You are on page 1of 2

Hiện nay và những năm sắp tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ có nhiều

biến động phức tạp mới, khó dự lường, nhất là trước sự tác động mạnh
mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư; sự tác động của đặc
điểm, tính chất, nội dung, hình thức, sắc thái mới của đấu tranh giai cấp,
đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới; cộng với âm mưu, thủ đoạn chống
phá mới của các thế lực thù địch,… chiến tranh đang và sẽ xảy ra sẽ có
những đặc điểm mới so với các cuộc chiến tranh trước đây. Song, những
quan điểm, tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chiến tranh nói
chung, của C. Mác nói riêng vẫn tiếp tục là những cơ sở lý luận khoa học,
cách mạng cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong cuộc đấu
tranh để đi tới thắng lợi cuối cùng - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản.
Đồng thời có những hành động cụ thể để nhằm ngăn chặn chiến tranh xảy
ra giữa các nước trong tương lai:
Thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng giữa người với
người,các dân tộc trong nước
 Đảng, Nhà nước đã đề ra các chính sách, chương trình hành động cụ thể,
sát hợp, nhờ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân
tộc thiểu số, bộ mặt vùng dân tộc và miền núi từng bước thay đổi. Đó là kết
quả của việc thực hiện chủ trương bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các
dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, người tại chỗ hay người ở nơi
khác đến. Các dân tộc phát triển trong lòng cộng đồng dân tộc, vừa đóng
góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cả nước, vừa nhận
được sự hỗ trợ của đồng bào cả nước.
Thứ hai: Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc
và quốc gia trên thế giới. 

Sau khi đất nước thống nhất, các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị đã
tích cực “đi trước mở đường”, phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ,
tăng cường tình hữu nghị với nhân dân các nước, huy động sự ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc khắc phục hậu
quả chiến tranh, tái thiết đất nước, bảo vệ Tổ quốc và hoàn thành nghĩa vụ
quốc tế.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đối ngoại nhân dân đã góp phần
quan trọng vào việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình,
đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, nhất là trong việc phát triển
quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia, củng cố quan hệ với Liên bang Nga và
các nước Đông Âu, các nước bạn bè truyền thống, bình thường hoá quan hệ
với Trung Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu...

Đặc biệt, Liên hiệp Hữu nghị đã phối hợp với các tổ chức nhân dân các nước,
nhất là với các tổ chức hòa bình, cánh tả, cựu chiến binh của Mỹ, triển khai
nhiều hoạt động hòa bình, thiện nguyện, hỗ trợ Việt Nam như: phẫu thuật nụ
cười, rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, đi bộ hoà bình... góp
phần hàn gắn vết thương chiến tranh, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đưa các
cựu thù trở thành đối tác.

Riêng thanh niên và học sinh chúng ta hiện nay cần phải phát huy tinh thần tự
giác học tập, rèn luyện bản thân của thanh niên để góp phần nâng cao trình
độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt
động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội, kiên quyết giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để hội nhập và phát triển
đất nước.

You might also like