You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

Nhóm 1

Lớp HQ6-GE08

Bài tiểu luận : BÀI TIỂU LUẬN CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ GIẤY

Thuộc học phần : QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

GV: Thầy Trần Dục Thức


TP HCM , Tháng 1 năm 2021

Bảng đánh giá kết quả làm việc nhóm

STT Họ và Tên MSSV Nhiệm Vụ Đánh giá


1 NgNNguyễn Trần Xuân An 030334180002 Nghiên cứu thị Tốt
trường
2 Vũ Bình An 030334180003 Cơ sở hình thành nhà Tốt
máy
3 Nguyễn Hoàng Thy 030805170361 Nghiên cứu thị Tốt
Anh trường
4 Đặng Ngọc Gia Bảo 050606180029 Cơ cấu tổ chức vận Tốt
hành nhà máy
5 Lê Yến Bình 050606180034 Cơ cấu tổ chức vận Tốt
hành nhà máy
6 Nguyễn Thi Thùy 050606180071 Cơ sở hình thành nhà Tốt
Dương máy
7 Ngô Hữu Đạt 050606180078 Cơ cấu tổ chức vận Tốt
hành nhà máy
I. Mục Lục
II. Lời mở đầu
III. Nội dung

Chương 1:

1. Nghiên cứu thị trường


+ Phân khúc Khách hàng
+ Đặc điểm sản phẩm
+ Ưu điểm và nhược điểm
+ Quy mô thị trường
+ Khả năng sản xuất và đầu vào nguyên vật liệu
2. Nội hàm
+ Vĩ mô
+ Môi trường cạnh tranh

Chương 2:

1. Cơ sở hình thành nhà máy


a) Đặc điểm công nghệ
b) Máy móc thiết bị
c) Kỹ thuật và quy trình sản xuất
2. Bố trí lựa chọn vị trí mặt bằng
3. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và bố cục nhà máy
a) Bản chất sản phẩm
b) Vị trí nhà máy
4. Khí hậu ảnh hưởng đến bố cục nhà máy
5. Loại hình sản xuất nhà máy
6. Khối lượng sản xuất nhà máy
Chương 3: Cơ cấu tổ chức và vận hành nhà máy
III.1 Cơ sở tổ chức nhân sự

3.1.1. Sơ đồ tổ chức

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.3. Cơ cấu nhân sự


3.1.4. Tình hình nhân sự

3.2. Kênh phân phối

3.2.1 . Tổng quan về kênh phân phối

a) Khái Niệm

3.2.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối

a) Vai trò

b) Chức năng

c) Tổ chức mạng lưới phân phối giấy ở công ty

d) Yếu tố sản phẩm

e) Yếu tố môi trường

f) Năng lực tài chính công ty


g) Tổ chức mạng lưới ở công ty

h) Mạng lưới kênh phân phối ở công ty

3.3. Lựa chọn thành viên kênh.

3.3.1. Lựa chọn chi nhánh

3.3.2. Cơ cấu nhân sự


3.3.3. Tình hình nhân sự
3.4 Chính sách hậu đãi
IV. Kết luận
V. Tài liệu tham khảo
II. Lời mở đầu

Trong thập kỷ qua, các chính sách và chương trình đã được nỗ lực thực hiện nhằm chuyển đổi
thành công cơ cấu công nghiệp, làm quy trình sản xuất sạch và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm các tác động đến môi trường liên quan đến việc sản xuất chứ
không giải quyết được các tác động đến môi trường liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và thải
loại sản phẩm của người tiêu dùng. Chính vì thế, tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường; sự hợp tác giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng
và các bên liên quan khác có thể mang lại các giải pháp bền vững hơn trong hệ thống sản xuất -
tiêu thụ.

Trong bối cảnh đó, tích hợp nỗ lực của các bên liên quan là vấn đề then chốt để thúc đẩy tiêu
dùng xanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tiêu dùng xanh khá phổ
biến ở các nước phát triển và đã có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển, khi thu
nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng. Tiêu dùng xanh đã được nhiều quốc gia thực
hiện và đang trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Xu hướng xanh là chủ đề được quan tâm rộng rãi hiện nay với các sản phẩm thân thiện với môi
trường ngày càng được phổ biến và dần thay thế các bao bì nhưa như ống hút tre, túi nhựa phân
hủy được hay các bao bì giấy được phát miễn phí trong các siêu thi và trung tâm thương mại.
Đặc biệt về thùng giấy, một sản phẩm đang rất phổ biến và ưa chuộng với nhiều công dụng khác
nhau nhưng vừa an toàn với thiên nhiên giá thành lại phải chăng.

CHƯƠNG 1: Nghiên cứu thị trường


1.1 Nghiên cứu thị trường
1.1.1 Phân khúc khách hàng và đặc điểm khách hàng

-Sản phẩm của công ty đã được nhiều doanh nghiệp trong ngành dầu thực vật, chế biến sữa,
thủy sản, Công Ty gạch men...ưa chuộng do công ty luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu về chất
lượng cũng như kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, sản phẩm
của công ty đã và đang từng bước tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm và là sự lựa chọn của
khách hàng trong và ngoài nước.
-Công ty đã ký kết hợp đồng thường xuyên với các khách hàng như: Côngty cổ phần Dầu thực
vật Tường An, Công Ty Thực Phẩm URC, Á Châu, Tân Quang Minh, Các Công ty Gạch
Men như: Taicera, White Horse, ChangYih…, công ty gỗ Trường Thành, Savimex…
Các khách hàng công ty nhìn chung đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, số lượng giao
hàng đúng và kịp thời, đặc biệt có yêu cầu rất cao với việc giao hàng đúng theo thời điểm đã thỏa
thuận, tránh ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đối tác.

1.1.2 Đặc điểm sản phẩm:

Hồng An chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm sau:

+ Thùng carton 3 lớp đến 5 lớp theo các chuẩn sóng A- B -C- E với lớp mặt màu vàng, nâu và
trắng, sản phẩm được xẻ rãnh bằng đĩa và in trên máy FLEXO và kéo lụa với màu sắc chính xác
và sắc nét. Sản phẩm của Hồng An có độ chống thấm cao, dùng để đóng gói gạch men, nước
ngọt, dầu ăn, hộp sữa các loại…
+ Gia công bồi (carton + Duplex), dập, bế và phun bóng.
Nguyên liệu dùng để sản xuất thùng carton là giấy cuộn, có định lượng từ
115g/m2 trở lên, phần lớn được nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc,
Phillippin,…

1.1.3 Ưu và nhược điểm của bao bì carton 


– Ưu điểm
+ Tính bền cơ học
+ Nhẹ
+ Dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường
+ Tái sinh dễ dàng
+ Rẻ tiền
– Nhược điểm
+ Dễ rách
+ Thấm nước

1.1.4 Quy mô thị trường

+ Thị trường còn lại


-Cơ cấu ngành giấy Việt Nam năm 2018 cho thấy, sản xuất giấy ngành giấy Việt Nam chủ yếu
tập trung vào sản xuất giấy bao bì làm thùng giấy. Xuất khẩu và nhập khẩu giấy bao bì năm 2018
(Đơn vị: nghìn tấn/năm) cho thấy, năng lực sản xuất loại giấy thông thường năm 2018 (giấy lớp
mặt và lớp sóng) tăng rất nhanh lên tới 42%, sản xuất cũng tăng tới 37% để đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng cao 20% và xuất khẩu. Tuy nhiên sản xuất giấy bao bì Việt Nam mới phát huy được
chưa tới 70% năng lực. Với ngành sản xuất bao bì đang phát triển như hiện nay thì việc các công
ty sản xuất bao bì, thùng carton mọc nên là điều tất yếu. Cả nước ta có khảng 900 cơ sở chuyên
sản xuất thùng carton.
-Xuất khẩu tăng tới 99% và đạt kỷ lục 641.000 tấn nhưng nhập khẩu cũng đạt tới con số hơn 1,4
triệu tấn. Xuất khẩu giấy bao bì năm 2018, hầu hết là giấy lớp mặt và lớp sóng đi thị trường
Trung Quốc (đạt 431.000/641.000 tấn), tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 sau đó giảm nhanh cả về
số lượng và đơn giá vì nhu cầu giấy bao bì của Trung Quốc giảm mạnh do tác động từ chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung và sự cạnh tranh mạnh từ các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ.
-Nhập khẩu giấy bao bì từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan chủ yếu là giấy bao bì có
tráng phủ với tổng số lượng gần 1,0 triệu tấn và nhu cầu tăng trưởng cao trong tương lại.
-Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2017, 2018 và hiện tổng
sản lượng giấy sản xuất của các doanh nghiệp FDI chiếm tới gần 50% sản lượng giấy các loại
của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các loại giấy bao bì thông thường (giấy lớp mặt và lớp
sóng) do vậy có hiện tượng cung vượt cầu đối với loại giấy này, nhưng xu hướng vẫn tiếp tục
được đầu tư mạnh. Các doanh nghiệp FDI với nhiều lợi thế vượt trội tạo áp lực rất lớn cho các
doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt Nam để tồn tại và phát triển.
Như phân tích, tổng hợp trên thì ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn nhiều dư địa để phát
triển, trong đó:

- Nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam là rất lớn: tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam
rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là
70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/ người/năm.
- Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì
cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn.

Việt Nam có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy rất dồi dào; Chi phí nhân
công, mặt bằng còn thấp và đặc biệt Việt Nam có lợi thế rất gần thị trường tiêu thụ bột giấy lớn
nhất thế giới là Trung Quốc. Tiêu dùng bột giấy của Trung Quốc khoảng 32 triệu tấn/năm nhưng
sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu
khoảng 21,44 triệu tấn bột/năm.

- Việt Nam là nước xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu sử dụng bao bì giấy và có sự tăng trưởng
lớn, liên tục trong thời gian qua và hiện Việt Nam tham gia nhiều hiệp định FTA như WTO,
Asean, Asean+3,+6... đặc biệt là các hiệp định mới như EU (EVFTA), CPTPP sẽ tăng mạnh về
xuất khẩu, hấp dẫn đầu tư trong nước và FDI. Đây chính là cơ hội cho ngành sản xuất giấy bao bì
phát triển. Nhu cầu tiêu thụ Thùng Carton sóng thị trường Việt Nam dự báo >14,0%/ năm. Tiêu
thụ giấy làm bao bì theo đầu người, Việt Nam là 33,2 kg/người, trong đó Hàn Quốc 102kg/
người, Thái Lan 58.2 kg/ người, Trung Quốc 50kg/người.

- Cơ cấu ngành công nghiệp xét tới 2025, chế biến và Xây dựng chiếm tỷ lệ 35% GDP, chế biến
và chế tạo chiếm tỷ lệ 85% xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư, thu hút FDI chế biến sâu nông lâm sản -
thủy sản.

- Năng lực sản xuất cắt giảm thị trường Trung Quốc: Kế hoạch lần thứ “13” của CPA, cắt giảm
sản xuất công nghệ lạc hậu, kết hợp với Quy định về tỷ lệ tạp chất, di dời doanh nghiệp ra khỏi
thành phố, dẫn đến tổng lượng cắt giảm giấy carton lớp mặt và carton lớp sóng (LinerBoard) và
carton lớp mặt >13 triệu tấn trong trong 4 năm tới.

- Nguồn cung carton lớp mặt và carton lớp sóng ở châu Á: Nguồn cung giấy carton lớp mặt và
carton lớp sóng thiếu hụt lượng trung bình 3,162 triệu tấn/ năm cho lộ trình từ năm 2018 - 2022,
do sự cắt giảm sản xuất của Trung Quốc. Trong trường hợp năm 2020 - 2021 Chính phủ Trung
Quốc cấm nhập khẩu giấy tái chế, thì nhu cầu thiếu hụt có thể lên đến 6 triệu tấn/năm.

- Nguyên liệu giấy tái chế: Giá nguyên liệu giấy tái chế của thế giới đang ở mức rẻ, kéo dài trong
vài năm tới, năng lực xuất khẩu giấy tái chế của thế giới đang dư thừa (8,5-12,5) triệu tấn/năm.
- Lợi thế thị trường: Sự dịch chuyển các doanh nghiệp FDI về gia công bao bì giấy sang các quốc
gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Chủ yếu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Hiệp định
CTTP, EVFTA...

1.1.5 Khả năng sản xuất, đầu vào nguyên vật liệu

-Bên cạnh việc sản xuất, phân phối và in thùng giấy carton giá rẻ, công ty còn cung cấp thêm
nhiều chủng loại, mẫu mã bao bì khác như bao bì PP, bao bì màng ghép phức hợp, túi đựng chè,
bao bì đựng cà phê, túi giống lúa các loại… đem lại cho bạn nhiều lựa chọn hơn.
-In và sản xuất bao bì là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số của Công ty. Vì vậy, trong
quá trình phát triển, để đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của mình, Ban
lãnh đạo Công ty đã chủ động đầu tư đón đầu công nghệ, các dây chuyền máy móc tự động hóa
hoàn toàn tạo tính chuẩn xác cho sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh về chất lượng. Do đó, sản
phẩm và dịch vụ của Công ty luôn nhận được sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng trong
nhiều năm qua.
Công ty đang từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất nên
các kế hoạch công ty đang tập trung hướng tới là:
- Tăng năng suất, giảm thiểu tiêu tốn nhiên liệu: thường xuyên huấn luyện đào tạo tay nghề công
nhân, mỗi bộ phận không ngừng nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động,
giảm thiểu sử dụng nguyên vật liệu bằng cách giảm bớt tỉ lệ phế phẩm, tận dụng tối đa nguyên
vật liệu thừa. Phân loại phế liệu, thu hồi các phế liệu có khả năng tái chế, không lãng phí nguyên
liệu.
- Tăng cường ý thức bảo vệ nguyên liệu, tránh lãng phí.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản lượng như giao hàng đúng hạn, chất lượng tốt nhất, giá cả
phải chăng, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nhận đơn đặt
hàng trực tiếp từ khách hàng.
- Mở rộng qui mô sản xuất. Ngoài ra công ty không ngừng hoàn thiện sử dụng những dụng cụ
máy móc thiết bị tự động để giảm bớt thao tác thủ công của người công nhân và sản phẩm làm ra
chất lượng đều hơn.
-Chính sách của công ty là: “sản xuất ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, giao hàng đúng hạn,
chất lượng tốt giá cả hợp lý”

1. Lý do
Ngành bao bì giấy tại Việt Nam được coi là rất phát triển, vì là quốc gia đặt thù về đóng gói và
xuất khẩu hàng hóa nên ngành công nghiệp bao bì cũng phát triển mạnh, điển hình trọng tâm là
tại các tỉnh niềm nam, tập trung rất nhiều các nhà máy và xưởng sản xuất nên việc cần nguồn
cung cấp bao bì giấy xuất khẩu cũng như bao bì giấy để vận chuyển là vô cùng lớn.
2. Mục tiêu.
Nhầm xác thực nhu cầu của thị trường, ước lượng chi phí phải bỏ ra cũng như phương thức sản
xuất và vị trí thuận tiện để xây dựng nhà máy. Từ đó có thể đưa ra quyết định hình thành CTY.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu phạm vi tại đông nam bộ chủ yếu tại các tỉnh: Bình Dương, TP
HCM, Đồng Nai, Bình Phước. Tập trung vào nơi có nhu cầu cao về bao bì giấy, các khu công
nghiệp sản xuất và xuất khẩu trọng yếu. Trong đó TPHCM là quan tọn nhất.

4. Ý nghĩa của đế tài:


-Đối với người thực hiện:
Kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện hiểu, nắm vững lý
thuyết về cách sắp xếp lại chuyền, xác định, đo lường công việc, các công cụ
thống kê trong quản lý chất lượng, cũng như lý thuyết về các biện pháp nâng cao
năng lực trong sản xuất, áp dụng lý thuyết vào thực tế tại công ty
- Đối với công ty:
Giúp cty xác định được thị trường mục tiêu, nguồn vốn cần bỏ ra để thiết lập nhà máy sản
xuất, thiết lập được quy trình sản xuất tiết kiệm và hiệu quả nhất.
1.2 Nội hàm:
1.2.1 Vĩ mô:
Từ khi ra đời đến nay, ngành thùng giấy carton, bao bì giấy carton luôn chứng tỏ được vị trí của
mình trong ngành hàng công nghiệp nhẹ. Hầu hết chúng đang dần thay thế các loại bao bì khác
như túi nilon, túi nhựa, túi vải, túi da,… bởi những công dụng ưu việt về cơ học, lý học, hóa học
lẫn khả năng thích ứng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Đồng thời thùng giấy
carton còn có thể tái chế lại 10 lần mà không bị giảm các tính năng sẵn có như lần sản xuất đầu.
Do vậy, sự tăng trưởng của ngành thùng giấy carton, thùng giấy carton là dĩ nhiên.
Giống như các ngành khác từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, ngành thùng giấy carton,
bao bì carton cũng chịu sự chi phối bởi tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài.
Yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ngành thùng giấy carton bao gồm: kinh tế, chính trị - pháp luật,
điều kiện địa lý tự nhiên, kỹ thuật công nghệ.
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến ngành thùng giấy carton
Sự đi lên hay thụt lùi của kinh tế là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến ngành thùng giấy carton nói
riêng và các ngành khác nói chung.
Từ năm 1990 đến nay, nhìn chung tăng trưởng của Việt Nam có sự tăng trưởng theo từng năm và
đạt được nhiều thành công nhất định nếu không kể đến một số thời kỳ khủng hoảng kinh tế như
1994 hay giai đoạn 2008-2010.
Ngoài ra, sự gia nhập vào các tổ chức trên thế giới cũng là tiền đề cho những cơ hội cũng như
thách thức ảnh hưởng đến ngành thùng carton nước ta.
- Thương mại Việt – Mỹ
- WTO
- AFTA,…
Yếu tố chính trị, luật pháp ảnh hưởng đến ngành thùng carton, bao bì giấy carton
Được xem là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, chính trị nước ta
đã tạo điều kiện để kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết các vấn đề về lao
động, thất nghiệp, an sinh xã hội,…
Yếu tố địa lý tự nhiên
Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thùng carton, bao bì giấy carton chính là gỗ. Vì thế ở những
quốc gia không có nguồn nguyên liệu này phải ngoại nhập, do đó tạo nên những cơn sốt giá về
sản phẩm carton.
Việt Nam là một quốc gia “rừng vàng, biển bạc” khí hậu nhiệt đới thích hợp cho nhiều loại cây
nhanh chóng phát triển. Điều này giúp cho các doanh nghiệp làm thùng carton nước nhà tận
dụng được nguồn tài nguyên sẵn có để đưa vào sản xuất, tiết giảm chi phí cũng như giá thành
đầu ra, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành.
Yếu tố kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng đến ngành thúng giấy carton
Dây chuyền máy móc sản xuất, quản lý là yếu tố không thể thiếu, chúng ảnh hưởng rất lớn đến
ngành thùng giấy carton, bao bì carton.
Các doanh nghiệp Việt đã cố gắng để đưa vào trong quá trình sản xuất các thiết bị hiện đại và tân
tiến nhất để những sản phẩm thùng carton được tạo ra đạt tất cả quy chuẩn quốc tế.
Mặc dù vậy, so với nhiều nước như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật,… thì công nghệ kỹ
thuật nước ta vẫn còn nhiều lạc hậu chưa sánh kịp. Đó cũng là một thách thức lớn ảnh hưởng
không nhỏ đến ngành thùng giấy carton nước nhà.

1.2.2 Môi trường cạnh tranh.

+ Cạnh tranh cao trong sản xuất bao bì thành phẩm tuy nhiên thiếu cung trong sản xuất giấy làm
bao bì (giấy công nghiệp).
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất ra thành phẩm cuối cùng là bao bì giấy khá
nhiều, với hơn 200 nhà cung cấp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này tương đối gay gắt, đặc
biệt là giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, cạnh tranh trong
phân khúc giấy công nghiệp (đầu vào để sản xuất bao bì giấy hiện tương đối thấp do số lượng
doanh nghiệp ít và nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện khoảng 40% nhu cầu giấy công
nghiệp vẫn phải nhập khẩu.
+ Rào cản gia nhập ngành chủ yếu ở yếu tố vốn.
Bao bì giấy là sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp chế biến, không có tính đặc trưng và khác biệt
lớn. Sản phẩm cũng không cần xây dựng kênh phân phối và không có rào cản về chính sách của
Chính phủ. Rào cản gia nhập ngành chủ yếu ở yếu tố vốn, khi suất vốn đầu tư một nhà máy bao
bì là khá lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt. Đây cũng là nguyên nhân khiến
các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đang thống lĩnh thị trường bao bì giấy Việt Nam.
+ Quy định cao về bảo vệ môi trường trong sản xuất giấy công nghiệp.
Ngành giấy là một trong những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhất, đặc biệt là môi
trường nước. Việt Nam quy định khá khắt khe về các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất giấy,
trong đó một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Châu Âu. Tuy nhiên, theo thống kê thì hiện nay 90%
các doanh nghiệp trong ngành không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu
cầu, chỉ thực hiện để đối phó.
+ Thuế suất xuất nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu giấy phế liệu phục vụ sản xuất giấy công nghiệp hiện tại chủ yếu ở mức 0%.
Thuế suất nhập khẩu giấy kraft phổ biến ở mức 15% và các loại giấy bìa khác ở mức 10%. Tuy
nhiên, giấy nhập khẩu từ các nước thuộc ASEAN, ACFTA, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Úc
– Newzealand theo các hiệp định FTA sẽ có mức thuế nhập khẩu 0% và từ ASEAN - Ấn Độ ở
mức 5%. Ngoài ra, sau khi Việt Nam gia nhập TPP thì thuế nhập khẩu giấy công nghiệp từ Nhật
Bản (quốc gia có ngành công nghiệp giấy rất phát triển) cũng sẽ giảm xuống 0%.

1.2.3 Các yếu tố tác động đến ngành bao bì giấy.


+ Tính chất của hàng hóa kinh doanh
Sản phẩm hàng hóa là một dạng vật chất cụ thể, nó có những đặc tính cơ, lý, hóa khác nhau. Do
đó, phải có những loại bao bì phù hợp mới đảm bảo được việc đóng gói, bảo quản và lưu thông
chúng một cách an toàn. Tính chất của vật liệu bao bì phải phù hợp với tính chất của hàng hóa.
Tính chất của hàng hóa quyết định đến chất lượng, tính chất vật liệu sản xuất bao bì.
+ Sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng
Sự phát triển nhu cầu tiêu dùng được xem xét ở 3 góc độ: quy mô cơ cấu và trình độ tiêu dùng.
Do đó, sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến quy mô bao bì
(số lượng), cơ cấu, chủng loại bao bì và trình độ thẩm mỹ, độ tiện dụng của bao bì trong kinh
doanh.
+ Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân
Sự phát triển sản xuất thể hiện ở quy mô ngày càng lớn. Cơ cấu chủng loại, kiểu dàng và các yêu
cầu thẩm mỹ, kỹ thuật của sản phẩm vô cùng phong phú. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa, do đó mỗi doanh
nghiệp luôn tìm cách cải tiến sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới. Tạo sự mới lạ và khác biệt đối với
các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn cùng một loại sản phẩm là bánh kẹo, các doanh nghiệp cần
phải tạo ra các đặc thù sản phẩm của mình để tiêu thụ một cách tốt hơn.
+ Sự phát triển của công nghiệp bao bì
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất không những quan tâm đến chất
lượng bao bì về mặt vật liệu mà còn quan tâm đến tính thẩm mỹ của bao bì đó.
+ Sự đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự phát triển các hình
thức dịch vụ tiến bộ trong kinh doanh thương mại
Trong kinh doanh thương mại, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho
mình những phương thức kinh doanh phù hợp. 
 
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc sử dụng đồng bộ các loại bao bì là một yêu cầu quan
trọng. các nhà xuất nhập khẩu thường sử dụng các cotainer để vận chuyển một cách dễ dàng, có
thể bảo quản trong thời gian dài.
 
Việc đổi mới trong phương thức hoạt động kinh doanh, sự tiến bộ trong lĩnh vực giao nhận, vận
chuyển, xếp dỡ, các quy định, thói quen thương mại quốc tế quyết định việc lựa chọn và sử dụng
các hiệu quả các loại bao bì trong kinh doanh thương mại.
 
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại
Mỗi doanh nghiệp thương mại với đặc điểm hoạt động kinh doanh đều mong muốn tìm ra được
mục tiêu kinh doanh phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn. Trong đó, mục tiêu lợi nhuận
là cơ bản, lâu dài, là động lực phát triển.
 

Bao bì phải đảm bảo được mọi ước muốn của khách hàng, sử dụng bao bì phải thân thiện với
môi trường, kích thích được khả năng tìm tòi sử dụng và tiêu dùng bao bì carton..

Chương 2 : Cơ sở hình thành nhà máy

1. Cơ sở hình thành nhà máy

Các loại thùng carton thông dụng

Hiện tại, trên thị trường cung cấp 3 loại thùng với đa dạng kích thước. Để hiểu hơn về cấu tạo
của hộp carton các bạn có thể xem thêm dưới đây:

Thùng carton 3 lớp

Thùng giấy carton 3 lớp: Cấu tạo gồm 2 mặt phẳng và 1 lớp sóng ở giữa. Phù hợp cho hàng hoá
có khối lượng và trọng lượng tương đối nhỏ gọn.

Thùng carton 5 lớp

Thùng giấy carton 5 lớp: Gồm 2 lớp ngoài, 3 lớp trong, 1 lớp phẳng lớn và 2 lớp sóng. Loại
thùng giấy Carton này phù hợp cho hàng hoá, nội thất, máy móc… khá lớn về trọng lượng lẫn
khối lượng.

Thùng carton 7 lớp


Thùng giấy carton 7 lớp: Loại thùng này gồm 2 lớp ngoài và 5 lớp sóng trong. Sử dụng chủ yếu
cho các ngành hàng xuất khẩu như gốm sứ, gỗ, thiết bị điện tử,…có khối lượng lớn.

Hộp carton nhỏ

Những loại hộp carton nhỏ ta thường bắt gặp ở những địa chỉ bán mỹ phẩm. Nhu cầu sử dụng
của hộp carton nhỏ rất đa dạng, nhưng được sử dụng nhiều nhất ở lĩnh vực bán hàng online.

Hộp carton lớn

Đối với những loại hàng hoá lớn thì bắt buộc người sử dụng phải dùng hộp carton lớn.

Hộp đựng giày carton

Một chiếc hộp đựng giày chất lượng, được thiết kế đẹp mắt, màu sắc ấn tượng sẽ thu hút sự chú
ý của khách hàng. Và sẽ là một cách quảng bá thương hiệu vô cùng mạnh mẽ với giá rẻ nhất.

a) Đặc điểm công nghệ


Giải thích quy trình sản xuất carton tại công ty
Nguyên liệu giấy cuộn sau khi nhập về nhà máy được đưa lên bộ phận cấp liệu để đưa vào máy
tạo sóng.

Máy tạo sóng là một cụm thiết bị gồm chủ yếu là 2 trục rulo được phay rãnh, 02 trục này được
nung nóng bằng hơi nước hoá nhiệt từ nồi hơi ở nhiệt độ khoảng 1500C nhằm giữ nguyên nếp
sóng của giấy sau khi đã được tạo ra. Có hai loại trục Rulo để tạo sóng đươc phay theo chiều sâu
và chiều rộng khác nhau, tương ứng với sóng A và sóng B.

Giấy đã được tạo sóng cùng với lớp giấy mặt (giấy Duplex) được quét lên lớp hồ bột mì trên 3
cụm rulo cấp hồ rồi ép kết với nhau bỏi 1 cụm rulo trơn. Trục rulơ này cũng được nung nóng hơi
nước ở nhiệt độ 150 0C để làm khô các lớp hồ.

Lớp giấy mặt và ruột này được dán thêm một lớp giấy đáy bằng 1 cụm gồm 3 rulô cấp hồ khác.

Cuối cùng cả 3 lớp giấy này được sấy khô thành các tấm carton 3 lớp. Trong quá trình sản xuất
giấy carton, nhiệt dư sẽ tạo ra ở đầu dợn sóng và thiết bị sấy, do đó việc giữ cho khu vực này
không có gió để đảm bảo chế độ sấy là một yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng.

Phương pháp pha hồ (chạy 5000 m2, nhiệt độ khoảng 1500C)

Các tấm carton được đưa qua thiết bị cắt ngang, cắt dọc theo các kích thước đã được chọn
sẵn.Tấm carton được đưa qua thiết bị máy in để in hình vẽ và chữ lên trên mặt thùng.

Sản phẩm sau khi in được qua thiết bị bế hộp để tạo gân, dán/ đóng kim tự động. Sau đó chúng
được đưa qua khâu đóng hộp tự động và kiễm tra chất lượng trước khi nhập kho thành phẩm.

Quy trình sản xuất bao bì carton 5 lớp cũng tương tự như sản xuất carton 03 lớp. Tuy nhiên quá
trình này sử dụng thêm một đầu gợn sóng và cụm thiết bị sấy để tạo thêm lớp ruột ở giữa.

Mực sau khi đươc pha xong theo thông số màu sẻ được nạp vào thùng mực tại các trục của máy
in.

Tại các trục rulo của máy in sẻ được gắn các bản in tương ứng với màu mực cần in, sau khi gắn
bản in sẻ khởi động máy và tét thử màu in.

Bộ phận dán, đóng kim: đóng, dán tuỳ theo yêu cầu. sau đó cột thành từng bó và chuyển sang
kho thành phẩm
Máy dán/đóng kim: bán thành phẩm được chuyển qua máy dán tự động. Máy dán tự động gồm
hệ thống những trục rulo và khay cấp hồ.hồ được cấp lên cánh gà của thùng carton, và được đưa
qua cặp rulo sấy ép để bảo đảm độ kết dính.

Máy cột tự động: cột thành từng bó theo số lượng đã được đếm sẵn từ máy dán.

 Nhập kho thành phẩm

b) Máy móc thiết bị

Đầu tiên nguyên liệu cần thiết nhất đó chính là lưu trữ giấy carton với việc sản xuất thùng giấy
loại 3 – 5 – 7 lớp, máy dợn sóng nhà máy sản xuất thùng carton, máy in liên nhà máy sản xuất
thùng carton, máy in màu nhà máy sản xuất thùng carton, Máy bồi nhà máy sản xuất thùng
carton, Máy cắt khe nhà máy sản xuất thùng carton, Máy bế nhà máy sản xuất thùng carton, Máy
cắt khe nhà máy sản xuất thùng carton, Máy dán thùng nhà máy sản xuất thùng carton, Máy đóng
gim tự động nhà máy sản xuất thùng carton và một kho hàng lưu trữ thành phẩm riêng. Với các
máy móc hiện đại thì khá hợp lý việc sản xuất diễn ra nhanh hơn hiệu quả hơn.

c) Kỹ thuật và quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất thùng carton

 Bước 1: Chọn giấy nguyên liệu

Khi chọn giấy nguyên liệu, bạn cần lưu ý đến nguồn gốc và định lượng của giấy.

Thông thường, người ta sẽ chọn loại giấy có định lượng cao hơn cho lớp bề mặt. Bởi đây chính
là phần sẽ phải chịu tác động nhiều nhất khi sử dụng. Loại giấy thường được lựa chọn cho lớp
ngoài cùng là 220 LBS – 275 LBS. Đặc biệt, với các mặt hàng xuất khẩu, thì có thể chọn lớp
giấy ngoài có chất lượng tốt hơn. Có thể phủ thêm lớp bột gỗ giúp chống ẩm, chống thấm.

Tiếp theo là lớp giấy XEO (giấy ruột). Thông thường, giấy lớp ruột có định lượng từ 135 LBS –
185 LBS. Nếu muốn lớp ruột được tốt hơn, có thể chọn giấy có định lượng từ 150 LBS trở lên.

Bên cạnh đó, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu cũng là điều cần lưu ý. Lớp mặt ngoài của
thùng carton thường được sử dụng loại giấy nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Còn mặt giấy ruột ở
trong có thể dùng các loại giấy định lượng thấp hơn. Hoặc dùng giấy được sản xuất ngay trong
nước để tiết kiệm chi phí.
 Bước 2: Chạy giấy sóng

Trong quy trình sản xuất thùng carton, hai loại giấy được sử dụng nhiều nhất là giấy carton 5 lớp
và 3 lớp.

Quá trình tạo ra thùng carton 3 lớp sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần có một đầu máy chạy giấy 2 lớp, sau
đó chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng. Sau khi công đoạn này kết thúc sẽ tạo ra được những
tấm giấy carton 3 lớp.

Để làm nên thùng carton 5 lớp sẽ phức tạp hơn một chút. Đầu tiên phải dùng 2 đầu máy chạy
sóng giấy 2 lớp. Sau đó mới cho giấy chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng. Khi phải chạy sóng
giấy 2 lớp qua 2 đầu máy rồi mới chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng.

Ngoài ra, cũng có thể chạy sóng để tạo ra giấy carton 2 lớp; 4 lớp; 6 lớp,… tùy vào yêu cầu của
khách hàng đối với công ty sản xuất.

Đặc biệt, khi chạy giấy sóng cần hết sức chú trọng tới việc chọn sóng giấy. Điều này sẽ quyết
định đến độ cứng, độ bục, độ đàn hồi của thùng carton. Các loại sóng cơ bản là: Sóng A, B, C, E
hoặc AB, BC,…

 Bước 3: Cắt giấy

Sau khi đã có giấy carton, cơ sở sản xuất sẽ cắt; tạo kích thước cho thùng carton giống như yêu
cầu của khách hàng.

Để có thể cắt được giấy carton đúng như kích thước được yêu cầu, nhân viên kỹ thuật sẽ điều
chỉnh lại các thông số trên máy chạp giấy. Sau đó, máy chạm sẽ chạy ra những tấm giấy theo
đúng kích thước như đã yêu cầu.

 Bước 4: In thùng giấy carton

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất đó chính là in những thông tin của sản phẩm; doanh
nghiệp lên thùng. Đây không chỉ là một cách đưa thông tin nhãn hàng tiếp cận với khách hàng
nhanh chóng mà còn giúp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.

Tùy thuộc vào số lượng thùng cũng như độ phức tạp của chữ viết, hình ảnh mà cơ sở sản xuất sẽ
tiến hành in thủ công hoặc in bằng máy.

 Bước 5: Đóng ghim, dán keo


Khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất thùng carton là đóng ghim và dán keo. Người ta sẽ sử
dụng keo hoặc ghim để gắn 2 đầu mảnh giấy carton lại, tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Sau đó, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành đối chiếu sản phẩm với các yêu cầu của khách hàng. Khi
sản phẩm đã đạt chuẩn sẽ xếp lại và giao đến cho khách.

Để có được sản phẩm thùng carton chất lượng; quý khách hàng nên lựa chọn các cơ sở sản xuất
uy tín, được đánh giá cao và được nhiều người tin tưởng.

2. Bố trí lựa chọn vị trí / mặt bằng

Thông thường như dàn sóng 5 lớp cần chiều dài xưởng tối thiểu 60m dài, chiều ngang xưởng còn
phụ thuộc vào mô hình gia công sau khi tạo sóng, vị trí để giấy cuộn, số lượng nhập giấy, sản
phẩm hoàn thiện để lưu kho...(xưởng nên rộng khoảng 3000m2 trở lên)

Dựa theo những nhân tố:

Các điều kiện tự nhiên

Các điều kiện xã hội

Các điều kiện kinh tế như: Gần thị trường tiêu thụ, gần kho nguyên liệu, nhân tố lao động, nhân
tố vận chuyển, gần các đối thủ cạnh tranh.

Các nhân tố lựa chọn địa điểm như:

 Điều kiện giao thông nội vùng;


 Hệ thống cấp và thoát nước;
 Hệ thống điện;
 Yêu cầu về môi trường, chỗ đổ chất thải;
 Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh;
 Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy;
 Tình hình trật tự, an ninh;
 Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp cho
địa phương, những ngành nghề không ưu tiên phát triển...

Bố trí mặt bằng

Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên

Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng

Sử dụng không gian có hiệu quả

Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ

Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió, chống rung, ồn,
bụi... đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc

Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động

Gần khu công dân, hoặc trong khu xưởng sản xuất

Đường dễ đi tránh đất mềm bùn lầy dễ cho xe di chuyển

 Đặc điểm của sản phẩm;


 Khối lượng và tốc độ sản xuất;
 Đặc điểm về thiết bị;
 Diện tích mặt bằng;
 Đảm bảo an toàn trong sản xuất...

Bố trí mặt bằng theo sản phẩm: theo dây chuyển chữ U, đường thẳng

Cách bố trí mặt bằng theo sản phẩm có những đặc điểm cơ bản sau:

Vật tư di chuyển theo băng tải, theo dây chuyền;

Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữ tạm thời trên
hệ thống vận chuyển nguyên vật liệu;

Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều máy;

Sử dụng những máy chuyên dùng, các đồ gá, kẹp;

Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất;

Sử dụng các máy móc chuyên dùng, tự động hóa cao.

Khi sản xuất ra sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, do đó khi đặt máy móc
cách xa nhau thì cũng cách xa nhau về năng lực sản xuất. Vì vậy đặt các máy cách xa nhau thì
chúng ta đã làm giảm đi năng lực sản xuất của hệ thống. Mặt bằng Công Ty TNHH TM & SX
Bao Bì Hồng An 78/1, DT743, Ấp Đông Chiêu, Xã Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Bình Dương,
Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.

3. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và bố cục nhà máy:

a) Bản chất của sản phẩm

Chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm sau:

• Thùng carton 3 lớp đến 5 lớp theo các chuẩn sóng A- B -C- E với lớp mặt màu vàng, nâu và
trắng, sản phẩm được xẻrãnh bằng đĩa và in trên máy FLEXO và kéo lụa với màu sắc chính xác
và sắc nét. Sản phẩm của Hồng An có độ chống thấm cao, dùng để đóng gói gạch men, nước
ngọt, dầu ăn, hộp sữa các loại…

• Gia công bồi (carton + Duplex), dập, bếvà phun bóng.

Nguyên liệu dùng đểsản xuất thùng carton là giấy cuộn, có định lượng từ 115g/m2 trở lên, phần
lớn được nhập khẩu từcác nước Thái Lan, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Phillippin,…

b) Vị trí nhà máy

Tọa lạc tại ngã tư 550 với một vị trí thích hợp và thuận tiện cho việc đi lại cũng như gần trung
tâm là khu công nghiệp sóng thần giúp cho Công Ty TNHH TM & SX Bao Bì Hồng An dễ dàng
phát triển về các khía cạnh kinh tế cũng như giao lưu với các đối tác trong khu vực.

Với nguồn nhân công dồi dào thêm vào đó là thuận tiện cho việc di chuyển hàng hóa đi trao đổi
và mua bán sẽ giúp công ty ngày càng phát triển hơn, dễ dàng thu hút nhiều vốn đầu tư hơn trong
quá trình kinh doanh.

4. Khí hậu ảnh hưởng đến bố cục nhà máy

Với khí hậu thuận tiện hai mùa mưa và nắng hài hòa giúp công ty có thể hoạt động liên tục suốt
năm mà không bị gián đoạn góp phần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường
rộng lớn.

5. Loại hình sản xuất nhà máy


Toàn bộ phận xưởng có tất cả250 người trong đó nữ khoảng 20 người còn lại là nam. Với dây
chuyền công nghệ tự động kết hợp máy móc với làm thủ công đảm bảo sản phẩm được tạo ra
liên lục và kiểm tra kỹ càng trước khi xuất bán đại trà cho người tiêu dùng.

6. Khối lượng sản xuất

Khối lượng và tổng sản lượng tăng theo từng năm thể hiện công ty đang làm rất tốt trong việc
sản xuất cũng như tiêu thụ được sản phầm sản xuất. Bên cạnh đó tăng sản lượng cũng đồng
nghĩa công ty đang có một chính sách quản lý và định hướng phát triển đúng đắn theo kịp xu
hướng thị trường.

Chương 3 : Cơ cấu tổ chức và vận hành nhà máy

3.1. Cơ cấu nhân sự


3.1.1. Sơ đồ tổ chức

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tổ Chức Phòng Tài Phòng Kế Phòng Kinh Phòng Chất


Xưởng sản xuất
Hành Chính Chính- Kế Toán Hoạch- Vật Tư Doanh- XNK Lượng

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Cơ cấu tổ chức của công ty là một thể thống nhất từ trên xuống dưới bao gồm các phòng ban với
các nhiệm vụ chính như sau:

- Ban giám đốc (2 người): là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành
cao nhất của công ty.

+ Giám đốc: điều hành hoạt động của công ty theo chủ trương chính sách và chịu trách nhiệm
trước tập thể cán bộ công nhân viên cuả công ty. Để thực hiện trách nhiệm của mình, giám đốc
đề ra dự thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền cho các đơn vị chức năng thực hiện.

+ Phó giám đốc là người hỗ trợ công việc cho giám đốc theo chuyên môn của mình bằng cách
đưa ra các chỉ thị hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện. Phó giám đốc do Giám đốc bổ
nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

- Phòng tổ chức hành chính : - Hoạch định, đề xuất với ban giám đốc các chiến lược, quy
chế và nhu cầu hành chánh, nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
+ Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự của toàn công ty.
+ Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính, nhân sự
đã được phê duyệt theo định hướng và văn hoá công ty và phù hợp với chế độ hiện hành của nhà
nước.
+ Tư vấn cho nhân viên công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân
viên.
+ Xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện cho nhân viên.
+ Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự: bố trí lao động và tiền lương, khen thưởng kỉ luật,
đào tạo và bồi dưỡng nhân viên.
+ Thực hiện quản lý công văn, thu nhận văn bản, những qui định và các thông tư cuả cấp trên và
của nhà nước để tham mưu các phòng ban có trách nhiệm thi hành.
- Phòng kế toán:
+ Lập và cân đối kế hoạch tài chính nhằm phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và các dự án đầu tư mới của công ty.
+ Thực hiện việc kiểm soát chi phí của công ty đảm bảo tính hợp lý hợp
pháp theo đúng chế độ quy định quản lý công nợ chặt chẽ.
+ Tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và chiến lược về tài
chính; tham mưu cho ban giám đốc trong các quyết định đầu tư, quản
lý, điều hành.
+ Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thong tin, số liệu tài chính kế
toán và đưa ra các đề xuất (nếu có).
+ Dự toán, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
+ Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và phù hợp với qui mô, nhiệm vụ
kinh doanh của công ty.
+ Lập báo cáo tài chính theo niên độ kế toán.
- Phòng kế hoạch- vật tư:
+ Thực hiện mua sắm nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật phục vụ nhu cầu
sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản và đảm bảo an toàn nguyên nhiên liệu,
vật tư, thành phẩm, hàng hoá của công ty.
+ Tham gia việc hoạch định kế hoạch tồn kho và đề xuất các chỉ tiêu
quản lý nội bộ.
+ Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch.
+ Tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng và khai thác
mua hàng.
- Phòng kinh doanh –xuất nhập khẩu
+ Lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và phát triển kinh
doanh.
+ Theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
+ Nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, khách hàng,
chính sách phân phối, chính sách giá cả.
+ Đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường và
phát triển thị phần.
+ Nghiên cứu, điều tra và phân tích thong tin thị trường lien quan đến
khách hàng, đối thủ v.v và đề ra các biện pháp giải quyết, khắc phục;
+ Đề xuất và thực hiện các hoạt động marketing phục vụ cho việc xây
dựng và phát triển thương hiệu.
+ Tổng hợp, đáng giá tình hình thực hiện kế hoạch mỗi tháng, quý, năm;
+ Soạn thảo và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp đồng quốc
tế.
+ Nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu của các đơn vị khác.
+Tham mưu cho giám đốc khi giao dịch cho các công ty nước ngoài.
- Phòng QC: Kiểm tra chất lượng ở từng bộ phận, lập các báo cáo tình trạng
chất lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng báo cho các bộ phận, thông
báo các tiêu chuẩn chất lượng cho các bộ phận một cách kịp thời (nếu có sự
thay đổi).
- Xưởng sản xuất: Ban sản xuất điều hành và chỉ đạo chung cho các hoạt
động sản xuất của xưởng. Ban sản xuất gồm trưởng xưởng và 2 ca trưởng
phụ trách bộ phận gia công và dợn sóng. Trưởng xưởng chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm, nhân sự phục vụ cho công việc sản xuất; hoạch định
chiến lược phát triển sản phẩm, hoạch định sản xuất của xưởng; phác thảo
cấu trúc tổ chức và phân công phân nhiệm từng vị trí trong xưởng; quản lý và
chịu trách nhiệm về Môi trường, Sức khỏe, và An toàn lao động; đánh giá
hoạt động của phân xưởng và điều chỉnh kế hoạch của Công ty; lập báo cáo
định kỳ cho GĐ Công Ty.
3.1.3. Cơ cấu nhân sự
- Ngay từ ngày đầu thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên và công nhân
chỉ trên dưới 50 người, đến nay số lượng công nhân viên đã tăng lên gấp 05 lần
(tức khoảng 250 nhân viên).
- Về trình độ cán bộ công nhân viên: Mỗi bộ phận trong công ty đều có
chuyên gia nước ngoài trợ giúp về mặt kỹ thuật, chủ quản Việt Nam quản lý. Hầu
hết chủ quản cán bộ Việt Nam đều có bằng Đại Học khoảng 30 người, trung cấp
cao đẳng khoảng 10 người còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông.
3.1.4. Tình hình nhân sự
Toàn bộ phận xưởng có tất cả 250 người trong đó nữ khoảng 20 người còn
lại là nam. Hiện tại ở đây chia làm các ca làm việc như sau:
+ Ca hành chính: bắt đầu từ 7h30-16h30, nghỉ trưa và ăn trưa 60 phút từ
11h30-12h30(nhân viên văn phòng)
+ Ca 1: 6h-14h gồm ăn trưa và nghỉ trưa 30 phút từ 11h-11h30( công
nhân)
+ Ca 2 :14h-22h ăn chiều từ 18h-18h30( công nhân)
Trong một tháng, trung bình mỗi công nhân làm việc khoảng 25-26 ngày
công. Ngoài ra bộ phận có thể đề nghị tăng ca theo ý muốn nếu làm không đạt
mục tiêu nhưng không quá 12h trong 1 tuần và không quá 4h trong 1 ngày

3.2. Kênh phân phối

3.2.1 . Tổng quan về kênh phân phối

a) Khái Niệm

Ngay từ những thời kỳ đầu của xã hội loài người, con người đã biết đem những sản phẩm do
mình chế tạo ra để đổi lấy những thứ khác cần thiết cho cuộc sống. Lúc đầu chỉ đơn giản là trao
đổi trực tiếp, sau đó do sản xuất phát triển của cải tạo ra ngày càng nhiều làm xuất hiện những
trung gian trong quá trình trao đổi. Nhiệm vụ chính của họ là mua hàng hoá từ những người cung
cấp và bán cho những người có nhu cầu. Kết quả là hình thành nên những kênh phân phối.

Dưới góc độ quản lý vĩ mô: “Kênh phân phối là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch
vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng”.

Dưới góc độ người tiêu dùng “kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở
những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý”. Các nhà kinh
tế học lại quan niệm:” Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh
nghiệp. Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó.
Nó có tầm quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong nội bộ như: con người,
phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các công ty
độc lập chuyên về phân phối và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một
cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan
hệ lâu dài”. (Theo nhà kinh tế học Corey).

Dưới góc độ của người sản xuất” Kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm
thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị
trường”.

Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng
các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng
các kênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc
giữa các thành viên tham gia kênh.

3.2.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối

a) Vai trò

Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hoá
làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách
về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng
chúng.

Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động để nâng cao hiệu
quả quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được sự phát triển của thị
trường cũng như sự phong phú đa dạng của nhu cầu. Tóm lại kênh phân phối có các vai trò chính
là:

- Điều hoà sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian và số lượng.

- Tiết kiệm chi phí giao dịch

- Nâng cao khả năng lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng
b) Chức năng

Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ người sản xuất đến tay người tiêu
dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa
điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người sử dụng các hàng hoá và dịch vụ.
Tất cả các thành viên của kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:

- Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối

- Xúc tiến khuyếch trương (cho những sản phẩm họ bán): Soạn thảo và truyền bá những thông
tin về hàng hoá.

- Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với
nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.

- Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.

Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.

- Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là
thực hiện một phần công việc của người sản xuất

- Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán

- San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối

c) Tổ chức mạng lưới phân phối giấy ở công ty

Trong những năm tới, nhất là khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA Giấy Hồng
Ân sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với giấy của các nước trong khu vực cho nên công tác lập kế
hoạch sản xuất cần phải cải tiến, nó phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra dự báo nhu cầu
của thị trường và hiện trạng của máy móc thiết bị bởi vì việc hoàn thành hay không hoàn thành
kế hoạch sản xuất đều gây khó khăn cho công ty

d) Yếu tố sản phẩm

Hiện nay sản phẩm chính của công ty là giấy cuộn, ngoài ra công ty còn sản xuất thêm một số
loại giấy thành phẩm khác. Đối với sản phẩm giấy cuộn đây là loại sản phẩm có giá trị đơn vị
cao khó vận chuyển, khách hàng chủ yếu của loại sản phẩm này là các khách hàng công nghiệp
đó là các nhà xuất bản, các công ty in ấn, các công ty văn phòng phẩm và các cơ sở gia công xén
kẻ giấy. Đặc điểm chủ yếu của loại khách hàng này là thường mua với khối lượng lớn và giao
hàng theo tiến độ của họ. Do vậy đối với loại sản phẩm này thường sử dụng các loại kênh
ngắn(kênh trực tiếp hoặc thông qua đại lý và chi nhánh).

Đối với sản phẩm là giấy thành phẩm như: giấy copy, vở, giấy vi tính, giấy telex,… thì việc sử
dụng các loại kênh dài lại tỏ ra thích hợp hơn. Vì loại sản phẩm này có giá trị đơn vị thấp, dễ vận
chuyển và bảo quản, mặt khác khách hàng của loại sản phẩm này rất phân tán

e) Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường kinh doanh chung và sự cạnh tranh của môi
trường nghành.

Trên phương diện lý thuyết khi nền kinh tế suy thoái sức mua giảm sút do vậy các nhà sản xuất
thường sử dụng các loại kênh ngắn và những dịch vụ không cần thiết làm tăng giá bán. Líp công
nghiệp 40A 30 Một yếu tố khác thuộc môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn
kênh phân phối đó là những quy định và ràng buộc pháp lý. Do Công ty Giấy Bãi Bằng là thành
viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam nên phải chịu sự kiểm soát của Tổng công ty Giấy Việt
Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam kiểm soát giá bán cũng như những nơi mà Giấy Bãi Bằng có
thể bán sản phẩm của mình điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức mạng lưới kênh phân
phối của công ty. Ví dụ như công ty muốn phát triển mạng lưới bán hàng vào khu vực thị trường
phía nam thì việc tổ chức tiêu thụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do chính sách điều tiết tiêu thụ của
Tổng công ty Giấy Việt Nam vì khu vực này có một số nhà máy giấy lớn của Việt Nam như
Công ty giấy Đồng Nai, Công ty giấy Tân Mai

Yếu tố thị trường và cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn kênh phân
phối. Thông thường, một công ty khi lựa chọn kênh phân phối phải đảm bảo kênh của mình sẽ
hoạt động hiệu quả hơn của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đối với Công ty Giấy Bãi Bằng trong
điều kiện thị trường giấy trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nghành hầu như không có. Do vậy yếu tố này không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc
lựa chọn kênh phân phối của công ty.

f) Năng lực tài chính công ty


Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và duy trì các loại
kênh phân phối của một công ty. Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải có vốn tích luỹ để phát triển sản xuất nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác
nhau tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ bán hàng.

g) Tổ chức mạng lưới ở công ty

Hiện nay công tác tiêu thụ cũng như việc giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ
sản phẩm đều do phòng thị trường(thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc công ty) của
công ty đảm nhận. Phòng thị trường hiện có 7 nhân viên đây là những người có trình độ cao, am
hiểu về thị trường. Công việc chính của phòng thị trường là tìm kiếm các đại lý và các trung gian
khác trong kênh phân phối, thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức
các hội nghị khách hàng…

h) Mạng lưới kênh phân phối ở công ty

Sơ đồ mạng lưới phân phối của công ty


Sơ đồ trên biểu diễn một số loại kênh chủ yếu của công ty(trên thực tế còn tồn tại một số loại
kênh không chính thức khác).

Kênh trực tiếp (Kênh 1): Do sản phẩm của công ty chủ yếu là giấy cuộn giấy thành phẩm chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ cho nên khách hàng công nghiệp trong kênh này chủ yếu là các nhà xuất
bản sách, báo, tạp chí, các công ty văn phòng phẩm lớn và các xí nghiệp gia công xén kẻ giấy.
Các khách hàng này thường có đặc điểm là mua với khối lượng lớn trong mỗi lần mua và hoạt
động mua của họ mang tính mùa vụ chủ yếu tập trung mạnh vào những tháng chuẩn bị cho năm
học mới. Việc sử dụng kênh này có một số ưu điểm: - Cung cấp kịp thời sản phẩm cho khách
hàng theo đúng tiến độ do bên mua yêu cần. - Tiết kiệm được chi phí do không phải chi hoa
hồng cho các trung gian, không tốn chi phí lưu kho, làm tăng vòng quay của vốn. -Việc giải
quyết tranh chấp (nếu có) sẽ được tiến hành nhanh chóng do không phải thông qua bên thứ ba. -
Do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên công ty có điều kiện để nắm bắt được nhu cầu của
họ từ đó có biện pháp cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp hơn. Tuy nhiên việc sử dụng kênh này
có hạn chế là khi khách hàng ở xa, không tập trung thì vấn đề tổ chức tiêu thụ gặp nhiều khó
khăn do cước phí vận chuyển cao.

Các kênh gián tiếp (tất cả các kênh còn lại): Qua sơ đồ mạng lưới tiêu thụ có thể nhận thấy rằng
kênh phân phối mà công ty sử dụng để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng là những kênh dài
và phải qua nhiều trung gian. Điều này có thể được giải thích là do sản phẩm của công ty chủ
yếu phục vụ cho sự nghiệp giáo dục cho nên khách hàng của công ty rất đa dạng và thường
không tập trung nhất là đối với sản phẩm là giấy thành phẩm. Cho nên việc sử dụng kênh nhiều
cấp sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty đến được những vùng xa phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo. Các kênh 2, 3a, 4a, 4b là kênh dành cho sản phẩm tiêu dùng đó là các loại
giấy thành phẩm. Kênh 3b và 4c là kênh tiêu dùng công nghiệp, các khách hàng công nghiệp
xuất hiện trong kênh này là các cơ sở gia công xén kẻ giấy ở xa quy mô không lớn lắm) lượng
mua của họ trong mỗi lần mua không lớn lắm và nằm trong khả năng cung ứng của đại lý hoặc
chi nhánh. Ngoài ra còn có những khách hàng công nghiệp là các tổ chức xã hội, các cơ quan
đoàn thể và các xí nghiệp họ mua sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong đơn vị họ.
Việc sử dụng loại kênh này có ưu điểm: - Phát triển một mạng lưới tiêu thụ rộng rãi đạt hiệu quả
cao trong việc tiêu thụ, đặc biệt có thể mở rộng thị trường tới những vùng xa xôi. - Tận dụng
được nguồn lực của các trung gian đặc biệt là mạng lưới bán hàng của các khách hàng công
nghiệp. - Tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch do một phần công việc được tiến hành bởi
các trung gian. Tuy nhiên loại kênh này cũng có những hạn chế: Líp C«ng nghiÖp 40A 35 - Do
số lượng các thành viên nhiều nên khó kiểm soát nhất là kiểm soát giá bán sản phẩm trên thực tế
công ty chỉ mới kiểm soát được các đại lý và chi nhánh họ phải bán hàng theo giá quy định của
công ty còn các trung gian khác công ty không kiểm soát được. - Công ty có thể gặp phải rủi ro
do hàng hoá tồn kho ở chỗ của các đại lý. - Mối quan hệ giữa các thành viên tham gia kênh lỏng
lẻo, mức độ hợp tác giữa các thành viên với nhau kém. Hiện nay công ty có xu hướng sử dụng
các loại kênh phân phối dài. Đối với kênh 3a và 3b chủ yếu sử dụng đối với những khu vực thị
trường gần địa bàn tỉnh Phú thọ. Các đại lý trong kênh này là những đại lý thuộc quyền kiểm
soát của công ty (thông qua Phòng thị trường ) và những đại lý này sẽ lấy hàng trực tiếp tại công
ty, hàng tháng phải nộp báo cáo bán hàng và được hưởng hoa hồng đại lý do hai bên thoả thuận

3.3. Lựa chọn thành viên kênh.

3.3.1 Lựa chọn chi nhánh.

Theo quy chế của công ty chi nhánh thuộc cơ cấu tổ chức của công ty. Chi nhánh do Hội đồng
quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam quyết định thành lập và giải thể trên cơ sở đề xuất của
Giấy Bãi Bằng và tình hình tiêu thụ giấy tại khu vực thị trường đó. Nhìn chung chi nhánh phải có
các đặc điểm: - Chi nhánh phải nằm ở vị trí trung tâm của vùng và phải có vị trí thuận lợi để tiện
giao dịch và phát triển mạng lưới bán hàng, hiện nay công ty có ba chi nhánh đặt tại Hà nội, Đà
nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh - Hệ thống kho bãi của chi nhánh phải đảm bảo tiêu chuẩn và
phải được bố trí ở những vị trí giao thông thuận lợi để tiện cho việc vận chuyển. Quyền hạn của
chi nhánh: - Được toàn quyền tổ chức việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong khu vực thị
trường mình phụ trách. - Được công ty hỗ trợ chi phí để thực hiện các hoạt động xúc tiến
khuyếch trương sản phẩm, cũng như hỗ trợ chi phí để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. - Có tài khoản
riêng tại ngân hàng. Trách nhiệm của chi nhánh: - Hàng tháng, quý, năm phải nộp báo cáo bán
hàng, báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình thị trường cho công ty. - Phối hợp với công ty trong
công tác quảng cáo, hội trợ… - Chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hoá và tiền hàng, thanh toán
tiền hàng cho công ty theo đúng thời gian mà hai bên đã thoả thuận. - Phối hợp và tạo điều kiện
cho cán bộ của công ty làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm tại
khu vực thị trường mà mình phân phối.

3.3.2 Lựa chọn đại lý.


Đại lý của công ty rất đa dạng có thể là một doanh nghiệp nhà nước, có thể là một công ty tư
nhân, công ty TNHH hoặc một hợp tác xã, theo số liệu năm 2001 thì công ty có 63 đại lý thuộc
quyền kiểm soát trực tiếp của công ty. Khi một đơn vị muốn làm đại lý cho công ty phải có:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Đăng ký kinh doanh.

- Có hệ thống kho bãi để bảo quản hàng hoá.

- Có tài sản thế chấp để đảm bảo khả năng thanh toán.

- Đơn xin làm đại lý. Tuy nhiên trên thực tế thì vấn đề kiểm tra hệ thống kho bãi của đại lý bị
xem nhẹ. Quyền hạn và trách nhiệm của đại lý. - Đại lý thực hiện vệc bán hàng theo đúng giá do
công ty quy định. - Giao hàng tại kho của công ty hoặc tại kho của đại lý, vận chuyển trên
phương tiện của công ty hoặc đại lý ( cước phí tính theo quy định của cơ quan Nhà nước liên
quan).

- Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc ngân phiếu. - Hoa hồng đại lý:
0.8% trên giá bán sản phẩm tại kho của công ty (không kể thuế VAT).

- Hàng tháng phải nộp báo cáo bán hàng và báo cáo kiểm kê hàng tồn kho cho công ty. - Thời
hạn hoàn thành việc bán hàng tối đa cho từng lô hàng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày nhận
hàng. Nếu quá thời hạn trên mà đại lý chưa tiêu thụ được hàng thì công ty tạm ngừng việc cấp
hàng để đại lý tập trung tiêu thụ.
2.2.3. Người bán buôn
Các người bán buôn mua hàng trực tiếp từ công ty rất ít, và thường xuyên biến động qua các
năm. Trong năm 2001 chỉ có 5 nhà bán buôn mua trực tiếp từ công ty với tổng lượng giấy tiêu
thụ là 250 tấn. Theo quy định những người này chỉ được phép mua giấy thành phẩm ( loại giấy
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của công ty). Đối với các trung gian là người bán
buôn (kể cả lấy hàng trực tiếp từ công ty hay từ chi nhánh, đại lý ) chỉ cần có đủ khả năng về tài
chính để đảm bảo thanh toán tiền hàng cho công ty (hoặc chi nhánh) là có thể nhận hàng
3.4 Chính sách hậu đãi

A. CHÍNH SÁCH HẬU MÃI - BẢO HÀNH


Với phương châm : “ Không chỉ quan tâm đến giao dịch mà phải quan tâm đến quan hệ với
khách hàng “ , “ giữ khách hang cũ còn quan trọng hơn có khách hàng mới “

1 . Đổi trả sản phẩm:


Nội dung: Đổi trả sản phẩm cũ do sai kích thước
- Điều kiện áp dụng: Sai kích thước đặt hàng do nhân viên công ty đóng gói sai kích thước.
- Thời hạn: Trong vòng 7 ngày 
- Lưu ý: Trong điều kiện khách hàng đặt kích thước và Công ty giao hàng sai, Công ty sẽ chịu
100% phí đổi trả hàng cho khách hàng.
(Công ty có quyền từ chối đổi cho Khách hàng nếu sản phẩm bị hư hỏng do bất kỳ lý do nào)

2. Thay đổi hàng hóa


- Điều kiện áp dụng:
+ Hàng hóa còn nguyên vẹn khi về chuyển kho Công ty
+ Công ty có quyền từ chối đổi cho Khách hàng nếu sản phẩm bị hư hỏng do bất kỳ lý do nào.
- Thời hạn: 7 ngày từ khi KH nhận được sản phẩm.
- Phạm vi áp dụng: Đổi một sản phẩm khác.
- Lưu ý: Khách hàng chịu toàn bộ phí vận chuyển phát sinh trong quá trình đổi hàng hóa.

3. Hoàn tiền
- Nội dung: Hoàn trả tiền hàng đặt hàng
- Điều kiện áp dụng:
+ Hàng hóa lỗi, hư hỏng khách hàng áp dụng chính sách trả hàng.
- Thời gian hoàn tiền:7 ngày từ ngày Công ty nhận được hàng hoàn trả.

B. Chăm sóc Khách hàng


1.Liên lạc , theo dõi với khách hàng
Lưu hồ sơ chi tiết của mỗi khách hàng và các loại giấy tờ giao dịch khác của khách hàng để
thuận tiện cho việc theo dõi, liên lạc. Nếu không có thông tin chi tiết này thì bộ phận bán hàng và
đội ngũ điều hành sẽ không thể biết được khách hàng có hài lòng với hàng họ mua hay không.
Tạo một phần trong trang web của doanh nghiệp, nơi khách hàng có thể gửi ý kiến đánh giá,
nhận xét của họ. Mọi doanh nghiệp nên có một số điện thoại miễn phí, nơi khách hàng có thể gọi
điện thoại và thảo luận về thắc mắc của họ để tìm hiểu thái độ của khách hàng đối với sản phẩm.
Đây là một trong những phương cách hiệu quả để định hướng chính xác cho các kế hoạch phát
triển của doanh nghiệp.
2. Tặng quà, vật lưu niệm, viết thư cảm ơn
Tặng quà, gửi thư cảm ơn đến từng khách hàng. Cử chỉ thiện chí đó có thể giúp bạn tiến tới một
chặng đường dài hơn, hướng tới các giao dịch lần sau.
3. Chủ động tiếp cận phục vụ khách hàng
Chủ động tiếp cận phục vụ khách hàng là một hành động rất quan trọng. Một vài tuần sau khi
bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng nên liên lạc thường xuyên với khách hàng để đảm bảo
hàng hóa, dịch vụ họ mua có gặp vấn đề nào không; nếu khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào về sản
phẩm, dịch vụ hay sản phẩm họ mua có vấn đề thì nhân viên phải khẩn trương giải quyết. Không
bao giờ bỏ qua các cuộc điện thoại từ khách hàng. Cung cấp cho các khách hàng các hỗ trợ cần
thiết. Giúp họ lắp đặt, sử dụng hay vận hành một sản phẩm cụ thể.
4. Chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành
Nên có các chính sách ưu đãi, các sản phẩm khuyến mãi cho các khách hàng lâu năm. Khuyến
khích thêm các khoản trợ cấp tương ứng khi khách hàng có các hành động quảng bá sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp - đó là phần thưởng tuyệt vời cho sự trung thành.
5. Thực hiện đúng các cam kết đã hứa (ký) với khách hàng
Thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo hành sản phẩm theo đúng thời hạn đã ký, thực hiện các
bảo trì định kỳ nếu khách hàng có yêu cầu; nâng cấp hệ thống, thay thế sản phẩm mới như đã
cam kết (nếu có); hướng dẫn cung cấp các lời khuyên hữu ích, các khuyến cáo cần thiết cho
khách hàng về quá trình vận hành, bảo trì của sản phẩm. Khi thời gian bảo hành đã hết, phải có
các mức giá ưu đãi cho việc sửa chữa, bảo hành.
6. Giải quyết phàn nàn, bức xúc (nếu có) của khách hàng
Giải quyết kịp thời các phàn nàn, bức xúc nếu có của khách hàng. Bất kỳ sản phẩm bị hỏng, bị
lỗi hoặc vận hành không đúng kỹ thuật phải được trao đổi ngay lập tức với bộ phận kỹ thuật.
Không sách nhiễu, làm phiền khách hàng. Đối với từng trường hợp như vậy phải thể hiện sự
quan tâm đầy đủ của bạn; luôn lắng nghe bất bình của họ và làm cho họ cảm thấy thoải mái.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với sản phẩm, dịch vụ của chính mình, đừng bao giờ bỏ
rơi khách hàng của mình. Phải luôn hiểu rằng mất nhiều thời gian và công sức để có được một
khách hàng mới hơn là giữ lại một khách hàng cũ.

7. Lời tri ân

Với chính sách hậu mãi của mình, công ty thiết kế chúng tôi hy vọng sẽ mang lại sự hài lòng và
hiệu quả thực sự cho quý khách trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi, đồng
thời cũng cam kết sẽ dõi theo và nâng bước Quý khách bằng tất cả khả năng của mình trong quá
trình khai thác và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Quý khách cho mục đích phát triển thịnh
vượng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin Quý khách vui lòng liên hệ với công ty để được giải đáp.

Sự hài lòng của Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi

IV. Kết luận

Tìm ra các giải pháp và các đề xuất để tăng được lượng sản phẩm bán ra ? (cải tiến chất
lượng sản phẩm hoặc phát triển dây chuyền sản xuất mới )

Có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ( thay đổi mẫu mã , thiết kế nhỏ gọn , giá
cả )

Tìm ra phương án tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất ( tái chế giấy để làm
thùng carton)

Chú trọng kết hợp với những ngành công nghiệp chủ đạo nào ? ( may mặc , thực phẩm )
Xử lý như thế nào để vừa có lợi cho công ty vừa bảo vệ môi trường ? ( tái chế thành các
sản phẩm nội thất , thủ công mỹ nghệ , giấy văn phòng ,.. )

V. Tài liệu tham khảo

Bibliography
Thùng Carton, Hộp Carton Giá Rẻ Tại TPHCM | Công Ty VietBox. (2021, 01 08). Retrieved from
https://vietbox.vn/thung-carton/

Thủy. (2021, 01 08). Bao bì giấy carton – Quy trình sản xuất và công ty sản xuất thùng carton. Retrieved
from https://baobitamthanh.com/bao-bi-giay-carton-quy-trinh-san-xuat-cong-ty-san-xuat-
thung-carton/

VINA, H. (2021, 01 08). NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÙNG CARTON HANSUN VINA. Retrieved from
http://www.sanxuatthungcarton.com/?m=1&fbclid=IwAR3v62MSrvohkuJDsCyNa3-
p197xcVJxI06u32-kp0lWiP5DMueqbUR-0h4

VŨ THỊ HỒNG MẬN, C. Đ. (2021, 01 08). Khoa học công nghệ ngành Công Thương. Retrieved from
https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t3154/tong-quan-ve-thuc-trang-nganh-cong-nghiep-giay-
viet-nam.html

You might also like