You are on page 1of 2

Câu 1: Bản chất và các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước.

+ bản chất
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà
nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do
trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy
không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà
nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước
xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị
của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai
cấp mình. Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn
tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau.
Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời
trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở
chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ
khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công
dân mình.
+ đặc trưng cơ bản
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước có năm đặc trưng cơ bản sau
đây:

 Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng
chế, quản lý những công việc chung của xã hội.
 Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị
hành chính.
 Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
 Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh
các quan hệ xã hội bằng pháp luật.
 Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.

Câu 2: Bản chất, chức năng, kiểu và các thuộc tính của pháp luật

+ chức năng của pháp luật


Pháp luật có các chức năng sau: Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
nắm quyền lực nhà nước, quy định chức năng quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, các thiết chế chính trị - xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân và con người,
điều chỉnh các quan hệ trong xã hội nhằm thiết lập và duy trì một trật tự xã hội nhất
định, giáo dục các công dân và cá nhân trong xã hội.
+ bản chất của pháp luật
 Pháp luật mang tính giai cấp :
Theo học thuyết Mác-Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và phát triển trong
xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó,
không có "pháp luật tự nhiên" hay pháp luật không mang tính giai cấp.
 Tính xã hội của pháp luật

Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó
còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào
hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích
của các giai tầng khác trong xã hội

+ các kiểu pháp luật

 Thực tế, trong lịch sử phát triển, tương ứng với bốn kiểu nhà nước, có
bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ, kiểu pháp luật phong
kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

+ thuộc tính của pháp luật:

Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện
tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng
kia.Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm
phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác; quy phạm đạo đức, quy phạm
tôn giáo.
Các thuộc tính của pháp luật
-         Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy
định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức;
-         Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều, khoản, văn
bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng.

You might also like