You are on page 1of 12

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHỞI

NGHIỆP CHO SINH VIÊN


Lương Quốc Hải1, HQ6-GE10
Nguyễn Hoàng Phúc, HQ6-GE10
Nguyễn Minh Hiếu,HQ6-GE08
Nguyễn Võ Bin, HQ6-GE10
Đỗ Thanh Bình, HQ6-GE10

Tóm tắt
“Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi
một quốc gia, và điều này đã được xác nhận tại Việt Nam”(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).Phong
trào hướng dẫn sinh viên khởi nghiệp đang được thực hiện rộng rãi trong nhiều trường đại học và
cơ sở đào tạo. Khởi nghiệp khi còn là SV có thể không phải là con đường của số đông SV, nhưng
chính môi trường giáo dục khai phóng của trường học sẽ là nơi thúc đẩy cho những sáng tạo - yếu
tố rất cần cho khởi nghiệp. Để có những kiến thức phục vụ cho việc khởi nghiệp của sinh viên, nên
tác giả sẽ đưa ra những thực trạng và những định hướng khởi nghiệp cho sinh viên.

Từ khóa: Thực trạng, định hướng, khởi nghiệp, sinh viên, start-up

1.Đặt vấn đề
Khởi nghiệp là một định chế con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những
sản phẩm mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn (Eric Ries, 2011). các trường
đại học từ lâu vẫn luôn được xem là cái nôi khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ, là một chủ thể
vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên, kết nối doanh nghiệp và nhà trường
trong đào tạo là những giải pháp quan trọng để giảm thiểu thực trạng rất ít sinh viên ra
trường có khả năng sớm tiếp cận công việc. Hầu hết sinh viên đều thiếu các yếu tố cơ bản
để có thể khởi nghiệp như vốn, con người, kỹ năng. Thứ duy nhất họ có là nhiệt tình và
sáng tạo.Chính vì thế môi trường đại học là môi trường thực nghiệm  giúp sinh viên nâng
cao kỹ năng, nhận thức và văn hoá để có thể trưởng thành hơn sau khi tốt nghiệp, khi tham
gia môi trường doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

1
Lqhai.952014@gmail.com
1
Nghiên cứu định tính: Được thực hiê ̣n để tìm hiểu tổng quan về khời nghiệp sinh viên Đại
học Ngân Hàng. Trong nghiên cứu này em đã thực hiê ̣n:

Mẫu khảo sát: 400 sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh

+ Hình thức thực hiê ̣n: Lập bảng khảo sát

+Thời gian khảo sát: 1 ngày

Phương pháp phân tích dữ liê ̣u:

+Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Ngân Hàng

+Phương pháp chọn mẫu: Đối tượng nghiên cứu sinh viên năm 1, 2, 3, 4 Trường Đại học
Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh

2. Cơ sở lý thuyết
Khởi nghiệp là từ Hán Việt đã có từ rất lâu nay, “khởi” có nghĩa là khởi đầu, khởi
nguồn, là bắt đầu, xây dựng lên cái gì đó. “Nghiệp” là sự nghiệp, công việc. Như vậy, khởi
nghiệp là một động từ thể hiện sự bắt đầu một sự nghiệp của mỗi cá nhân. Thời hiện đại,
khởi nghiệp đôi khi được nói trong nghĩa hẹp hơn là bắt đầu sự nghiệp nhưng bằng cách
tạo dựng doanh nghiệp và làm chủ doanh nghiệp đó, sinh lời từ sản phẩm, dịch vụ công ty.

Cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp là: Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh; thái độ
chấp nhận rủi ro; và ý tưởngtđổi mới – sáng tạo. Không phải ai khởi nghiệp cũng thành
công.

Một trường phái chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng khởi nghiệp đối với thanh
tniên- sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế và trường phái còn lại thì nghiên cứu cả tổng
thể những cá nhân và tập thể, tổ chức có khả năng khởi nghiệp ở tất cả các khối ngành.

Theo Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp
cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp thanh niên - sinh viên chứ không nên chỉ tập trung
vào sinh viên chuyên ngành kinh tế. Theo ý kiến của giáo sư Hynes, “nếu như thực hiện
các nghiên cứu đánh giá chung cho cả sinh viên kinh tế và sinh viên khối ngành kỹ thuật
thì có thể sẽ phát hiện được những điều tương đồng và khác biệt giữa 02 nhóm đối tượng
đó về tiềm năng khởi nghiệp của mỗi nhóm đối tượng”.

Scott vào năm 1988 đã kết luận rằng “những đứa trẻ có tiềm năng khởi nghiệp
tthường làm việcttrong công ty của gia đình từ khi còntnhỏ” Scotttđã khảng định rằng sự
2
ttác động của cha mẹ đến tiềm năng khởi nghiệp của cá nhân gồm 2 phần: vai trò ảnh
thưởng và vai trò người cung cấp nguồn lực để khởi nghiệp.

Reynolds đã dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đó và tiến hành đề tài của mình
vào năm 1997. Ông đã đi đến kết luận rằng “sự ảnh hưởng tích cực của gia đình, trình độ
học vấn cao, nhu cầu thành đạt cao, khả năng chấp nhận rủi ro cao và có xu hướng đổi mới
là những nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của nam giới từ độ tuổi 25 đến 40
tuổi”. 

Đối với nhóm các yếu tố tính cách cá nhân, có 2 cách nghiên cứu đang được các nhà
nghiên cứu tiến hành. hứ nhất, người nghiên cứu chỉ xem xét tác động của một yếu tốt tính
cách cá nhân. Cáchtcòn lại, người nghiên cứutxem tác động tổng hợp của một nhóm các
yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp.

3. Kết quả nghiên cứu thực trạng khởi nghiệp của sinh viên.

Theo “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” của Bộ Giáo dục và Đào ạo
được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025, 70% các trường cao đẳng, trường
trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Cụ thể, đến năm 2020, 100% các
rường đại học, học viện, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công
tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; có ít nhất 90% học sinh, sinh viên được trang bị
kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 66,6% sinh viên Việt Nam hiện
chưa hề biết các hoạt đô ̣ng khởi nghiê ̣p

Đó là số liệu của một khảo sát. Số lượng sinh viên biết đến các chương trình khởi
nghiê ̣p chỉ đạt 33,4% và thực tế số lượng sinh viên hàng năm tham gia các chương trình
khởi nghiê ̣p do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xướng chỉ đạt
0.016%.

Nhiều chuyên gia đánh giá tỷ lệ khởi nghiệp ở sinh viên còn thấp, phần lớn sinh
viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào các
doanh nghiệp đang hoạttđộng, chỉ có một số ít muốn khởi nghiệp bằng việc tự kinh doanh.

Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của sinh viên, nhiều ý
kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp ứng được

3
nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào lý thuyết, chưa đề
cao tính thực hành và kiến thức thực tiễn.

Trên thị trường cũng đang thiếu những đơn vị đào tạo về khởi nghiệp dành cho sinh
viên đại học và các dịch vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp. Do đó, nhiều sinh viên hiện nay
thiếu kiến thức, thiếu tự tin và thiếu tầm nhìn cần thiết để có thể bắt tay khởi nghiệp kinh
doanh.

Những lý do này đã dẫn đến thực tế, mỗi năm có khoảng 400.000 sinh viên tốt
nghiệp, nhưng có đến 225.000 sinh viên không tìm được việc làm. Theo số liệu khảo sát tại
1.500 doanh nghiệp khởi nghiệp của Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia, hầu hết sinh viên mới
tốt nghiệp trong nước chưa đáp ứng được kỳ vọng của hoạt động khởi nghiệp.

Đã nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức, ý định và hành vi khởi
nghiệp của sinh viên Việt Nam thông qua việc khảo sát 400 sinh viên đã từng khởi nghiệp
tại trường đại học Ngân hàng TP.HCM.
Mục tiêu của nghiên cứu này mở rộng lý thuyết sự kiện kinh doanh (EEM) bằng
việc đưa vào mô hình yếu tố ý định hành động. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này
đều có tác động dương đến hành vi khởi nghiệp.
Khởi nghiệp là một lĩnh vực luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu vì sự phát
triển nền kinh tế quốc gia. Việc gia tăng được số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế
luôn là mối bận tâm chính của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các học giả với
hai lý do. Một là, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế; hai là, giảm thất nghiệp, đặc biệt với sinh
viên mới ra trường tại các nước đang phát triển. Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường
mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn làm giàu, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định
khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp ở mức cao.
Tuy nhiên, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt nhất
định. Tại nhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Trong
khi đó, nhận thức tại Việt Nam lại có phần nghiêng về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem
như là một lựa chọn nghề nghiệp. Mặc dù nhận thức về khởi nghiệp ở độ tuổi 18-36 là khá
cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại không tương xứng. Nhận thức khởi nghiệp của sinh viên
có ảnh hưởng như thế nào đến ý định và cuối cùng đến hành vi khởi nghiệp thực sự của
họ?
Nghiên cứu này nhằm kiểm định vai trò của nhận thức khởi nghiệp đến ý định và
hành vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam thông qua việc khảo sát sinh viên năm cuối
4
các trường Đại học Ngân Hàng với 3 đóng góp mới: kiểm định vai trò của yếu tố nhận thức
(nhận thức khả thi và nhận thức mong muốn) đến ý định (mục tiêu, hành động) và hành vi
khởi nghiệp; kiểm định tác động của yếu tố ý định mục tiêu đến ý định hành động; đánh
giá mức độ tác động của ý định khởi nghiệp (mục tiêu và hành động) đến hành vi khởi
nghiệp.
Kết quả nghiên cứu kiểm chứng được vai trò quan trọng của nhận thức khả thi đến ý
định khởi nghiệp (ý định mục tiêu và ý định hành động) của sinh viên Việt Nam. Khẳng
định lại vai trò quan trọng của ý định mục tiêu và ý định hành động trong mối quan hệ giữa
nhận thức và hành vi khởi nghiệp, trong đó yếu tố trung gian ý định hành động được đưa
vào mô hình có ý nghĩa thống kê (mối quan hệ mới chưa được kiểm định tại Việt Nam),
góp phần phát triển lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Krueger và cộng sự (2000).
Yếu tố ý định hành động được xem là yếu tố có hiệu quả đối với việc thúc đẩy hành vi khởi
nghiệp. Nó nhấn mạnh từ dạng tâm trí (ý định mục tiêu) chuyển sang ý định hành động
nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đã định hướng trước đó. Từ đó giúp nhà khởi nghiệp tiềm
năng kiên trì với ý định khởi nghiệp.
Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của Schlaegel và Koenig, 2014
được kiểm định tại các nước phương Tây, cho rằng yếu tố nhận thức mong muốn (khả năng
nhận thức cơ hội của nhà khởi nghiệp) có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý
định hơn là so với yếu tố nhận thức khả thi (nhận thức năng lực của nhà khởi nghiệp).
Schlaegel và Koenig  nhận định rằng có thể tại các nước phương Đông nhận thức khả thi sẽ
quan trọng hơn so với nhận thức mong muốn và đề nghị kiểm định lại mối quan hệ này.
Trong khi đó, kết quả của nghiên cứu khảo sát 400 sinh viên tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh và kết quả 356 sinh viên tham gia, trong đó: 214 sinh viên cho rằng nhận thức
khả thi là đúng đắn, 142 sinh viên cho rằng nhận thức mong muốn. Khảo sát này (tại Việt
Nam) lại cho thấy nhận thức khả thi có tác động rất mạnh đến ý định (cả mục tiêu và hành
động) và hành vi khởi nghiệp.

Yếu tố quyết định mục tiêu và hành động khởi nghiệp sinh viên

Nhận thức khả thi

Nhận thức mong muốn

0 50 100 150 200 250

Số sinh viên lựa chọn yếu tố quyết định khởi nghiệp

5
Nguồn: Kết quả khảo sát từ 400 sinh viên năm 2020

3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

3.1.1. Chuẩn mực xã hội (Social Norms)

Chuẩn mực xã hội là cảm nhận áp lực, mức độ quan tâm xã hội để đi đến hành vi
quyết định kinh doanh hay không (Liñán & ctg, 2005). Còn Krueger & Brazeal (1994) cho
rằng chuẩn mực xã hội là cảm nhận của chúng ta về tầm quan trọng của việc trở thành
doanh nhân..

Vì vậy, chuẩntmực xã hộitsẽtđịnhthướng ý định khởi nghiệp, suy nghĩ và hành vi của một
cá nhân.tNó là tác động tâmtlý đối với hành vi của con người và giúp contngười suy xét để
đi đến quyết địnhtnào đó. Những sự cổ vũ, lờitđộng viên hay những ý kiếntphản bác, chê
trách từ xãthội sẽtlàmtgia tăngthay giảm sút ý định khởi nghiệp.

Giả thuyết H1: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ dương với ý định khởi nghiệp.

3.1.2. Cảm nhận sự khát khao (Perceived Desirability)


Để thành công trong công việc, điều cần thiết và đầu tiên là phải có sự khát khao
ham muốn. Nhưng sự khát khao ấy lại xuất phát từ sự hấp dẫn của công việc hay hành
động sắp diễn ra và làm cho cá nhân cảm thấy thích thú. Tính hấp dẫn trong việc bắt đầu
kinh doanh là tiền đề và động cơ tạo ra sự khát khao. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh,
sự khát vọng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giúp những cá nhân đang muốn
trở thành doanh nhân, tự mình tạo lập sự nghiệp bằng việc lập ra doanh nghiệp thực hiện
được ý định khởi nghiệp.

Sự khát khao tạo cho cá nhân sự quyết tâm, ý chí kiên định thực hiện hành vi nhất
định mà trong bối cảnh là ý định khởi nghiệp. Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân
nhận hấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh (Krueger,1993; Liñán, 2004). Một doanh
nghiệp khó có hể thành công trên thương trường, nhất là trong bối cảnh kinh ế hị rường
hiện nay nếu chủ thể của ý tưởng không có sự thôi thúc rong bản hân hay sự khát vọng,
hích hú bởi việc được hực hiện ý ưởng đó.

Sự khát khao là động lực chính để chủ thể ý tưởng kinh doanh đó tiếp tục phát triển
và hoàn thiện nó theo khả năng và điều kiện của hoàn cảnh kinh tế đặt ra. Từ đó, ta có thể
đưa ra giả thuyết sau đây:
6
Giả thuyết H2: Cảm nhận sự khát khao có mối quan hệ dương với ý định khởi nghiệp.

3.1.3. Cảm nhận tính khả thi (Perceived Feasibility)


Bên cạnh cảm nhận sự khát khao đối với ý định khởi nghiệp thì cảm nhận tính khả
thi cũng cần và khá quan trọng. Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó
tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh doanh (Liñán, 2004; Krueger, 1993). Ý định tạo lập
doanh nghiệp luôn đi kèm với tính khả thỉ của ý tưởng kinh doanh. Nếu một ý tưởng thiếu
khả thi thì ý định thực hiện nó sẽ bị giảm hay mất đi. Niềm tin vào sự thành công, vào tính
hợp lý và vào sự phù hợp của ý tưởng kinh doanh sẽ thúc đẩy chủ nhân ý tưởng quyết tâm
thực hiện nó. Cá nhân sẽ tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một hành vi nhằm đạt được
mục tiêu đề ra dù có khó khăn xảy ra.

Ý tưởng kinh doanh sẽ bị đập tắt nếu nó không mang tính khả thi, khó thực hiện,
không thể thực thi hay mang tính hiệu quả thấp. Tính khả thi mang lại sự hy vọng cho ý
tưởng, cho lòng quyết tâm thực hiện hành vi kinh doanh. Sự hợp lý của cách thức, mô hinh
kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác động đến mức độ cảm nhận
tính khả thi của mỗi cá nhân (Liñán & ctg, 2005). Do vậy, chúng ta đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Cảm nhận tính khả thi có mối quan hệ dương với ý định khởi nghiệp.

3.1.4. Điều kiện thị trường và tài chính (Market and Finance Conditions)
Tình trạng thị trường và tài chính cũng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành
ý tưởng kinh doanh. Điều kiện thị trường tốt hay xấu đều có thể khơi gợi ý tưởng sáng tạo
về một mô hình hay cách thức kinh doanh cho sinh viên. Trong thực tế, nhiều ý tưởng kinh
doanh được phát triển dựa trên những lỗ hổng của nền kinh tế, hay những hoàn cảnh thị
trường xấu thúc đẩy sinh viên tìm cách khắc phục bằng những giải pháp kinh doanh mới
hay việc phát triển dự án mới. Còn tài chính là thước đo để bất cứ ai muốn thành lập doanh
nghiệp phải xem xét.

Tài chính là huyết mạch của quá trình kinh doanh, thiếu tài chính hoạt động kinh
doanh sẽ suy yếu thậm chí có thể chấm dứt. Tài chính ảnh hưởng đến ý tưởng kinh doanh
(Grundstén, 2004), do đó thúc đẩy ý định khởi nghiệp. Điều kiện thị trường hiện tại giúp cá
nhân khám phá và phát triển ý tưởng kinh doanh, còn điều kiện tài chính cung cấp nguồn
lực để đảm bảo việc kinh doanh được bắt đầu. Yếu tố môi trường (điều kiện thị trường và
7
tài chính) đóng vai trò quan trọng để sinh viên hình thành ý định khởi nghiệp (Lüthje &
Franke, 2004).

Giả thuyết 4: Điều kiện thị trường và tài chính có mối quan hệ dương với ý định khởi
nghiệp.

3.1.5. Tính cách cá nhân (Personality)


Tính cách cá nhân là những phẩm chất, đặc điểm riêng của mỗi người. Từ lâu, các
nhà nghiên cứu đã nhận thấy vai trò của tính cách cá nhân trong hành động khởi nghiệp của
một người. Kirzner (1973) mô tả những người khởi nghiệp kinh doanh là những người có
đủ khả năng nhạy bén để phát hiện được các cơ hội lợi nhuận mà trước đó chưa phát hiện
ra, thế rồi tận dụng các cơ hội đó.

Theo cách Kirzner mô tả, quá trình khởi nghiệp liên quan chặt chẽ tới khả năng phát
hiện và chú ý tới những thứ mà không ai trước đó từng chú ý. Kihlstrom (1979) cho rằng
“hành động khởi nghiệp là đặc tính sẵn sàng đối mặt với những cái không chắc chắn của
con người”. Còn McClelland (1961) thì cho rằng “đặc tính khác biệt giữa những người có ý
định khởi nghiệp với phần còn lại của xã hội là chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành đạt”. ính
cáchtcátnhân có vai trò quan trọng trong sự khởi nghiệp thành công (Rodermund, 2003).

Giả thuyết 5: Tính cách cá nhân có tác động dương đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên

3.1.6. Cảm nhận môi trường giáo dục Đại học (Perception on University
Environment)
Môi trường đại học đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận của sinh viên. Các
trường đang có vị trí là tác nhân thúc đẩy để hình thành ý tưởng kinh doanh cho sinh viên
(Luthje & Franke, 2004). Ở các nước phát triển trên thế giới, môi trường học tập tại các
trường đại học có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhận thức của sinh viên cũng như thúc
đẩy sinh viên lựa chọn ngành nghề của bản thân mai sau. Ví dụ như ở Mỹ, khi nhắc tên
một trường đại học hay khi học tại trường đó, cá nhân đó sẽ cảm nhận không khí học tập
cũng như sức sống, sự phát triển của nghề mình đang theo đuổi. Chẳng hạn khi học tại học
viện MIT hay Havard thì trong suy nghĩ luôn hướng về việc phát triển ý tưởng kinh doanh,
học tập và cung cách quản lý doanh nghiệp, môi trường học và danh tiếng của các ngôi
trường này, giúp người học luôn tự tin về kiến thức và kỹ năng có được khi tốt nghiệp.
8
Với sự tự tin đó, các sinh viên dễ dàng phát triển ý tưởng kinh doanh để trở thành
những doanh nhân thành đạt. Như vậy cảm nhận môi trường giáo dục của sinh viên sẽ thúc
đẩy sinh viên hình thành nên những ý định kinh doanh. Cảm nhận môi trường giáo dục ở
đây đề cập đến các vấn đề như khóa học bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, các môn
học và không khí học tập, sự hỗ trợ của trường trong việc xây dựng nhóm. Giáo dục tinh
thần doanh nhân khuyến khích sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu khởi nghiệp (Lüthje &
Franke, 2004). Cảm nhận môi trường giáo dục đại học kích thích sinh viên khởi nghiệp
(Gaddam, 2008).

Giả thuyết 6: Cảm nhận môi trường giáo dục đại học có mối quan hệ dương với ý định
khởi nghiệp.

3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu


Từ những giả thuyết nghiên cứu trên, ttác giả bài báo xây dựngtmôthìnhtnghiên tcứu
tphân tích ýtđịnh khởi tnghiệp củatsinh tviên.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất phân tích ý định khởi nghiệp

9
Khảo sát phân tích yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi
nghiệp

Chuẩn mực xã hội


Cảm nhận sự khát khao
Cảm nhận khả thi
Tính cách cá nhân
Cảm nhận môi trường giáo
dục
Điều kiện thị trường và tài
chính

Chỉ tiêu Lựa chọn của sinh viên Tỉ lệ %


Chuẩn mực xã hội 38 10.67
Cảm nhận sự khát khao 115 32.30
Cảm nhận khả thi 120 33.71
Tính cách cá nhân 29 8.15
Cảm nhận môi trường giáo
dục 15 4.21
Điều kiện thị trường và tài
chính 39 10.96
Tổng 356 100.00

Bảng 4.1 Khảo sát phân tích yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp

Qua kết quả khảo sát 400 sinh viên Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh , kết quả khảo sát
356 sinh viên đưa ra ý kiến, cho thấy: Số sinh viên Lựa chọn Cảm nhận khả thi là cao nhất chiếm
33,71%, sau đó là cảm nhận khát khao chiếm 32,3%. Các yếu tố khác như: Chuẩn mực xã hội
chiếm tỉ lệ nhỏ 10,67% , điều kiện thị trường và tài chính chiếm 10,96%, tính cách cá nhân chiếm
8,15%, cảm nhận môi trường giáo dục chiếm 4,21%.

4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định yếu tố nhận thức khả thi (năng lực của nhà khởi
nghiệp) và ý định hành động có tác động rất lớn đến hành vi khởi nghiệp. Yếu tố này gợi
mở cho sinh viên cần trải nghiệm và kiên trì đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp của mình
thông qua các hoạt động đào tạo tại đại học nhằm tăng cường năng lực khởi nghiệp cho
sinh viên. Các trường đại học tại Việt Nam chưa có hoạt động tạo môi trường để sinh viên
10
có thể trao đổi các ý tưởng và học hỏi từ người khác, rất khó tìm ra người hỗ trợ giỏi, phần
lớn sinh viên đều tự làm việc độc lập. Vì vậy, các trường đại học nên tạo ra môi trường cho
sinh viên thảo luận về các ý tưởng của họ với các doanh nhân thành công, từ đó hiện thực
hóa ý tưởng và tiến tới khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là phải hành động không phải trên giấy. Bên cạnh dạy về tài chính,
kinh tế và quản trị thì phải dạy cho sinh viên về tâm lý để có thể đối phó với những thất bại
và chấp nhận rủi ro. húc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên nhằm kết nối doanh
nghiệp và nhà rường rong đào ạo.

Tài liệu tham khảo

11
Hynes , P. (2020, 02 20). Lý thuyết Khởi nghiệp. Retrieved from
https://toc.123doc.net/document/2795951-1-ly-thuyet-ve-khoi-nghiep.htm

An, L. Q. (12, 09 2020). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định Khởi nghiệp của sinh viên tại TP.
Hồ Chí Minh. Retrieved from https://xemtailieu.com/tai-lieu/cac-yeu-to-anh-huong-
den-y-dinh-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-nganh-cong-nghe-thong-tin-tai-thanh-pho-
ho-chi-minh-1992420.html

Huy, V. Q. (12, 09 2020). Nền Kĩ năng khởi nghiệp sinh viên. Retrieved from
https://ayp.vn/sinh-vien-khoi-nghiep-khong-de-dang-voi-nhung-ky-nang-sau/

Hương,T.V. (2019, 06 27). Khởi nghiệp là gì, cần những yếu tố nào. Retrieved 10 07,
2020, from https://enternews.vn/khoi-nghiep-la-gi-can-nhung-yeu-to-nao-va-lam-
sao-de-khoi-nghiep-thanh-cong-130630.html

Trần Thị Lan. (2019, 07). Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên.
Retrieved 10 07, 2020, from https://luan-van-yeu-to-anh-huong-den-y-dinh-khoi-
nghiep-sinh-vien

hoatt. (2048, 2 9). oneterrace.vn. Retrieved from oneterrace.vn:https://oneterrace.vn/sinh-


vien-moi-ra-truong-co-nen-start-hay-khong/

12

You might also like