You are on page 1of 41

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP THIẾT BỊ THỦY CÔNG

Câu 1: Cửa van phẳng trƣợt kéo đứng: Cấu tạo, nguyên lý, ƣu nhƣợc điểm;vận
hành, sử dụng ?
A, Cấu tạo: Cửa van phẳng bao gồm 2 bộ phận cơ bản: bộ phận động (kết cấu chịu tải
trọng) và bộ phận cố định. Ngoài ra còn có máy nâng để đóng mở cửa van.

* Các bộ phận động của cửa van phẳng :


- Bản mặt: Bản mặt thường làm bằng thép có chiều dày không nhỏ hơn 4mm đối với cửa
có chiều rộng bé hơn hoặc bằng 2m và cột nước bé hơn 2m; chiều dày không
nhỏ hơn 6mm đối với cửa có chiều rộng và chiều cao cột nước lớn hơn 2m
- Dầm chính ngang dạng đặc đối với B <= 6m và kiểu giàn với B > 6m: Kết cấu dầm
chính thường bố trí theo hướng ngang 2 đầu tựa lên dầm biên (ngàm đàn hồi). Với cửa
nhỏ dầm chính nhận áp lực trực tiếp từ bản mặt và dầm phụ đứng truyền vào,
dầm phụ.
Chú ý: Kết cấu dầm đặc cần khoét lỗ thoát nước để khi nâng cửa lên nước không đọng lại
trong các bụng dầm.
- Dầm ngang đáy: Được cấu tạo đảm bảo liên kết với chắn nước đáy thuận tiện. Vị trí
dầm đáy cần tuân theo theo điều kiện là góc a > 30 . Tuân thủ điều kiện này tránh
được hiện tượng dòng xoáy dưới bụng dầm giảm rung động và lực đóng mở.
- Các dầm phụ dọc và ngang: Sau bản mặt là các dầm phụ dọc và ngang; kết cấu dầm
phụ có dạng đặc thường chọn thép chữ I, T. Khi thiết kế cần bố trí các dầm phụ dọc và
ngang sao cho n= a/b của ô bản mặt nằm trong tỉ lệ 1 < n < 2. ở đây a là khoảng cách
giữa các dầm phụ dọc, b là khoảng cách các dầm phụ ngang.
- Dầm biên : Dầm biên nhận áp lực từ dầm chính, dầm ngang ở đáy và ở đỉnh cộng với
một phần từ ô bản mặt truyền vào. Kết cấu dầm biên thường có hai dạng: Dạng đặc chữ
C, I và dạng hộp. Kiểu dầm đặc thường dùng cho cửa trượt, cửa bánh xe lăn có trục kiểu
công xôn.
- Tấm trượt gắn vào dầm biên.
- Tai kéo: Tai kéo của cửa là bộ phận nối cửa với đầu dưới cùng của thanh kéo hoặc
móc kéo của cơ cấu nâng. Trong thực tế ngoài bộ phận tai kéo còn có bộ phận treo cửa sử
dụng vào việc treo cửa trong thời gian sửa chữa công trình, bản thân cửa hoặc cơ cấu
máy.
- Bánh xe cữ hoặc cữ trượt: Cữ có tác dụng loại trừ khả năng mặt đầu cửa (dầm biên
hoặc đầu trục bánh xe,...) chạm vào bê tông ở khe cửa do cửa bị nghiêng lệch.
Cữ cấu tạo theo hai hình thức: bánh xe và trượt. Trong một cửa van hoàn chỉnh
thường bố trí 4 cữ bên và 4 cữ theo hướng ngược dòng chảy.
Cữ bên có thể bố trí phía tôn bưng hoặc phía đối diện với tôn bưng nếu không có tường
ngực. ở một số trường hợp cữ bên còn bố trí trong lòng dầm biên. Cữ ngược theo hướng
dòng chảy bố trí ngay trên dầm biên phần nằm trong khe. Tác dụng của loại cữ này là
giảm rung động cửa khi nâng hạ từng phần.
* Kết cấu phần ốp ở ngƣỡng khe van và gioăng kín nƣớc
- Kết cấu phần ốp : Cùng với cửa (phần động), đây là phần tĩnh nằm ở dưới nước khó
sửa chữa. Vì vậy các bề mặt tiếp xúc với nước và không khí, được sơn, mạ không gỉ cẩn
thận. Bề mặt của đường trượt cho bánh xe lăn thường sử dụng thép không gỉ hoặc mạ
một lớp thép không gỉ bên ngoài.
- Kết cấu chắn nước: chắn nước bên của cửa phẳng trượt và chắn nước bên của cửa có
bánh xe.
- Kết cấu chắn nước không có tường ngực: Đối với cửa phẳng vật chắn nước ngược với
dòng chảy (không có tường ngực) thì cần phải có biện pháp ép cưỡng bức bằng nêm
thép, hoặc các biện pháp kỹ thuật khác hư bố trí bánh xe lệch tâm và khe van có độ côn
vát tại vị trí đóng hết của cửa (thông thường bánh nêm vát, dễ chế tạo, dễ lắp đặt và kín
nước tuyệt đối)

B, Nguyên lý:
Khi kéo cửa theo chiều đứng các gối tựa động trượt dọc theo ray trượt đặt trong khe
van liên kết với bê tông, khi cửa van đóng gioăng bịt kín nước không cho rò rỉ qua giữa
cửa và khe van, khi vận hành thì gioăng trượt trên mặt tựa gioăng, các bộ phận cữ lắp trên
cửa hoặc khe van để dẫn hướng cho cửa van chuyển động theo 1 hướng.
C, Ƣu, nhƣợc điểm:
* Ƣu điểm
- Có thể làm cửa với kích thước lớn
- Tấm cửa có thể di dời khỏi miệng lỗ, tiện cho việc kiểm tra duy tu.
- Dễ sử dụng máy đóng mở kiểu di động.
- Kết cấu đơn giản an toàn vì ít phải bảo dưỡng nên được sử dụng rộng rãi.
- Không gây rung động khi mở cửa vì có mặt tiếp xúc và ma sát lớn giữa các bề mặt
trượt
* Nhƣợc điểm
- Yêu cầu đặt máy tương đối cao và trụ pin cống tương đối dày
- Rãnh cửa có ảnh hưởng tới dòng chảy, đối với cửa cống có cột nước cao đặc biệt
- bất lợi, dễ xảy ra hiện tượng khí thực.
- Số lượng cấu kiện chôn vào bê tông tương đối nhiều.
- Lực đóng mở tương đối lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của lực ma sát, do đó
cần phải dùng thiết bị đóng mở có công suất lớn.
- Khi kéo lên cửa van treo trên cao, chịu tác dụng của gió bão.
D, Đặc điểm:
+ Cửa van phẳng loại này có tấm trượt cố định vào dầm biên. Tấm trượt nhận toàn
bộ áp lực ngang của nước tác dụng lên cửa để truyền vào khe cửa; vì vậy khi nâng hạ
cần khắc phục lực ma sát trượt. Cấu tạo tấm trượt có thể là một tấm liên tục hoặc
nhiều đoạn tấm cố định trên dầm biên. Để giảm nhẹ ma sát lăn người tacó thể làm cơ
cấu nhíp trượt (mặt trượt cong).
+ Vật liệu tấm trượt: đối với cửa nhỏ thường là đồng hoặc thép không gỉ 2X13,
1X18H9T; nhiều trườnghợp dùng thép thường bên ngoài bọc một lớp mạ không gỉ.
E, Phạm vi sử dụng:
Cửa trượt là hình thức cửa đơn giản nhất trong các loại cửa. Kết cấu gọn, khe cửa nhỏ
có lợi khi bố trí công trình vì vậy cửa trượt được áp dụng nhiều ở các công trình trên
kênh, công trình xử lý chất thải, cửa xả đáy, cửa lấy nước nhỏ,..
Câu 2: Cửa van phẳng bánh xe kéo đứng: Cấu tạo,nguyên lý, ƣu nhƣợc điểm, đặc
điểm sử dụng ?
a, Cấu tạo: Cửa van phẳng bao gồm 2 bộ phận cơ bản: bộ phận động (kết cấu chịu tải
trọng) và bộ phận cố định. Ngoài ra còn có máy nâng để đóng mở cửa van.
* Các bộ phận động của cửa van phẳng :
- Bản mặt:Bản mặt thường làm bằng thép có chiều dày không nhỏ hơn 4mm đối với cửa
có chiều rộng bé hơn hoặc bằng 2m và cột nước bé hơn 2m; chiều dày không
nhỏ hơn 6mm đối với cửa có chiều rộng và chiều cao cột nước lớn hơn 2m
- Dầm chính ngang dạng đặc đối với B <= 6m và kiểu giàn với B > 6m: Kết cấu dầm
chính thường bố trí theo hướng ngang 2 đầu tựa lên dầm biên (ngàm đàn hồi). Với cửa
nhỏ dầm chính nhận áp lực trực tiếp từ bản mặt và dầm phụ đứng truyền vào,
dầm phụ.
Chú ý: Kết cấu dầm đặc cần khoét lỗ thoát nước để khi nâng cửa lên nước không đọng lại
trong các bụng dầm.
- Dầm ngang đáy: Được cấu tạo đảm bảo liên kết với chắn nước đáy thuận tiện. Vị trí
dầm đáy cần tuân theo theo điều kiện là góc a > 30 . Tuân thủ điều kiện này tránh
được hiện tượng dòng xoáy dưới bụng dầm giảm rung động và lực đóng mở.
- Các dầm phụ dọc và ngang: Sau bản mặt là các dầm phụ dọc và ngang; kết cấu dầm
phụ có dạng đặc thường chọn thép chữ I, T. Khi thiết kế cần bố trí các dầm phụ dọc và
ngang sao cho n=a/b của ô bản mặt nằm trong tỉ lệ 1 < n < 2. ở đây a là khoảng cách
giữa các dầm phụ dọc, b là khoảng cách các dầm phụ ngang.
- Dầm biên: Dầm biên nhận áp lực từ dầm chính, dầm ngang ở đáy và ở đỉnh cộng với
một phần từ ô bản mặt truyền vào. Kết cấu dầm biên thường có hai dạng: Dạng đặc chữ
C, I và dạng hộp.
Kiểu dầm hộp bố trí cho cửa có bánh xe nằm ngay trong hộp, trục bánh xe ngắn kết
cấu chắc chắn.
- Tai kéo: Tai kéo của cửa là bộ phận nối cửa với đầu dưới cùng của thanh kéo hoặc
móc kéo của cơ cấu nâng. Trong thực tế ngoài bộ phận tai kéo còn có bộ phận treo cửa sử
dụng vào việc treo cửa trong thời gian sửa chữa công trình, bản thân cửa hoặc cơ cấu
máy.
- Bánh xe cữ hoặc cữ trượt: Cữ có tác dụng loại trừ khả năng mặt đầu cửa (dầm biên
hoặc đầu trục bánh xe,...) chạm vào bê tông ở khe cửa do cửa bị nghiêng lệch.
Cữ cấu tạo theo hai hình thức: bánh xe và trượt. Trong một cửa van hoàn chỉnh
thường bố trí 4 cữ bên và 4 cữ theo hướng ngược dòng chảy.
Cữ bên có thể bố trí phía tôn bưng hoặc phía đối diện với tôn bưng nếu không có tường
ngực. ở một số trường hợp cữ bên còn bố trí trong lòng dầm biên. Cữ ngược theo hướng
dòng chảy bố trí ngay trên dầm biên phần nằm trong khe. Tác dụng của loại cữ này là
giảm rung động cửa khi nâng hạ từng phần.
* Kết cấu phần ốp ở ngƣỡng khe van và gioăng kín nƣớc
- Kết cấu phần ốp : Cùng với cửa (phần động), đây là phần tĩnh nằm ở dưới nước khó
sửa chữa. Vì vậy các bề mặt tiếp xúc với nước và không khí, được sơn, mạ không gỉ cẩn
thận. Bề mặt của đường trượt cho bánh xe lăn thường sử dụng thép không gỉ hoặc mạ
một lớp thép không gỉ bên ngoài.
- Kết cấu chắn nước chắn nước bên của cửa phẳng trượt và chắn nước bên của cửa có
bánh xe.

- Kết cấu chắn nước không có tường ngực:Đối với cửa phẳng vật chắn nước ngược với
dòng chảy (không có tường ngực) thì cần phải có biện pháp ép cưỡng bức bằng nêm
thép, hoặc các biện pháp kỹ thuật khác như bố trí bánh xe lệch tâm và khe van có độ côn
vát tại vị trí đóng hết của cửa (thông thường bánh nêm vát, dễ chế tạo, dễ lắp đặt và kín
nước tuyệt đối)

B, Nguyên lý:
Khi kéo cửa theo chiều đứng các gối tựa động bánh xe di chuyển dọc trên ray theo khe
van, áp lực nước truyền vuông góc với thép bưng qua dầm ngang đến dầm biên đứng qua
các bánh xe lên ray lắp trên khe van và truyền vào bê, khi cửa van đóng gioăng bịt kín
nước không cho rò rỉ qua giữa cửa và khe van, khi vận hành thì gioăng trượt trên mặt tựa
gioăng , các bộ phận cữ lắp trên cửa hoặc khe van để dẫn hướng cho cửa van chuyển
động theo 1 hướng.
C, Ƣu, nhƣợc điểm:
a) Ƣu điểm
- Có thể làm cửa với kích thước lớn
- Bánh xe gắn vào trục cố định có tác dụng làm giảm lực ma sát khi đóng mở cửa và
truyền áp lực cửa van lên phần cố định
- Được sử dụng rộng rãi do cửa có ma sát nhỏ nên có thể tự động đóng kể cả khi
nước có cột áp cao
- Kích thước không gian nó chiếm theo hướng dòng chảy tương đối nhỏ
- Tấm cửa có thể di dời khỏi miệng lỗ, tiện cho việc kiểm tra duy tu.
- Dễ sử dụng máy đóng mở kiểu di động.
b) Nhƣợc điểm
- Yêu cầu đặt máy tương đối cao và trụ pin cống tương đối dày
- Khi cột áp cao mà tốc độ dòng chảy lớn thì không tự đóng được
- Gây ứng suất cục bộ lớn vượt quá ứng suất chịu nén cho phép của bê tông
- Rãnh cửa có ảnh hưởng tới dòng chảy, đối với cửa cống có cột nước cao đặc biệt
- bất lợi, dễ xảy ra hiện tượng khí thực.
- Số lượng cấu kiện chôn vào bê tông tương đối nhiều.
- Lực đóng mở tương đối lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của lực ma sát, do đó cần
- phải dùng thiết bị đóng mở có công suất lớn.
- Khi kéo lên cửa van treo trên cao, chịu tác dụng của gió bão.
- Thẩm mỹ xấu, kết cấu phức tạp hơn cửa trượt.
D, Đặc điểm:
+ Khác với cửa trượt ở chỗ bánh xe nhận toàn bộ áp lực của cửa và truyền lên khe.
Khi thiết kế thường chọn số lượng bánh xe trong một cửa là 4 và bố trí để mỗi bánh xe
chịu lực đều nhau. Kết cấu cửa bánh xe có phức tạp hơn cửa trượt nhưng vẫn được sử
dụng rộng rãi vì lực nâng hạ nhỏ (hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt).

+ Cụm bánh xe và trục cố định vào cửa theo 2 dạng nằm trong hộp của dầm biên và
kiểu công xôn. Khi bố trí bánh xe nằm trong hộp, trục bánh xe sẽ nhỏ hơn so với kiểu
bố trí công xôn.
E, Phạm vi sử dụng: Về cơ bản thì cửa van phẳng bánh xe và cửa van phẳng trượt là
giống nhau nên ứng dụng của chúng cũng như nhau ngoài ra cửa còn được lắp đặt trên
cửa tràn để điều tiết nước.
Câu 3: Cửa van cung: cấu tạo, nguyên lý vận hành, ƣu nhƣợc điểm, đặc điểm sử
dụng?
A, Cấu tạo: Cửa cung được cấu tạo 2 phần: Phần động và phần tĩnh.
* Kết cấu phần động
- Bản mặt :Bản mặt dạng hình cung có tâm thường trùng với tâm quay của cửa. Bản mặt
nhận toàn bộ áp lực nước và truyền vào các dầm phụ sau nó. Chiều dày bản mặt nhất
thiết phải lớn hơn 6 mm.
- Khung đứng : Khung đứng được hình thành bởi dầm phụ cong đứng sau tôn bưng với
các thanh giằng nối dầm chính và thanh đứng của giàn đỡ phía sau.
- Dầm đỡ phía sau: Dầm đỡ phía sau có hình dạng giàn cùng với dầm chính tạo cho cửa
có kết cấu không gian chịu xoắn tốt. Dầm đỡ đứng hợp thành do bộ phận của dầm chính,
khung đứng và các thanh xiên.
- Càng : Càng là bộ phận nhận áp lực từ dầm chính truyền vào cối quay (trục quay) cửa.
Kết cấu càng có dạng phẳng (hình 3-16b) và dạng không gian (hình 3-16a). Bố trí càng
có thể thẳng góc với dầm chính (thường sử dụng khi B 10 m), hoặc bố trí xiên góc
với dầm chính (thường sử dụng khi B 10 m).
- Dầm chính : Cửa cung trên mặt thường cấu tạo 2 dầm chính chịu lực đều nhau. Kết
cấu dầm chính có dạng đặc và dạng giàn. Dạng đặc thường là thép chữ I, T hoặc thép tấm
ghép thành, kết cấu này thích hợp với cửa có B < 8m và DH < 5m. Dạng giàn thích hợp
với cửa có B 8m và H 5m.
* Kết cấu phần tĩnh
- Đế cối quay: Chế tạo bởi thép đúc hoặc thép hàn.
- Trục quay: Được cố định vào đế cối quay; chế tạo bằng thép CT5, thép 35 hoặc thép 45.
Trục và đế cối nhận toàn bộ áp lực nước và trọng lượng bản thân cửa truyền vào trụ
pin. Đế cối cửa van được cố định vào trụ pin nhờ các bu lông. Khi thiết kế cần chú ý việc
bố trí các bu lông này sao cho dễ thay thế khi sửa chữa.
- Gioăng chắn nước : Cửa cung được chắn nước ở đáy và 2 bên, vật liệu gioăng thường
bằng cao su vì độ đàn hồi lớn dễ kín nước.
B, Nguyên lý:
Khi đóng mở cửa quay quanh 1 trục cố định gọi là trục bản lề.
C, Ƣu, nhƣợc điểm:
* Ƣu điểm :
 Có thể bịt kín khoang cống có diện tích tương đối lớn.
 Độ cao của giá đỡ máy và độ dày của trụ pin cống tương đối nhỏ.
 Rãnh cửa không ảnh hưởng tới trạng thái dòng chảy.
 Lực đóng mở tương đối nhỏ nhờ ảnh hưởng của lực cản ma sát đối với lực
đóng mở khá nhỏ và mô men sinh ra do áp lực nước tác dụng vào cửa đối với tâm
quay không lớn.
 Số lượng cấu kiện tương đối ít.
 Chỉ truyền lực nén xuống trụ pin nên dễ dàng trong thiết kế trụ pin.
 Dễ tiếp cận ổ đỡ và khung bản mặt để bảo dưỡng.
* Nhƣợc điểm :
 Trụ pin cống đòi hỏi dài.
 Vị trí không gian cánh cống chiếm tương đối lớn.
 Không thể đưa ra ngoài khoang cống để kiểm tra sửa chữa.
E, Phạm vi sử dụng:
Cũng như cửa phẳng, cửa cung được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi
đặc biệt là trên tràn, tràn xả lũ, đập dâng và cống vùng ảnh hưởng thủy triều, nhất là ở
những nơi có cột nước cao thì ưu điểm của nó càng nổi bật.
Câu 4: So sánh ƣu nhƣợc điểm cửa van phẳng trƣợt và cửa van bánh xe, cửa van
cung.

Cửa van phẳng trượt Cửa van phẳng bánh xe Cửa van cung
Ƣu -Có thể làm cửa với -Có thể làm cửa với kích - Có thể bịt kín khoang cống
điể kích thước lớn thước lớn có diện tích tương đối lớn.
m -Tấm cửa có thể di dời -Bánh xe gắn vào trục cố - Độ cao của giá đỡ máy và độ
khỏi miệng lỗ, tiện cho định có tác dụng làm giảm dày của trụ pin cống tương đối
việc kiểm tra duy tu. lực ma sát khi đóng mở cửa nhỏ.
-Dễ sử dụng máy đóng và truyền áp lực cửa van lên -Rãnh cửa không ảnh hưởng
mở kiểu di động. phần cố định tới trạng thái dòng chảy.
-Kết cấu đơn giản an -Được sử dụng rộng rãi do -Lực đóng mở tương đối nhỏ
toàn vì ít phải bảo cửa có ma sát nhỏ nên có thể nhờ ảnh hưởng của lực cản
dưỡng nên được sử tự động đóng kể cả khi nước ma sát đối với lực đóng mở
dụng rộng rãi. có cột áp cao khá nhỏ và mô men sinh ra do
-Không gây rung động -Kích thước không gian nó áp lực nước tác dụng vào cửa
khi mở cửa vì có mặt chiếm theo hướng dòng chảy đối với tâm quay không lớn.
tiếp xúc và ma sát lớn tương đối nhỏ -Số lượng cấu kiện tương đối
giữa các bề mặt trượt -Tấm cửa có thể di dời khỏi ít.
miệng lỗ, tiện cho việc kiểm -Chỉ truyền lực nén xuống trụ
tra duy tu. pin nên dễ dàng trong thiết kế
-Dễ sử dụng máy đóng mở trụ pin.
kiểu di động. -Dễ tiếp cận ổ đỡ và khung
bản mặt để bảo dưỡng.
Nh -Yêu cầu đặt máy -Yêu cầu đặt máy tương đối -Trụ pin cống đòi hỏi dài.
ƣợ tương đối cao và trụ cao và trụ pin cống tương -Vị trí không gian cánh cống
c pin cống tương đối dày đối dày chiếm tương đối lớn.
điể -Rãnh cửa có ảnh -Khi cột áp cao mà tốc độ -Không thể đưa ra ngoài
m hưởng tới dòng chảy, dòng chảy lớn thì không tự khoang cống để kiểm tra sửa
đối với cửa cống có cột đóng được chữa.
nước cao đặc biệt bất -Gây ứng suất cục bộ lớn
lợi,dễ xảy ra hiện vượt quá ứng suất chịu nén
tượng khí thực. cho phép của bê tông
-Số lượng cấu kiện -Rãnh cửa có ảnh hưởng tới
chôn vào bê tông dòng chảy, đối với cửa cống
tương đối nhiều. có cột nước cao đặc biệt bất
-Lực đóng mở tương lợi, dễ xảy ra hiện tượng khí
đối lớn, chịu ảnh thực.
hưởng nhiều của lực -Số lượng cấu kiện chôn vào
ma sát, do đó cần bê tông tương đối nhiều.
phải dùng thiết bị đóng -Lực đóng mở tương đối
mở có công suất lớn. lớn, chịu ảnh hưởng nhiều
-Khi kéo lên cửa van của lực ma sát, do đó cần
treo trên cao, chịu tác phải dùng thiết bị đóng mở
dụng của gió bão. có công suất lớn.
-Khi kéo lên cửa van treo
trên cao, chịu tác dụng của
gió bão.
-Thẩm mỹ xấu, kết cấu phức
tạp hơn cửa trượt.
Câu 5: Cửa van sửa chữa (phai):cấu tạo, nguyên lý vận hành, ƣu nhƣợc điểm,
sửdụng?
A. Cấu tạo phai

Cấu tạo phai đập tràn.


1. ấm phai 2. ẫn hướng phai
3. ầm nâng phai 4. Cổng trục
hai chắn nước cũng được trang bị gioăng cạnh, gioăng đáy và gioăng ở giữa các tấm
phai. Để gioăng áp sát vào tựa gioăng khi mới hạ phai xuống khe, người ta dùng các lò xò
lá lắp phía mặt chịu áp lực để nén trước gioăng áp vào tựa gioăng. ò xo tác dụng như cái
nêm làm chặt tấm phai với khe phai.
ấm phai được lắp vào và tháo ra khỏi vị trí làm việc ở điều kiện áp lực nước cân bằng,
sử dụng máy trục và dầm thả phai.
Cấu tạo dầm th phai
ầm thả phai trang bị móc phai, dầm ngang, đối trọng, con lăn dẫn hướng. óc phai 2
vận hành nhờ hệ thống thanh truyền và đối trọng 4, hình 1.5. ệ thống hoạt động như
sau:
ầm nâng phai.
1. ấm phai 2. óc phai 3. an điều áp
4. Đối trọng 5. Con lăn 6. óc nâng.
B, Nguyên lý làm việc:
Đưa tấm phai ra khỏi khe: dầm nâng phai được đưa vào khe phai nhờ móc nâng của
máy trục 6. Khi đó đối trọng của dầm nâng được đặt ở vị trí mở (nét đứt qu ng). ầm
được đưa vào dẫn hướng và hạ xuống cho đến khi đáy cữ của dầm nằm trên mặt tấm
phai. au đó điều khiển đối trọng lật qua phía đối diện, móc phai gài vấu treo của phai.
Khi đó, do tác động của đối trọng, móc phai vào dầm nâng, (vị trí móc phai hình nét
liền). Cho móc cầu nâng dần phai lên khỏi khe phai và di chuyển đến kho cất giữ.
Đưa phai lắp vào vị trí khe: quy trình sẽ ngược lại với việc đưa phai khỏi khe. an đầu
máy trục nâng dầm phai có liên kết s n phai từ kho chứa ra và vận chuyển đến vị trí khe
phai cần lắp. Đưa từ từ phai, dầm vào khe phai và chỉnh đúng theo ray dẫn hướng cho
đến khi phai nằm đúng vị trí. úc đó dầm nâng được hạ tiếp cho đến khi cữ đáy của dầm
thả phai nằm trên bề mặt đỉnh phai. i chuyển đối trọng quay sang đối diện vị trí móc,
móc phai từ từ tách khỏi vấu treo phai. iến hành kéo dầm nâng phai khỏi khe và chu k
lắp phai tiếp theo được lặp lại.
Cân bằng áp lực để tháo các tấm phai sau khi kết thúc bảo dưỡng sửa chữa được thực
hiện bằng cách tháo nước vào trong khoang giữa cửa phai và cửa van chính.
C, Đặc điểm:
Đóng mở phai trong trạng thái nước cân bằng. u thuộc vào chiều cao cần bịt kín,
phai có thể có nhiều phân đoạn. Chiều cao và số lượng của tấm phai phụ thuộc bởi:
 Khả năng nâng của thiết bị đóng mở.
 Chiều cao của máy nâng.
 ấm phai càng cao thì chiều cao nâng phía trên sàn vận hành càng cao.
 ức độ khó khi cất giữ các tấm phai.
 iới hạn vận chuyển của đường vận chuyện đến công trường.
 Chiều rộng thông thường lớn nhất của các bộ phận vận chuyển bằng đường
cao tốc hoặc đường tàu hoả 3m. rên đường cao tốc, nếu như vượt quá giới
hạn cho phép thì cần đến các cấp lưu hành đặc biệt cũng như phải có các
biển báo trên đường đi, như vậy sẽ làm tăng giá vận chuyển.
D, Ứng dụng:
hai là cửa van sửa chữa dùng chắn nước làm khô ráo để bảo dưỡng và sửa chữa thiết
bị hoặc cửa van chính nằm phía hạ lưu phai. Kết cấu cũng giống cửa phẳng trượt có thể
chia thành nhiều đoạn và thường thép bưng nằm về phia hạ lưu. Cửa phai có thể được sử
dụng ở: thượng lưu cửa lấy nước, cửa tràn, thượng lưu và hạ lưu của lối vào cửa xả đáy
khi mực nước hạ lưu cao hơn ngưỡng cửa và hạ lưu tuabin hoặc cửa sửa chữa.
Câu 6. Các loại t i trọng tác dụng lên cửa van, tổ hợp t i trọng bình thƣờng không
thƣờng xuyên và đặc biệt.
Các loại tải trọng tác dụng lên cửa van:
a. Áp lực nước tĩnh: à áp lực nước tĩnh trên ngưỡng tác dụng vào cửa van do sự
chênh lệch cột nước trước và sau cửa. Đây là áp lực thường xuyên lớn nhất lên cửa
van.
b. Áp lực thủy động: Là áp lực nước động tác dụng lên cửa khi có dòng chảy trên
hoặc dưới đáy cửa van. hường áp lực nước động lên cửa van được xác định bằng
phương pháp thử nghiệm mô hình. Cách kiểm nghiệm này được thực hiện trong
phòng thí nghiệm thủy lực và có thể làm tăng đáng kể giá thành đối với các cửa
van nhỏ. Trong những trường hợp cần xác định các lực nước động thì tiến hành
bình thường bằng phương pháp phân tích, và phải có sự thỏa thuận trước đó giữa
chủ đầu tư công trình và nhà thiết kế cung cấp các cửa van.
c. Lực vận hành: Là lực khi vận hành đóng mở cửa van có ảnh hưởng lên kết cấu cửa
van. Lực này được tính dựa vào công suất định mức của thiết bị đóng mở cho
trường hợp tải bình thường, và công suất lớn nhất cho trường hợp đặc biệt. Đối với
thiết bị đóng mở bằng xi lanh thủy lực, công suất lớn nhất lấy theo hệ thống năng
lượng chất lỏng. Thiết bị đóng mở cơ khí (tời, cáp, vít me), thì xét đến khả năng
lực đóng mở giới hạn hoặc là momen xoắn lớn nhất trên trục đông cơ. Ở cửa van
đóng tự trọng, để an toàn thì lực đóng cửa chi tải bình thường phải lấy cao hơn
khoảng 20%; và cho trường hợp đặc biệt thì lấy cao hơn 15%.
d. Áp lực gió: Là áp lực do gió gây ra khi hướng gió tác động theo chiều ngang
vuông góc với mặt cửa van. Áp lực gió, đối với các điều kiện bất lợi không được
quy định, thì có thể chọn các giá trị:
- Cho cửa van đang chuyển động, bằng 500 N/m2.
- Cho cửa van đứng yên, bằng 1000 N/m2.
e. Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cửa van. Các ảnh hưởng
của nhiệt được nghiên cứu riêng do sự dao động nhiệt độ có liên quan đến vị trí làm việc
không đều của kết cấu. Nếu có nhiều điều kiện bất lợi không được quy định, thì dao động
nhiệt độ sau đây cần được xem xét:
- Đối với loại cửa van nâng lên khỏi mặt nước hoàn toàn hoặc phần lớn thời gian cửa mở
thì lấy +30oC;
- Đối với loại cửa van chìm trong nước phần lớn thời gian hoặc nâng lên khỏi mặt nước
trong một môi trường được bảo vệ thì sự biến động nhiệt độ lớn là +- 20oC;
- Đối với loại cửa hoàn toàn ngập trong nước là +- 10oC;
f. Áp lực sóng: Áp lực sóng được coi là theo điều kiện cục bộ. Ở cửa van âu, cần tăng
thêm của cả con tàu mang tải dự tính trước cho đường thủy này. Tải trọng do ma sát tàu
với cửa van ở vị trí mở nên được xem xét cẩn thận. Một số nước như razil đưa ra một
lực ngang tác dụng lên cửa van theo hướng di chuyển của tàu là 50kN, và lực ngang tắc
dụ lên cửa van vuông góc với hướng di chuyển của tàu là 100kN.
g. Những tải trọng do sự thay đổi vị trí gối tựa: Do phải chuyển chỗ vì nền móng hoặc
chuyển vị cấu trúc bê tông, lúc đó phải được tính lại các dữ kiện để thiết kế cửa van, có
thể theo các điều kiện cục bộ thông dụng. Ở các cửa van được thiết kế có liên kết với kết
cấu cho xe cơ giới đi qua, thì tải lưu thông cần được xem xét theo các tiêu chuẩn áp dụng.
h. Ảnh hưởng địa chấn (động đất): Phải đưa vào dữ liệu để thiết kế cửa van, động đất
thường được mô phỏng như một lực nằm ngang, có độ lớn Pdc=m.a (khối lượng cửa van
nhân với gia tốc địa chấn) có thể xảy ra ở trong khu vực công trình. Có thể hiện tượng
cộng hưởng và tác động lên công trình nên phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tổ hợp tải trọng bình thường.
rường hợp tải trọng bình thường là xét cửa van đang ở vị trí bất lợi nhất. Khi đó kết hợp
áp lực của mực nước tĩnh dâng bình thường (bao gồm các ảnh hưởng của sóng), tác động
của lực thủy động, lực ma sát, trọng lượng cửa van, lực quán tính, lực bùn cát và các lực
vận hành.
Tổ hợp tải trọng không thường xuyên.
rường hợp tải trọng không thường xuyên là xem xét tải tác động lên cửa van xảy ra
không thường xuyên, chẳng hạn như:
- Lực thủy tĩnh và thủy động ở các mực nước không bình thường (MNDGC);
- Tải trọng gió;
- Ảnh hưởng nhiệt độ;
- Ma sát của tàu;
Tổ hợp tải trọng đặc biệt.
rường hợp tải trọng đặc biệt được xem xét tải tác động lên cửa van xảy ra trong các
trường hợp ngoại lệ như: trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, dịch vụ, bảo trì hoặc trường
hợp đặc biệt khác, với những điều kiện sau đây:
- ác động của thủy động và quá tải do các áp lực dòng chảy trong trường hợp vỏ ống
hoặc đường ống áp lực bị vỡ;
- Tải không đối xứng và quá tải do kẹt cửa gây, của vật thể chèn vào, hư hỏng vòng bi,
con lăn hoặc bản lề;
- ác động của tàu bè;
- Hiệu ứng địa chấn;
- hay đổi điều kiện vị trí kệ tựa cửa;
Câu 7.Hãy nêu các loại t i trọng có thể tác dụng lên cửa van phẳng.
Các loại tải trọng có thể tác dụng lên cửa van phẳng:
- Áp lực thủy tĩnh;
- Áp lực thủy động;
- Lực vận hành;
- Áp lực gió;
- Nhiệt độ;
- Áp lực sóng;
- Lực va đập;
- Những tải trọng do sự thay đổi vị trí gối tựa;
- Ảnh hưởng địa chấn;
Câu 8. Khi lựa chọn vật liệu cho thiết bị thủy công cần xét đến tính chất nào của vật
liệu, gi i thích.
Trong việc chế tạo thiết bị thủy công người ta thường sử dụng vật liệu từ thép, gỗ, cao su,
theo yêu cầu làm việc của từng bộ phận. Khi lựa chọn vật liệu để chế tạo thiết bị thủy
công, cần quan tâm đến môi trường làm việc, độ bền, ổn định, đảm bảo chất lượng kết
cấu của thiết bị. Các thiết bị thủy công làm việc trong môi trường khắc nghiệt: thường
xuyên ở ngoài trời, mưa, nắng, ẩm ướt, ngâm trong nước, nửa khô nửa ướt. ôi trường
nước cũng rất đa dạng như chua phèn, mặn, nước lợ, axit… các môi trường này ảnh
hưởng đến tuổi thọ thiết bị trong quá trình vận hành.
Sự đa dạng về hình dạng và chủng loại vật liệu có s n có thể đáp ứng mọi nhu cầu và yêu
cầu cho thiết kế chế tạo cửa van và các thiết bị thủy công, do vậy dẫn đến việc cần lựa
chọn vật liệu thích hợp cho từng bộ phận đảm bảo kỹ thuật và kinh tế nhất. Vật liệu lựa
chọn cho thiết kế cửa van và các thiết bị thủy công khác phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn
an toàn, đảm bảo độ tin cậy cao về vận hành và tuổi thọ lâu dài cho thiết bị thủy công
trong môi trường làm việc rất khắc nghiệt. o đó, khi thiết kế chế tạo thiết bị thủy công,
người thiết kế không những dựa vào dữ liệu để lựa chọn vật liệu có chi phí thấp và vật
liệu có s n trên thị trường, mà còn phải quan tâm đến đặc điểm chính của nó như là thành
phần hóa học, tính chất vật lý và tính chất cơ học (độ bền kéo, độ gi n dài, độ dai, độ
cứng, tính hàn được, gia công cơ khí, xử lý bề mặt) và khả năng chống ăn mòn. iệc xác
định kích thước chi tiết phải dựa trên ứng suất cho phép của từng loại vật liệu trong môi
trường cụ thể. Một số loại vật liệu và biện pháp xử lý để vật liệu cải thiện tính cơ lý cao
hơn.
Khi xét đến vật liệu thép chế tạo cửa van, đường ống và các thiết bị thủy công khác,
người ta xét trên 3 khía cạnh: tính chất cơ học, tính công nghệ và thành phần hóa học.
Câu 9. Viết công thức xác định ứng suất cho phép của vật liệu đối với bộ phận kết
cấu, cơ cấu cơ khí; gi i thích các thành phần trong công thức.
Công thức xác định ứng suất cho phép của vật liệu đối với bộ phận kết cấu:
Cường độ tính toán theo trạng thái giới hạn của vật liệu được xác định:
[ ]
rong đó:
: Sức kháng tiêu chuẩn của vật liệu.
C: hệ số chuyển đổi từ cường độ chính sang cường độ tiêu chuẩn
Loại vật liệu Trạng thái ứng suất Hệ số C
Thép cacbon và thép hợp kim thấp - Kéo, nén, uốn - 1,05
- Cắt - 0,6
- Ép mặt đầu - 1,5
- Ép tiếp xúc điểm - 3,3
- Ép tiếp xúc đường - 2,2
- Ép tiếp xúc khít mặt - 1,0
Kim loại ở các mối hàn đối đầu - Kéo, nén, uốn - 1,0
- Cắt - 0,6
Kim loại ở các mối hàn góc - Kéo, nén, uốn - 0,7
- Cắt - 0,7
M: Hệ số làm việc; lấy theo điều kiện làm việc;
- Khi tính đường ống chịu áp lực bên trong m=0,71;
- Khi tính chịu áp lực bên ngoài và thiết bị thủy công m=0,85;
- Khi tính chịu tải trọng đặc biệt m=0,95;
K: là hệ số kể đến tính đồng chất của vật liệu.

Vật liệu Hệ số k đối với Hệ số k đối với


Thép cacbon
Khi 0,09 0,68
Khi 0,85 0,64
Thép cán hợp kim thấp 0,85 0,64
Thép cán nhiệt luyện 0,8 0,6
Đường hàn loại 1 Giống như thép cơ bản
Đường hàn loại 2 0,75 0,57
Đường hàn loại 3 0,65 0,5
Mv- hệ số loại công trình; tính theo cấp công trình:
- Đối với công trình cấp I mv=0,85
- Đối với công trình cấp II mv=0,95
- Đối với công trình cấp III mv=1,0
Câu 10. Xác định công thức tính toán lực đóng, mở cửa van phẳng kéo đứng (vẽ sơ
đồ và gi i thích)
Lực mở cửa van phẳng kéo đứng
( ) ( ) ( )
Lực hạ cửa van
( ) ( )

rong đó:
-Lực đẩy Ác si mét, chính bằng trọng lượng nước mà thể tích cửa van chiếm chỗ:
( )
- hệ số tính đến khả năng tăng trọng lượng,
- trọng lượng gia tải nếu có, (N)
- hệ số tính đến khả năng ma sát chưa tính hết,
- lực hút của cửa, N
- trọng lượng nước trên đỉnh cửa van đối với cửa van dưới sâu khi nâng cửa (N)
- lực má sát của gối động (N)
- lực cản ma sát của vật chắn nước (N)
- lực thấm (N)
- lực đẩy.
rong trường hợp nhỏ hơn vế phải thì phải thêm vào một trọng lượng gọi là gia
trọng và có thể viết:
( ) ( )
Hoặc phải dùng cơ cấu công tác máy nâng kiểu cứng để tạo một lực ấn:
( ) ( )
Vậy khi dùng cơ cấu đóng mở kiểu cứng thì lực đóng có thể viết:
( )
Hoặc khi dùng cơ cấu dây mềm thì:
( ) ( )
Các lực trên đây chỉ là tương đối. Trong công trình thủy lợi có nhiều vật trôi nổi: gỗ, cây,
đá… theo dòng chảy chèn vào khe van ở dang nêm gây ra lực kẹt rất lớn, đôi khi lực
nâng cửa van không thể thắng nổi. Do vậy cần có kết cấu khe van, khoảng cách hai gối
động, hai bánh xe dẫn hướng thích hợp để chống lại phát sinh kẹt cửa. Mặt khác cần có
thiết bị chắn rác phía trên dòng chảy để ngăn vật trôi nổi. Cần có thiết bị bảo vệ an toàn
cho máy nâng như cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế quá tải.

Câu 11 Xác định công thức tính toán lực đóng,mở cửa van cung (vẽ sơ đồ và gi i
thích)
Câu 12 Đặc điểm của thiết bị đóng mở cửa van kiểu vít me- đai ốc:
- Là thiết bị sử dụng nguyên lý đai ốc quay tại chỗ và vít me tịnh tiến kéo
theo cửa van đóng mở. Đai ốc cũng có chức năng giằng giữ và thường được tựa
trên các ổ bi. Đai ốc phải được thiết kế để đỡ trọng lượng cửa van, thân trục vít và
lực ma sát. Nhìn chung, các đai ốc được chế tạo bằng hợp kim đồng, loại vật liệu
này tỏ ra có sức bền cơ học tốt và hệ số ma sát thấp. Thiết bị này được lắp đặt bên
trong hộp gang đúc hoặc thép hàn và được vít chặt vào sàn vận hành gọi là hộp
chịu lực.
- Trục vít me phải chịu ứng suất kéo trong quá trình nâng và chịu ứng suất
nén trong quá trình hạ( trong trường hợp cửa trượt), và cần được thiết kế như là
một cột. Thân trục vít có thể làm bằng thép hợp kim hoặc thép không gỉ và được
chế tạo bằng ren vuông hoặc ren thang có bước ren bằng nhau.
- Trong thiết bị đóng mở kiểu vít me, thường phải sử dụng hộp chịu lực,
trong đó lắp đặt bánh răng nón hoặc bánh vít trục vít. Máy vít vận hành bằng tay
chỉ sử dụng hạn chế ở các cửa van trược loại nhỏ hoặc cửa van bánh xe cột áp thấp
và thường bao gồm một trục vít me thẳng đứng, một đầu gắn với cửa van, bộ phận
chống quay và dầu thứ hai lắp ăn khớp dặt trong hộp chịu lực, đai ốc nâng trục vít
và một cơ cấu truyền cho đai ốc xoay theo hướng mong muốn. Đai ốc có thể được
vận hành trực tiếp bằng vô lăng hay qua bộ phận gián tiếp như hệ thống bánh răng
nón hoặc trục vít bánh vít.
- Các thiết bị đóng mở trục vít có thể điều khiển bằng động cơ điện, hoạt
động của thiết bị này là đáng tin cậy , khả năng đóng mở tốt ,nhưng chi phí điện
năng cao. hiết bị đóng mở trục vít có khả năng tự h m ,trong trường hợp mất
điện phải hạ bằng quay tay. Ở máy vít chạy bằng động cơ điện phải trang bị cơ cấu
chống quá tải. Hệ thống này có thể kết hợp với thiết bị báo vị trí và giới hạn ngắt
tương ứng với vị trí cuối hành trình.
- Câu 13. Nguyênlý của cơ cấu đóng mở vít me vừa quay tay vừa chạy điện.

* Quay tay
- Chuyển cần gạt 5 đóng ly hợp 6 vào vị trí ăn khớp cặp bánh răng nón 7 nối với tay quay
1. Ly hợp đ liên kết với trục trung gian bằng then. Khi quay tay quay 1, cặp bánh răng
nón quay và truyền chuyển động đến cặp bánh răng nón 8 ở trong hộp chịu lực. ánh răng
nón thứ 2 có tâm trùng với tâm trục vít me, lắp với đai ốc và đặt trên 2 ổ bi đỡ chặn. Khi
bánh răng nón quay làm quay đai ốc, đai ốc ăn khớp với trục vít me. Đai ốc quay tại chỗ,
vít me tịnh tiến lên xuống tùy theo chiều quay của đai ốc. Như vậy cửa van lắp vào trục
vít me cũng được chuyển động lên xuống theo.
* Chạy điện
- Đẩy cần gạt 5 đưa ly hợp 6 ăn khớp với bánh răng 4’ lắp trên trục hộp giảm tốc. Lúc
này ly hợp 6 đ rời khỏi bánh răng ăn khớp với tay quay và ăn khớp với bánh răng nối
với động cơ.
Khi đóng điện, đcơ quay truyền cđộng qua các cặp bánh răng 4 qua 4’ làm quay cặp
bánh răng nón 8 trong hộp chịu lực 11 và cửa van được nâng lên hạ xuống theo yêu cầu
nhờ ăn khớp giữa bánh côn 8 với trục vít me 10
Câu 14 Ƣu nhƣợc điểm của thiết bị đóng mở cửa van kiểu vít me.
* Ƣu điểm:
- Có kết cấu cứng, có khả năng tăng lực ấn khi đóng cửa xuống tận ngưỡng
- Dễ chế tạo, giá thành rẻ, bền và dễ thay thế
- ai vít me được dẫn động chung từ động cơ điện( hay từ 1 vô lăng quăng tay) qua hộp
giảm tôc chung, qua trục chính và truyền tới hộp chịu lực( gồm 2 bánh răng nón và đai
ốc) và truyền tới 2 vít me. Hai vit me này nối với cửa van bằng chốt qua các tai được hàn
trên đỉnh cửa van. Kết câu này dung cho cửa van có kích thuwocs và tải trọng đóng mở
lớn. ƯU ĐIỂM của loại này là:
+ 2 vít me làm cho cửa nâng hạ được can bằng, kích thước vít me ko quá lớn.
+ Truyền mô men và tốc độ nâng của 2 vít me bằng nhau
* Nhƣợc điểm:
- Thiết bị có hiệu suất rất thấp
- Khi chế tạo vít me, đai ốc ko chính xác, các bước vít không đều => gây ma sát và lực
kẹt lớn
- Lắp đặt ko cân bằng => gây lực kẹt lớn
- Khi chiều cao nâng lớn, dễ bị cong trục khi có lực xô ngang tác động
- Khi tải trọng lớn: kết cấu máy nặng nề, công suất động cơ lớn, quay tay rất nặng và
chậm
Câu 15 Trình bày cách xác định tỷ số truyền chung của thiết bị đóng mở kiểu vít
me khi quay tay và khi chạyđiện.
* Tính toán máy nâng kiểu vít đai ốc quay tay
- Mô men tay quay:
M tq  m.k.P.L,( Nmm)
rong đó: - m: số người quay
k: hệ số không đều giữa cacs ngươi quay
P: lực quay của mỗi người (80-400N)
L: bán kính tay quay (mm)
- Mô men cần thiết khi quay đai ốc trên vít me
d
M ct  Q.tg (   ),( Nmm)
2
rong đó : dấu (+) khi nâng, dấu (-) khi hạ
- Hiệu suất cả bộ truyền vít đai ốc:
tg

tg (   )
M ct
- Tỷ số truyền chung: i 
M tq .

* Tính toán thiết bị đóng mở kiểu vít me chạy điện


- Vận tốc kéo đứng:
H
vn  ,(m / ph)
s
rong đó: : chiều cao nâng cần thiết,(m)
S: thời gian cần thiết để nâng cửa khi mở hết,(ph)
- Công suất cần thiết để nâng cửa:
Q.vn
N , KW
60.1000.
rong đó:   d .br .v .o là hiệu suất của cả bộ truyền động có trong thiết bị: truyền đai,
bánh răng, vít đai ốc và ổ đỡ
- Vận tốc vòng của đai ốc so với trục vít me
vn
ndo  ,(vg / ph)
t
- Tỷ số truyền chung
ndc
i ,(vg / ph)
ndo
nđc – tốc độ quay của động cơ điện đ chọn
Câu 16. Trình bày kết cấu chung của thiết bị đóng mở kiểu dây mềm (cáp)
Cấu tạo của một thiết bị đóng mở gồm bốn bộ phận chính:
a. Bộ phận dẫn động
Gồm : Động cơ điện và cơ cấu quay
- Đối với cửa van có khẩu độ vừa và nhỏ thường dùng một động cơ dẫn động chung
cho 2 tang cuốn cáp.
- Cửa van có khẩu độ lớn và tải trọng lớn sử dụng dẫn động riêng từng cụm đặt về 2
phía cáp kéo.
- Hệ thống phanh và động cơ được gắn ở trục vào của hộp giảm tốc. Phanh tự động
đóng khi dòng điện ngắt và nên cho phép vận hành bằng tay khi mất điện. Các cửa
van hạ xuống do tự trọng và tốc đọ hạ có thể được điều khiển ở chế độ máy phát
của động cơ theo hướng đi xuống hoặc thông qua hệ thống phanh 2 má.
b.Bộ phận truyền động
- Các khớp nối, cơ cấu phanh, hộp giảm tốc và các bộ truyền bánh răng ngoài cho tới
tang cuốn cáp.
- hanh thường sử dụng là loại 2 má điện từ hoặc điện thủy lực. Các loại này thường
là phanh thường đóng và chỉ mở khi có điện. hanh được nắp trên nửa khớp nối giữa
trục động cơ và trục vào hộp giảm tốc
- Do yêu cầu tốc độ đóng mở cửa van chậm, tốc độ động cơ lớn nên hộp giảm tốc có
TỈ SỐ TRUYỀN LỚN. Ta có thể sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh vít trục vít. BÁnh
răng trụ có hiệu suất cao nhưng kích thước lớn. Bộ truyền bánh vít trục vít có tỉ số
truyền lớn nhỏ gọn nhưng hiệu suất thấp.
c.Bộ phận đóng mở cửa( bộ công tác)
- Gồm dây cáp, tang cuốn cáp, ròng rọc tĩnh và động ( trong trường hợp cần tăng bội
suất palang)
- Đối với cửa van nhỏ : dùng tời tang kép song song
- Đối với cửa van có khẩu độ lớn, chịu tải trọng lớn thường dùng loại 2 tang đồng trục
- rường hợp 2 tang song song phải có 2 ròng rọc cố định để cáp kéo thẳng góc với
cửa.
d.Bộ phận điều khiển
- Gồm hệ thống điện, các cơ cấu đo lường, các công tắc kiểm soát khống chế
khác.Tùy vào mức độ công trình có thể điều khiển trực tiếp, bán tự động hay tự
động.Đối với các loại máy trục thì hệ thống điều khiển được lắp đặ trong phòng điều
khiển và công nhân điều khiển trục tiếp.
Câu 17: Kết cấu và công dụng của tang cuốn cáp.
a.Kết cấu
- Tang là 1 hình trụ rỗng bên trong, có trục đỡ , dùng để cuốn cáp. Nhờ sự truyền
moomen và vận tốc từ động cơ qua hộp giảm tốc , tang biến chuyển động quay ( cuốn,
nhả cáp) thành chuyển động tịnh tiến để thực hiện đóng mở cửa van.
- Tang có 2 loại: trơn và có r nh và được chế tạo từ phương pháp đúc từ gang, thép hoặc
bằng phương pháp hàn sau khi lốc thép tấm thành hình trụ. ang đúc có trọng lượng lớn,
phải có phân xưởng đúc, lò nấu hoặc cơ sở làm khuôn
- Tang có rãnh là trên bề mặt tang được tiện r nh dưới dạng đáy tròn theo kích thước dây
cáp và dạng xoắn ốc. ang dùng cho palang đơn gọi là tang đơn và tang dùng cho palang
kép được gọi là tang kép.
+) Tang kép có dạng xoắn ốc từ 2 đầu tang vào giữa.
b.Công dụng
- ang có r nh thường dùng để cuốn 1 lớp cáp và thường dùng cho máy nâng có chiều
cao cố định có tác dụng dẫn cáp cuốn theo rãnh , giữa các vòng cáp kề nhau có khe hở
nên không bị chà xát vào nhau, diện tích tiếp xúc giữa cáp và tang lớn nên giảm ứng suất
tiếp xúc.
- Tang dùng trong máy đóng mở cửa van nhất thiết phải là tang có rãnh.
+) Đối với kích thước r nh sâu a ≥ 0,5.d dùng cho gầu ngoạm.
+) đối với kích thước r nh nông a ≥ 0,3.dc dùng cho cần trục với móc treo.
Câu 18: Trình bày cách tính tang cuốn cáp
1 Tính đƣờng kính tang Đường kính danh nghĩa của tang và ròng rọc là đường kính đo
đến đường tâm cáp của trên đó. Đường kính danh nghĩa tối thiểu của các chi tiết này
được xác định bởi đường kính cáp và hệ số đường kính theo các công thức sau:
D1 ≥ h1dc;
D2 ≥ h2d;
D3 ≥ h3d;
rong đó:
D1, D2, D3 - đường kính danh nghĩa của tang, ròng rọc dẫn hướng và ròng rọc cân bằng;
h1, h2, h3 - hệ số đường kính tang, ròng rọc dẫn hướng và ròng rọc cân bằng (bảng 3)
d - đường kính cáp.
- Đường kính đến đáy của r nh cáp:
Dt ≥ (h1-1) dc;
B ng 10 9 Hệ số đƣờng kính h1, h2, h3
Nhóm chế độ làm Tang h1 Ròng rọc dẫn hướng Ròng rọc cân bằng
việc của cơ cấu h2 h3
M1 11,2 12,5 11,2
M2 12,5 14,0 12,5
M3 14,0 16,0 12,5
M4 16,0 18,0 14,0
M5 18,0 20,0 14,0
M6 20,0 22,4 16,0
M7 22,4 25,0 16,0
M8 25,0 28,0 18,0

Đường kính danh nghĩa tối thiểu của tang và ròng rọc cũng được tính theo các
công thức trên và giá trị hệ số đường kính trong bảng 10.10
B ng 10 10 - Hệ số đƣờng kính h1, h2, h3 đối với cần trục tự hành
ên bộ phận Tang h1 Ròng rọc dẫn hướng Ròng rọc cân bằng
h2 h3
Cơ cấu nâng tải 16,0 18,0 15,0
Cơ cấu nâng cần 14,0 16,0 12,5
Chiều dài của tang đơn có r nh:
Lt = nt (m)
rong đó:
t – bước cáp (m)
n – số vòng ( ren) cáp cuốn lên tang:
Lt Ha
n= +2÷3= +2÷3
πD t πDt

Chiều dài làm việc của tang kép có rãnh:


Lt = 2(L1 + L2) + L3
L1 = 4t dùng để kẹp đầu cáp lên tang. Khi không kẹp trên mặt tang, thì không có kích
thước này
L2 – chiều dài mỗi phần rãnh của tang cuốn cáp:
Ha
L2 =nt=( +2÷3)t,(mm)
πD t

rong đó:
t – bước ren, (mm):
n – số vòng ren trong mỗi phần rãnh;
H – chiều cao nâng vật, (mm)
a – bội suất palăng
L3 – phần tang không tiện r nh. Đối với tang đơn có r nh thì góc cáp tạo bởi vị trí
cao nhất của ròng rọc và vị trí cáp trên tang khi cáp ở ngoài cùng là α  60 và đối với
tang trơn là α  20 hay khoảng cách tối thiểu từ trục tang đơn đến trục ròng rọc di động ở
ròng rọc cáp là:
Lt
h min = cot g 60 đối với tang đơn có r nh;
2
2. Tính bền tang: trong khi làm việc, các tải trọng tác dụng lên tang rất phức tạp. Khi
cuốn quanh tang, lực kéo của dây gây nên ứng suất nén quanh tang là lớn nhất. Đối với
tang cuốn một lớp, có thể tính ứng suất nén thành tang theo công thức Lame cho thành
hình trụ với giả thiết chịu áp lực phân bố đều. Tách một vành tang có độ dài bằng một
bước cáp t và xét nó như một vành phẳng. Trạng thái ứng suất của nửa vành chịu áp lực
do lực căng max của hai đầu dây cáp gây ra, Hình 10.30c. Lực tác dụng lên một đơn vị
diện tích cơ bản dF = Rt.dφ là d = Rtdφ; trong đó p là áp suất trên bề mặt tang.
Lấy hình chiếu của các lực tác dụng lên nửa vòng tròn tang theo trục đứng:

2Smax   2 Rtp cos .d  Rtp
0

Từ đó ta có:
2S max 2S max
p  , ( N / mm 2 ) (10.48)
2 Rt Dnt

Coi tang như một ống dây, ứng dụng bài toán lame trong trường hợp này ta có:
D2n
Ứng suất điểm trong cùng của tang: σ tr =-2p 2 2 (10.49)
Dng -D tr

D 2ng +D 2tr
Ứng suất điểm ngoài cùng của tang: σ ng =-2p
D 2ng -D 2tr

rong đó:
Dng = 2R – đường kính của tang tính đến chân ra;
Dtr – đường kính trong của tang;
p – áp suất nén của cáp lên thành tang
Dng -Dtr
δ= - Chiều dày thành tang.
2
Từ hai công thức trên cho ứng suất nén ở điểm trong là lớn nhất. Gọi δ là chiều dày thành
tang kể đến chân rãnh cáp, có thể chọn δ = 0,03 ng + (6 đến 10) mm đối với tang đúc với
chiều dày nhỏ nhất 12mm và hệ số an toàn k = 4 -4,25, đối với tang hàn δ=( 0,6 – 0,8)Dng
và hệ số an toàn k = 1,4 – 1,5. Thay các giá trị p, Dtr, Dng vào (10.48), (10.49) ta có:
Smax
σ tr =σ nmax =  [σ]n
δ
(1- )tδ
D ng

δ
Giá trị rất nhỏ nên có thể bỏ qua, vậy:
D ng

Smax
σnmax =  [σ]n

Ngoài ra tang còn bị uốn và xoắn do momen tạo bởi lực căng của dây cáp và trọng lượng
bản thân tang. Momen uốn lớn nhất khi dây cáp mang tải ở vị trí giữa tang, hình 10.30a
Tính momen uốn cho hai trường hợp: tang đơn và tang kép:
LtSmax D
ang đơn: Mumax = ; Mx =Smax
4 2
Smax (L-L3 )
Tang kép: Mumax = ;
2
M umax M
Ứng suất uốn và xoắn trong tang sẽ là: σ u = ;τ x = xmax
W Wx

Câu 19: Pa lăng cáp và bội suất pa lăng trong thiết bị đóng mở cửa van kiều dây
mềm cáp.
1 Palăng cáp, bôi suất pa lăng cáp a lăng cáp là một hệ thống gồm ròng rọc cố dịnh
cáp và ròng rọc di động, trong đó sợi cáp được luồn lần lượt qua các ròng rọc theo một
quy luật nhất định, nhằm làm giảm lực căng trong sợi cáp.
Khi nâng tải trọng Q lên một chiều cao H với tốc độ nâng vn phải cuốn lên tang chiều dài
cáp L với tốc độ v. theo định luật bảo toàn năng lượng:
Q.H = S.L hay Q.vn = S.v
Từ đó có thể viết:
Q/S = L/H = v/vn = a
Gọi tỷ số này là bội suất pa lăng.
2. Hiệu suất pa lăng pa lăng đơn là loại pa lăng chỉ có một đầu cáp cuốn lên tang, hình
10.35. a lăng kép có hai đầu cáp cuốn lên tang, hình 10.36:

a. xét trường hợp tải được treo vào đầu tâm một ròng rọc di động, một đầu cáp được cố
định và đầu cáp thứ hai được cuốn lên tang thì gọi pa lăng cáp này là pa lăng đơn, hình
10.37.

Q
Nếu bỏ qua ma sát thì: S0 =
2
Khi nâng có kể ma sát: S = S1η1
Vậy Q = S + S1 = (1+η1),
Q
Ở đây S=
1+1

S0 Q(1+η1 ) 1+η1
Hiệu suất chung: η= = =
S 2Q 2
b. Khi tải trọng nâng Q trên trên a dây cáp với a-1 ròng rọc và một dầu dây cuốn lên tang,
hình 10.38:
Q
S0 =
a
Khi có ma sát: Q = S1 + S2 + …+ a

Ở đây S2 = S1η1; S3 =S21 =S112 ,...Sa1  Sa1a1

Q = S1 (1+1  12  ...  1a1 )

Q(1-η1) = S1 (1+1  12  ...  1a1 ) (1-η1) = S1 (1 1a )


Q(1  1 )
S1 =
1  1a

S0 1-η1a
Hiệu suất chung : η= =
S1 a(1-η1 )

Câu 20. Trình bày ƣu, nhƣợc điểm của máy đóng mở kiểu dây mềm trong thiết bị
thủy công.
a.Ưu Điểm
- Dễ lắp đặt và điều chỉnh
- Có khả năng tăng bội suất cáp palang để giảm lực trong dây cáp
- Không hạn chế tốc độ nâng, hiệu suất bộ truyền cao, tiết kiệm được công suất máy.
- Có khả năng tự động hóa, thời gian đóng mở cửa van nhanh, an toàn khi hạ cửa, lắp đặt
trên công trình gọn gàng, giá thành rẻ, không bị aenh hưởng bởi khoảng cách từ đỉnh cửa
đến cao trình mặt đáy, áp dụng hiệu quả cho cửa van cung trên tràn khi khoang cửa lớn ,
có thể áp dụng tốt cả ở những nơi không có điện.
b.nhược điểm
- Khó sử dụng trong trường hợp cửa van không tự đóng bằng trọng lượng bản thân .
- ơ đồ bố trí hệ thống dây cáp khá phức tạp , nhất là đối với các cửa van chịu tải lớn cần
tâng bội suất palang hay với các loại cửa van nhiểu tầng và cưả van dưới sâu khi đóng
cần lực ấn.
- Khó bảo dưỡng cáp
Câu 21. Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc, ƣu nhƣợc điểm của thiết bị xy lanh thủy
lực.
* cấu tạo chung:

* nguyên lí làm việc: dựa trên nguyên lí thủy lực thể tích,
+ khi nâng cửa được thực hiện do áp suất dầu được cung cấp bằng một máy bơm.dầu
có áp suất được chuyển trực tiếp tới bên trong lòng xi lanh, ở phía có cán pít tông,đẩy pit
tong lên..sự chuyển động lên phía trên do lực pittong,dầu ở khoang phía bên kia của xi
lanh chảy quay trở về bể dầu.
+ khi hạ có thể bằng tự trọng cửa van.nhờ áp lực của trọng lượng cửa mà dầu từ
khoang dưới chuyển đến khoang trên của xi lanh khi mở van 1 chiều điều khiển dk
* Ƣu điểm:
- Thiết bị thủy lực có thể nâng thẳng đứng, nghiêng 1 góc bất kì, hoặc đẩy ngang.
- Có kích thước nhỏ gọn nhưng nâng được lực lớn
- Có lực quán tính nhỏ, chỉ bằng 1/10 các loại máy nâng khác
- Có khả năng điều chỉnh vận tốc nâng hạ theo ý muốn
- An toàn cho cơ cấu và các bộ phận khác
- Dễ điều khiển, dễ tự động hóa và cơ giới hóa đóng mở
- Dễ khống chế và kiểm tra lực đóng mở của máy
- Khắc phục được sự không chính xác do lắp ráp
- Mặt bằng bố trí cơ cấu chấp hành nhỏ gọn
- Đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế, có khả năng điều tiết lưu lượng
* Nhƣợc điểm:
- iá đầu tư ban đầu đắt
- Hành trình bị hạn chế,rò rỉ khó khắc phục
- Yêu cầu trình độ chuyên môn ng vận hành
- Áp dụng hiệu quả cho công trình có nguồn điện
- Đòi hỏi chính xác trong chế tao,vật liệu tốt
- Hệ thống đường ống dẫn dầu phức tạp
- ôi trường làm việc độ ẩm cao nên các chi tiết từ thép đen dễ ăn mòn
Câu 22. Nêu tác dụng của gioăng kín nƣớc của cửa van trong công trình.
 Ngăn không cho nước chảy qua khe hở
 Chức năng: là một vật đệm để bộ phận động cửa van có thể áp sát phần tĩnh đặt
s n. Cũng chức năng làm kín nước, đối với các cửa van nhiều tầng người ta phải
lắp gioăng để chống rò rỉ nước giữa các tấm cửa chồng nối vs nhau.
 Đảm bảo như một gối tựa đàn hồi của cửa.làm giảm bớt mức chịu lực chấn động
cho cửa van,tạo điều kiện để cửa van giữ ở vị trí đ định
Câu 23 : Trình bày các loại vật liệu làm gioăng kín nƣớc .
- Vật liệu làm gioăng chắn nước phụ thuộc vào chế độ làm việc của cửa van như : làm
việc thường xuyên hay không thường xuyên , cột nước cao hay thấp , gioăng tựa hây
trượt, chất lượng nước hay khí hậu .
- Vật liệu làm gioăng phải đảm bảo độ bên và chông mòn tốt, chống lão hóa, chống
xâm thực, đạt độ cứng dẻo đàn hồi cần thiết .
- Vật liệu làm gioăng : ỗ, kim loại, cao su
Gỗ : Gỗ là nguyên liệu đầu tiên được sử dụng làm gioăng, ngày nay việc sử dụng gỗ bị
hạn chế. hường dùng loại cửa van nhỏ, gioăng đáy hay gioăng kín nước theo chiều đứng
của giữa 2 cánh cửa van chữ nhân.
Kim loại : sd cho cửa van trượt, giảm lực đóng mở do ma sát nhỏ, dùng ở đáy cửa van
có áp suất và trọng lượng lớn và truyền lực lớn tác dụng lên cửa vào bề mặt đặt s n của
công trình .
Gioằng này làm bằng các thanh hình chữ nhật = đồng thiếc, đồng thau or thép không rỉ
và được bắt bằng bulong vs bản mặt. Gioăng và tựa gioăng đều được gia công chính xác.
Cao su : vật liệu bằng cao su :đúc định hình, tấm , dải băng .?
Câu 24 : Cấu tạo các loại gioăng kín nƣớc bằng cao su, đặc điểm hình dáng và sử
dụng :
- ioăng cao su có thể chế tạo theo bất k hình dạng mong muốn nào
- Một số loại gioăng kín nước phổ biến hiện nay :
Loại chứ đơn – dùng cho gioăng đỉnh và gioăng cạnh cho cửa cột áp thấp.
Loại chữ P kép – sd cho nước chảy 2 chiều.
ioăng loại 1 mấu lồi giữa- sd cho gioăng đỉnh và cạnh cột áo cao.
Loại L ( hoặc hình góc ) – sd gioăng kín nước cửa đập tràn.
Hình chữa nhật- gioăng kín nước đáy.

b)

a) c)

d)
- e)

You might also like