You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP 45 PHÚT MÔN ĐỊA 6 (Hoàn thiện ra vở ghi tiết 7 ôn tập)

Câu 1:
a.Trình bày vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.
b. Các khái niệm về kinh tuyến và vĩ tuyến.
c. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó cực Bắc – Nam, kinh
tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông – tây, vĩ tuyến bắc – nam, bán cầu bắc - nam.

Câu 2: Tỉ lệ số trên bản đồ (khái niệm, ví dụ bài toán thuận và đảo)


Câu 3:
a. Quy ước cách xác định phương hướng trên bản đồ.
b. Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (vẽ lưới và tự xác định 1 điểm)
Câu 4:
a. Các dạng và loại kí hiệu trên bản đồ.
b. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
CÂU HỎI ÔN TẬP 45 PHÚT MÔN ĐỊA 6(Hoàn thiện ra vở ghi tiết 7 ôn tập)
Câu 1:
a.Trình bày vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.
Trả lời:

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Vị trí thứ 6 theo thứ tự tiến gần về phía Mặt Trời.

*Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Hình dạng: Dạng hình cầu

- Kích thước rất lớn:

+ Bán kính: 6370 km

+ Đường Xích đạo dài: 40076km

+ Diện tích: 510 triệu km2


b. Các khái niệm về kinh tuyến và vĩ tuyến.
- Kinh tuyến: Đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
( Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 sẽ có 360KT trên bề mặt quả Địa cầu)

- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên bề mặt Địa cầu vuông góc với kinh tuyến

- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố
Luân Đôn (nước Anh).

- Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) – Vĩ tuyến có chiều dài lớn nhất.

- Kinh tuyến Đông: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

c. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó cực Bắc – Nam, kinh
tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông – tây, vĩ tuyến bắc – nam, bán cầu bắc - nam.
Câu 2: Tỉ lệ số trên bản đồ (khái niệm, ví dụ bài toán thuận và đảo)
- Tỷ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược
lại.
- VD1: Hai thành phố A và B cách nhau 85 km. Hỏi trên bản đồ tỉ lê ̣: 1: 1.000.000
khoảng cách đó́ là bao nhiêu cm?
Giải: Bản đồ tỉ lệ 1: 1 000 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ tướng ứng với 1 000 000 cm
hay 10km ngoài thực địa. Vậy 85km ngoài thực địa tương ứng với số cm trên bản đồ là:
85 : 10 = 8,5 cm
- VD2: Một bản đồ tỉ lê ̣: 1: 350.000, cho biết 7cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu
km ngoài thực tế?
Giải: Bản đồ tỉ lệ 1: 350 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ tướng ứng với 350 000cm hay
3,5km ngoài thực địa. Vậy 7cm trên bản đồ tương ứng với số km ngoài thực địa là:
3,5 x 7 = 24,5 km
Câu 3:
a. Quy ước cách xác định phương hướng trên bản đồ (BĐ có kinh – vĩ tuyến)
- Phần chính giữa bản đồ là trung tâm: đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía
dưới kinh tuyến chỉ hướng nam; đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái vĩ
tuyến chỉ hướng tây.
b. Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (vẽ lưới và tự xác định 1 điểm)
CTTQ: KĐ (Đ – T) 600 300 00 300 600

A 200

VĐ (B – N) P 100

Q 00

300T 100

P K 200

100B
600Đ 00

Q K

00 150N
Câu 4:
a. Các dạng và loại kí hiệu trên bản đồ.
- Thường phân ra 3 loại:

+ Điểm: sân bay, cảng biển, chợ, thủ đô, nhà máy thủy – nhiệt điện,...

+ Đường: ranh giới tỉnh – quốc gia, đường biên giới, đường giao thông, hướng gió,...

+ Diện tích: vùng đồng bằng, vùng nuôi tôm, vùng biển, vùng trồng cây lương thực,...

- Có 3 dạng KH: Hình 15 Sgk

+ Ký hiệu hình học:


+ Ký hiệu chữ.

+ Ký hiệu tượng hình.

b. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.


- Biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ bằng thang màu hay đường đồng mức.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc (Hình 16 sgk)
Hết

You might also like