 7 8
,8 0,97 16,0 0,64
3 5,50 11,32 0,91 0,5
2 08 0
Tổn 21,63 26,80         2
g
9 0,97 31,9 25 1,27
1 10,58 22,93 0,91 1,5
2 16 7
2 10,48   0,91 0,97 9,53 0,38 0,5

63
Phâ HPL TG TG
Định mức CN
n Khối lượng bê Đ TT KH
Tầng HPLĐ2 7 (ngư 1
Đoạ tông (m3) (côn (ngà (ngà
0,97
(công/m3) 22,6 ời) 0,90 1
3n 6,96 16,78 0,91 g) y) y)
2 44 6
Tổn 28,02 39,71         3
g
0,97 11,0 0,44
Áp mái 12,18   0,91 25 0,5
2 84 3

 Công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 4/7 tháo ván khuôn.

Bảng 2.48 HPLĐ công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân (PA1)

Định mức
HPL TGT
Phân Khối lượng Ván hao phí CN
Đ T TGTH
Tầng Đoạ khuôn (100m2) (công/100m2 (người
(công (ngày (ngày)
n ) )
) )
Cột Vách Cột Vách
1 1,42 2,1 4,71 5,17 17,55 0,88 1
20
2 1,05 0 4,71 5,17 4,95 0,25 0,5
1 3 0,8 3,54 4,71 5,17 22,07 1,10 1
Tổn 3,27 5,64           2,5
g
1 0,82 2,1 4,71 5,17 14,72 0,61 0,5
20
2 0,61 0 4,71 5,17 2,87 0,14 0,5
2 3 0,46 1,38 4,71 5,17 9,30 0,47 0,5
Tổn 1,89 3,48           1,5
g
1 0,72 1,27 4,71 5,17 9,96 0,50 0,5
20
2 0,53 0 4,71 5,17 2,50 0,12 0,5
3,4 3 0,44 0,96 4,71 5,17 7,04 0,35 0,5
Tổn 1,69 2,23           1,5
g
1 0,62 1,27 4,71 5,17 9,49 0,47 0,5
20
5,6,7, 2 0,45 0 4,71 5,17 2,12 0,11 0,5
8 3 0,38 0,96 4,71 5,17 6,75 0,34 0,5
Tổn 1,45 2,23           1,5
g
9 1 0,71 1,89 4,71 5,17 13,12 20 0,66 0,5
64
Định mức HPL TGT
Phân Khối lượng Ván CN
hao phí Đ T TGTH
Tầng Đoạ khuôn (100m2) (người
(công/100m2 (công (ngày (ngày)
n )
2 0,72 0 4,71 5,17 3,39
) 0,17
) 0,5
3 0,74 1,42 4,71 5,17 10,83 0,54 0,5
Tổn 2,17 3,31           1,5
g
Áp Mái 0,5

 Các công tác thi công đợt 2(PA1)


 Khối lượng công tác dầm, sàn, cầu thang phần thân phương án 1
Khối lượng công tác bê tông cốt thép dầm, sàn, thang được thể hiện chi tiết tại Phụ ục,
mục 2.1.6.2 (a) trang 67
 Công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân phương án 1

Bố trí tổ đội công nhân bậc 4/7 lắp ván khuôn đáy dầm.
Bảng 2.49 HPLĐ công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân (PA1)

65
KL VK đáy dầm ĐMLĐ TG tính toán TG kế hoạch
Tầng PĐ HPLĐ (công) CN (người)
(100m2) (công/100m2) (ngày) (ngày)

1 0,33 3,73 0,41 0,5


2 0,19 2,15 0,24 0,5
1 11,29 9
3 0,52 5,87 0,65 0,5
Tổng 1,04   1,5
1 0,32 3,61 0,40 0,5
2 0,29 3,27 0,36 0,5
2 11,29 9
3 0,44 4,97 0,55 0,5
Tổng 1,05   1,5
1 0,34 3,84 0,43 0,5
2 0,3 3,39 0,38 0,5
3,4 11,29 9
3 0,43 4,85 0,54 0,5
Tổng 1,07   1,5
1 0,34 3,84 0,43 0,5
2 0,3 3,39 0,38 0,5
5,6,7,8 11,29 9
3 0,43 4,85 0,54 0,5
Tổng 1,07 12,08 1,5
66
KL VK đáy dầm ĐMLĐ TG tính toán TG kế hoạch
Tầng PĐ HPLĐ (công) CN (người)
(100m2) (công/100m2) (ngày) (ngày)

1 0,41 4,63 0,51 0,5


2 0,36 4,06 0,45 0,5
9 11,29 9
3 0,53 5,98 0,66 0,5
Tổng 1,3   1,5
Áp Mái 0,3 11,29 3,39 9 0,38 1
 Công tác lắp dựng cốt thép dầm
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 3,5/7
Hao phí lao động công tác gia công cốt thép dầm, sàn, thang bộ được thể hiện chi tiết tại Phụ Lục, mục 2.1.6.2 (a) trang 68
Bảng 2.50 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm phần thân (PA1)
TG tinh TG kế
HPLĐ CN
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) toán hoạch
(công) (người)
Tầng PĐ (ngày) (ngày)
d<= d<= d>
d<=10 d<=18 d>18
10 18 18
1 0,52 0,36 1,69 6,02 3,77 3,33 10,12 0,53 0,5
2 0,45 0,31 1,48 6,02 3,77 3,33 8,81 19 0,46 0,5
1
3 0,65 0,45 2,12 6,02 3,77 3,33 12,67 0,67 0,5
Tổng 1,62 1,12 5,29             1,5
2 1 0,46 0,23 1,66 6,02 3,77 3,33 9,16 19 0,48 0,5

67
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HPLĐ CN TG tinh TG kế
Tầng PĐ (công) (người) toán hoạch
2 0,4 0,2 1,45 6,02 3,77 3,33 7,99 0,42 0,5
3 0,58 0,29 2,07 6,02 3,77 3,33 11,48 0,60 0,5
Tổng 1,44 0,72 5,18             1,5
1 0,45 0,17 1,66 6,02 3,77 3,33 8,88 0,47 0,5
2 0,39 0,15 1,46 6,02 3,77 3,33 7,78 19 0,41 0,5
3,4
3 0,56 0,21 2,08 6,02 3,77 3,33 11,09 0,58 0,5
Tổng 1,4 0,53 5,2             1,5
1 0,45 0,16 1,81 6,02 3,77 3,33 9,34 0,49 0,5
2 0,39 0,14 1,58 6,02 3,77 3,33 8,14 19 0,43 0,5
5,6,
7,8 3 0,56 0,2 2,26 6,02 3,77 3,33 11,65 0,61 0,5
Tổng 1,4 0,5 5,65             1,5
1 0,54 0,29 3,56 6,02 3,77 3,33 16,20 0,85 1
2 0,47 0,25 3,03 6,02 3,77 3,33 13,86 19 0,72 0,5
9
3 0,67 0,36 4,32 6,02 3,77 3,33 19,78 1,04 1
Tổng 1,68 0,9 10,91             2,5
Áp Mái 2,63 0,55 1,68 6,02 3,77 3,33 23,50 19 1,24 1
 Công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang bộ phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 4/7 lắp dựng ván khuôn.

68
Bảng 2.51 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang phần thân (PA1)
TG
TG kế
HPLĐ CN tinh
Phân Khối lượng ván khuôn (100m2) Định mức hao phí (công/100m2) hoạch
Tầng (công) (người) toán
Đoạn (ngày)
(ngày)
Thành dầm Sàn Cầu thang Thành dầm Sàn Cầu thang
1 1,12 1,1 0,15 11,29 11,65 13,98 27,56 0,92 1

2 0,69 1,78 0 11,29 11,65 13,98 28,53 30 0,95 1


1
3 1,37 2,75 0,37 11,29 11,65 13,98 52,68 1,76 1,5

Tổng 3,18 5,63 0,52             3,5

1 0,88 1,8 0,11 11,29 11,65 13,98 32,44 1,08 1

2 0,86 1,58 0 11,29 11,65 13,98 28,12 30 0,94 1


2
3 1,32 2,32 0,11 11,29 11,65 13,98 43,47 1,45 1,5

Tổng 3,06 5,7 0,22             3,5

1 0,85 1,63 0,11 11,29 11,65 13,98 30,12 1,00 1

2 0,78 1,86 0 11,29 11,65 13,98 30,48 30 1,02 1


3,4
3 1,42 2,32 0,11 11,29 11,65 13,98 44,60 1,49 1,5

Tổng 3,05 5,81 0,22             3,5


5,6,7, 1 0,98 1,91 0,11 11,29 11,65 13,98 34,85 30 1,16 1
8 0,85 1,67 0 11,29 11,65 13,98 29,05 0,97 1
2
3 1,22 2,39 0,11 11,29 11,65 13,98 43,16 1,44 1,5
69
TG TG kế
HPLĐ CN
Phân Khối lượng ván khuôn (100m2) Định mức hao phí (công/100m2) tinh hoạch
Tầng (công) (người)
Đoạn toán (ngày)
Tổng 3,05 5,97 0,22             3,5

1 1,41 1,96 0 11,29 11,65 13,98 38,75 1,29 1

2 1,32 1,72 0 11,29 11,65 13,98 34,94 30 1,16 1


9
3 1,98 2,45 0,11 11,29 11,65 13,98 52,43 1,65 1,5

Tổng 4,71 6,13 0,11             3,5

Áp mái 1,01 2,07 0 11,29 11,65 13,98 35,52 30 1,18 1


 Công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 3,5/7 lắp dựng cốt thép
Bảng 2.52 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang phần thân (PA1)
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/100m2) TG
TG kế
CN tinh
Phân HPLĐ hoạch
(người toán
Tầng Đoạ Sàn Cầu thang Sàn Cầu thang (công) (ngày
) (ngày
n )
)
d<=10 d>10 d<=10 d>10 d<=10 d>10 d<=10 d>10
1 0,46 2,64 0,82 0 7,07 7,07 8,93 6,96 29,24 1,17 1

2 0,51 3,02 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 24,96 25 1,00 1


1
3 0,67 3,78 0,92 0 7,07 7,07 8,93 6,96 39,68 1,59 1,5

Tổng 1,64 9,44 1,74 0               3,5

70
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/100m2) CN TG TG kế
Phân HPLĐ
(người tinh hoạch
Tầng Đoạ
1 0,52 2,64 0,45 0 7,07 7,07 8,93 6,96 (công)
26,36 1,05 1
) toán (ngày
n 0,26 3,02 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 23,19 0,93 1
2 25
2
3 0,86 3,78 0,58 0 7,07 7,07 8,93 6,96 37,98 1,52 1,5

Tổng 1,64 9,44 1,03 0               3,5

1 0,52 2,66 0,45 0 7,07 7,07 8,93 6,96 26,50 1,06 1

2 0,46 3,04 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 24,75 25 0,99 1


3,4
3 0,66 3,8 0,58 0 7,07 7,07 8,93 6,96 36,71 1,47 1,5

Tổng 1,64 9,5 1,03 0         0,00     3,5

1 0,46 2,51 0,45 0 7,07 7,07 8,93 6,96 25,02 1,00 1

2 0,4 2,87 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 23,12 25 0,92 1


5,6,7,8
3 0,57 3,59 0,58 0 7,07 7,07 8,93 6,96 34,59 1,38 1,5

Tổng 1,43 8,97 1,03 0               3,5

9 1 1,88 0,8 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 18,95 25 0,78 1

2 1,64 0,92 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 18,10 0,76 1

3 2,35 1,15 0,58 0 7,07 7,07 8,93 6,96 29,92 1,27 1,5

Tổng 5,87 2,87 0,58 0               3,5

Áp Mái 1,23 0 0 0 7,07 7,07 8,93 6,96 8,70 25 0,35 0,5

71
 Công tác đổ bê tông dầm, sàn, thang phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 3/7
Bê tông sử dụng để thi công là bê tông thương phẩm được mua tại nhà máy và được vận chuyển công trình bằng xe chuyên dụng.
Từ tầng 1 đến tầng 5, nhà thầu đổ bằng xe bơm bê tông HCR – 1800 năng suất 50 m3/h do Nhật sản xuất để thi công, từ sàn tầng 6 trở lên
sử dụng máy bơm tĩnh để thi công.
Chọn 1 xe bơm bê tông HCR – 1800 năng suất 50 m3/h
Đơn giá: 5.800.000 đồng/ca
Năng suất thực tế: Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg
Trong đó:
Nkt: Công suất kỹ thuật của xe bơm bê tông, Nkt = 50 m3/h.
Tca: thời gian 1 ca máy, Tca = 8h.
Ktt: hệ số kể đến sự tổn thất của việc hút bê tông không đầy, Ktt = 0,9.
Ktg: hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,8.
N = 50 x 8 x 0,9 x 0,8 = 288 (m3/ca)
Chọn máy bơm tĩnh HBT40-10-55S có các thông số kỹ thuật như sau:
Năng suất kĩ thuật: 40 m3/h
Đơn giá: 6.500.000 đồng/ca
Năng suất thực tế: Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg
Trong đó:

72
Nkt: Năng suất kỹ thuật giờ của xe bơm bê tông là: Nkt = 40 m3/h.
Tca:Thời gian một ca máy: Tca = 8h.
Ktt: Hệ số kể đến tổn thất do việc hút bê tông không đầy: Ktt = 0,9.
Ktg: Hệ số sử dụng thời gian: Ktg = 0,8.
Vậy Nca = 40 x 8 x 0,9 x 0,8 = 230,4 (m3/ca)
Bố trí tổ đội sử dụng cho công tác bê tông dầm, sàn gồm 15 công nhân bậc 3/7 thực hiện
các công việc như thợ giữ vòi bơm, san gạt vữa bê tông, làm mặt, thợ trực điện nước, bắc
cầu công tác, đầm bê tông…
Bảng 2.53 HPLĐ công tác bổ bê tông dầm, sàn, thang bộ phần thân (PA1)
TG kế
KL Bê tông Năng suất máy HPC CN TG tính
Tầng hoạch
(m3) bơm (m3/ca) M (ca) (người) toán (ngày)
(ngày)
1 151,37 288 0,53 15 0,53 0,5
2 141,18 288 0,49 15 0,49 0,5
3,4 146,08 288 0,51 15 0,51 0,5
5 147,02 288 0,51 15 0,51 0,5
6,7,8 147,02 230,4 0,64 15 0,64 0,5
9 173,13 230,4 0,75 15 0,72 0,5
Áp 35,07 0,15 0,15
230,4 15 0,5
Mái
 Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân phương án 1
Bố trí tổ đội công nhân bậc bình quân 4/7
Bảng 2.54 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân (PA1)
HPL TG TGK
Khối lượng ván Định mức hao phí CN
Đ TT H
Tầ khuôn (100m2) (công/100m2) (n)
PĐ công ngày ngày
ng
Cầu Cầu
Dầm Sàn Dầm Sàn
thang thang
1 1,45 1,1 0,15 4,3 4,438 5,325 11,92 0,40 0,5

2 0,88 1,78 0 4,3 4,438 5,325 11,68 30 0,39 0,5


1
3 1,89 2,75 0,37 4,3 4,438 5,325 22,30 0,74 0,5

Tổng 4,22 5,63 0,52             1,5


1 1,2 1,8 0,11 4,3 4,438 5,325 13,73 0,46 0,5
2 1,15 1,58 0 4,3 4,438 5,325 11,96 30 0,40 0,5
2
3 1,76 2,32 0,11 4,3 4,438 5,325 18,45 0,61 0,5
Tổng 4,11 5,7 0,22             1,5
3, 1 1,19 1,63 0,11 4,3 4,438 5,325 12,94 30 0,43 0,5
73
HPL TG TGK
Khối lượng ván Định mức hao phí CN
Tầ Đ TT H
PĐ khuôn (100m2) (công/100m2) (n)
ng công ngày ngày
2 1,08 1,86 0 4,3 4,438 5,325 12,90 0,43 0,5
4
3 1,85 2,32 0,11 4,3 4,438 5,325 18,84 0,63 0,5

Tổng 4,12 5,81 0,22             1,5


1 1,32 1,91 0,11 4,3 4,438 5,325 14,74 0,49 0,5
5,
2 1,15 1,67 0 4,3 4,438 5,325 12,36 30 0,41 0,5
6,
7, 3 1,65 2,39 0,11 4,3 4,438 5,325 18,29 0,61 0,5
8 4,12 5,97 0,22    
Tổng         1,5
1 1,82 1,96 0 4,3 4,438 5,325 16,52 0,55 0,5
2 1,68 1,72 0 4,3 4,438 5,325 14,86 30 0,50 0,5
9
3 2,51 2,45 0,11 4,3 4,438 5,325 22,25 0,74 0,5
Tổng 6,01 6,13 0,11             1,5
Áp Mái 1,31 2,07 0 4,3 4,438 5,325 14,82 30 0,49 0,5
Tiến độ thi công bê tông cốt thép phần thân phương án 1: Trong tiến độ thi công phần
khung ta chỉ thể hiện đến đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ, còn tháo ván khuôn dầm,
sàn, cầu thang bộ theo tiêu chuẩn tháo ván khuôn nên sẽ ghép vào tổng tiến độ toàn công
trình sau.
Với ván khuôn thành dầm tháo dỡ khi đạt cường độ 50N/cm 2, với ván khuôn sàn, đáy
dầm, thang bộ thời gian tháo ván phụ thuộc khẩu độ của kết cấu thời gian từ 7-23 ngày
Tổng hợp thời gian thi công các công tác phần thân phương án 1, sau công tác đổ bê tông
có gián đoạn công nghệ 2 ngày
Bảng 2.59 Tổng hợp thời gian thi công các công tác phần thân (PA1)
Thời gian thi công
Số CN
Tầng Nội dung (ngày)
(người)
PĐ1 PĐ2 PĐ3
1 1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 1 0,5 1,5 35
2. Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 1 0,5 1,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 2 1 2 25

4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 1 0,5 1 20

5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 0,5 0,5 9

6. Lắp dựng cốt thép dầm 0,5 0,5 0,5 19


7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 1 1,5 30
thang
74
Thời gian thi công
(ngày) Số CN
Tầng Nội dung
1 1 1,5 (người)
25
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang
9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 0,5 0,5 30

1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 1 0,5 1 35


2. Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 1 0,5 0,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 1 0,5 1,5 25

4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 0,5 0,5 0,5 20

5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 0,5 0,5 9


2
6. Lắp dựng cốt thép dầm 0,5 0,5 0,5 19
7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 1 1,5 30
thang
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang 1 1 1,5 25

9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 0,5 0,5 30

1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 1 0,5 0,5 35


2. Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 0,5 0,5 0,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 1 0,5 0,5 25

4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 0,5 0,5 0,5 20

5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 0,5 0,5 9


3,4
6. Lắp dựng cốt thép dầm 0,5 0,5 0,5 19
7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 1 1,5 30
thang
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang 1 1 1,5 25

9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 0,5 0,5 30


5,6,7,8 1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 1 0,5 1 35
2. Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 0,5 0,5 0,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 1 0,5 0,5 25
4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 0,5 0,5 0,5 20

75
Thời gian thi công Số CN
Tầng Nội dung
(ngày) (người)
5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 0,5 0,5 9

6. Lắp dựng cốt thép dầm 0,5 0,5 0,5 19


7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 1 1,5 30
thang
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang 1 1 1,5 25

9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 0,5 0,5 30

1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 1,5 0,5 1,5 35
2. Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 1 0,5 0,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 1 0,5 0,5 25

4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 0,5 0,5 0,5 20

5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 0,5 0,5 9


9
6. Lắp dựng cốt thép dầm 1 0,5 1 19
7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 1 1,5 30
thang
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang 1 1 1,5 25

9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 0,5 0,5 30

1. Lắp dựng cốt thép cột trụ vách 0,5 35


2. Lắp dựng ván khuôn cột, trụ, 0,5 45
vách
3. Đổ BT cột, trụ, vách 1 25

4. Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 1,5 20

5. Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 0,5 9


Áp
mái 6. Lắp dựng cốt thép dầm 1 19
7. Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 1 30
thang
8. Lắp dựng cốt thép sàn, thang 0,5 25

9. Đổ BT dầm, sàn, thang 0,5 15

10. Tháo VK dầm, sàn, thang 0,5 45


Tháo ván khuôn dầm, sàn được biểu diễn trên tổng tiến độ

76
Hình 2.16 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 1(PA1)

Hình 2.17 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 2(PA1)

Hình 2.18 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 3,4(PA1)

Hình 2.19 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 5,6,7,8(PA1)

77
Hình 2.20 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 9(PA1)

Hình 2.21 Tiến độ thi công BTCT thân tầng mái(PA1)


Tổng tiến độ thi công công tác BTCT thân phương án 1 thể hiện trên bản vẽ A0
 Chọn máy thi công bê tông cốt thép phần thân phương án 1
Cần trục tháp: Đã chọn ở phần thi công công tác bê tông cốt thép móng.
Máy vận thăng lồng:
Máy vận thăng chở người được dùng khi bắt đầu thi công từ tầng 2. Chọn máy vận thăng
lồng vận chuyển người lên cao: HP- 2019 của Việt Nam. Các thông số kỹ thuật của máy
như sau:
+ Kích thước buồng lưới: 3 x 1,3 x 2,5 m
+ Sức nâng: 2 tấn
+ Độ cao nâng: 75m
Công tác nào cũng cần sử dụng máy vận thăng chở người, làm việc từ tầng 2. Máy vận
thăng chở người được lắp và bắt đầu thi công phần thân tầng 2. Số ca máy làm việc của
máy vận thăng lồng được tính toán dựa trên tiến độ thi công phần thân.
Máy đầm dùi:
Chọn máy đầm dùi có các thông số kĩ thuật như đầm dùi sử dụng trong công tác bê tông
móng, năng suất máy bằng 94,2m3/ca.
Máy đầm dùi sử dụng chủ yếu cho công tác đầm bê tông cột, trụ, vách và dầm. Khối
lượng bê tông cột, vách lớn nhất trong 1 ca là 57,27/0,5=114,54 m 3/ca (phân đoạn 3 tầng
1) và 25,44/0,5= 50,88 m3/ca (khối lượng bê tông dầm tại phân đoạn 1 tầng 9 ).
Bảng 2.60 Hao phí ca máy đầm dùi phần thân phương án 1
KL lớn nhất 1 ca NS Máy Hao phí Số máy
TT Nội dung
(m3) (m3/ca) (ca máy) (máy)
Cột, trụ,
1 114,54 94,2 1,22 2
vách
2 Dầm, sàn 50,88 94,2 0,54 1

78
 Vậy chọn 2 máy đầm dùi cho 1 ca đổ bê tông cột, trụ, vách và dầm mỗi tầng
Máy đầm bàn:
Máy đầm bàn được sử dụng chủ yếu cho công tác bê tông sàn và cầu thang bộ.
Chọn máy đầm bàn loại UB-82 công suất 1 kW, năng suất 16m3/ca.
Khối lượng bê tông lớn nhất trong 1 ca là tổng khối lượng bê tông sàn và cầu thang trong
1 tầng 38,58m3 phân đoạn 3 tầng 1 và 9).
Số ca máy cần thiết cho thi công mỗi ca: 38,58/16 = 2,41 (ca máy/ca)
 Chọn 3 máy đầm bàn cho 1 ca đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ.
Máy hàn, cắt uốn thép:
Chọn máy cắt uốn sắt thép 5 KW để phục vụ thi công các công tác gia công cốt thép
cột, trụ, vách, dầm, sàn, cầu thang.
Do khối lượng cốt thép cột vách ở tầng 1 là lớn nhất nên tính nhu cầu máy hàn, cắt uốn
thép dựa trên khối lượng cốt thép tầng 1.
Bảng 2.61 Hao phí ca máy hàn, uốn, cắt, gia công cốt thép cột vách
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d>18m d<=10m d<=18m d>18m
d<=18mm
m m m m
Khối lượng cốt thép (T) 7,45 13,60 3,610 7,45 13,6
Định mức ca máy (ca/T) 0,46 1,19 0,32 0,26 0,13
HPCM (ca) 3,43 16,18 1,16 1,94 1,77
Số ca máy tính toán (ca) 19,61 4,86
Thời gian công thép
2
(ngày)
Số máy 1 ca (máy) 9,81 2,43
Số máy dự kiến (máy) 10 3
 Vậy chọn 3 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 10 máy hàn 23KW phục vụ công tác
gia công cốt thép cột, vách, trụ.
Do khối lượng cốt thép dầm sàn, cầu thang bộ ở tầng 9 là lớn nhất nên tính nhu cầu máy
hàn, cắt uốn thép dựa trên khối lượng cốt thép tầng 9.

Bảng 2.62 Hao phí ca máy hàn, cắt uốn gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d>18m d<=10m d<=18m d>18m
d<=18mm
m m m m
Khối lượng cốt thép (T) 11,900 10,910 8,130 3,77 10,910
Định mức ca máy (ca/T) 0,45 1,16 0,32 0,26 0,13
HPCM (ca) 5,36 12,66 2,60 0,98 1,42
Số ca máy tính toán (ca) 18,01 5,00
Thời gian công thép 2
79
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d>18m d<=10m d<=18m d>18m
d<=18mm
m m m m
(ngày)
Số máy 1 ca (máy) 9,01 2,50

Số máy dự kiến (máy) 9 3


 Vậy chọn 3 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 9 máy hàn 23KW phục vụ công tác
gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang.
Tính toán chi phí thi công bê tông cốt thép thân(PA1)
Bảng 2.63 Chi phí nhân công thi công BTCT thân (PA1)
HPLĐ ĐGNC
T Thành tiền
Nội dung Bậc CN KH (đồng/công
T (đồng)
(công) )
1 Gia công cốt thếp cột vách 3,5/7 255 230.000 58.650.000

2 Lắp dụng cốt thép cột trụ vách 3,5/7 822,5 230.000 189.175.000
Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 742,5 178.200.000
3 4/7 240.000
vách
4 Đổ BT cột, trụ, vách 3/7 540,5 220.000 118.910.000

5 Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 4/7 300 240.000 72.000.000
Gia công cốt thép dầm, sàn, 408 93.840.000
6 3,5/7 230.000
thang
7 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 4/7 126 240.000 30.240.000

8
Lắp dựng cốt thép dầm 3,5/7 294,5 230.000 67.735.000
Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 975 234.000.000
9 4/7 240.000
thang
10 Lắp dựng cốt thép sàn, thang 3,5/7 800 230.000 184.000.000

11 Đổ BT dầm, sàn, thang 3/7 55 220.000 12.100.000

12 Tháo VK dầm, sàn, thang 4/7 420 240.000 100.800.000


1.339.650.00
  Tổng       0
 Chi phí máy và thiết bị thi công
Chi phí ngừng việc: Các loại máy sử dụng trong các công tác phần thân (trừ cần trục
tháp) được sử dụng khi thi công công tác, sau đó được luân chuyển tới công trường khác
nên không có chi phí ngừng việc tại công trình. Cần trục tháp sử dụng vào các công tác
lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông cột vách và tháo ván khuôn nên thời
gian ngừng việc của cần trục là thời gian đổ bê tông dầm, sàn, thang và thời gian chuyển
tầng. Căn cứ vào tổng tiến độ đã lập, thời gian ngừng việc của cần trục tháp là 47 ca.

80
Trong khoảng thời gian ngừng chờ công nghệ, vận thăng vẫn chở người lên phục vụ công
tác bảo dưỡng bê tông và các công việc khác nên vận thăng không có thời gian ngừng
việc. Số ca làm việc của vận thăng = tổng thời gian thi công - thời gian thi công tầng 1=
204-16 = 188 ca
Bảng 2.64 Chi phí máy thi công BTCT phần thân (PA1)
Số ca SL máy Đơn giá Thành tiền
TT Loại máy
(ca/máy) (máy) (đồng/ca) (đồng)
1 Chi phí máy làm việc        
1.1 Cân trục tháp 154,5 1 4.500.000 695.250.000
Xe bơm bê tông 40m3/h 16,5 1 85.800.000
1.2 5.200.000
(cột)
Xe bơm bê tông 50m3/h 2,5 1 14.500.000
1.3 5.800.000
(dầm, sàn tầng 1-5)
Máy bơm tĩnh 40m3/h (dầm 2,5 1 16.250.000
1.4 5.200.000
sàn tầng 6-mái)
1.5 Đầm dùi 1,5KW 21,5 2 300.000 12.900.000

1.6 Đầm bàn 2,8KW 5 3 300.000 4.500.000

1.7 Máy cắt, uốn 5KW 39 3 300.000 35.100.000

1.8 Máy hàn 23KW 39 10 390.000 152.100.000

1.9 Vận thăng 188 1 750.000 141.000.000

2 Chi phí máy ngừng việc        

2.1 Cần trục tháp 47 1 2.000.000 94.000.000

  Tổng   1.251.400.000
Bảng 2.55 Chi phí thi công BTCT phần thân (PA1)
Thành
T Ký
Nội dung Cách tính tiền
T hiệu
(đồng)
Chi phí nhân 1.339.650
1 NC NC=HPLĐ*ĐG .000
công
Chi phí máy 1.251.400
2 M M=HPCM*ĐG .000
thi công
C=5,1%*(VL+NC 132.143.5
3 Chi phí chung C 50
+M)
Chi phí hạng HM HMC=3,39% 92.316.26
4 1
mục chung C (VL+NC+M+C
T=VL+NC+M+C 2.815.509 2.728.133.9
Tổng 81
+HMC .811

81
b)Tổ chức thi công BTCT phần thân Phương án 2
Mặt bằng phân đoạn phương án 2 được thể hiện chi tiết tại Phụ lục, mục 2.1.6.2 (b)
trang 76

Hình 2.22 Mặt bằng phân đoạn BTCT tầng 1 (PA2)


Hướng thi công từ trái qua phải
Mỗi tầng thi công thành 2 đợt, thi công các công tác như phương án 1. Đợt 1 cột, vách;
đợt 2 dầm, sàn, thang bộ.
 Các công tác thi công đợt 1(PA2)
 Khối lượng BTCT theo phân đoạn (PA2)
(Chi tiết tại Phụ Lục, mục 2.1.6.2 (b) trang 71)
Hao phí lao động công tác gia công cốt thép thân phương án 2 sẽ được thể hiện chi tiết
tại Phụ lục, mục 2.1.6.2 (b) trang 72
 Lắp dựng cốt thép cột, trụ, vách phần thân phương án 2
Bảng 2.56 HPLĐ công tác lắp đặt cốt thép cột, vách phần thân (PA2)

82
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HP TG TG
LĐ CN TT KH
T Cột Vách Cột Vách
PĐ (công) (ngày) ngày
T
d<= d<= d> d<= d<= d> d<= d<= d> d<= d<= d>
10 18 18 10 18 18 10 18 18 10 18 18
5,1
1 0,76 0,45 1,05 0,28 1,65 1,68 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 27,09 1,23 1
5
5,1 0,88
4 0,76 0,45 1,05 0,16 0,91 0,93 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 19,31 1
5 22
1 5,1 1,82
3 0,73 0,37 1,00 0,51 2,94 2,98 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 40,02 2
5
5,1 0,97
2 0,59 0,12 0,81 0,24 1,39 1,42 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 21,41 1
5
Tổng 2,83 1,39 3,91 1,19 6,89 7,01                   5
5,1
1 0,60 0,33 0,70 0,22 1,18 1,13 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 19,27 0,88 1
5
5,1 0,63
4 0,60 0,33 0,70 0,12 0,65 0,62 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 13,82 0,5
5 22
2 5,1 1,31
3 0,51 0,29 0,67 0,40 2,18 2,08 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 28,91 1,5
5
5,1 0,66
2 0,36 0,08 0,50 0,18 0,99 0,95 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 14,42 0,5
5
Tổng 2,07 1,02 2,57 0,91 4,99 4,78                   3,5
3, 1 0,55 0,29 0,68 0,32 1,57 1,54 5,53 3,69 3,66 5,96 5,1 4,31 23,23 22 1,06 1
83
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HP TG TG
5 LĐ CN TT KH
T
PĐ (công) (ngày) ngày
T 5,1
4 0,83 0,29 0,68 0,18 0,87 0,85 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 17,35 0,79 1
5
5,1 0,48
4 3 0,45 0,24 0,64 0,09 0,46 0,45 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 10,58 0,5
5
5,1 0,72
2 0,00 0,07 0,48 0,23 1,33 1,30 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 15,81 0,5
5
Tổng 1,83 0,89 2,49 0,81 4,23 4,14                   3
5,1
1 0,53 0,25 0,66 0,29 1,83 1,92 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 25,71 1,17 1
5
5,1 0,82
5, 4 0,70 0,25 0,66 0,16 1,02 1,07 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 17,98 1
5 22
6,
5,1 0,51
7, 3 0,42 0,23 0,64 0,08 0,54 0,56 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 11,19 0,5
5
8 5,1
2 0,00 0,06 0,44 0,24 1,55 1,63 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 18,30 0,83 1
5
Tổng 1,65 0,80 2,40 0,77 4,94 5,18                   3,5
9 5,1 22
1 0,96 0,43 1,01 0,40 2,31 2,35 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 34,93 1,59 1,5
5
5,1 1,09
4 0,96 0,43 1,01 0,22 1,28 1,30 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 24,07 1
5
5,1 0,66
3 0,62 0,27 0,84 0,12 0,67 0,68 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 14,57 0,5
5
2 0,00 0,12 0,79 0,34 1,95 1,98 5,53 3,69 3,66 5,96 5,1 4,31 23,90 1,09 1
84
Khối lượng cốt thép (T) Định mức hao phí (công/tấn) HP TG TG
T 5 LĐ CN TT KH

T Tổng 2,54 1,25 3,64 1,07 6,20 6,31              
(công)    
(ngày) ngày
4
5,1
Áp mái  0,75 0,00 2,57 0,00 0,00 0,00 5,53 3,69 3,66 5,96 4,31 13,54 22 0,62 0,5
5

85
 Lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân phương án 2
Bảng 2.57 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn cột, vách phần thân (PA2)
Định mức HPL TGT TG
CN
Phân Khối lượng Ván hao phí Đ T KH
(người
Tầng Đoạ khuôn (100m2) (công/100m2 (công (ngày (ngày
)
n ) ) ) )
Cột Vách Cột Vách

1 0,88 1,35 14,11 15,52 33,31 1,39 1,5


4 0,88 0,76 14,11 15,52 24,18 24 1,01 1
1 3 0,88 2,37 14,11 15,52 49,23 2,05 2
2 0,62 1,18 14,11 15,52 26,98 1,12 1
Tổng 3,26 5,65           5,5
1 0,512 0,82 14,11 15,52 19,87 0,83 1
4 0,512 0,46 14,11 15,52 14,35 24 0,60 0,5
2 3 0,512 1,49 14,11 15,52 30,40 1,27 1,5
2 0,354 0,71 14,11 15,52 16,06 0,67 0,5
Tổng 1,89 3,48           3,5
1 0,448 0,82 14,11 15,52 18,97 0,79 1
4 0,448 0,46 14,11 15,52 13,44 24 0,56 0,5
3,4 3 0,448 0,25 14,11 15,52 10,20 0,43 0,5
2 0,336 0,71 14,11 15,52 15,70 0,65 0,5
Tổng 1,68 2,23           2,5
1 0,384 0,82 14,11 15,52 18,07 0,75 1
4 0,384 0,46 14,11 15,52 12,54 24 0,52 0,5
5,6,7,
3 0,384 0,25 14,11 15,52 9,30 0,39 0,5
8
2 0,308 0,71 14,11 15,52 15,30 0,64 0,5
Tổng 1,46 2,23           2,5
1 0,588 1,21 14,11 15,52 27,03 1,13 1
4 0,47 0,68 14,11 15,52 17,19 24 0,72 1
9 3 0,588 0,37 14,11 15,52 14,04 0,58 0,5
2 0,514 1,05 14,11 15,52 23,60 0,98 1
Tổng 2,16 3,31           3,5
Áp mái 2,14 0,00 14,11 15,52 30,20 24 1,23 1

 Công tác đổ bê tông cột, vách phần thân phương án 2:


Năng suất cần trục tháp đổ bê tông cột, vách cho các tầng tính như phương án 1
Bảng 2.58 HPLĐ công tác đổ bê tông cột, vách phần thân (PA2)

86
Định mức TGT TG
Phân Khối lượng bê tông
HPLĐ HPLĐ CN T KH
Tầng Đoạ (m3)
(công/m3) (công) (ng) (ngày (ngày
n
Cột Vách Cột Vách ) )

1 17,60 16,46 0,91 0,972 32,010 1,601 1,5


4 17,60 9,11 0,91 0,972 24,870 20 1,270 1,5
1 3 17,60 29,28 0,91 0,972 44,477 2,254 2,5
2 10,56 13,91 0,91 0,972 23,125 1,156 1
Tổng 63,36 68,75           6,5

1 10,24 9,96 0,91 0,972 19,002 0,950 1


4 10,24 5,52 0,91 0,972 14,680 20 0,764 1
2 3 10,24 18,44 0,91 0,972 27,246 1,362 1,5
2 6,14 8,42 0,91 0,972 13,774 0,689 0,5
Tổng 36,86 42,34           4

1 7,84 9,96 0,91 0,972 16,818 0,841 1


4 7,84 5,52 0,91 0,972 12,496 20 0,625 0,5
3,4 3 7,84 2,90 0,91 0,972 9,956 0,498 0,5
2 5,18 8,42 0,91 0,972 12,901 0,645 0,5
Tổng 28,70 26,80           2,5

1 5,76 9,96 0,91 0,972 14,926 0,756 1


4 5,76 5,52 0,91 0,972 10,603 20 0,530 0,5
5,6,7,
3 5,76 2,90 0,91 0,972 8,063 0,403 0,5
8
2 4,35 8,42 0,91 0,972 12,144 0,607 0,5
Tổng 21,63 26,80           2,5

1 8,82 14,76 0,91 0,972 22,375 1,119 1


4 7,04 8,17 0,91 0,972 14,350 20 0,717 0,5
9 3 8,82 4,30 0,91 0,972 12,208 0,610 0,5
2 3,35 12,47 0,91 0,972 15,173 0,720 0,5
Tổng 28,03 39,71           2,5

Áp mái 12,18 0,00 0,91 0,972 11,084 20 0,554 0,5

 Công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân phương án 2
Bảng 2.59 HPLĐ công tác tháo ván khuôn cột, vách phần thân (PA2)
ĐM HPL TGT
Phân Khối lượng Ván CN
(công/100m2 Đ T TGTH
Tầng Đoạ khuôn (100m2) (người
) (công (ngày (ngày)
n )
Cột Vách Cột Vách ) )

87
ĐM HPL TGT
Phân Khối lượng Ván CN
(công/100m2 Đ T TGTH
Tầng Đoạ
1 khuôn (100m2)
0,88 1,346 4,71 5,17 11,10 (người 0,62 0,5
) (công (ngày (ngày)
n )
4 0,88 0,758 4,71 5,17 8,06
) 18 0,45
) 0,5
1 3 0,88 2,372 4,71 5,17 16,41 0,71 0,5
2 0,62 1,175 4,71 5,17 8,99 0,50 0,5
Tổng 3,26 5,651           2
1 0,512 0,815 4,71 5,17 6,63 0,37 0,5
4 0,512 0,459 4,71 5,17 4,78 18 0,27 0,5
2 3 0,512 1,493 4,71 5,17 10,13 0,56 0,5
2 0,354 0,713 4,71 5,17 5,35 0,30 0,5
Tổng 1,89 3,48           2
1 0,448 0,815 4,71 5,17 6,32 0,35 0,5
4 0,448 0,459 4,71 5,17 4,48 18 0,25 0,5
3,4 3 0,448 0,25 4,71 5,17 3,40 0,19 0,5
2 0,336 0,706 4,71 5,17 5,23 0,29 0,5
Tổng 1,68 2,23           2
1 0,384 0,815 4,71 5,17 6,02 0,33 0,5
4 0,384 0,459 4,71 5,17 4,18 18 0,23 0,5
5,6,7,
3 0,384 0,25 4,71 5,17 3,10 0,17 0,5
8
2 0,308 0,706 4,71 5,17 5,10 0,28 0,5
Tổng 1,46 2,23           2
9 1 0,588 1,207 4,71 5,17 9,01 18 0,50 0,5
4 0,47 0,68 4,71 5,17 5,73 0,32 0,5
3 0,588 0,37 4,71 5,17 4,68 0,26 0,5
2 0,514 1,053 4,71 5,17 7,86 0,44 0,5
Tổng 2,16 3,31           2
Áp mái 2,14 0 4,71 5,17 10,08 18 0,56 0,5
 Các công tác thi công đợt 2(PA2)
 Khối lượng công tác dầm, sàn, cầu thang phần thân phương án 2
Khối lượng công tác dầm, sàn, thang phần thân phương án 2 thể hiện chi tiết tại Phụ lục,
mục 2.1.6.2 trang 73
 Công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân phương án 2
Bảng 2.60 HPLĐ công tác lắp dựng ván đáy dầm phần thân (PA2)
Khối ĐMLĐ
HPLĐ CN TGTT TG KH
Tầng PĐ lượng (công/100m2
(công) (người) (ngày) (ngày)
(100m2) )
1 0,24 2,71 0,34 0,5
1 11,29 8
4 0,37 4,18 0,52 0,5
88
Khối ĐMLĐ
HPLĐ CN TGTT TG KH
Tầng PĐ lượng (công/100m2
(công) (người) (ngày) (ngày)
(100m2) )
3 0,22 2,48 0,31 0,5
2 0,22 2,48 0,31 0,5
Tổng 1,05 2
1 0,24 2,71 0,34 0,5
4 0,36 4,06 0,51 0,5
2 11,29 8
3 0,22 2,48 0,31 0,5
2 0,22 2,48 0,31 0,5
Tổng 1,04 2
1 0,24 2,71 0,34 0,5
4 0,38 4,29 0,54 0,5
3,4 11,29 8
3 0,22 2,48 0,31 0,5
2 0,23 2,60 0,32 0,5
Tổng 1,07 2
1 0,24 2,71 0,34 0,5
5,6,7, 4 0,38 4,29 0,54 0,5
11,29 8
8 3 0,22 2,48 0,31 0,5
2 0,23 2,60 0,32 0,5
Tổng 1,07 2
1 0,29 3,27 0,41 0,5
4 0,45 5,08 0,64 0,5
9 11,29 8
3 0,27 3,05 0,38 0,5
2 0,28 3,16 0,40 0,5
Tổng 1,29 2
Áp mái 0,3 11,29 3,39 8 0,42 0,5
 Công tác lắp dựng cốt thép dầm
Hao phí lao động công tác gia công cốt thép dầm, sàn, thang phương án 2 được thể hiện
chi tiết tại Phụ lục, mục 2.1.6.2 trang 75
Bảng 2.61 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép dầm phần thân (PA2)

Khối lượng cốt Định mức hao phí HPLĐ TGTT TGKH
P CN
Tầng thép (T) (công/tấn) (công) (ngày) (ngày)
Đ
<=10 <=18 >18 <=10 <=18 >18
1 3,3 16
1 0,36 0,25 1,2 6,02 3,77 3
7,11 0,44 0,5

3,3
4 0,57 0,39 1,86 6,02 3,77 11,10 0,69 0,5
3
3 0,34 0,23 1,1 6,02 3,77 3,3 6,58 0,41 0,5
3

89
Khối lượng cốt Định mức hao phí HPLĐ CN TGTT TGKH
P thép (T) (công/tấn) (công) (ngày) (ngày)
Tầng 3,3
Đ
2 0,35 0,24 1,14 6,02 3,77 6,81 0,43 0,5
3
T 1,62 1,11 5,3             2
3,3
1 0,33 0,17 1,17 6,02 3,77 6,52 0,41 0,5
3
3,3
4 0,51 0,26 1,82 6,02 3,77 10,11 0,63 0,5
3 16
2 3,3
3 0,3 0,15 1,08 6,02 3,77 5,97 0,37 0,5
3
3,3
2 0,31 0,16 1,12 6,02 3,77 6,20 0,39 0,5
3
T 1,45 0,74 5,19             2
3,3
1 0,32 0,12 1,17 6,02 3,77 6,27 0,39 0,5
3
3,3
4 0,49 0,19 1,82 6,02 3,77 9,73 0,61 0,5
3 16
3,4 3,3
3 0,29 0,11 1,08 6,02 3,77 5,76 0,36 0,5
3
3,3
2 0,3 0,12 1,12 6,02 3,77 5,99 0,37 0,5
3
T 1,4 0,54 5,19             2
3,3
1 0,31 0,11 1,27 6,02 3,77 6,51 0,41 0,5
3
3,3
4 0,49 0,17 1,98 6,02 3,77 10,18 0,64 0,5
3 16
5,6,
3,3
7,8 3 0,29 0,1 1,17 6,02 3,77 6,02 0,38 0,5
3
3,3
2 0,3 0,11 1,22 6,02 3,77 6,28 0,39 0,5
3
T 1,39 0,49 5,64             2
9 3,3
1 0,38 0,2 2,44 6,02 3,77 11,17 0,70 0,5
3
3,3
4 0,59 0,31 3,79 6,02 3,77 17,34 1,08 1
3 16
3,3
3 0,35 0,19 2,25 6,02 3,77 10,32 0,64 0,5
3
3,3
2 0,36 0,19 2,33 6,02 3,77 10,64 0,67 0,5
3
T 1,68 0,89 10,8             2,5
90
Khối lượng cốt Định mức hao phí HPLĐ TGTT TGKH
CN
P thép (T) (công/tấn) (công) (ngày) (ngày)
Tầng
Đ 3,3
Áp mái 2,63 0,55 1,68 6,02 3,77 23,50 16 1,47 1,5
3
 Công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang bộ phần thân phương án 2
Bảng 2.62 HPLĐ công tác lắp dựng ván khuôn sàn, thành dầm, thang phần thân (PA2)
TG
Khối lượng ván khuôn Định mức hao phí HPLĐ C TG KH
Tầ P (100m2) (công/100m2) (công) N TT (ngày
ng Đ )
Thành Cầu Thành Cầu
Sàn Sàn
dầm thang dầm thang
1,2 11,6 1,0
1 0,72 0 11,29 13,98 22,92 1
7 5 4
1,9 11,6 1,7
4 1,12 0,15 11,29 13,98 37,69 1,5
7 5 22 1
1 1,1 11,6 1,0
3 0,66 0,21 11,29 13,98 24,02 1
7 5 9
0,2 11,6 0,5
2 0,69 0,16 11,29 13,98 12,59 0,5
2 5 7
5,6            
T 3,19 0,52 4
2
1,2 11,6 1,0
1 0,69 0 11,29 13,98 22,59 1
7 5 3
1,9 11,6 1,6
4 1,07 0,11 11,29 13,98 36,57 1,5
7 5 22 6
2 1,1 11,6 0,9
3 0,64 0 11,29 13,98 20,86 1
7 5 5
1,2 11,6 1,0
2 0,66 0,11 11,29 13,98 23,09 1
1 5 5
5,6            
T 3,06 0,22 4,5
2
3, 1,3 11,6 1,0
1 0,69 0 11,29 13,98 23,05 1
4 1 5 5
2,0 11,6 1,7
4 1,07 0,11 11,29 13,98 37,38 1,5
4 5 22 0
1,2 11,6 0,9
3 0,63 0 11,29 13,98 21,21 1
1 5 6
1,2 11,6 1,0
2 0,66 0,11 11,29 13,98 23,55 1
5 5 7
T 3,05 5,8 0,22             4,5
91
TG
Khối lượng ván khuôn Định mức hao phí HPLĐ C TG
KH
Tầ P (100m2)
1 (công/100m2) (công) N TT
(ngày
ng Đ 11,6 1,0
1,3 11,29 13,98 23,52
1 0,69 0 5 7 1
5
11,6 1,7
5, 4 1,07 2,1 0,11 11,29 13,98 38,08 1,5
5 22 3
6, 1,2 11,6 0,9
7, 3 0,63 0 11,29 13,98 21,21 1
1 5 6
8 1,2 11,6 1,0
2 0,66 0,11 11,29 13,98 23,55 1
5 5 7
5,9            
T 3,05 0,22 4,5
1
1,3 11,6 1,2
1 1,07 0 11,29 13,98 28,16 1,5
8 5 8
2,1 11,6 1,9
4 1,65 0 11,29 13,98 43,68 2
5 5 22 9
9 1,2 11,6 1,1
3 0,98 0 11,29 13,98 25,98 1
8 5 8
1,3 11,6 1,2
2 1,01 0,11 11,29 13,98 28,32 1,5
2 5 9
6,1            
T 4,71 0,11 6
3
2,0 11,6 1,6
Áp mái 1,01 0 11,29 13,98 35,52 22 1,5
7 5 1
 Công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ
Bảng 2.63 HPLĐ công tác lắp dựng cốt thép sàn, thang phần thân (PA2)
Khối lượng cốt thép Định mức hao phí
HPL TG TG
(T) (công/100m2) C
Đ TT KH
T PĐ Cầu N
Sàn Sàn Cầu thang công ngày ngày
thang
<=10 >10 <=10 <10 >10 <=10 >10
7,0 7,0
1 0,37 2,13 0 8,93 7,95 17,68 1,04 1
7 7
7,0 7,0
4 0,57 3,31 0,822 8,93 7,95 34,77 2,05 2
7 7 17
1 7,0 7,0
3 0,34 1,96 0,309 8,93 7,95 19,02 1,12 1
7 7
7,0 7,0
2 0,35 2,04 0,61 8,93 7,95 22,34 1,31 1,5
7 7
T 1,63 9,44 1,741               5,5

92
Khối lượng cốt thép Định mức hao phí
(T) (công/100m2) HPL TG TG
C
7,0 7,0 Đ TT KH
8,93 7,95 17,68 N 1,04
T PĐ
1 0,37 2,13 0 7 7 công ngày 1
ngày

7,0 7,0
4 0,57 3,31 0,45 8,93 7,95 31,45 1,85 2
7 7 17
2 7,0 7,0
3 0,34 1,96 0 8,93 7,95 16,26 0,96 1
7 7
7,0 7,0
2 0,35 2,04 0,58 8,93 7,95 22,08 1,30 1,5
7 7
T 1,63 9,44 1,03               5,5
7,0 7,0
1 0,37 2,14 0 8,93 7,95 17,75 1,04 1
7 7
7,0 7,0
4 0,57 3,33 0,45 8,93 7,95 31,59 1,86 2
3 7 7 17
, 7,0 7,0
3 0,34 1,97 0 8,93 7,95 16,33 0,96 1
4 7 7
7,0 7,0
2 0,35 2,05 0,58 8,93 7,95 22,15 1,30 1,5
7 7
T 1,63 9,49 1,03         0,00     5,5
7,0 7,0
1 0,32 2,03 0 8,93 7,95 16,61 0,98 1
5 7 7
, 7,0 7,0
4 0,5 3,15 0,45 8,93 7,95 29,82 1,74 1,5
6 7 7 17
, 7,0 7,0
3 0,3 1,87 0 8,93 7,95 15,34 0,90 1
7 7 7
, 7,0 7,0
2 0,31 1,94 0,58 8,93 7,95 21,09 1,24 1
8 7 7
T 1,43 8,99 1,03               4,5
7,0 7,0
1 1,33 0,65 0 8,93 7,95 14,00 0,82 1
7 7
9 17
7,0 7,0
4 2,06 1,01 0 8,93 7,95 21,70 1,28 1,5
7 7
7,0 7,0
3 1,22 0,6 0 8,93 7,95 12,87 0,76 0,5
7 7
7,0 7,0
2 1,27 0,62 0,58 8,93 7,95 18,54 1,09 1
7 7
T 5,88 2,88 0,58               4
7,0 7,0
Áp mái 1,23 0 0 8,93 7,95 8,70 17 0,51 0,5
7 7

93
 Công tác đổ bê tông dầm, sàn, thang phần thân phương án 2
Bê tông sử dụng để thi công là bê tông thương phẩm được mua tại nhà máy và được vận
chuyển công trình bằng xe chuyên dụng. Từ tầng 1 đến tầng 5, nhà thầu đổ bằng xe bơm
bê tông HCR – 1800 năng suất 50 m3/h do Nhật sản xuất để thi công, từ sàn tầng 6 trở
lên sử dụng máy bơm tĩnh để thi công.
Chọn 1 xe bơm bê tông HCR – 1600 năng suất 50 m3/h
Đơn giá: 5.800.000 đồng/ca
Năng suất thực tế: Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg
Trong đó:
Nkt: Công suất kỹ thuật của xe bơm bê tông, Nkt = 50 m3/h.
Tca: thời gian 1 ca máy, Tca = 8h.
Ktt: hệ số kể đến sự tổn thất của việc hút bê tông không đầy, Ktt = 0,9.
Ktg: hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,8.
N = 50 x 8 x 0,9 x 0,8 = 288 (m3/ca)
Chọn máy bơm tĩnh HBT40-10-55S có các thông số kỹ thuật như sau:
Năng suất kĩ thuật: 40 m3/h
Đơn giá: 6.500.000 đồng/ca
Năng suất thực tế: Nca = Nkt x Tca x Ktt x Ktg
Trong đó:
Nkt: Năng suất kỹ thuật giờ của xe bơm bê tông là: Nkt = 40 m3/h.
Tca:Thời gian một ca máy: Tca = 8h.
Ktt: Hệ số kể đến tổn thất do việc hút bê tông không đầy: Ktt = 0,9.
Ktg: Hệ số sử dụng thời gian: Ktg = 0,8.
Vậy Nca = 40 x 8 x 0,9 x 0,8 = 230,4 (m3/ca).
Bố trí tổ đội sử dụng cho công tác bê tông dầm, sàn gồm 15 công nhân bậc 3/7 thực hiện
các công việc như thợ giữ vòi bơm, san gạt vữa bê tông, làm mặt, thợ trực điện nước, bắc
cầu công tác, đầm bê tông…
Bảng 2.64 HPLĐ công tác bổ bê tông dầm, sàn, thang bộ phần thân (PA2)
KL Bê tông Năng suất máy HPCM CN TGTT TGKH
Tầng
(m3) bơm (m3/ca) (ca) (người) (ngày) (ngày)
1 151,38 288 0,53 15 0,53 0,5
2 142,18 288 0,49 15 0,49 0,5
3,4 146,08 288 0,51 15 0,51 0,5
5 116,06 288 0,40 15 0,40 0,5
6,7,8 149 230,4 0,65 15 0,65 0,5
9 173,85 230,4 0,75 15 0,75 0,5
Áp
35,07 230,4 0,15 15 0,15 0,5
mái

 Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân phương án 2
Bảng 2.65 HPLĐ công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn phần thân (PA2)
T PĐ

94
TG TG
HPL
Khối lượng ván khuôn Định mức hao phí CN tt KH
Đ
(100m2) (công/100m2) (ng) (ng (ngà
T PĐ Khối lượng ván khuôn Định mức hao phí công
HPL CN TG TG
ày) y)
(100m2) (công/100m2) Đ (ng) tt KH
Cầu Cầu công (ng (ngà
Dầm Sàn Dầm Sàn
thang thang
4,43 0,3
1 0,96 1,27 4,3 5,325 9,76 0,5
8 9
4,43 0,6
4 1,49 1,97 0,15 4,3 5,325 15,95 0,5
8 4
25
1 4,43 0,4
3 0,88 1,17 0,21 4,3 5,325 10,09 0,5
8 0
4,43 0,1
2 0,69 0,22 0,16 4,3 5,325 4,80 0,5
8 9
T 4,24 5,62 0,52             2
4,43 0,3
1 0,93 1,27 4,3 5,325 9,64 0,5
8 9
4,43 0,6
4 1,43 1,97 0,11 4,3 5,325 15,48 0,5
8 2
25
2 4,43 0,3
3 0,86 1,17 4,3 5,325 8,89 0,5
8 6
4,43 0,3
2 0,88 1,21 0,11 4,3 5,325 9,74 0,5
8 9
T 4,1 5,62 0,22             2
4,43 0,3
1 0,93 1,31 4,3 5,325 9,81 0,5
8 9
4,43 0,7
4 1,45 2,04 0,11 4,3 5,325 15,87 0,5
8 3
25
3,4 4,43 0,3
3 0,85 1,21 4,3 5,325 9,02 0,5
8 6
4,43 0,4
2 0,89 1,25 0,11 4,3 5,325 9,96 0,5
8 0
T 4,12 5,81 0,22             2
4,43 0,4
1 0,93 1,35 4,3 5,325 9,99 0,5
8 0
4,43 0,7
4 1,45 2,1 0,11 4,3 5,325 16,14 0,5
8 3
5,6, 25
4,43 0,3
7,8 3 0,85 1,21 4,3 5,325 9,02 0,5
8 6
4,43 0,4
2 0,89 1,25 0,11 4,3 5,325 9,96 0,5
8 0
T 4,12 5,91 0,22             2

95
HPL TG TG
Khối lượng ván khuôn Định mức hao phí CN tt KH
4,43 Đ 0,4
T 1
PĐ 1,36 (100m2)
1,38 4,3(công/100m2)
5,325 11,97
công
(ng) (ng 0,5
(ngà
8 8
4,43 ày)
0,7 y)
4 2,1 2,15 4,3 5,325 18,57 0,5
8 4
25
9 4,43 0,4
3 1,25 1,28 4,3 5,325 11,06 0,5
8 4
4,43 0,4
2 1,29 1,32 0,11 4,3 5,325 11,99 0,5
8 8
T 6 6,13 0,11             2
4,43 0,5
Áp mái 1,31 2,07 4,3 5,325 14,82 25 0,5
8 9

Bảng 2.72 Tổng hợp thời gian thi công bê tông cốt thép thân (PA2)
Thời gian thi
công (ngày)
Tần Số CN
Nội dung P P P P
g (người)
Đ Đ Đ Đ
1 2 3 4
1. Lắp dụng cốt thép 1 1 2 1 22
cột trụ vách
2. Lắp dụng ván 1,
1 2 1 24
khuôn cột, trụ, vách 5

3. Đổ BT cột, trụ, 1, 2, 1,
1 20
vách 5 5 5

4. Tháo Ván khuôn 0, 0, 0, 0,


18
cột, trụ, vách 5 5 5 5

5. Lắp dựng ván 0, 0, 0, 0,


8
khuôn đáy dầm 5 5 5 5
1
6. Lắp dựng cốt thép 0, 0, 0, 0,
16
dầm 5 5 5 5

7. Lắp Vk thành dầm, 0, 1,


1 1 22
sàn, cầu thang 5 5

8. Lắp dựng cốt thép 1,


1 1 2 17
sàn, thang 5
9. Đổ BT dầm, sàn, 0,5 15
15
thang
10. Tháo VK dầm, 0, 0, 0, 0,
22
sàn, thang 5 5 5 5

96
Thời gian thi
Tần công (ngày) Số CN
Nội dung 0, 1, 0,
g 1. Lắp dựung cốt thép 1 (người)
22
cột trụ vách 5 5 5

2. Lắp dựng ván 0, 1, 0,


1 24
khuôn cột, trụ, vách 5 5 5

3. Đổ BT cột, trụ, 0, 1,
1 1 20
vách 5 5

4. Tháo Ván khuôn 0, 0, 0, 0,


18
cột, trụ, vách 5 5 5 5

5. Lắp dựng ván 0, 0, 0, 0,


8
khuôn đáy dầm 5 5 5 5
2
6. Lắp dựng cốt thép 0, 0, 0, 0,
16
dầm 5 5 5 5
7. Lắp Vk thành dầm, 1 1 1 1 22
sàn, cầu thang
8. Lắp dựng cốt thép 1,
1 1 2 17
sàn, thang 5
9. Đổ BT dầm, sàn, 15
0,5 15
thang
10. Tháo VK dầm, 0, 0, 0, 0,
22
sàn, thang 5 5 5 5
3,4 1. Lắp dựng cốt thép 0, 0,
1 1 22
cột trụ vách 5 5

2. Lắp dựng ván 0, 0, 0,


1 24
khuôn cột, trụ, vách 5 5 5

3. Đổ BT cột, trụ, 0, 0, 0,
1 20
vách 5 5 5

4. Tháo Ván khuôn 0, 0, 0, 0,


18
cột, trụ, vách 5 5 5 5

5. Lắp dựng ván 0, 0, 0, 0,


8
khuôn đáy dầm 5 5 5 5

6. Lắp dựng cốt thép 0, 0, 0, 0,


16
dầm 5 5 5 5

7. Lắp Vk thành dầm, 1,


1 1 1 22
sàn, cầu thang 5
8. Lắp dựng cốt thép 1 1, 1 2 17

97
Tần Thời gian thi Số CN
Nội dung công (ngày)
g (người)
sàn, thang 5
9. Đổ BT dầm, sàn, 15
0,5 15
thang
10. Tháo VK dầm, 0, 0, 0, 0,
22
sàn, thang 5 5 5 5

1. Lắp dụng cốt thép 0,


1 1 1 22
cột trụ vách 5

2. Lắp dụng ván 0, 0, 0,


1 20
khuôn cột, trụ, vách 5 5 5

3. Đổ BT cột, trụ, 0, 0, 0,
1 20
vách 5 5 5

4. Tháo Ván khuôn 0, 0, 0, 0,


18
cột, trụ, vách 5 5 5 5

5. Lắp dựng ván 0, 0, 0, 0,


8
5,6, khuôn đáy dầm 5 5 5 5
7,8 6. Lắp dựng cốt thép 0, 0, 0, 0,
16
dầm 5 5 5 5

7. Lắp Vk thành dầm, 1,


1 1 1 22
sàn, cầu thang 5

8. Lắp dựng cốt thép 1,


1 1 1 17
sàn, thang 5
9. Đổ BT dầm, sàn, 0,5 15 15
thang
10. Tháo VK dầm, 0, 0, 0, 0,
22
sàn, thang 5 5 5 5
9 1. Lắp dụng cốt thép 1, 0,
1 1 22
cột trụ vách 5 5

2. Lắp dụng ván 0,


1 1 1 24
khuôn cột, trụ, vách 5

3. Đổ BT cột, trụ, 0, 0, 0,
1 20
vách 5 5 5

4. Tháo Ván khuôn 0, 0, 0, 0,


18
cột, trụ, vách 5 5 5 5
5. Lắp dựng ván 0, 0, 0, 0, 8
khuôn đáy dầm 5 5 5 5

98
Thời gian thi
Tần Số CN
Nội dung công (ngày)
g (người)
6. Lắp dựng cốt thép 0, 0, 0,
1 16
dầm 5 5 5

7. Lắp Vk thành dầm, 1, 1,


1 2 22
sàn, cầu thang 5 5

8. Lắp dựng cốt thép 0, 1,


1 1 17
sàn, thang 5 5
9. Đổ BT dầm, sàn, 15
0,5 15
thang
10. Tháo VK dầm, 0, 0, 0, 0,
22
sàn, thang 5 5 5 5
1. Lắp dụng cốt thép 0,5 22 22
cột trụ vách
2. Lắp dụng ván 1 24 24
khuôn cột, trụ, vách
3. Đổ BT cột, trụ, 0,5 20 12
vách
4. Tháo Ván khuôn 2 18 18
cột, trụ, vách
5. Lắp dựng ván 0,5 8 8
Áp khuôn đáy dầm
mái 6. Lắp dựng cốt thép 1,5 16 16
dầm
7. Lắp Vk thành dầm, 1,5 22 22
sàn, cầu thang
8. Lắp dựng cốt thép 0,5 17 17
sàn, thang
9. Đổ BT dầm, sàn, 0,5 15 15
thang
10. Tháo VK dầm, 0,5 24 24
sàn, thang
Tháo ván khuôn dầm sàn biểu diễn trên tiến độ tổng thể

99
Hình 2.23 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 1(PA2)

Hình 2.24 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 2(PA2)

Hình 2.25 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 3,4(PA2)

Hình 2.26 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 5,6,7,8(PA2)

100
Hình 2.27 Tiến độ thi công BTCT thân tầng 9(PA2)

Hình 2.28 Tiến độ thi BTCT thân tầng mái(PA2)


Tổng tiến độ thi công công tác BTCT thân phương án 2 thể hiện trên bản vẽ A0
 Chọn máy thi công bê tông cốt thép phần thân phương án 2
Cần trục tháp: Đã chọn ở phần thi công công tác bê tông cốt thép móng.
Máy vận thăng lồng:
Máy vận thăng chở người được dùng khi bắt đầu thi công từ tầng 2. Chọn máy vận thăng
lồng vận chuyển người lên cao: HP- 2000 của Việt Nam. Các thông số kỹ thuật của máy
như sau:
+ Kích thước buồng lưới: 3 x 1,3 x 2,5 m
+ Sức nâng: 2 tấn.
+ Độ cao nâng: 75m.
Công tác nào cũng cần sử dụng máy vận thăng chở người, làm việc từ tầng 2. Máy vận
thăng chở người được lắp và bắt đầu thi công phần thân tầng 2. Số ca máy làm việc của
máy vận thăng lồng được tính toán dựa trên tiến độ thi công phần thân.
Máy đầm dùi:
Chọn máy đầm dùi có các thông số kĩ thuật như đầm dùi sử dụng trong công tác bê
tông móng, năng suất máy bằng 94,2m3/ca.
Máy đầm dùi sử dụng chủ yếu cho công tác đầm bê tông cột, trụ, vách và dầm. Khối
lượng bê tông cột, vách lớn nhất trong 1 ca là 46,88/0,5=93,76m 3/ca (phân đoạn 2 tầng 1)
và 79,5/0,5= 159m3/ca (khối lượng bê tông dầm tại tầng 9 ).
Bảng 2.64 Hao phí ca máy đầm dùi phần thân phương án 1
KL lớn nhất NS Máy Hao phí (ca Số máy
TT Nội dung
1 ca (m3) (m3/ca) máy) (máy)
1 Cột, trụ, vách 93,76 94,2 1,00 1
2 Dầm, sàn 159 94,2 1,69 2

101
 Vậy chọn 1 máy đầm dùi cho 1 ca đổ bê tông cột, trụ, vách và 2 máy dầm dùi cho
bê tông dầm mỗi tầng.
Máy đầm bàn:
Máy đầm bàn được sử dụng chủ yếu cho công tác bê tông sàn và cầu thang bộ.
Chọn máy đầm bàn loại UB-82 công suất 1 kW, năng suất 16m3/ca. Khối lượng bê tông
lớn nhất trong 1 ca là tổng khối lượng bê tông sàn và cầu thang trong 1 tầng 33,01m3
phân đoạn 1 tầng 8).
Số ca máy cần thiết cho thi công mỗi ca: 33,01/16 = 2,06 (ca máy/ca).
 Vậy ta chọn 2 máy đầm bàn cho 1 ca đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ.
Máy hàn, cắt uốn thép:
Chọn máy cắt uốn sắt thép 5 KW để phục vụ thi công các công tác gia công cốt thép cột,
trụ, vách, dầm, sàn, cầu thang.
Do khối lượng cốt thép cột vách ở tầng 1 là lớn nhất nên tính nhu cầu máy hàn, cắt uốn
thép dựa trên khối lượng cốt thép 1.
Bảng 2.65 Hao phí ca máy hàn, uốn, cắt, gia công cốt thép cột vách
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung <=18 d>18 d>18m
d<=10mm d<=18mm
mm mm m
Khối lượng cốt thép (T) 8,280 10,420 4,020 8,280 10,420
Định mức ca máy (ca/T) 0,46 1,19 0,32 0,26 0,13
HPCM (ca) 3,81 12,40 1,29 2,15 1,35
Số ca máy tính toán (ca) 16,21 4,79
Thời gian gia công thép
2,5
(ngày)
Số máy 1 ca (máy) 6,48 1,92
Số máy dự kiến (máy) 7 2
 Vậy chọn 2 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 7 máy hàn 23KW phục vụ công tác
gia công cốt thép cột, trụ, vách.
Do khối lượng cốt thép dầm sàn, cầu thang bộ ở tầng 9 là lớn nhất nên tính nhu cầu máy
hàn, cắt uốn thép dựa trên khối lượng cốt thép 9.
Bảng 2.66 Hao phí ca máy hàn, cắt uốn gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang
Máy hàn 23KW Máy cắt, uốn thép 5KW
Nội dung d>18m d<=10m d<=18m d>18m
<=18mm
m m m m
Khối lượng cốt thép (T) 3,770 10,910 8,130 3,77 10,910
Định mức ca máy (ca/T) 0,45 1,16 0,32 0,26 0,13
HPCM (ca) 1,70 12,66 2,60 0,98 1,42
Số ca máy tính toán (ca) 14,35 5,00
Thời gian gia công thép
4
(ngày)
Số máy 1 ca (máy) 4,00 1,25
Số máy dự kiến (máy) 4 2

102
 Vậy chọn 2 máy cắt uốn sắt thép loại 5kW và 4 máy hàn 23KW phục vụ công tác
gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang.
Tính toán chi phí thi công bê tông cốt thép thân(PA2)
Bảng 2.66 Chi phí nhân công thi công BTCT thân (PA2)
Đơn giá
T HPLĐ nhân công Thành tiền
Nội dung Bậc CN
T (công) (đồng/công (đồng)
)
1 Gia công cốt thếp cột vách 3,5/7 208 230.000 47.840.000

2 Lắp dụng cốt thép cột trụ vách 3,5/7 726 230.000 166.980.000
Lắp dụng ván khuôn cột, trụ, 684 164.160.000
3 4/7 240.000
vách
4 Đổ BT cột, trụ, vách 3/7 542 220.000 119.240.000

5 Tháo Ván khuôn cột, trụ, vách 4/7 333 240.000 79.920.000
Gia công cốt thép dầm, sàn, 295 67.850.000
6 3,5/7 230.000
thang
7 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 4/7 148 240.000 35.520.000

8
Lắp dựng cốt thép dầm 3,5/7 320 230.000 73.600.000
Lắp Vk thành dầm, sàn, cầu 946 227.040.000
9 4/7 240.000
thang
10 Lắp dựng cốt thép sàn, thang 3,5/7 756,5 230.000 173.995.000

11 Đổ BT dầm, sàn, thang 3/7 55 220.000 12.100.000

12 Tháo VK dầm, sàn, thang 4/7 407 240.000 97.680.000


1.265.925.00
  Tổng       0
 Chi phí máy và thiết bị thi công
Chi phí ngừng việc: Các loại máy sử dụng trong các công tác phần thân (trừ cần trục
tháp) được sử dụng khi thi công công tác, sau đó được luân chuyển tới công trường khác
nên không có chi phí ngừng việc tại công trình này. Cần trục tháp được sử dụng vào các
công tác lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông cột vách và tháo ván khuôn
nên thời gian ngừng việc của cần trục là thời gian đổ bê tông dầm, sàn, thang và thời gian
chuyển tầng. Căn cứ vào tổng tiến độ đã lập, thời gian ngừng việc của cần trục tháp là 47
ca.
Trong khoảng thời gian ngừng chờ công nghệ, vận thăng vẫn chở người lên phục vụ công
tác bảo dưỡng bê tông và các công việc khác, vậy nên vận thăng sẽ không có thời gian
ngừng việc. Số ca làm việc của vận thăng = tổng thời gian thi công - thời gian thi công
tầng 1= 210,5-24 = 186,5 ca. Tổng hợp chi phí máy thi công phần khung BTCT thân:
Bảng 2.67 Chi phí máy thi công BTCT phần thân (PA2)

103
Số ca làm SL
Đơn giá Thành tiền
TT Loại máy việc máy
(đồng/ca) (đồng)
(ca/máy) (máy)
1 Chi phí máy làm việc        
1.1 Cân trục tháp 187 1 4.500.000 841.500.000
Xe bơm bê tông 40m3/h 16,5 1 85.800.000
1.2 5.200.000
(cột)
Xe bơm bê tông 50m3/h 2,5 1 14.500.000
1.3 5.800.000
(dầm, sàn tầng 1-5)
Máy bơm tĩnh 60m3/h 2,5 1 16.250.000
1.4 5.200.000
(dầm sàn tầng 6-mái)
1.5 Đầm dùi 1,5KW 21,5 2 300.000 12.900.000

1.6 Đầm bàn 2,8KW 5 2 300.000 3.000.000

1.7 Máy cắt, uốn 5KW 45,5 2 300.000 27.300.000

1.8 Máy hàn 23KW 45,5 7 390.000 124.215.000

1.9 Vận thăng 186,5 1 750.000 139.875.000

2 Chi phí máy ngừng việc        

2.1 Cần trục tháp 45 1 2.000.000 90.000.000

  Tổng     1.355.340.000
Bảng 2.68 Chi phí thi công BTCT phần thân (PA2)
Thành

TT Nội dung Cách tính tiền
hiệu
(đồng)
Chi phí nhân 1.265.92
1 NC NC=HPLĐ*ĐG 5.000
công
Chi phí máy 1.355.34
2 M M=HPCM*ĐG 0.000
thi công
Chi phí C=5,1%*(VL+NC+ 133.684.
3 C 515
chung M)
Chi phí hạng HM HMC=3,39% 93.392.7
4 89
mục chung C (VL+NC+M+C)
T=VL+NC+M+C+ 2.848.34 2.848.342.3
Tổng 04
HMC 2.304
2.2.9.4 So sánh lựa chọn phương án thi công bê tông cốt thép thân
Thời gian thi công Chi phí thi công Lựa
Phương án
(ngày) (đồng) chọn
PA1 160 2.815.509.811 x

104
PA2 180 2.848.342.304  
Vậy lựa chọn phương án 1 có thời gian và chi phí nhỏ hơn làm phương án thi công bê
tông cốt thép phần thân.
2.2.9.5 Biện pháp thi công công tác bê tông cốt thép thân
a) Công tác gia công và lắp đặt cốt thép
(Chi tiết tại phụ lục, mục 2.1.6.3 trang 77)

2.2.10 Tổ chức thi công công tác xây tường


2.2.10.1 Đặc điểm, phương hướng thi công, khối lượng công tác
a) Đặc điểm thi công công tác xây tường
- Đặc điểm công tác xây của công trình:
+Tường bao ngoài và tường ngăn trong nhà xây bằng gạch chỉ 220x105x60mm
Bề dày tường có 2 loại: Tường bao che dày 220mm; ngăn phòng dày 110mm.
+Chiều cao tường: Chiều cao tường phụ thuộc vào chiều cao dầm tại vị trí xây tường.
Công tác xây tường bao che nhằm tạo vỏ bao che cho công trình tránh ảnh hưởng của
thiên nhiên và điều kiện thời tiết tới quá trình sản xuất. Khối lượng của công tác xây
tường không lớn lắm chủ yếu là lao động thủ công nên năng suất lao động không cao,
trong quá trình thi công để đảm bảo cường độ của khối xây cần đảm bảo cấp phối vữa
xây và bề mặt các lớp vữa.
Công tác xây được thực hiện xen kẽ vào tiến độ thi công khung sườn bê tông cốt thép
phần thân để công tác này không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công chung của công
trình.
b) Phương hướng thi công tổng quát
+Sử dụng giáo PAL hòa phát để phục vụ công tác xây, mỗi đợt giáo cao 1,2 m hoặc 1,5m
có sàn công tác bằng thép định hình.
+Sử dụng vận thăng để vận chuyển vật liệu phục vụ xây theo phương thẳng đứng, việc
vận chuyển theo phương ngang trong từng tầng tiến hành thủ công bằng xe cải tiến.
+ Vữa xây mác 75 được trộn tại công trường bằng máy trộn.
+Khối lượng xây trong một tầng lớn nên có thể phân chia mặt bằng thi công thành các
phân đoạn, phân đợt xây nhằm bố trí tốt nhân lực và quản lý tiến độ một cách khoa học,
mặt khác còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho khối xây.
+Gạch dùng trong thi công sử dụng theo đúng mẫu thiết kế và tiêu chuẩn TCVN.
+Vữa xây được trộn tại công trường bằng máy trộn. Vữa dùng để xây cũng được sử dụng
theo đúng thiết kế quy định. Mạch vữa khi thi công phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn
thiết kế và TCVN.
+Công tác xây có thể tiến hành ngay sau khi tháo dỡ cốp pha dầm, sàn từng tầng, và xây
từ dưới xây lên cao.
+Công tác xây tuân thủ theo đúng quy định, không xây cao quá 1,5m đối với mỗi đợt
xây, xây hết tầng dưới thì chuyển lên tầng trên.

105
2.2.10.2 Phân chia phân đoạn, phân đợt thi công xây tường
Trong mỗi tầng chia ra làm các phân đoạn và trong mỗi phân đoạn lại chia thành các
phân đợt xây theo phương đứng.
- Do kiến trúc các tầng tương đối giống nhau nên phân chia phân đoạn xây các tầng như
nhau và như hình vẽ sau:

Hình 2.29 Mặt bằng phân đoạn xây tường tầng điển hình
Tầng hầm 1 phân đoạn; từ tầng 1 đến tầng áp mái chia 3 phân đoạn
* Phân đợt tường xây: chiều cao xây = Chiều cao tầng – Chiều cao dầm, mỗi đợt cao
không quá 1,5m.
Tầng hầm: Chiều cao tường là 2,6m Tầng 9: Chiều cao là 4,9m, chia làm 3 đợt xây
chia làm 2 đợt xây Đợt 1: Từ sàn đến 1,3 m (cao 1,3 m)
Đợt 1: Từ nền đến 1,3 m (cao 1,3m) Đợt 2: Từ 1,3 m đến 2,5m (cao 1,2 m)
Đợt 2 :Từ 1,3 m đến 2,6 m (cao Đợt 3: Từ 2,5 m đến 3,7m (cao 1,2m)
1,3m) Đợt 4: Từ 3,7m đến 4,9m (cao 1,2m)
Tầng 1: Chiều cao là 5 m, chia làm 4 Tầng áp mái: Chiều cao là 5,5 m; chia làm 4 đợt
đợt xây Đợt 1: Từ sàn đến 1,4 m (cao 1,4 m)
Đợt 1: Từ sàn đến 1,4 m (cao 1,3 Đợt 2: Từ 1,4 đến 2,8 m (cao 1,4 m)
m) Đợt 3: Từ 2,8 đến 4,2m (cao 1,4 m)
Đợt 2: Từ 1,4 đến 2,8 m (cao 1,3 m) Đợt 4: Từ 4,2 đến 5,5 m (cao 1,3m)
Đợt 3: Từ 2,8 đến 4,2m (cao 1,2 m)
Đợt 4: Từ 4,2 đến 5,5 m (cao 1,2 m)
Tầng 2-8: Chiều cao là 3,2 m; chia
làm 3 đợt xây
Đợt 1: Từ sàn đến 1,2 m (cao 1,2 m)
Đợt 2: Từ 1,2 m đến 2,2m (cao 1 m)
Đợt 3: Từ 2,2 m đến 3,2m (cao 1m)
106
2.2.10.3 Tính toán hao phí lao động công tác xây tường
Bố trí 1 tổ đội công nhân xây tường bậc bình quân 3,5/7, hao phí lao động được tính toán
trong bảng sau
Bảng 2.69 HPLĐ công tác xây tường
Định
Ch Khối
mức
iều lượng T T
(công/m3
ca (m3) HP ổ TG G
)
P Đ o LĐ C TT K
T <= <=
Đ ợt xâ (cô N ng H
11 <= <= 33
y ng) (n ày ng
0 330 110 0
(m g) ày
m mm mm m
)
m m
6,0 10, 1,7 1,3 25, 2,5 2,
1 1,3 7 99 1 8 55 5 5
1 1
H 6,0 10, 1,7 1,3 25, 0 2,5 2,
ầ 2 1,3 6 5
7 99 1 8 58
m
0,13
  Lanh tô 0,3
  Tổng 34,25       5
1 1 1, 1
1,7 1,3 13, 1,3 1,
1 1,3 0 8,61 0
1 8 64 6 5
3
1, 1,3 1,
1,7 1,3 13,
2 1,3 0 8,61 6 5
1 8 64
3
3 1,2 0, 7,99 1,7 1,3 12, 1,2 1,
9 1 8 67 7 5
6
4 1,2 0, 7,99 1,7 1,3 12, 1,2 1,
9 1 8 86 9 5
6
Lanh tô 0,63 0,3
Tổng 37,81         6
2 1 1,4 1, 3,94 1,7 1,3 8,5 1 0,8 1
7 1 8 0 0 5
9
2 1,4 1, 3,94 1,7 1,3 8,5 0,8 1
7 1 8 0 5
9

107
Ch Định HP T TG T
Khối
P Đ iều mức LĐ ổ TT G
T lượng
Đ ợt ca (công/m3 (cô C ng K
(m3)
o ) ng) N ày H
1, 0,8
1,7 1,3 8,5 1
3 1,4 7 3,94 5
1 8 0
9
1, 0,8
1,7 1,3 8,0 1
4 1,3 6 3,66 0
1 8 0
6
Lanh tô 0,37 0,3
Tổng 22,88         4
1,
1,7 1,3 15, 1,5 1,
1 1,4 4 9,69
1 8 89 9 5
7
1, 1,5 1,
1,7 1,3 15,
2 1,4 4 9,69 9 5
1 8 89 1
7
0
1, 1,5 1,
3 3 1,7 1,3 15,
1,4 4 9,69 9 5
1 8 89
7
1, 1,4 1,
1,7 1,3 14,
4 1,3 3 8,99 9 5
1 8 91
7
Lanh tô 0,526 0,3
Tổng 44,366         6
2 0,
1,7 1,3 8,1 0,8
1 1,2 3 5,42 1
1 8 1 1
7
0, 1 0,6 0,
1,7 1,3 6,7
2 1 3 4,51 0 8 5
1 8 5
1 1
0, 0,7 0,
1,7 1,3 7,0
3 1 3 4,51 0 5
1 8 2
1
Lanh tô 0,875 0,3
Tổng 16,305         2
2 1 1,2 1, 3,42 1,7 1,3 7,3 1 0,7 0,
5 1 8 2 0 3 5

108
Ch Định T T
Khối HP TG
iều mức ổ G
P Đ lượng LĐ TT
T ca (công/m3 C K
Đ ợt (m3) (cô ng
o ) N H
xâ 2 ng) (n ày ng
y 1, g) ày
1,7 1,3 6,1 0,6 0,
2 1 2 2,85 1 5
1 8 0
7
1, 0,6 0,
1,7 1,3 6,2
3 1 2 2,85 3 5
1 8 6
7
Lanh tô 0,52 0,3
Tổng 13,7         1,5
0,
17,1 1,7 1,3 25, 2,5 2,
1 1,2 8
7 1 8 08 1 5
1
0, 1 2,0
14,3 1,7 1,3 20, 2
2 1 6 0 9
1 1 8 89
3 7
0, 2,1
14,3 1,7 1,3 21, 2
3 1 6 0
1 1 8 01
7
Lanh tô 0,4 0,3
Tổng 48,34         6,5
3 0,
1,7 1,3 8,1 0,8
1 1,2 3 5,42 1
1 8 1 1
7
0, 1 0,6 0,
1,7 1,3 6,7
2 1 3 4,51 0 8 5
1 8 5
1 1
0, 0,7 0,
1,7 1,3 7,0
3 1 3 4,51 0 5
1 8 2
1
Lanh tô 0,875 0,3
Tổng 16,305         2
2 1 1,2 1, 3,42 1,7 1,3 7,3 1 0,7 0,
5 1 8 2 0 3 5
2

109
Ch Định HP T TG T
Khối
P Đ iều mức LĐ ổ TT G
T lượng
Đ ợt ca (công/m3 (cô C ng K
(m3)
o ) ng) N ày H
1, 0,6 0,
1,7 1,3 6,1
2 1 2 2,85 1 5
1 8 0
7
1, 0,6 0,
1,7 1,3 6,2
3 1 2 2,85 3 5
1 8 6
7
Lanh tô 0,52 0,3
Tổng 13,7         1,5
0,
15,0 1,7 1,3 22, 2,2
1 1,2 8 2
8 1 8 20 2
1
0, 1 1,8
12,5 1,7 1,3 18, 2
2 1 6 0 5
7 1 8 49
3 7
0, 1,8
12,5 1,7 1,3 18, 2
3 1 6 6
7 1 8 61
7
Lanh tô 0,4 0,3
Tổng 42,77         6
4- 0,
1,7 1,3 8,1 0,8
8 1 1,2 3 5,42 2
1 8 1 1
7
0, 1 0,6 0,
1,7 1,3 6,7
2 1 3 4,51 0 8 5
1 8 5
1 1
0, 0,7 0,
1,7 1,3 7,0
3 1 3 4,51 0 5
1 8 2
1
Lanh tô 0,875 0,3
Tổng 16,305         3
2 1, 1
1,7 1,3 7,3 0,7 0,
1 1,2 5 3,42 0
1 8 2 3 5
2
2 1 1, 2,85 1,7 1,3 6,1 0,6 0,
2 1 8 0 1 5
110
Ch Định T T
Khối HP TG
iều mức ổ G
P Đ lượng LĐ TT
T ca (công/m3 C K
Đ ợt (m3) (cô ng
o ) N H
ng) ày
xâ 7 (n ng
1, 6,2 0,6 0,
1,7 1,3
3 1 2 2,85 6 3 5
1 8
7
Lanh tô 0,52 0,3
Tổng 13,7         1,5
0,
11,3 1,7 1,3 17, 1,7 1,
1 1,2 8
6 1 8 06 1 5
1
0, 1 1,4 1,
1,7 1,3 14,
2 1 6 9,47 0 2 5
1 8 21
3 7
0, 1,4 1,
1,7 1,3 14,
3 1 6 9,47 3 5
1 8 33
7
Lanh tô 0,4 0,3
Tổng 32,85         4,5
9 0,
1,7 1,3 13, 1,4 1,
1 1,3 5 9,46
1 8 98 0 5
4

0, 1,7 1,3 12, 1,2 1,


2 1,2 8,74 1 9 5
5 1 8 92
0
0, 1,7 1,3 12, 1,2 1,
1 3 1,2 8,74
5 1 8 92 9 5

0, 1,7 1,3 13, 1,3 1,


4 1,2 8,74 2 5
5 1 8 19
Lanh tô 0,921 0,3
Tổng 38,641         1
2 1, 1
1,7 1,3 10, 1,0
1 1,3 6 5,58 0 1
1 8 50 5
4
2 1,2 1, 5,15 1,7 1,3 9,7 0,9 1
5 1 8 1 7
2
111
Ch Định HP T TG T
Khối
P Đ iều mức LĐ ổ TT G
T lượng
Đ ợt ca (công/m3 (cô C ng K
(m3)
o ) ng) N ày H
1, 0,9
1,7 1,3 9,7 1
3 1,2 5 5,15 7
1 8 1
2
1, 0,9
1,7 1,3 9,8 1
4 1,2 5 5,15 9
1 8 8
2
Lanh tô 0,59 0,3
Tổng 27,82         4
0,
14,6 1,7 1,3 21, 2,1
1 1,3 7 2
8 1 8 51 5
3
0, 1,9
13,5 1,7 1,3 19, 2
2 1,2 6 9
5 1 8 86 1
8
0
0, 1,9
3 3 13,5 1,7 1,3 19, 2
1,2 6 9
5 1 8 86
8
0, 2,0
13,5 1,7 1,3 20, 2
4 1,2 6 0
5 1 8 01
8
Lanh tô 0,499 0,3
Tổng 58,599         8
Á 11,5 1,7 1,3 15, 1,0
1 1,4   1
p 5 1 8 94 6
m
11,5 1,7 1,3 15, 1,0
1
ái 2 1,4  
5 1 8 94 1 6
5
11,5 1,7 1,3 15, 1,0
1
3 1,4  
1 5 1 8 94 6

1,7 1,3 15, 1,0


1
4 1,3   11,3
1 8 59 4

Lanh tô 0 0,3
68,
Tổng         4
95
2 1 1,4 1, 10,5 1,7 1,3 16, 1 1,1 1

112
Ch Định T T
Khối
iều mức HP ổ TG G
lượng
P Đ ca (công/m3 LĐ C TT K
T (m3)
Đ ợt o ) (cô N ng H
xâ 3
3 1 8 ng)
82 (n ày
2 ng
y 4 g) ày
(m 1,
10,5 1,7 1,3 16, 1,1
2 1,4 3 1
3 1 8 82 2
4
5
1, 1,1
10,5 1,7 1,3 16, 1
3 1,4 3 2
3 1 8 82
4
1, 1,0
1,7 1,3 15, 1
4 1,3 2 9,78 4
1 8 65
4
Lanh tô 0,095 0,3
Tổng 46,725         4
10,9 1,7 1,3 15, 1,0
1 1,4   1
2 1 8 07 0

10,9 1,7 1,3 15, 1,0


2 1,4   1
2 1 8 07 1 0
5 1,0
10,9 1,7 1,3 15, 1
3 3 1,4  
2 1 8 07 0

10,1 1,7 1,3 13, 0,9


4 1,3   1
4 1 8 99 3

Lanh tô 0 0,3
Tổng 42,9         4

113
Hình 2.30 Sơ đồ di chuyển tổ đội thi công xây tường
Thời gian thi công xây tường là 110 ngày với 2 tổ đội thi công
2.2.10.4 Chọn máy phục vụ công tác xây
Máy trộn vữa
Thể tích khối xây lớn nhất trong 1 ca là 15,89 m3 (khi xây khối lượng xây đợt 1 phân
đoạn 3 tầng 3). Thể tích vữa xây lớn nhất trong 1 ca là:
Vvữa = Vxây x ĐMvữa = 15,89 x 0,29 = 4,61 (m3/ca)
Chọn máy trộn vữa SB-80 có các thông số sau:
Dung tích thùng trộn theo hình học là: Vhh = 80 lít = 0,08 m3
Năng suất trộn: N = Vsx.Kxl .Nck .Ktg (m3/giờ)
Trong đó:

114
Vsx = 0,8×Vhh
Kxl : hệ số xuất liệu, Kxl = 0,8
Ktg: hệ số sử dụng thời gian. Ktg = 0,7
Nck: số lần mẻ trộn trong 1 giờ Nck = 3600/Tck;
Tck = tđổ vào+ ttrộn + tđổ ra = 40 + 100 + 40 = 180 (giây)
Nck = 3600 / 180 = 20 lần/ giờ
Vậy năng suất máy trộn 80 lít là:
N= 0,8× 0,08 × 0,8 × 20 × 0,8 × 8 = 6,55 (m3/ca) > 4,61 (m3/ca)
Vậy bố 1 máy trộn vữa SB-101 cho tổ đội thi công xây tường
Vận thăng lồng: chở vật liệu
Sử dụng ngay từ khi bắt đầu công tác xây tường tầng 2, để vận chuyển vật liệu rời
Kích thước buồng lưới: 3 x 1,3 x 2,5 m, sức nâng: 2 tấn, độ cao nâng: 75m
Thể tích vữa xây lớn nhất trong 1 ca là: 2,25 m3 => Khối lượng vữa xây lớn nhất trong 1
ca là: 2,25 x 1,8 = 4,05 (tấn)
Thể tích khối xây lớn nhất trong 1 ca là 15,89 m3, theo định mức hao phí vật tư của nhà
thầu thì số viên gạch trong 1m3 xây là: 550 viên. Trọng lượng của 1 viên gạch là 2 kg.
Khối lượng gạch vận chuyển lớn nhất trong 1 ca là:
15,89x 550 x 2 = 17.479 (kg) = 17,479 (tấn)
Khối lượng lớn nhất mà vận thăng vận chuyển trong 1 ca là: 17,479 + 4,05 = 21,53 (tấn)
Chọn vận thăng lồng có các thông số:
+Sức nâng: 2 T . Độ cao nâng: 75m
+Vận tốc nâng: 16m/s
+Năng suất máy vận thăng: N = 8*Q*Nck*Ktt*Ktg
Q: sức nâng của máy vận thăng. Q = 2 (tấn)
Ktt: hệ số sử dụng vận thăng theo sức nâng thực tế. Ktt = 0,75
Ktg: hệ số sử dụng thời gian. Ktg = 0,7.
Nck: số chu kì làm việc trong 1 giờ. Nck = 60/Tck
Tck: chu kì làm việc của máy vận thăng. Tck = 2 phút => Nck = 60/2 = 30 (lần/h)
Vậy năng suất máy vận thăng trong 1 ca là:
N = 8 x 2 x 30 x 0,75 x 0,7 = 252 > 21,53 (tấn/ca)
Vậy cần 1 máy vận thăng lồng chở vật liệu cho công tác xây tường.
Vận thăng lồng chuyên chở người: Đã chọn ở phần khung BTCT thân.
2.2.10.5 Biện pháp thi công xây tường
(Chi tiết biện pháp thi công xây tường chi tiết tại Phụ lục, mục 2.1.7 trang 88)
2.2.11 Công tác hoàn thiện và các công tác khác
2.2.11.1 Công tác hoàn thiện:
Công tác hoàn thiện đối với công trình dân dụng nói chung mức áp dụng cơ giới
hoá thấp, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Chất lượng công tác hoàn thiện ảnh hưởng
trực tiếp đến vẻ đẹp mỹ quan của công trình vì vậy yêu cầu công nhân có kỹ thuật cao.
Mặt khác công tác hoàn thiện thường sử dụng các loại vật liệu đắt tiền để thi công nên tỉ
trọng dự toán phần hoàn thiện thường khá lớn. Công tác hoàn thiện và nội thất có nhiều
công việc nhỏ khác, do thời gian có hạn nên nhà thầu chỉ nêu lên một số công tác chính:
115
+ Công tác trát trong, trát ngoài
+ Công tác ốp, lát
+ Công tác sơn, lắp đặt cửa vách kính khung nhôm
+ Công tác lan can tay vịn cầu thang và các chi tiết gia công cơ khí khác
+ Lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh
+Công tác làm phần sân đường nội bộ, hoàn thiện ngoài nhà, …
+ Công tác phụ khác: thu dọn vệ sinh, xây bậc thang, bảo dưỡng bê tông..
Biện pháp tổ chức thi công công tác hoàn thiện có thể tiến hành theo hai phương pháp
chính là tổ chức thi công từ dưới lên hoặc từ trên xuống.
- Tổ chức thi công từ dưới lên là phương pháp thi công từ tầng dưới lên trên nó có ưu
điểm là có thể tổ chức thi công ngay khi các công tác trước nó chưa kết thúc nên có thể
rút ngắn thời gian thi công và giúp điều hoà nhân lực hợp lý trên công trường, Tuy nhiên
do các công việc ở tầng trên chưa thi công xong do đó sẽ có tác động xấu đến phần hoàn
thiện như: bụi bặm ẩm mốc…
- Tổ chức thi công từ trên xuống thì sẽ khắc phục được tác động xấu đến công tác hoàn
thiện của các công tác trước chưa xong nhưng phái chờ cho công tác trước nó kết thúc
mất nhiều thời gian.
Để kết hợp được ưu điểm của cả hai phương pháp và loại bỏ được nhược điểm của hai
phương pháp thi công nhà thầu kết hợp cả hai phương pháp như sau:
Các công tác thi công từ dưới lên Các công tác thi công từ trên xuống
+ Lắp dựng khuôn cửa + Trát ngoài
+ Lắp đặt đường ống điện, nước ngầm + Ốp ngoài nhà
+ Trát trong nhà + Sơn trong, ngoài nhà
+ Xây trần, vách giả + Lắp đặt cửa vách kính, cửa vào khuôn
+ Bả trong nhà + Lắp đặt thiết bị điện nước
+ Ốp lát trong nhà + Hoàn thiện cầu thang

2.2.11.2 Khối lượng và hao phí lao động công tác hoàn thiện và công tác khác
Khối lượng công tác hoàn thiện và công tác khác được thể hiện tại Phụ lục trang 100
Bảng 2.76 Hao phí lao động công tác hoàn thiện chính

Thời
Bố trí Thời gian HPLĐ
HPLĐ gian tính
STT Tên công tác tổ đội kế hoạch KH
(công) toán
(người) (ngày) (công)
(ngày)

CÁC CÔNG TÁC HOÀN


THIỆN CHÍNH
Công tác lắp đặt thiết bị 93,2 93 2325
1 2329,77 25
điện nước ngầm
2 Trát trong 1359,69 15 90,6 90,5 1357,5
Xây trần thạch cao, vách 75,6 75,5 3775
3 3781,96 50
giả

116
4 Bả trong nhà 2675,92 40 66,9 67 2680

5 Ốp lát trong nhà 1283,92 23 55,8 56 1288

6 Trát ngoài nhà 996,65 25 39,9 40 1000

7 Ốp ngoài nhà 984,74 30 32,8 33 990

8 Lắp đặt cửa, vách kính 908,07 20 45,4 45 900


Lắp đặt thiết bị điện 19,6 19,5 390
9 392,69 20
nước
10 Hoàn thiện cầu thang 310,64 8 38,8 39 312

11 Sơn ngoài nhà 279,83 10 28,0 28 280

12 Sơn trong nhà 710,83 20 35,5 36 720


CÁC CÔNG TÁC
 
KHÁC
13 Bể tự hoại 242,78 30 8,1 8 240

14 Bể nước ngầm 338,37 30 11,3 11 330

15 Xây thang, tam cấp 59,45 3 19,8 20 60


16 Chống sét 127,66 - - - 1
17 Chống thấm mái 59,26 15 4,0 4 60

18 Lát gạch chống nóng 5,75 5 1,2 1 5


Lắp dựng lan can tầng 2,0 2 30
19 29,76 15
áp mái
Lắp dựng giàn giáo 16,2 16 400
20 405,69 25
ngoài
21 Tháo dỡ giàn giáo ngoài 138,56 25 5,5 5,5 137,5
Các công tác khác (Thu
dọn vệ sinh, bảo dưỡng
22 bê tông, mắc lưới bảo 2 2
vệ, lắp điện nước thi
công)
  TỔNG CỘNG 17.281

Nhà thầu bố trí công nhân và thực hiện những công tác khác như sau (Chi tiết tại Phụ
lục, mục 2.1.8.2 trang 107)
2.2.11.3 Biện pháp thi công một số công tác hoàn thiện chính
Vật liệu và sản phẩm sử dụng trong công tác hoàn thiện phải tuân theo những yêu cầu của
tiêu chuẩn cũng như những chỉ dẫn riêng của thiết kế. Chỉ dùng những vật liệu và sản
phẩm tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng vật liệu quá hạn, không đảm bảo chất lượng.
( Chi tiết biện pháp thi công cụ thể tại phụ lục, mục 2.1.8.3 trang 108)

117
2.2.12 Thiết kế tổng tiến độ thi công
2.2.12.1 Vai trò của việc thiết lập tổng tiến độ thi công
- Tổng tiến độ thi công là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế các giải pháp kỹ
thuật tổ chức thi công. Là cơ sở lập kế hoạch tổ chức kinh doanh, kế hoạch tài vụ cho đơn
vị thi công xây lắp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài vụ cho đơn vị thi công
xây lắp.
- Lập kế hoạch tổng tiến độ thi công mới có thể chỉ đạo thi công đúng đắn theo điều kiện
nâng cao chất lượng. năng suất lao động, hạ giá thành rút ngắn thời gian thi công công
trình.
- Lập kế hoạch tổng tiến độ thi công tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và các đội trưởng
chỉ đạo dễ dàng hơn nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên.
- Từ tiến độ thi công các công tác chính của công trình ta tiến hành bố trí xen kẽ các công
tác còn lại một cách hợp lí và khoa học để hình thành tổng tiến độ thi công toàn công
trình.
 Lựa chọn sơ đồ thể hiện tổng tiến độ thi công công trình
Tổng tiến độ thi công công trình được chọn lập bằng sơ đồ xiên, thể hiện trên bản vẽ A0.
2.2.12.2 Tổng tiến độ thi công
Xem bản vẽ số 11 – Tổng tiến độ thi công
2.2.12.3 Đánh giá tổng tiến độ thi công
Công trình được thi công trong 399 ngày.
Số công nhân lớn nhất trên công trường trong một ca là 190 người .
Số công nhân trung bình sử dụng trên công trường (NTB = Vt/T) là:
47082/ 399= 69 người.
Các chỉ tiêu của biểu đồ nhân lực:
-Hệ số hiệu quả: K1= Nmax / NTB
Trong đó:
Nmax là số công nhân ở đỉnh cao nhất của biểu đồ nhân lực (190 người).
NTB là số công nhân trung bình của biểu đồ nhân lực (69 người).
K1 = 190 / 69 = 1,61
-Hệ số phân bố lao động không đều: K2 = Vd / Vt
Vt là tổng số ngày công được tính theo biều đồ nhân lực (47082 ngày công).
V d là lượng lao động (ngày công) phía trên đường nhân lực trung bình (8716
công).
K2 = 8726/47082 = 0,185
 Nhận xét: từ kết quả tính toán hệ số K1 và K2 ở trên ta thấy việc bố trí nhân lực
trên công trường là khá hợp lý
2.2.13 Lập tổng mặt bằng thi công
2.2.13.1 Mục đích thiết kế tổng mặt bằng thi công
Thiết kế tổng mặt bằng phải đảm bảo điều kiện làm việc một cách tốt nhất về mặt trận
công tác, không chồng chéo mặt trận. hướng di chuyển không bị cản trở, đường di
chuyển các công tác trên công trường ngắn nhất, thuận tiện.
118
Đảm bảo điều kiện quản lí vật tư trên công trường.
Đảm bảo điều kiện cơ giới hoá cao nhất cho thi công.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu về điện nước.
Chi phí cho công trình tạm thấp nhất (có thể).
Tổng mặt bằng thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
2.2.13.2 Các nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng thi công
Hệ thống giao thông, đường tạm phục vụ thi công phải đảm bảo thuận lợi nhất cho thi
công trong suốt thời gian xây dựng.
Các công trình tạm phục vụ thi công như kho bãi, nhà tạm... Không làm ảnh hưởng tới
việc thi công các công trình chính.
Các công trình tạm như nhà nghỉ cho công nhân, nhà làm việc cho cán bộ quản lí phải
nằm trong phạm vi an toàn của công trường.
Các bãi để vật liệu như bãi để cát, đá… bố trí ở cuối nguồn gió chính để giảm tối thiểu
ảnh hưởng độc hại cho người lao động. Các khu vực nguy hiểm (trạm biến áp...) phải để
cách li có hàng rào bao quanh, biển báo nguy hiểm.
Tận dụng tối đa các công trình chính đã xây dựng xong làm nhà kho nhà ở cho công nhân
để giảm tối đa các chi phí xây dựng công trình tạm
2.2.13.3 Tính toán nhu cầu kho bãi, lán trại, điện nước công trình
2.2.13.4 Tính toán nhu cầu kho bãi
-Công thức tính diện tích kho bãi: Fk = Qdt x ĐMdt x k
+Fk: diện tích kho bãi. Có hai loại kho bãi
+Qdt : Lượng vật liệu cần dự trữ trong kho bãi
+ĐMdt: Định mức chứa vật liệu trên 1m2 diện tích kho bãi
+K: Hệ số kể đến diện tích phụ trong kho bãi như đường đi
STT Loại kho Hệ số K
1 Kho lộ thiên, vật liệu đổ đống 1,15-1,25
2 Kho lộ thiên, vật liệu xếp chồng 1,2-1,3
3 Kho kín 1,3-1,4
4 Kho tổng hợp 1,5-1,7
-Khối lượng vật liệu dự trữ: Qdt= Qtd x Tdt x K
+Qtd: Lượng vật liệu tiêu dùng hàng ngày (ở ngày dùng lớn nhất).
Qtd = Qmax x ĐMct
+Qmax: Khối lượng công tác lớn nhất trong một ngày
+ĐMct: Định mức sử dụng vật liệu
+Tdt: Thời gian dự trữ vật liệu (ngày)
+K: Hệ số kể đến việc vận chuyển và tiêu dùng không đều: K = 1,3.
Trong quá trình thi công trình, các vật liệu chủ yếu được sử dụng bao gồm:
+Xi măng, cát: được sử dụng trong các công tác xây, trát
+Gạch: được sử dụng trong các công tác xây
+Cốt thép: được sử dụng trong công tác bê tông cốt thép móng, cột, trụ, vách, dầm, sàn,
cầu thang
Dựa vào tổng tiến độ thi công công trình, ta có:
119
Khối lượng lớn nhất mà công tác xây cần thực hiện trong 1 ngày là: 10,59 (m3) (đợt 1
phân đoạn 3 tầng 3).
Khối lượng lớn nhất mà công tác trát cần thực hiện trong 1 ngày: 386,24 m2
Cốt thép được sử dụng nhiều nhất trong một ca ở quá trình gia công cốt thép dầm, sàn,
cầu thang với khối lượng là = 9,53 (tấn /ca).
+Định mức vữa (mác 50) là 0,29 m3 vữa/1 m3 xây.
+Định mức xi măng trong 1m3 vữa là 230,02 kg/ m3 vữa.
+Định mức xi măng trong 1m3 tường xây là = 230,02x0,29 = 66,7058 kg/m3 xây.
+Định mức cát trong 1 m3 vữa là 1,12 m3 cát /1 m3 vữa.
+Định mức cát trong 1m3 tường xây là = 1,12 x 0,29 = 0,3248 m3/ m3 xây.
+Định mức vữa là 0,017 m3 vữa / 1m2 trát.
+Định mức xi măng trong 1m3 vữa là 261,03 kg/ m3 vữa.
+Định mức xi măng trong 1m2 trát là = 261,03x0,017 = 4,4375 kg/m2 trát.
+Định mức cát trong 1 m3 vữa là 1,09 m3 cát /1 m3 vữa.
+Định mức cát trong 1m2 trát là = 1,09 x 0,017 = 0,0185 m3/ m2 trát.
Khối lượng vật liệu dự trữ được cho trong bảng sau:
Bảng 2.70 Khối lượng vật liệu dự trữ
Công Đơn KL Đơ ĐM
Vật liệu Qtd Tdt K Qdtt
tác vị Qmax n vị SDVL
(10)=(7)x(8
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)x(6) (8) (9)
)x(9)
Cốt 1,
T 4,765 Thép T 1,005 4,789 4 24,902
thép 3
1,
Cát m3 0,3248 3,440 5 20,638
2
Xây 1,
m3 10,59 xi măng kg 66,706 706,414 5 4.591,694
tường 3
1,
Gạch viên 550 5.824,500 5 34.947,000
2
1,
Cát m3 0,0185 7,145 5 42,873
Trát 2
m2 386,24
tường 1,
xi măng kg 4,4375 1.713,940 5 11.140,610
3
Dựa trên kết quả tính toán trên ta bố trí được sơ đồ vị trí kho bãi như sau :
Bảng 2.71 Bố trí diện tích kho bãi
Vật Đơn Cách sắp ĐMdt Sxây dựng
Loại kho Qdt k Stính toán(m2)
liệu vị xếp (dvt/m2) (m2)
(8)=(5)x(6)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
x(7)
Bãi lộ
Thép T thiên, có Xếp nằm 24,902 0,83 1,2 24,802 25
mái
Gạch Viê bãi lộ Xếp chống 34.947 0,0014 1,15 56,265 57
120
n thiên
Bãi lộ
Cát m3 Đổ đống 63,510 0,77 1,15 56,238 57
thiện
Xi măng sẽ được xếp chồng tại vị trí gần máy trộn bên trong công trình do đó không bố
trí kho bãi cho xi măng. Bố trí thêm kho để công cụ, dụng cụ với diện tích là 20 m2
2.2.13.5 Tính toán nhu cầu nhà tạm
Nhà tạm cho mục đích quản lý công trường và phục vụ đời sống sinh hoạt trên công
trường xây dựng được chia làm nhiều loại, nhu cầu về diện tích của từng loại nhà tạm
phụ thuộc vào mục đích sử dụng chúng, và được xác định căn cứ vào các nhóm đối tượng
sử dụng trên công trường.
Các nhóm đối tượng đó là :
+ Công nhân xây lắp.
+ Cán bộ kỹ thuật, nhân viên ban chỉ huy công trường
Đối tượng dùng nhà tạm: Công nhân xây lắp (A) lấy ở biểu đồ nhân lực tung độ lớn nhất
với hệ số có nhu cầu thực sự đến nhà tạm lấy bằng 20%: 206x20% ≈ 41,2 = 41 người
Số cán bộ, nhân viên hành chính và nhân viên phục vụ trên công trường gồm:
Chỉ huy trưởng công trường: 1 người
Chỉ huy phó công trường: 2 người
Cán bộ kỹ thuật gồm: 6 người
Cán bộ về cung ứng vật tư kiêm thủ kho: 1 người
Nhân viên kinh tế: 2 người
Nhân viên y tế : 1 người
Cán bộ an toàn lao động : 1 người
Bảo vệ: 2 người
Tống số người trong bộ máy quản lí công trường là 16 người
Tổng dân số trên công trường: N = 41 + 18 = 59 người.
Diện tích nhà tạm:
Để xác định nhu cầu về mỗi loại nhà tạm cần dựa vào nhóm dân số có nhu cầu và định
mức diện tích cho họ. Công thức tính như sau :
a
Snt ( ij )=∑ D j . Đnt (i )
j=1

Snt(ịj) – diện tích nhà tạm (loại i) cần thiết cho nhóm dân số j, (m2)
Dj – dân số nhóm j có nhu cầu nhà tạm loại i, (người)
a – số nhóm dân số có dùng đến nhà tạm loại i
Đnt(i) – định mức diện tích nhà tạm loại i cho một người thuộc nhóm dân số j,
(m2/người).
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng:
Bảng 2.72 Diện tích các loại nhà tạm
Số người ĐM diện tích Diện tích Diện
T
Loại nhà tạm sử dụng nhà tạm nhà tạm tích bố
T
(người) (m2/người) (m2) trí (m2)
1 Nhà làm việc ban chỉ huy 13 3 39 40
121
công trường
Nhà ở ban chỉ huy công
2 13 3 39 40
trường
3 Nhà làm việc tư vấn giám sát 5 3 15 15
4 Nhà làm việc chủ đầu tư 0 3 0 0
5 Nhà ở công nhân 41 3 123 125
6 Nhà bảo vệ 2 2,5 5 5
7 Bếp+nhà ăn 61 0,8 48,8 55
8 Nhà tắm 69 0,21 14,49 15
9 Nhà vệ sinh 69 0,32 22,08 22
10 Trạm y tế 5 3 15 15
Số người sử dụng nhà làm việc ban chỉ huy công trường không tính đến cán bộ về cung
ứng vật tư kiêm thủ kho đã làm việc tại kho công cụ, dụng cụ và vật tư.
2.2.13.6 Tính toán nhu cầu điện nước trên công trường
 Nhu cầu về điện
Công suất lớn nhất cần thiết cho trạm phát:
P = 1,1 x (K1 x ∑Pi/cosφ + K2 x ∑Pj/cosφ + ∑K3 x P3 + ∑K4 x P4)
+P: công suất yêu cầu (kW)
+1,1: hệ số kể đến sự tổn thát công suất trong mạng điện
+Cosφ: hệ số công suất; cosφ = 0,75
+Pi: Công suất của các máy tiêu thụ điện trực tiếp (máy hàn)
+Pj: Công suất của các máy chạy động cơ điện
+P3,P4: Công suất định mức của các loại phụ tải dùng cho sinh hoạt và thắp sáng khu vực
hiện trường và khu ở.
K1,K2,K3,K4: hệ số nhu cầu dùng điện phụ thuộc số lượng các nhóm thiết bị.
Công suất của các máy tiêu thụ điện trực tiếp (máy hàn):
Pi = Số lượng máy hàn x Công suất 1 máy =10x23 = 230 KW.
P1= K1 x ∑Pi/cosφ = 0,6x230/0,65 = 212,31 KW.
Công suất của các máy chạy động cơ điện:
Bảng 2.73 Nhu cầu điện tiêu thụ lớn nhất của máy sản xuất
Công suất
TT Máy thi công Số lượng Tổng (KW)
(kW)
1 Cần trục tháp 37,5 1 37,5
2 Vận thăng chở người 2,5 1 2,5
3 Vận thăng chở vật liệu 2,2 1 2,2
4 Máy trộn bê tông 3,8 1 3,8
5 Máy trộn vữa 3,2 1 3,2
6 Máy cắt, uốn thép 5 3 15
7 Đầm bàn 1 2 2
8 Đầm dùi 1,5 2 3
9 Máy bơm bê tông 5,5 1 5,5
10 Máy bơm nước 1,5 1 1,5

122
Công suất
TT Máy thi công Số lượng Tổng (KW)
(kW)
  Tổng     76,2
Công suất điện tiêu thụ cho các máy chạy động cơ điện:
P2 = K2 x ∑Pj/cosφ = 0,7 x 76,2/0,65 = 82,06 (kW)
Tính toán cho nhu cầu điện cho chiếu sáng trong nhà tạm và thiết bị sinh hoạt:
P3 = Ktn x ∑Ptni = Ktn x (∑Si Qi)/1000
+Si : Diện tích chiếu sáng trong nhà thứ i (m2)
+Qi : Tiêu chuẩn chiếu sáng (W/m2)
+Ktn : Hệ số sử dụng điện không đều. Ktn = 0,8
Bảng 2.74 Nhu cầu sử dụng điện trong nhà
T Diện tích P đơn vị Pst Pi
Điểm dùng điện k
T (m2) (w/m2) (KW) (KWh)
Nhà làm việc ban chỉ huy
1 40 15 0,6 0,8 0,288
công trường
Nhà ở ban chỉ huy công
2 40 15 0,63 0,8 0,302
trường
3 Nhà làm việc tư vấn giám sát 15 15 0,6 0,8 0,108
4 Nhà ở công nhân 125 15 1,89 0,8 2,835
5 Nhà bảo vệ 5 15 0,15 0,8 0,009
6 Bếp+nhà ăn 55 15 0,72 0,8 0,475
7 Nhà tắm 15 3 0,04 0,8 0,001
8 Nhà vệ sinh 22 3 0,04 0,8 0,002
9 Trạm y tế 15 3 0,4 0,8 0,014
10 Kho kín 20 3 0,05 0,8 0,002
  Tổng         4,038
Nhu cầu điện chiếu sáng trong nhà: 4,038 KWh
Nhu cầu điện chiếu sáng ngoài nhà
Bảng 2.75 Nhu cầu điện ngoài nhà
Công suất 1 đơn Số lượng
TT Điểm chiếu sáng k Pi (KWh)
vị (w/m2) bóng
1 Các đường điện chính 200 10 1 2
2 Bãi vật liệu 200 6 1 1,2
3 Bãi gia công vật liệu 200 6 1 1,2
4 Bốn góc công trường 200 4 1 0,8
5 Đèn bảo vệ công trường 200 4 1 0,8
6 Tổng       6
Nhu cầu điện ngoài nhà: 6 KWh
 Nhu cầu điện sử dụng toàn công trường
P = 1,1*(6+4,6+82,06+212,31) = 335,467 KW
2.2.13.7 Tính toán nhu cầu nước
Nước dùng cho các nhu cầu trên công trường được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành
phố, bao gồm :
123
+ Nước phục vụ sản xuất.
+ Nước phục vụ cho sinh hoạt tại hiện trường.
+ Nước phục vụ sinh hoạt cho khu nhà ở.
+ Nước chữa cháy…
Tính nhu cầu nước phục vụ sản xuất
Nước phục vụ sản xuất bao gồm nước phục vụ cho các quá trình thi công ở hiện trường
như rửa đá, sỏi, trộn vữa bê tông hoặc vữa xây, trát, bảo dưỡng bê tông, tưới ẩm gạch…
và nước cung cấp cho các xưởng sản xuất và phụ trợ như trạm trộn động lực, bãi đúc cấu
kiện bê tông, các xưởng gia công…
Q K
Nsx  1, 2 sx sx l / s
8 x 3600
Qsx =  Vi . qi
Trong đó
1,2 : hệ số tổn thất trong mạng và cho những đối tượng chưa tính hết
Qsx :lượng nước tiêu hao cho công việc xây lắp trong một ca
Vi : khối lượng công việc i hoàn thành trong 1 ca.
qi : lượng nước cần cho 1 công việc i
Ksx : hệ số dùng nước không đều
Kết quả tính toán thể hiện trong bảng:
Bảng 2.76 Nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất
T Qi
Đối tượng sử dụng nước Đơn vị Vi Ksx Nsx (l/s)
T (lít/dvt)
1 Xây m3 887,706 75,4 1,5 4,183
2 Trát m2 182,898 4,42 1,5 0,051
3 Bảo dưỡng bê tông m3 273,77 20 1,5 0,342
4 Máy móc thiết bị thi công Ca 1 500 1,1 0,023
5 Rửa ô tô chở vật liệu Ca 1 700 2 0,058
Các công tác sản xuất
6   1 2000 1,25 0,104
khác
  Tổng         4,761
Tính nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt tại hiện trường:
1,2∗P max*n1∗K 2
N SHCT = (l/ s )
8 x 3600
Trong đó:
1,2: Hệ số dùng nước trên hiện trường cho những người chưa được tính đến.
Pmax: Số công nhân có mặt lớn nhất trên hiện trường thi công trong ca: 239 công nhân
n1: Định mức sinh hoạt tại hiện trường tính cho 1 người: 15-20l/người.ca; lấy n 1 = 20
(l/người.ca)
K2: Hệ số sử dụng nước không đều:1.8-2, lấy K2 = 1,8.
NSHCT = (1,2 x 206 x 20 x 1,8) / (8 x 3600) = 0,309 (l/giây)
Tính nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt cho khu nhà ở:

124
1,2∗P∗n 2∗K 3∗K 4
N SHNO = (l/s)
24 x 3600
Trong đó:
1,2: Hệ số dùng nước tại khu nhà ở cho những người chưa được tính đến.
P: Số người tại lán trại công nhân và nhà ở cán bộ: 41 + 23 = 64 (người).
n2: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho 1 người; n2 = 60 (l/ngày đêm).
K3: Hệ số sử dụng nước không đều trong giờ, K3=1,5
K4: Hệ số sử dụng nước không đều trong ngày, K4 = 1,4
NSHNO = (1,2 x 64 x 60 x 1,5*1,4)/(24 x 3600 )= 0,112 (l/giây)
Tính nhu cầu nước phục vụ chữa cháy:
Lượng nước chữa cháy hiện trường tính theo diện tích công trường. Diện tích công
trường nhỏ hơn 10 ha do vậy lấy NPH = 10 (lít/giây).
- Lượng nước phòng hoả tại khu nhà ở: Nph2 = 5 l/s
So sánh thấy Nsx+NSHCT+NSHNO = 4,761 + 0,309 + 0,112 = 5,182 < NPH = 15 (lít/giây).
Khối lượng nước cần dùng tính theo công thức sau:
N = 1,1x ((Nsx + NSHCT + NSHNO)/2 + NPH )
= 1,1x (5,182/2 + 15) = 19,35 (lít/giây).
(1,1 là hệ số bù vào tình trạng đường ống bị rò rỉ tại công trường).
Tính đường kính ống của mạng lưới cấp nước:
Đường kính ống chính được tính bằng công thức sau (D):
4Q

Với :
D= √ Π ×v×1000

Q : Lưu lượng nước cần dùng cho thi công, Q = 19,38 (l/s).
V : Vận tốc nước trong ống, V = 1m/s.
Vậy: D2 = 4×19,35 /(3,14×1x1000) = 0,0246 (m).
D = 0,157 (m) = 157 (mm).
 Vậy chọn đường kính ống có D = 160 mm làm đường kính ống chính cho mạng
cấp nước.
2.2.13.8 Thiết kế tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công là mặt bằng bao quát toàn thể khu vực xây dựng công trình. Để
lập tổng mặt bằng thi công ta căn cứ và các tài liệu điều tra khảo sát và thiết kế kỹ thuật
an toàn vệ sinh, phòng hoả …
Có tổng mặt bằng thi công ta mới quy hoach đúng vụ trí của các thết bị phục vụ cho quá
trình thi công, sử dụng có hiệu quả các khu vực đất đai và các quá trình phục vụ thi công
các phần việc của công trình.
Thiết kế tổng mặt bằng thi công phải xem xét vào thời điểm trên công trường thi công các
công việc rầm rộ nhất với khối lượng vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ thi công lớn nhất.
Căn cứ vào đặc điểm công trình này nhà thầu chọn thời điểm thiết kế tổng mặt bằng thi
công khi thi công phần thân,vì lúc này máy móc thiết bị thi công nhiều về số lượng và
kích thước cồng kềnh tham gia thi công.

125
Tổng mặt bằng thi công được thể hiện trên bản vẽ A1 bố trí gồm:
+Cần trục tháp để đổ bê tông phần thân và các máy móc thiết bị xây dựng.
+Vận thăng lồng chở người và vật liệu.
+Các kho bãi chứa vật liệu.
+Lán trại tạm cho công nhân để ở và nhà ban chỉ huy điều hành thi công .
+Bố trí mạng lưới kỹ thuật: cấp điện, cấp thoát nước cho sinh hoạt và thi công trên công
trường.
+Bố trí cổng ra vào công trường.
Tổng mặt bằng được bố trí như trên đã bao quát tổng thể khu vực xây dựng công trình
vào thời điểm thi công rầm rộ nhất, bố trí hợp lý máy móc thuận tiện và an toàn.
2.2.13.9 Các biện pháp đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, đảm bảo và duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết
trong quá trình thi công.… ( Chi tiết các biện pháp đảm bảo chất lượng tại Phụ lục, mục
2.1.9.1 trang 112)
2.2.13.10 Các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường
2.2.13.11 An toàn và phòng hộ lao động
Biện pháp an toàn lao động trong quá trình tổ chức thi công là một trong những công tác
quan trọng. Xuất phát từ quan điểm “An toàn là bạn, tai nạn là thù” … ( Chi tiết tại Phụ
lục, mục 2.1.9.2 trang 113)

126
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LẬP GIÁ DỰ THẦU VÀ THỂ HIỆN
GIÁ DỰ THẦU
3.1. Lựa chọn chiến lược giá tranh thầu và phương pháp lập giá dự thầu
3.1.1 Lựa chọn chiến lược giá tranh thầu
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá cả ở nền kinh tế thị trường là quan hệ cung - cầu,
chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mục đích tranh thầu của doanh nghiệp, các tầng lớp
người tiêu thụ, tình hình cạnh tranh, các qui định của nhà nước về giá cả mà các nhà thầu
cần có các chiến lược về giá khác nhau.
Sau đây sẽ xem xét một số chiến lược về giá của nhà thầu khi tranh thầu.
+ Chiến lược định giá cao
+ Chiến lược định giá thấp
+ Chiến lược giá hướng vào thị trường
+ Chiến lược phân chia mức giá
Trong tình hình thị trường xây dựng, tình hình hiện nay của Công ty, Công ty áp dụng
chiến lược định giá hướng vào thị trường, đồng thời phải đảm bảo có lãi ở mức độ công
ty có thể chấp nhận được (tỉ lệ % giảm giá dự kiến fq =6-15%).
3.1.2 Lựa chọn phương pháp lập giá dự thầu
Phương pháp lập giá dự thầu hiện nay của các nhà thầu chủ yếu theo các cách sau:
+Phương pháp hình thành giá dựa trên sự phân chia thành các khoản mục chi phí
+Phương pháp lập đơn giá dựa theo đơn giá đầy đủ
+Phương pháp tính lùi dần
Hiện nay, nhà thầu chọn phương pháp hình thành giá dựa trên sự phân chia thành các
khoản mục chi phí để lập giá dự thầu và chọn phương pháp lập đơn giá dựa theo đơn giá
đầy đủ để thể hiện giá dự thầu.
3.1.3 Xác định giá gói thầu
Để đảm bảo sự chính xác và tự tin khi tranh thầu, Nhà thầu nên xác định giá gói thầu
dùng để xét thầu để làm căn cứ lập giá dự thầu.
Đối với gói thầu này, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu
về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so
sánh, xếp hạng nhà thầu (Điều 5, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 Quy
định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp).
3.1.3.1 Căn cứ xác định giá gói thầu
Tiên lượng mời thầu trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ
thi công của công trình
- Quyết định số 1772/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định
mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung).
- Quyết định số 1773/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định
mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung).
- Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
công bố bộ đơn giá xây dựng công trình trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – Phần xây
dựng (sửa đổi và bổ sung)
127
- Quyết định số 864/UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc công bố
đơn giá xây dựng công trình tỉnh Hưng Yên– Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung).
- Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
công bố đơn giá ca máy xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định số 284/SXD/KTXD&VLXD ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên
về việc xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng địa bàn tỉnh
Hưng yên (bổ sung)
- Thông báo giá Vật liệu xây dựng Quý III/2019 số III/CBGVL-LS ngày 23/08/2019 của
Liên sở Xây dựng - Tài chính tỉnh Hưng Yên.
- Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn
giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 Về việc công bố định mức các hao phí
xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng.
- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
-Thông tư 32/2007/TT-BTC về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật thuế GTGT.
3.1.3.2 Tính toán thành phần giá gói thầu
3.1.3.3 Tính toán chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công theo đơn giá. Tính
toán chênh lệch vật liệu
Chi tiết tính toán tại Phụ lục, mục 3.1.1 trang 115
Bảng 3.77 Tính chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công theo đơn giá

128
Đơn giá Thành tiền
Mã hiệu Danh mục công tác Khối
TT Đv Vật Nhân Máy thi
công tác đo bóc lượng Vật liệu Nhân công Máy thi công
liệu công công
PHẦN XÂY
DỰNG:
CỌC KHOAN
NHỒI:
Khoan tạo lỗ vào
đất trên cạn bằng
p/p khoan xoay
phản tuần hoàn,
1 AC.32110 m 1.650 51.612 224.145 530.574 85.159.800 369.839.250 875.447.100
máy khoan KH,
ED, Soilmec hoặc
tương tự, ĐK lỗ
khoan 800mm
… … … … … … … … … … …

406 BB.29105 Cút 900 PVC, D90 cái 9,0000 9.510 10.596 85.590 95.364

… … … … … … … … … … …

TỔNG HẠNG 23.096.777.83


THM 9.377.449.890 4.164.828.138
MỤC 3

129
3.1.3.4 Tính chênh lệch chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công
Chênh lêch chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công đều được xác định theo bù chênh
lệch trực tiếp đơn giá tại thời điểm lập dự toán theo công bố số: IV/2016 CBGVL-LS của
liên sở Tài chính – Xây dựng tỉnh Hưng yên.
 Chênh lệch chi phí vật liệu (CLVL):
m
CLVL= ∑ VLJ ( gtbvl-j - ggvl-j )
j=1

VLj – Khối lượng vật liệu loại j để hoàn thành toàn bộ khối lượng xây lắp của gói thầu.
g tbvl-j – Đơn giá vật liệu loại j tính tại hiện trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành
thông báo áp dụng tại thời điểm lập dự toán.
g gvl-j – đơn giá vật liệu loại j tính tại tại hiện trường được dùng được dùng để xác định đơn
giá xây dựng tương ứng với bộ Đơn giá dùng để lập dự toán.
Bảng 3.78 Giá nhiên liệu công bố ngày 01/6/2019 (không bao gồm VAT)
Hiện
Gốc
STT Loại nhiên liệu Đơn vị tại(Vùng2)
(đồng/lít)
(đồng/lít)
1 Xăng A92 đ/lít 19.000 18.736
2 Dầu Diezen 0,05S đ/lít 18.955 16.118
3 Dầu Mazut 3S đ/lit 13.584 14.372
4 Điện đ/kWh 1.242 1.73
(Chi tiết bảng tính tại phụ lục, mục 3.1.2 trang 110)
Bảng 3.79 Chênh lệch chi phí vật liệu
Giá
ST Tên vật Chênh
Mã hiệu Đv KL Giá gốc thông Tổng chênh
T tư lệch
báo
Aptoma
1 V01213 t 1 pha cái 22 71.280 63.000 -8.280 -182.160
<=10A
Aptoma
-
2 V01216 t 1 pha cái 114 71.280 60.455 -1.234.050
10.825
<=50A
Aptoma
3 V01218 t 3 pha cái 6 690.000 762.000 72.000 432.000
<=100A
… … … … … … … … …
Vật liệu 14.845.207
290 V00750 %
khác
Chênh 3.460.772.214
vật liệu
 Chênh lệch chi phí nhân công (CLNC)
m
CLNC= ∑ NCJ ( gtbNC-j - g gNC-j )
j=1

130
NCj – Tổng HPLĐ của thợ bậc j để hoàn thành toàn bộ khối lượng xây lắp của gói thầu.
g tbNC-j – Đơn giá nhân công thợ bậc j do cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo áp
dụng tại thời điểm lập dự toán.
g gNC-j – Đơn giá nhân công thợ bậc j dùng được dùng để xác định đơn giá xây dựng tương
ứng với bộ Đơn giá dùng để lập dự toán.
Căn cứ theo hướng dẫn 284/SXD/KTXD&VLXD ngày 28/06/2016 Sở Xây dựng tỉnh
Hưng Yên
Đơn giá nhân công được tính theo Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ
Xây dựng “Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây
dựng:”. Đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng được xác định theo
công thức sau:
1
G NC=LNC×H CB×
t
Trong đó:
+GNC: Đơn giá nhân công tính cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp
sản xuất xây dựng.
+LNC: Mức lương cơ sở đầu vào theo tháng để xác định đơn giá nhân công cho một ngày
công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng, đã bao gồm các khoản phụ
cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị
trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).
Mức lương cơ sở đầu vào tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là 2.318.471 (đồng/tháng)
HCB: Hệ số lương theo cấp bậc của nhân công trực tiếp sản xuất xây dựng.
t: 26 ngày làm việc trong tháng.

131
Bảng 3.4 Chênh lệch chi phí nhân công
ST Mã Nhóm Nhóm Đơn Giá Chênh
Tên vật tư Khối lượng Giá gốc Tổng chênh
T hiệu gốc TT05 vị hiện tại lệch
28 N000 Nhân công bậc 3,0/7 Nhóm 1 Nhóm 1 công 3.343,5315 172.739 192.611 19.872 66.442.658
6
29 N000 Nhân công bậc 3,5/7 Nhóm 1 Nhóm 1 công 18.044,055 188.333 210.000 21.667 390.960.555
9 7
30 N001 Nhân công bậc 3,5/7 Nhóm 2 Nhóm 2 công 4.725,0848 211.925 236.306 24.381 115.202.293
5
31 N001 Nhân công bậc 4,0/7 Nhóm 1 Nhóm 1 công 12.593,132 203.927 227.389 23.462 295.460.082
1 8
32 N002 Nhân công bậc 4,0/7 Nhóm 1 Nhóm 2 công 20,0038 203.927 255.032 51.105 1.022.294
0
33 N001 Nhân công bậc 4,0/7 Nhóm 2 Nhóm 1 công 487,9650 228.719 227.389 -1.330 -648.993
1
34 N002 Nhân công bậc 4,0/7 Nhóm 2 Nhóm 2 công 3.727,3525 228.719 255.032 26.313 98.077.826
0
35 N001 Nhân công bậc 4,5/7 Nhóm 1 Nhóm 1 công 2.773,8253 222.321 247.898 25.577 70.946.130
3
36 N001 Nhân công bậc 4,5/7 Nhóm 2 Nhóm 1 công 52,6171 249.111 247.898 -1.213 -63.825
3
37 N002 Nhân công bậc 5,0/7 Nhóm 2 Nhóm 2 công 11,0000 269.504 300.510 31.006 341.066
2
    Chênh lệch nhân công               1.037.740.08
6

132
 Chênh lệch chi phí máy & thiết bị thi công (CLM):
m
CLM = ∑ M J ( g tbM-j - g gM-j )
j=1

Mj – Tổng HP máy và thiết bị thi công của máy loại j để hoàn thành toàn bộ khối lượng
xây lắp của gói thầu.
g tbM-j – Đơn giá máy loại j tại hiện trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành thông
báo áp dụng hoắc tính toán với số liệu đầu vào tại thời điểm lập dự toán (hiện tại).
g gM-j – Đơn giá máy loại j tại hiện trường được dùng để xác định đơn giá xây dựng
tương ứng với bộ Đơn giá dùng để lập dự toán (gốc).
Kết quả tính toán: Chênh lệch giá ca máy giữa đơn giá máy trong thời điểm lập dự toán
và đơn giá xây dựng do thành phố công bố là do sự thay đổi của chi phí nhiên liệu và
lương thợ lái máy giữa thời điểm lập dự toán (thực tế) và thời điểm ban hành đơn giá của
thành phố (gốc).
Số liệu đầu vào tính toán đơn giá máy tại thời điểm lập dự toán:
Giá xăng, dầu được lấy theo công bố của PETROLIMEX tại thời điểm lập dự toán, tương
ứng với địa bàn Huyện yên Mỹ – Hưng Yên (Khu vực II- Quyết định số 083/PLX-QĐ-
TGĐ, ngày 07/03/2012 PETROLIMEX về ban hành vùng bán lẻ xăng dầu)
Căn cứ theo văn bản số 9505/BTC-TTTN ngày 1.06.2019 của Bộ Công Thương về việc
điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu
+Giá bán điện là giá bán trung bình được lấy theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày
20/03/2019 của Bộ Công Thương về quy định giá bán điện
( Chi tiết đơn giá ca máy xem tại phụ lục, mục 3.1.3 trang 190)
Bảng 3.80 Bảng tính đơn giá ca máy

133
Hệ Định mức Chi phí
Loại số Lương
Hệ số
máy Số thu Chi phí thợ
Mã Nguyên giá Chi nhiên Giá ca
và ca/ hồi Khấu Sửa Khấu Sửa Chi phí nhiên điều
máy (tham khảo) phí liệu máy
thiết năm khi hao chữa hao chữa khác liệu khiển
khác phụ
bị than máy
h lý
M002 Cần 200 900.600.000 0,9 10 4,5 5 405.27 202.63 225.15 1,050 566.37 461.01 1.860.44
7 trục 0 5 0 0 9 4
bánh
hơi
16T
M003 Cần 200 1.654.100.00 0,9 9 4,6 5 669.91 380.44 413.52 1,050 806.64 544.84 2.815.36
0 trục 0 1 3 5 8 1 7
bánh
xích
25T
… … … … … …… …
( Chi tiết tính toán chênh lệch đơn giá máy thi công xem chi tiết tại Phụ Lục, mục 3.1.4, trang 187)
Bảng 3.81 Bảng tính chênh lệch chi phí máy thi công
ST Mã Tên vật tư Đơn Khối Giá gốc Giá Bù giá Giá hiện Chênh Tổng chênh
T hiệu vị lượng thông tại lệch
báo
1 M794 Máy ép thủy lực (KGK-150) ca 61,56 1.271.67 1.271.67 24.659 1.296.32 24.659 1.518.008
134
ST Mã Tên vật tư Đơn Khối Giá gốc Giá Bù giá Giá hiện Chênh Tổng chênh
T hiệu vị lượng thông tại lệch
báo
0 0 0 9
2 M702 Búa căn khí nén (chưa tính khí ca 9,7241 224.349 224.349 23.462 247.811 23.462 228.147
2 nén) - tiêu hao khí nén 1,5m3/ph
3 M002 Cần trục bánh hơi 16T ca 3,4039 1.632.38 1.632.38 228.061 1.860.44 228.06 776.297
7 3 3 4 1
4 M042 Cần trục bánh hơi 6T ca 0,0810 1.507.67 1.507.67 228.613 1.736.28 228.61 18.518
0 2 2 5 3
5 M045 Cần trục bánh xích 10T ca 5,7324 1.710.10 1.710.10 244.470 1.954.57 244.47 1.401.400
2 6 6 6 0
6 M003 Cần trục bánh xích 25T ca 301,5347 2.502.08 2.502.08 313.284 2.815.36 313.28 94.465.997
0 5 5 9 4
7 M003 Cần trục bánh xích 50T ca 2,4800 3.909.68 3.909.68 351.570 4.261.25 351.57 871.894
1 7 7 7 0
8 M134 Cần trục ô tô 16T ca 7,0400 2.120.42 2.120.42 289.933 2.410.35 289.93 2.041.128
4 5 5 8 3
9 M134 Cần trục ô tô 25T ca 0,4206 2.691.25 2.691.25 328.220 3.019.47 328.22 138.049
5 0 0 0 0
10 M091 Cần trục ô tô 6T ca 0,0185 1.507.67 1.507.67 228.613 1.736.28 228.61 4.229
3 2 2 5 3
11 M398 Cần trục tháp 25T ca 92,6921 2.769.79 2.769.79 78.645 2.848.43 78.645 7.289.770
8 1 1 6

135
ST Mã Tên vật tư Đơn Khối Giá gốc Giá Bù giá Giá hiện Chênh Tổng chênh
T hiệu vị lượng thông tại lệch
báo
… … … … …
48 M026 Tời điện 5T ca 6,5193 249.202 249.202 22.908 272.110 22.908 149.344
8
49 TT Vận chuyển cột thép cái 22,0000 24.493 24.493   24.493    
50 M031 Xe bơm bê tông tự hành 50m3/h ca 179,8125 3.721.41 3.721.41 344.629 4.066.03 344.62 61.968.602
9 0 0 9 9
51 M011 Máy khác %             5.771.605
1
    Chênh lệch máy thi công               345.374.48
9

136
K
S Ý
NỘI DUNG GIÁ
T CÁCH TÍNH HI
CHI PHÍ TRỊ
T Ệ
U
I CHI PHÍ      
TRỰC TIẾP
1 Chi phí vật (VLG + 26.557. V
liệu CLVL) 550.047 L
  - Đơn giá vật Theo bảng 23.096. V
liệu gốc tính toán, đo 777.833 L
bóc khối G
lượng công
trình
  - Chênh lệch Theo bảng 3.460.7 C
giá vật liệu tổng hợp vật 72.214 L
liệu và chênh V
lệch giá L
2 Chi phí nhân (NCG + 10.415. N
công CLNC) 189.976 C
  - Đơn giá nhân Theo bảng 9.377.4 N
công gốc tính toán, đo 49.890 C
bóc khối G
lượng công
trình
  - Chênh lệch Theo bảng 1.037.7 C
giá nhân công tổng hợp nhân 40.086 L
công và chênh N
lệch giá C
3 Chi phí máy (MG + CLM) 4.510.2 M
thi công 02.627
  - Đơn giá máy Theo bảng 4.164.8 M
thi công gốc tính toán, đo 28.138 G
bóc khối
lượng công
trình
  - Chênh lệch Theo bảng 345.374 C
giá máy thi tổng hợp máy .489 L
công thi công và M
chênh lệch giá
  Chi phí trực VL + NC + M 41.482. T
tiếp 942.650
II CHI PHÍ 2.6 C

137
K
S Ý
NỘI DUNG GIÁ
T CÁCH TÍNH HI
CHI PHÍ TRỊ
T Ệ
U
CHUNG T x 6,32% 21.721.
975
II THU NHẬP 2.4 T
I CHỊU THUẾ (T + C) x 25.756. L
TÍNH TRƯỚC 5,5% 554
Chi phí xây 46.5
dựng trước T + C + TL 30.421. G
thuế 180
I THUẾ GIÁ
V TRỊ GIA G x 10% 4.653.0 G
TĂNG 42.118 T
G
T
  Chi phí xây 51.
dựng sau G + GTGT 183.464 G
thuế(Làm tròn) .000 xd
Năm mươi mốt tỷ, một trăm tám mươi ba triệu, 51.183.463.298
bốn trăm sáu mươi bốn nghìn đồng./.
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng giá gói thầu
Định mức tỷ lệ chi phí chung được nội suy theo Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng
mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt (Thông tư 06 /2016/TT-BXD hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng) là 6,32 %
Định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước lấy theo Thông tư 06 /2016/TT-BXD hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng là 5,5%.
3.1.3.5 Chi phí hạng mục chung giá gói thầu
Chi phí hạng mục chung trong giá gói thầu được xác định như sau:
GHMC = (CNT + CKKL) x (1+T) + CK
CNT: chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. (Tính bằng tỷ lệ 1% trên
chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng).
CKKL: chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung nhưng không xác định được khối
lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động
trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi
phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn
không thường xuyên… (Tính bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia
tăng).

138
CK: chi phí hạng mục chung còn lại gồm: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc
chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp) đến
và ra khỏi công trường; chi phí kho bãi chứa vật liệu; hệ thống cấp điện, hệ thống cấp
thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (cần trục tháp, vận thăng).
(Tính bằng tỷ lệ 0,5% trên chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng).
T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; T = 10%
Bảng 3.8 Chi phí hạng mục chung giá gói thầu
GIÁ TRỊ THUẾ KÝ
ST HẠNG MỤC TỶ GIÁ TRỊ
TRƯỚC GTGT(10% HIỆ
T CHUNG LỆ SAU THUẾ
THUẾ(a) ) U
1 Chi phí xây dựng
nhà tạm tại hiện Cnt
trường để ở và 1%G  465.304.212 46.530.421 511.834.633
điều hành thi
công
2 Chi phí một số
công tác không 1.163.260.52 1.279.586.58 Ckkl
xác định được 2,5% 116.326.053
9 2
khối lượng từ G
thiết kế
3 Chi phí hạng mục
chung khác 0,5% 232.652.106 23.265.211 255.917.316 Ck 
G
Tổng 2.024 202.4 2.226.480.
cộng(a)=((1)+(2))*(1+0,1)+(3) .073.321 07.332 653 Chm
c
Vậy giá trị dự toán gói thầu GCS = Gxd + HMC = 51.183.464.000 +2.226.480.653=
53.409.944.653 (đồng)
3.1.3.6 Chi phí dự phòng
GDP = GDP1 + GDP2
GDP1 : Dự phòng do phát sinh khối lượng
GDP2: Dự phòng do yếu tố trượt giá
* Tính toán dự phòng 1 do phát sinh khối lượng
Gdp1 = GCS * KPSKL = 53.409.944.653 * 0,02 = 1.068.198.893 (đồng)
Trong đó:
GCS: giá trị dự toán gói thầu
KPSKL: Hệ số phát sinh khối lượng lấy 2%
*Tính toán dự phòng 2 do yếu tố trượt giá:
T
G DP 2=∑ G tCS ׿ ¿
t=1

Trong đó:
+T: độ dài thời gian xây dựng gói thầu xác đinh theo quý

139
+t: Số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng gói thầu (t=1÷T)
+GCSt: Giá trị dự toán xây dựng gói thầu trước chi phí dự phòng dự kiến thực hiện trong
khoảng thời gian thứ t.
GCSt= 53.409.944.653 ( đồng)
+IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng chi yếu tố trượt giá được xác định
căn cứ vào chỉ số giá xây dựng của Sở xây dựng địa phương công bố các quý gần nhất
thời điểm xét trúng thầu(lấy 12 quý) để tính bình quân cho các quý thực hiện gói thầu.
+ΔIXDCT: Mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng gói thầu
so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian( quý) đã tính và được xác định
trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và
quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Các chỉ số giá cây dựng lấy theo các số liệu từ các văn bản công bố của Bộ Xây dựng và
Sở xây dựng tỉnh Hưng Yên.
Lấy mức độ biến động chỉ số giá ∆IXDCT = 0,5%
Các căn cứ:
+Quyết định số 1188/QĐ-SXD ngày 30/09/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc
công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7, 8, 9 quý III năm 2019
+Quyết định số 747/QĐ-SXD ngày 12/07/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc
công bố chỉ số giá xây dựng tháng 4,5,6 quý II năm 2019
+Quyết định số 301/QĐ-SXD ngày 10/4/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 1, 2, 3 quý I năm 2019
+Quyết định số 10/QĐ-SXD ngày 08/1/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 10, 11,12 quý IV năm 2018
+Quyết định số 732/QĐ-SXD ngày 12/10/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc
công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7, 8, 9 quý III năm 2018
+Quyết định số 443/QĐ-SXD ngày 11/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 4,5,6 quý II năm 2018
+Quyết định số 196/QĐ-SXD ngày 13/4/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 1, 2, 3 quý I năm 2018
+Quyết định số 24/QĐ-SXD ngày 12/1/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 10, 11,12 quý IV năm 2017
+Quyết định số 1112/QĐ-SXD ngày 13/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc
công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7, 8, 9 quý III năm 2017
+Quyết định số 736/QĐ-SXD ngày 03/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 4,5,6 quý II năm 2017
+Quyết định số 304/QĐ-SXD ngày 26/04/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc
công bố chỉ số giá xây dựng tháng 1, 2, 3 quý I năm 2017
+Quyết định số 55/QĐ-SXD ngày 24/01/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc công
bố chỉ số giá xây dựng tháng 10, 11,12 quý IV năm 2016
Ta có bảng tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá như sau:
Bảng 3.9 Bảng chỉ số giá xây dựng

140
Chỉ số giá xây dựng công Chỉ số giá Chỉ số giá liên hoàn
STT Quý
trình (%) liên hoàn bình quân IXDCTbq
1 Quý IV/2016 99,67 1,00171

2 Quý I/2017 99,84 1,00050

3 Quý II/2017 99,89 1,00030

4 Quý III/2017 99,92 1,00170

5 Quý IV/2017 100,09 1,00550

6 Quý I/2018 100,64 1,00129


1,00108
7 Quý II/2018 100,77 1,00089

8 Quý III/2018 100,86 0,99970

9 Quý IV/2018 100,83 0,99841

10 Quý I/2019 100,67 1,00228

11 Quý II/2019 100,90 0,99960

12 Quý III/2019 100,86

141
Bảng 3.10 Phân bổ chi phí dự phòng trượt giá vào thời gian xây dựng gói thầu
ST Tiến độ thực hiện dự án( quý)
Nội dung
T I II III IV I
Phân bổ chi phí theo 10% 20% 40% 20% 10%
1
quý%
Chi phí thực hiện dự 5.340. 10.681.988. 10.681.988. 5.340.99
2 án theo tiến độ chưa 994.465 931 21.363.977.861 931 4.465
có trượt giá(GCSt)
Chỉ số trượt giá bình 1,00108 1,00108 1,00108 1,00108 1,00108
3
quân(IXDCTbp)
32. 130.287. 392.053.00 262.164. 164.35
4 Trượt giá từng quý 473.246 860 6 837 2.646

Trượt giá tích 32. 162.761. 554.814.11 816.978. 981.33


5 473.246 106 2 949 1.595
lũy(GDP2)
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá: Gdp2 = 981.331.595 (đồng)
Tỷ lệ % dự phòng trượt giá là: Gdp2/ GCS = 981.331.595 / 53.409.944.653= 1,84%
Vậy giá gói thầu:
GGTh = Gcs +Gdp1 + Gdp2 = 53.409.944.653 +1.068.198.893 +981.331.595 = 55.459.475.141 ( đồng)
Thể hiện chi tiết như bảng dưới đây

3.1.3.7 Tổng hợp giá gói thầu


+Giá gói thầu được tổng hợp phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước về lập giá dự toán xây lắp hạng mục công trình.
+Định mức tỷ lệ chi phí chung được nội suy theo Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt
(Thông tư 06 /2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng) là 6,32 %
+Định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước lấy theo Thông tư 06 /2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
là 5,5%
142
Bảng 3.82 Tổng hợp giá gói thầu
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÝ HIỆU
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP VL + NC + M  41.482.942.650 T
1 Chi phí vật liệu (VLG + CLVL) 26.557.550.047 VL
  - Đơn giá vật liệu gốc Theo bảng tính toán, đo bóc khối lượng 23.096.777.833 VLG
công trình
  - Chênh lệch giá vật liệu Theo bảng tổng hợp vật liệu và chênh 3.460.772.214 CLVL
lệch giá
2 Chi phí nhân công (NCG + CLNC) 10.415.189.976 NC
  - Đơn giá nhân công gốc Theo bảng tính toán, đo bóc khối lượng 9.377.449.890 NCG
công trình
  - Chênh lệch giá nhân công Theo bảng tổng hợp nhân công và 1.037.740.086 CLNC
chênh lệch giá
3 Chi phí máy thi công (MG + CLM) 4.510.202.627 M
  - Đơn giá máy thi công gốc Theo bảng tính toán, đo bóc khối lượng 4.164.828.138 MG
công trình
  - Chênh lệch giá máy thi công Theo bảng tổng hợp máy thi công và 345.374.489 CLM
chênh lệch giá
2.621.721.975
II CHI PHÍ CHUNG T x 6,32% C
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH 2.425.756.554
TRƯỚC (T + C) x 5,5% TL
  Chi phí xây dựng trước thuế 46.530.421.180
T + C + TL G
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x 10% 4.653.042.118 GTGT
  51.183.464.000
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT Gxd
143
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÝ HIỆU
  Tổng cộng Gxd 51.183.464.000  
V CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG CHMC 2.226.480.653 CHMC
VI CHI PHÍ DỰ PHÒNG DP=DP1+DP2 2.049.530.488 DP
Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng DP1=2%(Gxd+CHMC) 1.068.198.893 DP1
Chi phí dự phòng trượt giá DP2=1,84%(Gxd+CHMC) 981.331.595 DP2
Tổng GGTh=Gxd+CHMC+DP 55.459.475.141
  Làm tròn 55.459.476.000 Ggth 
Năm mươi lăm tỷ, bốn trăm năm mươi chín triệu, bốn trăm bảy mươi sáu nghìn đồng./.
 Kết luận: Giá gói thầu của bên mời thầu được lập phù hợp với khối lượng mời thầu, điều kiện thi công, hướng dẫn lập dự toán, định
mức đơn giá và giá cả vật liệu tại thời điểm đấu thầu. Giá trị gói thầu sau thuế là: 55.459.476.000 đồng.
3.1.4 Tính toán giá dự thầu
3.1.4.1 Căn cứ xác định và các thành phần giá dự thầu
3.1.4.2 Căn cứ xác định chi phí dự thầu
- Biện pháp kỹ thuật - Công nghệ lựa chọn áp dụng cho gói thầu.
- Định mức lao động, định mức sử dụng máy nội bộ của doanh nghiệp phù hợp với giải pháp kỹ thuật công nghệ áp dụng cho gói thầu.
- Đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công nội bộ của doanh nghiệp phù hợp với giải pháp kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho gói thầu.
Khối lượng xây lắp theo hồ sơ mời thầu và theo thiết kế của chủ đầu tư cấp.
- Phương án tài chính, thương mại áp dụng cho gói thầu thỏa mãn đầy đủ hồ sơ mời thầu.
- Chi phí chung cấp công trường (chi phí quản lý công trường) được xác định theo giải pháp kỹ thuật công nghệ, tổ chức thi công, giải pháp
thiết kế mặt bằng thi công, bộ máy quản lý công trường.
- Chi chung cấp doanh nghiệp phân bổ cho gói thầu lấy theo số liệu thống kê bình quân của doanh nghiệp.
3.1.4.3 Các thành phần của giá dự thầu
Gdth = VLdth + NCdth + Mdth + GTdth + Ldk + VAT + GHMCdth
VLdth: Chi phí vật liệu dự thầu

144
NCdth: Chi phí nhân công dự thầu
Mdth: Chi phí máy thi công dự thầu
GTdth: Chi phí gián tiếp dự thầu
Ldk: Lợi nhuận dự kiến dự thầu
VAT: Thuế giá trị gia tăng
GHMCdth: Chi phí hạng mục chung
3.1.4.4 Xác định chi phí vật liệu dự thầu (VLdth)
VLdth = CVLKLLC-K + CVLLC
CVLKLC-K : Chi phí vật liệu chính (không luân chuyển) và vật liệu khác
CVLLC : Chi phí vật liệu luân chuyển.
3.1.4.5 Xác định chi phí vật liệu chính (không luân chuyển) và vật liệu khác
n
CVLKLC-K = (1+KVLP) x ∑ VLi x ĐGVLi
i

KVLP : Hệ số kể đến vật liệu khác


VLi : Khối lượng vật liệu chính không luân chuyển loại i
ĐGVLi : Giá vật liệu đến hiện trường(trước VAT) loại I theo tính toán của doanh nghiệp.
( Chi tiết tính giá vật liệu chính xem tại phụ lục, mục 3.2.1, trang 196)
Bảng 3.83 Tổng hợp vật liệu chính dự thầu

STT Mã số Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Giá dự thầu Thành tiền

I   I. VẬT LIỆU    
1 TT Cọc BTCT đúc sẵn 300x300, L>4m md 5.655,0 247.000 1.396.785.000
2 TT Trần thạch cao chịu nước khung xương chìm (lắp 0 230,250 218.500 50.309.625
dựng, phụ kiện, chưa sơn)
3 TT SXLD trần thạch cao khung xương tôn các tầng ( lắp m2 806,360 199.500 160.868.820
dựng, phụ kiện, chưa sơn )
… …
145
STT Mã số Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Giá dự thầu Thành tiền

100 A.0616 Côn nhựa hàn d=80mm cái 5,0 13.205 66.025

200 A33.0346 Nhựa dán kg 13,0520 81.700 1.066.348

272 A24.0797A Xi măng PCB30 kg 1.272.618,4354 1.069 1.360.110.953
273 A24.0798 Xi măng trắng kg 836,5389 1.977 1.653.796
274 Z999 Vật liệu khác 1%   177.055.037
275 Tổng 17.882.558.784

3.1.4.6 Xác định chi phí vật liệu luân chuyển


Chi phí cho các loại vật liệu luân chuyển được phân bổ vào chi phí vật liệu bao gồm các loại ván khuôn gỗ, ván khuôn thép định hình, cột
chống và giàn giáo phục vụ thi công.
+ Ván khuôn gỗ bao gồm: Ván khuôn lanh tô, tấm đan.
+ Cột chống gỗ bao gồm: Cột chống gỗ ván khuôn móng, ván khuôn giằng móng.
+ Ván khuôn thép bao gồm: Ván khuôn cột, trụ, vách, dầm, sàn, cầu thang bộ.
Cột chống thép ống ván khuôn cột, trụ, vách.
Giáo thép tổ hợp chống ván khuôn dầm sàn.
Giàn giáo trong phục vụ công tác xây, trát trong
Giàn giáo ngoài phục vụ công tác trát ngoài
 Chi phí phân bổ ván khuôn thép định hình (CVLLC VK)
Nhà thầu sử dụng ván khuôn thép định hình nên cần tiến hành phân bổ theo thời gian sử dụng ở công trình và tuổi thọ tương ứng của
chúng:
m
KLixĐGi
VK
 T
ti
C VLLC = i 1 i

+KLi: Khối lượng vật liệu luân chuyển loại i dùng vào tổ hợp cốp pha.
146
+Ti: Thời gian sử dụng loại VLLC thứ i theo quy định của doanh nghiệp (ngày).
+ti: Thời gian sử dụng loại vật liệu luân chuyển thứ i vào công trình (ngày).
+ĐGi: Đơn giá loại vật liệu thứ i.
+m: Số loại vật liệu sử dụng làm tổ hợp cốp pha.
Thời gian sử dụng nhà thầu lấy cho ván khuôn thép cột - vách - dầm – sàn – tường tầng hầm và giáo tổ hợp là 3 năm (1080 ngày).
Ván khuôn móng: Khối lượng: 761 m2. Thời gian sử dụng tại công trình: 6 ngày.
Ván khuôn cột, trụ, vách: Ta thấy ván khuôn cột, trụ, vách tầng dưới được tháo trước khi thi công ván khuôn cột, trụ, vách tầng trên nên
nhà thầu chỉ sử dụng 1 bộ ván khuôn cột vách, và luân chuyển đến hết thời hạn thi công cột, trụ, vách. Thời gian sử dụng tại công trình là
35 ngày.
Ván khuôn dầm sàn cầu thang bộ(PA1): Công tác lắp đặt ván khuôn dầm, sàn, cầu thang bộ dùng 2 bộ ván khuôn thép (thi công 1 tầng 1
bộ), hết 1 tầng thì chuyển lên tầng trên (cách 1 tầng kể từ tầng vừa tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang bộ)
Sử dụng 1 bộ ván khuôn cột, trụ, vách và 2 bộ ván khuôn dầm, sàn, cầu thang bộ cho toàn công trình
Bảng 3.84 Chi phí phân bổ ván khuôn định hình

Đơn giá
TT Loại Ván Khuôn KL (m2) Ti (ngày) ti (ngày) Cvllcvk (đồng)
(đồng/m2)

1 Móng VK Đài móng, giằng móng 761 720.000 1080 6 3.044.000

2 Dầm, sàn, VK cột tầng 1 256,5 850.000 1080 11,5 2.321.563


thang bộ 

147
3 VK cột tầng lửng 34,6 850.000 1080 4 108.926

4 VK cột tầng 2-9 205,7 850.000 1080 9 1.457.042

5 VK cột, trụ tầng tum mái 80 850.000 1080 5,5 346.296

6 VK dầm, sàn, cầu thang bộ tầng 1 256,5 850.000 1080 35 7.065.625

7   VK dầm, sàn, cầu thang bộ tầng lửng 521 850.000 1080 35 14.351.620

8 VK dầm, sàn, cầu thang bộ tầng 2-9 357 850.000 1080 35 9.834.028

148
9 VK dầm, sàn, cầu thang bộ tầng tum mái 216,9 850.000 1080 35 5.974.792

Tổng 44.503.891

 Chi phí phân bổ giáo thép tổ hợp PAL chống ván khuôn dầm sàn (CVLLC Giáo PAL)
Để có đủ hệ giáo PAL chống, nhà thầu sử dụng 2 bộ giáo PAL, luân chuyển cách 1 tầng:
+Bộ 1 thi công tầng hầm sau đó luân chuyển lên sử dụng ở tầng 1, 2, 4, 6, 8, mái. Thời gian sử dụng tại công trình là 210 ngày
+Bộ 2 thi công tầng 1 sau đó luân chuyển lên sử dụng ở tầng lửng, 3, 5, 7, 9. Thời gian sử dụng tại công trình là 175 ngày
Tổ hợp thành chuồng vuông 1,2x1,2 m giáo pal Hòa Phát, đặt chuồng cách chuồng 1,2m, vì vậy số chuồng giáo cho 1 tầng tính theo 2
phương là:
D−1 , 2
Số chuồng giáo một tầng đặt theo phương dọc nhà là: d= +1
2,4
R−1 , 2
Số chuồng giáo một tầng đặt theo phương ngang nhà là: n= +1
2,4
=>Tổng số chuồng giáo một tầng: Tổng = d x n
Bảng 3.11 Tính toán số chuồng giáo cho các tầng

149
Chiều dài nhà D Chiều rộng nhà R Số chuồng giáo Số chuồng giáo Tổng số chuồng
TT Tầng
(m) (m) đặt dọc nhà ngang nhà giáo

1 1 42 16,8 18 8 26
2 lửng 42 7,2 18 4 22
3 2-9 42 16,8 18 8 26
4 Tum Mái 42 16,8 18 4 22
Tổng 96

Bảng 3.12 Tổng hợp số lượng cấu kiện để tổ hợp giáo PAL

150
SL
chuồn
Số lượng cấu kiện 1 chuồng giáo g giáo Số lượng cấu kiện 1 tầng nhà
Chiề
Tần 1 tầng
Tần u cao
g nhà
g tầng
giáo Kíc Kíc
(m) Khun Khun Giằn Giằn Kíc Ốn Khun Khun Giằn Giằn Kíc
h h Ống
g giáo g giáo g g h g g giáo g giáo g g h
châ châ nối
1,5m 1,2m chân chéo đầu nối 1,5m 1,2m chân chéo đầu
n n
1 4,8 4 0 4 4 4 4 4 12 26 0 104 104 104 104 104 312
Lửng 2,4 2 0 2 4 2 4 4 4 22 0 52 104 52 104 104 104
2-9 3,3 2 2 0 4 2 4 4 4 26 52 0 104 52 104 104 104
Mái 1,4 1 0 1 4 1 4 4 0 22 0 26 104 26 104 104 0

Bảng 3.85 Chi phí phân bổ hệ thống giáo Pal


Thành
CvllcPAL
tiền Ti ti
Số lượng cấu kiện cần mua Giá cấu kiện (nghìn đồng) (nghìn
(nghìn (ngày) (ngày)
Tầng đồng)
đồng)
Khung Khung Khung Khung
Giằng Giằng Kích Kích Ống Giằng Giằng Kích Kích Ống
giáo giáo giáo giáo
chân chéo đầu chân nối chân chéo đầu chân nối
1,5m 1,2m 1,5m 1,2m
1 0 104 104 104 104 104 312 220 180 50 70 65 58 12 47.736 1440 35 1.160
Lửng 0 52 104 52 104 104 104 220 180 50 70 65 58 12 32.240 1440 35 784
2-9 52 0 104 52 104 104 104 220 180 50 70 65 58 12 34.320 1440 35 834
Mái 0 26 104 26 104 104 0 220 180 50 70 65 58 12 24.492 1440 35 595
Tổng 3.373

151
 Vật liệu luân chuyển giáo ngoài (CvllcGiáo ngoài)
Giáo ngoài được sử dụng với mục đích: phục vụ thi công công tác trát ngoài, sơn ngoài
của phần hoàn thiện.
Giáo ngoài sử dụng cho công tác hoàn thiện được xác định trên tổng tiến độ là 23 ngày.
Diện tích xung quanh nhà là (42+16,8)*2*32,6=3833,6 m2
Một bộ giáo ngoài nhà thầu mua tương ứng với 100m2
Số bộ giáo cần dùng là: 3833,6 /100 = 39 bộ
Giá mua bộ giáo hoàn thiện nhà là 25.000.000 đồng/bộ, khấu hao trong 4 năm là 1440
ngày.
Chi phí giáo ngoài phân bổ vào chi phí vật liệu:
39*25.000.000*23/1440 = 15.572.917(đồng)
 Vật liệu luân chuyển giáo trong (Cvllcgiáo trong)
Giáo trong nhà được sử dụng cho các công tác xây tường, thi công điện nước, trát trong,
sơn hoàn thiện trong nhà.
Thời gian sử dụng giáo trong từ khi bắt đầu công tác xây đến khi thi công xong công tác
sơn hoàn thiện trong nhà là 219 ngày.
Diện tích giáo được tính như sau:
Tầng 1 chiều cao xây 4,8m lắp dựng 4 tầng giáo trong; tầng lửng chiều cao xây 2,4m lắp
dựng 2 tầng giáo; tầng 2 đến 9 chiều cao xây 3,3m lắp dựng 2 tầng giáo, tầng tum mái
chiều cao xây cao 1,4 m lắp dụng 1 tầng giáo
Thể tích xây của phân đoạn lớn nhất là : 14,54 m3 tường 110 và 56,59 m3 tường 220 ở
phân đoạn 2 tầng 2-9, xây cao 3,3 m và sử dụng 2 tầng giáo.
14,54 56,59 2,15 45,79
+ +
Diện tích giáo xây cần dùng là : DT giáo= 2×1,5× 0,11 0,22 0,11 0,22 = 118 (m2)
3,3 3,0
Diện tích 1 bộ giáo hoàn thiện nhà thầu mua là 100m2, số bộ giáo công cụ cần là:
N = 118/100 = 2 (bộ)
Giá mua bộ giáo hoàn thiện là 25.000.000 đồng/bộ, khấu hao trong 1.440 ngày.
Chi phí giáo trong phân bổ vào chi phí vật liệu là:
CVLLC Giáo trong = 2 x 17.000.000 x 219/1.440 = 5.170.834 (đồng)
 Vật liệu luân chuyển ván khuôn gỗ, cây chống gỗ (Cvllcgỗ)
Chi phí vật liệu luân chuyển gỗ được tính theo công thức:
CVLLC Gỗ = KLi x ĐGi x KLC
KLC: Hệ số chuyển giá trị, được xác định theo công thức:
h ( n−1 )+ 2
K LC=
2n
Trong đó:
h: Lượng bù hao hụt kể từ lần luân chuyển thứ 2 tính theo tỷ lệ so với định mức cấp lần
đầu của vật liệu luân chuyển loại j
n: Số lần luân chuyển
Ván khuôn gỗ và các loại số lần luân chuyển là 8 lần. Tỷ lệ bù hao hụt với xà gồ, cột
chống, ván cầu công tác bằng gỗ là 0,05, với gỗ đà nẹp, gỗ ván khuôn là 0,15.
152
+Hệ số chuyển giá trị với gỗ chống, xà gồ, gỗ ván cầu công tác:
0 , 05 ( 8−1 )+2
K LC= =0 ,147
2 ×8
+Hệ số chuyển giá trị gỗ đà nẹp, gỗ ván khuôn:
0 , 15 ( 8−1 ) +2
K LC= =0 , 191
2 ×8
Bảng 3.86 Chi phí phân bổ ván khuôn, cây chống gỗ
Đơn giá
ST Khối lượng CVLLC Gỗ
Tên vật tư Đơn vị (đồng/m3 Klc
T (m3) (đồng)
)
0,19 46.227.34
1 Gỗ ván khuôn m3 80,676 3.000.000
1 8
0,19
2 Gỗ đà nẹp m3 0,615 3.000.000 352.395
1
0,14 11.435.13
3 Gỗ chống m3 25,93 3.000.000
7 0
Gỗ ván cầu công 0,14
4 m3 14,37 3.000.000 6.337.170
tác 7
64.352.04
Tổng cộng
3

3.1.4.7 Tổng hợp chi phí vật liệu dự thầu


Bảng 3.87 Tổng hợp chi phí vật liệu dự thầu

STT Loại chi phí Kí hiệu Thành tiền (đồng)

Chi phí vật liệu chính


I không luân chuyển và CVLKLC 17.882.558.784
vật liệu khác

Chi phí vật liệu luân


II CVLLC 133.023.560
chuyển

1 Ván khuôn thép CVLLC VK 44.503.891

2 Hệ chống giáo PAL CVLLC Giáo PAL 3.423.875

3 Vật liệu luân chuyển gỗ CVLLC Gỗ 64.352.043

4 Giáo ngoài CVLLC Giáo ngoài 15.572.917

5 Giáo trong CVLLC Giáo trong 5.170.834

153
Tổng chi phí vật liệu VLdth=CVLKL+CVLLV 26.015.385.000

3.1.4.8 Xác định chi phí nhân công dự thầu (NCdth)


Tính toán chi phí nhân công, ta lấy khối lượng đã tính của phương án chọn ở chương II:
NCdth = ∑HPLĐi x ĐGi
+HPLĐi: Hao phí lao động bậc thợ i tổng hợp được để thực hiện gói thầu.
+ĐGi: Đơn giá tiền công thợ bậc i mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
Đối với những phương án có tổ chức thi công thì HPLĐ được tính trực tiếp từ phương án
công nghệ lựa chọn tốt nhất. Các công việc còn lại được tính từ khối lượng công việc và
định mức nội bộ doanh nghiệp.
Bảng 3.88 Tính chi phí nhân công dự thầu
ST HPLĐ Bậc Tiền công Thành tiền
TÊN CÔNG TÁC
T (công) thợ (đồng/công) (đồng)
I PHẦN MÓNG        
1 Chuẩn bị mặt bằng 50 3/7 220.000 11.000.000
2 Thi công ép cọc 48 3/7 220.000 10.560.000
3 Sửa móng thủ công 110 3/7 220.000 24.200.000
4 Đập đầu cọc 7 3,5/7 240.000 1.680.000
5 Đổ bê tông lót đài thang máy 2 3,5/7 240.000 480.000
6 Gia công cốt thép móng 84 3,5/7 240.000 20.160.000
7 Lắp dựng cốt thép đài thang máy 6 4/7 260.000 1.560.000
Lắp dựng ván khuôn đài thang
8 13 4/7 260.000 3.380.000
máy
9 Đổ bê tông đài thang máy 5 3,5/7 240.000 1.200.000
10 Tháo ván khuôn đài thang máy 5 3,5/7 240.000 1.200.000
11 Đổ bê tông lót các đài còn lại 24 3,5/7 240.000 5.760.000
12 Lắp dựng cốt thép các đài còn lại 187 4/7 260.000 48.620.000
Lắp dựng ván khuôn các đài còn
13 110 4/7 260.000 28.600.000
lại
14 Đổ bê tông các đài còn lại 12 3,5/7 240.000 2.880.000
15 Tháo ván khuôn các đài còn lại 45 3,5/7 240.000 10.800.000
16 Lấp đất 24 3/7 220.000 5.280.000
17 Đắp cát tôn nền 3 3/7 220.000 660.000
PHẦN THÂN BÊ TÔNG CỐT
II        
THÉP
1 Gia công cốt thép cột 90 3,5/7 240.000 21.600.000
2 Lắp dựng cốt thép cột 384 4/7 260.000 99.840.000
3 Lắp dựng ván khuôn cột 322 4/7 260.000 83.720.000
4 Đổ bê tông cột 88 3,5/7 240.000 21.120.000
5 Tháo ván khuôn cột 138 3,5/7 240.000 33.120.000
6 Gia công cốt thép dầm, sàn 480 3,5/7 240.000 115.200.000
7 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 275 4/7 260.000 71.500.000
8 Lắp dựng cốt thép dầm 529 4/7 260.000 137.540.000

154
ST HPLĐ Bậc Tiền công Thành tiền
TÊN CÔNG TÁC
T (công) thợ (đồng/công) (đồng)
Lắp dựng ván khuôn thành dầm,
9 1925 4/7 260.000 500.500.000
sàn, thang bộ
10 Lắp dựng cốt thép sàn, thang bộ 660 4/7 260.000 171.600.000
11 Đổ bê tông dầm sàn, thang bộ 220 3,5/7 240.000 52.800.000
12 Xây bậc thang bộ 88 3,5/7 240.000 21.120.000
Tháo ván khuôn dầm, sàn, thang
13 374 3,5/7 240.000 89.760.000
bộ
III Hoàn thiện mái        
1 Chống thấm, láng sê nô, mái hắt 60 3,5/7 240.000 14.400.000
2 Lát gạch lá nem 30 4/7 260.000 7.800.000
3 Lợp tôn 15 3,5/7 240.000 3.600.000
4 Xây tường thu hồi 10 4/7 260.000 2.600.000
IV XÂY TƯỜNG        
1 Xây tường 2863,5 4/7 260.000 744.510.000
V HOÀN THIỆN        
1 Lắp điện, nước ngầm 3225 4/7 260.000 838.500.000
2 Trát trong 7380 4/7 260.000 1.918.800.000
3 Hoàn thiện trần, vách 525 4/7 260.000 136.500.000
4 Ốp lát 1500 4/7 260.000 390.000.000
5 Trát ngoài 570 4/7 260.000 148.200.000
6 Sơn ngoài nhà 190 3,5/7 240.000 45.600.000
7 Hoàn thiện cầu thang 390 3/7 220.000 85.800.000
8 Sơn trong nhà nước 1 621 3/7 220.000 136.620.000
9 Sơn trong nhà nước 2 430 3/7 220.000 94.600.000
10 Lắp dựng vách kính, cửa 540 3/7 220.000 118.800.000
11 Lắp đặt thiết bị điện,nước 930 3/7 220.000 204.600.000
VI CÁC CÔNG VIỆC KHÁC        
Thi công bể nước, bể tự hoại, hố
1 400 3,5/7 240.000 96.000.000
ga thoát nước
2 Hoàn thiện tam cấp 16 3/7 220.000 3.520.000
3 Bê tông lót nền 15 3/7 220.000 3.300.000
4 Đổ bê tông nền 90 3,5/7 240.000 21.600.000
6 Hệ thống điện nước ngoài nhà 50 4/7 260.000 13.000.000
14 Hoàn thiện hố pít 8 3/7 220.000 1.760.000
Công tác bảo dưỡng bê tông, dọn
17 675 3/7 220.000 148.500.000
vệ sinh, an toàn
18 Thu dọn vệ sinh 30 3/7 220.000 6.600.000
15 Công tác khác 10% 3/7 220.000 591.173.000
  Tổng       7.373.823.000

( Chi tiết tính toán tại phục lục, mục 3.2.3 trang 205)

155
3.1.4.9 Xác định chi phí máy thi công dự thầu
Chi phí máy và thiết bị thi công bao gồm chi phí máy và thiết bị thi công làm việc và chi
phí máy và thiết bị thi công ngừng việc.
Chi phí máy và thiết bị thi công làm việc được xác định như sau:
Đối với các công tác chính: Số ca máy làm việc được xác định theo biện pháp kỹ thuật
công nghệ đã chọn.
Đối với các công tác còn lại: Dựa vào khối lượng công việc và định mức nội bộ nhà thầu.
Chi phí máy ngừng việc tính cho cần trục tháp, máy khác coi như không có ngừng việc
( Chi tiết tính toán tại Phụ lục mục 3.2.4 trang 217)
Bảng 3.89 Chi phí máy và thiết bị thi công các công tác
Đơn giá
STT LOẠI MÁY Đơn vị Số ca Thành tiền (đồng)
(đồng/ca)
I Máy làm việc        
1 Máy ép cọc ca 48 2.000.000 96.000.000
2 Máy toàn đạc ca 48 450.000 21.600.000
Cần cẩu kx-5361 sức nâng
 3 ca 48 2.570.000 123.360.000
12T
4 oto tự đổ 10T ca 10 1.500.000 15.000.000
5 Máy đào xúc đất R110-7 ca 2 1.662.000 3.324.000
6 Máy cắt gạch ca 492 450.000 221.400.000
7 Máy cắt uốn thép 5kW ca 69 315.000 21.735.000
8 Máy hàn điện 23kW ca 314 350.000 109.900.000
9 Máy trộn vữa SO-26A ca 348,5 290.000 101.065.000
10 Máy trộn vữa SO-110V ca 4 365.000 1.460.000
11 Máy trộn bê tông 250l ca 21 500.000 10.500.000
12 Xe bơm BT tĩnh 35m3/h ca 8 4.150.000 33.200.000
13 Xe bơm BT tĩnh45m3/h ca 1 4.350.000 4.350.000
14 Xe bơm BT cần 35m3/h ca 2 3.750.000 7.500.000
Xe vận chuyển bê tông
15 ca 12 2.750.000 33.000.000
8m3/h
Xe vận chuyển bê tông
16 ca 2 2.450.000 4.900.000
3m3/h
17 Cần trục tháp ca 171,5 2.750.000 471.625.000
18 Máy đầm dùi ca 71 320.000 22.720.000
19 Máy đầm bàn ca 77 305.000 23.485.000
20 Vận thăng lồng ca 576,5 815.000 469.847.500
 21 Máy khoan bê tông ca 15 350.000 5.250.000
II Máy ngừng việc        
1 Cần trục tháp ca 116 1.350.000 156.600.000
2 Máy vận thăng lồng ca 36,5 315.000 11.497.500
III Máy khác        
1 Máy khác 0,05     90.061.075

156
TỔNG 2.059.380.075
Vậy chi phí trực tiếp trong chi phí dự thầu là Tdth= VLdth + NCdth + Mdth
=26.015.385.000+7.373.823.000+2.059.380.075= 35.448.588.075 ( đồng)
3.1.4.10 Tính chi phí gián tiếp dự thầu GTdth
GTdt = C + LT + TT + GTk
a. Chi phí chung
Chi phí chung được xác định và tổng hợp cho chi phí chung cấp doanh nghiệp và chi phí
chung cấp công trường được phân bổ cho gói thầu
Cdth=CCT+CDN
Trong đó: CCT là chi phí chung cấp công trường
CDN: chi phí chung cấp doanh nghiệp
Trong đó chi phí chung cấp công trường gồm:
+Chi phí tiền lương và phụ cấp của cán bộ gián tiếp trên công trường
+Chi phí BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ của cán bộ, công nhân
+Chi phí trả lãi tín dụng
+Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ
+Chi phí điện nước công trường
+Chi phí chung khác cấp công trường
Chi phí chung cấp công trường
 Chi phí tiền lương và phụ cấp của cán bộ gián tiếp trên công trường (CL)
CL = ∑Sgti x Lgti x Tgti
+CL: Tiền lương và phụ cấp của bộ phận gián tiếp trên công trường
+Sgti: Số lượng cán bộ, viên chức làm việc tại công trường có mức lương i
+Lgti: Lương tháng (kể cả phụ cấp) của 1 người có mức lương i
+Tgti: Thời gian làm việc tính bằng tháng.
Bảng 3.90 Chi phí tiền lương cho các bộ trực tiếp tại công trường
Thời
Lương và gian
Số
ST phụ cấp làm Thành tiền
Chức vụ lượn
T (đồng/người việc (đồng)
g
) (tháng
)
1 Chỉ huy trưởng 1 13.000.000 13 169.000.000
2 Chi huy phó 2 12.000.000 14 336.000.000
3 Cán bộ kỹ thuật 4 8.000.000 14 448.000.000
4 Cán bộ cung ứng vật tư kiêm thủ kho 1 7.000.000 14 98.000.000
5 Nhân viên kinh tế 1 8.000.000 14 112.000.000
6 Nhân viên y tế 1 6.000.000 14 84.000.000
7 Cán bộ an toàn lao động 1 7.000.000 14 98.000.000
8 Bảo vệ 2 5.000.000 14 140.000.000
1.485.000.00
Tổng CL 
0

157
 Các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên của gói thầu (CTTL)
CTTL = (TLgt + NCtt) × M
Trong đó:
+CTTL: Các khoản trích theo lương ( BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ)
+TLgt : Tiền lương của bộ phận gián tiếp trên công trường nằm trong biên chế của nhà
thầu được đóng bảo hiểm. Trong bộ phận cán bộ gián tiếp trên công trường thì ngoại trừ
bảo vệ (lao động với hợp đồng ngắn hạn) thì còn lại đều phải đóng các khoản trích theo
lương. Do vậy
TLgt = 1.485.000.000 -140.000.000= 1.345.000.000 đồng
+NCtt: Nhân công sản xuất trực tiếp được đóng bảo hiểm. Trong lượng hao phí nhân công
tham gia thi công công trình thì có 15% là lao động thuộc biến chế của nhà thầu, 85%
còn lại là lao động mùa vụ.
NCtt = 15% NCdth = 15% ×7.373.823.000= 1.106.073.450 đồng
+M: Mức bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, trích nộp quĩ công đoàn mà doanh nghiệp
(công trường) phải chi nộp cho người lao động. (M=23,5%). Tỷ lệ trích nộp: chi phí bảo
hiểm xã hội 17,5%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 1%, kinh phí công đoàn 2%
dựa trên lương cơ bản của người lao động.
Bảng 3.91 Chi phí các khoản trích theo lương
T Chi phí tiền lương và % Trích theo Thành tiền
Nội dung
T phụ cấp (đồng) lương (đồng)
316.075.00
1 Bộ phận gián tiếp 1.345.000.000 23,5
0
259.927.26
2 Công nhân sản xuất trực tiếp 1.106.073.450 23,5
1
576.002.26
Tổng CTTL
1

 Chi phí trả lãi tín dụng (CLV)


Với các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, trước khi quyết định tham gia tranh thầu thì nhà
thầu đã tính toán trước được lượng vốn lưu động phải huy động để sử dụng cho công
trình này. Do đó chi phí trả lãi vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho công trình CLV = 0.
 Chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ, dụng cụ phục vụ thi công (CKH)
CKH = ∑(Gi/Ti)*ti
Trong đó:
Gi: Tổng giá trị các công cụ dụng cụ loại i phục vụ cho quá trình thi công (dụng cụ đo
đạc, xe cải tiến…)
Ti: Thời hạn sử dụng tối đa của công cụ, dụng cụ loại i.
ti: Thời gian công cụ, dụng cụ loại i tham gia vào quá trình thi công
Bảng 3.92 Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ phục vụ thi công

158
TG TG
Số Nguyên Thành Chi phí
T Đơn KH TC
Loại công cụ lượn giá tiền KH
T vị (ngày (ngày
g (đồng) (đồng) (đồng)
) )
3.250.00 1.972.56
1 Xe cải tiến cái 5 650.000 720 437
0 9
Dụng cụ thi 7.000.00 2.124.30
2 bộ 20 350.000 1.440 437
công cầm tay 0 6
Dụng cụ đo 3.250.00 6.500.00 1.972.56
3 bộ 2 1.440 437
đạc 0 0 9
4 Công cụ khác % 5         303.472
6.372.91
Tổng
7
 Chi phí điện, nước cho công trường (CĐN)
Chi phí cấp điện công trường:
Cđ = Pngày x T x K x ĐGđ
+Cđ: Tổng chi phí sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, làm việc trên công trường.
+Pngày: Tổng công suất điện tiêu thụ cho 1 ngày thi công. Từ mục 2.2.12.3 (c) chương 2 ta
+xác định được Pngày = 386,8 (KW)
ĐGđ: Giá 1 kwh điện năng không có thuế VAT, Gđ = 1.473(đồng /Kwh)
+K: Hệ số sử dụng điện không đều, K = 0,7
+T: Thời gian thi công công trình, T = 400 ngày
Cđ = 386,8 x 400 x 0,7 x1.473 = 159.531.792 (đồng)
Chi phí cấp nước công trường:
CN = Qngày x T x K x ĐGn
Qngày: Tổng khối lượng nước phục vụ sinh hoạt trong 1 ngày. Theo mục 2.2.12.3 chương
2 xác định được:
Qngày = 0,215 x 8x3600 + 0,112x 24x3600 = 15.868,8(lít/ngày)
= 15,8688( m3/ngày).
T: Thời gian thi công công trình. T = 400 (ngày)
K: Hệ số sử dụng nước không đều, K = 0,7
ĐGn¬: Giá 1 m3 nước, ĐGn = 5.390 đồng/m3( chưa kể VAT và phí bảo vệ môi trường).
Vậy CN = 15,8688 x 400 x 0,7 x 5390 = 23.949.193 (đồng).
Vậy chi phí cấp điện nước là: CĐN = 159.531.792 + 23.949.193 = 183.480.985 (đồng).
 Chi phí chung khác cấp công trường (CK)
Bao gồm các chi phí thuê bao điện thoại, chi phí nước uống, tiếp khách, văn phòng phẩm
cho làm việc…
CK = f1% x T
Ck : Chi phí chung khác ở công trường của gói thầu dự kiến
f1% : Tỷ lệ chi phí chung khác theo quy định của doanh nghiệp để chi tại công trường.
Lấy f1% = 0,1%
T : Chi phí trực tiếp trong chi phí dự thầu.
159
Vậy CK = 0,1% x 35.448.588.075= 35.448.588 đồng.
Chi phí chung cấp doanh nghiệp
Là những khoản chi phí chung phải chi phí ở cấp doanh nghiệp, những khoản chi phí này
phải phân bổ vào chi phí dự thầu của từng gói thầu khi lập giá dự thầu.
CDN = f2xTdth
Trong đó :
CDN: Tổng chi phí chung ở cấp doanh nghiệp phân bổ vào chi phí dự thầu của gói thầu
đang xét.
f2 : Tỷ lệ chi phí chung ở cấp doanh nghiệp theo quy định nội bộ của doanh nghiệp (f 2 =
0,5%).
T: Chi phí trực tiếp trong chi phí dự thầu.
Vậy CDN = 0,5 % x 35.448.588.075 = 177.242.940 đồng.
Tổng hợp chi phí chung dự thầu
Bảng 3.93 Tổng hợp chi phí chung dự thầu

ST Chi phí
Nội dung chi phí Kí hiệu
T (đồng)
2.286.304.75
I Chi phí chung cấp công trường CCT
1
Chi phí tiền lương và phụ cấp của cán bộ gián 1.485.000.00
1 CL
tiếp trên công trường 0

Chi phí BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ của cán


2 CTTL 576.002.261
bộ, công nhân
3 Chi phí trả lãi tín dụng CLV 0
4 Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ CKH 6.372.917
5 Chi phí điện nước công trường CĐN 183.480.985
6 Chi phí chung khác cấp công trường CK 35.448.588
II Chi phí chung cấp doanh nghiệp CDN 177.242.940
2.463.547.69
Tổng cộng Cdth=CCT+CDN
1

Tỷ lệ chi phí chung trên chi phí trực tiếp của nhà thầu:
KC/T = Cdth / (VLdth + NCdth + Mdth) = 2.463.547.691/ 35.448.588.075= 6,949%

160
3.1.4.11 Chi phí dự thầu tối thiểu
Zdth = VLdth + NCdth + Mdth + Cdth
Bảng 3.94 Tổng hợp chi phí dự thầu tối thiểu
ST
Nội dung chi phí Ký hiệu Giá trị (đồng)
T
1 Chi phí vật liệu dự thầu VLdth 26.015.385.000

2 Chi phí nhân công dự thầu NCdth 7.240.860.000


Chi phí máy thi công dự 3.572.436.660
3 Mdth
thầu
4 Chi phí chung dự thầu Cdth 2.063.026.568

Tổng chi phí dự thầu tối thiểu  Zdth 38.891.708.230


3.1.4.12 Dự trù lợi nhuận dự kiến cho gói thầu
Là phần lãi chưa kể phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (một phần lãi ròng và một phần
để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp). Lãi tính trước trong giá dự thầu được dự kiến căn cứ
vào tình hình cạnh tranh của gói thầu, tình hình thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
và chiến lược giá của nhà thầu khi tham gia đấu thầu.
Theo thống kê đối với công trình tương tự mà công ty đã thi công trong 3 năm gần đây
nhất thì tỷ lệ của thu nhập trước thuế so với chi phí sản xuất là 5,5%. Như vậy tỉ lệ này sẽ
được lấy dự kiến thu nhập trước thuế của gói thầu này.
TLdth = fL% x Zttdth
Trong đó:
fL: Tỉ lệ lợi nhuận dự kiến của gói thầu (5,5%)
Zttdth: Chi phí dự thầu tối thiểu của gói thầu
TLdth = 5,5% x38.891.708.230 = 2.139.043.953(đồng)
3.1.4.13 Xác định chi phí hạng mục chung dự thầu (HMCdth)
Chi phí hạng mục chung dự thầu được xác định như sau:
CHMC dth = (CNTdth + CKKLdth) x (1+T) + CKdth
3.1.4.14 Chi phí nhà tạm hiện trường để ở và điều hành thi công (CNTdth)
Khối lượng nhà tạm để ở và điều hành thi công cần xây dựng được dựa trên thiết kế tổng
mặt bằng ở chương 2. Chi phí nhà tạm được tính toán theo công thức sau:
CNTdth = Σ (Fj*Gj – Cthj)
Trong đó:
+CNTdth: Tổng chi phí xây dựng lán trại, công trình tạm.
+Fj: Quy mô xây dựng công trình tạm thứ j.
+Gj: Đơn giá xây dựng tính cho 1 đơn vị quy mô xây dựng của hạng mục công trình tạm j
(không có VAT).
+Cthj: Giá trị thu hồi công trình tạm loại j khi kết thúc xây dựng.
Kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau: ( chi tiết phụ lục, mục 3.2.5 trang 218)
161
Bảng 3.95 Tổng hợp chi phí xây dựng nhà tạm
Quy Đơn giá % Chi phí xây
ST Loại công Thành tiền Giá trị thu
mô trước thuế thu dựng trước
T trình (đồng) hồi (đồng)
(m2) (đồng/m2) hồi thuế (đồng)
Nhà làm việc
1 ban chỉ huy 40 1.000.000 40.000.000 15 6.000.000 34.000.000
công trường
… … …
Kho công cụ,
10  15 800.000 12.000.000 15 1.800.000 10.200.000
dụng cụ
243.568.00
  Tổng cộng chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công CNTdth
0
3.1.4.15 Chi phí hạng mục chung không xác định khối lượng (CKKLdth)
 Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu
Căn cứ vào các tiêu chuẩn về lấy mẫu thí nghiệm, khối lượng các đối tượng cần thí
nghiệm đã có cũng như đơn giá thí nghiệm, nhà thầu tính toán các chi phí thí nghiệm
chính, có ảnh hưởng lớn đến giá trị của chi phí thí nghiệm. Cụ thể chi phí thí nghiệm vật
liệu là 494.567.000 đồng
( Chi tiết tính toán tại phụ lục, mục 3.2.7 trang 220)
Các công tác thí nghiệm khác như thí nghiệm cốt liệu, vữa, gạch các loại, thí nghiệm các
thiết bị lắp đặt, các thí nghiệm phát sinh… nhà thầu căn cứ vào những công trình tương
tự đã thi công lấy tỷ lệ bằng 50% so với chi phí thí nghiệm vật liệu các công tác chính.
Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu:
CPTN = 494.567.000 + 50%*494.567.000 = 741.850.500 (đồng)
 Chi phí công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường
*Lưới an toàn được đặt cách 2 tầng đặt 1 lớp lưới an toàn. Diện tích lưới vuông góc với 1
mặt công trình là: 3,2x1,2m2.
Diện tích lưới ngoài an toàn:
(31,8 + 21,2)x2x1,2+4x(31,8 + 21,2)x2x1,2 +7,95x6x1,2= 693,24 (m2)
Chi phí lưới an toàn : 693,24m2 x 25.000 đồng/m2 = 17.331.000 (đồng)
*Lưới chắn bụi: Lưới được đặt xung quanh công trình nhằm chắn bụi bảo vệ môi trường
xung quanh.
Diện tích lưới chắn bụi:(31,8 + 21,2)x2x(4,8+4,8) + ( 31,8 + 21,2)x 2 x (16*3,3+1,8) +
23,85x2x3,7 + 7,95x2,6 = 7002,36(m2)
Chi phí lưới chắn bụi: 7002,36m2 x 15.000 đồng/m2 = 105.036.000 (đồng)
*Chi phí làm hàng rào bao quanh công trình:
Chiều dài hàng rào 213,8 m, chiều cao 3,5m; sử dụng tôn làm hàng rào, sau khi kết thúc
công trình thu hồi 30%. Đơn giá : 120.000 đồng/m2
Chi phí làm hàng rào =(213,8 x 3,5)x120.000x0,7 = 62.858.000(đồng)
162
 Chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên
Trong công tác đào đất và công tác bê tông móng, dựa trên những số liệu về lượng mưa,
thủy văn, điều kiện tự nhiên của khu vực, tạm tính cần 15 ca máy bơm cho công tác bơm
nước, vét bùn không thường xuyên, đơn giá (cả máy + nhân công) là 1.200.000 đồng/ca.
Chi phí bơm nước, vét bùn: 15x1.200.000 =18.000.000 (đồng)
 Chi phí hạng mục chung khác không xác định được khối lượng
Nhà thầu dự trù khoản chi phí không xác định được khối lượng khác như chi phí di
chuyển lực lượng lao động, thiết bị trong nội bộ công trường; các chi phí phát sinh khác
về an toàn, vệ sinh… Khoản chi phí này là:
0,5% x Tdth= 0,5% x 36.828.681.660 = 184.143.408 (đồng)
Vậy, tổng chi phí trước thuế hạng mục chung không xác định rõ khối lượng dự thầu
(trước thuế) là:
CKKLdth = 741.850.500+ (17.331.000 + 105.036.000 + 62.858.000) +
18.000.000+184.143.408 = 1.129.218.908 (đồng)
3.1.4.16 Chi phí hạng mục chung khác
 Chi phí di chuyển thiết bị và lực lượng lao động đến, đi khỏi công trường (CK1)
Bảng 3.96 Chi phí di chuyển máy và lực lượng thi công đi và đến công trường
Chi phí di
TT Máy móc, thiết bị thi công Số ca Đơn giá chuyển máy
đến, đi (đồng)
1 Cọc khoan nhồi     20.480.000
… … … …
7 Các máy khác và lực lượng lao động     12.000.000
TỔNG     55.800.000
(Chi tiết tính toán tại Phụ lục, mục 3.2.8 trang 221)
 Vậy, tổng chi phí di chuyển thiết bị thi công, lực lượng lao động đến, đi khỏi công
trường (trước thuế) là: CK1 = 55.800.000 (đồng)
 Chi phí xây dựng kho bãi chứa vật liệu (CK2)
CK2 = (  Fj × gj ) -  Gthj
+CK2 : Tổng chi phí xây dựng lán trại công trình tạm có trừ giá trị thu hồi.
+Fj : Quy mô xây dựng kho bãi loại j (m2)
+gj : giá trị xây dựng tính cho 1 đơn vị quy mô xây dựng của hạng mục công trình tạm j
(đ/m2) không có thuế VAT
+Gthj : Giá trị thu hồi công trình tạm loại j khi kết thúc xây dựng
Bảng 3.97 Tổng hợp chi phí xây dựng kho bãi chứa vật liệu
Thành tiền
Quy
ST Kho bãi vật Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ Giá trị thu trước

T liệu đồng/m2 (đồng) thu hồi hồi (đồng) VAT
(m2)
(đồng)
Kho công 16.000.00 11.200.00
1 20 800.000 30% 4.800.000
cụ, dụng cụ 0 0
2 Kho chứa 25 50.000 1.250.000 30% 375.000 875.000
163
Thành tiền
Quy
ST Kho bãi vật Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ Giá trị thu trước

T liệu đồng/m2 (đồng) thu hồi hồi (đồng) VAT
(m2)
(đồng)
thép
Kho xi
3 15 10.000 150.000 30% 45.000 105.000
măng
12.180.00
Tổng chi phí kho bãi CK2
0
 Chi phí xây dựng hệ thống cấp điện, nước khác hiện trường (CK3)
Bảng 3.98 Tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống cấp điện, nước tại hiện trường
Tỷ
Giá trị Thành tiền
T Quy Đơn giá Thành tiền lệ
Công tác ĐV thu hồi trước VAT
T mô (đồng/đv (đồng) thu
(đồng) (đồng)
hồi
Trạm cầu dao 3.000.00 5
1 m2 2 6.000.000 300.000 5.700.000
tổng 0 %
Đường cấp
điện 3 pha
phục vụ thi 37.500.00 50 18.750.0
2 m 150 250.000 18.750.000
công ( cột, 0 % 00
dây, cầu
giao)
Đường cấp
côn
điện, nước
g 3.000.00 50 1.500.00
3 sinh hoạt + 1 3.000.000 1.500.000
trườ 0 % 0
phụ kiện đi
ng
kèm
Giếng khoan
giến 5.000.00 25 1.250.00
4 ngầm + máy 1 5.000.000 3.750.000
g 0 % 0
bơm
6.000.00 0
5 Bể nước bể 1 6.000.000 0 6.000.000
0 %
Tổng chi phí xây dựng hệ thống điện, nước công trường CK3 35.700.000
 Chi phí lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (CK4)
+Cần trục tháp: Chi phí lắp đặt, tháo dỡ và làm nền móng cho cần trục tháp của công
trình nhà thầu lấy dựa theo công trình mà nhà thầu mới thi công xong. Theo đó, chi phí
này là 150.500.000 đồng.
+ Chi phí tháo máy vận thăng: 10 công/1máy vận thăng/1ca (bậc 3,5/7), 2 ca cần trục
bánh lốp cần trục bánh lốp KATO MKP – 16 đơn giá 2.300.000 đồng/ca . Chi phí tháo
vận thăng là:
10x255.000 + 2x2.300.000 = 7.150.000 (đồng)

164
+ chi phí lắp máy và neo buộc vận thăng: 8 công/1máy/1ca (bậc 3,5/7), 2 ca cần trục
bánh lốp cần trục bánh lốp KATO MKP – 16 đơn giá 2.300.000 đồng/ca. Chi phí lắp vận
thăng là:
16x255.000 + 2x2.300.000 = 8.680.000 (đồng)
=>Chi phí lắp dựng, tháo dỡ 2 vận thăng lồng là :
2x(7.150.000 + 8.680.000) = 31.660.000 (đồng).
+Bơm tĩnh: Chi phí cho lắp dựng và tháo dỡ đường ống bơm là 8 công thợ (bậc 3,5/7)
8 x 255.000 = 2.040.000 đồng
 Tổng chi phí lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (trước thuế)
CK4 = 150.500.000+31.660.000 + 2.040.000 = 184.200.000 đồng
3.1.4.17 Tổng hợp chi phí hạng mục chung dự thầu
Bảng 3.99 Tổng hợp chi phú hạng mục chung dự thầu
ST Chi phí trước Thuế GTGT Chi phí sau
Nội dung chi phí Kí hiệu
T thuế (đồng) (đồng) thuế (đồng)
[5]=10%x[4
[1] [2] [3] [4] [6]=[4]+[5]
]
Chi phí xây dựng nhà
tạm tại hiện trường 24.356.800 267.924.800
I CNTdth 243.568.000
để ở và điều hành thi
công
Chi phí một số công
tác không xác định 1.129.218.90 112.921.891 1.242.140.79
II CKKLdth 9
được khối lượng từ 8
thiết kế
Các chi phí hạng mục 287.880.000 28.788.000 316.668.000
III CKdth
chung khác
Chi phí di chuyển thiết
bị thi công, lực lượng
1 CK1 55.800.000 5.580.000 61.380.000
lao động đến, đi khỏi
công trường
Chi phí xây dựng kho
2 CK2 12.180.000 1.218.000 13.398.000
bãi chứa vật liệu
Chi phí xây dựng hệ
3 thống cấp điện, nước CK3 35.700.000 3.570.000 39.270.000
công trường
Chi phí lắp đặt, tháo dỡ
4 CK4 184.200.000 18.420.000 202.620.000
một số loại máy
1.660.666.90 1.826.733.59
  Tổng cộng CHMCdth 166.066.691
8 9
3.1.4.18 Tổng hợp giá dự thầu
Tổng hợp giá dự thầu trước thuế giá trị gia tăng và sau thuế giá trị gia tăng theo chi phí
tối thiểu và lợi nhuận dự kiến của gói thầu là cơ sở để so sánh với giá gói thầu.
165
Bảng 3.100 Tổng hợp giá dự thầu
ST Ký Thành tiền
Khoản mục chi phí Cách tính
T hiệu (đồng)
I Chi phí dự thầu tối thiểu Zttdth VLdth +NCdth+ Mdth+ Cdth 38.891.708.230
1 Chi phí vật liệu dự thầu VLdth Bảng 3.11 26.015.385.002
Chi phí nhân công dự Bảng 3.12 7.240.860.000
2 NCdth
thầu
Chi phí máy và thiết bị thi Bảng 3.13 3.572.436.660
3 Mdth
công dự thầu
4 Chi phí chung dự thầu Cdth Bảng 3.17 2.063.026.568
Thu nhập chịu thuế tính 5,5% x Zttdth
II TLdth 2.139.043.953
trước
III Giá dự thầu trước thuế Gdth Zttdth+ TLdth 41.030.752.183
  Thuế VAT VAT 10% Gdth 4.103.075.218
IV Giá dự thầu sau thuế GXDdth Gdth+ VAT 45.133.827.402
Chi phí hạng mục chung Bảng 3.23
V CHMCdth 1.826.733.599
dự thầu
VI Chi phí dự phòng CDP 1.803.285.542
XD
Chi phí dự phòng cho 2%( G dth + CHMCdth)
1 khối lượng phát sinh CDP1 939.211.220

Chi phí dự phòng trượt 1,84%( GXDdth+ CHMCdth)


2 giá CDP2 864.074.322

GIÁ DỰ THẦU GXDdth+ CHMCdth+CDP


48.763.846.543
Làm tròn 48.763.847.000
3.1.4.19 So sánh giá dự thầu không bao gồm dự phòng với giá gói thầu
Ta có tỷ lệ % giảm giá giữa giá dự thầu không bao gồm dự phòng sau thuế giá trị gia tăng
và giá gói thầu dùng để xét thầu sau thuế giá trị gia tăng là:
f% = (1- GDTDK / GGTh) x 100
+GDTDK : Giá dự thầu không bao gồm dự phòng sau thuế giá trị gia tăng (dự kiến)
+GXTH: Giá gói thầu dùng để xét thầu sau thuế giá trị gia tăng
+f%: Tỷ lệ % giảm giá so với giá gói thầu dùng để xét thầu
Bảng 3.101 So sánh giá dự thầu và giá gói thầu không bao gồm dự phòng

166
Chênh
Chênh lệch
Nội dung so Giá gói thầu Giá dự thầu lệch
STT tuyệt đối
sánh (đồng) (đồng) tương
(đồng)
đối (%)
(6)=(5)/
(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)
(3)
Chi phí trực 41.482.942.65 36.828.681.66 -4.654.260.988 -11,22%
I
tiếp 0 2
26.557.550.04 26.015.385.00
1 Vật liệu -542.165.047 -2,04%
7 0

10.415.189.97 7.240.860.000 -3.174.329.976 -30,48%


2 Nhân công
6

Máy và thiết bị 3.572.436.660 -937.765.967 -20,79%


3 4.510.202.627
thi công

II Chi phí chung 2.621.721.975 2.063.026.568 -558.695.407 -21,31%

Chi phí chung


1   1.878.883.160    
cấp công trường
Chi phí chung
2 cấp doanh   184.143.408    
nghiệp
Chi phí trực
44.104.664.62 38.891.708.23 -5.212.956.395 -11,82%
III tiếp+ chi phí
5 0
chung
Thu nhập chịu -286.712.601 -11,82%
IV 2.425.756.554 2.139.043.953
thuế tính trước
Giá trị xây lắp 46.530.421.18 41.030.752.18
V -5.499.668.997 -11,82%
trước thuế 0 3

  Thuế VAT 4.653.042.118 4.103.075.218 -549.966.900 -11,82%

Giá trị xây lắp 51.183.464.00 45.133.827.40


VI -6.049.636.598 -11,82%
sau thuế 0 2
Chi phí hạng -399.747.054 -17,95%
VII 2.226.480.653 1.826.733.599
mục chung
1 Chi phí xây 511.834.633 267.924.800 -243.909.833 -47,65%
dựng nhà tạm
tại hiện trường
để ở và điều

167
Chênh
Chênh lệch
Nội dung so Giá gói thầu Giá dự thầu lệch
STT tuyệt đối
sánh (đồng) (đồng) tương
(đồng)
đối (%)
hành thi công
Chi phí một số
công tác không
2 xác định được 1.279.586.582 1.242.140.799 -37.445.783 -2,93%
khối lượng từ
thiết kế
Các chi phí
3 hạng mục chung 255.917.316 316.668.000 60.750.684 23,74%
khác
Chi phí dự -246.244.946 -12,01%
VII 2.049.530.488 1.803.285.542
phòng
Chi phí dự
phòng phát sinh
khối lượng 1.068.198.893 -128.987.673 -12,08%
1 939.211.220
(DP1=2%
(Gxd sau thuế+
GHMC)
Chi phí dự
phòng trượt giá
2 (DP2=1,84% 981.331.595 864.074.322 -117.257.273 -11,95%
(Gxd sau thuế+
GHMC)
55.459.475.14 48.763.846.54
VIII Tổng -6.695.628.598 -12,07%
1 3
 Kết luận: Giá dự thầu không bao gồm dự phòng dự kiến giảm so với giá gói thầu
là -12,07%. Tỷ lệ giảm giá này có mức cạnh cao.
 Giá dự thầu của nhà thầu đưa ra là 48.763.847.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ,
bảy trăm sáu mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi bảy nghìn đồng./.)
3.1.5 Thể hiện đơn giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
3.1.5.1 Chiết tính đơn giá dự thầu
3.1.5.2 Thuyết minh phương pháp chiết tính đơn giá dự thầu
Đơn giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (đơn giá đầy đủ bao gồm đầy đủ các
khoản mục chi phí: vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng).
Công thức xác định đơn giá dự thầu đầy đủ cho 1 đơn vị công tác:
ĐGđđ= ĐGVLdth + ĐGNCdth + ĐGMdth + ĐGCdth +ĐGLdth + ĐGVATdth
Trong đó :
+ĐGđđ : Đơn giá dự thầu đầy đủ cho một đơn vị tính của công tác
168
+ĐGVLdth; ĐGNCdth; ĐGMdth; ĐGCdth ; ĐGLdth; ĐGVATdth: Lần lượt là chi phí vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung, lợi nhuận dự kiến, thuế GTGT
cho một đơn vị công tác.
3.1.5.3 Chi phí vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (ĐGVLdth)
ĐGVLdth = Σ Qcj x đcj x (1+fp)
+Qcj: Khối lượng vật liệu chính loại j để tạo ra 1 đơn vị tính của đơn giá đầy đủ.
+đcj : Giá 1 đơn vị vật liệu chính loại j tại hiện trường do doanh nghiệp xác định.
+fp: Tỷ lệ chi phí vật liệu phụ so với vật liệu chính.
3.1.5.4 Chi phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (ĐGNCdth)
ĐGNCdth = Σ Hj(đv) x đncj
+Hj(đv) :HPLĐ tính bằng ngày công của thợ loại j để tạo ra 1 đơn vị tính của đơn giá đầy
đủ.
đ NC
+ j
: Đơn giá nhân công tương ứng với bậc thợ j
3.1.5.5 Chi phí máy cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (ĐGMdth)
ĐGMdth = ĐGM1dth + ĐGM2dth
dth dth đ mj
+ĐGM1 : Chi phí sử dụng máy tính cho 1 đơn vị của đơn giá, ĐGM1 =Σ Sjx
+Sj : Số lượng ca máy làm việc loại j để thực hiện 1 đơn vị tính của đơn giá.
đ mj
+ : Đơn giá ca máy loại j khi thực hiện 1 đơn vị tính trong đơn giá.
+ĐGM2dth: Chi phí máy ngừng việc được phân bổ cho 1 đơn vị tính của đơn giá.
Ở đây, ta đã coi chỉ cần trục tháp là có ngừng việc nên ta tiến hành phân bổ theo 2 bước.
Bước 1: Phân bổ chi phí máy ngừng việc cho từng công tác áp dụng cách phân bổ theo
thời gian:
Cingv Ti
= Cngv x Σ Ti
Ci
+ ngv : Chi phí ngừng việc của máy tính cho công tác xây lắp thứ i.
+Cngv: Tổng chi phí ngừng việc của máy cần phân bổ liên quan đến nhiều loại công việc.
+Ti: Thời gian máy làm việc để hoàn thành công việc loại i.
Bước 2: Phân bổ chi phí máy ngừng cho từng công tác:

ĐGM2dth = Qi
3.1.5.6 Chi phí chung cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (ĐGCdth)
Chi phí chung cho 1 đơn vị khối lượng công tác xây lắp được xác định theo tỷ lệ % so
với chi phí trực tiếp của 1 đơn vị tính. Tỷ lệ này được nhà thầu xác định là 5,6%.
ĐGCdth = 5,6% x (ĐGVLdth +ĐGNCdth + ĐGMdth)
3.1.5.7 Lãi dự kiến cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (ĐGLdth)
Lãi dự kiến được xác định theo tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung của 1 đơn
vị khối lượng công tác.
ĐGLdth = lDN % ( ĐGVLdth + ĐGNCdth + ĐGMdth +ĐGCdth)
Với lDN : Mức lãi dự kiến do doanh nghiệp xác định phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh,
lDN = 5,5 %
169
3.1.5.8 Chiết tính đơn giá dự thầu cho 10 công tác
Bảng 3.102 Danh mục công tác chiết tính đơn giá 10 công tác dự thầu
Khối
STT Tên công việc ĐVT
lượng
Bê tông sản xuất qua dây chuyền trạm trộn tại hiện
trường hoặc thương phẩm, đổ bằng bơm bê tông, bê
10 m3 1366,377
tông cọc nhồi trên cạn, đường kính cọc <=1000 mm
M300
100m
26 Đào móng chiều rộng móng <=6m, đất cấp I 29,805
3
Bê tông thương phẩm, đổ bằng máy bơm bê tông tự
29 m3 509,772
hành, bê tông móng, chiều rộng >250cm, mác 300

35 Lắp dựng cốt thép móng đường kính >18mm Tấn 25,110

Bê tông sản xuất qua dây chuyền trạm trộn tại hiện
78 trường hoặc thương phẩm, đổ bằng cần cầu, bê tông cột, m3 368,52
đá 1x2, tiết diện cột >0,1 m2, cao <50 m, mác 300
Bê tông sản xuất qua dây chuyền trạm trộn tại hiện
93 trường hoặc thương phẩm, đổ bằng bơm bê tông, bê m³ 899,848
tông sàn, mác 300
Cốt thép dầm, sàn, thang , cao <50 m, đường kính
95 tấn 20,858
<=10 mm
Xây gạch chỉ 6,5x10,5x22, xây tường thẳng, chiều dày
104 m3 776,171
<=33 cm, cao <50 m, vữa XM mác 50
Sơn dầm, trần, cột, tường trong nhà đã bả bằng sơn
108 m2 2.016
Levis, 1 nước lót, 2 nước phủ
157 Trát tường trong, dày 1,5 cm, vữa XM mác 50 m2 5.151,33
Phân bổ chi phí ngừng việc cần trục tháp cho các công tác
Bảng 3.103 Phân bố chi phí ngừng việc các công tác của cần trục tháp
CP phân
CP phân bổ
bổ cho 1
ST Khối CP ngừng Tổng ti cho từng
Công việc Đv đơn vị
T lượng việc(đồng) Ti (ca) (ca) công việc
công việc
(đồng)
(đồng)
(8)=(5)x(7)/ (9)=(8)/
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
(6) (4)
Lắp dụng cốt thép
78 móng đường kính m3 368,52 94.000.000 189,5 16 7.936.675 21.537
d>18mm
Bê tông sản xuất 100
79 22,432 94.000.000 189,5 41,5 20.585.752 917.696
qua dây chuyền m2

170
CP phân
CP phân bổ
bổ cho 1
ST Khối CP ngừng Tổng ti cho từng
Công việc Đv đơn vị
T lượng việc(đồng) Ti (ca) (ca) công việc
công việc
(đồng)
(đồng)
trạm trộn tại hiện
trường hoặc
thương phẩm, đổ
bằng cần cầu, bê
tông cột, đá 1x2,
tiết diện cột >0,1
m2, cao <50 m,
mác 350
Cốt thép dầm, sàn,
than, cao <50 m, tấn 20,858 94.000.000 189,5 37 18.353.562 879.929
95
đường kính <=10
mm
Trên cơ sở chi phí đã phân bổ cho 1 đơn vị khối lượng công tác, định mức về các khoản
chi phí dự thầu đã tính toán và những chi phí trực tiếp cho từng công tác Nhà thầu tiến
hành chiết tính đơn giá dự thầu đầy đủ cho 10 công tác chính.
Bảng 3.30 Chiết tính đơn giá 10 công tác xây lắp chính
Đơn vị: đồng
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
10 Bê tông sản xuất qua dây chuyền m3      
trạm trộn tại hiện trường hoặc
thương phẩm, đổ bằng bơm bê
tông, bê tông cọc nhồi trên cạn,
đường kính cọc <=1000 mm, mác
300
  Vật liệu       1.546.203
  - Ống đổ pi 300 m 0,012 70.000 840
  - Vữa bê tông M300, XM PC40, đá m3 1,15 1.327.851 1.527.029
1x2, độ sụt 14-17cm
  - Vật liệu khác % 1,2   18.334
  Nhân công       46.546
  - Nhân công bậc 4/7 - Nhóm 1 công 0,194 240.000 46.546
  Máy thi công       178.040
  - Cần trục bánh xích 25T ca 0,039 4.500.000 174.549
  - Máy khác % 2   3.491
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     1.770.789
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   99.164
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   102.847
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
171
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
  Chi phí xây dựng trước thuế G     1.972.801
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   197.280
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     2.170.081
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       2.170.081
26 Đào móng công trình, chiều rộng 100m3      
móng >20 m, bằng máy đào <=0,8
m3, đất cấp I
  Nhân công       1.402.449
  - Nhân công bậc 3,0/7 - Nhóm 1 công 6,375 220.000 1.402.449
  Máy thi công       3.158.450
  - Máy đào gầu nghịch 0,8m3 ca 0,092 3.850.000 354.200
  - Máy đào cần dài 0,3m3 ca 0,084 2.050.000 172.200
  - Máy đào nhỏ 0,1m3 ca 0,117 1.150.000 134.550
  - Ô tô vận chuyển 10T ca 1,35 1.850.000 2.497.500
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     4.560.899
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   255.410
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   264.897
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     5.081.206
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   508.121
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     5.589.327
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       5.589.327
29 Bê tông sản xuất qua dây chuyền m3      
trạm trộn tại hiện trường hoặc
thương phẩm, đổ bằng bơm bê
tông, bê tông móng, chiều rộng
móng >250 cm, M300
  Vật liệu       1.418.201
  - Đinh đỉa cái 1 2.000 1.206
  - Đinh kg 0,122 22.000 2.684
  - Gỗ ván cầu công tác m3 0,015 3.500.000 52.500
  - Vữa bê tông M300, XM PC40, đá m3 1,015 1.327.851 1.347.769
1x2, độ sụt 14-17cm
  - Vật liệu khác % 1   14.042
  Nhân công       9.279
172
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
  - Nhân công bậc 3,0/7 - Nhóm 1 công 0,042 220.000 9.279
  Máy thi công       21.794
  - Máy đầm dùi 1,5kW ca 0,004 300.000 1.177
  - Xe bơm bê tông tự hành 50m3/h ca 0,004 5.200.000 20.401
  - Máy khác % 1   216
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     1.449.274
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   81.159
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   84.1
TRƯỚC (T + C) x 5,5% 74
  Chi phí xây dựng trước thuế G     1.614.607
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   161.461
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     1.776.068
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       1.776.068
35 Cốt thép móng, đường kính >18 tấn      
mm
  Vật liệu       14.680.840
  - Que hàn kg 5,3 25.400 134.620
  - Dây thép kg 14,28 11.500 164.220
  - Thép tròn Fi >18mm kg 1020 14.100 14.382.000
  Nhân công       1.424.381
  - Nhân công bậc 3,5/7 - Nhóm 1 công 6,193 230.000 1.424.381
  Máy thi công       268.727
  - Máy cắt uốn cốt thép 5kW ca 0,261 300.000 78.227
  - Máy hàn điện 23kW ca 0,261 390.000 101.695
  - Chi phí máy phân bổ ca 0,391 227.044 88.805
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     16.373.948
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   916.941
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   950.999
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     18.241.888
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   1.824.189
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     20.066.077
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       20.066.077
78 Bê tông sản xuất qua dây chuyền m3      
trạm trộn tại hiện trường hoặc
173
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
thương phẩm, đổ bằng cần cầu,
bê tông cột, đá 1x2, tiết diện cột
>0,1 m2, cao <=50 m, mác 300
  Vật liệu       928.290
  - Đinh đỉa cái 1 2.000 704
  - Đinh các loại kg 0,048 22.000 1.056
  - Gỗ ván cầu công tác m3 0,02 3.500.000 70.000
  - Vữa bê tông M300, XM PC40, đá m3 1,025 826.672 847.339
1x2, độ sụt 6-8cm
  - Vật liệu khác % 1   9.191
  Nhân công       102.979
  - Nhân công bậc 3,5/7 - Nhóm 1 công 0,448 230.000 102.979
  Máy thi công       276.181
  - Cần trục tháp ca 0,044 4.500.000 201.482
8
  - Máy đầm dùi 1,5kW ca 0,045 300.000 13.432
  - Máy vận thăng lồng 3T, H ca 0,045 750.000 33.580
nâng100m
  - Máy khác % 1   2.485
  - Chi phí máy phân bổ       25.202
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     1.307.450
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   73.217
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   75.937
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     1.456.604
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   145.660
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     1.602.264
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       1.602.264
93 Bê tông sản xuất qua dây chuyền m3      
trạm trộn tại hiện trường hoặc
thương phẩm, đổ bằng bơm bê
tông, sàn mái, mác 300
  Vật liệu       1.361.247
  - Vữa bê tông M300, XM PC40, đá m3 1,015 1.327.851 1.347.769
1x2, độ sụt 14-17cm
  - Vật liệu khác % 1   13.478
  Nhân công       13.447
  - Nhân công bậc 3/7 - Nhóm 1 công 0,061 220.000 13.447
174
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
  Máy thi công       17.959
  - Máy đầm dùi 1,5kW ca 0,006 300.000 1.667
  - Xe bơm bê tông tĩnh 40m3/h   0,003 5.200.000  
  - Xe bơm bê tông tự hành 50m3/h ca 0,003 5.800.000 16.114
  - Máy khác % 1   178
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     1.392.653
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   77.989
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   80.885
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     1.551.527
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   155.153
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     1.706.680
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       1.706.680
95 Cốt thép dầm, sàn, thang cao tấn      
<=50 m, đường kính <=10 mm
  Vật liệu       14.517.330
  - Dây thép kg 21,42 11.500 246.330
  - Thép tròn Fi <=10mm kg 1005 14.200 14.271.000
  Nhân công       1.725.000
  - Nhân công bậc 3,5/7 - Nhóm 1 công 7,5 230.000 1.725.000
  Máy thi công       3.393.554
  - Cần trục tháp ca 0,44 4.500.000 1.980.000
  - Máy cắt uốn cốt thép 5kW ca 0,025 300.000 7.500
  - Vận thăng lồng ca 0,44 750.000 330.000
  - Máy khác % 2   46.350
  - Chi phí máy phân bổ       1.029.704
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     19.635.884
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   1.099.610
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   1.140.452
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     21.875.946
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   2.187.595
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     23.063.540
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       23.063.540
104 Xây gạch chỉ 6,5x10,5x22, xây m3      

175
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
tường thẳng, chiều dày <=33 cm,
cao <=50 m, vữa XM mác 50
  Vật liệu       693.861
  - Gạch chỉ 6,5x10,5x22cm viên 550 950 522.500
  - Cát mịn ML = 1,5-2,0 m3 0,325 120.000 38.976
  - Nước lít 75,4 14 1.056
  - Xi măng PC30 kg 66,71 1.380 92.054
  - Vật liệu khác % 6   39.275
  Nhân công       423.840
  - Nhân công bậc 3,5/7 - Nhóm 1 công 1,843 230.000 423.840
  Máy thi công       586.844
  - Máy trộn vữa 80 lít ca 0,153 231.497 35.500
  - Cần trục tháp 25T ca 0,153 2.848.436 436.809
  - Máy vận thăng lồng 3T, H ca 0,153 727.840 111.615
nâng100m
  - Máy khác % 0,5   2.920
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     1.704.545
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   95.455
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%  
TRƯỚC (T + C) x 5,5% 99.000
  Chi phí xây dựng trước thuế G     1.898.999
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   189.900
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     2.088.899
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       2.088.899
108 Sơn dầm, trần, cột, tường trong m2      
nhà không bả 1 nước lót + 2 nước
phủ bằng sơn Levis
  Vật liệu       42.497
  - Sơn Levis Satin trong nhà kg 0,162 230.000 23.166
  - Sơn lót Levis Fix chống kiềm kg 0,216 87.546 18.910
  - Vật liệu khác % 1   421
  Nhân công       21.600
  - Nhân công bậc 3,5/7 - Nhóm 1 công 0,080 270.000 21.600
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     64.097
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 0,059   3.795
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL
0,055   3.734
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     71.626

176
Đơn giá
KL
STT Tên công tác Đơn vị đồng/đvđ Thành tiền
ĐM
m
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT
0,100   7.163
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd
    78.789
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)   78.789
157 Trát tường trong, dày 1,5 cm, vữa m2      
XM mác 50
  Vật liệu       8.448
  - Cát mịn ML = 0,7-1,4 m3 0,019 120.000 2.220
  - Nước lít 4,42 14 62
  - Xi măng PC30 kg 4,438 1.380 6.124
  - Vật liệu khác % 0,5   42
  Nhân công       115.200
  - Nhân công bậc 4,0/7 - Nhóm 1 công 0,480 240.000 115.200
  Máy thi công       6.176
  - Máy trộn vữa 80 lít ca 0,018 350.000 6.115
  - Máy khác % 1   61
  Chi phí trực tiếp (VL + NC + M) T     129.824
  CHI PHÍ CHUNG (T x 5,6%) C 5,6%   7.270
  THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TL 5,5%   7.140
TRƯỚC (T + C) x 5,5%
  Chi phí xây dựng trước thuế G     144.234
(T+C+TL)
  THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (G GTGT 10%   14.423
x10%)
  Chi phí xây dựng sau thuế (G + Gxd     158.657
GTGT)
  Tổng cộng (Gxd)       158.657

3.1.5.9 Thể hiện giá dự thầu theo đơn giá dự thầu đầy đủ
Bảng 3.104 Bảng chi tiết giá dự thầu theo đơn giá dự thầu đầy đủ
Đơn Khối
TT Tên công tác Đơn Giá Thành tiền
vị lượng
… … … … … …
10 Bê tông sản xuất qua dây m3 1.366,377 2.170.081 2.965.148.767
chuyền trạm trộn tại hiện
trường hoặc thương phẩm, đổ
bằng bơm bê tông, bê tông

177
Đơn Khối
TT Tên công tác Đơn Giá Thành tiền
vị lượng
cọc nhồi trên cạn, đường kính
cọc <=1000 mm, mác 300
26 Đào móng công trình, chiều 100m 29,805 5.589.327 166.589.891
rộng móng >20 m, bằng máy 3
đào <=0,8 m3, đất cấp I
29 Bê tông sản xuất bằng máy m3 93,920 1.776.068 166.808.307
trộn - đổ bằng thủ công,
bêtông lót móng, đá 4x6,
chiều rộng >250 cm, mác 100
… … … … … …
35 Cốt thép móng, đường kính tấn 25,110 20.066.07 503.859.193
>18 mm 7

78 Bê tông sản xuất qua dây m3 368,520 1.602.264 590.466.329


chuyền trạm trộn tại hiện
trường hoặc thương phẩm, đổ
bằng cần cầu, bê tông cột, đá
1x2, tiết diện cột >0,1 m2,
cao <=50 m, mác 300
93 Bê tông sản xuất qua dây m3 899,848 1.706.680 1.535.752.585
chuyền trạm trộn tại hiện
trường hoặc thương phẩm, đổ
bằng bơm bê tông, sàn mái,
mác 300
95 Cốt thép sàn mái, cao <=50 tấn 20,858 23.063.54 481.059.317
m, đường kính <=10 mm 0
10 Xây gạch chỉ 6,5x10,5x22, m3 776,171 2.088.899 1.621.342.826
4 xây tường thẳng, chiều dày
<=33 cm, cao <=50 m, vữa
XM mác 50
10 Sơn dầm, trần, cột, tường m2 2.015,508 78.789 158.799.860
8 trong nhà không bả 1 nước
lót + 2 nước phủ bằng sơn
Levis
15 Trát tường trong, dày 1,5 cm, m2 5.151,330 158.657 817.294.564
7 vữa XM mác 50
… … … … … …
45.133.827.40
Chi phí xây dựng sau thuế 2
Chi phí hạng mục chung dự 1.826.733.599
178
Đơn Khối
TT Tên công tác Đơn Giá Thành tiền
vị lượng
thầu
Chi phí dự phòng dự thầu 1.803.285.542
DP1 939.211.220
DP2 864.074.322
48.763.846.54
Tổng cộng giá dự thầu
3
48.763.847.00
Làm tròn
0

 Vậy tổng giá trị dự thầu của gói thầu xây dựng Trụ sở chi nhánh ngân hàng
VietcomBank có giá là 48.763.847.000 (đồng)
Bằng chữ : Bốn mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi bảy
nghìn đồng./.

CHƯƠNG 4: LẬP HỒ SƠ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ


4.1. Hồ sơ, thông tin nhà thầu
4.1.1 Thông tin chung của nhà thầu
Xem chương I
4.1.2 Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
 Năng lực kinh nghiệm
Chi tiết năng lực kinh nghiệm của nhà thầu xem tại Phụ lục, mục 4.1.1 trang 248
 Năng lực sản xuất kinh doanh
Chi tiết năng lực sản xuất kinh doanhcủa nhà thầu xem tại Phụ lục, mục 4.1.1 trang 248
 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của nhà thầu trong 3 năm gần nhất ( chi tiết tại Phụ lục, mục 1.1.3
trang 1)
 Năng lực nhân sự
Năng lực cán bộ kỹ thuật và thợ thi công ( chi tiết tại phụ lục mục 1.1.4 trang 2)
Đề xuất nhân sự tham gia công trình (chi tiết tại phụ lục mục 4.1.3 trang 235)
 Năng lực máy móc thiết bị
Năng lực máy móc và thiết bị thi công ( chi tiết tại phụ lục mục 1.1.5 trang 3)
Năng lực thiết bị hiện trường (chi tiết tại phụ lục mục 4.1.2 trang 235)
4.2. Hồ sơ lập cho gói thầu
4.2.1 Đơn xin dự thầu
 Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật:
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (UDIC) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------- --------------
179
ĐƠN DỰ THẦU
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2019
Kính gửi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Địa chỉ: Phố Nối Thị xã Mỹ Hào - Tình Hưng Yên.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu mà chúng tôi đã nhận được, Tổng công ty Đầu tu Phát
triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cam kết thực hiện gói thầu “Xây dựng trụ sở chi nhánh ngân
hàng Vietcombank” theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với thời gian thực hiện hợp
đồng là 450 ngày. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi gồm có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này và
hồ sơ đề xuất về tài chính được niêm phong riêng biệt.
Chúng tôi cam kết:
1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.
2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản
hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi
phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.
5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.
Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo
đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 41 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời
thầu.
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian 180 ngày, kể từ ngày 06 tháng
12 năm 2019.
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
Tổng giám đốc: Nguyễn Minh Quang

 Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất tài chính


TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (UDIC) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------- --------------

ĐƠN DỰ THẦU
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2019
Kính gửi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Địa chỉ: Phố Nối Thị xã Mỹ Hào - Tình Hưng Yên.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, chúng tôi, Tổng công ty Đầu tu Phát triển Hạ tầng Đô
thị (UDIC) cam kết thực hiện gói thầu “Xây dựng trụ sở chi nhánh ngân hàng
Vietcombank” theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là
48.763.847.000 (đồng)
Bằng chữ : Bốn mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi bảy nghìn
đồng./.
180
Hồ sơ đề xuất về tài chính này có hiệu lực trong thời gian 180 ngày, kể từ ngày 06 tháng
12 năm 2019.
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
Tổng giám đốc: Nguyễn Minh Quang
4.2.2 Đơn bảo lãnh hợp đồng
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
NGỌAI THƯƠNG VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2019
BẢO LÃNH DỰ THẦU
Bên thụ hưởng: Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam
Ngày phát hành bảo lãnh: 06/12/2019
Bên bảo lãnh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hưng Yên
Chúng tôi được thông báo rằng Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
(UDIC) sẽ tham gia dự thầu để thực hiện gói thầu “Xây dựng trụ sở chi nhánh ngân hàng
Vietcombank Hưng Yên”, theo thông báo mời thầu của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam.
Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này
bằng một khoản tiền là 1.000.000.000,0 đồng (Một tỷ đồng chẵn).
Bảo lãnh này có hiệu lực trong 210 ngày, kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2019.
Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết
chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không
vượt quá tổng số tiền là một tỷ đồng chẵn (1.000.000.000,0 đồng) khi nhận được văn bản
thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:
1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ
sơ dự thầu;
2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định.
3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời
thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20
ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp
đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định.
Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không
được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong
liên danh sẽ không được hoàn trả.
Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi
Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ
hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.
Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay
sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ
181
Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn
hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng
chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.
Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

182
KẾT LUẬN
Qua phân tích kỹ hồ sơ mời thầu và các tài kiệu kèm theo, nhận thấy rằng hồ sơ dự thầu
gói thầu “Xây dựng trụ sở chi nhánh ngân hàng Vietcombank” Hưng Yên đã hoàn thiện.
Sơ bộ đánh giá khả năng trúng thầu là tương đối cao, vì:
+Hồ sơ dự thầu thoả mãn tất cả các điều kiện của hồ sơ mời thầu.
+Giải pháp công nghệ – kỹ thuật áp dụng cho gói thầu là phù hợp.
+Chiến lược giá cho gói thầu là phù hợp với thực tế của thị trường xây dựng.
+Thời gian thi công công trình là 399 ngày (Thời gian yêu cầu của hồ sơ mời thầu là 680
ngày).
Giá bỏ thầu là: 48.763.847.000 (đồng)
Bằng chữ : Bốn mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi ba triệu, tám trăm bốn mươi bảy nghìn
đồng./.
Mức giảm giá là: -12,07 %

183
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, em đã đi sâu nghiên cứu về cách thức lập một hồ sơ dự thầu gói
thầu xây lắp, nghiên cứu quy chế đấu thầu hiện nay ở nước ta... Thông qua việc lập hồ sơ
dự thầu công trình “Xây dựng trụ sở chi nhánh ngân hàng Vietcombank” và tìm hiểu kỹ
tình hình sản xuất thực tế của Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Đô thị (UDIC) em
đã tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tế về chuyên môn mà người kỹ sư Kinh tế xây dựng
cần có. Qua đồ án này em thấy mình trưởng thành rất nhiều về mặt kiến thức chuyên
ngành, nó rất có lợi cho công việc sau này.
Em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với những kiến thức đã học được ở trường trong
những năm qua, với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn
TS.Nguyễn Văn Cự và các thầy, các cô trong khoa.
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những
sai sót, trong thời gian tới, em rất mong sự chỉ dẫn của các thầy, các cô - những người có
chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để em hoàn thiện lượng kiến thức đã
có và sẽ không mắc phải những thiếu sót đó khi ra công tác sau này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa và các bạn đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 28 tháng 12 năm 2019

Trần Thị Quỳnh

184

You might also like