You are on page 1of 9

GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

Chủ đề. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. SỐ TRUNG VỊ. MỐT


Thời lượng dự kiến: 03 tiết
Giới thiệu chung về chủ đề: Thống kê là một môn khoa học có tính thực tiễn lớn, có ứng dụng trong
nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sốSng. Đặc biệt, nó có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành kinh
tế. Nó được sử dụng để hiểu hệ thống đo lường biến động, kiểm soát quá trình, cho dữ liệu tóm tắt, và có
cơ sở đưa ra quyết định trên dữ liệu. Số trung bình cộng, số trung vị, mốt là một trong những tham số
định tâm. Chúng thường được sử dụng để làm đại diện cho mẫu số liệu. Vậy từng giá trị có ý nghĩa như
thế nào, và ta dùng các tham số này trong từng trường hợp nào. Chủ đề này cung cấp cho HS những kiến
thức cơ bản, ý nghĩa của từng tham số trong thực tiễn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng: số trung bình, trung vị, mốt.
2. Kĩ năng
- Tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm: Số trung
bình cộng, trung vị, và mốt.
- Lí giải được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng trên của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Chỉ ra được các kết luận nhờ vào ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong các
trường hợp đơn giản.
3.Về tư duy, thái độ
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Say sưa, hứng thú tìm tòi.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây
dựng cao.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Các năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Thông qua việc HS chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập để đạt
được mục tiêu đề ra. Học sinh tự giải quyết những kiến thức, vấn đề liên quan và vận dungj vào
các tình huống khác.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua quá trình hoạt động nhóm, trình bày trước lớp HS
xác định được vấn đề cần trao đổi, trao đổi có trọng tâm và lựa chọn phương thức phù hợp.
- Các năng lực Toán học:
+ Năng lực Tư duy và lập luận Toán học: Thông qua việc Phát hiện và lí giải được những kết quả
không chính xác, những trường hợp nào tham số nào không đại diện tốt cho mẫu.
+ Năng lực mô hình hóa Toán học: Thông qua các hoạt động, bài toán thực tiễn, lựa chọn tham số
thống kê phù hợp đại diện cho mẫu.
+ Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua việc tóm tắt được yêu cầu, thông tin của bài toán, sử
dụng thành thạo các kí hiệu Toán học, giải thích, tranh luận được các nội dung Toán học.
+ Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học Toán: Thông qua việc sử dụng các dụng cụ học
Toán: Máy tính cầm tay…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
+ Giáo án, phấn, thước kẻ, máy chiếu, ...
2. Học sinh
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo ra sự khó khăn khi không biết lựa chọn con số nào để trả lời. Gây sự tò mò đối với
kiến thức mới cho HS.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
hoạt động
+ Hoạt động 1: HS Phỏng đoán câu trả lời cho bài toán + Dự kiến sản phẩm:
sau: Học sinh trao đổi nhóm. Dự kiến
Tại phòng khám Đa Khoa X, người ta ghi lại số ngày các câu trả lời sau:
khỏi bệnh B sau khi dùng thuốc của 11 bệnh nhân Ở đáp án a, HS có thể trả lời là 21
như sau: {1; 1; 1; 2; 2; 2; 3; 3; 3; 3; 21} ngày hoặc 4 ngày (tính trung bình)
a) Một bệnh nhân đến khám hỏi rằng họ có thể khỏi Ở đáp án b, HS sẽ trả lời 3 ngày.
bệnh sau khoảng bao nhiêu ngày. Nếu là bác sĩ, bạn Ở đáp án c, HS sẽ trả lời 2 triệu 100
nghìn đồng.
sẽ trả lời là bao nhiêu ngày? Tại sao bạn chọn con số
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
đó để trả lời?
Học sinh tham gia sôi nổi, các
b) Nếu bạn được hỏi rằng, đa số bệnh nhân khỏi nhóm thảo luận tìm hướng giải
bệnh sau bao nhiêu ngày, bạn sẽ trả lời thế nào? Vì quyết vấn đề.
sao? Tuy nhiên, với lượng kiến thức
c) Giả sử 1 ngày điều trị, bảo hiểm y tế phải chi trả hiện tại HS chưa có thể giải quyết
100 nghìn đồng. Nếu bạn là nhân viên công ty BHYT, được bài toán trên một cách hợp lí
dựa vào các số liệu trên bạn sẽ dự trù chi phí điều trị nhất. Do đó HS xuất hiện nhu cầu
cho một bệnh nhân là bao nhiêu? học kiến thức mới.

+ Phương thức tổ chức: Theo nhóm – trên lớp.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: Học sinh nắm được định nghĩa và những tính chất của các tham số định tâm thông qua
các hoạt động tìm hiểu kiến thức. Xuất hiện nhu cầu học tập thông qua ý nghĩa thực tế của từng
tham số định tâm.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
hoạt động
I. Số trung bình cộng (số trung bình)
Hoạt động 1. Hoạt động nhóm (4,5 HS).
+ Yêu cầu 1. HS dùng một sợi dây (dài khoảng 30cm)
KQ1.
thực hiện đo chiều rộng của bàn tay từng học sinh.
+ HS trao đổi, thực hiên nhóm.
+ Yêu cầu 2. HS dùng một đoạn thẳng để biểu diễn chiều + Dự kiến HS thực hiện yêu cầu 4:
rộng vừa rồi. - Cách ước lượng chiều dài trung
+ Yêu cầu 3. Dùng sợi dây để ước lượng chiều rộng trung bình thông qua ý nghĩa “bù trừ”.
bình của bàn tay trong từng nhóm học sinh. Có thể ước lượng sai số lớn, tuy
+ Yêu cầu 4. Mời 1 nhóm giải thích cách ước lượng. nhiên trong câu TL của HS phải thể
Trong hoạt động này, HS không được sử dụng thước hiện được ý nghĩa “bù trừ”
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả


Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
hoạt động
thẳng có chia độ dài để đo và tính.
Mục đích sư phạm. Giới thiệu số trung bình xuất hiện
với ý nghĩa “bù trừ” hay là “san bằng” sự chênh lệch
giữa các giá trị.
Các nhóm cùng lúc thực hiện hai hoạt động sau:
Hoạt động 2. Dưới đây là chiều rộng bàn tay của 5 Nghệ KQ2.
sĩ Piano. HS tính được
22  24  17  20  17
l  20
a. 5
b.
1  22  20  2
 2  24  20  4
 3  17  20  3
 4  20  20  0
 5  17  20  3
1   2   3   4   5
 2  4   3   0   3   0
c.
a. Hãy tính chiều rộng bàn tay trung bình l của 5 Nghệ sĩ
này?

b. Hãy tính sự chênh lệch  n  ln  l .

Trong đó: ln là chiều rộng bàn tay của từng nghệ sĩ.
l là chiều rộng bàn tay trung bình của 5 nghệ sĩ trên.

c. Hãy tính giá trị 1   2   3   4   5 .


Hoạt động 3. Một nhóm gồm 5 nhân viên có mức lương KQ3.
như sau: 500.2  650.3  800.2  950.3
l  740
Mức lương (đơn vị USD) Số người 23 23
500 2 b.
1  500  740  240 (2)
650 3
 2  650  780  90  3
800 2
 3  800  740  60  2 
950 3
 4  950  740  210  3
a. Tính tiền lương trung bình của một nhân viên trong
nhóm trên. c. 1   2  ...  10  0

b. Hãy tính sự chênh lệch về tiên lương  n  ln  l

Trong đó: ln là tiền lương của từng nhân viên.


l là tiền lương trung bình của từng nhân viên.

c. Hãy tính giá trị 1   2  ...  10


GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả


Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
hoạt động
GV nhắc lại Công thức tính số trung bình
1
x  n1 x1  n2 x2  ...  nk xk 
n
 f1 x1  f 2 x2  ...  f k xk

Trong đó: ni , fi lần lượt là tần số, tần suất của các giá trị
xi , n là các số liệu thống kê n  n1  n2  ...  nk

Ý nghĩa số trung bình.


Số trung bình “san bằng” sự chênh lệch giữa các giá trị.
2. Số trung vị
Hoạt động 4. Yêu cầu HS thảo luận và trao đổi bài toán
KQ4. HS thảo luận nhóm, thực
sau:
hiện được kết quả sau:
Giả sử có 19 người nghèo và 1 tỉ phú trong một căn
a. Tổng số tiền có trên bàn:
phòng. Mọi người đều bỏ tất cả tiền trong túi mình ra và
19.5  109  1000000095 (đồng)
đặt lên một cái bàn. Mỗi người nghèo đặt 5 đồng lên bàn,
b. Số tiền trung bình mà mỗi người
người tỉ phú đặt 1 tỉ đồng (109 đồng) lên đó.
mang vào phòng là:
a) Tính tổng số tiền có trên bàn?
50000004.75 (đồng)
b) Nếu đem chia đều số tiền đó cho 20 người, mỗi người c. Không có ai mang số tiền gần với
được bao nhiêu đồng? Đây là số tiền trung bình của số số tiền trung bình.
tiền mà mỗi người đem vào phòng. Một là mà ít hơn rất nhiều, hai là
c) Thực tế, có bao nhiêu người mang số tiền “gần” với số mang nhiều hơn rất nhiều.
tiền trung bình trên? d. Đa số mọi người mang số tiền là
d) Đa số mọi người trong phòng mang số tiền là bao 5 đồng. Số tiền của tỉ phú làm cho
nhiêu? Số tiền nào đã làm cho số tiền trung bình cách xa số tiền trung bình cách xa với
với những giá trị còn lại? những giá trị còn lại.
e) Theo em, giá trị trung bình có thể đại diện (điển hình) e. Theo em, giá trị trung bình
cho 20 người này không? không đại diện cho 20 người này
được.
GV tổng kết (Thể chế)

Nhận xét. Số trung bình bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các


giá trị ngoại lai, không đại diện tốt cho mẫu khi xuất hiện
giá trị ngoại lai.

Khi các số liệu thống kê có sự chênh lệch lớn thì số trung


bình cộng không đại diện được cho các số liệu đó.

Khi đó ta cần một số khác đại diện thích hợp hơn. Đó là


số trung vị.

Định nghĩa. Sắp thứ tự các số liệu thống kê thành dãy


không giảm (hoặc không tăng). Số trung vị (của các số HS lắng nghe và theo dõi.
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả


Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
hoạt động

liệu thống kê đã cho) kí hiệu Me là số đứng giữa dãy nếu


số phần tử là lẻ và là trung bình cộng của hai số đứng
giữa dãy nếu số phần tử là chẵn. HS lắng nghe và theo dõi.

Tính chất.

- Trung vị của một mẫu số liệu có tính chất chia đôi mẫu
số liệu thành hai phần bằng nhau.

- ½ giá trị trong phân bố nhỏ hơn hoặc bằng số trung vị.
½ Giá trị trong phân bố lớn hơn hoặc bằng số trung vị.

Nhận xét. Trong những trường hợp có xuất hiện các giá
trị ngoại lai, để phản ánh tốt được cấu trúc của mẫu,
người ta thường dùng số trung vị.
3. Mốt
Hoạt động 5. Cho thống kê số áo bán được trong một quý
KQ5.
của một cửa hàng bán quần áo sơ mi nam như sau:
Ưu tiên nhập loại áo cỡ 38 và 40 vì
Cỡ áo Số lượng
hai cỡ áo này có số lượng người
36 13 mua nhiều.
37 45 Có thể ưu tiên nhập cỡ áo 39 vì loại
38 126 này cũng nhiều người mua.
39 110
40 126
41 40
42 5
Cộng 465
Nếu em là chủ cửa hàng, trong đợt nhập hàng tiếp theo,
em nên ưu tiên nhập loại áo nào? Giải thích vì sao?
GV nhận xét: Con số trung bình 38,9 hoặc số trung vị
không có hoặc ít có ý nghĩa trong trường hợp này. Trong
trường hợp này, người ta sẽ sử dụng giá trị “Mốt” bởi vì
đây là giá trị phản ảnh đa số (điển hình) trong trường
hợp này.
GV nhắc định nghĩa.
Định nghĩa. Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị HS lắng nghe và theo dõi.
có tần số lớn nhất và được kí hiệu là M 0 .
Nhận xét. Nếu bảng phân bố có hai hay nhiều giá trị có
cùng tần số lớn nhất thì mẫu số liệu sẽ có nhiều Mốt.
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Thực hiện được cơ bản các dạng bài tập cơ bản và giải quyết bài toán mở đầu.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
của học sinh
1. Quay lại bài toán mở đầu. KQ6.
Tại phòng khám Đa Khoa X, người ta ghi a) Nếu là bác sĩ, em trả lời là 2 ngày. Bởi vì: bài
lại số ngày khỏi bệnh B sau khi dùng toán này bị ảnh hưởng bởi giá trị ngoại lai là
thuốc của 11 bệnh nhân như sau: {1; 1; 1; 21. Và nếu sử dụng trả lời đựa trên số Trung
2; 2; 2; 3; 3; 3; 3; 21} bình thì kết quả là 4 ngày bệnh nhân khỏi
a) Một bệnh nhân đến khám hỏi rằng họ bệnh. Tuy nhiên, ta lại thấy rằng, thực tế
không có bệnh nhân nào khỏi bệnh sau 4 ngày,
có thể khỏi bệnh sau khoảng bao nhiêu
mà số bệnh nhân khỏi sau 2 ngày và hơn 50%
ngày. Nếu là bác sĩ, bạn sẽ trả lời là bao
bệnh nhân khỏe trước 2 ngày. Đây là ý nghĩa
nhiêu ngày? Tại sao bạn chọn con số đó của số trung vị. Do đó câu trả lời 2 ngày là phù
để trả lời? hợp.
b) Nếu bạn được hỏi rằng, đa số bệnh b) Đa số bệnh nhân khỏi bệnh sau 3 ngày vì có
nhân khỏi bệnh sau bao nhiêu ngày, bạn 4/11 bệnh nhân khỏi bệnh sau 3 ngày.
sẽ trả lời thế nào? Vì sao? c) Dựa vào số trung bình. Tính được khoảng
c) Giả sử 1 ngày điều trị, bảo hiểm y tế 381.000 nên dự trù khoảng 400 nghìn. Bởi vì
phải chi trả 100 nghìn đồng. Nếu bạn là đặc tính san bằng sự chênh lệch giữa các giá
nhân viên công ty BHYT, dựa vào các số trị. Vì vậy trong trường hợp này chọn số trung
liệu trên bạn sẽ dự trù chi phí điều trị cho bình sẽ vừa đủ cho các bệnh nhân (kể cả những
bệnh nhân lâu khỏi bệnh).
một bệnh nhân là bao nhiêu?
+ Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm,
trình bày trước lớp.
2. Giả sử một người chạy 100m trong sáu lần. a)
mỗi lần chạy dùng đồng hồ đo lại thời gian 6 lần chạy
chạy (tính bằng giây) và kết quả 6 lần chạy
Số trung bình 21.9
gồm 6 giá trị như sau:
X   25.1; 21.2;17.9; 23.0; 24.6;19.5 Số trung vị 22.1
a) Hoàn thành vào bảng sau: Mốt Không có
6 lần chạy

Số trung bình

Số trung vị

Mốt

b) Giả sử trong lần chạy thứ 7, người này bị


đau chân và phải đi bộ, thời gian mất là 79.9 b)
giây. Anh ta cố gắng chạy thêm lần thứ 8 8 lần chạy
nhưng kết quả vẫn là 79.9 giây. Lúc này, mẫu Số trung bình 36.4
gồm những giá trị sau
X   25.1; 21.2;17.9; 23.0; 24.6;19.5;79.9;79.9 Số trung vị 23.8
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

Mốt 79.9

c) Trong trường hợp 6 lần chạy, ta có thể sử


Hoàn thành vào bảng sau: dụng số trung bình hoặc trung vị để đại diện
8 lần chạy cho mẫu. Bởi vì hai tham số này có giá trị gần
nhau và trong trường hợp 6 lần chạy không có
Số trung bình sự xuất hiện của giá trị ngoại lai.
Số trung vị Trong trường hợp 8 lần chạy, ta chỉ sử dụng số
trung vị đại diện cho mẫu. Bởi vì nếu quan sát
Mốt cẩn thận, số liệu hai lần sau thực chất không
c) Trong trường hợp 6 lần chạy, ta sử dụng phải thời gian chạy mà là thời gian đi bộ, nó rất
tham số nào để đại diện cho mẫu (phản ánh khác với các giá trị trước và được xem là giá trị
năng lực của vận động viên)? Vì sao? ngoại lai. Nếu anh ta không bị đâu chân, thời
Trong trường hợp 8 lần chạy, ta sử dụng gian chạy sẽ dao động xung quanh số trung vị
tham số nào để đại diện cho mẫu (phản ánh 23.8 hơn là số trung bình 36.4 (số này lệch hẳn
đúng năng lực của vận động viên)? Vì sao? bởi các giá trị). Theo hai bảng trên, số trung
bình và mốt bị ảnh hưởng rất nhiều bởi giá trị
ngoại lai, số trung bình ít bị ảnh hưởng. Như
vậy trong trường hợp này, số trung vị sẽ là đại
diện tốt cho mẫu.

D,E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục tiêu: HS nhận biết được đối với dữ liệu định tính hay phân loại thì tham số phù hợp là MỐT.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
của học sinh
GV nêu tình huống: Số người hút thuốc ở
một quận được ghi lại là 312 người đàn ông
và 122 phụ nữ.
Đặt câu hỏi: Theo các em, tham số đại diện KQ7. Tham số phù hợp ở đây là mốt.
phù hợp nhất ở đây là gì?
GV mở rộng thêm: nếu dữ liệu mô tả giới Số trung bình, trung vị là 0.5
tính nam là 0, giới tính nữ là 1, thì số trung
bình hay số trung vị lúc này là bao nhiêu?
Như vậy số trung bình và trung vị trong
trường hợp này không có ý nghĩa gì. Do đó
tham số Mốt sẽ phù hợp trong trường hợp
này.
Đối với các dữ liệu ĐỊNH TÍNH hay PHÂN
LOẠI, tham số DUY NHẤT có thể sử dụng là
MỐT.

IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

1 NHẬN BIẾT

Bài 1. Hiệp hội các Nhà đầu tư quốc gia công bố dữ liệu về giá bán nhà tại một quận ở Mỹ
được ghi lại như sau:
40; 45.5; 112.8; 114; 115.5; 118 ;120 ; 121.5; 124.4; 125.5; 129; 130.2.
(đơn vị: Nghìn USD)
1) Tính giá trị trung bình của mẫu số liệu trên?
2) Tính giá trị trung vị của mẫu số liệu trên?
3) Tính giá trị Mốt (nếu có) của mẫu số liệu trên?
2 THÔNG HIỂU

Bài 2. Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên trong một công ti du lịch là: 650, 840, 690, 720,
2500, 670, 3000 (đơn vị: USD)

Tìm số trung vị của các số liệu thống kê đã cho. Nêu ý nghĩa của kết quả đã tìm được.

3 VẬN DỤNG

Bài 3. Hiệp hội các Nhà đầu tư quốc gia công bố dữ liệu về giá bán nhà tại một quận ở Mỹ
được ghi lại như sau:
40; 45.5; 112.8; 114; 115.5; 118 ;120 ; 121.5; 124.4; 125.5; 129; 130.2.
(đơn vị: Nghìn USD)

Giá trị nào cách xa các giá trị khác (giá trị ngoại lai)?

4 VẬN DỤNG CAO

Bài 4. Hiệp hội các Nhà đầu tư quốc gia công bố dữ liệu về giá bán nhà tại một quận ở Mỹ
được ghi lại như sau:
40; 45.5; 112.8; 114; 115.5; 118 ;120 ; 121.5; 124.4; 125.5; 129; 130.2.
(đơn vị: Nghìn USD)

Tham số nào phù hợp để đưa ra giá bán bình quân trong trường hợp này?
GV: TRẦN NGUYÊN KHÁNH – THPT VIỆT MỸ ANH

V. PHỤ LỤC
1 PHIẾU HỌC TẬP

Không sử dụng
2 MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ

Nội dung Nhận thức Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số trung - Biết cách xác - Hiểu được ý - Lí giải được ý - Lựa chọn được
bình định số trung nghĩa và vai trò nghĩa của số tham số đại diện
bình, của số trung trung bình trong trong từng
bình. từng trường hợp trường hợp cụ
cụ thể. thể.
- Tìm được những - Lí giải được
trường hợp giá những trường
trị trung bình bị hợp số trung bình
ảnh hưởng bởi đại diện không
giá trị ngoại lai. tốt cho mẫu.
Số trung - Biết các xác định - Hiểu được ý - Chỉ ra được các - Lựa chọn
vị số trung vị. nghĩa và vai kết luận từ số được tham số
trò của số trung vị trong đại diện trong
trung vị. các mẫu số liệu từng trường
cụ thể. hợp cụ thể.
Mốt - Biết cách xác - Hiểu được ý - Chỉ ra được các - Lựa chọn
định Mốt. nghĩa và vai kết luận từ Mốt được tham số
trò của Mốt. trong từng mẫu đại diện trong
số liệu cụ thể. trường hợp cụ
thể.

You might also like