You are on page 1of 10

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ : PHÉP TỊNH TIẾN (2 tiết)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
 Nhận biết được định nghĩa về phép tịnh tiến và tính chất bảo toàn khoảng cách giữa hai
điểm bất kì của phép tịnh tiến
 Nhận biết được biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
 Xác định được ảnh của điểm, đoạn thẳng, tam giác, đường tròn qua phép tịnh tiến.
2. Kỹ năng:
 Biết vận dụng biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến để xác định toạ độ ảnh của một điểm,
phương trình đường thẳng là ảnh của một đường thẳng cho trước qua một phép tịnh tiến.
3. Phẩm chât :
 Chăm chỉ, thái độ nghiêm túc trong lĩnh hội kiến thức mới.
 Tích cực, chủ động, trách nhiệm trong chiếm lĩnh kiến thức
 Trung thực trả lời các câu hỏi và học hỏi đồng đội
4. Định hướng phát triển năng lực:
 NLa - Năng lực tư duy và lập luận toán học : đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu và
tiếp cận các hoạt động bài học và trong thực tế.
 NLb – Năng lực mô hình hóa toán học : thiết lập được mô hình toán học gồm công thức,
hình vẽ để mô tả tình huống đặt ra trong bài toán thực tiễn
 NLc – Năng lực giải quyết vấn đề : xử lý tình huống và các vấn đề xảy ra và tìm ra giải
pháp hiệu quả nhất
 NLd - Năng lực hợp tác và giao tiếp toán học : kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.
 NLe - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: vận dụng kiến thức về phép tịnh
tiến để giải quyết một số bài toán thực tế.
II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU :
1. Giáo viên:
 Soạn giáo án bài học.
 Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu, một số hình ảnh về hoa văn trên
vải, hoa văn trang trí trong xây dựng, mô hình nhà của Nhật bản, thang máy di chuyển lên
xuống…
2. Học sinh:
 Chuẩn bị bài học trước ở nhà, sách giáo khoa, bút, thước kẻ, vở, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM :


HOẠT ĐỘNG 1 :KHỞI ĐỘNG (HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN BÀI HỌC) (5 phút)
- Mục tiêu : Học sinh nhận biết tình huống để đưa ra giải pháp
- Phương thức : Học sinh suy nghĩ tình huống do GV gợi ý và thảo luận tìm cách giải quyết tình
huống do GV đặt ra. GV theo dõi và hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác ( hoạt
động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống )
- Nội dung : Tình huống GV đặt ra cho học sinh
- Sản phẩm : HS rút ra kết luận cho bản thân mình khi gặp tình huống tương tự và biết cách giải quyết
vấn đề
- Kiểm tra đánh giá : Sản phẩm của HS
- Dự kiến hoạt động : Nếu HS không tìm được giải pháp thì động viên và gợi ý lắng nghe tham khảo
giải pháp của bạn và bổ sung (nếu muốn) cho hoàn thiện hơn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đưa ra tình huống là một bài toán Học sinh nhận biết tình huống và tham gia thảo
thực tế : luận để cùng đưa ra giải pháp
Cho hai xã nằm ở hai vị trí A và B cách nhau một Dự đoán là hs sẽ di chuyển vị trí MN dần cho đến
con sông (xem rằng hai bờ sông là hai đường khi có được tổng AM  BN ngắn nhất
thẳng song song) (hình bên dưới). Người ta dự
định xây 1 chiếc cầu MN bắc qua con sông ( cầu
phải vuông góc với bờ sông) và làm hai đoạn
đường dẫn từ A đến M và từ B đến N. Để tiết
kiệm chi phí nhân công, vật liệu và thời gian , em
hãy xác định vị trí chiếc cầu MN sao cho
AM  BN ngắn nhất

Giáo viên đưa đề nghị : Trong thực tế các kỹ


sư thiết kế phải có cách làm để tìm được điểm
M một cách nhanh và chính xác. Đó là cách
nào ?

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:
Thông qua tình huống thực tiễn, HS được trải nghiệm việc vận dụng các kiến thức về đường thẳng,
khoảng cách giữa hai điểm để giải quyết vấn đề đồng thời tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức mới để giải
quyết vấn đề tối ưu hơn.
Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng
lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện
toán học

HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI


(HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC)
- Mục tiêu : Học sinh nhận biết được định nghĩa về phép tịnh tiến và tính chất bảo toàn khoảng cách
giữa hai điểm bất kì của phép tịnh tiến. Nhận biết được biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến. Xác định
được ảnh của điểm, đoạn thẳng, tam giác, đường tròn qua phép tịnh tiến.
- Phương thức : GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt ( thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm kiến
thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra ( hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá
kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống )
- Nội dung : sách giáo khoa HÌNH HỌC lớp 11 trang 4
- Sản phẩm : HS lập bảng tóm tắt , hệ thống kiến thức cần đạt
- Kiểm tra đánh giá : Bảng tóm tắt kiến thức ( sơ đồ tư duy )
- Dự kiến hoạt động : Nếu HS không lập được bảng tóm tắt kiến thức thì GV động viên và gợi ý lắng
nghe tham khảo bảng tóm tắt của bạn và bổ sung (nếu muốn) cho hoàn thiện hơn, hoặc HS có thể nghe
GV gợi ý mẫu bảng tóm tắt và hs điền vào chỗ trống

2.1 Đơn vị kiến thức 1 (8 phút): ĐỊNH NGHĨA PHÉP TỊNH TIẾN.
a) Tiếp cận (khởi động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đưa ra tình huống là một bài toán
thực tế :
Người Nhật bản khi xây nhà, việc ngăn cách giữa Học sinh nhận biết tình huống và tham gia thảo
các phòng thường dùng cửa trượt, mục đích để đỡ luận để cùng đưa ra giải pháp
tốn thêm diện tích cho cánh cửa quay và dành Dự đoán là hs sẽ thấy tất cả các điểm cùng dịch

không gian cho các hoạt động khác. Khi đẩy một chuyển theo hướng của AB và có khoảng cách
cánh cửa trượt sao cho chốt cửa dịch chuyển từ vị bằng khoảng cách AB
trí A đến B, hãy nhận xét về sự dịch chuyển của
từng điểm trên cánh cửa.

- Giáo viên đánh giá và kết luận: Khi đẩy


một cánh cửa trượt sao cho chốt cửa dịch
chuyển từ vị trí A đến B, ta thấy từng điểm
trên cánh cửa dịch chuyển một đoạn bằng
AB và theo hướng từ A đến B. Khi đó ta
nói cánh cửa được tịnh tiến theo vectơ

AB .
- Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh tìm xem
trong cuộc sống xung quanh có vận dụng Học sinh suy nghĩ và phát biểu
nào giống như trên không ? Dự đoán hs sẽ trả lời : thang máy di chuyển lên
xuống, chuyển động thẳng đều của một vật, con
lăn di chuyển, hình in trên vải trang trí hoặc trong
xây dựng,…..

b) Hình thành kiến thức :


I. ĐỊNH NGHĨA

Trong mp v . Phép biến hình biến mỗi điểm M thành M sao
 cho
 
cho MM '  v được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ v .
Kí hiệu Tv .

Tv (M) = M  MM '  v

c) Thực hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Câu hỏi 1: Cho trước v , các điểm A, B, C. Hãy Câu hỏi 1: HS thực hiện các thao tác vẽ các điểm
xác định các điểm A, B, C là ảnh của A, B, C A ', B ', C ' là ảnh của A, B, C qua phép tịnh tiến
qua Tv ? 
theo v

 
Câu hỏi 2: Có nhận xét gì khi v = 0 ?  
Câu hỏi 2: Khi v  0 thì ảnh của điểm M sẽ là

Chú ý: Phép tịnh tiến theo vectơ – không là phép chính M


đồng nhất.

2.2 Đơn vị kiến thức 2 (12 phút): TÍNH CHẤT.


a) Tiếp cận (khởi động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho Tv (M) = M, Tv (N) = N. Có nhận xét gì về HS thực hiện các thao tác vẽ các điểm M ', N ' là
  
hai vectơ MM ' và NN ' ? ảnh của M , N qua phép tịnh tiến theo v và khi so
    
sánh MM ' với NN ' nhận thấy: MM '  NN '  v
b) Hình thành kiến thức :
II. TÍNH CHẤT 
v M’ N’
1. Tính chất 1:
  M N
Nếu Tv (M) = M, Tv (N) = N thì M ' N '  MN và từ đó suy ra
A’ C’
MN = MN.
A C
Hay, phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. B’

B
O’
R
O
R

c) Thực hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Câu hỏi 1: Qua phép tịnh tiến theo vectơ v , hãy Câu hỏi 1: HS thực hiện các thao tác vẽ đường

vẽ ảnh của đường thẳng d . thẳng d ' là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo v
Nhận xét gì về phương của d và d’? và nhận thấy d cùng phương với d’


Câu hỏi 2: Qua phép tịnh tiến theo vectơ v , hãy Câu hỏi 2: HS thực hiện các thao tác vẽ ảnh của
vẽ ảnh của đường tròn tâm O bán kính R. Nhận đường tròn tâm O bán kính R qua phép tịnh tiến

xét gì về bán kính của đường tròn ảnh ? theo v và nhận thấy hai đường tròn có bán kính
2. Tính chất 2: bằng nhau
Phép tịnh tiến biến đường thẳng  đường thẳng
song song hoặc trùng với nó, đoạn thẳng  đoạn
thẳng bằng nó, tam giác  tam giác bằng nó,
đường tròn  đường tròn có cùng bán kính.

2.3 Đơn vị kiến thức 3 (20 phút): BIỂU THỨC TỌA ĐỘ.
a) Tiếp cận (khởi động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 :Trong mặt phẳng Oxy, cho vectơ - HS thực hiện các thao tác vẽ hệ trục tọa độ Oxy

v  (a; b ) và điểm M ( x; y ) . Tìm toạ độ điểm M’ và điểm M ( x; y ) và tìm điểm M’ là ảnh của điểm

là ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ M qua phép tịnh tiến theo v  (a; b)

v
Câu hỏi 2 : Nhìn trên hệ trục Oxy hãy ghi tọa độ - HS thực hiện các thao tác ghi được tọa độ của
của điểm M’ điểm M '( x  a; y  b)
b) Hình thành kiến thức :
III. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ

Trong mp Oxy cho v = (a; b). Với mỗi điểm M (x; y) ta có M(x; y) là ảnh của M qua Tv

x '  x  a
Khi đó: 
y'  y b

c) Thực hành :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Câu hỏi 1: Cho v = (1; 2). Tìm toạ độ của M  là+ Chuyển giao: chia học sinh thành 3 nhóm để
ảnh của M  3; 1 qua Tv . giải quyết 3 câu hỏi sau
Câu hỏi 2: Trong mặt phẳng Oxy, hãy viết + Thực hiện: Học sinh thảo luận hoạt động theo
phương trình đường thẳng d’ là ảnh của đường nhóm trình bày sản phẩm vào bảng phụ. GV nhắc
thẳng d : 3x + 2y + 4 = 0 qua phép tịnh tiến theo
nhở học sinh trong việc tích cực xây dựng sản
véctơ u   2;1 .
phẩm nhóm.
Câu hỏi 3: Trong mặt phẳng Oxy, phép tịnh tiến
 + Báo cáo và thảo luận: các nhóm trình bày sản
theo véctơ u   3; 2  biến đường tròn (C): phẩm nhóm, các nhóm khác thảo luận, phản biện.

 x  1   y  2   9 thành đường tròn (C’). + Đánh giá, nhận xét và tổng hợp: Giáo viên đánh
2 2

giá và hoàn thiện.


Hãy viết phương trình của đường tròn (C’).

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:
Thông qua ví dụ thực tiễn, học sinh được trải nghiệm hình thành kiến thức mới. Qua quá tình trải
nghiệm, học sinh nắm được định nghĩa về phép tịnh tiến. Hiểu được phép tịnh tiến hoàn toàn được xác
định khi biết vectơ tịnh tiến. Biết được biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến. Hiểu được tính chất cơ bản
của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng
lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện
toán học

HOẠT ĐỘNG 3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(25 phút)
- Mục tiêu : Học sinh củng cố kiến thức đã học
- Phương thức : Học sinh thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV ( hoạt động phát triển năng
lực tự học, năng lực hợp tác giải quyết tình huống )
- Nội dung : 14 câu trắc nghiệm
- Sản phẩm : HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
- Kiểm tra đánh giá : Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS
- Dự kiến hoạt động : HS trả lời đúng 10/14 câu thì đạt yêu cầu, nếu HS trả lời đúng ít hơn 10 câu thì
thì động viên và gợi ý lắng nghe tham khảo câu trả lời của bạn và nêu thắc mắc nếu chưa hiểu
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
 
Câu 1. Trong mặt phẳng Oxy , cho v   a; b  . Giả sử phép tịnh tiến theo v biến điểm M  x; y 

thành M ’  x’; y’ . Ta có biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến theo vectơ v là
x '  x  a  x  x ' a  x ' b  x  a  x ' b  x  a
A.  . B.  . C.  . D.  .
y'  y b  y  y ' b  y ' a  y  b  y ' a  y  b

Câu 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , phép tịnh tiến theo vectơ v   1;3 biến điểm A  1, 2  thành
điểm nào trong các điểm sau?
A.  2;5  . B.  1;3 . C.  3; 4  . D.  –3; –4  .

Câu 3. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A  2;5  . Hỏi A là ảnh của điểm nào trong các điểm sau qua

phép tịnh tiến theo vectơ v   1; 2  ?
A.  3;1 . B.  1;3 . C.  4;7  . D.  2; 4  .

Câu 4. Trong mặt phẳng Oxy , cho phép biến hình f xác định như sau: Với mỗi M  x; y  ta có
M ’  f  M  sao cho M ’  x’; y’ thỏa mãn x’  x  2, y’  y – 3 .

A. f là phép tịnh tiến theo vectơ v   2;3 .

B. f là phép tịnh tiến theo vectơ v   2;3 .

C. f là phép tịnh tiến theo vectơ v   2; 3 .

D. f là phép tịnh tiến theo vectơ v   2; 3 .

Câu 5. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy , cho điểm M  –10;1 và M   3;8  . Phép tịnh tiến
 
theo vectơ v biến điểm M thành điểm M  , khi đó tọa độ của vectơ v là:
A.  –13;7  . B.  13; –7  . C.  13;7  . D.  –13; –7 

Câu 6. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông thành chính nó?
A. Không có. B. Một. C. Bốn. D. Vô số.

Câu 7. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?
A. Không có. B. Chỉ có một. C. Chỉ có hai. D. Vô số.
 
Câu 8. Giả sử qua phép tịnh tiến theo vectơ v  0 , đường thẳng d biến thành đường thẳng d ’ . Mệnh
đề nào sau đây sai?

A. d trùng d ’ khi v là vectơ chỉ phương của d.

B. d song song với d ’ khi v là vectơ chỉ phương của d.

C. d song song với d’ khi v không phải là vectơ chỉ phương của d .

D. d không bao giờ cắt d ’ .

Câu 9. Cho hai đường thẳng song song d và d ’ . Tất cả những phép tịnh tiến biến d thành d ’ là:
  
A. Các phép tịnh tiến theo v , với mọi vectơ v  0 không song song với vectơ chỉ phương
của d.
  
B. Các phép tịnh tiến theo v , với mọi vectơ v  0 vuông góc với vectơ chỉ phương của d .

C. Các phép tịnh tiến theo AA ' , trong đó hai điểm A và A’ tùy ý lần lượt nằm trên d và
d’ .
  
D. Các phép tịnh tiến theo v , với mọi vectơ v  0 tùy ý.

Câu 10. Cho phép tịnh tiến vectơ v biến A thành A’ và M thành M ’ . Khi đó:
       
A. AM   A ' M ' . B. AM  2 A ' M ' . C. AM  A ' M ' . D. 3 AM  2 A ' M ' .

Câu 11. Cho phép tịnh tiến Tu biến điểm M thành M 1 và phép tịnh tiến Tv biến M 1 thành M 2 .
A. Phép tịnh tiến Tu v biến M 1 thành M 2 .

B. Một phép đối xứng trục biến M thành M 2 .

C. Không thể khẳng định được có hay không một phép dời hình biến M thành M2.

D. Phép tịnh tiến Tu v biến M thành M 2 .

Trong mặt phẳng Oxy , ảnh của đường tròn:  x – 2    y –1  16 qua phép tịnh tiến theo
2 2
Câu 12.

vectơ v   1;3 là đường tròn có phương trình
A.  x – 2    y –1  16 . B.  x  2    y  1  16 .
2 2 2 2

C.  x – 3   y – 4   16 . D.  x  3   y  4   16 .
2 2 2 2


Câu 13. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy , cho phép tịnh tiến theo v   1;1 , phép tịnh tiến

theo v biến d : x –1  0 thành đường thẳng d  . Khi đó phương trình của d  là
A. x –1  0 . B. x – 2  0 . C. x – y – 2  0 . D. y – 2  0

Câu 14. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy , cho phép tịnh tiến theo v   –2; –1 , phép tịnh tiến

theo v biến parabol  P  : y  x thành parabol  P  . Khi đó phương trình của  P  là
2

A. y  x 2  4 x  5 . B. y  x 2  4 x – 5 . C. y  x 2  4 x  3 . D. y  x 2 – 4 x  5

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:
Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, học sinh được trải nghiệm vận dụng định nghĩa và biểu thức toạ
độ của phép tịnh tiến để tìm được ảnh của một điểm, ảnh của một vecto, ảnh của một đường thẳng, ảnh
của một đường tròn qua phép tịnh tiến theo một vecto.
Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng
lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện
toán học

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG THỰC TIỄN ( 15 phút)


- Mục tiêu : Học sinh củng cố kiến thức đã học
- Phương thức : Học sinh thảo luận trình bày giải pháp ( hoạt động phát triển năng lực tư duy và lập
luận toán học, , năng lực hợp tác giải quyết tình huống )
- Nội dung : Giải quyết tình huống giáo viên đưa ra trong thực tế
- Sản phẩm : HS đưa ra giải pháp
- Kiểm tra đánh giá : Các nhóm nhận xét giải pháp của nhau và giáo viên nhận xét chốt lại
- Dự kiến hoạt động : Nếu học sinh không trình bày được giải pháp GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS tìm giải
pháp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đưa ra tình huống là một bài toán Học sinh nhận biết tình huống và tham gia thảo
thực tế : Trong thực tế các kỹ sư thiết kế phải luận để cùng đưa ra giải pháp
có cách làm để tìm được điểm M một cách AM  BN ngắn nhất khi đường gấp khúc là
nhanh và chính xác. Đó là cách nào ? đường thẳng
Cho hai xã nằm ở hai vị trí A và B cách nhau một
con sông (xem rằng hai bờ sông là hai đường
thẳng song song) (hình bên dưới). Người ta dự
định xây 1 chiếc cầu MN bắc qua con sông ( cầu
phải vuông góc với bờ sông) và làm hai đoạn
đường dẫn từ A đến M và từ B đến N. Để tiết
kiệm chi phí nhân công, vật liệu và thời gian , em
hãy xác định vị trí chiếc cầu MN sao cho 
AM  BN ngắn nhất Ta thực hiện phép tịnh tiến theo véc tơ MN biến
điểm A thành A’ lúc này theo tính chất của phép
tịnh tiến thì AM = A’N vậy suy ra :
AM + NB = A’N +NB ≥ A’B.
Vậy AMNB ngắn nhất thì A’N+ NB ngắn nhất
khi đó ba điểm A’, N, B thẳng hàng
Như vậy cách các kỹ sư làm là:
-
Tịnh
 tiến điểm A thành A’ theo phép tịnh tiến
MN
- Nối B với A’ sẽ cắt bờ sông tại điểm N
- Từ N dựng cây cầu vuông góc qua sông tại điểm
M

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:
Thông qua tình huống thực tiễn, HS biết sử dụng các kiến thức về đường thẳng, khoảng cách giữa hai

điểm, phép tịnh tiến theo v để giải quyết vấn đề tối ưu hơn .
Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng
lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện
toán học

HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ (5 phút )
- Mục tiêu : Học sinh củng cố kiến thức đã học tìm hiểu kiến thức mở rộng
- Phương thức : GV hướng dẫn học sinh tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như internet,
sách tham khảo…tìm những ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận
dụng những kiến thức của bài học như trong đồ hoạ và trong một số vấn đề thực tiễn (ví dụ: tạo các
hoa văn, hình khối,di chuyển vật thể....). Gợi ý học sinh tìm hiểu về “ thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy
(trên google) và các thành tựu mà ông đạt được ( hoạt động phát triển năng lực tự học , năng lực tìm
tòi khám phá kiến thức mới )
- Nội dung : Thực hành giải bài tập sau
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho hai điểm A  5; 2  , C  1;0  . Biết B  Tu  A  , C  Tv  B  . Tìm tọa
 
độ của vectơ u  v để có thể thực hiện phép tịnh tiến Tu v biến điểm A thành điểm C.

- Sản phẩm : HS tự giải quyết


- Kiểm tra đánh giá : Tiết học sau giáo viên sẽ thu sản phẩm để xem và nhận xét
- Dự kiến hoạt động : Không có
- Thời lượng : Tại nhà

You might also like