You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI SƠ TUYỂN LAO ĐỘNG 2018

Câu 1: Trình bày công dụng, điều kiện làm việc, cấu tạo của xupáp. Phân tích
những hư hỏng thường gặp của xupáp?

+ Nhiệm vụ: Đóng, mở các lỗ hút, xả thông với phần không gian trong xi lanh theo một
quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ.
+ Điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo: Chịu nhiệt độ cao của buồng đốt đặc biệt là xupáp
xả, chịu lực ma sát khi đóng, mở. Xupáp nạp được làm mát tốt hơn xupáp xả.
+ Cấu tạo: Xu páp chia làm ba phần: Nấm (đầu xupáp ), thân và đuôi xupáp
a. Nấm xupáp:
+ Có dạng hình côn phía trên đỉnh làm phẳng hoặc lõm, mặt vát
của nấm tiếp xúc kín với mặt vát của đế xupáp, mặt côn có góc
vát thường 450 hay 300
+ Nấm xupáp có phần mép hình trụ có chiều dày đủ lớn để đảm
bảo bền và kích thước khi sửa chữa.
+ Nấm xupáp có các dạng:
- Dạng bằng: Đây là dạng thông dụng nhất, nó có
diện tích chịu nhiệt nhỏ, đơn giản dễ chế tạo (hình a).
- Dạng lồi: Có độ cứng vững cao, nhưng diện
tích chịu nhiệt lớn. Thường sử dụng cho xupáp
xả (hình b).
- Dạng lõm: Thuận lợi cho dòng khí nạp lưu thông,
nhưng có độ cứng kém và diện tích chịu nhiệt lớn.
Thường sử dụng cho xúp páp nạp (hình c).
b. Thân xupáp:
+ Có dạng hình trụ, gia công chính xác để lắp vào
bạc dẫn hướng với khe hở rất nhỏ.
+ Động cơ công suất lớn thân xupáp xả được làm
rỗng trong chứa bột Nátri để nhanh truyền nhiệt
làm mát
c. Đuôi xupáp:
Là phần nhận lực của cò mổ, có tiện rãnh tròn để lắp móng hãm cùng đế chặn lò xo.
Móng hãm được xẻ làm hai, mặt ngoài hình côn, đáy lớn ở trên. Mặt trong của đế đỡ lò xo
cũng là mặt côn ăn khớp với mặt ngoài của móng hãm bóp chặt hai phần móng hãm
ngàmvào rãnh.
+Hư hỏng thường gặp của xupáp:
- Bề mặt làm việc của nấm xupáp bị mòn, rỗ do ma sát,va đập, chịu nhiệt độ cao, chịu sói
mòn và ăn mòn hoá học của dòng khí, làm xupáp đóng không kín và giảm công suất động
cơ.
- Nấm xupáp bị nứt, vỡ, cháy do va đập, chịu nhiệt độ cao, xupáp đóng không kín, lò xo
yếu, ống dẫn hướng mòn, nước làm mát kém...
- Thân xupáp bị mòn do ma sát, bị cong, kẹt trong ống dẫn hướng do khe hở lắp ghép lớn,
nhớt bị cháy, nhiều muội than.
- Đuôi xupáp mòn do ma sát, va đập.

Câu 2:
-Điền chú thích (theo hình vẽ)
-Nêu định nghĩa các thuật ngữ cơ bản và thông số kỹ thuật của động cơ đốt trong?
1-đường ống nạp
2-Xupáp nạp
3-Bu-gi
4-Xupáp thải
5-đường ống thải
6-Xy-lanh
7-piston
8-Thanh truyền
9-Trực khuỷu
10-Chiều quay động cơ
11-Nắp máy

1. Điểm chết (ĐC)


Là các vị trí trong xylanh mà tại đó pittông
thay đổi hướng chuyển động. Có hai vị trí
điểm chết:
- Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí của đỉnh
pittông trong xylanh ở xa tâm trục khuỷu nhất.
- Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí của đỉnh
pittông piston trong xylanh ở gần tâm trục khuỷu nhất .
2. Hành trình (S)
Khoảng cách khi pittông chạy từ vị trí giới hạn này sang vị trí giới hạn kia được gọi là
hành trình pittông S:
S = 2R (R –bán kính quay của trục khuỷu).
3. Chu trình công tác
Là các quá trình liên tiếp nhau để biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.
4. Kỳ
Là một phần của chu trình công tác ứng với píttông chuyển động từ điểm chết này đến
điểm chết kia
5. Thể tích buồng cháy (Vc): Là thể tích phần không gian giới hạn bởi thành xi lanh, nắp
máy và đỉnh piston khi nó ở ĐCT.
6. Thể tích công tác (Vh): Là thể tích giới hạn bởi thành xylanh và các vị trí ĐCT, ĐCD
của piston (là thể tích phần không gian được giải thoát khi piston dịch chuyển từ ĐCT tới
ĐCD):
Trong đó:
D –đường kính xylanh(mm)
S –hành trình pittông(mm)
7. Thể tích toàn bộ xylanh (Va)
Va: thể tích toàn phần là thể tích của xilanh khi pittông nằm ở ĐCD.
Va= Vc + Vh (cm3, l)
8. Tỉ sô nén
Tỉ số nén ε - là tỉ số giữa thể tích toàn phần Va
và thể tích buồng cháy Vc:

ε
Tỉ số nén chỉ rõ : thể tích xylanh phía trên pittông bị giảm bao nhiêu lần, tức là bị ép nhỏ
bao nhiêu lần khi pittông đi từ ĐCD lên ĐCT.
9. Thể tích làm việc của động cơ (Ve): Là tổng thể tíchcông tác của các xylanh trong động
cơ Ve= i.Vh
Vh -Thể tích công tác của xy lanh
i -Số xylanh trong động cơ

Câu 3:
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của cơ cấu phối khí loại xupáp treo (theo
sơ đồ)
1. Ổ đặt xu páp
2. Xu páp
3. Bạc dẫn hướng
4. Lò xo
5. Đĩa tựa
6. Móng hãm
7. Đòn gánh
8. Trục đòn gánh
9. Vít điều chỉnh
10. Giá đỡ
11. Đũa đẩy
12. Con đội
13. Cam
14. Bánh răng
+ Nguyên lý làm việc:
-Khi phần cao của cam tác động: Con đội được chuyển động đi lên → đũa đẩy đi lên →
thông qua đòn gánh → lò xo 4 bị nén lại → xupáp chuyển động xuống phía dưới mở van
nạp ( xả), hút hỗn hợp hoặc không khí vào bu ồng đốt với xupap hút xả khí đã cháy v ới
xupap xả
- Khi phần cao của cam không tác động: thông qua con đội, đũa đẩy, đòn gánh, lò xo
bị giãn ra kéo xupáp trở lại vị trí đóng như ban đầu.
Câu 4:
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn (theo hình vẽ).
1. Các te; 2. Lưới lọc sơ;
3. Bơm dầu; 4. Van an toàn
bơm dầu; 5. Bầu lọc thô;
6. Van an toàn;
7. Đồng hồ chỉ áp suất dầu;
8. Đường dầu chính;
9. Đường dầu bôi trơn trục
khuỷu; 10. Đường dầu bôi trục
cam; 11. Đường dầu đi bôi trơn
giàn đòn gánh;
12. Bầu lọc tinh; 13. Đường
dầu về các te; 14. Que thăm
dầu; 15. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu;16. Két làm mát dầu; 17. Van an toàn.
* Hoạt động
Khi trục khuỷu quay, bơm dầu 3 được dẫn động, hút dầu từ cacte 1 qua phao lọc 2 và
đẩy dầu có áp suất qua bình lọc thô 5 tới đường dầu chính 8 trên thân máy. Từ đường dầu
chính, dầu có áp suất đi vào các lỗ khoan nhánh 9,10 và 11 trên thân máy tớicác rãnh dầu
trên bạc để bôi trơn cổ trục khuỷu, cổ trục cam, giàn cần bẩy vàsupáp. Dầu có áp suất sau
khi bôi trơn các bề mặt ma sát sẽ chảy ra khỏi các bề mặt này rồi tự chảy về cacte hoặc tiếp
tục bôi trơn nhỏ giọt cho các bề mặt khác như đuôi supáp, ống dẫn hướng supáp, mặt cam
và con đội.
Câu 5
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát trên ô tô
(theo hình vẽ).
1.Thân máy
2.Nắp xy lanh
3.Đường nước ra khỏi động cơ
4. ống dẫn nước
5.Van hằng nhiệt
6.Nắp đạy két nước
7.Két làm mát
8.Quạt gió
9.Puli
10.Ống nước nối tắt về bơm
11.Đường vào động cơ HỆ THỐNG LÀM MÁT DẦU TUẦN HOÀN CƯỠNG BỨC KÍN

12. Bơm nước


13.Két làm mát dầu; 14.Ống phân phối nước
Nguyên lý làm việc:
Nước làm mát có nhiệt độ thấp được bơm 12 hút từ bình chứa phía dưới của két nước 7
qua đường ống 11 rồi qua két 13 để làm mát dầu sau dó vào động cơ. Để phân phối nước
làm mát đồng đều cho mỗi xy lanh, nước sau khi bơm vào thân máy 1 chảy qua ống phân
hối 14 đúc sẵn trong thân máy. Sau khi làm mát xy lanh nước lên làm mát nắp máy rồi
theo đường ông 3 ra khỏi động cơ với nhiệt độ cao đến van hằng nhiệt 5.Khi van hằng
nhiệt mở (nhiệt độ khoảng 700 đến 800 C) nước qua van vào bình chứa ra két để giải nhiệt.
Nước có nhiệt độ thấp được bơm hút vào động cơ.
Câu 6:
-Trình bày nhiệm vụ, phân loại bơm thấp áp.
-Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của bơm thấp áp kiểu piston (theo hình
vẽ).
* Nhiệm vụ và phân loại
+ Nhiệm vụ
- Chuyển nhiên liệu từ thùng qua các bộ phận lọc vào rãnh hút của bơm cao áp
- Duy trì áp suất trong rãnh hút từ 0,8 -1,2 KG/cm2
+ Phân loại
-Bơm ALT kiểu pít tông
-Bơm ALT kiểu màng
-Bơm ALT kiểu bánh răng
*Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của bơm thấp áp kiểu piston (theo hình
vẽ).
1. Con đội
2. Cần đẩy
3. Van hút
4. Píttông bơm tay
5. Lò xo
6. Van đẩy
7. Píttông
8. Rãnh
9. Lò xo con đội
* Nguyên lý làm việc:
a. Hành trình chuyển tiếp:
Khi phần cao của cam lệch tâm tác động vào con đội cần đẩy đi lênpít tông 7 đi
lên, thể tích khoang A giảm, khoang B tăng, van hút đóng, van đẩy mở, nhiên liệu được
đẩy
từ khoang A sang khoang B.

b. Hành trình làm việc:


Khi phần cao của cam lệch tâm thôi tác động lên con đội lò xo 5 đẩy pít tông đi xuống,
van hút mở, van đẩy đóng, nhiên liệu từ thùng được hút vào khoang A, nhiên liệu từ
khoang B được đẩy lên bơm cao áp.
c. Hành trình treo bơm:
Khi bơm cao áp đủ nhiên liệu lò xo 5 đẩy pít tông đi xuống, nhiên liệu khoang B không
được đẩy đi làm áp suất khoang B tăng lên cân bằng với lực đẩy của lò xo, pít tông tức
thời đứng yên.
d. Bơm tay:
Khi bơm tay kéo pít tông 4 đi lên van hút mở, van đẩy đóng hút nhiên liệu từ thùng vào
bơm, khi đẩy pít tông 4 đi xuống van hút đóng, van đẩy mở, đẩy nhiên liệu lên bơm cao áp.
Câu 7:
- Điền chú thích và trình bày hoạt động của vòi phun nhiênliệu Diesel (theo hình vẽ)
1. Đường dẫn dầu vào
2. Thân bơm
3. Đai ốc hãm
4. Cối kim phun
5. Kim phun
6. Chốt đẩy
7. Lò xo
8. Vít điều chỉnh
9. Nắp chụp
10. Đường dầu hồi
* Nguyên lý làm việc:
Khi bơm cao ápcung cấp nhiên liệu áp suất cao theo ống cao áp theo đường dẫn 1 vào
vòi phun, tác động lên mặt côn kim phun, nén lòxo 7 lại, nâng kim phun lên mở lỗ phun,
nhiên liệu phun vào xi lanh. Khi bơm cao áp ngừng cung cấp nhiên liệu, lòxo 7 đẩykim
phun đi xuống đóng kín lỗ phun, nhiên liệu ngừng phun.
Nhiên liệu lọt qua khe hở giữa thân kim phun và cối kim phun theo đường dầu hồi chở
về bơm cao áp hoặc thùng chứa.
Câu 8:
Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ
xăng (theo hình vẽ)

* Nguyên tắc hoạt động.


Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng → bình lọc → bộ chế hoà khí. Không
khí → bình lọc không khí → bộ chế hoà khí, trộn với xăng thành hỗn hợp cháy → ống
hút→ xilanh. Khí đã cháy được xả ra ngoài qua ống xả và ống giảm âm
Câu 9:
Vẽ đồ thị và trình bày quy luật mài mòn của chi tiết chuyển động tương đối theo thời
gian.
* Sơ đồ
Các chi tiết khi sử dụng chuyển đ ộng tương đối với nhau như piston - xi lanh,
trục -bạc,.... Nó đều bị mài mòn tuân theo một qui luật giống nhau và được chia thành các
giai đoạn như hình 1

Đồ thị có trục tung thể hiện khe hở (mm), trục hoành thể hiện thời gian hoặc số Km xe đã
chạy; SLG khe hở lắp ghép ban đầu; SBĐ khe hở ban đầu sau khi chạy rà; SMax khe hở lớn
nhất cho phép.
Hình 1 để dễ nghiên cứu ta chỉ vẽ đồ thị qui luật mài mòn của một chi tiết, thực tế khi lắp
ghép hai chi tiết với nhau, khi chuyển động tương đối với nhau cả hai chi tiết sẽ bị mài
mòn nên khe hở sẽ tăng lên bằng tổng mài mòn của hai chi tiết.
* Giai đoạn mài hợp (giai đoạn chạy rà):Sau khi lắp ghép xong các chi tiết cókhe hở
gọi là khe hở lắp ghép. Ban đầu sau khi gia công xong bề mặt các chi tiết vẫn còn độ nhám,
soi kính hiểm vi bề mặt còn nhấp nhô như ở (hình 2), nên chưa đạt độ bóng theo yêu cầu.
Để đạt độ bóng cần phải chạy rà để các chi tiết nhẵn bóng. Trong đồ thị ứng với đoạn AB.
Giaiđoạn này tốc độ hao mòn lớn, nên đoạn AB dốc, thời gian chạy rà ngắn, ứng với thời
gian (t1). Sau khi chạy rà xong độ hở của chi tiết là SBĐ.
Chú ý:Giai đoạn chạy rà không cho các chi tiết làm việc với tải trọng lớn.
* Giai đoạn mài mòn ổn định ( Giai đoạn sử dụng):Giai đoạn này bề mặt
các chi tiết đã được chạy rà nhãn bóng, độ hở đúng với qui định nên tốc độ mài mòn ở
giai đoạn này nhỏ, thời gian sử dụng lâu, ứng với đoạn BC, thời gian t2 , độ dốc nhỏ, tức là
khe hở tăng chậm. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nói lên tuổi thọ của chi tiết, của máy,
nên ta cần tìm cách kéo dài giai đoạn này. Khi sử dụng nếu khe hở cặp chi tiết đã đạt đến
SMAX là khe hở cho phép làm việc lớn nhất, khi đó cần phải điều chỉnh, sửa chữa.
* Giai đoạn mài phá (Giai đoạn hư hỏng): Khi khe hở của cặp chi tiết đã đạt đến SMax,
nếu ta không điều chỉnh, sửa chữa mà vẫn tiếp tục sử dụng thì các chi tiết làm việc sinh ra
va đập, gây ra tiếng gõ làm các chi mài mòn, hư hỏng rất nhanh, ứng với thời gian t3, có thể
bị nứt, vỡ, gẫy xảy ra nguy hiểm, nên khi sử dụng đạt đến khe hở SMAX cần phải điều chỉnh,
sửa chữa.
Câu 10:
Điền chú thích và trình bày nguyên lý làm việc của động cơ Diesel 4 kỳ một xilanh
(không tăng áp).
1. Trục khuỷu
2. Tay biên
3. Pittông
4. Xi lanh
5. Cửa nạp
6. Xupáp nạp
7. Vòi phun
8. Xupáp xả
9. Cửa xả
10. Các te
Sơ đồ nguyên lý động cơ xăng 4 kỳ
* Nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ,1 xi lanh
Một chu trình làm việc của động cơ trải qua 4 kỳ (hút, ép nổ, xả) tương ứng với 4 hành
trình dịch chuyển của piston hay 2 vòng quay trục khuỷu:
-Kỳ hút
+ Supap hút: Mở
+ Supap xả: Đóng
+ Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD
+ Trục khuỷu quay: Từ 0 ÷1800
Không khí sạch được hút vào xy lanh qua supáp nạp do áp suất buồng đốt nhỏ hơn áp
suất không khí.
-Kỳ ép
+ Supáp hút: Đóng
+ Supáp xả: Đóng
+ Piston dịch chuyển: Từ ĐCD → ĐCT
+ Trục khuỷuquay: Từ 1800 ÷ 3600
Hỗn hợp đốt được nén lại trong buồng đốt.
-Kỳ nổ
Khi piston gần đến điểm chết trên cách điểm chết trên một khoảng tương ứng với một

góc quay s (góc phun sớm) của trục khuỷu thì vòi phun phun nhiên liệu, xảy ra cháy
trong xilanh.
+ Supáp hút: Đóng
+ Supáp xả: Đóng
+ Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD
+ Trục khuỷu quay: Từ 3600 ÷ 5400
-Kỳ xả
+ Piston: ĐCD → ĐCT
+ Trục khuỷu: 5400 ÷ 7200
+ Supáp hút: Đóng
+ Supáp xả: Mở
Sản phẩm cháy được xả ra ngoài qua supáp xả.

Câu 11:
-Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại bơm xăng.
-Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của bơm xăng cơ khí kiểu màng (theo
hình vẽ)
Nhiệm vụ
-Vận chuyển nhiên liệu từ thùng tới bộ chế hoà khí
-Tự động điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu tới bộ chế hoà khí
Phân loại
+ Bơm xăng cơ khí:
-Kiểu màng
-Kiểu bánh răng
-Kiểu pít tông
+ Bơm xăng điện
Yêu cầu
+ Nhiên liệu phải được vận chuyển một cách liên tục, đủ lưu lượng
+ Đảm bảo áp suất trong đường ống
+ Điều chỉnh được lượng nhiên liệu cung cấp ứng với từng chế độ làm việc của động cơ
* Nguyên lý hoạt động:Trong quá trình động cơ làm việc làm bơm xăng hoạt động thì bánh
lệch tâm luôn quay và tác động vào cần bơm, nên hoạt động của bơm xăng được chia thành
các trường hợp sau:
- Khi phần cao của bánh lệch tâm (1) tác động vào cần bơm (2) → màng bơm (5) đi
xuống→ buồng bơm (giới hạn bởi màng bơm và nắp bơm (6)): thể tích tăng (V ↑), áp suất
giảm (p↓ ) → van hút (7) mở, van đẩy (8) đóng → xăng được hút vào buồng
bơm.
- Khi phần thấp của bánh lệch tâm (1) tác động vào cần bơm (2) →lò xo hồi vị (9) đẩy
màng bơm (5) đi lên → buồng bơm: (V↓ ), (p↑) → van hút (7) đóng, van đẩy (8) mở →
xăng từ buồng bơm được đẩy lên buồng phao của bộ chế hoà khí.
Khi xăng trong buồng phao của bộ chế hoà khí (CHK) đầy → đường xăng tới CHK
đóng lại → buồng bơm có p↑ nhanh → tạo ra áp lực lớn, đến khi thắng sức căng lò xo (9)
→ van hút (7) đóng → bơm tạm ngừng cung cấp xăng. Khi mức xăng trong CHK giảm
xuống → mở đường xăng tới buồng bơm → bơm lại làm việc bình thường. Đây là chế độ
“tự động điều chỉnh mức nhiên liệu”của bơm xăng cơ khí kiểu màng, nó diễn ra trong thời
gian rất ngắn.
Khi động cơ không hoạt động mà buồng phao của bộ chế hòa khí chưa có nhiên liệu →
tác d ụng vào cần bơm tay → trục bơm (4) tác động vào cần (2) → màng bơm dịch chuyển
và thực hiện quá trình bơm xăng như khi động cơ làm việc. Khi ta ngừng tác động thì quá
trình bơm kết thúc. Đây gọi là chế độ “bơm tay”
Câu 12:
Trình bày nhiệm vụ, phân loại và phương pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanh động cơ.
* Nhiệm vụ
- Cùng với nắp xilanh và piston làm nhiệm vụ bao kín buồng đốt
-Tản nhiệt cho buồng đốt
-Dẫn hướng cho piston
* Phân loại
+ Xilanh liền
+ Xilanh rời (lót xilanh)
* Nội dung giám định xilanh:
a. Giám định bằng cảm giác: Bằng thị giác quan
sát các hiện tượng nứt vỡ, xước và hư hỏng bất
thường.
b.Giám định độ côn của xi lanh trong mặt phẳng
dọc.
AA: Độ côn = D1 - D3
BB: Độ côn = D1 - D3
Mặt phẳng AA đi qua đường tâm trục cơ.
Mặt phẳng BB vuông góc với đường tâm
tr ục cơ.
c. Giám định độ méo của xi lanh trong mặt cắt
ngang.
Mặt cắt ngang 1 có độ méo = DBB – DAA
Mặt cắt ngang 3 có độ méo = D BB - DAA
d. Giám định lượng hao mòn lớn nhất (max).
max= D1 - Do
e. Giám định khe hở giữa piston và xi lanh bằng panme đồng hồ so hoặc thước lá.
Độ hở = D2 - Dpiston
Dpiston: Đường kính phần dẫn hướng piston cách mép dưới 10 mm
* Phải giám định những nội dung trên vì:
Trong quá trình làm việc xilanh hư hỏng chủ yếu là hao mòn.
1. Hao mòn trong mặt phẳng ngang
-Tạo ra độ ô van (méo) ở c ùng một mặt cắt, với loại su páp đặt bên phía xi lanh đối diện
với cửa hút mòn nhiều hơn vì lu ồng hỗn hợp thổi vào kèm theo bột mài thổi mất lớp dầu
bôi trơn.
2. Hao mòn trong mặt phẳng dọc
- Tạo ra độ côn, vị trí hao mòn lớn nhất ứng với vị trí vòng găng hơi số 1 khi piston ở ĐCT
Với động cơ có số vòng quay lớn, vị trí hao mòn lớn nhất thấp hơn một chút
3. Nứt vỡ
-Do thay đổi nhiệt độ đột ngột
-Hao mòn xi lanh do bột mài rơi vào xi lanh.
-Do ăn mòn hoá học

Câu 13:
Điền chú thích, giải thích nhiệm vụ của các bộ phận và trình bày nguyên lý hoạt động của
hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel (theo hình vẽ).
* Sơ đồ nguyên lý:
1. Thùng nhiên liệu
2. Lọc thô
3. Bơm chuyển nhiên
liệu (bơm thấp áp)
4. Bơm cao áp
5. Lọc tinh nhiên liệu
6. Đường ống cao áp
7. Vòi phun

* Nguyên lý làm việc của hệ thống:


-Khi động cơ làm việc → bơm thấp áp (3) hoạt động → nhiên liệu từ thùng (1) → bình
lọc thô(2) → bình lọc tinh (5) và lọc sạch các cặn bẩn → bơm cao áp (4) → nhiên liệu
được nén với áp suất cao → ống dẫn cao áp(6) → vòi phun (7) → phun nhiên liệu tơi
sương vào không khí đã được nén trong xylanh.
-Nhiên liệu thừa:
+ Từ vòi phun (7) → ống dẫn → thùng (1).
+ Từ bơm cao áp (4) → đường dẫn nhiên →thùng.
- Không khí → bình lọc→ qua ống hút → xy lanh. Khí đã cháy→ ống xả, ống giảm âm→
ra ngoài.
Câu 14:
Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo và phương pháp kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu động cơ.
* Nhiệm vụ:
Nhận lực từ piston qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến thẳng của
piston thành chuyển động quay tròn của trục và truyền công suất ra ngoài.

* Cấu tạo:
Có dạng khúc khuỷu, gồm các phần chính: Cổ biên, cổ chính, má khuỷu, đối trọng,
đầu trục khuỷu, mặt bích lắp bánh đà.
- Cổ trục chính: (khuỷu ổ trượt chính)
+ Là phần trục nằm trên đường tâm của trục khuỷu được gia công chính xác và
mài bóng. Có khoan lỗ dầu từ ngoài vào và lỗ dầu thông với cổ biên qua má khuỷu.
+ Số cổ trục nhiều hơn cổ biên một cổ.
- Cổ biên( khuỷu thanh truyền)
+ Được gia công chính xác, mài bóng và được lắp ghép với đầu to thanh truyền.
Phía trong có hốc lọc dầu li tâm và đường dầu ra bôi trơn bạc biên.
+ Số lượng cổ biên bằng số xi lanh động cơ và được bố trí theo từng cặp.
+ Cách bố trí phụ thuộc vào thứ tự làm việc của động cơ.
+ Động cơ một hàng xi lanh mỗi cổ biên lắp với một thanh truyền.
+ Động cơ xi lanh bố trí theo kiểu chữ V: mỗi cổ biên lắp hai thanh truyền.
- Má khuỷu và đối trọng:
Cấu tạo trục khuỷu
+ Là phần nối giữa cổ biên và cổ chính, trên má khuỷu có bố trí đối trọng đối
diện với cổ biên để khử lực quán tính, khử mômen của các lực này lên các cổ
chính và chống rung động, mất cân bằng động khi động cơ làm việc.
+ Đối trọng thường được đúc liền với má khuỷu, động cơ lớn dúc rời và bắt chặt vào má
khuỷu bằng bu lông.

- Đầu trục khuỷu:


+ Có đường kính nhỏ hơn đường kính cổ chính và cổ biên. Trên đầu trục có xẻ
rãnh then để lắp cơ cấu dẫn động trục cam, bộ giảm chấn xoắn puli...Trên động
cơ cũ đầu trục khuỷu có lắp êcu răng sói để quay trục khuỷu bằng tay khi cần thiết.
+ Trong thân trục khuỷu có khoan những đường dầu để cấp dầu bôi trơn cho các cổ trục
và cổ biên.
- Mặt bích:
+ Phía đuôi trục khuỷu chế tạo thành mặt bích để lắp bánh đà. Tâm mặt bích có lỗ dẫn
hướng hoặc lỗ lắp vòng bi trục sơ cấp hộp số hoặc trục biến mô thuỷ lực. Ngoài ra phía
đuôi (trước bích) có bố trí phần ren hồi dầu có hướng xoắn ngược với chiều quay của động
cơ.
Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
a. Kiểm tra:
- Quan sát các vết rạn, nứt, cạo, xước, cháy, rỗ.
- Dùng pan me đo đường kính từng cổ trục mỗi cổ đo ở hai vị trí cách má khuỷu 510mm,
mỗi vị trí đo hai kích thước theo hai phương vuông góc. Xác định đường kính và so sánh
với kích thước tiêu chuẩn. Nếu nhỏ quá trị số cho phép phải mài lại theo cốt sửa
chữa mới.

- Xác định độ côn và ô van:


+ Độ ô van bằng hiệu hai đường kính: max - min đo trên cùng một tiết diện mặt cắt.
+ Độ côn bằng hiệu hai đường kính: max - min đo ở hai vị trí cùng một một đường
sinh. Độ côn, ô van cho phép: ≤ 0,03 mm.
- Kiểm tra độ cong:
+ Đặt trục trên khối chữ V, dùng đồng hồ so đặt ở cổ giữa, xoay trục một vòng,
chỉ số dao động của đồng hồ chia 2 cho ta độ cong của trục; độ cong cho phép: ≤ 0,03
mm.
- Kiểm tra độ đảo mặt bích: Đặt trục lên khối chữ V. Gá đuôi đồng hồ so tỳ
vuông góc vào mặt bích, sát mép ngoài. Xoay trục khuỷu một vòng, dao động kim
đồng hồ cho ta độ đảo mặt đầu; độ đảo cho phép: ≤ 0,05 mm.
- Kiểm tra khe hở bạc cổ chính:
+ Dùng phương pháp ép dải nhựa, tiến hành thực hiện như kiểm tra khe hở cổ
biên và bạc đầu to thanh truyền. Nếu trị số ngoài giá trị cho phép, cần xác định lại bằng
phương pháp đo, tính kích thước.
+ Lắp gối đỡ cổ trục chính vào vị trí, siết ốc đúng mômen quy định.
+ Dùng đồng hồ so đo đường kính lỗ bạc cổ trục chính.
+ Tính khe hở lắp ghép bằng hiệu hai đường kính đo được. Khe hở cho phép: 0,02 - 0,06;
tối đa: 0,1 mm.
- Kiểm tra khe hở dọc trục: Đẩy trục khuỷu sát về một phía, gá đồng hồ so vào đầu trục,
bẩy trục hết cỡ về phía ngược lại, trị số dao động của đồng hồ cho trị số khe hở. Khe
hở cho phép: 0,05  0,175 mm, tối đa: 0,30 mm.
- Kiểm tra độ găng bạc ổ trục chính: cánh kiểm tra giống như kiểm tra độ găng
bạc ở đầu to thanh thuyền. ), độ găng bạc cho phép 0,1 0,12 mm.
b. Sửa chữa:
-Nếu trục bị rạn, nứt phải thay mới.

a) b)
Đo khe hở dọc trục của trục khuỷu
- Đường kính cổ trục chính, cổ biên nhỏ hơn giới hạn cho phép phải thay mới.
- Cổ trục chính, cổ biên bị mòn côn và ô van  0,05 mm thì mài lại trên máy mài
chuyên dùng theo kích thước sửa chữa, mỗi cốt sửa chữa là 0,25 mm.
- Trục bị cong 0,05 mm phải nắn lại bằng máy ép thuỷ lực 20 tấn trở lên, tác
dụng lực từ từ vào cổ giữa theo phương ngược chiều cong. ép cong xuống quá 10
đến 15 lần độ cong của trục và chia thành nhiều lần ép để trục từ từ thẳng ra, ở
lần ép cuối cùng duy trì lực ép trong nhiều giờ nhằm để tạo ứng suất dư khử hết ứng
suất biến dạng ban đầu.
- Có thể nắn bằng phương pháp gõ tạo ra ứng suất dư: Phương pháp này sử dụng
đầu búa nhỏ dẫn động bằng điện, cho gõ liên tục vào má khuỷu theo chiều cong
ban đầu nhằm tạo ra ứng suất dư ngược với ứng suất biến dạng, do đó làm má
khuỷu và trục thẳng trở lại.
Sau một thời gian gõ, kiểm tra khoảng cách giữa hai má khuỷu phía trên và dưới
hoặc kiểm tra độ đồng tâm của cổ chính bằng đồng hồ so để xác định kết quả.
- Khe hở bạc và cổ trục chính lớn quá trị số cho phép thì thay bạc mới hoặc mài
lại cổ trục theo cốt sửa chữa và thay bạc cùng cốt. Mỗi cốt sửa chữa là 0,25 mm; 0,5 mm;
0,75 mm; 1,00 mm
- Khe hở dọc trục vượt quá trị số cho phép phải thay mới bạc chặn cổ chính có vai hoặc
thay căn dơ dọc.
- Mặt bích có độ đảo quá trị số cho phép phải tiện láng để khử độ đảo
Câu 15:
-Điền chú thích (theo sơ đồ).
-Trình bày nguyên lý hoạt động của bơm dầu kiểu bánh răng một cấp ăn khớp ngoài. Các
thông số nào của bơm ảnh hưởng đến áp suất dầu bôi trơn?
-Sơ đồ cấu tạo:
1. thân bơm
2. bánh răng bị động
3. rãnh giảm áp
4. bánh răng chủ động
5. đường dầu ra
6. đường dầu vào
7. đệm làm kín
8.nắp van điều chỉnh
9. tấm đệm điều chỉnh
10. lò xo
11. van bi
-Hoạt động:
Khi bánh răng chủ động 4 (được dẫn động từ trục khuỷu hay trục cam) quay làm bánh
răng bị động 2 ăn khớp với nó quay theo (hai bánh răng này quay ngược chiều nhau).
Dầu từ đường dầu áp thấp 6 được hai bánh răng bơm dầu guồng sang đường áp suất cao
5 theo chiều mũi tên. Để tránh hiện tượng ép dầu giữa các bánh răng của bánh răng 2 và
4 khi ăn khớp, trên mặt đầu của nắp bơm dầu có rãnh triệt áp 3.
Van an toàn gồm lò xo 10 và bi cầu 11. Khi áp suất trên đường ra vượt quá áp suất cho
phép, áp lực dầu thắng sức căng lò xo 10 mở bi 11 tạo ra một dòng chả ngược về đường
áp suất thấp.
-Các thông số của bơm ảnh hưởng đến lưu lượng và hiệu suất bơm:
+ Khe hở hướng kính giữa đỉnh răng với thân bơm
+ Khe hở hướng trục giữa mặt đầu bánh răng và nắp bơm
Thông thường các khe hở này không vượt quá 0,1mm.
Câu 16:
Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và phương pháp kiểm tra, sửa
chữa xéc măng.
Nhiệm vụ.
+ Vòng găng khí có nhiệm vụ làm kín khe hở giữa piston và xi lanh, không cho lọt khí
cháy xuống đáy các te và soa dầu bôi trơn.
+ Vòng găng dầu: gạt dầu về các te, ngăn không cho dầu bôi trơn sục lên buồng đốt.
+ Truyền nhiệt từ đầu piston ra thành xi lanh để làm mát piston.
Điều kiện làm việc:
Vòng găng làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt:
+ Chịu nhiệt độ cao và ăn mòn hoá học của khí cháy.
+ Chịu áp lực lớn và biến thiên làm vòng găng va đập với rãnh của vòng găng.
+ Chịu lực ma sát với thành xi lanh khi chuyển động và điều kiện bôi trơn kém
Vật liệu chế tạo:
-Vòng găng được chế tạo bằng gang hợp kim Niken,
môlíp đen...
-Mặt ngoài của vòng găng khí số 1 của một số động
cơ được mạ Crôm để tăng khả năng chống mài mòn.
-Kiểm tra khe hở cạnh
Lắp xéc măng vào rãnh piston và xoay tròn xécmăng nhẹ
nhàng trong rãnh piston. Xéc măng phải xoay tròn
nhẹ nhàng trong rãnh piston. Chọn căn lá có chiều
dày thích hợp đưa vào khe hở giữa xéc măng
và piston.
Khe hở tiêu chuẩn: 0,03 –0,08 mm
Khe hở tối đa cho phép: 0,20 mm
- Kiểm tra khe hở miệng xécmăng
Tháo xéc măng cần kiểm tra ra khỏi piston. Đặt xéc măng vào trong xilanh, dùng
piston đẩy cho xécmăng nằm phẳng trong xi lanh đúng vị trí quy định.
Chọn căn lá có chiều dày thích hợp đưa vào khe hở miệng của xécmăng, khe hở miệng của
xécmăng chính là chiều dày của căn lá đã chọn.
Khe hở tiêu chuẩn: xéc măng khí 0,15 –0,25 mm
Xéc măng dầu 0,13 –0,38 mm
Khe hở tối đa cho phép: xéc măngkhí 1,20 mm
Xéc măng dầu 0,98 mm
-Kiểm tra khe hở lưng
Dùng thước đo độ sâu để đo độ sâu của rãnh xéc măng, dùng panme để đo chiều rộng của
xécmăng, hiệu số kích thước đo được chính là khe hở lưng của xécmăng.

You might also like