You are on page 1of 9

Câu 1 :

Theo học thuyết “Chính danh”, Khổng Tử chia xã hội thành những mối quan hệ cơ bản, trong đó mỗi
quan hệ là một “luân”. Trong xã hội, theo Khổng Tử có 5 mối quan hệ cơ bản là: vua - tôi, cha - con,
chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Đặc biệt trong luân lý, đạo đức, Khổng Tử luôn nhấn mạnh đến quan hệ
vua - tôi và cha - con. Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và
chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy. Trong việc chính trị, vua
phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự “vua phải tự mình làm
thiện, làm phải trước thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân”. Nhà cầm quyền cần
phải thực hiện ba điều: “Bảo đảm đủ lương thực cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng
binh lực hùng mạnh để đủ bảo vệ dân, phải tạo lòng tin cậy của dân đối với mình. Nếu bất đắc dĩ phải bỏ
bớt những điều kiện trên thì trước hết hãy bỏ binh lực, sau đó đến bỏ lương thực, nhưng không thể bỏ
lòng tin của dân đối với vua, nếu không, chính quyền xã tắc sẽ sụp đổ”. Nếu “việc chính trị, vua cai trị
nước nhà mà biết đem cái đức mình bỏ hóa ra, thì mọi người đều phục theo. Tuy như ngôi sao Bắc Đẩu
ở một chỗ mà có mọi vì sao chầu theo”. Ngược lại dân và bề tôi đối với vua phải như đối với cha mẹ
mình, phải tỏ lòng “trung” của mình đối với vua. Đó là “Chính danh”, là “phục lễ vi nhân”. Về đạo cha
con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ “hiếu” làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng “từ
ái” làm trọng. Trong đạo hiếu của con với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở “tâm thành
kính”. “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó
ngựa người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật
đâu”

Khổng Tử đòi hỏi từ Thiên tử, quân tử đến thứ dân phải “khắc kỷ, phục Lễ”. Lễ được hiểu là
những phong tục, tập quán, những quy tắc quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật nhà nước,
như: sinh, tử, tang, hôn, tế, lễ, triều sinh, luật lệ, hình pháp… Ông cho rằng, do vua không giữ đúng đạo
vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con…nên thiên hạ “vô đạo”. Phải dùng lễ để
khôi phục lại trật tự, phép tắc, luân lý xã hội, khiến cho mọi người trở về với “đạo”, với “nhân” và trở
thành “Chính danh”. Theo Khổng Tử, lễ quan hệ với nhân rất mật thiết. Nhân là chất, là nội dung, lễ là
hình thức biểu hiện của nhân. “Nhân là cái nền tơ lụa trắng tốt mà trên đó người ta vẽ nên những bức
tranh đẹp”. Ông khuyên người “ta chớ xem điều trái lễ chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ
làm điều trái lễ”, thì khi đó sẽ đạt được “nhân”, xã hội ổn định, vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ… đều
“Chính danh định phận”.

Câu 2 : Tại sao nói triết học Hegel là một trong những tiền đề lý luận hình thành triết học Mác?

Nghiên cứu lịch sử triết học trước Marx, chúng ta biết rằng triết học cổ điển Đức là một trong những
nền triết học phát triển cao, ảnh hưởng lớn tới triết học hiện đại, đặc biệt là triết học Marx. Và nói đến
triết học cổ điển Đức, không thể không nói đến Hegel, nhà triết học lỗi lạc được xem đại diện tiêu biểu,
xuất sắc nhất của triết học cổ điển Đức.

Dù xuất phát từ lập trường thế giới quan duy tâm, nhưng triết học của Hegel, xét về phương pháp biện
chứng, là có ý nghĩa cách mạng, thể hiện quá trình liên hệ, tác động, chuyển hóa và phát triển không
ngừng của thế giới. Đó là sự phỏng đoán tài tình về “biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái
niệm”. “Nhưng ý nghĩa thật sự và tính chất cách mạng của triết học Hegel… chính là ở chỗ nó đã vĩnh
viễn kết liễu tính tối hậu của những kết quả của tư tưởng và của hành động con người”, “nền triết học
mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hê-ghen và đây là công lao to lớn của ông –
toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày, như là một Quá trình, nghĩa là luôn luôn
vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và
phát triển ấy”

Triết học Marx đã tiếp thu cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng để hình thành nên phép biện
chứng duy vật – phép biện chứng khoa học và cách mạng, “học thuyết về sự phát triển dưới hình thức
hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con
người”. Các nhà triết học Marx cho rằng “ở Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần
dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí”.

Các nhà triết học Marx tìm thấy hạt nhân hợp lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là sự tự vận
động. Nội dung hợp lý sâu sắc trong quan điểm trên của Hegel là mối liên hệ tất yếu, là nguồn gốc nội tại
của những sự khác nhau.

Đối với tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel, ngoại trừ thay thế thế giới quan duy
tâm trong triết học Hegel bằng thế giới quan duy vật, có thể thấy triết học Marx đã tiếp thu hầu như
toàn bộ những nội dung biện chứng của Hegel và phát triển nó. Triết học Marx cũng coi sự vận động của
thế giới là sự vận động, phát triển không ngừng. Nếu Hegel cho rằng thế giới bắt đầu từ ý niệm tuyệt
đối, tồn tại thuần túy thì triết học Marx cho rằng thế giới bắt nguồn tự vật chất, thế giới thống nhất ở
tính vật chất. Nếu Hegel coi tồn tại là “cái không cảm giác được, không trực quan được, không hình dung
được, mà là tư tưởng thuần túy và với tư cách ấy, nó tạo nên điểm bắt đầu” thì triết học Marx coi “vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác con người”
(Lenin), nghĩa là vật chất đối lập hẳn với tồn tại.

Những tư tưởng biện chứng trong học thuyết về tồn tại của Hegel đã tạo tiền đề để triết học Marx xây
dựng phép biện chứng duy vật thành một hệ thống bao gồm hai nguyên lý (nguyên lý mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật cơ bản (quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập, quy luật lượng – chất và quy luật phủ định của phủ định).

Sự kế thừa của triết học Marx đối với phép biện chứng của Hegel là sự kế thừa “hạt nhân hợp lý” và
phát triển nó trở nên hoàn bị hơn. Phép biện chứng của triết học Marx “không những khác phương pháp
của Hegel về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa”. Sự đối lập đó là sự đối lập giữa xuất
phát điểm trong hệ thống triết học, hai thế giới quan duy vật và duy tâm và đó cũng là sự khác nhau lớn
nhất giữa phép biện chứng của triết học Marx và phép biện chứng của Hegel. Nhiều nhà triết học đã
đánh giá nếu loại bỏ đi cái xuất phát điểm trong thế giới quan duy tâm của Hegel, sẽ không phân biệt
được đâu là triết học Marx, đâu là triết học Hegel.
Câu 3 :Quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin

Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự
vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong
nhận thức. Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong
mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng,
phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có
quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện
tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy
luật của nó.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,
hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật,
hiện tượng đó. Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ với
các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2 nội dung này,
Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật
đó”.

Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật
và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành
động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên
hệ ở những điều kiện nhất định.

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải
chú ý tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải
biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác
động vào sự vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật cần
phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng
với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định,
con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những
mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối,
không đầy đủ trọn vẹn. Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc
tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân
lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức
được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem
xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng
nhắc.

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó
chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những
thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong
những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi
chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến
chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự
vật hay hiện tượng đó.

Chương 2 : Vận dụng quan điểm toàn diện để khảo sát, thi công dự án tự động
quá quy trình nuôi trồng thủy sản ở An Giang

2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào công tác khảo sát, thi công hệ thông tự
động hóa quy trình nuôi trồng thủy sản.
2.2.1 Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào công tác khảo sát
- Khảo sát có ý nghĩa quan trọng, từ các yêu cầu của nhà đầu tư khảo sát để có
cái nhìn bao quát về dự án những công tác cần chuẩn bị, các thiết bị phù hợp
với yêu cầu, khảo sát về điều kiện tự nhiên, thời tiết, địa hình vị trí lắp đặt để
lựa chọn thiết bi. Vạch ra kế hoạch thi công để tiết kiệm thời gian công sức và
hiệu quả công việc đạt cao nhất.
- Các yêu cầu về hệ thống tự động hóa của chủ đầu tư bao gồm:
+ Điều khiển các hệ thống bơm , thiết bị cho ăn, các thiết bị tạo oxy cho ao
nuôi từ xa.
+ Giám sát liên tục tình trạng bơm của các ao nuôi, giám sát chất lượng nước
trong và ngoài ao nuôi
+ Cảnh báo các lỗi về bơm và chỉ số chất lượng nước không đạt kịp thời và
thông báo qua điện thoại cho những người có trách nghiệm quản lý.
+ Lưu thời gian hoạt động tính toán điện năng sử dụng hàng tháng để làm tài
liệu lưu trữ cho các đợt sau.
+ Hệ thống ổn định đáp ứng chạy 24/7, có phương thức dự phòng khi có sự cố
mất điện lưới.
- Từ các yêu cầu trên vận dụng nguyên tắc toàn diện công ty Đại Thuận Phát
cần khảo sát như sau :
+ Khảo sát địa hình các ao nuôi để lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị, cách nối
dây điện sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí.
+ Khảo sát thời tiết để có giải pháp bảo quản thiết bị tối ưu
+ Khảo sát về nguyên lý hoạt động và công suất để lựa chọn thiết bị phù
hợp.
+ Liên hệ những người có trách nhiệm và kinh nghiệm lâu năm để có các
trường hợp có thể xảy ra trong quá trình vận hành.
+ Tìm hiểu các nhà đầu tư trước đã gặp phải những vấn đề gì trong thi công
để sẵn sàng các phương án dự phòng khi cần.
+ Ước tính thời gian và chi phí lắp đặt cho chủ đầu tư.
2.2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong thi công
- Sau khi đã khảo sát kỹ lưỡng trình bày giải pháp với chủ đầu tư. Đưa ra giải pháp
và thời gian thi công hai bên đồng ý ký kết hợp đồng công ty thực hiện thi công.
- Trong quá trình thi công nguyên tắc toàn diện được vận dụng để bao quát quá
trình thì công lường trước các vấn đề xảy, quản lý nghiệm thu từng phần từng
công đoạn để hạn chế sai sót nối tiếp. Quá trình giám sát kiểm tra diễn ra trong
suốt quá trình thi công.
- Phân rã công việc theo từng bộ phận, từng nhóm để tối ưu quá trình thi công và
phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận để công việc diễn ra đúng hạn. tránh
trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các bộ phận các nhóm với nhau.
- những công việc trên đòi hỏi người giám sát cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh
vực có kinh nghiệm và có cách nhìn sâu rộng về các vấn đề nhìn vấn đề trên nhiều
phương diện nhiều mặt để có quyết định đúng đắn cho việc thi công.
KẾT LUẬN
Áp dụng nguyên tắc toàn diện của Mác- Lenin đã cho công ty Đại Thuận Phát các
nhìn tổng quát trong công tác khảo sát và thi công hệ thống tự động hóa quy trình
nuôi trồng thủy sản. Vận dụng vào công tác khảo sát giúp công ty vạch ra các
bước , lựa chọn thiết bị phù hợp giảm chi phí phát sinh. Có thời gian và mục tiêu
rõ ràng khi thi công.
Vận dụng vào công tác thi công giúp công tác thi công diễn ra thuận lợi đúng mục
tiêu đặt ra từ quá trình khảo sát. Nguyên tắc toàn diện giúp người giám sát giám
sát tổng quan quá trình thi công , hạn chế phát sinh , lường trước phương án dự
phòng trường hợp xấu xảy ra, rút ngắn thời gian thi công. Hoàn thành trước thời
hạn. Đưa hệ thống vào vận hành sớm hơn dự tính để đáp ứng kịp thời cho chủ
đầu tư.
Hệ thống vận hành giảm nhân công, hoạt động 24/7 giảm sai sót do yếu tố con
người, giảm sát tổng quan các thiết bị tại phòng trung tâm cảnh báo sự cố cho
người có trách nhiệm để khắc phục kịp thời hạn chế sự tổn thất trong quá trình
nuôi trồng.

Câu 4.
Nhân sinh quan truyền thống Việt Nam chính là những giá trị bản nhiên của tư duy người
Việt, không hoàn toàn vay mượn tư tưởng của Nho, Phật, Lão. Những giá trị tích cực trong
triết lý nhân sinh của cha ông ta là cơ sở cho việc xây dựng lối sống mới cho người Việt
Nam hiện nay. Song, bên cạnh đó, những hạn chế từ nhân sinh quan truyền thống cũng trở
thành rào cản cho người Việt trên bước đường phát triển và hội nhập. Do vậy, việc xác định
rõ những giá trị tích cực, chỉ ra được những yếu tố tiêu cực của nhân sinh quan truyền
thống là một việc làm thiết thực nhằm góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại,
đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
***** Đức Tính Tốt :
1. Thông minh thích ứng nhanh, giỏi về cải tiến, tái tạo, chắp vá để tạo những cái
mới hữu dụng
2. Cần cù, nhẫn nại là lối sống truyền thống tích cực cần phát huy trong thời đại
mới. Từ xưa đến nay, người Việt vẫn coi trọng đức tính cần cù, tiết kiệm, đề cao
nó đến độ “cần cù bù thông minh”, “năng nhặt chặt bị”, “tích cốc phòng cơ”,
“buôn tầu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Lối sống tiết kiệm góp phần ổn định
đời sống kinh tế gia đình, xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, rèn luyện
cách sống biết quý trọng sức lao động, chống lối sống xa hoa, lãng phí theo kiểu
“bóc ngắn cắn dài”, “vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”,...
Vì vậy ,phẩm chất cần cù của người lao động Việt Nam trong sản xuất là một yếu
tố thực sự cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
3. Tinh thần vượt khó
6. Tự chủ công việc : Người Việt hiện nay không bằng lòng với cái nghèo, với sự
thanh nhàn, an phận, không tự thỏa mãn với lối sống hữu danh vô thực, họ bắt
đầu chú trọng đến lợi ích vật chất, biết vươn lên làm giàu, đề cao tính cá nhân, sự
tự do,…Hiện nay, từ cách thức lao động sản xuất, cách thức tư duy, cách thức ứng
xử, hưởng thụ, thỏamãn nhu cầu sống của người Việt đã ít nhiều khác xa các thế
hệ cha ông ngày trước.
7. Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới :
người Việt truyền thống những đức tính ôn hòa, nhã nhặn, khiêm nhường.Dân
tộc Việt được xem là một dân tộc biết lấy khiêm nhu làm hậu thuẫn, thắng mà
không kiêu căng, đó là nghệ thuật ôn nhu khôn khéo của nước nhỏ đối với nước
lớn
8. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức là một trong những giá trị
truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời
của dân tộc Việt Nam. Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẫn nại và
ham học hỏi. Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc anh tài, các trung
thần, những anh hùng dân tộc,… góp phần quan trọng cho sự nghiệp giải phóng
và kiến thiết nước nhà. Hiếu học còn là biểu tượng của ý chí và khát vọng vươn
lên thoát khỏi đói nghèo, thoát khỏi sự kém hiểu biết
9. Lối sống đề cao tính tập thể, cộng đồng của người Việt có mặt tích cực là coi
trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh thần đoàn kết, hòathuận, tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách, không chấp nhận lối sống hờ hững, vô trách nhiệm.
Lối sống cộng đồng này góp phần kìm hãm và hạn chế những biểu hiện của bệnh
vô cảm, của sự cạnh tranh một cách ghẻ lạnh trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường hiện nay, đồng thời tạo nên sức mạnh của sự thống nhất cùng nhau xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh
tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.
10. Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa.
* Cách phát huy ưu điểm
- Phát hiện nhân tài,giữ chân nhân tài ở việt nam, đầu tư giáo dục. Tạo ra nhiều
cuộc thi kích thích tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Nâng cao hệ thống giáo dục từ gia đình đến trường học cho trẻ em.
- Bổ sung các buổi học ngoại khóa cho học sinh để có nhận về bảo vệ môi trường .
Hòa nhập với thiên nhiên kích thích tìm tòi, học hỏi.
***** Đức Tính Xấu:
1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc, vô kỷ luật , không có tinh thần trách nhiệm,
đùn đẩy trách nhiệm, hay nói dối, biện minh, chối bỏ lỗi lầm
2. Không tôn trọng của công, không bảo vệ môi trường vứt rác bừa bãi, khai thác
tự nhiên một cách tùy tiện.
3. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, xỉ vả,
chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư. Hình
thành nên thói hư danh ảo tưởng sĩ diện, cuồng ngôn lăng mạ xỉ nhục người khác
vì tư lợi cá nhân.
4. Phân biệt đối xử nghề nghiệp :Có sự phân biệt đối xử giữa lao động trí óc với
lao động chân tay đặc biệt là khinh miệt lao động chân tay
5. Tư tưởng không nhất quán: Nhận thức thường thiếu triệt để và yếu tính hệ
thống. Khó tạo ra phát minh và sáng tạo lớn, khó tiến xa, dễ thỏa mãn với kết quả
bước đầu, thói quen xuề xòa đại khái.
6. Tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình “Khôn độc
không bằng ngốc đàn”, thói ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình, tài
năng và thành đạt hơn mình,... khiến cho người Việt không tạo ra được một sự
hiệp thông thống nhất, dẫn đến việc một người làm thì tốt, ba người làm thì tồi,
bảy người làm thì hỏng.
* Khắc phục nhược điểm :
- Đổi mới trong giáo dục để đào tạo những thế hệ công dân mới bắt kịp được yêu
cầu của thời đại,mỗi cá nhân phải tích cực đổi mới tư duy, học hỏi và tự rèn luyện
tác phong năng động, rèn luyện bản lĩnh và nâng cao khả năng sáng tạo để nắm
bắt cơ hội và đối mặt với những thách thức mới.
- Truyền thông rộng rãi, đưa vào chương trình giáo dục bậc cuối phổ thông và đại
học các ưu điểm và điểm yếu cố hữu của người VN
- Con người cần góp phần làm xanh - sạch - đẹp môi trường sống, chống những
hành vi gây ô nhiễm môi trường, chủ động, sáng tạo trong học tập, cuộc sống…
- Con người cần nhận thức đúng bản chất các QHXH, chọn lọc không gian XH để
học tập, làm chủ bản thân trước sự tác động của các QHXH tiêu cực, chống lại
những tệ nạn XH…
- Thời đại TCH: giao lưu quốc tế nhiều hơn. Thời đại Internet giúp mọi người có
thể giao lưu và tiếp xúc với tri thức và tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, mô
hình kinh tế, quản trị tiên tiến. Xu thế công nghệ thay đổi nhanh chóng giúp Việt
Nam có thể tiếp cận và làm chủ những công nghệ mới nhất
- xây dựng lòng tự tôn dân tộc, “người Việt Nam.
Xây dựng tính kỷ luật và chuyên nghiệp trong lao động, tôn trọng và tuân thủ các
qui định của luật pháp.
Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, coi trọng tính hệ thống, không
khuyến khích tính lanh trí, khôn lỏi trong xử lý các vấn đề chính yếu

You might also like