You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đầu tư là hoạt động không thể thiếu trong các kế hoạch, định hướng phát triển
của doanh nghiệp, nó góp phần quyết định sự thành bại của các chiến lược kinh
doanh. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động đầu tư của Tổng công
ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) giai đoạn 2010-2020”, nhằm đi sâu nghiên
cứu, cũng như đánh giá hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu
Điện, phân tích thực trạng đầu tư cũng như kết quả đã đạt được, hạn chế còn tồn tại
từ đó đề xuất ra giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư tại PTI.
Luận văn hệ thống hóa và bổ sung thêm lý luận về hoạt động đầu tư bao gồm đầu
tư phát triển và đầu tư tài chính tại DNBH và xem xét tại Tổng công ty Cổ phần Bảo
hiểm Bưu Điện. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu
tư tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện, giúp phần vào sự phát triển của PTI
nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Đặc trưng của DNBH là có hoạt động đầu tư kinh doanh tài chính, chủ yếu
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của
kinh doanh bảo hiểm là dịch vụ tài chính đặc biệt và hoạt động kinh doanh trên
những rủi ro. Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là sự đảm bảo về mặt
tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm. Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu
kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra trước, doanh thu được thực hiện sau đó
mới phát sinh chi phí.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
- Đối tượng kinh doanh đa dạng
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệp vụ Bảo hiểm.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn gắn kết với hoạt động đầu tư.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và
các điều ước quốc tế có liên quan.
Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
Nội dung đầu tư phát triển của DNBH bao gồm:
- Đầu tư tài sản cố định
Tài sản cố định của DNBH: Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời
gian sử dụng trên 1 năm, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ
hao mòn. Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: xây lắp, tu sửa nhà văn
phòng và mua sắm máy móc thiết bị trong doanh nghiệp,... là những hoạt động đòi
hỏi vốn lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đàu tư.
- Đầu tư phát triển nhân lực
Nguồn nhân lực là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các DNBH.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến
hành các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp
ứng tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực
là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân trong
một xã hội nhất định. Nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới và tăng cường hoạt động marketing
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của DNBH. Để
tồn tại và phát triển cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, DNBH phải
đầu tư vào hoạt động này, không ngừng sáng tạo ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày một phát triển của thị trường, cũng như người tiêu dùng.
Nội dung đầu tư tài chính:
Đầu tư có thể bao gồm hình thức gửi tiền, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, với vị
thế kinh doanh chênh lệch giá và cho vay thế chấp. Kênh đầu tư dài hạn là kênh đầu
tư vào trái phiếu, cổ phiếu với vị thế cổ đông chiến lược. Trong đó đầu tư trái phiếu
là hình thức đầu tư dài hạn chủ yếu của DNBH phi nhân thọ.
Quản lý hoạt động đầu tư
- Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư bao gồm: xác định chủ trương đầu tư, lập
kế hoạch đầu tư. Xây dựng kế hoạch đầu tư, đảm bảo đầu tư đúng, đủ, phù hợp với
thực trạng hoạt động và điều kiện tài chính của doanh nghiệp.
- Quản lý quá trình thực hiện đầu:Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư;
Đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo đúng kế hoạch đầu tư.
- Quản lý quá trình tổ chức nghiệm thu kết quả đầu tư
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
Chỉ tiêu kết quả đầu tư
- Kết quả của hoạt động đầu tư TSCĐ: Giá trị tài sản cố định huy động, năng
lực phục vụ tăng thêm.
- Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Số lượng lao động tăng
thêm, chất lượng lao động tăng thêm.
- Kết quả của hoạt động đầu tư cho marketing: Số lượng hợp đồng, số lượng
sản phẩm, thị phần.
- Kết quả hoạt động đầu tư tài chính: Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính,
lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư: Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với
vốn đầu tư; Chỉ tiêu hệ số huy động tài sản cố định; Chỉ tiêu mức đóng góp cho
Ngân sách nhà nước tăng thêm; Chỉ tiêu số lao động có việc làm tăng thêm; Mức
thu nhập bình quân hay tiền lương của người lao động tăng thêm…

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm: Môi
trường pháp lí, kinh tế - xã hội; thị trường, đối thủ cạnh tranh; nguồn lực tài chính;
Năng lực, chiến lược kinh doanh; Cơ chế quản lý. Trong đó đối với DNBH thì nhân
tối thị trường là nhân tố quan trọng nhất.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2010 -2015

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) được được Bộ Tài chính
cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số
10/TC/GCN ngày 18/06/1998. PTI tổ chức thành 4 khối bao gồm khối kinh doanh,
khối nghiệp vụ, khối chức năng và khối đầu tư, được chia ra thành 16 ban.
Đặc điểm kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty Cổ
phần Bảo hiểm Bưu điện.

PTI hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, do vậy,
nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn hình thức đầu tư của của PTI chính
là nghĩa vụ tài chính đối với người được bảo hiểm. Các nghĩa vụ này được quy định
rất cụ thể trong các điều khoản đã ký trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu không có sự
ràng buộc đã cam kết thì theo nguyên lý đầu tư, nguồn vốn đầu tư sẽ chảy vào
những hình thức đầu tư có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn để đầu tư của PTI,
ngoài phần vốn chủ sở hữu còn có phần vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ, phần vốn
này luôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng mục đích chính của quỹ là để thực hiện cam kết
của PTI với bên mua khi họ gặp rủi ro được bảo hiểm, mà các rủi ro này lại xảy ra
trong tương lai nên thường không chắc chắn về thời gian cũng như số tiền phải bồi
thường hay chi trả bảo hiểm. Do vậy, đối với quỹ này PTI phải đầu tư một tỷ lệ
đáng kể vào những tài sản ngắn hạn, có tính thanh khoản cao.

Thực trạng hoạt động đầu tư của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
giai đoạn 2010-2015.

Lượng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2014 không có sự tăng đột biến, hoạt động
đầu tư vẫn diễn ra theo trình tự. Năm 2015 số vốn đầu tư phát triển biến động mạnh,
mang tính chất đột biến với số vốn đầu tư trong năm 2014 là 1.498.802 triệu đồng
năm 2015 tăng trưởng 83,8% lên 2.755.049 triệu đồng là do PTI tăng vốn điều lệ
trong năm 2015 từ 503.957 lên 803.957 triệu đồng.
Đầu tư phát triển
- Đầu tư xây dựng cơ bản của PTI.
+ Nhà cửa, vật kiến trúc (văn phòng): trong giai đoạn 2010-2012 PTI tăng
cường vốn đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm cải thiện hệ thống văn phòng làm việc
với số vốn đầu tư tăng trưởng nhanh chóng đạt mức cao nhất trong năm 2013 là
6.657 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2010 là 58,01%. Giai đoạn 2013- 2015 với
hệ thống văn phòng đã ổn định, hầu như PTI không đầu tư cho khu vực văn phòng.
+ Chi phí xây dựng cơ bản: PTI đầu tư phần vốn chính tập trung cho hoạt
động xây dựng cơ bản, với số vốn đầu tư không ngừng gia tăng qua các năm, giai
đoạn 2011-2015 nguồn vốn đầu tư tăng mạnh so với thời gian trước năm 2010, số
vốn đầu tư năm 2011 tăng trên 300% , các năm sau tăng hơn 500%, 600% so với
thời điểm trước. Việc vốn đầu tư tăng nhanh trong giai đoạn này là do vốn đầu tư
vào việc mua hai sàn bất động sản là Handico 6 và Thương mại Thủy Lợi 4.
Số vốn đầu tư vào quyền sử dụng đất đạt 44.795 triệu đồng được duy trì suốt
trong giai đoạn 2011-2015 là do PTI mua 909,8 m2 quyền sử dụng đất lâu dài tại
Hòa Phú, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
+ Đầu tư phương tiện vận tải: năm 2010 số vốn đầu tư cho hoạt động này đạt
17.845 triệu đồng, đến năm 2015 con số này lên đến 23.068 triệu đồng. Việc mua
sắm phương tiện vận chuyển giúp phục vụ tốt hơn cán bộ công nhân viên.
+ Đầu tư thiết bị, dụng cụ quản lý: Tăng trong giai đoạn 2010-2012, năm
2013 hầu hết các thiết bị của PTI không đủ tiêu chuẩn hình thành tài sản cố định
nên khoản mục này chỉ còn đạt 2001 triệu đồng trong năm 2013.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Lượng vốn PTI đã dành cho hoạt động này tăng từ 4.411 triệu động trong
năm 2010 lên thành 17.537 triệu đồng trong năm 2015 với tỷ trọng chiếm 7,44%
tổng vốn đầu tư. Việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hướng đi đúng
đắn trong tương lai, PTI nhận thức được rằng muốn có sức mạnh phát triển thì cần
phải có một đội ngũ lao động có trình độ cao thỏa mãn được yêu cầu công việc,
nâng cao năng suất lao động.
- Đầu tư hoạt động marketing
Đầu tư cho hoạt động marketing chiếm tỷ trọng 8,6% trong năm 2015 với số
tiền đầu tư là 20.267 triệu đồng. Số tiền đầu tư được tăng trưởng do PTI đầu tư
nghiên cứu cho sản phẩm mới với nghiệp vụ bảo hiểm ô tô và bảo hiểm chăm sóc
sức khỏe, bảo hiểm hỏa hoạn, xây dựng công trình, đóng gói các sản phẩm dành
riêng cho các kênh bán hàng chuyên biệt như kênh ngân hàng, kênh VNPost, đồng
thời đầu tư quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Đầu tư tài chính

Qua bảng số liệu trên cho thấy phần lớn vốn đầu tư tập trung vào đầu tư
tài chính ngắn hạn và có sự tăng đột biến trong năm 2015 với số vốn đầu tư lên
đến 2.002.798 triệu đồng đạt 76,74% trong tổng vốn đầu tư. Sự gia tăng đột
biến này là do số tiền đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã gia tăng từ 892.722
triệu đồng năm 2014 lên thành 2.141.410 triệu đồng trong năm 2015 chủ yếu
tập trung vào khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm: Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi, ủy
thác quản lý danh mục đầu tư. Phần lớn tập trung vào đầu tư ngắn hạn bằng tiền gửi
ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm.
- Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết,
các đầu tư dài hạn khác.
Kết quả đầu tư phát triển của PTI
Trong cả giai đoạn 2010-2015 tổng giá trị tài sản cố định huy động được là
132.404 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2010-2015 PTI đã có mở rộng văn phòng
trụ sở chính từ 610m2 lên 1220m2, mở rộng thêm 15 văn phòng cho 15 công ty
thành viên mới thành lập; mua mới 2 chiếc xe Ford Transit 16 chỗ, 2 xe fortuner, 4
xe Camry và 2 Camry 2.0; tổ chức 50 khóa học cả về nghiệp vụ và kỹ năng mềm;
đầu tư quảng cáo, nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới.
Kết quả đầu tư tài chính của PTI
Giai đoạn 2011-2013 doanh thu giảm tương ứng 4,37%, 15,45% và 8,43%.
Việc sụt giảm doanh thu chủ yếu là do giai đoạn 2011-2013 là thời điểm kinh tế thế
giới có diễn biến phức tạp bất ổn ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam mọi hoạt động
đầu tư đều rơi vào tình trạng suy thoái so với giai đoạn trước.
Hiệu quả đầu tư của PTI
Được thể hiện ở các chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư, lợi nhuận
tăng thêm trên vốn đầu tư, thu nhập người lao động tăng thêm trên vốn đầu tư, hệ số
huy động tài sản cố định.
Việc tăng cường hoạt động đầu tư phát triển đã góp phần mang lại cho PTI khối
lượng doanh thu ngày càng tăng lên từ con số 686.511 triệu đồng vào năm 2010,
đến năm 2015 tăng gấp 3,3 lần lên tới 2.276.911 triệu đồng.
Thu nhập bình quân tháng của lao động trong công ty ngày càng tăng qua các
năm. Năm 2010 thu nhập bình quân tháng mới chỉ có 7 triệu đồng thì đến năm 2015
đã tăng lên 12 triệu đồng.
Hạn chế: Phân bổ vốn đầu tư phát triển chưa hợp lý, kết quả đầu tư chưa cao
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn
chưa phù hợp với pháp luật liên quan; thông tin từ thị trường chứng khoán không
minh bạch; Kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi; Các công cụ của thị trường tài
chính còn rất hạn chế về số lượng, kỳ hạn và chủng loại.
Nguyên nhân chủ quan: Trong những năm qua dù hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng trưởng chưa bên vững; Khâu lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư
vẫn chưa linh hoạt. Ban đầu tư hạch toán phụ thuộc; việc sử dụng các quỹ và nguồn
dự phòng bảo hiểm phải đảm bảo các quy trình xét duyệt; Nguồn nhân lực đáp ứng
đủ tiêu chuẩn để thẩm định tốt các dự án đầu tư chưa nhiều, số lượng còn hạn chế so
với quy mô hoạt động đầu tư của PTI.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
BƯU ĐIỆN ĐẾN NĂM 2020

Định hướng đầu tư của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đến năm
2020
Định hướng phát triển đã được hoạch định của PTI đến nay và tầm nhìn đến
năm 2020 là:
+ Công ty bán lẻ hàng đầu thị trường Việt Nam.
+ Top 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
+ Top 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
+ Là công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất.
+ Mở rộng thị trường tại các nước Đông Nam Á.
+ Số 1 về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
+ Tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
Từ định hướng phát triển đến 2020, PTI xây dựng kế hoạch kinh doanh và
định hướng đầu tư sau:
Định hướng đầu tư phát triển: Thực hiện “chiến lược kinh doanh hiệu quả”
để phát triển bền vững; Tập trung vào phân khúc bán lẻ với các nghiệp vụ bảo hiểm
truyền thống; Tập trung mạnh vào phát triển các kênh phân phối; Tích cực triển
khai để hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý khách hàng; phát triển nguồn
nhân lực.
Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bưu Điện đến năm 2020
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp
- Quản lý danh mục đầu tư
- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động Marketing mà mở rộng thị trường

Kiến nghị: Chính phủ cần tạo điều kiện để các chủ thể trên thị trường có thể hoạt
động dễ dàng; Nâng cao vai trò của mình trong việc hỗ trợ các DNBH trong nước
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH trong bối cảnh thị trường bảo
hiểm Việt Nam sắp được mở hoàn toàn.

You might also like