You are on page 1of 8

THDT.K40.C1.

N09 Giới hạn của dãy số


Tiết thứ:............................. Tên chương: Chương 4 “Giới hạn”

TÊN BÀI: GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ (Tiết 1)


I. PHẦN GIỚI THIỆU (Vị trí, ý nghĩa bài học, nội dung chính,...)
- Vị trí: Bài “Giới hạn của dãy số” là bài đầu tiên trong chương 4 “Giới hạn” sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11 Cơ bản. Trước khi học bài này,
người học đã được tìm hiểu về khái niệm dãy số.
- Ý nghĩa bài học: Khái niệm giới hạn là một trong những khái niệm cơ bản của giải tích, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung sau này như
đạo hàm, tích phân.
-Nội dung chính: Giới hạn hữu hạn của dãy số (dãy số có giới hạn là 0, giới hạn là a) và một vài giới hạn đặc biệt.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này người học có thể:
1. Về kiến thức: Biết khái niệm giới hạn của dãy số (thông qua các ví dụ cụ thể); biết định nghĩa giới hạn hữu hạn của dãy số; biết giới hạn của một
vài dãy số đặc biệt.
2. Về kỹ năng: Biết vận dụng các giới hạn đặc biết để tìm giới hạn của một số dãy số đơn giản.
III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ ĐỐI VỚI HỌC SINH:
1. Chuẩn bị kiến thức:
Để tiếp thu được bài học này, học sinh cần phải có những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học sau đây: Dãy số, phương pháp quy nạp
toán học.
2. Chuẩn bị tài liệu học tập; dụng cụ học tập: Đại số và Giải tích 11 Cơ bản – Trần Văn Hạo (Chủ biên) – NXB Giáo Dục.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
1. Chương trình giảng dạy: Giáo án, SGK Đại số và Giải Tích 11.

1
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
2. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Bảng, phấn, bảng phụ, máy chiếu.
3. Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Không.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (Thời gian: 3 phút):
(Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh, ....)
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
1 Dẫn nhập
Bài toán mở đầu: Một nhà Giới thiệu tên chương. 1. HS1: Vì khoảng cách ban đầu là 100m
toán học và một nông dân bị nên sau mỗi lần di chuyển, khoảng cách
một bộ tộc da đỏ bắt. Tù Chiếu bài toán mở đầu lên màn hình.
còn lại bằng một nửa khoảng cách trước
trưởng của bộ lạc này là một Hỏi: đó nên nhà toán học luôn cách mâm tiệc
người rất thông minh và
1.Dựa trên cơ sở nào nhà toán học lại khẳng định một khoảng cách xác định. Do đó ông
cũng đã từng được học hành.
chắc nịch như vậy? Điều đó có hợp lý hay không? không bao giờ tới được vị trí của mâm
Sau khi bỏ đói ba ngày, tù 5 phút
tiệc.
trưởng cho lính dắt nhà toán
học ra một con đường và bảo HS2: Chỉ cần nhà toán học ở vị trí đủ gần
với ông rằng ông sắp có thể mâm tiệc là có thể với tới để ăn nên nhà
ăn. Khi tới đầu con đường, toán học không cần phải đứng ở vị trí của
cả đoàn dừng lại. Nhà toán mâm tiệc. Cho nên ông trả lời như vậy là
học bụng khấp khởi mừng không hợp lý.
khi nhìn thấy một mâm tiệc

2
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
gồm nhiều sơn hào hải vị 2. Nhà toán học có đến đúng vị trí của mâm tiệc 2. Nhà toán học không thể đến đúng được
được đặt cách đó 100 (mét). được hay không? Em có nhận xét gì về khoảng vị trí mâm tiệc. Khoảng cách từ nhà toán
Tù trưởng nói: "Ông phải cách của nhà toán học tới vị trí mâm tiệc sau mỗi học tới vị trí của mâm tiệc giảm đi một
đứng ở đầu con đường, trong lần di chuyển? nửa so với lần di chuyển trước đó.
mỗi lần di chuyển, ông chỉ
được quyền đi 1 nửa quãng Như vậy nhà toán học chỉ có thể đến gần vị trí mâm
đường từ vị trí đang đứng tới tiệc chứ không thể đến đúng vị trí của mâm tiệc
vị trí mâm tiệc". Nhà toán được.
học giãy nảy: "Tôi sẽ không Giả sử gọi t 1 là thời gian di chuyển quãng đường
tham. Trò đùa này, ai học đầu tiên của nhà toán học (t 1> 0),....
toán mà chẳng biết, tôi chẳng
bao giờ ăn được cơm cả". Như vậy tổng thời gian di chuyển của nhà toán học
là t 1+ t 2 +….
Cứ mỗi lần di chuyển, nhà toán học sẽ tới một vị trí
mới cách mâm tiệc bằng một nửa khoảng cách
đứng trước đó. Do vậy mà nhà toán học luôn cách
vị trí mâm tiệc một khoảng xác định. Điều đó cũng
có nghĩa số lần di chuyển của ông là vô hạn và tổng
thời gian di chuyển của ông t 1+ t 2 +…. sẽ tiến tới
dương vô cực mà không bằng một giá trị cụ thể.
Tuy nhiên, trong thực tế ta có thể đi hết quãng
đường 100 (mét) trong một khoảng thời gian xác
định không?
Vậy việc cộng vô hạn các số hạng không thể tiến
hành như trên hữu hạn các số hạng ta đã từng học.

3
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
Giảng bài mới
2
I. Giới hạn hữu hạn của dãy số

Hỏi: a. Giải theo quy nạp toán học


1. Định nghĩa
a. Tìm công thức tổng quát của un . 1
Gọi: Vị trí mâm tiệc là điểm Ta được un = n .
2
gốc O của trục số; khoảng GV dán trục số đã biểu diễn 5 số hạng đầu của dãy.
cách từ nhà toán học tới Các điểm A 4 , A5 , … nằm trong khoảng từ
mâm tiệc là 1 đơn vị. 1
0 đến .
Gọi Ai là vị trí của nhà toán 8
học đang đứng sau lần di Có bao nhiêu điểm Ai nằm trong khoảng từ 0
chuyển thứ i. 1
đến ?
Gọi u1 là khoảng cách của 8
nhà toán học tới mâm tiệc Nếu ta thu nhỏ khoảng đang xét (vẫn chứa 0) thì
sau lần di chuyển đầu tiên,... có tồn tại điểm Ai nào hay không?
b. 15 phút
Như vậy ta có un là khoảng
b. Tìm các giá trị n để: +HS1:
cách của nhà toán học sau 1 1 1 1
lần di chuyển thứ n. + un nhỏ hơn un < ⇔ n<
2050 2050 2 2050
Khi đó (un ) là 1 dãy số. 1 ⇔ n<11,0014
+ un nhỏ hơn
10000 Các số hạng từ 1 đến 11 thì thỏa yêu cầu
đề bài.
Nhận xét: un có thể nhỏ tùy ý
HS2:
miễn là chọn được n đủ lớn.
1 1
| || |
|u n|= n < 2050
2

4
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
Định nghĩa: Ta nói dãy số ⇔ n>11,0014
( u n) có giới hạn là 0 khi n Kể từ số hạng thứ 12 trở đi.
dần tới vô cực, nếu |u n| có + n>16,6096. Kể từ số hạng thứ 17 thì
1
thể nhỏ hơn một số dương bé un < hay chỉ có 16 số hạng đầu của
tùy ý, kể từ một số hạng nào 10000
đó trở đi. dãy (u¿¿ n) ¿ nằm ở ngoài.
c. Nhận xét xem un thay đổi như thế nào khi n c.
Kí hiệu: n lim un hay u → 0
⟶+∞ n
càng lớn. Khi n càng lớn thì un càng nhỏ.
khi n →+∞ Dãy số ( u n) không có số hạng nào bằng 0 nhưng khi Giá trị un tỉ lệ nghịch với giá trị n.
n càng tăng, các phần tử của dãy số càng tập trung
gần 0. Ta nói dãy số ( u n) có giới hạn là 0 khi n dần
đến vô cực.
a. 10 phút
Ví dụ: Cho dãy số ( u n) với Đặt vấn đề: Phải chăng các số hạng của dãy số luôn
(−1 )n nằm về một phía so với điểm giới hạn?
un = 2 . (−1 )n
n u
Xét dãy số ( n) với un = 2 .
a.Biểu diễn 5 số hạng đầu n
của dãy ( u n) trên trục số. a.Biểu diễn 5 số hạng đầu của dãy ( u n) trên trục số.
b.Giới hạn của dãy số là bao b.Giới hạn của dãy số là bao nhiêu? b. Giới hạn của dãy số là 0.
nhiêu? c. Em có nhận xét gì về giá trị của các số hạng c. Có giá trị lớn hơn giá trị giới hạn, có giá
c. Em có nhận xét gì về giá trong dãy ( u n) so với giá trị giới hạn mà em tìm trị lại nhỏ hơn giá trị giới hạn.
trị của các số hạng trong được.
dãy ( u n) so với giới hạn mà Như vậy, không phải lúc nào giá trị lớn nhất (hoặc
em tìm được. nhỏ nhất) cũng là giới hạn của dãy.

5
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
Đặt vấn đề: Có phải dãy số nào cũng có giới hạn +HS1: Ta có
Định nghĩa 2:
bằng 0 hay không? Làm cách nào để ta tìm được 2n+ 1
Ta nói dãy số ( v n ) có giới giới hạn đó?
lim(
n →+∞ n
−2)
hạn là số a (hay v n dần về a) 2n+ 1−2 n 1
khi n →+∞, nếu
lim ( v n−a )=0.
¿ lim
n →+∞
( n )
= lim()
n→+ ∞ n

n →+∞
¿0
+HS2: Ta có 5 phút
Kí hiệu: nlim v n=a. hay 2n+ 1
→+∞
v n → a khi n →+∞.
lim(
n →+∞ n )
1
Ví dụ: Sử dụng định nghĩa
2 n+1 n→∞
( )
lim 2+ =2+0=2
n
để tính lim .
n →+∞ n

Chỉ phát biểu, không chứng minh. 5 phút


2. Một vài giới hạn đặc
biệt
1 1
a . lim =0; lim k =0 với
n →+∞ n n →+∞ n

k nguyên dương.

b. nlim qn=0 nếu |q|<1.


→+∞

c.Nếu un =c (c là hằng số)


thì lim u n=c .
n →+∞

6
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GIAN
Chú ý: Ta viết tắt nlim
→+∞
u n=a
thành lim un=a .
Như vậy, một dãy số có giới hạn hữu hạn a thì với
3 Củng cố kiến thức và kết
thúc bài một số n đủ lớn thì |u n−a| sẽ nhỏ hơn một số
dương bé tùy ý.
Giáo viên kể tiếp câu chuyện đầu bài
“Tới lượt bác nông dân được đưa ra với điều kiện
tương tự. Khi nghe tên tù trưởng giải thích luật 5 phút
chơi, mắt ông này sáng rực và bắt đầu di chuyển.
Tù trưởng ngạc nhiên hỏi: "Chẳng nhẽ nhà ngươi
không thấy là sẽ chẳng bao giờ đến tới chỗ mâm
tiệc hay sao?" Bác nông dân mỉm cười: "Ta không
tới tận chỗ mâm tiệc, nhưng ta có thể đến đủ gần để
ăn được "
Giao nhiệm vụ về nhà cho Bài tập 1,2 SGK trang 132.
4
học sinh
Mở rộng kiến thức Không.
5
Liên hệ đến môn học khác Không.
6
4. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội dung: ...................................................................................................................................
- Về phương pháp: ............................................................................................................................
- Về phương tiện: ..............................................................................................................................

7
THDT.K40.C1.N09 Giới hạn của dãy số
- Về thời gian: ...................................................................................................................................
- Về học sinh: ....................................................................................................................................
5. Tài liệu tham khảo (ghi rõ tên sách, NXB, năm XB, tên tác giả) :
[1] Đại số và Giải tích 11 Cơ bản, NXB Giáo Dục, Nhiều tác giả (Trần Văn Hạo chủ biên);
[2] Sách giáo viên Đại số và Giải tích 11 Cơ bản , NXB Giáo Dục, Nhiều tác giả (Trần Văn Hạo chủ biên);
[3] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11, NXB Giáo Dục, Nhiều tác giả (Nguyễn Thế Thạch chủ biên).
6. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này (phần này dành cho bài giảng có sử dụng CNTT):
- Tiết kiệm thời gian giảng dạy.
- Hình ảnh trực quan, dễ hình dung đối tượng.
Ngày......... tháng ..... năm 20......
HIỆU TRƯỞNG TTCM THÔNG QUA NGƯỜI SOẠN BÀI
(Ký tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like