You are on page 1of 122

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

TRẦN VÂN HỒNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA


CÔNG TY TNHH VẠN LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

TRẦN VÂN HỒNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA


CÔNG TY TNHH VẠN LỢI

Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRUNG KIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và có
nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Tác giả

Trần Vân Hồng


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân
thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Lao Động Xã
Hội đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi
học tập nghiên cứu tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Phan Trung Kiên đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Công ty TNHH Vạn Lợi đã
giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề công trình nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Khoa Sau đại học – Khoa Kế toán
Trường Đại học Lao Động Xã Hội, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng
dạy và tư vấn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp
này.

Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để công trình nghiên cứu tiếp được hoàn thiện hơn.

Tác giả

Trần Vân Hồng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................... ii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu ................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 4
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 5
1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................... 6
1.8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ....................................................... 8
2.1. Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính... 8
2.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính ................................................................................. 8
2.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính .................................................................. 10
2.2. Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính ........................................ 12
2.2.1. Phân tích theo chiều ngang ............................................................................ 12
2.2.2. Phân tích xu hướng ........................................................................................ 12
2.2.3. Phân tích theo chiều dọc ................................................................................ 12
2.2.4. Phân tích tỷ số ................................................................................................ 13
2.2.5. Phân tích hệ số tài chính ................................................................................ 13
2.2.6. Phương pháp so sánh ..................................................................................... 13
2.2.7. Phương pháp Dupont ..................................................................................... 13
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ............................................................... 17
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính .............................................................. 18
2.3.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn ................................................... 18
2.3.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính ................................................. 19
2.3.1.3. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán ........................................................ 20
2.3.1.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi ............................................................. 24
2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính .............................................................................. 25
2.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ........................................................................... 26
2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản ................................................................................. 26
2.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .......................................... 27
2.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ........................................................ 28
2.3.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ .............................. 29
2.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh.......................................................................... 30
2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ................................................................ 31
2.3.5.2. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu ................................................... 34
2.3.5.3. Phân tích hiệu qủa sử dụng chi phí ................................................................ 35
2.3.6. Phân tích rủi ro tài chính .................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 39
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH VẠN
LỢI ........................................................................................................................... 40
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Vạn Lợi ............................................................ 40
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 40
3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh ................................. 41
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán ..................................... 43
3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.................................................................. 43
3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty.............................................. 47
3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng tại công ty ....................... 47
3.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi............... 48
3.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính .............................................................. 48
3.3.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn ................................................... 48
3.3.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính............................................. 51
3.3.1.3. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán ........................................................ 51
3.3.1.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi ............................................................. 54
3.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính .............................................................................. 56
3.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ........................................................................... 56
3.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản ................................................................................. 60
3.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .......................................... 65
3.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ........................................................ 67
3.3.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ .............................. 69
3.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh.......................................................................... 72
3.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ................................................................. 73
3.3.5.2. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu ................................................... 77
3.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ................................................................ 82
3.3.6. Phân tích rủi ro tài chính .................................................................................. 85
3.3.5.3. So sánh các chỉ số tài chính của Công ty với các công ty cùng ngành ............ 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 87
CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ, GIẢI
PHÁP VÀ KẾT LUẬN ............................................................................................ 88
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 88
4.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 88
4.1.1.1. Về khái quát tình hình tài chính ..................................................................... 88
4.1.1.2. Về phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ ...................... 88
4.1.1.3. Về hiệu quả kinh doanh ................................................................................. 88
4.1.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................. 89
4.1.2.1. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn ............................................... 89
4.1.2.2. Về khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ...................................... 89
4.1.2.3. Về hiệu quả kinh doanh ................................................................................. 90
4.1.2.4. Về công tác quản lý ....................................................................................... 90
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Vạn
Lợi……………………………………………………………………………………………………………………….90
4.2.1. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn .................................................. 90
4.2.2. Về nâng cao hiệu quả dòng tiền........................................................................ 91
4.2.3. Về hiệu quả kinh doanh.................................................................................... 92
4.2.4. Về công tác quản lý.......................................................................................... 94
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 96
4.3.1.Về phía nhà nước .............................................................................................. 96
4.3.2. Đối với những đối tượng khác .......................................................................... 97
4.4. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 97
4.5. Những hạn chế của Luận văn ........................................................................... 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................100
KẾT LUẬN .............................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................102
PHỤ LỤC
i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán


BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
DTT : Doanh thu thuần
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NV : Nguồn vốn
ROA : Sức sinh lợi tổng tài sản
ROE : Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH :Tài sản dài hạn
TS : Tài sản
VCSH : Vốn chủ sở hữu
ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ


Tên sơ đồ, bảng, biểu Trang
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Vạn Lợi 38
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Vạn Lợi 44
Bảng 3.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn 47
Bảng 3.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính 48
Bảng 3.3. Đánh giá khả năng thanh toán 49
Bảng 3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp 52
Bảng 3.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 55
Bảng 3.6. Các chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn 57
Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu tài sản 59
Bảng 3.8. Các chỉ số đánh giá cấu trúc tài sản 62
Bảng 3.9. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 63
Bảng 3.10. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 65
Bảng 3.11. Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 68
Bảng 3.12. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 71
Bảng 3.13. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản theo mô hình Dupont 73
Bảng 3.14. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 75
Bảng 3.15. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình 78
Dupont
Bảng 3.16. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 80
Bảng 3.17. Phân tích rủi ro tài chính 83
Bảng 3.18. So sánh các chỉ số tài chính của công ty năm 2015 với các 85
công ty cùng ngành
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo
cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với
các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán
Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môi
trường kinh tế xã hội luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính
không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực
quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương
trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là
một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng
nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm
kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp
lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những
nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình
hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích
tài chính doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà
quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận
ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch
định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những
giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao
2

chất lượng doanh nghiệp.

Công ty TNHH Vạn Lợi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dược phẩm - trang thiết bị y tế. Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp chịu sự
cạnh tranh rất quyết liệt từ các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm - trang
thiết bị y tế trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn tồn tại
và phát triển doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và
tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng. Bên cạnh
đó, có nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung
cấp.... hay không cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công tác phân tích báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Công ty TNHH Vạn Lợi đã làm gì để cải thiện
tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ
công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ công tác
quản lý tài chính và những giải pháp đem lại thành công cho Công ty, tác giả
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ là:" Phân tích báo cáo tài
chính của Công ty TNHH Vạn Lợi".

1.2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật
thiết với nhau. Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế,
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phát
hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lựa
chọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do vậy,
phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh
đạt kết quả và hiệu quả cao nhất. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết, đề tài về nội dung này. Các công trình nghiên cứu về phân tích báo cáo
tài chính như:
3

Luận văn thạc sỹ “ Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản
lý tài chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” (2015) của tác giả Trần Thị Hoa, đã
khái quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng liên quan.
Song, nội dung phân tích chưa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng như:
cơ cấu từng khoản mục của tài sản, mức độ độc lâp tài chính của các công ty
không được luận văn đề cập, phân tích.

Về phân tích báo cáo tài chính của các công ty trong ngành dược phẩm
- trang thiết bị y tế, tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2015) với đề tài: “ Phân tích
Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây” đã tập trung hệ
thống hóa được những vẫn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính
thông qua báo cáo tài chính, đề cập sâu đến các phương pháp cũng như nội
dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Song luận văn mới chỉ phân
tích tình hình tài chính đang diễn ra tại công ty, nhằm xây dựng nên hệ thống
chỉ tiêu để phân tích tại công ty, mà chưa hướng tới việc phân tích những biến
động trong hoạt động của công ty, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện
pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

Luận văn Bùi Văn Hoàng (2015) với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính
công ty cổ phần Vinaconex 25” đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về
phân tích báo cáo tài chính, tiến hành phân tích và đề xuất những giải pháp cụ
thể nhằm phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25. Tuy
nhiên, luận văn vẫn bị giới hạn bởi những hạn chế đã trình bày ở trên, luận
văn nhằm phục vụ quản trị doanh nghiệp, hướng tới hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu để đánh giá, phân tích doanh nghiệp tốt hơn mà chưa hướng tới phục vụ
những đối tượng liên quan khác.

Kế thừa và phát huy những giá trị mà những công trình nghiên cứu trước
4

đã làm được, Luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận về báo
cáo tài chính và phương pháp phân tích báo cáo tài chính, đồng thời sẽ khắc
phục những điểm mà công trình trước đây chưa đề cập đến. Cụ thể, Luận văn
sẽ tiến phân tích những biến động trong hoạt động của công ty đứng trên góc
độ người bên ngoài đi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện
pháp để khắc phục và tăng cường tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh
của Công ty TNHH Vạn Lợi.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Vạn Lợi, đề tài
hướng tới các mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp. Từ đó thấy được các phương pháp và nội dung phân tích báo
cáo tài chính trong doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh
thông qua báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi, liên hệ so sánh với
một số doanh nghiệp cùng ngành.

- Từ kết quả phân tích đạt được, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu về
tình hình tài chính của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi

1.4. Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu nêu trên tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu,
nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính của Công ty
TNHH Vạn Lợi để trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu đo lường tình hình tài chính của doanh nghiệp?

- Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi cụ thể như
5

thế nào? So sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với một số công ty cùng
ngành khác sẽ cho thấy điều gì?

- Qua phân tích báo cáo tài chính, Công ty TNHH Vạn Lợi có những
điểm mạnh, điểm yếu nào? Những giải pháp nào cần được đưa ra để nâng cao
năng lực tài chính của Công ty?

1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các thông tin và chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
của Công ty TNHH Vạn Lợi

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính của Công ty
TNHH Vạn Lợi

+ Về thời gian: Sử dụng các số liệu liên quan đến BCTC của Công ty
TNHH Vạn Lợi giai đoạn 2013 – 2015.

1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp tiếp cận:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau: Cơ
sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết
phân tích báo cáo tài chính…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong
các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tới
vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp). Chủ trương chính sách liên
quan đến nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quán đến báo cáo tài chính
doanh nghiệp). Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo
tài chính của Công ty qua các năm, số liệu thống kê ngành…)

- Phương pháp thu thập dữ liệu:


6

+ Dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp lấy
từ các giáo trình, bài giảng, sách báo uy tín.

Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
TNHH Vạn Lợi. Hệ thống BCTC các năm 2013, 2014, 2015 được lấy từ
website của Công ty TNHH Vạn Lợi

Hệ thống BCTC các năm 2013, 2014, 2015 được lấy từ website của
hai công ty cùng ngành là: Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và Công ty
TNHH Tân Đại Dương.

+Dữ liệu sơ cấp:

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty TNHH Vạn Lợi sẽ được tính
toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính các năm 2013, 2014, 2015.

- Phân tích và xử lý dữ liệu: Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác
giả sẽ sử dụng nhiều phuơng pháp phân tích khác nhau như phuơng pháp so
sánh, phương pháp tỷ số , kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc. Các
phương pháp nêu trên sẽ được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung
phân tích để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc
độ khác nhau và nhiều mục đích khác nhau.

- Phương pháp trình bày dữ liệu: Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ
được tác giả trình bày dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu phân tích.

1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, bằng việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã có những đóng góp
nhất định như sau:

- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý


7

luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp từ đó là cơ sở cho việc
áp dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào kết quả phân tích báo cáo tài chính
Công ty TNHH Vạn Lợi, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp những người quan tâm
có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn. Mặt khác,
những phân tích trong đề tài này sẽ có giá trị thực tiễn đối với các doanh
nghiệp khác cùng ngành

1.8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Những lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Vạn Lợi

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết
luận
8

CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài
chính

2.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp
những số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của doanh nghiệp. Báo cáo
kế toán tài chính phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, các quan hệ tài chính
của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Đồng thời phản ánh doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động.[9, tr61] Bởi vậy, hệ thống
báo cáo kế toán của doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông
tin về tình hình kinh tế- tài chính của các quá trình sản xuất kinh doanh. Trên
cơ sở đó, mọi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định cần thiết
trong quản lý

Hệ thống Báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

* Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng
hợp cân đối kế toán, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn
vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. [9, tr61]

Nội dung của Bảng cân đối kế toán được thể hiện thông qua các hệ
9

thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các
chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp theo từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể.
Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý trên
máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm.

Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể đánh giá được khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng
huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu trong bảng nó còn phản ánh các chỉ tiêu ngoài bảng
như: Tài sản thuê ngoài; vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công; nợ khó
đòi đã xử lý; ngoại tệ các loại… Những chỉ tiêu này phản ánh những tài sản
tạm thời để ở doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp hoặc một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong
bảng cân đối nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý.

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một
kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và
các hoạt động khác. [9, tr61]

Từ các chỉ tiêu trong báo cáo này, các đối tượng sử dụng thông tin kiểm
tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản
xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm; tình hình chi phí, thu nhập của
hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động. Thông qua
đó có thể đánh giá được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có biện
pháp khai thác tiềm năng cũng như hạn chế khắc phục những tồn tại trong
tương lai.

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
10

việc hoàn thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Báo cáo này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin để
phân tích, đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, khả năng thanh toán và dự
đoán sự vận động của luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ bao gồm 3 dòng tiền: lưu chuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh, từ hoạt
động đầu tư và từ hoạt động tài chính. Trong đó, mỗi hoạt động được chi tiết
theo dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra. [9, tr62]

* Thuyết minh báo cáo tài chính: là một bộ phận hợp thành không thể
tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mục đích của việc lập bản thuyết
minh báo cáo tài chính là cung cấp và bổ sung các thông tin cho các khoản
mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong bảng cân đối kế toán.
Đồng thời bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho biết đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp, các chính sách, nguyên tắc, chế độ kế toán áp dụng.
Từ đó, kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ, thể lệ kế toán, phương
pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng. [9, tr62]

2.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Trong quá trình phân tích các chuyên gia phân tích không chỉ đơn
thuần đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp qua các chỉ tiêu mà
còn phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chất biến động của các
chỉ tiêu tài chính như thế nào. Từ đó đưa ra các biện pháp ảnh hưởng tích cực
đến các chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp
với xu thế biến đổi của các quy luật khách quan trong nền kinh tế của thị
trường.

- Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích báo cáo tài chính
cung cấp các thông tin tình hình tài chính, khả năng trả nợ, sinh lời, nhận biết
thuận lợi, khó khăn liên quan đến kinh doanh, sử dụng tài sản, điều hành nợ -
11

vốn… để có quyết định kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Đối với các nhà đầu tư: qua phân tích báo cáo tài chính, họ sẽ biết
được khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Khi
cảm thấy hài lòng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sự thỏa mãn về
lợi tức mong đợi, các nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp
thuận lợi mở rộng sản xuất bằng cách huy động thêm nguồn vốn từ các nhà
đầu tư – là nguồn vốn có chi phí thấp và nâng cao mức tự chủ của doanh
nghiệp.

- Đối với các nhà cho vay và cung cấp vật tư cho doanh nghiệp: mối
quan tâm lớn nhất của họ là khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp. Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan
tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn
trả. Đối với các khoản vay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan
tâm đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng
sinh lời này.

- Đối với các cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Tài chính, Chủ
quản: qua phân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy thực trạng về tài chính của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cơ quan Tài chính và cơ quan chủ quản sẽ có
biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất
quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ
mật thiết với nhau. Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh
tế, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó
phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản
trị lực chọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do
vậy, phân tích báp cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh
12

doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất.

2.2. Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích là cách tiếp cận đối tượng phân tích đã được thể
hiện qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, để biết được ý nghĩa và mối quan hệ hữu
cơ của các thông tin từ chỉ tiêu phân tích. [9, tr33]

Khi phân tích báo tài chính các nhà phân tích thường sử dụng các
phương pháp sau:

2.2.1. Phân tích theo chiều ngang

Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân
tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm nay so với
năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô
thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.

2.2.2. Phân tích xu hướng

Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng.
Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay
vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay
đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.

2.2.3. Phân tích theo chiều dọc

Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ
mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số
tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ
được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán
của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung.

Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của
các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trogn việc chỉ ra những
13

thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo
quy mô chung.

Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh các đặc điểm
hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành.

2.2.4. Phân tích tỷ số

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối
quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Nghiên cứu
một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ
số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên
cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh
nghiệp và môi trường của nó.

2.2.5. Phân tích hệ số tài chính

Một trong những phương pháp phân tích thường được sử dụng để đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là phân tích hệ số tài chính. Việc
phân tích các hệ số tài chính cho phép đánh giá tổng quan tình hình tài chính
của một doanh nghiệp thông qua các hệ số sau:

- Hệ số khả năng thanh toán

- Hệ số hoạt động kinh doanh

- Hệ số khả năng sinh lời

- Hệ số kết cấu tài chính

2.2.6. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân
tích nhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng phát triển và mức độ biến
động của các chỉ tiêu kinh tế giữa các kỳ kinh doanh khác nhau. [9, tr35]
14

Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo những nội dung sau:

Điều kiện so sánh: Số liệu của các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình phân
tích phải đảm bảo tính thống nhất, nghĩa là phải cùng nội dung kinh tế, cùng
phương pháp tính toán, đơn vị đo lường, thời gian và quy mô không gian xác
định.

Gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm
căn cứ để so sánh (được gọi là gốc so sánh hay số liệu kỳ gốc). Tuỳ thuộc vào
muc đích phân tích và điều kiện phân tích cụ thể mà lựa chọn gốc so sánh
thích hợp, gốc so sánh có thể xét theo mặt thời gian và không gian.

Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước,
năm trước) hay kế hoạch, dự toán. Cụ thể:

v Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích,
gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng
loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích
với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau.

v Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so
sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa
trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Về mặt không gian: Gốc so sánh có thể là chỉ tiêu trung bình ngành,
bình quân khu vực kinh doanh; có thể so sánh từng bộ phận với tổng thể để
thấy được mức độ phổ biến của bộ phận.

Dạng so sánh: Phải xác định rõ mục tiêu so sánh là gì. Quá trình so
sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới ba hình thái: số tuyệt đối, số tương
đối và số bình quân. Mỗi một hình thái ứng với một mục tiêu so sánh tương
ứng. Nếu như so sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô
15

hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích, thì so sánh bằng số tương đối phản
ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể, hoặc biến
động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các kỳ với nhau. Trong khi
đó việc sử dụng số bình quân sẽ cho thấy tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích.

Trong phân tích các nhà phân tích thường sử dụng các dạng so sánh
bằng số tương đối khác nhau, như: so sánh bằng số tương đối giản đơn, so
sánh bằng số tương đối động thái, so sánh bằng số tương đối kết cấu và so
sánh bằng số tương đối hiệu suất

2.2.7. Phương pháp Dupont


Phương pháp Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính, thông qua đó người ta phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến
chỉ tiêu phân tích theo một trình tự lôgic chặt chẽ. Theo phương pháp này, các
nhà phân tích sẽ tách các tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của vốn chủ sở
hữu thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều
này cho phép phân tích ảnh hưởng của từng tỷ số với tỷ số tổng hợp.
Cụ thể, khi tiến hành phân tích sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ta dựa vào mối liên hệ giữa sức sinh lời của vốn chủ sở hữu với sức sinh lời
của doanh thu (ROS) và sức sinh lời của tài sản (ROA) để phân tích. Mối
quan hệ giữa chúng được thể hiện theo phương trình Dupont như sau:
Ta có:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = (2.1)
Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế


Sức sinh lời của của doanh thu (ROS) = (2.2)
Doanh thu thuần
16

Lợi nhuận sau thuế (2.3)


Sức sinh lời của tài sản (ROA) =
Tổng tài sản bình quân

=> mối quan hệ giữa ROE, ROS, ROA được thể hiện qua phương trình
sau:

Lợi nhuận Tổng số tài Doanh thu Lợi nhuận


sau thuế sản bình quân thuần sau thuế

ROE =  x  x  x  2.4)

VCSH VCSH Tổng số tài Doanh thu thuần

bình quân bình quân sản bình quân

Hệ số tài sản Số vòng quay Sức sinh lời

ROE = x x (2.5)
trên vốn chủ sở hữu của tài sản của doanh thu

Khi áp dụng phương pháp Dupont, trước hết nhà phân tích cần thu
nhập số liệu kinh doanh từ bộ phận tài chính, tiếp đó thực hiện tính toán các
số liệu để đưa ra kết luận. Nếu kết luận xem xét không chân thực, cần kiểm tra
số liệu và tính toán lại. Điều kiện để áp dụng phương pháp Dupont là số liệu kế
toán phải đáng tin cậy.
Mô Hình Dupont có nhiều ưu điểm như:
- Tính đơn giản: là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức
căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.
- Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải
tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm
17

trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty
khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng
sinh lợi yếu kém
2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tình hình tài chính là việc vận dụng tổng thể các phương pháp
phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh
nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an
ninh tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, xác định giá trị doanh
nghiệp, tiềm năng và hiệu quả kinh doanh, dự đoán được chính xác các chỉ
tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có căn cứ để đánh giá mặt mạnh, mặt
yếu về tài chính của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ
quan tác động đến tình hình tài chính để đưa ra các quyết định phù hợp và
hữu ích.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính
của doanh nghiệp dưới nhiều giác độ và mục tiêu khác nhau. Do đó, đòi hỏi
công tác phân tích tình hình tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương
pháp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng. Tuy
nhiên, về cơ bản khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các
nhà phân tích thường chú trọng vào những nội dung chủ yếu sau:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính.

Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích hiệu quả kinh doanh


18

Phân tích rủi ro tài chính

2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Như đã biết tình hình tài chính phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của
doanh nghiệp, nên việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
rất quan trọng đối với các nhà quản lý, cũng như các đối tượng khác quan
tâm.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục
đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho những người sử dụng
thông tin có cái nhìn tổng quát về thực trạng tài chính cùng những thuận lợi
và khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Qua đó mà đưa ra những quyết
định phù hợp với tình hình hiện tại và cả định hướng phát triển trong tương lai
của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó khi đánh giá khái quát tình hình tài chính
nên chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh
những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của
doanh nghiệp như: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả
năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

2.3.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Để có được nhận xét, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của
doanh nghiệp thông thưòng phải tiến hành so sánh sự biến động của tổng số
vốn theo thời gian. Việc làm này sẽ giúp nhận biết, đánh giá được tình hình
tạo lập và huy động vốn về quy mô. Nhưng vốn của doanh nghiệp tăng, giảm
do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên sự biến động của tổng số vốn chưa
thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích cần
kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu của
nguồn vốn để có nhận xét phù hợp và xác thực. Mặc khác, sự tăng trưởng hay
19

giảm sút của từng bộ phận vốn của doanh nghiệp (nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu) sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tổng số vốn trong kỳ phân tích. Việc
tăng vốn chủ sở hữu về quy mô sẽ tăng cường mức độ tự chủ, độc lập về mặt
tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm sẽ làm giảm mức
độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả, nếu gia
tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm
và ngược lại.

Để phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn được xác định:

Tốc độ tăng trưởng Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i


vốn kỳ thứ i so với = x 100 (2.6)
Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc
kỳ gốc

Và nhịp điệu tăng trưởng vốn được xác định: [3]

Tốc độ tăng trưởng Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i


vốn kỳ thứ i so với = x 100 (2.7)
kỳ (i-1) Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)

2.3.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc
vào cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn mà chủ sở hữu bỏ ra
càng nhiều chứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính càng cao và
ngược lại. Mặc khác một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả
không phải chỉ căn cứ vào số vốn họ bỏ ra mà cần phải xét xem đến các
nguồn vốn khác mà họ đã huy động từ bên ngoài. Nếu nguồn vốn huy động
này họ sử dụng cho hoạt động kinh doanh có lãi, thì mới khẳng định là doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp có thể
được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng để đo lường, đánh giá
20

nội dung này thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tự tài trợ: phản ánh trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp,
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ
khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

Vốn chủ sở hữu


Hệ số tài trợ = (2.8)
Tổng số nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở
hữu vào tài sản dài hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp có thừa để tài trợ tài sản dài hạn, và sẽ ít khó
khăn khi các khoản nợ dài hạn đến hạn và ngược lại.

Vốn chủ sở hữu


Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = (2.9)
Tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: phản ánh khả năng tài trợ tài sản cố
định đã và đang đầu tư của doanh nghiệp bằng số vốn chủ sở hữu. Trị số của
chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1, chứng tỏ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có
thừa để trang trải số tài sản cố định, và sẽ ít gặp khó khăn khi các khoản nợ
này đến hạn trả.

Hệ số tự tài trợ tài sản Vốn chủ sở hữu


= (2.10)
cố định Tài sản cố định đã và đang đầu tư

2.3.1.3. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài
của doanh nghiệp. Thông qua khả năng thanh toán có thể đo lường khả năng
của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hoá thành tiền
để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Với ý nghĩa đó, ta sẽ so sánh
21

các nghĩa vụ nợ ngắn hạn với các nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc
đáp ứng các nghĩa vụ này.

Thông qua việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh
nghiệp sẽ giúp nhận biết và đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương
lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của
doanh nghiệp. Do đó, khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, cần tiến hành xem xét, phân tích các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (khả năng thanh toán chung): phản ánh
một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. [9, tr165]

Hệ số khả năng thanh toán Tổng số tài sản


= (2.11)
tổng quát Tổng số nợ phải trả
Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, nghĩa là Tổng số tài sản < Tổng số
nợ phải trả, và như vậy toàn bộ tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh
toán các khoản nợ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán,
gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản. Ngược lại, nếu trị số của
chỉ tiêu càng lớn, nghĩa là Tổng số tài sản > Tổng số nợ phải trả, chứng tỏ
doanh nghiệp càng có thừa khả năng thanh toán nợ. Nhưng nếu hệ số này quá
cao thì cần xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp sẽ kém hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: phản ánh khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. [9, tr158]

Tài sản ngắn hạn


Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = (2.12)
Tổng số nợ ngắn hạn
22

Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn
hạn hay đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành
tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, chứng tỏ sự bình
thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh
nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng chưa thể cho
là tốt hay doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự
đầu tư không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế việc đánh giá hệ số
này là cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể cần xem xét, như:

+ Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Cơ cấu tài sản lưu động

+ Hệ số luân chuyển vốn lưu động

Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khả năng
chuyển hoá thành tiền của các bộ phận thường là khác nhau. Đặc biệt, khả
năng chuyển hoá thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thường được coi là kém
nhất. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách xác thực hơn, có thể
sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này cho biết khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn ứng với giá trị
còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi loại bỏ giá trị hàng tồn kho). [9, tr157]

Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
= (2.13)
toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn
Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp càng có thừa
khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ
23

ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn thanh toán (do các khoản
phải thu chưa thu hồi được, hàng tồn kho chưa chuyển hoá được thành tiền).
Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số này cũng cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có,
doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn
đến hạn). [9, tr156]

Hệ số khả năng thanh Tiền và các khoản tương đương tiền


= (2.14)
toán tức thời Tổng số nợ ngắn hạn
Nếu trị số của chỉ tiêu này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong thanh toán công nợ. Ngược lại, hệ số này quá lớn phản ánh lượng tiền
của doanh nghiệp khá nhiều và khả năng sử dụng vốn chưa cao dẫn đến hiệu
quả sử dụng vốn thấp.

Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn: phản ánh khả năng
chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp.
Trị số của chỉ tiêu càng lớn, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm trong
tổng số tài sản ngắn hạn càng cao, dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
càng cao và ngược lại.

Hệ số khả năng chuyển Tiền và các khoản tương đương tiền


đổi thành tiền của tài = (2.15)
Tổng số tài sản ngắn hạn
sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết: với tài sản hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang
24

trải nợ dài hạn hay không. Trị số chỉ tiêu càng cao, khả năng bảo đảm thanh
toán nợ càng lớn. Tuy nhiên nếu trị số của chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp
sẽ dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do một bộ phận
tài sản dài hạn được hình thành từ nợ ngắn hạn. [9, tr167]

Hệ số khả năng thanh toán Tài sản dài hạn


= (2.16)
nợ dài hạn Nợ dài hạn
2.3.1.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm:

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ( ROE): Là chỉ tiêu phản ánh
khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các
nhà quản lý biết được một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem
lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng
vốn càng cao và ngược lại.

Khả năng sinh lợi của vốn Lợi nhuận sau thuế
= (2.17)
chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu +
= hiện có đầu kỳ hiện có cuối kỳ (2.18)
bình quân
2
Khả năng sinh lợi của doanh thu thuần (ROS): Là chỉ tiêu phản một
đơn vị doanh thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROS
càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. [3]

Khả năng sinh lợi của = Lợi nhuận sau thuế (2.19)
25

doanh thu thuần Doanh thu thuần


Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA):

Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng tài sản, hay cứ bình quân một đơn
vị tài sản sử dụng vào hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn
và ngược lại.

Khả năng sinh lợi Lợi nhuận sau thuế


= (2.20)
của tài sản Tổng tài sản bình quân
Trong đó: [3]

Tổng tài sản Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm
= (2.21)
bình quân 2
2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp phản ánh tỷ trọng của nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu cấu thành trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.
Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá được chính sách tài chính,
mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó; đồng thời thấy được khả
năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng vốn
của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp
càng thấp và ngược lại.

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động vốn, sử
dụng vốn của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa tình hình huy động với hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó giúp cho các nhà quản lý doanh
nghiệp nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản.

Phân tích cấu trúc tài chính về bản chất là phân tích cơ cấu tài sản, cơ
cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn; bởi vì cơ cấu tài sản
26

phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy
động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử
dụng vốn của doanh nghiệp.

2.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số
nguồn vốn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá được chính
sách tài chính của doanh nghiệp đang sử dụng, mức độ mạo hiểm tài chính
thông qua chính sách đó và khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của
doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện trước hết
bằng cách tính ra và so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ
trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số. [7, tr187]

Tỷ trọng của từng bộ phận Giá trị của từng bộ

nguồn vốn chiếm trong = phận nguồn vốn x 100 (2.22)


tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp đánh giá sự biến động các loại
nguồn vốn, tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn; khả năng tự tài
trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp là sử dụng nguồn vốn của bản thân hay
khai thác huy động từ bên ngoài hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp
phải trong việc khai thác nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về
mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối
với các chủ nợ thấp và ngược lại.

2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản là sự thể hiện tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong
27

tổng tài sản của doanh nghiệp. [9, tr84]

Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản là để nhận biết tình
hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Với ý nghĩa đó các nhà
phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hình biến động
và cơ cấu phân bổ tài sản của doanh nghiệp theo những nội dung sau:

Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông
qua việc so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng
số tài sản, cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó, nhận biết được
sự biến động về quy mô quy doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Tính hợp lý của cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận tài sản
phận tài sản chiếm = x 100 (2.23)
trong tổng số tài sản Tổng số tài sản

2.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện mối tương quan về giá
trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mối quan hệ này giúp cho các nhà quản lý nhận thấy được sự hợp
lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng nguồn vốn. [7,
tr191]

Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc
phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không thể hiện được chính
sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử
dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt
động kinh doanh mà còn có mối quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến
28

hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn khi phân
tích các chỉ tiêu sau thường được sử dụng:

Hệ số nợ so với tài sản: phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh
nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc
của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng
thấp và ngược lại. [9, tr87]

Nợ phải trả
Hệ số nợ so với tài sản = (2.24)
Tài sản

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: phản ánh mức độ đầu tư tài sản của
doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn và
lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm
dần và ngược lại. [9, tr88]

Hệ số tài sản so với vốn Tài sản


= (2.25)
chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

2.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Như đã biết khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt
và lâu dài của doanh nghiệp. Mặt khác khả năng thanh toán của doanh nghiệp
luôn đề cặp đến khả năng thanh khoản của tài sản. Tính thanh khoản phản ánh
khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền mặt phải mất bao nhiêu thời gian
và chi phí.

Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp được
hướng tới việc xem xét, đối chiếu giữa một bên là các khoản có thể sử dụng
29

để thanh toán (khả năng thanh toán) với một bên là các khoản phải thanh toán
(nhu cầu thanh toán). Việc xem xét đối chiếu này được tiến hành cho cả
khoảng thời gian nghiên cứu cũng như từng giai đoạn (trước mắt và lâu dài)
tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin của quản lý.

Hệ số khả năng thanh Các khoản có thể sử dụng để thanh toán


= (2.26)
toán theo thời gian Các khoản phải thanh toán

Khi trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm và có thừa
khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp bình thường hoặc
khả quan. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của
doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại.

2.3.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho các nhà quản lý biết
được tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ đâu và sử dụng vào mục đích gì.
Từ đó, dự đoán lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, biết được năng
lực thanh toán hiện tại cũng như biết được sự biến động của từng chỉ tiêu và
từng khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, việc phân tích
này sẽ giúp cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp
biết được quan hệ giữa lãi, lỗ ròng với luồng tiền tệ cũng như các hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính ảnh hưởng đến dòng tiền
như thế nào.

Khi phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà phân tích thường
xem xét tình hình biến động của từng mục và từng khoản mục trong từng hoạt
động ảnh hưởng đến sự biến động của cả dòng tiền thuần lưu chuyển trong
kỳ. Qua đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy
lượng tiền lưu chuyển trong từng hoạt động cũng như cho cả dòng tiền thuần
30

lưu chuyển trong doanh nghiệp.

Đồng thời, các nhà phân tích còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu:

Tỷ trọng tiền tạo ra từ Tổng số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt


hoạt động kinh doanh động kinh doanh
= (2.27)
so với tổng lượng tiền Tổng số tiền thuần lưu chuyển
lưu chuyển trong kỳ trong kỳ

Tỷ trọng tiền tạo ra từ Tổng số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt


hoạt động đầu tư so động đầu tư
= (2.28)
với tổng lượng tiền Tổng số tiền thuần lưu chuyển
lưu chuyển trong kỳ trong kỳ

Tỷ trọng tiền tạo ra từ Tổng số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt


hoạt động tài chính so động tài chính
= (2.29)
với tổng lượng tiền Tổng số tiền thuần lưu chuyển
lưu chuyển trong kỳ trong kỳ
Từ việc phân tích các chỉ tiêu trên sẽ cho biết khả năng tạo ra tiền từ
mỗi hoạt động đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng số tiền thuần lưu
chuyển trong kỳ của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, qua việc phân tích các chỉ
tiêu đó sẽ cho biết tiền được tạo ra từ hoạt động nào là chủ yếu trong ba hoạt
động đó của doanh nghiệp.

2.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng và
tận dụng triệt để các nguồn lực sẳn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả
cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất [9, tr179] . Hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp được coi là tối ưu thể hiện qua mối tương quan
31

giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được theo hướng tăng kết quả, giảm chi phí
cả về mặt không gian và thời gian; cả về lượng và chất của các yếu tố cấu
thành trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu
quả kinh doanh khi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh được
sử dụng có hiệu quả.

Thước đo hiệu quả kinh doanh chính là sự tiết kiệm hao phí lao đông xã
hội và là tiêu chuẩn đánh giá tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tối thiểu hoá chi
phí trên cơ sở nguồn lực sẳn có.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh doanh không
những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý mà còn là
vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng
nghĩa với việc nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực để mang lại kết quả
cao nhất có thể. Mặc khác, còn giúp thu hút sự quan tâm chú ý của các đối
tượng có lợi ích liên quan đến Công ty, đặt biệt là các nhà đầu tư, các cổ đông,
từ đó nâng cao năng lực và vị thế của Công ty trên thị trường.

Trên cơ sở đó, khi phân tích hiệu quả kinh doanh thông thường phân
tích các nội dung sau: Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản và hiệu qủa sử dụng
vốn chủ sở hữu.

2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi tài sản
của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả. Phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản sẽ giúp cho các nhà quản lý xác định được một đơn vị tài sản
đem lại mấy đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi
nhuận; hoặc để có được một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay phản
ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị tài sản sử dụng
vào kinh doanh.
32

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu
số vòng quay của tổng tài sản, sức sinh lợi của tổng tài sản và chi tiết cho mỗi
loại tài sản.

Số vòng quay của tổng tài sản: [9, tr192]

Số vòng quay của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu năng sử dụng
tổng tài sản trong kỳ (hay một đơn vị tài sản tạo ra được mấy đơn vị doanh
thu thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ hiệu năng sử dụng tài sản càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh
càng lớn. Ngược lại trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu năng sử
dụng tài sản càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp.

Số vòng quay của Doanh thu thuần


= (2.30)
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Thời gian một vòng quay của tổng tài sản:
Thời gian một vòng Thời gian kỳ nghiên cứu
= (2.31)
quay của tổng tài sản Số vòng quay của tổng tài sản trong kỳ
Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA):

Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài
sản bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi
nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi
của tài sản càng lớn, làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài
sản càng thấp, làm cho hiệu quả kinh doanh giảm.

Theo công thức (2.20) ta thấy sức sinh lợi của tổng tài sản chịu ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: Tổng tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế.

Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi của tài sản, chỉ tiêu
ROA được chi tiết qua mô hình Dupont như sau:
33

Sức sinh lợi của Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế
= x (2.32)
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
34

Hay

Sức sinh lợi của Hệ số tài trợ Sức sinh lợi của
= x (2.33)
tổng tài sản bình quân vốn chủ sở hữu

Thông qua mối quan hệ này cho thấy: sức sinh lợi của tổng tài sản
(ROA) chỉ cao khi hệ số tài trợ cao và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
cao.

2.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu
cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề
được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua khả
năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản
ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và của toàn bộ nguồn vốn
của doanh nghiệp nói chung. Thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu sẽ giúp nhận biết, đánh giá trình độ, cũng như năng lực quản lý và
sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở
hữu sẽ tập trung vào các chỉ tiêu số vòng quay vốn chủ sở hữu và sức sinh lợi
của vốn chủ sở hữu (ROE).

Số vòng quay của vốn chủ sở hữu:

Số vòng quay của Doanh thu thuần


= (2.34)
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân
Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu:

Thời gian một vòng quay Thời gian kỳ nghiên cứu


= (2.35)
của vốn chủ sở hữu Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu: Theo công thức (2.27)
35

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, kéo theo hiệu quả kinh
doanh càng cao. Ngược lại, sức sinh lợi vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả
sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng thấp, kéo theo hiệu
quả kinh doanh càng thấp.

Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh
với cấu trúc tài chính và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được mô tả theo mô
hình Dupont:

Sức sinh Tổng tài sản Doanh thu Lợi nhuận


lợi của bình quân thuần sau thuế
= x x (2.36)
vốn chủ Vốn chủ sở Tổng tài sản Doanh thu
sở hữu hữu bình quân bình quân thuần
Hay

Sức sinh Đòn bẩy tài Số vòng Sức sinh lợi


lợi của vốn = chính bình x quay của x của doanh (2.37)
chủ sở hữu quân tài sản thu thuần

2.3.5.3. Phân tích hiệu qủa sử dụng chi phí

Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác.
Đó là những chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử
dụng chi phí thường thông qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo hai cách tiếp cân:

- Thứ nhất, tính toán các chỉ tiêu cụ thể và so sánh trị số các chỉ tiêu để
thấy được tình hình tiết kiệm chi phí, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Từ
đó xác định các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát chi phí và tiết kiệm chi phí.

+ Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán: [9, tr234]
36

Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận gộp về bán hàng


= (2.38)
giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp cần đầu tư 1 đồng
vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt
hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng
tiêu thụ.

+ Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng [9, tr235]

Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
= (2.39)
chi phí bán hàng Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư chi phí
bán hàng thì thu được bao nhiệu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn.

+Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp:

Tỷ suất sinh lời của chi Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
= (2.40)
phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi
phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn

+ Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí:

Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận kế toán trước thuế


= (2.41)
của tổng chi phí Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi
phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao
37

chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn.

- Thứ hai, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí có thể thông qua việc so
sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu doanh thu và chi phí trên bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh.

2.3.6. Phân tích rủi ro tài chính

Trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại cả rủi ro kinh
doanh và rủi ro tài chính, hai loại rủi ro này lại có quan hệ mật thiết với nhau.
Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro kinh doanh thấp thì sẽ dễ
dàng nhận vay vốn nhiều hơn nên thường có rủi ro tài chính cao; ngược lại,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro kinh doanh cao thì sẽ không
dễ dàng để đi vay nên có rủi ro tài chính thấp. Việc xem xét hai loại rủi ro này
là cơ sở để doanh nghiệp quyết định đầu tư và huy động vốn kinh doanh.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đề cập tới rủi ro tài chính, do rủi ro này
mang tính khách quan và xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài
phần rủi ro kinh doanh cơ bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản nợ.
Để phân tích rủi ro tài chính, chúng ta thường đề cập tới độ lớn đòn bẩy tài
chính. Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) là tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận sau
thuế hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có sự thay đổi của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay (EBIT). [7, tr110]

Độ lớn của đòn bẩy tài chính bằng một nếu doanh nghiệp không sử
dụng các khoản vay nợ. Khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%
không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn
bẩy tài chính càng cao, mức độ rủi ro tài chính càng lớn. Tuy nhiên, khi đã
huy động vay nợ và hoạt động của doanh nghiệp có lãi tức là doanh nghiệp đã
tận dụng được sức mạnh của nguồn vốn vay nợ tác động vào sự thay đổi của
38

sức sinh lời của tài sản cũng như tăng thêm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Như vậy, có thể rút ra những nhận định như sau:

- Khi sức sinh lời của tài sản nhỏ hay có nhiều biến động, thời điểm này
cần ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng
thanh khoản và góp phần ổn định tài chính.

- Khi sức sinh lời của tài sản lớn và ổn định thì nên huy động thêm các
nguồn vốn vay nợ để khai thác ưu thế do sự tăng lên của đòn bẩy tài chính.
39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương hai đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phân
tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Luận văn đã đi sâu vào nội dung phân
tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung bao gồm: Đánh giá khái quát
về tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích
tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình thanh
toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh,
phân tích năng lực hoạt động... Mặc dù chưa có một tài liệu nào thống nhất về
nội dung, phương pháp và cách thức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
nhưng với sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trước, tác giả đã mạnh dạn phân
bổ và sắp xếp các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính một cách đầy đủ, khoa
học và logic nhất. Qua đó, nhà phân tích có thể vận dụng để phân tích báo cáo
tài chính và đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cụ thể.

Với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, thông tin kế toán trở nên cực
kỳ cần thiết trong việc đưa ra quyết định cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư.
Nên việc đưa ra những thông tin chính xác, phản ánh được tình hình tài chính
của công ty là một vấn đề quyết định thành bại cho Doanh nghiệp. Với tầm
quan trọng của quản lý tài chính đó, nhưng không phải doanh nghiệp nào
cũng có những cách thức, biện pháp quản lý tài chính hiệu quả. Qua việc phân
tích báo cáo tài chính của công ty tác giả nhận thấy công tác quản lý tài chính
vẫn còn nhiều tồn tại, cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý tài chính của Doanh nghiệp.
40

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TNHH VẠN LỢI
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Vạn Lợi

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: CÔNG TY TNHH VẠN LỢI

Trụ sở chính: Số 316 Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.

Công ty TNHH Vạn Lợi được thành lập vào ngày 19/01/2001, theo
giấy phép kinh doanh số 0101093402 cấp bởi Sở Kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội.

Công ty TNHH Vạn Lợi là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, công ty kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế dưới sự cho phép
và kiểm tra chặt chẽ của nhà nước và Bộ y tế.

Nhân viên công ty là những người trẻ trung, năng động, sáng tạo
chuyên có chuyên môn trong lĩnh vực dược phẩm và trang thiết bị y tế với
tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ nhân viên được trả với mức lương xứng
đáng để họ phát huy hết khả năng và lòng tận tụy trong công việc để đóng góp
cho sự phát triển của công ty.

- Sản phẩm kinh doanh: Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của Công ty là
các mặt hàng dược phẩm và thiết bị y tế bao gồm 3 loại:

+ Dược phẩm và thực phẩm chức năng.

+ Hóa chất, bao bì y tế.

+ Thiết bị y tế.
41

*) Dược phẩm và thực phẩm chức năng

Dược phẩm và thực phẩm chức năng của Công ty được nhập khẩu từ
nước ngoài chủ yếu từ Hàn Quốc và các nước Châu Âu thông qua các xí
nghiệp dược phẩm nhà nước (hình thức ủy thác) và thực hiện các nghĩa vụ
nộp thuế nhập khẩu đầy đủ, đúng hạn.

*) Hóa chất, bao bì y tế: Nhóm hàng hóa này bao gồm những sản
phẩm như: Bao bì dùng trong y tế, Hóa chất thực phẩm, Hóa chất dược
phẩm, Hương liệu dùng cho dược phẩm.... Năm 2009 công ty đã đầu tư dây
truyền thiết bị sản xuất bao bì, dụng cụ y tế nhằm sản xuất các sản phẩm cạnh
tranh với hàng nhập khẩu.

*) Thiết bị y tế: Nhóm hàng hóa này cũng là những thiết bị y tế được
đặt hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ cho kinh
doanh. Nhóm hàng hóa này bao gồm những sản phẩm như: Máy chạy thận
nhân tạo, máy thở, các thiết bị tiêu hao, các thiết bị tiểu phẫu...

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
PHÒNG XUẤT PHÒNG PHÒNG KỸ PHÒNG HC PHÂN
KẾ TOÁN
NHẬP KHẨU KD THUẬT NHÂN SỰ XƯỞNG SX

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Vạn Lợi


( Nguồn từ phòng hành chính nhân sự - Công ty TNHH Vạn Lợi )
Ban giám đốc: Bao gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc

- Giám đốc: Là người quyết định đến các phương án kinh doanh, các
nguồn tài chính và một số vấn đề tổng thể liên quan đến công ty, chịu trách
nhiệm trước công ty và các cơ quan quản lý.
42

- Phó giám đốc: Thực hiện giúp giám đốc điều hành và quản lý công
việc trong công ty.

Hệ thống các phòng ban:

* Phòng xuất nhập khẩu: lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham
mưu với lãnh đạo tham gia xúc tiến thương mại tìm kiếm hàng hóa và bạn
hàng ở nước ngoài.

* Phòng kinh doanh :

Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, thu thập các
thông tin về hàng hóa: giá cả, củng loại… cũng như dự báo về sự biến động
thị trường để báo cáo Ban giám đốc lựa chọn hướng kinh doanh phù hợp hiện
tại và trong tương lai.

Tham mưu, đề xuất các phương án kinh doanh với Ban giám đốc để ra
quyết định và lựa chọn.

Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh đã được Ban giám đốc phê duyệt,
đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh doanh theo đúng các mặt hàng đã ký
kết, thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh của công ty.

Tìm kiếm bạn hàng để bán hàng, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh
doanh mang lại lợi ích kinh tế cho công ty.

* Phòng kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật máy móc thiết bị y tế trước khi giao
hàng và bảo hành sau bán hàng.

* Phòng hành chính, nhân sự:

Lưu giữ công văn, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động hành
chính của công ty.
43

Tham mưu, đề xuất với Ban giám đốc về việc tuyển chọn nhân sự, bố
trí cán bộ, nhân viên theo đúng khả năng, công việc được phân công.

Đề xuất với Ban giám đốc về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ,
nhân viên, yêu cầu quyền lợi cho nhân viên đồng thời xử phạt nghiêm minh
những trường hợp vi phạm quy chế, nội quy của công ty.

* Phân xưởng sản xuất: Sản xuất bao bì, dụng cụ y tế theo đơn đặt hàng
do phòng kinh doanh gửi tới.

* Phòng kế toán:

Là phòng nghiệp vụ, giúp Giám đốc tổ chức và thực hiện công tác tài
chính, kế toán, tổ chức hạch toán kinh tế trong công ty theo chế độ chính sách
pháp luật Nhà nước.

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của công ty theo đối tượng và
nội dung công việc đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản.

Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định tài chính của công ty.

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán

3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty TNHH Vạn Lợi tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập
trung. Bộ phận kế toán của Công ty có chức năng tư vấn cho Ban giám đốc
những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và
thực hiện công tác kế toán của Công ty. Cụ thể:
44

Kiểm tra chính xác, đầy đủ hợp lý, hợp lệ các chứng từ đầu vào như
phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi; ghi chép sổ sách, hạch toán, tổng
hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ; đối chiếu công nợ với chủ hàng,
khách hàng định kỳ hoặc đột xuất, đôn đốc và thực hiện thu hồi công nợ;
kiểm kê hàng tồn kho, kiểm kê quỹ két hàng tháng.

Lập các báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho, quỹ két, trình giám
đốc hàng tháng, hàng quý, hàng năm để giám đốc kiểm tra và có đánh giá
được tình hình Công ty; kiểm tra, rà soát và chuẩn bị tài liệu để quyết toán với
cơ quan thuế; lập và nộp báo cáo về công tác kế toán thuế GTGT theo quy
định của Nhà nước.

Lưu giữ hồ sơ, chứng từ kế toán.

v Phân công nhiệm vụ các thành viên trong bộ máy kế toán của Công
ty:

Trách nhiệm và quyền hạn Kế toán trưởng:

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm tổ chức & điều hành bộ máy kế toán
Công ty, phân công, giám sát và hỗ trợ công việc cho kế toán viên; Tư vấn
cho Ban giám đốc và các bộ phận khác khi thực hiện các hoạt động liên quan
tới pháp lý trong lĩnh vực tài chính - kế toán; Đảm bảo công tác báo cáo cho
cơ quan thuế, các cơ quan hữu quan khác; Là cầu nối các nguồn thông tin, và
cung cấp thông tin cho Ban giám đốc bức tranh tài chính theo từng giai đoạn.

Quyền hạn: Tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc của các kế
toán viên; Giám sát, đánh giá năng lực nhân viên dưới cấp, từ đó đề xuất lên
Ban giám đốc các hình thức khen thưởng, cũng như kỷ luât; Đại diện Công ty
làm việc với các cơ quan Thuế, Thống kê; Giám sát toàn bộ hoạt động thu chi
của Công ty, được quyền kiểm tra các chứng từ khi có nghi vấn; Được quyền
từ chối các khoản thanh toán không đúng với qui định Tài chính của Ban
45

giám đốc đề ra; Kiến nghị lên Ban giám đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn bộ máy Tài chính-Kế toán trong Công ty

Trách nhiệm và quyền hạn Kế toán tổng hợp:

Trách nhiệm: Hoàn thành công việc theo sự phân công của kế toán
trưởng; Tổ chức hệ thống luân chuyển chứng từ, cập nhật số liệu chi tiết từ đó
tập hợp thành báo cáo tổng hợp dưới dạng: báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán; Cung cấp kịp thới, chính xác báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo
luật định; Tư vấn cho Ban giám đốc các biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu;
Hỗ trợ nghiệp vụ cho các kế toán viên trong phòng;

Quyền hạn: Tự quyết định và tiến hành công việc theo sự phân công
của kế toán trưởng; Được quyền xử lý các nghiệp vụ trong phạm vi cho phép;
Yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp thông tin, chứng từ trong phạm vi
cho phép theo qui định của Công ty; Kiến nghị các giải pháp hữu hiệu.

Trách nhiệm và quyền hạn Kế toán thanh toán:

Trách nhiệm: Hoàn thành công việc được giao theo sự phân công của
kế toán trưởng; Căn cứ vào kế hoạch thanh toán và yêu cầu của các cá nhân
liên quan, tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi, cập nhật sổ sách kế toán; Kiểm
tra các chứng từ khi tiếp nhận thanh toán; Theo dõi các dòng tiền trong Công
ty; Kiểm tra, đối chiếu số liệu thu chi với thủ quỹ theo đĩnh kỳ; Báo cáo thu
chi với kế toán trưởng.

Quyền hạn: Được quyền tự chủ trong phạm vi công việc được giao;
Yêu cầu các đơn vị, cá nhân xuất trình đầy đủ chứng từ liên quan khi thanh
toán theo quy định Công ty; Được quyền tự chối thanh toán hoặc kiến nghị
lên kế toán trưởng từ chối thanh toán với các khoản chi không đúng theo quy
định Công ty; Được quyền kiến nghị các giải pháp hợp lý lên cấp trên.
46

Trách nhiệm và quyền hạn Kế toán vật tư hàng hóa:

Trách nhiệm: Theo dõi tình hình biến động vật tư hàng hóa Công ty, từ
đó cung cấp báo cáo vật tư;; Kết hợp với thủ kho, tiến hành kiểm kê định kỳ
theo quy định của công ty.

Quyền hạn: Tự chủ công việc trong phạm vi được giao; Được quyền
kiểm tra hàng tồn kho khi có nghi vấn; Yêu cầu thủ kho đối chiếu thẻ kho;
Được quyền yêu cầu nhà cung cấp, giao hàng hóa phải kèm theo hóa đơn
GTGT theo đúng luật định; Kiến nghị lên cấp trên các giải pháp hữu hiệu.

Trách nhiệm và quyền hạn Thủ quỹ:

Trách nhiệm: Quản lý tiền mặt Công ty; Thực hiện việc thu, cũng như
chi tiền dựa vào các phiếu thu, phiếu chi đã được ký duyệt; Cùng kế toán
thanh toán kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi; Báo cáo tồn quỹ tiền mặt
định kỳ theo quy định của Công ty.

Quyền hạn: Tự quản lý và bảo quản tiền mặt; Yêu cầu người nhận tiền
cung cấp các giấy tờ cần thiết khi nhận tiền theo quy định Công ty; Kiến nghị
từ chối, hoặc từ chối các khoản chi không hợp pháp, không hợp lệ theo quy
chế tài chính của Công ty.

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Vạn Lợi


47

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Công ty TNHH Vạn Lợi)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN KẾ TOÁN VẬT THỦ


TƯ, HÀNG HÓKẾ QUỸ
THANH TOÁN
TOÁN TỔNG

3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty

Năm tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; Báo cáo tài chính được trình bày
bằng đồng Việt Nam (VND).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Báo cáo tài chính được lập theo
hướng dẫn của các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng các Thông tư hướng dẫn thực
hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Từ ngày 1/1/2015 công
ty áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Hình thức kế toán mà Công ty sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường
xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng,....

3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng tại công ty

Trong quá trình thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty
TNHH Vạn Lợi, phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử
48

dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người làm công tác phân tích
nào cũng sử dụng. Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả hai cách là so
sánh ngang và so sánh dọc, chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương
đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh, công ty đã đảm bảo các điều kiện so
sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn.

3.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi

3.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung
cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực
trạng tài chính của Công ty.

Cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích chủ yếu dựa trên các Báo cáo tài
chính của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015.

3.3.1.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Qua bảng 3.1 cho thấy: số vốn mà Công ty TNHH Vạn Lợi huy động
cuối năm 2014 và cuối năm 2015 tăng lên so với cuối năm 2013. Cụ thể cuối
năm 2014, số vốn tăng thêm 27.566.726.872 đồng hay tăng 36,24 %; cuối
năm 2015 vốn tăng thêm 47.618.535.575 hay tăng 62,59 %. Qua phân tích
trên cho thấy tình hình huy động vốn của Công ty tăng về quy mô cả trên vốn
chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 so với cuối năm 2013 tăng
19.731.208.216 đồng hay tăng 25,94 %; cuối năm 2015 so với cuối năm 2013
tăng 32.641.555.121 hay tăng 42,91 %.

Nợ phải trả cuối năm 2014 so với cuối năm 2013 tăng 7.835.518.656
hay tăng 10,3 %; cuối năm 2015 so với cuối năm 2013 tăng 14.976.980.633
49

hay tăng 19,69 %.

Xét về cơ cấu, vốn chủ sở hữu thay đổi theo từng năm trong tổng số
nguồn vốn ( từ 65,29 % cuối năm 2013, tăng lên 66.96 % ở cuối năm 2014, và
66,55% cuối năm 2015, việc này sẽ làm tăng mức độ tự chủ, độc lập về mặt
tài chính của Công ty. Trong khi đó thì nợ phải trả giảm qua từng năm trong
tổng số nguồn vốn ( từ 34,71 % ở cuối năm 2013 và 33,04 5 ở cuối năm 2014,
tăng lên 33,45 %), điều này sẽ làm tăng tính tự chủ, an ninh tài chính tốt.

Qua bảng phân tích trên có thể đánh giá khái quát chính sách huy động
vốn của Công ty có xu hướng tăng chủ yếu là do huy động từ vốn chủ sở hữu.
50

Bảng 3.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: Đồng
Cuối năm Chênh lệch
2013 2014 2015 Cuối năm 2014 so với 2013 Cuối năm 2015 so với 2013
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền Số tiền
(%) trọng (%) trọng
(%) (%) (%)
A. Nợ phải trả 26.403.740.143 34,71 34.239.258.799 33,04 41.380.720.776 33,45 7.835.518.656 10,30 -1,25 14.976.980.633 19,69 -1,26
B. Vốn chủ sở hữu 49.672.259.286 65,29 69.403.467.502 66,96 82.313.814.407 66,55 19.731.208.216 25,94 1.25 32.641.555.121 42,91 1,26
Tổng số NV 76.075.999.429 100 103.642.736.301 100 123.694.535.183 100 27.566.726.872 36,24 0,00 47.618.535.575 62,6 0,00

(Nguồn số liệu: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của Công ty TNHH Vạn Lợi))
51

3.3.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính

Căn cứ vào các công thức (2.8), (2.9, (2.10) tính các chỉ tiêu đánh giá
khái quát mức độ độc lập tài chính, ta lập bảng phân tích sau

Bảng 3.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Chênh lệch
Cuối năm
Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2013
2013 2014 2015 ± % ± %
1. Hệ số tài trợ (lần) 0,65 0,67 0,67 0,02 1,03 0,02 1,03
2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (lần) 1,71 1,96 1,74 0,25 1,15 0,03 1,02
3. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (lần) 1,71 1,96 1,74 0,25 1,15 0,03 1,02
(Nguồn số liệu: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi)
Qua bảng 3.2 ta thấy: Mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty
TNHH Vạn Lợi cuối năm 2014 và 2015 đã tăng hơn so với năm 2013. Điều
này thể hiện qua trị số của " Hệ số tài trợ" cuối năm 2014 và năm 2015 tăng
0,02 hay tăng 103% so với năm 2013. Kết hợp với các trị số của các chỉ tiêu "
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn" và " hệ số tự tài trợ tài sản cố định" lớn hơn 1,
trong đó năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 105% và năm 2015 so với
năm 2013 là 102%, chứng tỏ Công ty TNHH Vạn Lợi có khả năng đảm bảo
về mặt tài chính, an ninh tài chính cho quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chủ
sở hữu có đủ và thừa khả năng để tài trợ, trang trải tài sản dài hạn, tài sản cố
định.

3.3.1.3. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Căn cứ vào các công thức (2.11), (2.12), (2.13), (2.14), (2.15) và (2.16)
tính các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán, ta lập bảng phân tích
sau:
52

Bảng 3.3. Đánh giá khả năng thanh toán


Chênh lệch
Cuối năm
Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2013
2013 2014 2015 ± % ± %
1. Hệ số khả năng thanh toán
2,88 3,03 2,99 0.05 1.05 0,11 1,04
tổng quát (lần)
2. Hệ số khả năng thanh toán
1,78 2,01 1,84 0.23 1.13 0,06 1,03
nợ ngắn hạn (lần)
3. Hệ số khả năng thanh toán
1,02 1,13 1,02 0.11 1.11 0,00 1,00
nhanh (lần)
4. Hệ số khả năng thanh toán
0,07 0,31 0,30 0.24 4.47 0,23 4,29
tức thời (lần)
5. Hệ số khả năng thanh toán
0,04 0,16 0,16 0.12 4.11 0,12 4,11
của tài sản ngắn hạn (lần)
6. Hệ số khả năng thanh toán
nợ dài hạn (lần)
(Nguồn số liệu: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi)
Qua bảng 3.3 cho thấy:

Về khả năng thanh toán tổng quát: Tại các thời điểm trị số của chỉ
tiêu" Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" đều lớn hơn 1 và tăng dần qua
từng năm (cuối năm 2013 là 2,88 lần; cuối năm 2014 là 3,03 lần; cuối năm
2015 là 2,99 lần. Điều đó thể hiện qua trị số của " Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát" cuối năm 2015 tăng 0,11 lần hay tăng 104% so với năm 2013 và
cuối năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,05 lần hay 105%. Trị số này năm
2013, năm 2014 và năm 2015 lớn hơn 2 chứng tỏ Công ty TNHH Vạn Lợi có
53

thừa khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ và không chịu nhiều sức ép từ
phía chủ nợ. Toàn bộ các khoản nợ điều được đảm bảo bằng tài sản

Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu
"Khả năng thanh toán nợ đến hạn" của Công ty qua 3 năm điều lớn hơn 1 và
có sự biến động qua từng năm ( cuối năm 2013 là 1,78 lần, cuối năm 2014 là
2,01 lần và cuối năm 2015 là 1,84 lần). Cuối năm 2015 tăng 0,06 lần hay
103% so với năm 2013, cuối năm 2014 tăng 0,23 lần hay 113% so với năm
2013. Điều này cho thấy năm 2015 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
Công ty thấp hơn năm 2014 nhưng lại cao hơn năm 2013. trị số này tuy thấp
nhưng có thể khẳng định Công ty TNHH Vạn Lợi vừa đủ khả năng thanh toán
nợ đến hạn. Nhưng trong ngắn hạn Công ty phải chịu nhiều sức ép về khả
năng thanh toán và tình hình tài chính không mấy khả quan. Để có thể biết
chính xác hơn khả năng thanh toán của Công ty có thực tốt hay không ta tiếp
tục phân tích khả năng thanh toán nhanh của Công ty để loại trừ ảnh hưởng
hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn.

Về khả năng thanh toán nhanh: Trị số của chỉ tiêu này có sự biến động
qua từng năm và lớn hơn 1 ( cuối năm 2013 là 1,02; cuối năm 2014 là 1,13; và
cuối năm 2015 là 1,02). Bởi vì, lượng hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng
cao trong tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể: năm 2013 là 26,52%, năm 2014 là
28,90%, năm 2015 là 27,56% (Nguồn: Bảng 3.7 - Bảng phân tích cơ cấu tài
sản). Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty đạt mức cao trong tổng tài sản.

Về khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này dùng tiền và các
khoản tương đương tiền để sẵn sàng trang trải các khoản nợ đến hạn của Công
ty. Trị số của chỉ tiêu này ở mức thấp (nhỏ hơn 1) và có sự biến động qua thời
gian, cụ thể cuối năm 2013 là 0,07; cuối năm 2014 là 0,31; và cuối năm 2015
là 0,31. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn của Công ty biến động
54

theo thời gian trong khi đó lượng tiền và khoản tương đương tiền giảm do
Công ty đầu tư tiền để nhập hàng hóa mà chưa bán ngay được nên hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, trị số của chỉ tiêu này thấp nhưng công ty
luôn duy trì và bảo đảm tốt khả năng thanh toán các khoản nợ. Qua đó có thể
hiểu là công ty dùng lượng tiền đã huy động được để đầu tư cho hoạt động
kinh doanh, làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, tăng khả năng sinh lợi cho công ty.
Mặt khác, Công ty cần phải quan tâm hơn công việc thu hồi các khoản nợ
phải thu ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn
khác để đáp cho nhu cần thanh toán. Hơn nữa, tình hình kinh doanh của công
ty hoàn toàn thuận lợi nên Công ty hoàn toàn chủ động được nguồn tiền để
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, khoản nợ đến hạn.

Về khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn: Trị số của chỉ tiêu
“Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn” cho thấy tỷ trọng của tiền
và các khoản tương đương tiền chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn không
cao nhưng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, cuối năm 2013 là 0,4; cuối năm
2014 là 0,16; và cuối năm 2015 là 0,16.

Về khả năng thanh toán nợ dài hạn: Công ty TNHH Vạn Lợi có đủ khả
năng thanh toán nợ dài hạn, đến cuối năm 2015 Công ty không còn nợ dài hạn

3.3.1.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Căn cứ vào các công thức (2.17), (2.18), (2.19), (2.20) và (2.21), ta lập
bảng phân tích sau:
55

Bảng 3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Chênh lệch
Cuối năm
Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2013
2013 2014 2015 ± % ± %
1. Khả năng sinh lợi của vốn chủ
0.41 0.49 0.51 0.08 1.20 0.10 1.24
sở hữu (lần)
2. Khả năng sinh lợi của doanh
0.10 0.12 0.13 0.02 1.21 0.03 1.35
thu thuần (lần)
3. Khả năng sinh lợi của tài sản
0,23 0,32 0,34 0,09 0,29 0,11 0,51
(lần)
(Nguồn số liệu: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi)
Qua bảng phân tích ta thấy:

Trị số khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2014 so với năm 2013
tăng 0,08 lần hay 124%, năm 2013 cứ 1 đồng đầu tư vào vốn chủ sở hữu thì
thu được 0.41 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2014 thu được 0.49 đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2015 so với 2013 tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
tăng 0.10 lần hay 124%, chứng tỏ công ty sử dụng vốn vào đầu tư kinh doanh
dần mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn

Trị số khả năng sinh lợi của doanh thu thuần năm 2014 so với năm
2013 tăng 0,02 lần hay tăng 121%, năm 2013 cứ 1 đồng doanh thu thuần đem
lại 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2014 đem lại 0.12 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2015 so với 2013 khả năng sinh lợi của doanh thu tăng 0,03 lần
hay 1,35%. Trị số khả năng sinh lời của doanh thu tăng dần qua các năm
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt, công ty nên đẩy
mạnh bán hàng để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
56

Trị số khả năng sinh lợi tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,09
lần hay tăng 111%, năm 2013 bình quân 1 đồng tài sản sử dụng vào hoạt động
kinh doanh tạo ra được 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2014 tạo ra 0,32
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 so với 2013 tăng 0,11 lần hay 151%.Trị
số năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng tài sản
đã mang lại hiệu quả cao.

3.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tố
không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú
và có nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả. Chính vì thế,
có thể tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích cơ cấu tài sản qua số
liệu Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm 2013 đến năm 2015.

3.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát
khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc
lập và tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác sử dụng nguồn vốn. Để làm được
điều này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh từng loại nguồn vốn giữa
các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối; xác định và so sánh giữa năm
trước so với năm sau về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác
định chênh lệch cả số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. Không những thế doanh nghiệp
còn kết hợp xem xét sự biến động và cơ cấu phân bổ của nguồn vốn với các
chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp
đạt được, để từ đó có thể dự đoán những thuận lợi, khó khăn trong tương lai
mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn trong
57

việc phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp.

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH Vạn Lợi, phải xem xét
đến sự kết hợp của các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

Thực hiện nội dung trên, căn cứ vào công thức (2.22) và bảng cân đối
kế toán của Công ty TNHH Vạn Lợi qua các năm 2013, 2014 và 2015, ta lập
Bảng 3.5 phân tích cơ cấu nguồn vốn.
58

Bảng 3.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn


Đơn vị tính: Đồng
Cuối năm Chênh lệch
2013 2014 2015 Cuối năm 2014 so với 2013 Cuối năm 2015 so với 2013
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền
(%) (%) trọng
(%) (%) (%) (%)
A. Nợ phải trả -
26.403.740.143 34,71 34.239.258.799 33,04 41.380.720.776 33,45 7.835.518.656 10,30 -1,67 14.976.980.633 19,69
1,26
I. Nợ ngắn hạn -
26.382.184.699 34,68 34.055.657.819 32,85 41.380.720.776 33,45 7.673.473.120 10,09 -1,82 14.998.536.081 19,72
1,23
II.Nợ dài hạn -
21.555.444 0,03 183.610.980 0,18 0 0,00 162.055.536 0,21 0,15 -21.555.444 -0,03
0,03
B. Vốn chủ sở hữu 49.672.259.286 65,29 69.403.467.502 66,96 82.313.814.407 66,55 19.731.208.216 25,94 1,67 32.641.555.121 42,91 1,26

I. Vốn chủ sở hữu 49.672.259.286 65,29 69.403.467.502 66,96 82.313.814.407 66,55 19.731.208.216 25,94 1,67 32.641.555.121 42,91 1,26

Tổng số NV 76.075.999.429 100,0 103.642.736.301 100,0 123.694.535.183 100,0 27.566.726.872 36,2 0,00 47.618.535.575 62,6 0,00
( Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán các năm 2013, 2014, 2015 của Công ty TNHH Vạn Lợi))
59

Qua bảng 3.5 ta thấy: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm.
Cuối năm 2015 là 123.694.535.183 đồng so với năm 2013 là 76.075.999.429
đồng tăng 47.618.535.575 đồng hay tăng 62,6%, và cuối năm 2014 là
103.642.736.301 đồng so với năm 2013 tăng 27.566.726.872 đồng hay tăng
36,2%. Nguyên nhân là do biến động của các khoản mục sau:

* Nợ phải trả của Công ty cuối năm 2015 là 41.380.720.776 đồng


(chiếm 33,45%) so với năm 2013 là 26.403.740.143 đồng (chiếm 34,71%)
tăng 14.976.980.633 đồng hay tăng 19,69%, năm 2014 là 34.239.258.799
đồng (chiếm 33,03%) so với năm 2013 tăng 7.835.518.656 đồng hay tăng
10,30%. Chủ yếu là do:

Nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Cuối năm 2015 là 41.380.720.776
đồng so với năm 2013 là 26.382.184.699 đồng tăng 14.976.980.633 đồng hay
tăng 19,72%, và năm 2014 là 34.055.657.819 đồng so với năm 2013 tăng
7.673.437.120 đồng hay tăng 10,09%.

Trong khi đó thì nợ dài hạn tăng giảm qua các năm. Năm 2015 không
có nợ dài hạn, so với năm 2013 là 21.555.444 đồng giảm 21.555.444 đồng
hay giảm 0,03%, năm 2014 là 183.610.980 đồng so với năm 2013 tăng
162.055.536 đồng hay tăng 0,21%.

Mặc dù trị số các khoản nợ phải trả tăng qua các năm, nhưng tốc độ
tăng các khoản mục này chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Do đó
chênh lệch tỷ trọng của các khoản nợ phải trả vào cuối năm 2015 giảm so với
năm 2013 là 1,26%, năm 2014 so với năm 2013 giảm 1,67%. Trong khi đó
chênh lệch tỷ trọng của vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng 1,26% so với năm
2013; năm 2014 so với năm 2013 tăng 1,67%

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài
60

chính của công ty cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài
thấp .

Bảng 3.6. Các chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1.Hệ số nợ % 34,71 33,04 33,45
2 Hệ số tự tài trợ % 65,29 66,96 66,55
3. Hệ số nợ trên vốn chủ lần 0,53 0,49 0,50
(Nguồn số liệu: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi))
Qua bảng 3.6 ta thấy: ở những năm đầu cấu trúc vốn của Công ty
nghiên về vốn chủ sở hữu và tăng dần qua các năm. Năm 2013 hệ số nợ
chiếm 34,71% so với tổng nguồn vốn của Công ty, phần góp vốn góp của chủ
sở hữu là 65,29% nghĩa là nợ gấp 0,53 lần. Đến năm 2014 Công ty huy động
vốn chủ sở hữu tăng 66,96% làm cho hệ số nợ giảm còn 33,04% lúc này nợ
giảm còn 0,49 lần. Đến năm 2015 mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty có
giảm nhưng vẫn ở mức cao 66,55% > 50% trong tổng nguồn vốn, còn hệ số
nợ vẫn tăng nhưng không đáng kể 33,45% < 50% lúc này hệ số nợ trên vốn
chủ là 0,50 dưới mức 1 lần. Điều này cho thấy tính tự chủ (khả năng đảm bảo)
về tài chính, an ninh tài chính của Công ty là rất khả quan, có thể nói là cao và
áp lực về khả năng chi trả nợ thấp. Vì vậy, Công ty có nhiều khả năng tiếp
cận các khoản tín dụng từ bên ngoài.

3.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản là để nhận biết tình
hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử
dụng vốn của Công ty có hợp lý hay không. Với ý nghĩa đó bộ phận kế toán
của Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hình biến động và
61

cơ cấu phân bổ tài sản. Để thực hiện các nội dung trên, kết hợp với công thức
(2.33) và Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Vạn Lợi giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2015, ta lập Bảng 3.7 phân tích cơ cấu tài sản.
62

Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu tài sản


Đơn vị tính: Đồng
Cuối năm Chênh lệch
2013 2014 2015 Cuối năm 2014 so với 2013 Cuối năm 2015 so với 2013
Chỉ tiêu
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%)
(%) (%) (%) (%) (%)

A. Tài sản ngắn hạn 46.956.789.772 61,72 68.296.642.824 65,90 76.326.236.407 61,71 21.339.853.052 28,05 4,17 29.369.446.635 38,61 -0,01

I. Tiền và tương
1.829.411.505 2,04 10.723.724.695 10,35 12.568.410.649 10,16 8.894.313.190 11,69 7,94 10.738.999.144 14,12 8,12
đương tiền
II. Đầu tư tài chính
4.400.000.000 5,78 0 0,00 0,00 -4.400.000.000 -5,78 -5,78 - 4.400.000.000 -5,78 0,00
ngắn hạn
III. Phải thu ngắn hạn 20.439.645.698 26,87 27.447.567.037 26,48 29.434.035.516 23,80 7.007.921.339 9,21 -0,38 8.994.389.818 11.82 -3,07
IV. Hàng tồn kho 20.173.032.304 26,52 29.950.251.092 28,90 34.094.990.242 27,56 9.777.218.788 12,85 2,38 13.921.957.938 18,30 1,04
V. Tài sản ngắn hạn
114.700.265 0,15 175.100.000 0,17 228.800.000 0,18 60.399.735 0,08 0,02 114.099.735 0,15 0,03
khác
B.Tài sản dài hạn 29.119.209.657 38,28 35.346.093.477 34,10 47.368.298.776 38,29 6.226.883.820 8,19 -4,17 18.249.089.119 23,99 0,01
II.TSản cố định 29.119.209.657 38,28 35.346.093.477 34,10 47.368.298.776 38,29 6.226.883.820 8,19 -4,17 18.249.089.119 23,99 0,01
Tổng tài sản 76.075.999.429 100 103.642.738.301 100 123.694.535.183 100 27.566,736.872 36,2 0,00 18.249.089.119 62,6 0,00
(Nguồn số liệu:Bảng cân đối kế toán năm 2013, 2014, 2015 của Cty TNHH Vạn Lợi)
63

Qua bảng 3.7 ta thấy:

Quy mô tài sản của Công ty tăng dần qua thời gian. Cuối năm 2015 là
123.694.535.183 đồng so với năm 2013 là 76.075.999.429 đồng tăng
18.249.089.119 đồng hay tăng 62,6%; và năm 2014 là 103.642.738.301 đồng
so với năm 2013 tăng 27.566.736.872 đồng hay tăng 36,2%. Tổng tài sản tăng
chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, năm 2015 so với năm 2013 tăng một
lượng 29.349.446.635 đồng hay tăng 38,61%, năm 2014 so với năm 2013
tăng 21.339.853.052 đồng hay tăng 28,05%; còn tài sản dài hạn cũng tăng
nhưng tăng chậm; năm 2015 so với năm 2013 tăng một lượng là
18.249.089.119 đồng hay tăng 23,99%, năm 2014 so với 2013 tăng
6.226.883.820 đồng hay tăng 8,19%. Nguyên nhân là do biến động của các
khoản mục sau:

* Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng là do:

Tiền và tương đương tiền; năm 2013 lượng tiền và tương đương tiền có
giá trị 1.829.411.505 đồng (chiếm 2,04%) tổng tài sản nhưng năm 2015 lượng
tiền và tương đương tiền có giá trị 12.568.410.649 đồng (chiếm 10,16%) tăng
10.738.999.144 đồng hay tăng 14,12%; và năm 2014 lượng tiền và tương
đương tiền có giá trị 10.723.724.695 đồng (chiếm 10,35%) so với năm 2013
tăng 8.894.313.190 đồng hay tăng 11,69%

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua từng năm, năm 2015 là
29.434.035.516 đồng (chiếm 23,80%) so với năm 2013 là 20.439.645.698
đồng (chiếm 26,87%) tăng 8.994.389.818 đồng hay tăng 11,82%; năm 2014 là
27.447.567.037 đồng (chiếm 23,80%) so với năm 2013 tăng 7.007.921.339
đồng hay tăng 9,21%.

Hàng tồn kho tăng qua từng năm, năm 2015 khoản mục này là
34.094.990.242 đồng (chiếm 27,56%) so với năm 2013 khoản mục này là
64

20.173.032.304 đồng (chiếm 26,52%) tăng 13.921.957.938 đồng hay tăng


18,30%, năm 2014 khoản mục này là 29.950.251.092 đồng (chiếm 28,90%)
so với năm 2013 tăng 9.772.218.788 đồng hay tăng 12,85%. Nguyên nhân
hàng tồn kho cao là do năm qua tình hình kinh tế đang khó khăn, cùng với các
Công ty khác thì Công ty TNHH Vạn Lợi có một số mặt hàng tiêu thụ chậm.
Hàng tồn kho tăng cao là không tốt, do đó Công ty cần xem xét lại để tránh ứ
động vốn cũng như giảm được chi phí vốn

Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng qua từng năm. năm 2015 tài sản ngắn
hạn khác là 228.800.000 đồng (chiếm 0,18%) so với năm 2013 là 114.700.265
đồng (chiếm 0,15%) tăng 114.099.735 đồng hay tăng 0,15%; và năm 2014 là
175.100.000 đồng (chiếm 0,17%) so với năm 2013 tăng 60.399.735 đồng hay
tăng 0,08%

=> Sự biến động các khoản mục này làm cho tài sản ngắn hạn trong
năm 2015 và 2014 tăng lên đáng kể so với năm 2013.

* Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng tăng qua từng năm và tăng
tương đương so với tài sản ngắn hạn. Năm 2015 là 47.368.298.776 đồng
(chiếm 38,29%) so với năm 2013 là 29.119.209.657 đồng ( chiếm 38,28%)
tăng 18.249.089.119 đồng hay tăng 23,99%; năm 2014 là 35.346.093.477
đồng (chiếm 34,10%) so với năm 2013 tăng 6.226.883.820 đồng hay tăng
8,19%. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do tài sản cố định tăng

Qua phân tích trên cho thấy quy mô kinh doanh Công ty có xu hướng
ngày một phát triển và dần được mở rộng.
65

Bảng 3.8. Các chỉ số đánh giá cấu trúc tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Hệ số tài trợ tài ngắn hạn % 61,72 65,90 61,71
2. Hệ số tài trợ tài sản dài
% 38,28 34,10 38,29
hạn
(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi)
Qua bảng phân tích trên cho thấy nguồn vốn của Công ty chủ yếu là
nguồn tài trợ ngắn hạn, loại tài sản này chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
và biến động qua các năm. Năm 2013 là 61,72% tăng lên 65,90% năm 2014
và giảm xuống lại 61,71% năm 2015. Còn tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ
trọng thấp và cũng biến động qua các năm; năm 2013 chiếm 38,28%, năm
2014 giảm xuống 34,10%, đến năm 2015 lại tăng lên 38,29%. Từ đó, cho thấy
cơ cấu tài sản của Công ty có sự biến đổi nghiêng về tài sản ngắn hạn. Điều
này cũng rất phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty trong
hiện tại cũng như tương lai.

3.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để thuận tiện cho việc phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài
sản, căn cứ vào các công thức (2.24), (2.25) và bảng cân đối kế toán và bảng
kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Lợi giai đoạn năm
2013 - 2015, ta lập Bảng phân tích như sau:
66

Bảng 3.9. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Cuối năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2013
2013 2014 2015
± % ± %
1. Hệ số nợ so với tài sản (lần) 0,35 0,33 0,33 -0,02 0,95 -0,02 0,94
2. Hệ số tài sản so với vốn chủ
1,53 1,49 1,50 -0,04 0,97 -0,03 0,98
sở hữu (lần)
(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC các năm 2013,2014, 2015 của
Công ty TNHH Vạn Lợi)
Qua bảng phân tích trên cho thấy:

Trị số của chỉ tiêu " Hệ số nợ so với tài sản" của Công ty ở mức thấp
(nhỏ hơn 1) và có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2013 là 0,35 sang năm 2014 là
0,33 và năm 2015 là 0,33. Nghĩa là, năm 2015 cứ đồng giá trị tài sản của
Công ty được tài trợ từ khoản nợ là 0,35 đồng, so với năm 2013 là 0,35 giảm
còn 0,02 đồng hay đạt mức 94%; và năm 2014 là 0,33 đồng giảm còn 0,02
đồng hay đạt mức 95%. Chứng tỏ mức độ phụ thuộc của Công ty vào chủ nợ
thấp, mức độ độc lập về tài chính cao. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
Công ty trong việc tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng cũng như các tổ
chức tín dụng khác.

Trị số của chỉ tiêu " Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu" của Công ty
tuy ở mức cao (lớn hơn 1) nhưng có xu hướng giảm. ( năm 2013 là 1,53, năm
2014 là 1,49 và năm 2015 là 1,50). Qua đó cho thấy mức độ tài trợ tài sản của
Công ty bằng vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm làm cho giá trị của chỉ
tiêu này biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 trị số của chỉ tiêu này là
1,50 so với năm 2013 là 1,53 giảm còn 0,03 hay đạt mức 98%; và năm 2014
là 1,49 so với năm 2013 giảm 0,04 hay đạt mức 97%. Chứng tỏ mức độ độc
67

lập tài chính của Công ty cao.

3.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính trong thời gian hiện tại và
khoảng thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán của Công
ty qua bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán sau:
68

Bảng 3.10. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Đơn vị tính: đồng
Khả năng thanh
Nhu cầu thanh toán Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
toán
- Nợ ngân sách 2.186.550.675 4.546.583.781 4.753.821.739 - Tiển mặt 1.829.411.505 7.923.724.695 2.568.410.649
21.107.720.04 - Các khoản
- Nợ tiền vay 10.999.499.800 15.338.934.137 - 2.800.000.000 10.000.000.000
0 tương đương tiền
- Đầu tư ngắn hạn
- Nợ người lao động 2.554.103.023 2.213.330.154 3.492.607.776 4.400.000.000 - -
khác
- Nợ người bán 6.841.757.465 4.893.915.325 5.386.322.946 - Khoản phải thu 20.439.645.698 27.447.567.037 29.434.035.516
- Phải trả người mua 188.872.701 829.085.799 929.222.838 - Hàng tồn kho 20.173.032.304 29.950.251.092 34.094.990.242
- Phải trả khác 1.245.512.584 1.562.622.723 2.040.088.081

Tổng cộng 37.709.783.420 29.384.471.919 37.709.783.420 Tổng cộng 46.842.089.507 69.684.165.547 78.137.524.488

(Nguồn: số liệu Bảng Cân đối kế toán các năm 2013, 2014, 2015 của công ty TNHH Vạn Lợi)
69

Theo công thức (2.26) ta xác định được hệ số khả năng thanh toán như sau

Hệ số khả năng 46.842.089.507


thanh toán theo thời = = 2,0180
37.709.783.420
gian 2013

Hệ số khả năng 69.684.165.547


thanh toán theo thời = 29.384.471.919 = 2,3715
gian 2014

Hệ số khả năng 78.137.524.488


thanh toán theo thời = 37.709.783.420 = 2,0721
gian 2015
Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán có trị số cao hơn 1, chứng tỏ khả
năng thanh toán của Công ty dồi dào và an ninh tài chính vững chắc.

3.3.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường, tiền của Doanh nghiệp là một yếu tố rất
quan trọng. Ở một thời điểm nhất định tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như
một hình thái biểu hiện của tài sản lưu động. Nhưng trong quá trình kinh
doanh, sự vận động của tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động
kinh doanh, phản ánh năng lực tài chính của Doanh nghiệp. Mặt khác, thông
tin về luồng tiền của Doanh nghiệp rất hữu dụng trong trong việc cung cấp
cho người sử dụng một cơ sở để đánh giá khả năng hoạt động của Doanh
nghiệp trong việc sử dụng luồng tiền đó. Ngoài ra, nó còn giúp Doanh nghiệp
lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo luồng tiền phát sinh để chủ động đầu
tư hoặc huy động vốn tài trợ. Chính vì thế, trong hệ thống Báo cáo tài chính
phải có bản báo cáo bắt buộc để công khai sự vận động của tiền thể hiện được
lượng tiền Doanh nghiệp đã thực thu trong kỳ kế toán.
70

Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào của công ty, nguyên
nhân thiếu tiền hoặc thừa tiền. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những
công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính Doanh
nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng trong việc phân tích, đánh giá
dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán… nhằm
giúp cho các nhà quản lý , các nhà đầu tư, những ai có nhu cầu sử dụng thông
tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của Doanh nghiệp.

Để phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ với các hoạt động tác giả lập
Bảng phân tích sau:
71

Bảng 3.11. Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015 so với năm 2013 Năm 2014 so với năm 2013
+/- % +/- %
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ
27.492.710.401 36.152.211.206 36.858.333.373 9.365.622.972 34.07 706.122.167 1.95
hoạt động KD
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động Đầu tư
1. Tiền thu 949.389.323 400.160.728 822.638.791 -126.750.532 -13.35 422.478.063 105.58
2. Tiền chi (5.429.009.612) (7.783.163.472) (18.528.163.867) -13.099.154.255 241.28 -10.745.000.395 138.05
Lưu chuyển tiền thuần từ
(8.859.620.289) (7.383.002.744) (17.705.525.076) -8.845.904.787 99.85 -10.322.522.332 139.81
hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ
hoạt động tài chính
1. Tiền thu 900.000.000 47.577.649.535 21.564.663.091 20.664.663.091 2296.07 -26.012.986.444 -54.67
2. Tiền chi (25.693.303.965) (45.926.856.508) (64.886.560.280) - -
Lưu chuyển tiền thuần từ
(23.134.943.965) (24.362.193.417) (17.308.910.745) -39.193.256.315 152.54 -18.959.703.772 41.28
HĐTC
Lưu chuyển tiền thuần
(4.501.853.853) 4.407.015.045 1.843.897.552
trong kỳ
Tiền và tương đương tiền
6.325.376.000 6.229.411.505 10.723.724.695 5.826.033.220 -25.18 7.053.282.672 -28.95
đầu kỳ
Ảnh hưởng tỷ giá ngoại tệ 5.889.358 87.298.145 788.402 6.345.751.405 -140.96 -2.563.117.493 -58.16
Tiền và tương đương tiền
1.829.411.505 10.723.724.695 12.568.410.649 4.398.348.695 69.53 4.494.313.190 72.15
cuối kỳ
(Nguồn số liệu: báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty TNHH Vạn Lợi năm 2013, 2014, 2015)
72

Căn cứ vào bảng phân tích 3.11 ta thấy:


Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 tăng
so với năm 2013. Cụ thể lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2013 là 27.492.710.401 đồng, năm 2014 là 36.152.211.206 đồng,
năm 2015 là 36.858.333.373 đồng chứng tỏ khả năng thanh toán chung cả
năm 2015 của hoạt động này tốt.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2015 là âm 17.705.525.076
đồng, năm 2014 là âm 7.383.002.744 đồng, năm 2013 là âm 8.859.620.289
đồng, như vậy lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư năm 2013, 2014 và
2015 đều âm. Năm 2015 lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư giảm hơn so cả
hai năm 2013 và 2014 và đều không có khả năng thanh khoản. Do vậy doanh
nghiệp cần hỗ trợ dòng tiền từ các hoạt động khác.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2015 là âm
17.308.910.745 đồng, năm 2014 là âm 24.362.193.417 đồng, năm 2013 là âm
23.134.943.965 đồng. Như vậy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
năm 2015 tăng so với năm 2013 và 2014 và không có khả năng thanh khoản.
Tổng lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ năm 2015 so với năm 2013 tăng
4.398.348.695 đồng, so với năm 2014 tăng 4.494.313.190 đồng. Lưu chuyển
tiền thuần cả ba năm đều dương, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty
dồi dào, song công ty cần xây dựng dự toán tiền khoa học, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn vì dự trữ tiền nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, vì nếu dự trữ ít
quá sẽ ảnh hưởng đến khă năng thanh toán nhanh.
Do đó, Công ty nên có chiến lược quản lý các dòng tiền ra hợp lý nhất,
đồng thời tăng cường các dòng tiền vào dưới hình thức thu từ bán hàng.

3.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Thước đo hiệu quả kinh doanh chính là sự tiết kiệm hao phí lao đông xã
hội và là tiêu chuẩn đánh giá tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tối thiểu hoá
73

chi phí trên cơ sở nguồn lực sẵn có.

3.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Như đã biết tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp, là những yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, với bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng muốn biết với nguồn tài sản hiện có khi tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh có đạt được như mong muốn và kỳ vọng không.
74

Bảng 3.12: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Chênh lệch
Năm 2014 so với Năm 2015 so với
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
năm 2013 năm 2013
+/- % +/- %
1. Tổng số doanh thu thuần 161.826.726.564 245.241.047.566 293.015.592.003 84.005.476.197 0,34 131.780.020.634 0,82
2. Lợi nhuận sau thuế 15.550.309.683 28.588.129.742 38.808.085.438 13.037.820.059 0,46 23.257.775.755 1,50
3. Tổng tài sản bình quân 68.578.074.146 89.859.368.865 113.668.636.742 21.281.294.719 0,24 45.090.562.596 0,66
4. Số vòng quay của tổng tài sản
2,35 2,73 2,58 0,38 0,14 0,23 0,10
(1/3)
5. Sức sinh lợi của tổng tài sản
0,23 0,32 0,34 0,09 0,29 0,11 0,51
(2/3)
(Nguồn: số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi năm 2013, 2014, 2015)
75

Qua bảng phân tích 3.12 ta thấy:

Số vòng quay của tổng tài sản năm 2014 tăng hơn so với năm 2013. Trị
số của chỉ tiêu này ở cuối năm 2013 là 2,35 lần, cuối năm 2014 là 2,73 lần
tăng 0,38 lần tương đương 14%. Hay trong năm 2013, cứ 1 đồng tài sản đầu
tư của Công ty sẽ mang lại 2,35 đồng doanh thu thuần, thì trong năm 2014
doanh thu thuần là 2,73 đồng. Năm 2015 so với 2013 số vòng quay của tổng
tài sản tăng 0,23 lần hay 10%. Như vậy giá trị của doanh thu thuần và tổng tài
sản bình quân đều tăng qua 2 năm.

Trị số khả năng sinh lợi tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,09
lần hay tăng 111%, năm 2013 bình quân 1 đồng tài sản sử dụng vào hoạt động
kinh doanh tạo ra được 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2014 tạo ra 0,32
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 so với 2013 tăng 0,11 lần hay 151%.Trị
số năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng tài sản
đã mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, để làm rõ cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến khả năng sinh lợi của tài sản như sau:

Ảnh hưởng của tài sản bình quân:

28.588.129.742 28.588.129.742
- = 0,2515 - 0,3181 = - 0,06
113.668.636.742 89.859.368.865
Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế:
38.808.085.438 28.588.129.742
- = 0,3414 - 0,3181 = 0,02
113.668.636.742 113.668.636.742
Tổng hợp lại: -0,0666 + 0,0233 = - 0,0433

Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện tổng tài sản không đổi
như năm 2015, cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế trong năm 2015
76

đã làm cho sức sinh lợi của tài sản tăng 0,0233 lần. Mặt khác trong điều kiện
lợi nhuận sau thuế không đổi như năm 2014, còn giá trị bình quân tăng trong
năm 2015 làm cho khả năng sinh lợi tài sản giảm 0,0666 lần; nguyên nhân là
do trong năm 2015 Công ty đã gia tăng giá trị tài sản ngắn hạn, chủ yếu là
tăng hàng tồn kho.

Để có được những thông tin sâu sắc mang tính thuyết phục hơn, ta áp
dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản theo mô hình tài chính Dupont, tức sẽ
tạo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, các nhân tố làm ảnh hưởng đến sức sinh lợi
của tài sản, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 3.13. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản theo mô hình tài chính
Dupont
Năm 2015 so với năm
Đơn vị
Chỉ tiêu 2014 2015 2014
tính
± %
1. Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 59.537.863.394 75.858.640.954 16.320.777.561 1,2741
2. Lợi nhuận sau thuế đồng 28.588.129.742 38.808.085.438 10.219.955.696 1,3575
3. Tổng tài sản bình quân đồng 89.859.368.865 113.668.636.742 23.809.267.877 1,2650
4. Hệ số tài trợ bình quân (1/3) lần 0,6626 0,6674 0,0048 1,0072
5. Sức sinh lợi của vốn chủ sở
lần 0,4802 0,5116 0,0314 1,0654
hữu (2/1)
6. Sức sinh lợi của tổng tài sản
lần
(4*5) 0,3181 0,3414 0,0233 1,0731
(Nguồn: số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi
năm 2013, 2014, 2015)
ROA 59.537.863.394 28.588.129.742
= x
Năm 2014 113.668.636.742 59.537863.394
= 0,5237 x 0,4801
= 0,2514 (25,14%)
77

ROA 75.858.640.954 38.808.085.438


= x
Năm 2015 89.859.368.865 75.858.640.954
= 0,8442 x 0,5115
= 0,4318 (43,18%)
Qua bảng 3.13 ta có nhận xét như sau:
Như vậy, ROA năm 2015 tăng so với năm 2014 tăng 0,0233 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng 107,31%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã tăng lên.
Việc tăng đó là do ảnh hưởng bởi hai nhân tố sau:
- Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng 0,0314 lần so với năm 2014
chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả.
- Hệ số tài trợ tài sản năm 2015 tăng so với năm 2014, tăng 0,0048 lần và
đạt 100,72%. Chỉ tiêu này đang ở mức cao chứng tỏ Công ty không phụ thuộc
tài chính với các chủ nợ, làm ảnh hưởng tốt đến hiệu quả kinh doanh.
3.3.5.2. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu

Trong thực tế, để phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu Công ty
đã sử dụng hai chỉ tiêu: số vòng quay vốn chủ sở hữu và sức sinh lợi của vốn
chủ sở hữu.
Để phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty, căn cứ vào
các công thức (2.31), (2.32), (2.33), (2.34) và bảng cân đối kế toán , bảng báo
cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Lợi qua các 2014 và 2015, ta
lập Bảng 3.14 phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu.
Qua bảng 3.14 cho thấy:
Số vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2015 chậm hơn so với năm 2014.
Trị số của chỉ tiêu này ở cuối năm 2014 là 4,1191, năm 2015 là 3,8627 giảm
0,2564 lần hay chỉ đạt mức 66,74%. Nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu
tư của Công ty sẽ mang lại 4,1191 đồng doanh thu thuần trong năm 2014 và
mang lại 3,8627 đồng doanh thu thuần trong năm 2015. Mặc dù, giá trị của
78

doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân điều tăng qua 2 năm, nhưng tốc
độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình
quân
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng theo thời gian qua 2 năm. Trị số
của chỉ tiêu này năm 2014 là 0,4802 lần tăng lên 0,5116 lần năm 2015, tăng
0,0314 lần hay đạt mức 106,54%. Nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư
của Công ty sẽ mang lại 0,4802 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2014, và mang
lại 0,5116 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2015. Mặc dù giá trị lợi nhuận sau
thuế và vốn chủ sở hữu bình quân điều tăng qua 2 năm, nhưng tốc độ tăng lợi
nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.
Bảng 3.14. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu
Đơn Năm 2015 so với năm
Chỉ tiêu vị 2014 2015 2014
tính ± %
1. Tổng số doanh thu
đồng 245.241,047566 293.015.592.003 47.774.544.437 1,1948
thuần
2. Lợi nhuận sau thuế đồng 28.588.129.742 38.808.085.438 10.219.955.696 1,3575
3. Vốn chủ sở hữu
đồng 59.537863.394 75.858.640.954 16.320.777.561 1,2741
bình quân
4. Số vòng quay của
lần 4,1191 3,8627 - 0,2564 0,6674
vốn chủ sở hữu (1/3)
5. Sức sinh lợi của vốn
lần 0,4802 0,5116 0,0314 1,0654
chủ sở hữu (2/3)
(Nguồn: số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi năm
2014, 2015)
Mặt khác cần phải xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả
năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
79

Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân:

28.588.129.742 28.588.129.742
- = 0,3769 - 0,4802 = -0,1033
75.858.640.954 59.537863.394

Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế:


38.808.085.438 28.588.129.742
- = 0,5116 - 0,3769 = 0,0314
75.858.640.954 75.858.640.954
Tổng hợp lại: -0,1033 + 0,0314 = - 0,0719
Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện vốn chủ sở hữu bình
quân không đổi như năm 2015, cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế
trong năm 2015 đã làm cho sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu tăng
0,0314 lần; và trong điều kiện lợi nhuận sau thuế không đổi như năm 2014,
còn giá trị vốn chủ sở hữu bình quân tăng trong năm 2015 làm cho khả năng
sinh lợi tài sản giảm 0,1033 lần. Nguyên nhân là do trong năm 2015 Công ty
đã gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (40.245.420.000 đồng) và lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối (17.771.209.258) đồng.

² Khi phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu ta có thể phân tích
chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình tài chính Dupont
như sau:

Tổng tài sản Doanh thu Lợi nhuận


Sức sinh bình quân thuần sau thuế
lợi của vốn = Vốn chủ sở x Tổng tài x (2.45)
Doanh thu
chủ sở hữu hữu bình sản bình
thuần
quân quân
80

Sức sinh lợi Đòn bẩy tài Số vòng Sức sinh lợi
của vốn chủ = chính bình x quay của x của doanh (2.46)
sở hữu quân tổng tài sản thu thuần
Như vậy, ta đã liên hệ được chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu với đòn
bẩy tài chính bình quân, số vòng quay của tổng tài sản và sức sinh lợi của
doanh thu thuần. Trên cơ sở mối liên hệ này ta phân tích hiệu qủa sử dụng
vốn chủ sở hữu theo hướng sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, tăng số vòng
quay của tổng tài sản hay nâng cao sức sinh lợi của doanh thu thuần. Do đó, ta
có thể chi tiết thêm nhiều nhân tố tác động khác khi phân tích theo từng
hướng; và cũng đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trên nhiều
khía cạnh khác nhau và có thể xây dựng được nhiều biện pháp có tính khả thi
cao hơn.
Đồng thời xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố trên như sau:
Mức ảnh
Mức chênh lệch
hưởng của Số vòng Sức sinh lợi
giữa kỳ phân tích
đòn bẩy tài quay của của doanh
= với kỳ gốc của chỉ x x (2.47)
chính đến sự tài sản ở thu thuần
tiêu “Đòn bẩy tài
biến động kỳ gốc kỳ gốc
chính”
ROE
Mức ảnh Mức chênh lệch
Đòn bẩy Sức sinh
hưởng của số giữa kỳ phân
tài chính lợi của
vòng quay tài tích với kỳ gốc
= bình x x doanh thu (2.48)
sản đến sự của chỉ tiêu “Số
quân kỳ thuần kỳ
biến động vòng quay của
phân tích gốc
ROE tài sản”
81

Mức ảnh
Đòn bẩy Mức chênh lệch
hưởng của sức
tài chính Số vòng giữa kỳ phân tích
sinh lợi của
bình quay của với kỳ gốc của chỉ
doanh thu = x x (2.48)
quân kỳ tài sản kỳ tiêu “Sức sinh lợi
thuần đến sự
phân phân tích của doanh thu
biến động
tích thuần”
ROE

Để đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu, ta có thể lập Bảng 3.15
Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu - Theo mô hình Dupont như sau:

Bảng 3.15. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu - Theo mô hình
Dupont
Đơn Năm 2015 so với năm
Chỉ tiêu vị 2014 2015 2014
tính ± %
1. Tổng số doanh thu thuần đồng 245.241,047566 293.015.592.003 47.774.544.437 1,1948
2. Tổng tài sản bình quân đồng 89.859.368.865 113.668.636.742 23.809.267.877 1,2650
3. Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 59.537863.394 75.858.640.954 16.320.777.561 1,2741
4. Lợi nhuận sau thuế đồng 28.588.129.742 38.808.085.438 10.219.955.696 1,3575
5. Đòn bẩy tài chính (2/3) lần 1,5093 1,4984 - 0,0109 0,9928
6. Số vòng quay của tổng tài
lần
sản (1/2) 2,7292 2,5778 - 0,1514 0,9445
7. Sức sinh lợi của doanh thuần
lần
(4/1) 0,1166 0,1324 0,0159 1,1362
8. Sức sinh lợi của vốn CSH
lần
(5*6*7) 0,4802 0,5116 0,0314 1,0654
(Nguồn: số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi
năm 2014, 2015)
82

Kết quả phân tích trên cho thấy, sức sinh lợi vốn chủ sở hữu của công
ty năm 2015 tăng 0,0314 lần so với năm 2014 phụ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy
tài chính. Trong khi đó, và sức sinh lợi của doanh thu thuần năm 2015 tăng so
với năm 2014 là 0,0159 lần; đồng thời số vòng quay của tổng tài sản năm
2015 giảm 0,1514 lần so với năm 2014. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng. Các chỉ tiêu trên có xu
hướng chung là tăng qua 2 năm.

3.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta sử dụng số liệu trên bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách tính toán các chỉ tiêu cụ thể và so
sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ trước, ta lập bảng phân tích sau:
83

Bảng 3.16. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí


Chênh lệch
Năm 2014 so với năm Năm 2015 so với năm
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
2013 2013
+/- % +/- %
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 161.826.726.564 245.241.047.566 293.015.592.003 83.414.321.002 0,34 131.188.865.439 0,81

2. Giá vốn hàng bán 125.368.386.823 188.642.426.160 208.058.273.631 63.274.039.337 0,34 82.689.886.808 0,66
3. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp d.vụ 35.867.130.546 56.598.621.406 84.957.318.372 20.731.490.860 0,37 49.090.187.826 1,37
4. Chi phí bán hàng 11.987.842.421 14.779.174.527 24.751.336.010 2.791.332.106 0,19 12.763.493.589 1,06
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.614.454.278 9.014.212.930 12.117.028.381 2.399.758.652 0,27 5.502.574.103 0,83
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 17.680.107.758 32.576.381.013 47.405.137.099 14.896.557.191 0,46 29.725.029.341 1,68
7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 18.603.646.851 32.736.664.949 47.135.719.996 13.973.018.098 0,43 28.532.073.145 1,53
8. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán(3/2) 0,286 0,300 0,408 0,014 0,05 0,122 0,43
9. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng (6/4) 1,475 2,204 1,915 0,729 0,33 0,440 0,30
10. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh
2,673 3,614 3,912 0,941 0,26 1,239 0,46
nghiệp (6/5)
11. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
0,129 0,024 0,16 0,063 0,49
(7/(2+4+5)) 0,15 0,192
(Nguồn: Số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi năm 2013, 2014, 2015)
84

Qua bảng phân tích 3.16 ta thấy:

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2014 tăng so với
năm 2013 là 14.896.557.191 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 46%, năm
2015 so với năm 2014 tăng 29.725.029.341 đồng, tương ứng tốc độ tăng
168%. Chứng tỏ tốc độ tăng trưởng mạnh qua các năm và kinh doanh có hiệu
quả. Cụ thể:

- Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 tăng
0,014 lần. Trong năm 2014 công ty đầu tư 1 đồng giá vốn hàng bán thì thu
được 0,300 đồng lợi nhuận, năm 2015 thu được tăng 0,408 đồng lợi nhuận.
Điều này chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán rất cao, công ty kinh
doanh các mặt hàng hiện tại đang đem lại hiệu quả tốt, do vậy cần đẩy mạnh
khối lượng tiêu thụ hàng bán.

- Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng năm 2014 là 2,204 lần, tăng so
với năm 2003 là 0,729 lần, năm 2015 so với năm 2013 tăng 0,440 lần. Điều
này có nghĩa công ty đầu tư 1đồng chi phí bán hàng thì thu được 1,475 đồng
lợi nhuận năm 2013, năm 2014 thu được 2,204 đồng lợi nhuận và năm 2015
công ty thu được 1,915 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ công ty chưa tiết kiệm chi
phí bán hàng.

- Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tương
đối mạnh từ 2,673 năm 2013 lên 3,614 năm 2014 lên mức 3,912 năm 2015.
Năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,941 lần, năm 2015 so với 2013 tăng 1,239
lần. Chỉ tiêu này cho biết công ty đầu tư từ 1 đồng chi phí quản lý thì thu
được 3,614 đồng lợi nhuận năm 2014 và năm 2015 bỏ 1 đồng đầu tư thì lãi
3,912 đồng. Chứng tỏ công ty tiết kiệm chi phí bán hàng và năm 2015 công
ty tiết kiệm chi phí hơn năm 2014 và 2013.

- Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí đạt mức rất thấp chỉ đạt 0,15 năm
85

2014 và năm 2015 lại tăng lên mức 0,192. Điều này có nghĩa công ty đầu tư 1
đồng chi phí thu được 0,15 đồng lợi nhuận năm 2014 và năm 2015 đầu tư
mang lại lợi nhuận 0,192 đồng. Chứng tỏ công ty mức lợi nhuận trong chi phí
rất cao, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chi ra trong kỳ và sử dụng chi phí có
hiệu quả.

Tóm lại, hai nhân tố tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả sử dụng chi phí của
công ty là do công ty sử dụng chi phí có hiệu quả.

3.3.6. Phân tích rủi ro tài chính


86

Bảng 3.17. Phân tích rủi ro tài chính


Chênh lệch
Năm 2014 so với năm Năm 2015 so với năm
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
2013 2013
+/- % +/- %
1. Tổng tài sản bình quân (đồng)
68.578.074.146 89.859.368.865 113.668.636.742 21.281.294.719 0,24 45.090.562.596 0,66

2. Vốn chủ sở hữu bình quân (đồng) 41.987.025.783 58.180.128.637 75.858.640.955 16.193.102.854 0,28 33.871.615.172 0,81
3. Lợi nhuận trước thuế (EBIT)
18.603.646.851 32.736.664.949 47.135.719.996 14.133.018.098 0,43 28.532.073.145 1,53
(đồng)
4. Chi phí lãi vay (I) (đồng) 881.900.081 2.235.725.106 1.654.089.287 1.353.825.025 0,61 772.189.206 0,88
5. Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL -
1,05 1,07 1.04 0,02 0,02 -0,01 -0,01
lần)
(Nguồn: Số liệu tính toán dựa trên BCTC của Công ty TNHH Vạn Lợi năm 2013, 2014, 2015)
87

Theo số liệu ở Bảng 3.17, ta thấy độ lớn của đòn bẩy tài chính của
Công ty năm 2013 là 1,05 lần, năm 2014 là 1,07 lần, năm 2015 giảm xuống
1,04 lần. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,02 lần tương đương 0,02%, tỷ lệ
giảm năm 2015 so với năm 2013 là 0,01 lần tương đương 0,01%,. Kết quả
này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty tăng và mức độ rủi ro
tài chính giảm. Mặc dù chi phí lãi vay năm 2014 cao hơn 2013 nên làm cho
độ lớn đòn bẩy tài chính cao, mang đến những rủi ro. Tuy nhiên, cũng có thể
thấy rằng Công ty đầu tư vốn để mở rộng kinh doanh nên công ty phải lựa
chọn những khoản vay với mức trả lãi thấp hoặc vay từ các cá nhân để nhằm
đảm bảo khả năng hoạt động của Công ty, nếu vay nhiều sẽ dẫn đến chi phí
lãi vay cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, đa số các khoản
nợ đều là ngắn hạn, chính vì vậy để tận dụng được thời cơ đầu tư nhưng vẫn
đảm bảo mức độ rủi ro tài chính hợp lý bằng việc huy động thêm các khoản
nợ dài hạn, để tăng cường vốn cũng như đầu tư vào tài sản dài hạn.

3.3.5.3. So sánh các chỉ số tài chính của Công ty với các công ty cùng ngành
88

Bảng 3.18. So sánh các chỉ số tài chính của công ty năm 2015 với các công ty cùng ngành
Đon vị: đồng
So với So với
Cty CP dược Cty TNHH Tân Đại Cty TNHH Vạn
Chỉ tiêu Cty dược phẩm Âu Việt Cty TNHH Tân Đại Dương
phẩm Âu Việt Dương Lợi
+/- % +/- %
1. Doanh thu thuần bán hàng 215.313.872.508 179.532.894.540 293.015.592.003 77.701.711.955 136,09 11.348.269.753 163,21
2. Giá vốn hàng bán 173.529.596.442 146.277.791.779 208.058.273.631 34.528.677.199 119,90 61.780.481.852 142,24
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 41.784.276.066 33.255.102.761 84.957.318.372 43.173.042.316 203,32 51.702.215.611 255,47
4. Lợi nhuận sau thuế 11.255.022.894 16.968.854.182 38.808.085.438 27.553.062.544 344,81 21.839.231.266 228,70
5.Vốn chủ sở hữu bình quân 64.161.760.830 113.238.292.600 75.858.640.954 11.696.880.120 118,23 37.379.651.646 66,99
6. Tổng tài sản bình quân 106.213.562.100 135.004.007.600 113.668.636.742 7.455.074.642 107,02 -21.335.370.858 56,98
7. Tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán so với
0,806 0,815 0,710 -0,096 88,09 -0,105 87,12
doanh thu thuần (2/1)
8. Sức sinh lời của doanh thu (ROS)
0,052 0,095 0,1324 0,08 253,85 0,037 138,95
(4/1)
9. Sức sinh lời của tài sản (ROA)
0,1059 0,1256 0,3414 0,2355 322,38 0,2158 271,82
(4/6)
10. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
0,1754 0,1498 0,5115 0,3361 291,62 0,3617 341,46
(ROE) (4/5)
86

Qua bảng 3.18 ta thấy, doanh thu thuần bán hàng của Công ty TNHH
Vạn Lợi cao gấp 1,36 lần Công ty dược phẩm Âu Việt và gấp 1,63 lần Công
ty TNHH Tân Đại Dương, đồng thời do tỷ trọng giá vốn hàng bán so với
doanh thu thuần của Công ty là 71% thấp nhất trong 3 Công ty nên lợi nhuận
gộp của Công ty thu về lớn hơn của 2 Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và
Công ty TNHH Tân Đại Dương. Lợi nhuận sau thuế của Công ty gấp 3,44 lần
Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và gấp 2,28 lần Công ty TNHH Tân Đại
Dương, điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty rất cao. Bên cạnh
đó, dù tổng tài sản bình quân có giá trị nhỏ hơn Công ty TNHH Tân Đại
Dương nhưng sức sinh lời của tài sản thì gấp 3,22 lần và gấp 2,71 lần so với
Công ty TNHH Tân Đại Dương. Sức sinh lời của doanh thu của Công ty năm
2015 là 1,32 lần; gấp 2,53 lần so với Công ty cổ phần dược phẩm Âu Việt và
gấp 1,38 lần Công ty TNHH Tân Đại Dương. Ngoài ra sức sinh lời của vốn
chủ sở hữu của Công ty năm 2015 đạt 0,5 gấp 2,91 lần so với Công ty cổ phần
dược phẩm Âu Việt và gấp 3,41 lần so với Công ty TNHH Tân Đại Dương.
Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Vạn
Lợi năm 2015 cao hơn so với các công ty khác trong cùng ngành. Điều này
cho thấy Công ty đã có những chính sách, chiến lược kinh doanh đúng đắn
hợp lý đem lại hiệu quả kinh doanh cao và ngày càng khẳng định vị thế của
mình trong ngành cũng như trong nền kinh tế.
87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua việc tìm hiểu thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty
TNHH Vạn Lợi giúp ta thấy được những điểm mạnh của tình hình tài chính
Công ty là: đã biết chủ động nâng cao năng lực kinh doanh; tích cực tìm kiếm
thị trường; thu hồi công nợ và vận dụng công cụ đòn bảy tài chính hợp lý.
Nhờ đó đã đem lại một số thành tựu đáng kể trong kết quả kinh doanh của
Công ty như trong bối cảnh nền kinh tế khó khan, cạnh tranh khốc liệt nhưng
doanh thu năm sau đã cao hơn năm trước, quy mô tài sản được mở rộng…

Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, tình hình tài chính của Công
ty còn bộc lộ một số tồn tại như: Cấu trúc tài chính của công ty chưa tối ưu;
hiệu quả kinh doanh chưa cao; công tác quản lý chi phí còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, không có bộ phận phân tích tài chính riêng biệt cũng là một trong
những nhược điểm cần khắc phục của Công ty.

Qua phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi cho ta
thấy được thực trạng tình hình tài chính của Công ty để từ đó có thể đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính của Công ty trong thời
gian tới.
88

CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ,
GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.1.1. Những kết quả đạt được

4.1.1.1. Về khái quát tình hình tài chính

Mức độ độc lập về tài chính được đảm bảo do vốn chủ sở hữu của
Công ty tăng lên, trong năm 2015 đã huy động thêm được vốn từ các chủ sở
hữu.

Các chỉ số về khả năng thanh toán đều tăng cho thấy dấu hiệu lạc quan
hơn về tình hình đảm bảo thanh toán bằng tài sản ngắn hạn cho các khoản nợ
ngắn hạn.

4.1.1.2. Về phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 tăng
so với năm 2013. Cụ thể lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2015 là 36.858.333.373 đồng chứng tỏ khả năng thanh toán của
hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong khả năng thanh toán của Công ty.

4.1.1.3. Về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng qua các năm và đạt kết quả
tốt, tận dụng được công suất của máy móc thiết bị.

Tỷ suất sinh lợi trên giá vốn hàng bán được cải thiện, năm 2015 so với
năm 2014, chứng tỏ công ty đã có các chính sách bán hàng khá hiệu quả để
nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

So sánh với hai doanh nghiệp cùng ngành cho thấy công ty có được
89

những kết quả tích cực và khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty là tốt.

4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

4.1.2.1. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn

Khả năng thanh toán của công ty được cải thiện, tuy nhiên nợ ngắn hạn
đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn đang ở mức cao, tăng qua các năm, và
phát sinh thêm các chi phí tài chính về lãi vay. Chính vì vậy, khả năng rủi ro
về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này có thể bị rủi ro nếu không có biện
pháp can thiệp kịp thời.

Trong lĩnh vực tài chính, việc tự chủ tài chính là vấn đề mà công ty cần
quan tâm, Công ty cần cải thiện tỷ số nợ để có thể tự chủ về tình hình tài
chính.

Mặt khác, trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ
sở hữu mà không có nợ dài hạn. Mà theo như mục tiêu của Công ty là mở
rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế.
Nếu sử dụng tài sản ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây rủi ro trong
thanh toán, do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm.
Vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn tài trợ hơn nữa.

4.1.2.2. Về khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Do công ty đầu tư lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên lưu chuyển
tiền từ hoạt động đầu tư bị thâm hụt trong 3 năm. Cụ thể, lưu chuyển tiền từ
hoạt động đầu tư năm 2015 là âm 17.705.525.076 đồng, năm 2014 là âm
7.383.002.744 đồng, năm 2013 là âm 8.859.620.289 đồng. Tuy nhiên trong
thời gian tới nếu thuận lợi, khi các dây chuyền sản xuất đi vào ổn định và đem
lại lợi nhuận cao thì có thể làm lưu chuyển từ hoạt động này tốt hơn. Nhưng
90

áp lực trả lãi vay và nợ gốc trong những năm tới sẽ khiến lưu chuyển tiền từ
hoạt động hoạt động tài chính càng bị thâm hụt.

4.1.2.3. Về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sử dụng tài sản được cải thiện nhưng hàng tồn kho đang ở
mức cao, có thể gây ứ đọng vốn nếu công ty không có những giải pháp giải
phóng hàng tồn kho kịp thời. Có thể thấy nếu như năm 2014, giá trị hàng tồn
kho là 29.950.251.092 đồng, thì năm 2015 tăng lên đạt 34.094.990.242 đồng.

Công ty cũng thực hiện mua mới tài sản cố định trong năm với giá trị
tài sản tăng lên nhưng hiệu quả mang lại thì chưa được cao.

4.2.4. Về công tác quản lý

Về thu hồi công nợ phải thu: Nợ phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản, chứng tỏ công ty chưa có biện pháp thu hồi, bị
chiếm dụng vốn.

Công ty quản lý chi phí còn chưa tốt, đặc biệt là chi phí bán hàng, năm
2014 là 14.779.174.527 đồng, sang năm 2015 lên đến 24.751.336.010 đồng,
chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm,
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Vạn
Lợi

4.2.1. Về khái quát tình hình tài chính và tài trợ vốn

Công ty cần cải thiện khả năng thanh toán này để tạo niềm tin đối với
các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Do đó, công ty cần một cơ chế quản lý tài
sản ngắn hạn hợp lý:

- Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần
đến hạn. Kế cả các khoản nợ chưa đến hạn công ty cũng cần đề phòng rủi ro
91

từ phía chủ nợ cần thanh toán gấp nên công ty cũng dự trữ tiền mặt để thanh
toán.

- Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi
thành tiền nhanh chóng khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, do
một số mặt hàng nhập khẩu về bán chậm. Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế
không ổn định như hiện nay công ty cần có đưa ra chính sách khuyến mãi phù
hợp để giải quyết lượng hàng hóa ứ động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Khoản phải thu phản ánh các nguồn vốn của công ty đang bị chiếm
dụng do đó phải tích cực trong việc thu hồi các khoản này là cần thiết. Theo
dõi thường xuyên các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, thông báo cho
khách hàng biết các khoản nợ sắp đến hạn. Khuyến khích khách hàng thanh
toán sớm thông qua chính sách chiết khấu thanh toán.

Công ty cần đa dạng các nguồn tài trợ bằng việc huy động thêm vốn từ
các thành viên góp vốn, trong điều kiện cho phép thì công ty nên thực hiện
huy động vốn bằng vay nợ dài hạn vì trong năm 2015, chỉ tiêu tài sản dài hạn
tăng lên trong khi nợ dài hạn không có, chứng tỏ công ty đã lấy nợ ngắn hạn
đầu tư cho tài sản dài hạn, đây là nhân tố không tốt dễ dẫn đến mất khả năng
thanh toán do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài. Chính vì vậy, nếu
tiếp tục đầu tư tài sản cố định, công ty cần có những khoản tài trợ dài hạn
thích hợp hơn.

4.2.2. Về nâng cao hiệu quả dòng tiền

Để nâng cao chất lượng dòng tiền thì bộ phận quản lý tài chính của
công ty ( Phòng tài chính - kế toán ) cần phải quản lý dòng tiền chặt chẽ hơn
nữa. Bộ phận này không thể tự làm tăng hay giảm dòng tiền của công ty
nhưng là bộ phận có thể nhận biết được năng lực cũng như rủi ro thông qua sự
92

lưu thông của dòng tiền từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết giúp ban lãnh
đạo công ty tìm hiểu rõ nguyên nhân lưu thông chậm ở khâu nào và khắc
phục tình trạng đó ra sau.

4.2.3. Về hiệu quả kinh doanh

a) Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, Công ty có thể thực
hiện bằng cách tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nghĩa là rút ngắn
thời gian vốn nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm
bớt số lượng vốn bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn trong luân chuyển.

Công ty TNHH Vạn Lợi là một doanh nghiệp kinh doanh nên hàng tồn
kho đóng vai trò rất quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Nếu công ty tăng tốc
độ luân chuyển hàng tồn kho thì có thể giảm bớt số vốn nằm trong kho không
cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được kinh doanh như cũ, hoặc với số vốn như cũ
nhưng Công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải tăng thêm
vốn.

Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua
vào, để tìm nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi
nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý. Muốn vậy,
Công ty phải luôn cập nhật thông tin về những nhà cung cấp trên thị trường.

Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng
hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số
hàng tồn kho tối thiểu. Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu
tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng cách tăng cường công tác
93

marketing, dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối
với những khách hàng có nhu cầu, tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản
phẩm như gửi hàng đi bán, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh công tác
tiêu thụ.

Ngoài ra, phải khắc phục tình hình công nợ dây dưa tăng khả năng thu
hồi vốn để đưa khoản vốn bị chiếm dụng này vào sản xuất kinh doanh. Công
ty phải có đội ngũ nhân viên làm công tác marketing và phân tích thị trường,
tìm hiểu khách hàng chuyên nghiệp, từ đó có những thông tin chính xác về
năng lực tài chính của khách hàng để có phương thức thanh toán phù hợp, có
những chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng:

+ Đối với khách hàng làm ăn lâu dài, ổn định, có uy tín thì để vừa đảm
bảo làm ăn lâu dài vừa đảm bảo không bị chiếm dụng nhiều vốn có thể đề
nghị khách hàng thanh toán trước một phần giá trị của lô hàng.

+ Đối với khách hàng làm ăn không thường xuyên, không quen biết,
Công ty buộc khách hàng thanh toán đủ 100% giá trị của lô hàng. Nhưng biện
pháp này không thu hút được khách hàng, có thể đưa ra các biện pháp thay
thế sau:

Cho phép thế chấp, cầm cố tài sản đối với những khách hàng nào
không có khả năng thanh toán ngay.

Thông qua ngân hàng, yêu cầu họ phải có ngân hàng đứng ra bảo
lãnh.

b) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, Công ty nên chú ý một
số vấn đề như sau:

Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Vì vậy, để
94

đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty chỉ nên đầu tư máy móc thiết bị
cho sản phẩm mới khi dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường.

Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản
cố định không cần dùng, không còn được sử dụng hay còn sử dụng nhưng lạc
hậu, kém hiệu quả, giảm chi phí khấu hao.

Ngoài ra để quản lý tài sản cố định có hiệu quả, công ty cần phải tính
khấu hao đầy đủ, sử dụng đúng số kỳ khấu hao, củng cố kho tàng, tổ chức
sắp xếp tốt hơn mạng lưới phân phối nhằm tiết kiệm vốn cố định, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định.

4.2.4. Về công tác quản lý

Một trong những nhân tố quyết định sự thành công là công tác quản lý
của công ty. Nếu Công ty quản lý tốt, có hiệu quả thì sẽ đạt được những mục
tiêu đề ra cao nhất.

Hoàn thiện công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng
cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thông qua tiêu chuẩn hoá trách
nhiệm và nhiệm vụ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối
với công việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh,
biết kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt
động kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được
yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của công ty.

Hoàn thiện công tác hạch toán trong toàn Công ty bảo đảm chính xác,
kịp thời. Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn vốn, kiểm tra việc sử dụng
vốn đúng mục đích. Các dự án đầu tư phải có phương án vay để vay vốn trung
95

và dài hạn, khắc phục việc dùng vốn ngắn hạn trong đầu tư.

Kiểm soát chặt chẽ, giải quyết dứt khoát vấn đề công nợ dây dưa,
thường xuyên đôn đốc thu hồi công nợ, đối chiếu và xác nhận công nợ hàng
tháng, hàng quý.

Giữ vững và phát triển mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tài
chính để tăng cường nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

Tham gia hội chợ triển lãm quốc tế và qua đó công ty có thể tiếp thu
được những thông tin bổ ích và có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến, thiết bị
hiện đại cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh, khai thác tiềm năng có hiệu
quả.

Đặc biệt công tác tài chính cũng hết sức quan trọng trong quá trình
quản lý, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của công ty. Nhưng ở
công ty chưa quan tâm một cách đúng mức như chưa hoạch định tài chính đầy
đủ mà chỉ đề ra một số kế hoạch, vì vậy Công ty cần xem xét lại vấn đề này,
từ đó ra quyết định đầu tư cho phù hợp.

Trên đây là những giải pháp mà luận văn đề xuất khắc phục những tồn
tại của công ty những giải pháp này vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa gián tiếp
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các giải pháp đều có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp này có thể là điều kiện thúc đẩy việc thực hiện
tốt giải pháp kia hoặc có cùng một mục tiêu chung nào đó. Vì vậy việc kết
hợp khéo léo, linh hoạt giữa các giải pháp với nhau sẽ giúp công ty nâng cao
hiệu quả kinh doanh, đồng thời qua đó cũng giúp Ban quản trị của công ty
đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, một mặt phát huy những thế
mạnh sẵn có, mặt khác đưa ra các chính sách khắc phục hạn chế để ngày càng
nâng cao khả nâng tài chính và tạo các mức sinh lời cao, tạo điều kiện cho
công ty ngày càng phát triển.
96

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1.Về phía nhà nước

Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống
quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an
toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cải cách hành chính
nhà nước vẫn đang là vấn đề cần giải quyết, góp phần lành mạnh hoá nền
hành chính quốc gia. Nó sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho
ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân.

Nhà nước cần phải quy định rõ về nội dung đối với việc lập các báo cáo
phân tích tài chính của các doanh nghiệp, cần quy định rõ các báo cáo cần
phải được công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo
cáo định kỳ và ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên
quan trong việc công bố thông tin.

Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi
trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông
tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính
doanh nghiệp.

Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của nền kinh tế để
trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính
của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với
đà phát triển kinh tế nói chung là rất cần thiết. Đây là một việc lớn đòi hỏi
phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành, các cơ quan hữu quan và sự thống
nhất từ trung ương tới địa phương. Chính phủ và các bộ ngành, tùy thuộc
chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về
vật chất, con người... vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung này.
97

4.3.2. Đối với những đối tượng khác

Nền kinh tế luôn cạnh tranh khốc liệt vì thế công ty cổ phần TNHH
Vạn Lợi cũng như nhiều công ty khác hoạt động kinh doanh trong ngành gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu Chính phủ và các cơ quan nhà nước sớm đưa
ra và thực thi các chính sách vĩ mô ổn định nền kinh tế, những chính sách tạo
điều kiện thúc đẩy sự phát triền kinh tế thì những khó khăn mà công ty đang
gặp sẽ được tháo gỡ.

Bản thân công ty đã có những mặt mạnh và tồn tại những khuyết điểm
về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu, nếu
công ty sớm triển khai những cải cách, những biện pháp nhằm phát huy điểm
mạnh, lợi thế công ty, đồng thời khắc phục những tồn tại tình tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh sẽ được nâng lên rõ rệt.

Nếu những chính sách của chính phủ và những cải cách của công ty
được thực hiện thì công ty sẽ thu được nhiều thành công, tình hình tài chính
ổn định. Vì thế, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư nên tin tưởng và ủng hộ
công ty TNHH Vạn Lợi, điều đó giúp cho công ty ổn định tình hình tài chính,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đem lại lợi ích cho các nhà đầu
tư, các tổ chức tín dụng.

4.4. Đóng góp của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã tham khảo một số công trình
nghiên cứu có trước để học hỏi kinh nghiệm về việc phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp, từ đó rút ra những điểm mà các nghiên cứu trước đây
chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Vì vậy luận văn đã tập trung
vào những điểm đó để tạo nên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đó.
Một số đóng góp quan trọng đó là:

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu và cho thấy những điểm chưa đạt
98

được của các công trình nghiên cứu trước, từ đó khắc phục, bổ sung thêm cho
hoàn thiện trong việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có thể trong
luận văn tác giả chưa thực sự thành công với hướng nghiên cứu của mình,
song có thể các nghiên cứu tiếp sau sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn.

Thứ hai, cũng giống như các nghiên cứu khác, luận văn đã tổng hợp và
trình bày được hệ thống các lý luận khoa học về báo cáo tài chính, tầm quan
trọng của việc phân tích báo cáo tài chính cho đến việc xây dựng, tập hợp một
bộ tiêu chí đầy đủ nhằm đánh giá toàn bộ năng lực tài chính, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, từ những cơ sở phân tích đã trình bày, Luận văn đã áp dụng
vào để phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Vạn Lợi trong giai đoạn
2013 - 2015. Luận văn dựa vào thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài
chính để phân tích một cách toàn diện, phân tích các mối liên hệ giữa các chỉ
tiêu trên báo tài chính đó. Thông qua phân tích, Luận văn đã chỉ ra những
điểm mạnh điểm yếu về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của công ty,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, cải thiện nâng
cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Những kết quả nghiên cứu của Luận
văn không chỉ là tài liệu tham khảo của Công ty TNHH Vạn Lợi trong quá
trình phát triển mà còn là tài liệu cho các doanh nghiệp trong cùng ngành
tham khảo.

4.5. Những hạn chế của Luận văn

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn vẫn tồn tại một số điểm hạn chế,
ảnh hưởng đến nhận định của tác giả. Những hạn chế này chủ yếu là do yếu tố
khách quan mà Luận văn chưa thể thực hiện được nhưng cũng một phần do
yếu tố chủ quan từ năng lực và nguồn lực hiện có.
99

Thứ nhất, để có thể phân tích và đưa ra những nhận định chính xác cần
phải thu thập được nguồn thông tin đầy đủ trong nhiều năm liên tiếp để có thể
tạo ra chuỗi thông tin dài phản ánh xu hướng biến động của công ty. Chuỗi dữ
liệu chưa dài (3 năm), chưa đủ phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong một chu kỳ kinh doanh (10 năm).

Thứ hai, nguồn thông tin chính mà Luận văn sử dụng để phân tích là
các báo tài chính, nhưng những số liệu trên báo cáo tài chính cung cấp ( Bảng
cân đối tài sản) chỉ là con số thời điểm ( thường vào ngày 31/12 hàng năm),
có thể thời điểm này cao cũng có thời điểm thấp, không phải là con số ổn định
trong năm; vì vậy những nhận định mà Luận văn đưa ra cũng chỉ chính xác
nhất vào thời điểm của báo cáo tài chính, còn các thời điểm khác có thể chưa
phản ánh đầy đủ và chính xác nhất.

Thứ ba, ở Việt Nam hiện có rất nhiều công ty hoạt động trong ngành
dược phẩm – trang thiết bị y tế nhưng nhiều công ty nhỏ và không phải công
ty nào cũng minh bạch thông tin cho mọi đối tượng quan tâm, nên việc thông
tin của toàn bộ các công ty trong ngành để tiến hành xây dựng các giá trị
trung bình ngành là không thể. Do hạn chế nguồn lực nên Luận văn chỉ có thể
tiếp cận và thu thập thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán, thông tin tài chính khá minh bạch và các báo cáo tài chính
đều được kiểm toán. Dù mẫu chọn đã mang tính đại diện cao, nhưng đây vẫn
là tồn tại của Luận văn.
100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Vạn Lợi là không ngừng phát
triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công
ty, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển Công ty ngày
càng lớn mạnh, bền vững. Xuất phát từ mục tiêu và phương hướng phát triển
của Công ty, cùng với việc phân tích thực trạng, ta thấy việc nâng cao tình
trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh Công ty TNHH Vạn Lợi là cần thiết.

Trong chương này, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính cho công ty:

Một là, cải thiện tình hình thanh toán và khả năng thanh toán;

Hai là, nâng cao về mức độ tự chủ về tài chính;

Ba là, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

Bốn là, nâng cao công tác quản lý;

Luận văn cũng đã nêu những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu
cho các tác giả quan tâm sau này.
101

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện
kinh tế, luôn mang lại những cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro cho doanh
nghiệp. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất - kinh
doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính. Kết quả của công
tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp là một bức tranh tổng quát,
sinh động và trung thực về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh
và tình hình biến động về tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin thu từ
công tác phân tích không chỉ là mục tiêu của Ban lãnh đạo Công ty mà còn là
mục tiêu của các đối tượng quan tâm khác để làm nền tảng cho việc ra các
quyết định. Do vậy tính trung thực, minh bạch đầy đủ, toàn diện của các chỉ
tiêu phân tích tình hình tài chính ngày càng được yêu cầu cao hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Vạn Lợi, luận văn “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH
Vạn Lợi” đã đạt được các kết quả cụ thể sau:
Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần hệ thống hoá về mặt lý luận, cơ
sở phân tích tài chính doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, Luận văn đã đi sâu phân tích tình hình tài chính của
công ty từ đó phản ánh thực trạng đánh giá những kết quả đạt được và những
mặt còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH Vạn Lợi.
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đề xuất các giải pháp và
các điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao quản lý tài chính của Công
ty TNHH Vạn Lợi.
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên Luận
văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự nhận
xét, góp ý của thầy cô giáo cùng độc giả để Luận văn được hoàn thiện hơn.
102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH Vạn Lợi, Báo cáo tài chính năm 2013, năm 2014 và năm
2015.
2. Nguyễn Thị Diễm Châu, cùng các đồng sự (1999), Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp, NXB Tài chính, Tp Hồ Chí Minh.
3. Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích Báo cáo tài chính và định giá trị doanh
nghiệp, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.
6. Nghiêm Văn Lợi (2007), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà
Nội
7. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Trung (2009), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB
Tài chính, Hà Nội.
10. Phạm Thị Thủy(2013), Giáo trình Phân tích, dự báo và định giá báo cáo tài
chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Trang website của Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS):
www.shs.com.vn
12. Trang website www. hbse.com
13. Trang website www.kienthuctaichinh.com
14. Trang website www.vi.wikipedia.org
103
PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN 2013 2014 2015
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 46.956.789.772 68.296.642.824 76.326.236.407
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.829.411.505 10.723.724.695 12.568.410.649
1 Tiền 1.829.411.505 7.923.724.695 2.568.410.649
2 Các khoản tương đương tiền - 2.800.000.000 10.000.000.000
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
4.400.000.000 - -
hạn
1 Đầu tư ngắn hạn 4.400.000.000 - -
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 20.439.645.698 27.447.567.037 29.434.035.516
1 Phải thu khách hàng 19.261113.018 25.587.643.216 27.186.467.379
2 Trả trước cho người bán 222.478.404 1.364.076.780 1.802.350.000
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
- - -
đồng xây dựng
5 Các khoản phải thu khác 956.054.276 495.847.041 445.218.137
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - -
IV. Hàng tồn kho 20.173.032.304 29.950.251.092 34.094.990.242
1 Hàng tồn kho 20.173.032.304 29.950.251.092 34.094.990.242
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 114.700.265 175.100.000 228.800.000
1 Chi phí trả trươc ngắn hạn - -
2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 75.813.505 - -
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà
- -
nước
4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
- -
phù
5 Tài sản ngắn hạn khác 38.886.760 175.100.000 228.800.000
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 29.119.209.657 35.346.093.477 47.368.298.776
I. Các khoản phải thu dài hạn - - -
1 Phải thu dài hạn của khách hàng - - -
2 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
- - -
thuộc
3 Phải thu dài hạn nội bộ - - -
4 Phải tu dài hạn khác - -
5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - -
II. Tài sản cố định 29.119.209.657 35.346.093.477 47.368.298.776
1 Tài sản cố định hữu hình 28.666.613.355 33.677.450.287 41.813.430.255
Nguyên giá 42.806.639.329 53.202.353.401 67.881.691.937
Giá trị hao mòn lũy kế -14.140.025.974 -19.524.903.114 -26.068.261.682
2 Tài sản cố định thuê tài chính - - -
Nguyên giá - - -
Giá trị hao mòn lũy kế - - -
3 Tài sản cố định vô hình 230.000.000 230.000.000 230.000.000
Nguyên giá 230.000.000 230.000.000 230.000.000
Giá trị hao mòn lũy kế - -
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 222.596.302 1.438.643.190 5.324.868.521
III. Bất động sản đầu tư - - -
Nguyên giá - - -
Giá trị hao mòn lũy kế - - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - -
1 Đầu tư vào công ty con - - -
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - - -
3 Đầu tư dài hạn khác - - -
4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
- - -
hạn
V. Tài sản dài hạn khác - - -
1 Chi phí trả trước dài hạn - - -
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - -
3 Tài sản dài hạn khác - - -
VI. Lợi thuế thương mại - - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 76.075.999.429 103.642.738.301 123.694.535.183
NGUỒN VỐN 2013 2014 2015
A- NỢ PHẢI TRẢ 26.403.740.143 34.239.258.799 41.380.720.776
I Nợ ngắn hạn 26.382.184.699 34.055.657.819 41.380.720.776
1 Vay và nợ ngắn hạn 10.999.499.800 15.338.934.137 21.107.720.040
2 Phải trả người bán 6.841.757.465 4.893.915.325 5.386.322.946
3 Người mua trả tiền trước 188.872.701 829.085.799 929.222.838
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.186.550.675 4.546.583.781 4.753.821.739
5 Phải trả người lao động 2.554.103.023 2.213.330.154 3.492.607.776
6 Chi phí phải trả - -
7 Phải trả nội bộ - - -
8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
- - -
đồng xây dựng
9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
1.245.512.584 1.562.622.723 2.040.088.081
khác
10 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - -
11 Qũy khen thưởng, phúc lợi 2.365.888.451 3.391.908.278 4.950.214.978
12 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
- - -
phủ
II. Nợ dài hạn 21.555.444 183.610.980 -
1 Phải trả dài hạn người bán - - -
2 Phải trả dài hạn nội bô - - -
3 Phải trả dài hạn khác - - -
4 Vay và nợ dài hạn - - -
5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - -
6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 21.555.444 183.610.980 -
7 Dự phòng phải trả dài hạn - - -
8 Doanh thu chưa thực hiện - - -
9 Qũy phát triển khoa học và công nghệ - - -
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 49.672.259.286 69.403.467.502 82.313.814.407
I. Vốn chủ sỡ hữu 49.672.259.286 69.403.467.502 82.313.814.407
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.022.600.000 20.022.600.000 40.245.420.000
2 Thăng dư vốn cổ phần -
3 Vốn khác của chủ sở hữu 1.942.000.000 1.942.000.000 -
4 Cổ phiếu quỹ - - -
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - -
6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 45.006.422 - -
7 Quỹ đầu tư phát triển 12.794.456.537 16.831.792.618 20.272.643.149
8 Quỹ dự phòng tài chính 2.002.260.000 3.003.390.000 4.024.542.000
9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - -
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.865.936.327 27.603.684.884 17.771.209.258
11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - - -
12 Quỹ hộ trợ sắp xếp doanh nghiệp - - -
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -
1 Nguồn kinh phí - - -
2 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản
- - -
cố định
C- LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU
- - -
SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 76.075.999.429 103.642.736.301 123.694.535.183
Phụ lục 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
161.826.726.564 246.270.916.113 294.849.111.123
dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 591.209.195 1.026.868.547 1.833.519.120
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
161.235.571.369 245.241.047.566 293.015.592.003
cung cấp dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán 125.368.386.823 188.642.426.160 208.058.273.631
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
35.867.130.546 56.598.621.406 84.957.318.372
cấp dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.420.897.633 2.524.850.194 1.276.247.018
7 Chi phí tài chính 1.005.623.722 2.753.703.130 1.960.063.900
Trong đó: chi phí lãi vay 881.900.081 2.235.725.106 1.654.089.287

8 Chi phí bán hàng 11.987.842.421 14.779.174.527 24.751.336.010


9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.614.454.278 9.014.212.930 12.117.028.381
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
17.680.107.758 32.576.381.013 47.405.137.099
doanh
11 Thu nhập khác 1.235.791.790 161.276.987 361.119.431
12 Chi phí khác 312.252.697 993.051 630.536.534
13 Lợi nhuận khác 923.539.093 160.283.936 -269.417.103
14 Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên
- - -
kết, liên doanh
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 18.603.646.851 32.736.664.949 47.135.719.996
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
3.053.337.168 4.148.535.207 8.327.634.558
hiện hành
17 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
15.550.309.683 28.588.129.742 38.808.085.438
nghiệp
18.1 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của
công ty mẹ
19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Phụ lục 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
số
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động
kinh doanh
01 1. Lợi nhuận trước thuế 18.603.646.851 32.736.664.949 47.135.719.996
2. Điều chỉnh cho các khoản
02 Khấu hao TSCĐ 6.543.358.568 5.384.877.140
03 Các khoản dự phòng 162.055.536 (183.610.980)
04 Lãi lổ chênh lệch tỷ giá hối đoái
chưa thực hiện (118.151.193) 13.364.972
05 Lảo lỗ từ hoạt động đầu tư 400.160.728 822.638.791
06 Chi phí lãi vay 881.900.081 2.235.725.106 1.654.089.287
08 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động 40.001.010.810 54.355.727.962
09 Tăng giảm các khoản phải thu (7.082.474.448) (2.882.588.512)
10 Tăng giảm hàng tồn kho (9.777.218.788) (4.144.739.150)
11 Tăng giảm các khoản phải trả 18.184.370.069 (518.792.817)
12 Tăng giảm chi phí trả trước - -
13 Tiền lãi vay đã trả (825.346.931) (2.247.849.362) (1.654.089.287)
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (3.973.976.677) 2.038.881.998 (8.002.053.649)
15 Tiền thu khác từ hoạt động kinh
doanh 2.780.590.804 440.000 6.420.000
16 Tiền chi khác cho hoạt động kinh
doanh (8.551.131.004) (887.185.007) (301.551.174)
20 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh 27.492.710.401 36.152.211.206 36.858.333.373
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động
đầu tư
21 1.Tiền chi mau sắm, xây dựng
TSCĐ, các TSDH khác (5.429.009.612) (7.783.163.472) (18.528.163.867)
22 2. Tiền thu từ thanh lý, nhương bán
- - -
TSCĐ, các TSDH khác
24 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các
- - -
công cụ nợ của DV khác
25 5.Tiền chi đầu tư góp vón vào đơn
- - -
vị khác
26 6.tiền thu hồi đầu tư góp vón vào
đơn vị khác 949.389.323 400.160.728 822.638.791
27 7.Tiền thu lãi cho vay,cổ tức và lợi
nhuận được chia
30 Lưu chuyển thuần từ hoạt động
đầu tu (8.859.620.289) (7.383.002.744) (17.705.525.076)

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động


tài chính
31 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
- - -
nhận góp vốn
33 3.tiền vay ngắn hạn dài hạn nhận
được 900.000.000 47.577.649.535 21.564.663.091
34 4.tiền chi trả nợ gốc vay (24.043.751.465) (40.654.006.548) (41.820.526.280)
36 6.cổ tức lợi nhuận đã trã cho CSH (1.649.552.500) (5.272.849.960) (23.066.034.000)
40 lưu chuyển thuần từ hoạt động tài
chính (23.134.943.965) (24.362.193.417) (17.308.910.745)
50 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (4.501.853.853) 4.407.015.045 1.843.897.552
60 Tiền và tương đương tiền đầu
năm 6.325.376.000 6.229.411.505 10.723.724.695
61 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối
đoái quy đổi ngoại tệ 5.889.358 87.298.145 788.402
70 Tiền và tương đương tiền cuối
năm 1.829.411.505 10.723.724.695 12.568.410.649

(Nguồn số liệu: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ các năm 2013, 2014, 2015 của công ty TNHH
Vạn Lợi)

You might also like