You are on page 1of 12

Lời nói đầu

Triết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các
lĩnh vực khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ
sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất
định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm
của triết học và khoa học tự nhiên không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn
luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện
chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn
khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và
phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. C. Mác và Ph. Ăngghen sở
dĩ có những cống hiến lớn lao cho khoa học nói chung, triết học nói riêng là bởi vì hai
ông thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học tự nhiên, phát hiện ra những vận
động nảy sinh, phát hiện những biến đổi diễn ra trong xã hội, diễn ra trong đời sống của
con người bởi tác động của khoa học tự nhiên, tác động của kỹ thuật máy móc. Như
chính Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả
trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay
đổi hình thức của nó”.

Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu :
Chương 1 : Phép biện chứng và phép siêu hình với KHTN

Chương 2: Quan hệ của Triết học và Khoa học tự nhiên


2.1 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên là điều tất
yếu của lịch sử.
2.2 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên qua các thời
kì.
Chương 3 : Ảnh hưởng tới sự phát triển chung.
3.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của Triết học.
3.2 Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối
với sự phát triển khoa học.
Tài liệu tham khảo.
Chương 1
Phép biện chứng và phép siêu hình với KHTN
Chương 2
Quan hệ của Triết học và Khoa học tự nhiên

2.1 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên là điều tất
yếu của lịch sử.
Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự
nhiên và mỗi lần có những phát minh vạch thời đại trong lĩnh vực tự nhiên thì chủ nghĩa
duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó.
F.Engen đã nói: “Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức
mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thự tế, cái thật ra đã
thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng nhanh chóng và ngày
càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”. Luận điểm này đã vạch rõ về
mặt lý luận, quy luật phát triển tiến lên của triết học sát cánh với khoa học tự nhiên.
Khoa học tự nhiên về phần mình cũng ra đời và phát triển trên cơ sở sự phát
triển của đời sống vật chất, kinh tế của hội, liên hệ chặt chẽ với triết học và ngay từ đầu
đã được xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật. Khoa học tự nhiên được triết học
cung cấp cho phương pháp nghiên cứu chung những phạm trù, những hình thức tư duy
logic mà bất kỳ khoa học tự nhiên nào cũng không thể thiếu. Với tư cách là thế giới
quan, phương pháp luận chung đó, triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều
lĩnh vực, và bằng những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết
học đã không ngừng vạch đường cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự
nhiên phương pháp và công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn, trở ngại vấp
phải trên đường đi của mình.
Trong lịch sử, mỗi hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật đều tương ứng với một
trình độ nhất định của khoa học tự nhiên. Logic của sự phát triển bên trong của triết học
duy vật là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên. Sự
phát triển của khoa học tự nhiên đến một trình độ nhất định sẽ vạch ra phép biện
chứng khách quan của tự nhiên. Thích ứng với trình độ khoa học tự nhiên hiện đại là
triết học duy vật hiên đại – triết học của chủ nghĩa C.Mac, chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Và mối liên minh giữa các nhà triết học biện chứng duy vật
với các nhà khoa học tự nhiên hiện đại ngày càng chặt chẽ là một tất yếu lịch sử.

2.2 Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên qua các thời
kỳ.
Thời cổ đại Hy Lạp, triết học duy vật mộc mạc và phép biên chứng tự phát là
tương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên. Thời bấy giờ, những kiến
thức khoa học về tự nhiên, dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rời rạc,
chưa có hệ thống, đang hòa lẫn trong kho tàng các kiến thức triết học. Những kiến
thức khoa học về khoa học tự nhiên lúc này về cơ bản được quy vào khoa học hình
học của Euclide, lý thuyết về hệ thống mặt trời của Ptôlêmê, cách tính thập phân của
người Ả-rập, vào những kiến thức sơ đẳng về đại số học, những chữ số hiên nay.
Lúc này triết học và khoa học tự nhiên chưa có sự phân biệt rõ rệt. các nhà triết học
duy vật đồng thời cũng là những nhà khoa học tự nhiên. Triết học duy vật mộc mạc
và biên chứng tự phát cổ đại Hy Lạp được gọi là triết học tự nhiên.
Nhận thức triết học và khoa học tự nhiên đã tạo nên một bức tranh về thế giới ,
một bức tranh tổng quát đầu tiên trong lịch sử nhận thức khoa học coi thế giới như
là một chỉnh thể, một toàn bộ khong phân chia về các sự vật và hiện tượng xảy ra
trong tự nhiên. Ở đó, mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều biến đổi, đều liên hệ, tác
động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau, không có cái gì là vĩnh viễn, là bất biến.
Bức tranh đầu tiên về thế giới đầu tiên này , về căn bản là tính đúng đắn. Nó
được tạo ra trên trên những dự kiến thiên tài và những kết luận chính xác về trạng
thái của các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Nhưng bức tranh mới chỉ
nêu lên những hiểu biết về cái toàn thể, mà chưa nêu lên được những hiểu biết chi
tiết , những biểu tượng cụ thể của các sự vật, hiện tượng. Nó nêu lên được trạng
thái vận động, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong giới tự nhiên, nhưng
không nêu lên được vì chính cái gì đó đang vận động, liên hệ, tác động và chuyển
hóa lẫn nhau.
Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII về căn bản là máy móc, siêu hình. Nó tương
ứng với trình độ khoa học tự nhiên lúc này. Nó tạo nên một bức tranh cụ thể của
những cái cụ thể, chi tiết. Trình độ lúc này của khoa học tự nhiên đã gây nên tính
hạn chế của triết học, thì đến lượt nó, triết học duy vật máy móc, siêu hình, với tư
cách là phương pháp luận phổ biến chỉ đạo cho khoa học tự nhiên lại tác động hạn
chế trở lại khoa học tự nhiên.
Như vậy, logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên cho thấy, lúc
đầu xuất hiện quan niệm biện chứng về tự nhiên , biểu thị sự trực quan đối với tự
nhiên, coi như là một toàn bộ không phân chia; thay thế cho quan niệm đó là quan
niệm máy móc, siêu hình về tự nhiên, phân chia giới tự nhiên thành những bộ phận
cá biệt, riêng lẻ, cách xem đó được cố định trong phương pháp tư duy siêu hình, đến
lượt nó, quan niệm về máy móc, siêu hình lại được thay thế bằng sự tái tạo lại một
cách tổng hợp bức tranh về thế giới trong tính toàn vẹn của nó, trên cơ sở những
kết quả đạt được của nhận thức khoa học từ trước đến nay. Đi đôi với sự thay thế
này là bước diễn biến từ phương pháp tư duy siêu hình sang phương pháp tư duy
biện chứng. Và logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên là trùng hợp
với logic của sự phát triển bên trong của triết học duy vật.

Chương 3 : Ảnh hưởng tới sự phát triển chung.


3.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của Triết học.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ đại khi
mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất
với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở
Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets, Pithagore,... Triết học đặt
nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể. Trong
nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi
phối bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học
thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự
nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính
tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên
những phỏng đoán và giả định. Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều.
Khoa học tự nhiên từ chỗ phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập
trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh
hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy. Chính sự thay đổi này đã
tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng
(posistivism) tuyên bố rằng, chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại các tri
thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Chính xác hơn, chủ nghĩa thực
chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ,
thì triết học từng đóng vai trò tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức,
thậm chí là “khoa học của các khoa học”.
Không nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học
đến triết học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời
kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật
lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở thành các khoa
học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng.
Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của
những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển
đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập, tích lũy các tài
liệu. Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấy của khoa học tự
nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đương thời - phương
pháp tư duy siêu hình.
Các phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX trong các lĩnh vực vật lý
và sinh vật, như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế
bào và thuyết tiến hóa của các loài, đã chứng minh trên những nét cơ bản và đem
lại một cái nhìn duy vật biện chứng về thế giới tự nhiên. “Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó
và nhờ các thành tựu khác của khoa học tự nhiên...”, mà giờ đây đã có thể có được
“một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên dưới một hình thức gần như
có hệ thống”. Trước kia việc cung cấp một bức tranh bao quát như vậy là nhiệm vụ
của triết học tự nhiên. Khi làm như thế triết học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên
tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời cũng đưa ra nhiều điều
vô lý, nhưng không thể nào khác được. Ngày nay thì khác. Những thành tựu quan
trọng của khoa học tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng chứng
minh rằng giới tự nhiên là thống nhất. Ngày nay, một bức tranh bao quát về những
mối liên hệ không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh vực hầu
như của toàn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủ yếu từ những kết quả nghiên cứu do
các khoa học tự nhiên đem lại. Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết
học tự nhiên đứng ngoài và đứng trên các khoa học là hoàn toàn không cần thiết.
Mọi ý định khôi phục triết học tự nhiên của các triết gia không còn phù hợp nữa,
thậm chí, theo Ph.Ăngghen, phải coi ý định đó là “những bước thụt lùi”.
Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và
theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình
thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái  đạt được của khoa
học về thế giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm,
các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới. Sự phát triển của khoa học tự
nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết
lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên
thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học
đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng
có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học
những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử... đã khiến không ít
nhà khoa học hoài nghi về khái niệm “vật chất” - nền tảng của chủ nghĩa duy vật;
rằng, cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán”.

3.2 Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối
với sự phát triển khoa học.
2.1. Thế giới quan và phương pháp luận
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người
về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người
với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi
ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương
thức biểu hiện có thể có nhiều loại thế giới quan khác nhau, như: Thần thoại, tôn giáo,
khoa học, đạo đức, mỹ thuật, chính trị, triết học... Xét về phương thức biểu hiện, triết
học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng
kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang
đặc trưng tư duy tổng hợp.

Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực
tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện
quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong
thế giới”. Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục
đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp
luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới,
con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều
kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải
trực tiếp giải quyết chúng.

2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển
khoa học
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa
học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có ai đó cho rằng,
mình không cần đến một quan điểm triết học nào, thì như thế cũng đã là có một quan
điểm triết học rồi, song là một quan điểm triết học mơ hồ. Đây cũng chính là tư tưởng
của Ph.Ăgghen khi ông nói: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những
kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”([4]). Albert
Einstein - một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất của thể kỷ XX không ít lần chỉ
rõ các khái quát triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Max Planck - nhà vật lý,
cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng, thế giới quan của người nghiên cứu
luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó.
Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học
trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải
triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở
mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận
thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học,
ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên
nhân”, “lượng”, “chất”,... Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể,
mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song
hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở
thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.

Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học
là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý
chung của chúng. Tất nhiên, trong mỗi khoa học đều có sự tổng kết, khái quát các tri
thức thành các nguyên lý, các quy luật nhất định. Nhưng những tổng kết, khái quát
trong mỗi khoa học cụ thể chỉ được giới hạn trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Đặc
điểm của khái quát triết học là những khái quát chung nhất, có liên quan đến các hiện
tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần.

Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của
tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu
hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống
thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở
sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa,
hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý..., mà còn là sự xích lại gần nhau
của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Chính xu
hướng liên kết này của các khoa học cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một bức
tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận chung thống
nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các khoa học chuyên ngành, xác lập
cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết học đóng vai trò là hạt
nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại khả
năng thâm nhập vào các quá trình này một cách chủ động và tích cực.

Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực
về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học
là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan
hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi
trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các
kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu
cực. Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng
bởi thế giới quan triết học nào. Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX,
những phát minh mới của khoa học tự nhiên, như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng
xạ, điện tử,... đã làm bộc lộ những hạn chế của bức tranh cũ về thế giới vật lý, tạo nên
tình thế khủng hoảng. Phân tích “cuộc khủng hoảng của vật lý học” ấy, V.I.Lênin đã chỉ
ra rằng, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng và xuyên tạc những thành tựu có tính cách
mạng nói trên của khoa học tự nhiên; rằng, các nhà khoa học - những người xuất sắc
trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại bộc lộ các giới hạn nhận thức trong lĩnh vực triết
học.
Tài liệu tham khảo.
Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.98.
Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức.  Sđd., tr.98.
Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức.  Sđd., tr.99.
C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004,
tr.692 - 693.
V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.318.

You might also like