You are on page 1of 212

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN AN

CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP


CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) -
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị


Mã số: 62.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. GS.TS. Nguyễn Xuân Tháng
2. TS. Bùi Đại Dũng

HÀ NỘI – 2016
LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cám ơn GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng,


TS. Bùi Đại Dũng đã tận tình hướng dẫn khoa học, định hướng
và giúp đỡ em hoàn thành Luận án này.

Xin trân trọng cám ơn những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ


về tài liệu nghiên cứu.
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, dẫn chứng nêu trong Luận án là trung thực, có trích dẫn
nguồn rõ ràng.

Tác giả Luận án

Dương Văn An
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................... Error! Bookmark not defined.


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI11
1.1. Các quan điểm về khái niệm “giá chuyển giao” trong công ty có quan hệ liên kết ..... 14
1.2. Các quan điểm về khái niệm “chuyển giá” trong công ty có quan hệ liên kết ............... 15
1.3. Những thảo luận về các hình thức (thủ thuật) chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam ................................................................................................................................ 18
1.4. Những nghiên cứu về tác động của chuyển giá đối với nước tiếp nhận đầu tư .............. 19
1.5. Những nghiên cứu về kinh nghiệm chống chuyển giá của các nước trên thế giới ................. 21
1.6. Những nghiên cứu về thực trạng chuyển giá và hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam . 22
1.7. Khoảng trống cần nghiên cứu ......................................................................................... 24
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPP NƯỚC NGOÀI ................................... 26
2.1. Lý thuyết về chuyển giá .................................................................................................. 26
2.2. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI............................................................................... 42
2.3. Tác động của hành vi chuyển giá.................................................................................... 53
Chương 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TRONG
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, MỘT SỐ BÀI HỌC
RÚT RA ................................................................................................................................. 60
3.1. Tình hình chuyển giá ở một số nước trên thế giới .......................................................... 60
3.2. Kinh nghiệm ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI của OECD và một số
nước phát triển ....................................................................................................................... 69
3.4. Một số bài học về kiểm soát chuyển giá rút ra từ kinh nghiệm các nước trên thế giới .. 89
Chương 4: CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM, GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CHUYỂN GIÁ94
4.1. Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ......................................... 94
4.2. Ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam: thực trạng và vấn đề đặt ra ... 123
4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam ....................................................................................................... 133
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 166
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Phương pháp thỏa thuận trước giá tính Advance Pricing


APA
thuế Agreement

BOT Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao Build Operate Transfer

BT Xây dựng - chuyển giao Build Transfer

BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh Build Transfer Operate

Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ Comparable Uncontrolled


CUP
sở giá tự do có thể so sánh được Price
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
FTA Hiệp định thương mại tự do Free trade agreement
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Products
MNCs Tập đoàn đa quốc gia Multinational Corporations
NSNN Ngân sách nhà nước
Oganization for Economic
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Co-operation and
Development
RPM Phương pháp giá bán lại Resales Price Method
SXKD Sản xuất, kinh doanh
TNCs Công ty xuyên quốc gia Transnational Companies
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD Đô la Mỹ United States Dollar
Phòng Thương mại và Công nghiệp Vietnam Chamber of
VCCI
Việt Nam Commerce and Industry
VND Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG:


Bảng 2.1: Mô tả hoạt động giao dịch bình thường theo giá thị trường ..................... 30
Bảng 2.2: Mô tả hành vi chuyển giá thông qua việc nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra
khi giao dịch với bên liên kết .................................................................................... 30
Bảng 3.1: Giá nhập khẩu hàng hóa “siêu” đắt .......................................................... 64
Bảng 3.2: Giá xuất khẩu “siêu” rẻ ............................................................................. 65
Bảng 4.1: Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam (tính đến 31/12/2015) .............. 96
Bảng 4.2: 12 nước đối tác có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nhiều nhất .................. 97
Bảng 4.3: Tỷ lệ ước tính doanh nghiệp chuyển giá theo lợi nhuận ........................ 101
Bảng 4.4: Ước tính tỉ lệ doanh nghiệp chuyển giá theo nước, khu vực .................. 102
Bảng 4.5: Tỉ lệ ước tính doanh nghiệp thực hiện chuyển giá theo ngành............... 103
Bảng 4.6: Thống kê một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn............... 105
Bảng 4.7: Cơ cấu chi phí của công ty TOWA ........................................................ 108
Bảng 4.8. Thống kê chi phí của Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam ........... 111
Bảng 4.9: So sánh doanh thu và chi phí của HL ..................................................... 115
Bảng 4.10. Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua chỉ số ICOR giai
đoạn 2005 - 2013 ..................................................................................................... 118
Bảng 4.11: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp một số nước .................................... 119
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ:
Biểu đồ 4.1: So sánh giá nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản và giá vốn
hàng bán của công ty TNHH TOWA giai đoạn 2009 đến 2011. ............................ 107
Đồ thị 4.2. Tỉ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia của các khu vực kinh tế .......... 113

DANH MỤC SƠ ĐỒ:


Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quan hệ liên kết công ty HL Việt Nam........................................ 114
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sau gần 30 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (có hiệu lực từ năm
1987), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng đều cả về vốn
đăng ký và vốn giải ngân. Tính đến 31/12/2015, Việt Nam có hơn 20 ngàn dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 281,882 tỷ Đô la
Mỹ, trong đó vốn thực hiện chiếm gần 50% vốn đăng ký.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
có nguồn gốc xuất xứ và lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng, trong đó có nhiều công
ty đa quốc gia lớn trên thế giới. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện trình độ công nghệ
chung thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực quản lý kinh
tế, quản trị doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động của khu
vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bộc lộ nhiều hạn chế, ẩn chứa
nhiều vấn đề kinh tế phức tạp, trong đó có vấn đề chuyển giá nhằm trốn, tránh nghĩa
vụ thuế của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc chuyển giá
của các doanh nghiệp này có thể tạo ra hiện tượng “lỗ giả, lãi thật” (thực tế thường
xuyên có khoảng 50% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam báo lỗ, trong đó có những doanh nghiệp như công ty TNHHMTV
Keangnam Vina, công ty Coca-Cola Việt Nam, Công ty Hualon Corporation… báo
lỗ nhiều năm liên tục, số lỗ lũy kế lên đến gần ngàn tỷ đồng/doanh nghiệp). Hệ quả
của hiện tượng trên làm cho Việt Nam thất thu một khoản lớn ngân sách đáng lẽ có
được từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài; làm nảy sinh cạnh tranh bất bình đẳng mà lợi thế thường nghiêng
về phía doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khiến doanh nghiệp “nội

1
địa” mất thị phần, thậm chí có những doanh nghiệp liên doanh bị thôn tính và trở
thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; môi trường đầu tư của Việt Nam bị phản
ánh sai lệch; một số vấn đề chính trị, xã hội nảy sinh… Những nghi án chuyển giá
ngày càng nhiều với quy mô trốn, tránh nghĩa vụ thuế lớn (tính riêng trong hai năm
2014, 2015 qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có nguy cơ chuyển giá cao,
ngành thuế đã giảm lỗ trên 15.400 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt hơn 2.600 tỷ
đồng), gây ra những bức xúc không nhỏ trong xã hội và tạo ra những nghi ngại có
cơ sở về hiệu quả đích thực của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
mà Việt Nam đang tiến hành.

Chuyển giá không phải là hiện tượng mới trong đời sống kinh tế thế giới. Bắt
nguồn từ cơ chế định giá chuyển giao nội bộ trong một doanh nghiệp, chuyển giá từ
lâu đã được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng rộng rãi trong các giao dịch xuyên
quốc gia giữa các công ty thành viên hay giữa chúng với công ty mẹ vì những mục
tiêu được tính toán từ trước. Khi đối diện với các chính sách và thủ tục thuế khác
nhau, nhất là sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc
gia, các công ty đa quốc gia có thể lợi dụng cơ chế định giá chuyển giao để phân bổ
lại các khoản thu nhập và chi phí giữa các công ty thành viên, nhờ đó có thể tối
thiểu hóa nghĩa vụ thuế tổng thể trên phạm vi toàn tập đoàn. Cùng với quá trình
toàn cầu hóa, khi vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng gia tăng trong hoạt
động thương mại và đầu tư quốc tế, khi sự phân bổ và di chuyển các nguồn lực kinh
tế trên phạm vi toàn cầu ngày càng dễ dàng, hoạt động chuyển giá quốc tế ngày
càng có điều kiện phát triển. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan thuế ở
hầu khắp các nước trong việc thực thi quyền đánh thuế cũng như đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh chung giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong tình
hình đó, việc kiểm soát và ứng phó với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (gắn liền với hoạt động của các tập đoàn đa quốc
gia) trở thành một trong những vấn đề thuế quốc tế quan trọng nhất mà các nước
đều phải quan tâm. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, những biện pháp
chống chuyển giá với nhiều công cụ thuế và phi thuế quan khác nhau đã được triển
khai ngày càng bài bản và thu được những thành quả rất đáng chú ý.

Do là nước đi sau, vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và

2
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với hành vi chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải pháp chống chuyển giá gần đây
mới được triển khai, song còn thiếu đồng bộ và hiệu lực thực thi thấp. Tình trạng
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khai lỗ liên tục nhưng vẫn
mở rộng quy mô và doanh thu vẫn tăng đều đều là điều khó hiểu và đôi lúc cơ quan
chức năng gần như bất lực trước tình trạng chuyển giá được cho là ngày càng phổ
biến. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển giá đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những nước đi trước
nhằm “rút tỉa” ra những bài học hữu ích, phục vụ cho việc thiết kế và thực thi một
chiến lược ứng phó với hành vi chuyển giá hữu hiệu hơn là rất cần thiết. Xuất phát
từ thực tế đó, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”
làm đề tài Luận án của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án


2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đúc rút kinh nghiệm quốc tế về chống
chuyển giá để đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao khả
năng ứng phó với hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI, hạn chế những tác
động tiêu cực của hiện tượng này đối với Việt Nam.

Để thực hiện được mục đích trên, các mục tiêu cụ thể của Luận án là:

i) Xây dựng khung lý thuyết về phân tích chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI, làm rõ bản chất của chuyển giá, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển
giá, các thủ thuật chuyển giá thường được thực hiện và tác động chuyển giá đối với
nước tiếp nhận đầu tư.

ii) Làm rõ những tác động tiêu cực mà hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI có thể gây ra cho Việt Nam.

iii) Đúc rút được những kinh nghiệm quốc tế về chống chuyển giá qua đó rút
ra những bài học hữu ích có thể vận dụng được vào thực tiễn Việt Nam.

iv) Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học để ứng phó với chuyển giá trong
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có hiệu quả hơn.

3
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ tìm câu trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu sau:

i) Bản chất của chuyển giá là gì? Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện
đại, tại sao hiện tượng chuyển giá lại mang tính phổ biến và chống chuyển giá lại là
một nhiệm vụ không dễ dàng với cơ quan thuế các quốc gia?

ii) Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam? Lợi ích của
Việt Nam bị tác động như thế nào bởi hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI?

iii) Các nước thường ứng phó với chuyển giá của các doanh nghiệp FDI như
thế nào? Có thể rút ra những bài học gì từ kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với
chuyển giá?

iv) Việt Nam cần phải làm gì để ứng phó với hành vi chuyển giá?

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

i) Hệ thống hóa các nội dung lý thuyết cơ bản về vấn đề chuyển giá trong các
doanh nghiệp FDI, qua đó làm sáng tỏ những điều kiện đặc thù hiện nay đang tác
động đến hiện tượng kinh tế phức tạp này.

ii) Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển giá trong khu vực FDI ở Việt
Nam từ năm 2001 – 2015 (tập trung vào giai đoạn 2010 – 2015), làm rõ hơn những
tác động tiêu cực của chuyển giá đối với Việt Nam.

iii) Phân tích các kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá của một số nước
tiêu biểu, một số nước có tình hình kinh tế và cấu trúc chính trị - xã hội có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam để rút ra các bài học có giá trị tham khảo đối với
Việt Nam.

iv) Đánh giá thực trạng khả năng ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI của Việt Nam hiện nay, những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế; đề xuất
một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng phó với hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.

4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI và kinh nghiệm ứng phó (kiểm soát, phòng, chống...) với hiện tượng
này ở một số quốc gia; việc áp dụng kinh nghiệm này trong ứng phó với chuyển giá
trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về góc độ tiếp cận: Luận án phân tích vấn đề chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI dưới góc độ kinh tế chính trị. Điều này thể hiện ở chỗ: hiện tượng
chuyển giá chủ yếu được xem xét, cắt nghĩa như một hiện tượng kinh tế - xã hội,
hàm chứa các mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế (các tập đoàn đa quốc
gia, các công ty thành viên, nhà nước sở tại) có liên quan chứ không phải như một
vấn đề kinh tế - kỹ thuật; việc luận giải vấn đề chuyển giá đương đại được gắn với
bối cảnh kinh tế chính trị của quá trình toàn cầu hóa và vai trò của các tập đoàn kinh
tế đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới hiện nay; việc phân tích kinh nghiệm quốc
tế, đề xuất giải pháp ứng phó với vấn đề chuyển giá đứng từ góc nhìn của một nước
tiếp nhận đầu tư, chịu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động chuyển giá, nghiêng về và
gắn với những khía cạnh thuộc môi trường thể chế, chính sách và vai trò kinh tế của
nhà nước hơn là những khía cạnh quản lý tác nghiệp.

Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển giá trên thế giới qua
các trường hợp điển hình ở Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga; nghiên cứu kinh
nghiệm chống chuyển giá của OECD, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số
nước Asean là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến chuyển giá ở Việt Nam.

Việc chọn đồng thời các nước phát triển và mới nổi để nghiên cứu giúp thấy
rõ hơn vấn đề chuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến, là vấn đề quốc tế, ngay
cả các nước có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với chuyển giá của các MNCs.
Đồng thời, qua đó học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển như một hình thức
“đi tắt” – lợi thế của nước đi sau. Việc lựa chọn Trung Quốc để nghiên cứu là bởi
Trung Quốc vừa là nước có nhu cầu thu hút đầu tư FDI như Việt Nam đồng thời

5
vừa có văn hóa, thể chế chính trị tương tự Việt Nam, do đó, những kinh nghiệm của
Trung Quốc nếu được đúc rút, áp dụng ở Việt Nam sẽ có nhiều điểm phù hợp.
Tương tự, nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của một số nước trong khu
vực Asean như Thái Lan, Malaysia, Indonesia bởi vì đây là các quốc gia thuộc
nhóm nước đang phát triển, có bối cảnh kinh tế, xã hội tương tự Việt Nam. Mặt
khác, cộng đồng Asean hình thành mà trong đó Việt Nam là thành viên, tất yếu cần
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thành viên khác để rút ra bài học cho mình và
đồng thời cũng phục vụ cho quá trình xây dựng cộng đồng Asean.

Về thời gian: Đối với kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia
trên thế giới, Luận án tập trung nghiên cứu các kinh nghiệm có được từ trước đến
nay trong “lịch sử” chống chuyển giá của các quốc gia để rút ra các bài học hữu ích
cho Việt Nam. Đối với Việt Nam, Luận án nghiên cứu giai đoạn 2001 - 2015, là thời
kỳ thu hút FDI có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hiện tượng chuyển giá ngày càng rõ nét trong khu vực
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, trong đó tập trung trọng tâm vào giai đoạn 2010 - 2015.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng như là phương pháp luận chung. Thông qua cách tiếp cận
này, Luận án cố gắng nhận diện bản chất của hiện tượng chuyển giá cũng như các
hình thức biểu hiện của nó, vừa dưới góc độ chung như một hiện tượng có tính phổ
biến trên toàn thế giới, vừa dưới góc độ đặc thù, gắn với các nền kinh tế đang phát
triển như trường hợp Việt Nam. Luận án xem vấn đề chuyển giá không phải như
một sự kiện ngẫu nhiên mà như là một hiện tượng tất yếu nảy sinh trên cơ sở cơ chế
định giá chuyển giao trong nội bộ các tập đoàn đa quốc gia khi chúng trở thành các
thực thể kinh tế xuyên quốc gia. Bằng quan điểm phát triển, lịch sử, cụ thể, Luận án
xem xét tác động của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay đối với vấn đề chuyển giá và
“chống” chuyển giá. Các kinh nghiệm ứng phó với hoạt động chuyển giá được phân
tích và khái quát thành một số bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Trên
cơ sở thực tiễn cụ thể của Việt Nam, Luận án cố gắng “chuyển hóa” các bài học đó
thành những kiến nghị giải pháp thích hợp.

6
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Tác giả Luận án đã thu thập được
tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, bao gồm các báo cáo tài chính của một số doanh
nghiệp FDI, báo cáo kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI chuyển giá của Tổng cục
Thuế và Cục thuế một số địa phương, Kết luận thanh tra một số doanh nghiệp FDI
của Thanh tra Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo, đề án của
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế của một số địa phương; các
Đề án, công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp tỉnh/thành phố; Luận án Tiến sỹ, các bài
báo khoa học, các bài báo thời sự trong nước và nước ngoài... có liên quan đến vấn
đề chuyển giá. Các tài liệu này đã được tác giả Luận án xử lý thông tin để:

+ Hệ thống hóa được những kết quả đã được nghiên cứu trước đây, phát hiện
được những vấn đề đã được đồng thuận, những điểm còn có ý kiến khác nhau,
khoảng trống cần nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu, tìm ra điểm mới của vấn đề.

+ Tìm kiếm các căn cứ khoa học và số liệu minh chứng làm cơ sở cho việc
hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn;

+ Đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng.

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến
hoạt động mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của các trường hợp doanh
nghiệp FDI có hành vi chuyển giá được nêu trong Luận án, để làm rõ các thủ thuật
chuyển giá của các doanh nghiệp này; phân tích một số tình hình liên quan đến kinh
tế, xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 để thấy được những tác động của chuyển
giá trong doanh nghiệp FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư.

Do chuyển giá là vấn đề nhạy cảm, một số tài liệu mà cơ quan chức năng
cung cấp là tài liệu nội bộ, tài liệu chưa công bố, tài liệu mà thông tin trong đó được
xem như tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có giới hạn đối tượng sử dụng, tài
liệu ở chế độ “mật”, nên khi sử dụng các tài liệu này, tác giả Luận án được yêu cầu
không công khai rõ nguồn hoặc tên của doanh nghiệp. Song, đây là tài liệu có

7
nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao, do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cung
cấp, tác giả đã sử dụng và dẫn chứng trung thực trong Luận án.

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam với các quy định của OECD và một số quốc gia khác về
chính sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao, các biện pháp/kinh nghiệm
chống chuyển giá và các vấn đề khác liên quan, từ đó xem xét thực trạng của Việt
Nam và nêu đề xuất riêng.

Phương pháp nghiên cứu tình huống/trường hợp (case study) được thực hiện
để nhấn mạnh các trường hợp MNCs, doanh nghiệp FDI điển hình (trên thế giới và
ở Việt Nam) chuyển giá; các quốc gia điển hình trong ứng phó với chuyển giá. Mục
đích của phương pháp này là để làm rõ tình hình chuyển giá hiện nay ở trên thế giới
và Việt Nam, các thủ thuật thực hiện chuyển giá, rút ra những kinh nghiệm về ứng
phó với chuyển giá của một số nước trên thế giới.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phỏng vấn một số chuyên gia, nhà
khoa học, cán bộ quản lý, viên chức ngành thuế, để hỏi ý kiến, nhận xét và hỗ trợ
cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu, xử lý thông tin, viết báo cáo
Luận án. Đặc biệt, tác giả Luận án thường xuyên làm việc, tham khảo ý kiến của đội
ngũ cán bộ của Ban cải cách và hiện đại hóa (Tổng cục Thuế). Trong quá trình thực
hiện phương pháp chuyên gia, sau khi hình thành các kết luận nghiên cứu, tác giả coi
trọng việc tiếp tục gửi, xin ý kiến nhận xét, xác thực của chuyên gia thêm một lần nữa.

Phương pháp điều tra thực tiễn: Tác giả Luận án không trực tiếp thực hiện
điều tra thông qua bảng câu hỏi mà sử dụng kết quả điều tra do một số cơ quan chức
năng thực hiện nhằm làm tăng độ thuyết phục, sự tin cậy cho những luận cứ, kết
luận đưa ra trong luận án. Cụ thể, Luận án đã sử dụng: i) Kết quả điều tra của nhóm
nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam 2013, năm 2014 của
VCCI và USAID về đo lường chuyển giá trong doanh nghiệp FDI thông qua
phương pháp gọi là “Kỹ thuật đếm bất đối xứng” (UCT), thường được gọi là bảng
câu hỏi LIST; ii) Kết quả điều tra liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp FDI

8
hoạt động ở Việt Nam của VCCI công bố trong các báo cáo thường niên; iii) Kết
quả điều tra của Tổng cục Thuế.

5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án

Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến có những đóng góp sau:

i) Góp phần bổ sung, phát triển, hoàn thiện lý thuyết về chuyển giá trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

ii) Tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tin cậy về thực trạng chuyển giá ở
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

iii) Làm rõ những tác động tiêu cực mà hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI có thể gây ra cho Việt Nam.

iv) Đánh giá được hiện trạng chính sách, pháp luật và sự ứng phó của Việt
Nam đối với hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI.

v) Hệ thống hóa kinh nghiệm của một số quốc gia về ứng phó với chuyển
giá theo từng nhóm vấn đề và rút ra một số kết luận có ý nghĩa đúc kết thực tiễn.

vi) Đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học nhằm tăng cường khả năng
ứng phó của Việt Nam đối với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Về mặt lý luận, Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về vấn
đề chuyển giá nói chung và chuyển giá trong doanh nghiệp FDI nói riêng. Những
đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cố thêm những kết luận của các nhà khoa học
trước đây về bản chất của chuyển giá, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển
giá, các hình thức chuyển giá trong doanh nghiệp FDI, những tác động của chuyển
giá đối với chính doanh nghiệp FDI, nước xuất khẩu tư bản và nước tiếp nhận đầu
tư… Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận để
các nghiên cứu khác tham khảo hoặc giúp các nhà quản lý có góc nhìn toàn diện
hơn đối với một hiện tượng kinh tế đang trở nên phổ biến trong xu thế toàn cầu hóa,
để thiết kế các giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực do chuyển
giá gây ra.

9
Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án đã làm rõ thực trạng chuyển giá ở trên thế giới
và Việt Nam, đánh giá được tác động của chuyển giá đối với Việt Nam, cung cấp cơ
sở thực tiễn để làm rõ hơn mâu thuẫn về lợi ích giữa thu hút FDI và những thiệt hại
do chuyển giá trong doanh nghiệp FDI gây ra. Những kinh nghiệm mà một số nước
trên thế giới đang thực hiện để chống lại hành vi chuyển giá của các MNCs mà
Luận án đúc rút được, sẽ giúp các cơ quan chức năng có thêm cơ sở thực tiễn để vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những đề xuất của Luận án về các giải
pháp ứng phó với chuyển giá có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện về chính sách và thực
thi chính sách trong ứng phó với chuyển giá ở Việt Nam thời gian tới.

Luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, phục vụ việc nghiên
cứu, giảng dạy chuyên đề về chuyển giá hoặc các cơ quan chức năng có thể tham
khảo để phục cho “cuộc chiến” chống chuyển giá trong doanh nghiệp FDI.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm có
4 chương, gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý thuyết về chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương 3: Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát chuyển giá và một số bài học
rút ra.

Chương 4: Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam, giải pháp ứng phó với chuyển giá.

10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp và hoạt động chống chuyển giá
của chính phủ các nước là mâu thuẫn luôn luôn tồn tại, bởi khi một chính phủ có
biện pháp kiểm soát chuyển giá có hiệu quả thì doanh nghiệp nghĩ ra các thủ thuật
khác để tiếp tục chuyển giá, vì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Hành vi chuyển giá sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho nước nhận đầu tư như gây thất thu
ngân sách, tăng nhập siêu, làm méo mó môi trường đầu tư, cạnh tranh không bình
đẳng đối với các doanh nghiệp không thực hiện chuyển giá, bất bình đẳng giữa các
doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước… Do đó, từ góc độ
quản lý nhà nước cũng như kinh tế chính trị, chuyển giá đang là vấn đề nóng, được
nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề chuyển giá
cũng được nhiều tác giả quan tâm.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề chuyển giá với nhiều cách tiếp cận, mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu khác nhau, bao gồm các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm làm rõ
khái niệm, bản chất, đặc điểm, phương thức chuyển giá; những tác động của chuyển
giá; các giải pháp (của nước tiếp nhận đầu tư) kiểm soát hành vi chuyển giá…

Những nghiên cứu nước ngoài xoay quanh câu chuyện các công ty đa quốc
gia đã dựa trên các điều kiện của công ty có quan hệ liên kết và các quyền của công
ty mẹ đối với công ty con hay giữa các thành viên trong cùng một công ty mẹ, để
xác định giá chuyển giao sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… một cách có chủ đích,
không theo giá thị trường, nhằm điều phối thu nhập chịu thuế, từ đó tối đa hóa lợi
nhuận thông qua việc giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế. Các nghiên cứu nước ngoài
cũng đã cung cấp thực tiễn về việc “chuyển sai giá” (xác định giá chuyển giao giữa
các thành viên có quan hệ liên kết không theo giá thị trường) của các công ty lớn và
hành động của chính phủ trong kiểm soát giá chuyển giao để đảm bảo quyền đánh
thuế, tránh thất thu thuế. Lý thuyết liên quan đến giá chuyển giao và việc định giá
chuyển giao cũng đã được các nghiên cứu nước ngoài đưa ra. Có thể nêu một số tác

11
giả với các nghiên cứu như: Sanjaya Lall (1973) - “Chuyển giá trong các Công ty
đa quốc gia” (Transfer pricing by multinational firms); Stewart J.C (1977) - “Các
công ty đa quốc gia và chuyển giá” (Multinational companies and tranafer pricing),
Lecraw D. (1985) - “Một số bằng chứng về chuyển giá trong các tập đoàn đa quốc
gia” (Some evidence on transfer pricing Multinational Corporations); Susan C.
Borkowski (1997) - “Chuyển giá tại các nước đã và đang phát triển” (The transfer
pricing concerns of Developed and Developing countries); Pamela L. Kayfetz &
Leo B. Helzel (1996) -“Chuyển giá: Công bằng thuế trong nước đối với giao dịch
quốc tế” (Transfer pricing: Achieving fair national taxation of international
transaction); Eric J. Bartelsman & Roel M.W.J. Beetsma (2003) - “Tại sao phải trả
nhiều tiền thuế? Tránh thuế doanh nghiệp bằng hình thức chuyển giá tại các nước
thuộc OECD” (Why pay more? Corporate tax avoidance through transfer pricing in
OECD countries); Pascalis Raimondos Moller & Kimberley Scharft (2002) - “Quy
định về chuyển giá và sự cạnh tranh với chính phủ” (Trasfer pricing rules and
competing governmemt); Prem Sikka & Hugh Willmott (2010) - “Mặt tối của
chuyển giá: Vai trò trong việc tránh thuế và giữ lại lợi nhuận” (The dark side of
transfer pricing: Its role in tax avoidance and wealth retentiveness)…

Tổ chức Hợp tác kinh tế OECD và Liên hiệp quốc cũng đã ban hành “Hướng
dẫn chung về phương pháp xác định giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết”,
như một “cẩm nang”, một “Luật” chung để làm căn cứ xác định giá thị trường trong
các giao dịch của các bên liên kết, hạn chế chuyển giá để trốn thuế trong các công ty
đa quốc gia, đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, những nghiên cứu có giá trị đầu tiên về giá chuyển giao và vấn
đề chuyển giá được thực hiện vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Từ năm
2010 đến nay, tình trạng doanh nghiệp FDI báo lỗ ở diện rộng, đặt ra nghi vấn “lỗ
giả, lãi thật”, chuyển giá để tránh thuế, đã thu hút sự chú ý của xã hội, do vậy
nghiên cứu về chuyển giá được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu ở cấp
độ Tiến sỹ, đề tài khoa học cấp Bộ (và tương đương) rất ít. Cấp độ Thạc sỹ, có một
số học viên cao học đã chọn vấn đề này làm luận văn tốt nghiệp. Phần nhiều trong
nghiên cứu về chuyển giá là các bài báo khoa học, bài nghiên cứu tham gia hội thảo
khoa học. Có thể nêu một số nghiên cứu sau:

12
- Sách chuyên khảo có: “Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh” (2000) của TS. Nguyễn
Ngọc Thanh (Chủ biên) và tập thể tác giả Viện nghiên cứu Tài chính; “Định giá
chuyển giao và thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2001)
của TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Ths. Nguyễn Hoàng Dũng; “Các phương pháp định
giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia” (2008) của TS.
Đoàn Văn Trường; “Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
trong doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam” (2014) của PGS.TS
Nguyễn Thị Phương Hoa (Chủ biên) và các tác giả TS. Phạm Đức Bình, PGS.TS
Nguyễn Thanh Hà, TS. Bùi Thị Minh Hải, TS. Nguyễn Thị Thu Liên.

- Đề tài nghiên cứu khoa học có: “Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển
giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Việt
Nam” (2012), đề tài cấp Bộ do PGS.TS Ngô Thế Chi làm chủ nhiệm; “Chống
chuyển giá đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu
chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2012), của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn
Trọng Thoan chủ nhiệm); “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” (2014), đề
tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố do TS. Ngô Thị Ngọc Huyền chủ nhiệm.

- Luận án Tiến sỹ có: “Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong
chính sách thuế Việt Nam” (2002), của NCS. Phan Hiển Minh; “Các giải pháp hạn
chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam” (2009), của NCS. Nguyễn Thị Lan; “Pháp luật về kiểm soát chuyển
giá ở Việt Nam” (2010), của NCS. Phan Thị Thành Dương; “Kiểm soát nhà nước
đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam” (2015), của NCS Nguyễn Văn Phượng.

- Các bài báo khoa học khá nhiều, có thể nêu một số nghiên cứu sau: Đoàn
Văn Trường (2005): “Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia”; Phan Thị
Thành Dương (2006): “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, “Pháp luật về kiểm soát
chuyển giá ở Việt Nam” (2010); Dương Thị Nhi (2011): “Chống chuyển giá, bài
toán khó giải”; Phạm Tiến Đạt (2011): “Giải pháp chống chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI”; Phan Văn Tính (2011): “Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số
quốc gia”; Lê Xuân Trường (2012): “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện”; Nguyễn Quang Tiến (2012):

13
“Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, thực trạng và giải pháp”; Vũ Đình
Ánh (2012): “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến FDI”;
Nguyễn Đình Tài (2013) “Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI”… Qua
nghiên cứu các tài liệu, có thể thấy những nội dung trọng tâm, cơ bản được nhiều
tác giả ngoài nước và trong nước quan tâm và đã giải quyết được về lý thuyết cũng
như thực tiễn về vấn đề chuyển giá, như sau:

1.1. Các quan điểm về khái niệm “giá chuyển giao” trong công ty có quan hệ
liên kết

Phát hiện đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu về chuyển giá được Ronald
Harry Coase nêu ra trong nghiên cứu “The nature of the firm” (Bản chất của Hãng)
năm 1937. Tác giả cho rằng, việc hình thành các công ty có lợi hơn so với việc tạo
ra một sản phẩm hoàn toàn thông qua các giao dịch trên thị trường, thậm chí trong
những điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Theo Coase, các công ty có thể định giá nội
bộ (giá chuyển giao) cho các sản phẩm và dịch vụ vì mục đích kế toán cũng như
giảm thời gian và công sức để có được thông tin và đàm phán khi giao dịch ngoài
thị trường mở. Đây là một hoạt động căn bản trong kinh doanh và kế toán [127].
Sau này, Sanjaya Lall (1973) [134], J.C. Stewart (1977) [147], Lecraw, D. (1985)
[135] và nhiều tác giả khác đều chỉ ra rằng, các công ty đa quốc gia khi thực hiện
giao dịch hàng hóa, dịch vụ và tài sản (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và các dịch
vụ vô hình) giữa các thành viên trong tập đoàn hoặc là giữa các công ty (con) với
công ty mẹ, đều thực hiện một mức giá nội bộ.

Các nghiên cứu nước ngoài cho rằng việc định giá nội bộ cho sản phẩm
không thông qua các giao dịch “mua bán ngoài” như vậy không có gì là bất hợp
pháp, thiếu đạo đức hay vô nguyên tắc nếu nó được thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật nước sở tại. Hoạt động này được coi là một phương thức phân chia lợi
nhuận được sử dụng để tính toán và phân bố lãi (hoặc lỗ) thuần trước thuế của các
MNC tại các nước mà họ đang hoạt động.

Về nguyên tắc, “giá chuyển giao” nội bộ này phải tương xứng với giá người
bán tính cho khách hàng độc lập bên ngoài hoặc với giá người mua trả cho nhà cung
cấp độc lập bên ngoài. Nghĩa là các bên liên kết trao đổi với nhau như các công ty
độc lập, với các điều kiện về thương mại và tài chính được xác định như thị trường
cạnh tranh. Theo đó, việc xác định “giá chuyển giao” không có gì là tiêu cực và các

14
giao dịch này là các giao dịch hoàn toàn hợp pháp trong hoạt động bình thường của
các công ty đa quốc gia hiện đại.

Các nghiên cứu của Việt Nam cơ bản thống nhất “giá chuyển giao” là một
thuật ngữ quốc tế chung phản ánh về cách tính giá trong các giao dịch kinh tế nội bộ
giữa các bên trong một công ty đa quốc gia. Đó là giá mà các công ty đa quốc gia
định ra trong các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu của các công ty thành viên. Tuy
nhiên, trong khi các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về giá chuyển giao với
tư cách là một khái niệm độc lập thì các nhà nghiên cứu Việt Nam lại đặt khái niệm
“giá chuyển giao” trong mối quan hệ cụ thể với một hành vi giao dịch. Theo đó, các
nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, “giá chuyển giao” trong các giao dịch liên kết
được tính cao hơn hoặc thấp hơn nhằm phục vụ các chủ đích của doanh nghiệp, đó
là giảm thiểu số thuế phải nộp để gia tăng lợi ích cuối cùng. Chính vì vậy, việc
“định giá chuyển giao” được xem là nguyên do dẫn đến vấn đề chuyển giá và từ đó
có tác động tiêu cực đến các lợi ích kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.

1.2. Các quan điểm về khái niệm “chuyển giá” trong công ty có quan hệ liên kết

Theo nhiều nghiên cứu nước ngoài (như Sanjaya Lall (1973), Stewart J.C.
(1977), Lecraw, D. (1985), Pamela L. Kayfetz & Leo B. Helzel (1996), Susan C.
Borkowski (1997) [120]…), khi các công ty có quan hệ liên kết thực hiện các giao
dịch nội bộ mà áp dụng giá chuyển giao không theo giá thị trường (giá cao hơn hoặc
thấp hơn giá thị trường), nhằm điều chỉnh lãi – lỗ của các thành viên, từ đó điều
chỉnh mức thuế phải nộp sao cho tổng nghĩa vụ thuế giảm so với khi thực hiện giá
giao dịch thị trường, thì hành vi đó gọi là chuyển sai giá (Transfer mispricing….).
(Các nghiên cứu ở Việt Nam thường gọi đây là chuyển giá).

Các nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng, mục đích của các công ty khi thực
hiện chuyển sai giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu nghĩa vụ
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, duy trì mục tiêu đồng dư và/hoặc đánh giá kết
quả quản lý [120]. Nghĩa là các công ty sẽ điều phối thu nhập sao cho lợi nhuận của
các công ty con tại quốc gia có thuế suất cao đạt thấp nhất có thể và tăng tương ứng
lợi nhuận sang các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập thấp hoặc thiên đường thuế.
Bằng cách này, tổng nghĩa vụ thuế của công ty sẽ giảm [149].

15
Kim Berly A. Clausing (1998) thống nhất với quan điểm của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: "Bằng cách thay đổi giá chuyển giao giữa
các loại giao dịch khác nhau, một công ty đa quốc gia sẽ thể hiện thu nhập của nó
dưới nhiều dạng tại một quốc gia cụ thể nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế tại
quốc gia này; và bằng cách thay đổi giá chuyển giao trong các giao dịch nội bộ, các
công ty đa quốc gia có thể chuyển giao lợi nhuận trước thuế từ một quốc gia này
sang một quốc gia khác nhằm tối đa hóa tổng lợi nhuận sau thuế của nó" [125, tr.4].

Từ các lý luận trên, hầu hết các nghiên cứu nước ngoài thống nhất: Chuyển
giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá trị
trường nhằm tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp trên toàn cầu. Điều này cho thấy các
nghiên cứu nước ngoài có cùng quan điểm rằng, chuyển giá chủ yếu được thực hiện
thông qua các giao dịch “qua biên giới”, bởi có sự chênh lệch thuế giữa các quốc
gia. Còn giữa các công ty hoạt động ở cùng một quốc gia thì việc chuyển giá không
có hiệu quả gì, bởi chính sách thuế trong cùng một nước thì đồng nhất.

Tuy nhiên, cũng có một số tác giả khác mở rộng phạm vi khái niệm chuyển
giá. Trên cơ sở phân tích thực tiễn định giá chuyển giao của các tập đoàn đa quốc
gia, Pamela L. Kayfetz & Leo B. Helzel (1996), Susan C. BorKowski (1997) đã
cho rằng hành vi chuyển giá không chỉ diễn ra trong các công ty đa quốc gia có giao
dịch qua biên giới mà còn có trong các công ty trong cùng một nước, các công ty có
quan hệ liên kết khác [120],[140]. Song, các tác giả trên cũng nhận định hành vi
chuyển giá của các công ty này không phổ biến.

Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý của Việt Nam không có nhiều bổ
sung mới hoặc khác so với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế về khái
niệm chuyển giá. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng không phải
chỉ các công ty đa quốc gia và không chỉ các chuyển dịch tài sản, dịch vụ “qua biên
giới” mới có hành vi chuyển giá, mà các công ty trong nước, doanh nghiệp sân sau
của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp độc lập nhưng chủ của nó có
quan hệ thân nhân cũng có thể thực hiện hành vi chuyển giá [16]. Chẳng hạn theo
tác giả Nguyễn Xuân Sơn (2012) và Nguyễn Quang Tiến (2012), hành vi chuyển

16
giá không chỉ diễn ra tại các công ty đa quốc gia, mà còn diễn ra giữa các bên liên
kết trong nội địa Việt Nam. Đây là trường hợp doanh nghiệp trong nước lợi dụng
những chính sách ưu đãi, thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh
vực và địa bàn khác nhau mà ở đó được ưu đãi thuế, từ đó chuyển lợi nhuận giữa
các công ty này sao cho giảm thiểu nghĩa vụ thuế xét về mặt tổng thể [83],[94].
Tương tự, theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012), do các doanh nghiệp liên kết
có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác
nhau, từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà còn có
trong những giao dịch quốc nội [50]. Tác giả Nhữ Trọng Bách (2013) còn cho rằng,
“chuyển giá thậm chí diễn ra ở các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ
sở hữu của chúng lại có quan hệ “thân nhân” với nhau” [9, tr. 11].

Ở góc độ khác, trong khi đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp cận khái
niệm chuyển giá ở góc độ “giá” thì tác giả Phan Thị Thành Dương (2010) trên góc
độ thuế cho rằng chuyển giá “là hành vi làm thay đổi nghĩa vụ thuế khi thay đổi giá
trong giao dịch hình thành giữa các bên liên kết” [39, tr. 27].

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam (và cả cơ quan quản lý về kinh tế, tài chính,
thuế…) xem chuyển giá là một hành vi không đúng, có động cơ trốn thuế [1] vi
phạm quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường [90], cần nghiêm cấm [26] hoặc
cần được xử lý. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm khác, chẳng hạn tác giả Phan
Thị Thành Dương (2010) cho rằng chuyển giá không phải là một hành vi sai phạm,
không bị xem là bất hợp pháp, nên chuyển giá không thể bị xử phạt nếu chưa đến
mức bị xem là hành vi vi phạm pháp luật do làm thiệt hại đến quyền và lợi ích chính
đáng của chủ thể khác [39].

Về cơ sở để thực hiện chuyển giá, các tác giả nước ngoài cũng như tác giả
Việt Nam đều cho rằng, sở dĩ các công ty đa quốc gia có thể xác định giá cả trong
những giao dịch như vậy là do: (i) xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh
doanh của các công ty đa quốc gia, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa,
dịch vụ với giá họ mong muốn; (ii) xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi
ích giữa công ty mẹ và công ty con.

17
Như vậy, giữa các nghiên cứu trong nước và quốc tế, có một số quan điểm
khác nhau về khái niệm chuyển giá và giá chuyển giao, song đều có điểm chung cho
rằng bản chất của chuyển giá nhằm di chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp cao sang nơi thấp, nhằm mục tiêu tối thiểu hóa số tiền thuế phải
nộp trên phạm vi tổng thể, thông qua giao dịch thương mại nội bộ giữa các công ty
có quan hệ liên kết, từ đó tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.

1.3. Những thảo luận về các hình thức (thủ thuật) chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam

Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu cho thấy có nhiều thủ
thuật chuyển giá trong doanh nghiệp FDI. Tiếp cận ở góc độ loại hình sản phẩm
hàng hóa tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012) cho rằng có 4 hình thức chuyển
giá là: (i) chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình; (ii) chuyển giá thông
qua chuyển giao tài sản vô hình; (iii) chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ nội bộ
tập đoàn; (iv) chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn giữa các công ty thành viên
trong một tập đoàn [50, tr. 54-55]. Tác giả Nguyễn Trọng Cơ (2012) tiếp cận ở góc
độ “giá” “chi phí”, “hợp đồng” thì cho rằng có 6 hình thức chuyển giá là: (i)
Chuyển giá thông qua tăng chi phí đầu vào; (ii) chuyển giá thông qua hạ thấp giá
bán sản phẩm; (iii) chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản hữu hình và tài
sản vô hình trong quá trình góp vốn liên doanh; (iv) chuyển giá thông qua cơ chế
giá nội bộ; (v) chuyển giá thông qua các hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân
phối hàng hoá hoặc qua các hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm; (vi) chuyển giá
thông qua điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm, theo
hướng tăng giá trị tài sản trí tuệ [30, tr 15-16]. Tác giả Phan Duy Minh (2012) chỉ ra
6 thủ thuật chuyển giá mà doanh nghiệp FDI thường thực hiện là: (i) Chuyển giá
thông qua nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu… (tài sản vô hình); (ii)
chuyển giá thông qua nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ hoặc từ công ty đối
tác với giá cao; (iii) chuyển giá thông qua nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý; (iv) chuyển giá thông qua điều tiết giá mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu
giữa các công ty trong MNCs; (v) chuyển giá thông qua tài trợ bằng nghiệp vụ vay
từ công ty mẹ; (vi) chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn [69, tr. 24]…
Tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2012) thậm chí còn cho rằng doanh nghiệp còn thực
hiện chuyển giá thông qua các hình thức “siêu khuyến mãi”, bán phá giá, nhằm mục

18
đích chiếm lĩnh thị trường [56, tr. 77]. Quan điểm này ít thấy lặp lại ở những nghiên
cứu khác, song chưa thấy nghiên cứu nào phản biện. (Theo quan điểm của tác giả
Luận án, doanh nghiệp FDI thực hiện “siêu khuyến mãi” hoặc bán phá giá không
phải là thủ thuật chuyển giá mà là một thủ thuật cạnh tranh thị trường. Trong nhiều
trường hợp, nhờ những lợi ích có được từ chuyển giá, doanh nghiệp “mạnh tay”
trong khuyến mãi). Tác giả Trần Thị Vân Anh (2013) thì “gói” các thủ thuật lại
thành 4 hình thức chuyển giá là: (i) chuyển giá thông qua nâng giá trị góp vốn; (ii)
chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình; (iii) chuyển giá thông qua vay
vốn từ các bên liên kết; (iv) chuyển giá thông qua việc gia tăng các chi phí liên
quan, các dịch vụ được cung cấp bởi công ty mẹ hoặc các bên liên kết [6, tr. 45].
Tác giả Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) có cách tiếp cận các thủ thuật chuyển giá theo
trình tự thời gian, cụ thể: Ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư (nâng khống tài sản
góp vốn); ở giai đoạn triển khai thực hiện dự án (nhập khẩu nguyên liệu từ công ty
mẹ hoặc các công ty thành viên trong cùng tập đoàn ở nước ngoài; làm quảng cáo ở
nước ngoài với chi phí cao; nâng chi phí hành chính và quản lý; điều tiết giá mua
bán, hàng hóa; tài trợ qua nghiệp vụ vay từ công ty mẹ; lập nhiều công ty ở nước
tiếp nhận đầu tư để điều tiết chi phí giữa các công ty thành viên; hoạt động tài trợ)
và các hình thức khác, như thông qua trung tâm tái tạo hóa đơn, thông qua sử dụng
chứng khoán hỗn hợp [58].

Có thể thấy, mỗi tác giả nêu ra cách tiếp cận khác nhau về các hình thức
chuyển giá, song, tựu chung lại, thủ thuật của các doanh nghiệp FDI vẫn là tính giá
cao hoặc thấp tùy vào từng trường hợp cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ để doanh
nghiệp đạt được mục tiêu về giảm thiểu số thuế phải nộp.

1.4. Những nghiên cứu về tác động của chuyển giá đối với nước tiếp nhận đầu tư

Nhìn chung, đa số các nghiên cứu đều cho rằng nước nhận đầu tư sẽ chịu
nhiều thiệt hại khi các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, mức độ thiệt hại càng
nhiều khi quy mô chuyển giá của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, phân tích về
tác động của chuyển giá được đề cập theo nhiều góc độ khác nhau. Sanjaya Lall
(1973), J.C. Stewart (1977), Susan C. BorKowski (1997) cho rằng nếu không có
biện pháp hiệu quả chống chuyển giá thì nước nhận đầu tư (nước chủ nhà - host
country) phải gánh chịu nhiều hậu quả rất lớn về kinh tế [120], thậm chí còn chịu

19
nhiều thiệt thòi hơn trước khi thu hút FDI [134],[147]. Những mất mát đó có thể bị
gánh chịu bởi nhiều nhóm khác nhau như: chính phủ (tổn thất thuế), các cổ đông
trong nước (mất cổ phần hợp pháp của lợi nhuận), tổ chức công đoàn (giảm lương),
người tiêu dùng (mức giá cao hơn, nếu các công ty được phép có thêm bảo trợ), và
thậm chí cả các nhà sản xuất khác (do liên quan tới vấn đề về ngoại hối xấu đi sẽ
gây ra mất cân bằng cán cân thương mại). Và hệ quả này ở các nước kém phát triển
sẽ nghiêm trọng hơn ở các nước phát triển [134].

Đồng tình với quan điểm, các nghiên cứu Việt Nam cũng cho rằng chuyển
giá có nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Theo tác
giả Lê Xuân Trường (2012) thì có hai tác động cơ bản. Đó là (i) nước nhận đầu tư
sẽ bị thất thu ngân sách và (ii) tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa
các chủ thể kinh tế [107]. Theo tác giả Vũ Đình Ánh (2012), chuyển giá làm thất
thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thậm chí
cả thuế giá trị gia tăng; làm chỉ số ICOR của khối doanh nghiệp FDI tăng cao,
doanh nghiệp FDI không có động lực nâng cao hiệu quả quản lý, không tăng lương
cho người lao động; tạo ra những khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát, hạn chế khả
năng cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước
ngoài, trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường xuất khẩu [7]. Tác giả
Nguyễn Ngọc Tuyến (2012) cũng cho rằng, ngoài hai ảnh hưởng cơ bản trên,
chuyển giá còn làm “cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp làm ăn nghiêm
túc, cản trở quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và đặc
biệt là làm thất thu ngân sách nhà nước” [108, tr. 94]. Tác giả Nguyễn Thị Lan
(2012) và một số tác giả khác còn có góc nhìn “sâu” hơn, khi phát hiện ra việc
doanh nghiệp FDI chuyển giá sẽ thu hồi và rút vốn nhanh ra khỏi Việt Nam, làm
ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào và chuyển ra
khỏi Việt Nam [61]. Tác giả Trần Thị Vân Anh (2011) nhấn mạnh thêm, hành vi
chuyển giá sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn của quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư, dẫn
tới sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo
ra một bức tranh kinh tế không trung thực [6]. Theo Tác giả Nguyễn Trọng Cơ
(2012) ngoài các tác động trên, chuyển giá còn ảnh hưởng đến chính sách quản lý

20
và điều hành kinh tế của chính phủ [30], thậm chí tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài
(2012) còn nhận thấy “nguy cơ bất ổn xã hội” bởi chuyển giá khiến doanh nghiệp
FDI thua lỗ không chịu tăng lương, cải thiện môi trường làm việc cũng như các
thực hiện các chính sách an sinh khác đối với công nhân, dẫn đến các cuộc đình
công, bãi công [50, tr 56].

1.5. Những nghiên cứu về kinh nghiệm chống chuyển giá của các nước trên thế giới

Điểm nổi rõ trong các nghiên cứu nước ngoài khi bàn về “chống chuyển giá”
là đã chỉ ra được mâu thuẫn nước tiếp nhận đầu tư với doanh nghiệp trong xử lý vấn
đề chuyển giá. Các nghiên cứu cho rằng, khi nhà nước tăng cường các biện pháp
chống chuyển giá thì doanh nghiệp lại tìm thủ thuật tinh vi hơn để thực hiện chuyển
giá, thậm chí thuê các công ty tư vấn hoặc đào tạo đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực
này (Pamela L. Kayfetz & Leo B. Helzel (1996), Eric J. Bartelsman & Roel M.W.J.
Beetsma (2003), Pascalis Raimondos-Moller & Kimberley Scharft (2002), Prem
Sikka & Hugh Willmott (2010)). Do những đặc tính của giao dịch nội bộ nên cơ
quan thuế của các quốc gia rất khó kiểm soát, vì vậy, trong các cuộc "đấu tranh"
giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp, thì phần thắng luôn thuộc về phía doanh
nghiệp. Mặt khác, nếu chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư quyết liệt trong đấu
tranh với doanh nghiệp FDI chuyển giá, thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường thu hút
đầu tư nước ngoài, cụ thể là môi trường đầu tư sẽ không hấp dẫn so với trước. Các
nghiên cứu cho rằng, chỉ có thể kiểm soát chuyển giá ở một mức độ nhất định hay
một cách khác, chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư giảm thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp để doanh nghiệp không còn động cơ thực hiện chuyển giá. Việc giảm
mức độ chênh lệch trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu giữa
các nước thì sẽ làm giảm động cơ chuyển giá, hoạt động chống chuyển giá sẽ giảm
đi và tính thống nhất trong quản lý được nâng lên (Sulman J.S.) [149].

Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã khái quát được kinh nghiệm kiểm soát
chuyển giá của Mỹ, Trung Quốc, Australia, Anh, Malaysia, Indonesia, Thái Lan,
Nhật Bản… Song, những nghiên cứu về vấn đề này thường chỉ dừng lại ở mô tả,
thông tin lại cách làm của các nước, chưa phân tích sâu những kinh nghiệm mà Việt

21
Nam có thể áp dụng được vào thực tiễn của mình và những vấn đề không thể áp
dụng được. Bởi lẽ, mỗi nước đều có những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, hệ
thống luật pháp, con người và quan điểm riêng về thu hút, sử dụng vốn FDI.

1.6. Những nghiên cứu về thực trạng chuyển giá và hoạt động chống chuyển giá ở
Việt Nam

Bên cạnh các nghiên cứu lý thuyết, có nhiều nghiên cứu về thực trạng
chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Các dấu hiệu chuyển giá mà nổi rõ
nhất là tình trạng báo lỗ một cách phổ biến trong doanh ngiệp FDI và kết quả thanh
tra, kiểm tra, giảm lỗ, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế được
nhiều nghiên cứu đề cập. Theo các tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2012), Nguyễn
Trọng Thoan (2011), hầu hết doanh nghiệp FDI Đài Loan sản xuất chè Ô Long trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng báo lỗ trong nhiều năm liên tục [56],[92]. Nghiên cứu của
tác giả Phạm Tiến Đạt (2011) đưa ra con số từ năm 2009 trở về trước, có 20 - 30%
trong tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam kinh doanh lỗ liên
tiếp trong 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm; năm 2010 có đến 50 – 60% doanh nghiệp FDI
được kiểm tra khai báo thua lỗ với Tổng cục Thuế [40]. Nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Vân Anh (2011) cho biết có đến 60% trong số 3.500 doanh nghiệp FDI ở
thành phố Hồ Chí Minh báo lỗ trong năm 2009 [6]. Tình trạng này ở Bình Dương là
50,6%, ở Đồng Nai là 52,2% (năm 2010), theo Nguyễn Thị Kim Anh (2013) [4].
Tác giả Nguyễn Văn Phượng (2015) cho rằng “Theo thống kê hàng năm, các doanh
nghiệp FDI kê khai thua lỗ chiếm tỷ lệ lớn là phổ biến” và “Đây là hiện tượng lỗ
giả nhưng lãi thật của các doanh nghiệp thuộc khối này (FDI) đã được Chính phủ
nhận định, đánh giá và quan tâm tăng cường kiểm soát và ngăn chặn” [80].

Một số nghiên cứu đã đi sâu phân tích, làm rõ các thủ thuật chuyển giá của
một số doanh nghiệp FDI điển hình. Nghiên cứu của tác giả Phan Hiển Minh (2002)
đã phân tích trường hợp chuyển giá thông qua định giá cao tài sản vô hình (phí bản
quyền) ở Công ty liên doanh Bia Việt Nam và chuyển giá thông qua định giá cao
chi phí nguyên vật liệu, quảng cáo giới thiệu sản phẩm của một công ty nước giải
khát nổi tiếng (dấu tên) [70]. Tác giả Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) đã có nhiều đóng
góp khi phân tích một số trường hợp chuyển giá điển hình trong lĩnh vực may mặc,
lĩnh vực cơ khí (trường hợp Công ty TNHH TOWA Việt Nam), lĩnh vực rượu, bia,

22
nước giải khát (trường hợp Công ty liên doanh Bia Việt Nam và Coca – Cola Việt
Nam) ở thành phố Hồ Chí Minh [58]…

Tuy có nhiều nghiên cứu về thực trạng chuyển giá ở Việt Nam nhưng thường
ở mức độ khái quát cao; việc phân tích, làm rõ các “kỹ thuật” chuyển giá cụ thể còn
thiếu. Chưa có nghiên cứu nào xem xét, đo lường quy mô chuyển giá ở Việt Nam,
ngoài một chuyên đề trong báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2013” (PCI 2013), thông qua điều tra, khảo sát 1.600 doanh nghiệp FDI.

Về chống chuyển giá của các ngành chức năng ở Việt Nam, các nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra một số hạn chế, bao gồm cả hạn chế khách quan và chủ quan,
tập trung vào mấy vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, quan điểm về chống chuyển giá của Việt Nam chưa rõ, một phần
do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, một phần do giải quyết
mối quan hệ giữa chống chuyển giá với tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư.
Nếu quyết liệt chống chuyển giá thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, làm cho
các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, pháp luật về thuế và liên quan đến chuyển giá thời kỳ trước đây
chưa hoàn thiện, chưa theo kịp diễn biến của tình hình chuyển giá, đến nay vẫn còn
những bất cập. Trong khi nhiều nước trên thế giới đã nâng các quy định về kiểm
soát chuyển giá ở cấp độ “Luật” thì ở Việt Nam mới là Thông tư của Bộ Tài chính.
Bản thân các thông tư cũng chưa sát tình hình thực tế, quá trình áp dụng còn nhiều
vấn đề bất cập; phạm vi điều chỉnh vẫn còn nhiều khoảng trống nên doanh nghiệp
lợi dụng những điểm đó để chuyển giá.

Thứ ba, ngành Thuế lúng túng trong chống chuyển giá do năng lực quản lý,
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giá chuyển nhượng còn hạn chế. Bên cạnh đó,
việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức
tạp trên phạm vi toàn cầu rất khó khăn, nếu không có thông tin thì không thể xác
định được giá chuyển giao nên không thể có cơ sở để khẳng định doanh nghiệp
chuyển giá.

Thứ tư, sự phối hợp giữa ngành Thuế với các ngành liên quan trong hoạt
động chống chuyển giá chưa tốt. Nhìn chung, trong nhận thức của các cơ quan chức

23
năng thì việc chống chuyển giá là nhiệm vụ của riêng ngành Thuế, nên sự phối hợp
thiếu đồng bộ, chặt chẽ.

1.7. Khoảng trống cần nghiên cứu

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chuyển giá
có thể thấy vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm, tuy
vậy, vẫn còn những khoảng trống, những vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau cần
tiếp tục được làm rõ, như sau:

i) Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đã được đề cập ở nhiều khía cạnh
khác nhau, song bản thân vấn đề chuyển giá là rất phức tạp và luôn luôn biến đổi
bởi nó gắn liền với hoạt động thương mại nội bộ trong công ty có quan hệ liên kết
và chính sách về thuế của các quốc gia. Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng,
trong có có cả chính sách ưu đãi trong thu hút FDI và giám sát chặt chẽ hành vi
chuyển giá. Chính vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu về chuyển giá, bổ sung, cập nhật
các vấn đề lý thuyết để “bắt” kịp xu hướng mới trong quá trình toàn cầu hóa.

ii) Về thực tiễn, những nghiên cứu về thực trạng chuyển giá ở Việt Nam tuy
có nhiều, nhưng thường ở mức độ khái quát cao; việc phân tích, làm rõ mô hình tổ
chức “liên kết”, các thủ thuật chuyển giá cụ thể, “đường đi” của sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ hữu hình và vô hình trong giao dịch của các “bên liên kết” mà thông qua đó
các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá chưa nhiều.

iii) Mặc dù thực trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá đã trở nên phổ biến ở
Việt Nam, song chưa thấy có nghiên cứu nào công bố về quy mô chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam (ngoài kết quả điều tra 1.600 doanh nghiệp FDI theo
mẫu nghiên cứu trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam năm
2013, do VCCI và USAID thực hiện).

iv) Đa số các nghiên cứu khi đề cập đến ảnh hưởng của chuyển giá đến kinh
tế Việt Nam thường nhấn mạnh vào khía cạnh thất thu thuế; các tác động ảnh hưởng
khác tuy được nêu ra trong một số nghiên cứu nhưng chưa được đánh giá sâu.
Chính vì vậy, mối quan hệ lợi ích giữa thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút
nguồn vốn FDI với thắt chặt các biện pháp ngăn chặn chuyển giá cần tiếp tục được
nghiên cứu, thảo luận một cách thấu đáo.

24
v) Học hỏi kinh nghiệm quốc tế để ban hành và thực thi các giải pháp nhằm
ngăn chặn, kiểm soát hoặc ứng phó với hành vi chuyển giá là một việc làm cần thiết
trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Song, những nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này thường ở mức độ
khái quát cao, việc đi sâu phân tích làm rõ kinh nghiệm của từng nước với mẫu lựa
chọn phù hợp, có khả năng tham khảo đối với Việt Nam để “rút tỉa” các bài học
kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng được vào thực tiễn của mình chưa nhiều.
Mỗi nước đều có những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, hệ thống luật pháp, con
người, quan điểm về thu hút và sử dụng vốn FDI, do vậy, kinh nghiệm của thế giới
cần phải tiếp tục được phân tích kỹ và “tuyển chọn” để phù hợp với Việt Nam.

vi) Chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch qua biên giới, trong các
công ty đa quốc gia mà còn diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một nước
nhưng có chung lợi ích, có quan hệ thân nhân, giữa doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp “sân sau”. Các nghiên cứu về chuyển giá vẫn đang còn “bỏ ngỏ” vấn
đề này. Luận án này cũng chỉ tập trung vào vấn đề chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI, không mở rộng nghiên cứu về chuyển giá trong các doanh nghiệp “nội địa” ở
Việt Nam.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, để góp phần giải
quyết những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, kết quả kỳ vọng của Luận án là
hệ thống hóa, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
chuyển giá; từ thực tiễn chống chuyển giá của một số nước có chọn lọc, phân tích
và rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam; đánh
giá được thực trạng, quy mô và tác động của hoạt động chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 - 2015, trọng tâm là 2010 – 2015
(thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống); đề xuất hệ giải pháp dựa trên các
căn cứ khoa học và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế nhằm ứng phó với chuyển giá
hiệu quả hơn.

25
Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ


TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Lý thuyết về chuyển giá

2.1.1. Định giá chuyển giao – cơ sở của chuyển giá

Việc định giá chuyển giao (còn gọi là giá chuyển nhượng) giữa các phân
xưởng hay các đơn vị thành viên trong nội bộ một doanh nghiệp là cơ sở của hoạt
động chuyển giá. Ronald Harry Coase (1937) trong nghiên cứu “The nature of the
firm” (Bản chất của hãng) đã cho rằng, tổ chức quá trình sản xuất thông qua hình
thức doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế nếu nhờ nó, người ta có thể tiết
kiệm được các khoản chi phí giao dịch nhờ “nội bộ hóa” nhiều khâu giao dịch thị
trường. Trên thực tế, để tiến hành một quá trình sản xuất, kinh doanh, người ta có
thể thuê, mua các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, lao động, mua
các hàng hóa trung gian, tổ chức sử dụng chúng theo một cách thức nào đó để tạo ra
hàng hóa đầu ra, và bán nó trên thị trường. Những giao dịch mua, bán các yếu tố
đầu vào như vậy được thực hiện thông qua thị trường theo từng vụ việc cho phép
người ta có thể tạo ra các sản phẩm hàng hóa mà không cần thành lập doanh nghiệp
hay hãng sản xuất (Chẳng hạn một nhà sản xuất có thể tạo ra một bộ phim bằng
cách mua kịch bản, thuê đạo diễn, diễn viên, thuê máy móc, thiết bị làm phim, thuê
phim trường hay các địa điểm để quay phim… Khi bộ phim hoàn thành, các hợp
đồng thuê sẽ chấm dứt). Lợi thế của phương thức tổ chức sản xuất như vậy là người
sản xuất có tiềm năng lựa chọn các nhà cung cấp đầu vào thích hợp trên thị trường
với giá thuê/mua thấp nhất. Tuy vậy, cách làm này làm phát sinh nhiều chi phí giao
dịch do người ta phải mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin, đàm phán, thỏa
thuận, mặc cả với người lao động và các đối tác khác nhau khi tiến hành các phi vụ
mua, bán trên thị trường. Với việc thành lập doanh nghiệp, quá trình sản xuất trở
nên ổn định hơn. Việc đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay ký hợp
đồng dài hạn hơn với người lao động cho phép doanh nghiệp giảm thiểu nhiều chi
phí giao dịch. Việc phân xưởng nọ chuyển giao hàng hóa trung gian cho phân
xưởng kia (ví dụ phân xưởng sợi cung cấp sợi cho phân xưởng dệt vải) được “nội
bộ hóa” trong chu trình sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho nó có thể tiết kiệm

26
được các chi phí giao dịch (chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu nếu nó mua sợi
trên thị trường). Theo Coase, lý do tồn tại của doanh nghiệp (hãng) là ở chỗ: nó có
khả năng biến một phần quan trọng các giao dịch thị trường thành giao dịch nội
bộ, nhờ đó người ta có thể tiết kiệm được các chi phí giao dịch thị trường và khiến
cho quá trình kinh doanh trở nên hiệu quả hơn, thậm chí cả trong những điều kiện
của cạnh tranh hoàn hảo [127].

Trong nội bộ một doanh nghiệp, khi một phân xưởng hay đơn vị thành viên
này (chẳng hạn như phân xưởng sợi) cung cấp một hàng hóa trung gian (sợi) cho
một phân xưởng hay đơn vị thành viên khác (chẳng hạn như phân xưởng dệt), sự
vận động của hàng hóa không mang hình thức giao dịch thị trường. Hàng hóa vẫn
có thể được định giá song mức giá này thường và không nhất thiết là giá thị trường.
Đó là giá chuyển giao trong nội bộ một doanh nghiệp, được thiết lập nhằm phục
vụ nhu cầu hạch toán nội bộ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn tại dưới hình
thức một tập đoàn kinh tế, mặc dù các thành viên của tập đoàn thường có vị thế
độc lập hơn (so với các phân xưởng trong một doanh nghiệp thông thường), giá
chuyển giao vẫn được sử dụng trong các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị hay
công ty thành viên (còn được gọi là các bên liên kết) của tập đoàn. Đồng thời, các
giao dịch này được gọi là các giao dịch “chịu sự kiểm soát”, khác với các giao
dịch “không chịu sự kiểm soát” giữa các doanh nghiệp hoạt động độc lập, không
có quan hệ liên kết [77].

Các công ty có quan hệ liên kết thực hiện giá chuyển giao trước hết là nhằm
phục vụ các mục đích sau:

- Đảm bảo cho việc quản lý, điều hành, điều phối hoạt động sản xuất, kinh
doanh chung của tập đoàn thuận lợi hơn; công ty mẹ kiểm soát công ty con tốt hơn.

- Tạo cơ sở cho tập đoàn xây dựng tốt hơn chiến lược kinh doanh, trong đó
có việc dự báo thị trường, xác định định hướng phát triển của tập đoàn như chủ
trương mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh tại một thị trường, thâm nhập
một thị trường mới, áp dụng công nghệ mới, chuyển đổi mặt hàng, thay đổi mẫu
mã, chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ…

- Làm cơ sở để đánh giá, định giá tài sản của doanh nghiệp khi nó tham gia
thị trường tài chính hoặc thực hiện liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh với các
đối tác khác…

27
- Tính toán, phân bổ lãi (hoặc lỗ) thuần trước thuế, xác định số thuế phải nộp
tại các nước mà tập đoàn có các thành viên đang hoạt động. Các hoạt động thuộc
diện này thường bao gồm: 1) hoạt động định giá giữa các bộ phận trong nội bộ
doanh nghiệp; 2) giá hàng hóa, dịch vụ giữa các pháp nhân trực thuộc (hoặc liên
quan) của doanh nghiệp, bao gồm chi nhánh, công ty con và trong một số trường
hợp, công ty có chung thành viên hội đồng quản trị [137].

- Phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước khi các cơ
quan này thực hiện giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo
một số nghiên cứu, các tập đoàn có quan hệ liên kết thường áp dụng phương pháp
“hai bộ sách” (two sets of books). Theo đó, giá chuyển giao sử dụng cho hoạt động
nội bộ và đo lường lợi nhuận sẽ được "tách riêng" ra khỏi giá dùng cho báo cáo
thuế. Một bộ sách độc lập được dùng để lưu trữ lại những chi phí cắt giảm được và
đảm bảo tính nhất quán giữa báo cáo nội bộ và báo cáo thuế [145, tr. 4].

Về nguyên lý, mỗi tổ chức kinh tế độc lập đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận
nên luôn có mâu thuẫn lợi ích giữa bên mua và bên bán. Trong điều kiện bình
thường, bên mua chỉ thực hiện việc mua hàng hóa, dịch vụ từ một công ty liên kết
nếu giá mua bằng hoặc thấp hơn giá do các bên độc lập xác định. Ngược lại, bên
bán chỉ bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một công ty liên kết nếu giá bán bằng hoặc
cao hơn giá bán cho các công ty độc lập. Theo nguyên lý này, giá chuyển giao giữa
các thành viên có vị thế kinh tế tương đối độc lập sẽ hướng đến “giá giao dịch độc
lập”, là kiểu giá giao dịch mà hai bên độc lập thỏa thuận chuyển giao cho nhau dựa
trên nguyên tắc thị trường. Các giao dịch “chuẩn” này còn được gọi là giao dịch
"mua bán ngoài". Trường hợp giá "mua bán ngoài" có thể xác định được (ví dụ các
hàng hóa mà các bên liên kết chuyển giao cho nhau có mặt rộng rãi trên thị trường
tự do) thì thiết lập giá “nội bộ” theo nguyên tắc thị trường là không khó khăn. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, không có giá “mua bán ngoài” nên rất khó để xác
định giá “nội bộ” một cách chính xác. Điều này xảy ra khi hàng hóa, dịch vụ mà các
bên liên kết giao dịch với nhau là sản phẩm độc quyền (không có trên thị trường tự
do), hay các tài sản vô hình (như giấy phép chuyển nhượng quyền thương mại, sở
hữu trí tuệ hoặc công nghệ độc quyền) [77],[134].

Lợi dụng yếu tố trên và sự khác biệt về chính sách thuế, các tập đoàn đa quốc
gia thực hiện giá chuyển giao giữa các công ty thành viên hoạt động ở các khu vực
pháp lý thuế khác nhau không theo giá thị trường nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế

28
thu nhập doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận [149],[120]. Lúc này, bằng việc
“thiết kế” các mức giá chuyển giao nội bộ thích hợp, các tập đoàn sẽ điều phối thu
nhập sao cho lợi nhuận của các công ty thành viên tại quốc gia có thuế suất cao
xuống mức thấp nhất có thể và tăng tương ứng lợi nhuận của các công ty thành viên
hoạt động ở các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập thấp hơn hoặc ở các thiên
đường thuế. Chẳng hạn, trong trường hợp muốn chuyển lãi về công ty mẹ (tại nước
có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp) thì công ty mẹ sẽ định giá chuyển
giao cho các công ty con (ở nơi có mức thuế cao) với giá cao hơn giá thị trường. Do
phải mua nguyên liệu đầu vào và trả chi phí dịch vụ cho công ty mẹ cao nên công ty
con sẽ có lợi nhuận thấp, hoặc lỗ, từ đó số tiền thuế phải nộp thấp hoặc bằng không
(0). Công ty mẹ sẽ đạt một mức lợi nhuận cao hơn, nhưng vì hoạt động ở nơi có
thuế suất thấp nên số tiền thuế mà nó phải đóng gia tăng không nhiều. Lúc này, tổng
chi phí thuế toàn cầu của tập đoàn giảm xuống nên nó sẽ có lợi về tổng thể.

Như vậy, bằng cách thiết kế giá chuyển giao trong các giao dịch giữa các
thành viên, sai lệch với giá thị trường, các công ty đa quốc gia có thể chuyển lợi
nhuận trước thuế từ một quốc gia này sang một quốc gia khác để tối đa hóa tổng lợi
nhuận sau thuế. Trong trường hợp này, định giá chuyển giao được xem là hành vi
“chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận” (profit switching transfer pricing) [147, tr. 353]
hay thường gọi là hành vi chuyển giá.

Để hiểu rõ hơn kết quả tác động lên thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp khi
thay đổi giá chuyển giao, hãy xem ví dụ sau:

Ví dụ 1: Tập đoàn FORmnc đăng ký kinh doanh và chịu thuế ở thiên đường
thuế (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 0), có công ty con là công ty VNfdi
chịu thuế ở Việt Nam với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Công ty VNfdi
mua nguyên liệu của công ty mẹ (FORmnc) để sản xuất thiết bị điện. Giả sử giá
nguyên liệu để sản xuất 01 thiết bị điện hết 500 USD (giá thị trường), chi phí sản xuất
và bán hàng là 200USD, giá bán là 1.000USD. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của
FORmnc là 300USD cho mỗi thiết bị (giá bán cuối cùng là 1.000USD trong đó
500USD chi phí nguyên liệu, 200 USD chi phí sản xuất và bán hàng). Tuy nhiên, việc
xác định giá chuyển giao nguyên liệu không theo giá thị trường sẽ ảnh hưởng đến
việc phân phối lợi nhuận của FORmnc. Nếu muốn giảm số thuế phải đóng, FORmnc
điều chỉnh lợi nhuận về phía mình bằng cách tăng giá nguyên liệu đầu vào. Cụ thể:

29
Bảng 2.1. Mô tả hoạt động giao dịch bình thường theo giá thị trường

Đơn vị tính: USD

Giá nguyên Chi phí VNfdi Giá bán Lợi nhuận Số thuế Lợi
liệu đầu vào sản xuất và bán trước thuế phải nộp nhuận
của Vnfdi ra thị trường của VNfdi (22%) sau thuế

500 200 1000 300 66 234

Nguồn: Phân tích của tác giả.

Bảng 2.2. Mô tả hành vi chuyển giá thông qua việc nâng giá đầu vào, hạ giá
đầu ra khi giao dịch với bên liên kết

(Đơn vị tính: USD)

Giá nguyên Chi phí sản Giá Lợi nhuận Số thuế Lợi
liệu đầu vào xuất và bán bán trước thuế phải nộp nhuận
ra thị sau thuế
trường

VNfdi 800 200 1000 0 0 0

(tăng 300)

FORmnc 300 (tăng 0 300


giá bán cho
(Thiên
VNfdi )
đường
thuế)

Nguồn: Phân tích của tác giả.

Trong trường hợp đầu, nếu xác định giá chuyển giao nguyên liệu từ công ty
mẹ (FORmnc) cho công ty con (VNfdi) theo đúng giá thị trường, thì công ty VNfdi
có lợi nhuận trước thuế là 300 USD, với thuế suất thuế thu nhập ở Việt Nam là 22%
thì công ty VNfdi phải nộp thuế 66 USD (300x22%). Lợi nhuận tổng thể của toàn
tập đoàn (được thể hiện trong lợi nhuận của VNfdi là 234 USD.

30
Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp thực hiện giá chuyển giao theo chủ
đích riêng, không theo giá thị trường mà nâng giá mua nguyên liệu từ FORfdi thêm
300 USD nữa nên VNfdi không có lợi nhuận (lợi nhuận=0), do đó không phải nộp
thuế. Còn FORmnc có lợi nhuận phát sinh 300 USD, nhưng do đăng ký kinh doanh
và chịu thuế ở thiên đường thuế nên cũng không phải trả một đồng thuế nào. Như
vậy, về tổng thể, FORmnc lãi ròng 300 USD.

Ví dụ 2: Ngược lại với ví dụ trên, VNfdi không nhập nguyên liệu từ công ty
mẹ mà khai thác nguyên liệu tại Việt Nam và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá
thấp hơn giá thị trường và giá thành sản xuất ra sản phẩm.

Chẳng hạn, tập đoàn FORmnc ở nước D có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 13%, có công ty con là công ty VNfdi chịu thuế ở Việt Nam với thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Công ty VNfdi khai thác nguyên liệu chè tươi ở
Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm TEA. Giả sử giá nguyên liệu để sản xuất 01 kg
TEA là 10 USD (giá thị trường), chi phí sản xuất và bán hàng là 2 USD, giá bán là
15 USD. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FORmnc là 3 USD cho mỗi kg TEA
(giá bán cuối cùng là 15 USD trong đó 10 USD chi phí nguyên liệu, 2 USD chi phí
sản xuất và bán hàng). Để giảm số thuế phải đóng, VNfdi bán sản phẩm TEA cho
FORmnc ở nước D với giá 5 USD, chưa bằng giá thành sản xuất. Lúc này, VNfdi lỗ
nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Bằng cách này doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam đã chuyển lợi nhuận về nước D làm cho Việt Nam thiệt hại về nguồn
thu thuế, trong khi đó VNfdi khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

Qua hai ví dụ trên cho thấy, chỉ bằng một thủ thuật thay đổi giá chuyển giao,
lợi nhuận tổng thể của tập đoàn có thể thay đổi bằng việc điều tiết thu nhập chịu
thuế giữa các thành viên.

2.1.2. Khái niệm và đặc trưng của chuyển giá

2.1.2.1. Khái niệm chuyển giá

Hành vi xác định giá chuyển giao không theo giá thị trường (chuyển sai giá)
là hình thức phổ biến nhất trong các kỹ thuật có tên là “chuyển lợi nhuận”, được định
nghĩa là “hành động thao túng chi phí và thu nhập trong nội bộ công ty đa quốc gia
tại các nước có mức thuế khác nhau để báo lãi tại nơi sẽ bị đánh thuế thấp nhất”. Thủ

31
thuật chuyển lợi nhuận theo cách này đang được sử dụng phổ biến, do đó hai từ
“chuyển giá” và “chuyển lợi nhuận” thường được coi là một trong các thảo luận học
thuật và pháp lý về vấn đề này [77, tr. 59].

Trên thế giới, cũng như tại Việt Nam, các tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau về chuyển giá.

- Theo Garry Stone (2012), “Chuyển giá là một hành vi thông đồng có chủ ý
giữa các công ty trong cùng tập đoàn để thỏa thuận giá cả không dựa trên giá thị
trường, nhằm chuyển lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác ở các nước khác
nhau nhằm tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập
đoàn. Cơ sở thiết lập giá giao dịch như vậy xuất phát từ quyền tự do kinh doanh.
Theo đó, các doanh nghiệp liên kết có quyền quyết định giá giao dịch mà họ cho là
phù hợp” [148].

- Theo Baistrocchi E. (2007), “Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan,
cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách
định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập
đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất [116].

- Theo Stewart J.C (1977), “Chuyển giá là việc định giá cho toàn bộ hàng
hóa thương mại của một hãng được thực hiện đối với hoạt động thương mại của các
chi nhánh và bộ phận liên quan của hãng với giá được đặt ra dựa trên tình trạng
thương mại nội bộ của hãng mà không liên quan đến chi phí đầu vào hay là giá cả thị
trường”. (J.C Stewart còn gọi đây là hành vi "chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận" để
phân biệt với việc sử dụng "giá thị trường" trong các giao dịch liên kết). [147].

- Theo BorKowski Susan C. (1997), “Chuyển giá là một chiến lược về giá cả
hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình chuyển giao giữa công ty mẹ và các công ty
con, hoặc giữa các công ty con với nhau, để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu
thuế, duy trì mục tiêu đồng dư, và/hoặc đánh giá kết quả quản lý. Các chuyển
đổi đó có thể xảy ra đối với các công ty cùng ở trong nước hoặc các công ty giao
dịch xuyên biên giới. Đây chỉ là hoạt động chuyển đổi giá quốc tế, tức là cho
mượn tiềm năng chuyển đổi thu nhập và tái phân bổ thuế xuyên quốc gia để
mang lợi cho TNCs” [120].

- Theo tổ chức OECD (2010), “Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính
sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay)

32
được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông
thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên
liên kết trên toàn cầu” [73].

Vấn đề “Chống chuyển giá” lần đầu tiên được đề cập chính thức ở Việt Nam
vào năm 1997, tại Thông tư 74-TC/TCT của Bộ Tài chính [17]. Từ đó, vấn đề định
giá chuyển giao và hành vi chuyển giá mới nhận được sự chú ý nhiều hơn của các
nhà nghiên cứu trong nước. Trong các công bố của mình, thuật ngữ chuyển giá
được các học giả diễn đạt theo các cách thức khác nhau.

- Theo TS. Nhữ Trọng Bách (2013), “Chuyển giá là một hành vi do các chủ
thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ
trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các
đối tác liên kết. Các đối tác liên kết ở đây có thể là: (i) Các công ty thành viên trong
một công ty đa quốc gia; (ii) Các công ty hoặc đơn vị thành viên trong một tổng
công ty, công ty; (iii) Các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có mối quan hệ
đặc biệt, thường là mối quan hệ thân nhân” [9, tr. 11].

- Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2012), “Chuyển giá được hiểu là một
hoạt động được sắp đặt trước bởi các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ liên
kết nhằm làm thay đổi mức giá trong quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch
vụ, vốn, tài sản (hoặc bất kỳ đối tượng nào của giao dịch) có sự khác biệt so với giá
thị trường. Mục tiêu của chuyển giá là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của cả một nhóm
có quan hệ liên kết kinh tế (tập đoàn, công ty đa quốc gia hay nhóm công ty có mối
quan hệ liên kết) trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế” [30, tr. 13].

- Theo PGS.TS. Phan Duy Minh (2012), “Chuyển giá được hiểu là việc thực
hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các
thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu
hóa số thuế của các MNC trên phạm vi toàn cầu. Đây là một hành vi do các chủ thể
kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan
hệ với các bên liên kết” [69, tr. 23].

- Theo PGS.TS. Lê Văn Ái (2012), “Chuyển giá là việc thực hiện chính sách
giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các công ty
thành viên trong tập đoàn đa quốc gia không tuân thủ theo giá thị trường (có thể

33
tăng hoặc giảm tùy theo điều kiện cụ thể) nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu
hóa nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn” [1, tr. 60].

- Theo TS. Phạm Hùng Tiến (2012), “Chuyển giá là việc xác định bằng tiền
đối với một loại hàng hóa hay sản phẩm nào đó, tuy nhiên chỉ bao hàm những mặt
hàng mà các bên giao dịch không phải mua từ bên ngoài (hay bên thứ ba), tức là
những mặt hàng được trao đổi giữa các đơn vị thành viên trong phạm vi của
một doanh nghiệp với nhau - còn gọi là các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Khái
niệm chuyển giá chỉ áp dụng cho những tập đoàn gồm tập hợp nhiều doanh nghiệp
(đơn vị) liên kết có tư cách pháp nhân độc lập, hoặc các chủ thể kinh tế cơ cấu theo
mô hình công ty mẹ công ty con và có hoạt động kinh doanh quốc tế” [93, tr. 36].

Các khái niệm chuyển giá nêu trên mặc dù có khác nhau về kỹ thuật diễn đạt
song cơ bản đều thống nhất ở các điểm sau:

- Thứ nhất, chuyển giá là hoạt động riêng có của các tập đoàn đa quốc gia
hoặc các công ty có quan hệ liên kết với nhau, có chung lợi ích kinh tế.

- Thứ hai, đối tượng của hành vi này là giá cả của hàng hóa, dịch vụ, và tài
sản, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, tài sản hữu hình và vô hình.

- Thứ ba, giá cả trong các giao dịch này không theo giá trị trường mà có thể
cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường, tùy theo chủ đích riêng tập đoàn hoặc các bên
liên kết.

- Thứ tư, mục đích của hành vi này là nhằm giảm đến mức thấp nhất có thể
số tiền thuế phải nộp của các MNCs hoặc của các bên liên kết xét về tổng thể, thông
qua việc chuyển lợi nhuận (bằng chính sách về giá cả như nêu ở trên) từ nơi có thu
nhập chịu thuế cao đến nơi có thu nhập chịu thuế thấp.

Các khái niệm trên đều hàm ý rằng hành vi chuyển giá chủ yếu chỉ diễn ra
trong các giao dịch "qua biên giới" và khi có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau. Đối với các công ty hoạt động trong
cùng một nước thì việc chuyển giá được xem là không có hiệu quả bởi chính sách
thuế trong cùng một nước thường là thống nhất.

34
Tuy vậy, vẫn có một số biểu hiện mới mà các khái niệm trên chưa bao quát
được. Chẳng hạn:

i) Hành vi chuyển giá trên thực tế không chỉ diễn ra trong các giao dịch qua
biên giới mà còn diễn ra ở trong phạm vi một quốc gia [83],[120]. Đối với các quốc
gia có chế độ ưu đãi thuế, các bên liên kết trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu
đãi, miễn giảm thuế bằng cách chuyển thu nhập từ doanh nghiệp liên kết không
được ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp sang doanh nghiệp liên kết được hưởng ưu
đãi cao hơn [42],[115].

ii) Hành vi chuyển giá trên thực tế không chỉ diễn ra trong các giao dịch của
các chủ thể kinh tế có quan hệ liên kết mà còn diễn ra giữa các chủ thể kinh tế độc
lập nhưng có quan hệ nhân thân với nhau [9]. Các chủ thể này thực hiện các giao
dịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ không theo giá thị trường để chuyển lợi nhuận cho
nhau, sau đó được điều phối lại bằng “cổng sau” để “né” thuế thu nhập doanh nghiệp.

iii) Chủ thể thực hiện chuyển giá không chỉ hướng đến mục tiêu "tối thiểu
hóa số thuế" để “tối đa hóa lợi nhuận” mà còn hướng đến các mục tiêu khác như
mục tiêu về kế toán, quản lý dòng tiền, chiến lược thị trường, hợp tác sản xuất, tạo
động lực với nhân viên hay nhằm thực hiện một chiến lược kinh doanh đã được xây
dựng từ trước [156].

iv) Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, hành vi chuyển giá không
chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp cao sang nơi thấp hơn để tránh thuế, mà còn bao gồm cả chiều ngược lại.
Đây là các trường hợp công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc để thực hiện một
chiến lược kinh doanh nào đó [69]. Trong một số ít trường hợp khác, các công ty,
chi nhánh thành viên ở nước khác có thể “hy sinh” lợi nhuận của mình để hướng
đến mục tiêu tăng thêm nguồn thu quốc gia, chuyển lợi nhuận về “chính quốc”
(nước xuất xứ doanh nghiệp FDI).

iv) Đa số các trường hợp chuyển giá gắn với hành vi mua bán hàng hóa, song
nó không nhất thiết phải phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa. Chẳng hạn, một
công ty đa quốc gia vẫn có thể chuyển giá thông qua cơ chế định giá tài sản thích
hợp khi thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn ở nước ngoài, hay góp vốn vào
doanh nghiệp của nước chủ nhà để thành lập doanh nghiệp liên doanh…

35
Tính đến những khía cạnh trên, nghiên cứu này đưa ra một định nghĩa về
chuyển giá như sau:

Chuyển giá là hành vi mang tính chủ quan của các chủ thể kinh tế có quan
hệ liên kết (như các thành viên trong một tập đoàn kinh tế) hoặc các chủ thể kinh tế
độc lập nhưng có cùng lợi ích trong một mối quan hệ xác định nào đó, thực hiện
thông qua việc định giá không theo giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ và
tài sản được chuyển giao cho nhau trong giao dịch mua bán hoặc trong hành vi góp
vốn đầu tư khi thành lập doanh nghiệp, nhằm phân bổ lại thu nhập từ nơi chịu thuế
cao sang nơi chịu thuế thấp để giảm thiểu nghĩa vụ thuế về tổng thể và tối đa hóa
lợi nhuận sau thuế. Cá biệt, hành vi chuyển giá vẫn có thể xảy ra theo hướng ngược
lại, nhằm tăng nguồn nộp thuế cho “chính quốc”, hoặc do công ty mẹ muốn thu hồi
vốn nhanh hay thực hiện một chiến lược kinh doanh riêng biệt nào đó.

Hành vi chuyển giá không chỉ diễn ra giữa các giao dịch liên kết qua biên
giới mà còn diễn ra giữa các giao dịch liên kết trong nội địa một quốc gia. Lợi dụng
chính sách ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực, khu vực (địa bàn), một doanh
nghiệp có thể thành lập thêm các công ty thành viên hoặc liên kết với các doanh
nghiệp khác có quan hệ lợi ích chung để chuyển lợi nhuận đến nơi được ưu đãi thuế
từ đó giảm thiểu số thuế phải nộp.

Khác với gian lận thuế gắn với hành vi doanh nghiệp kê khai giá khi thực
hiện giao dịch cao hay thấp hơn so với giá thanh toán thực tế, trong hành vi chuyển
giá, giá cả trong giao dịch chính là giá thoả thuận nên các bên sẽ không phải thực
hiện việc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá giao dịch nội bộ và giá thị trường.

2.1.2.2. Các đặc điểm của hành vi chuyển giá

Hành vi chuyển giá trong các giao dịch liên kết có những đặc điểm cơ bản san:

Thứ nhất, hành vi chuyển giá chỉ xảy ra trong các trường hợp sau: i) giữa các
chủ thể hoạt động trong cùng một nhóm liên kết; ii) giữa các chủ thể độc lập song
có chung lợi ích. Đối với trường hợp thứ nhất, yếu tố quản lý, điều hành hay vốn
góp là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể. Đây chính là những
điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể.

Thứ hai, giá cả thực hiện trong các giao dịch chuyển giá không dựa theo giá
thị trường, mà do các nhà quản lý của doanh nghiệp hoặc các bên có chung lợi ích
thống nhất đưa ra. Trong hành vi chuyển giá, các giá trị chuyển giao được thể hiện

36
trên chứng từ kế toán chỉ mang tính hình thức, không phản ánh giá trị thực của giao
dịch [134], “không hình thành từ quan hệ cung - cầu” [88, tr 36].

Thứ ba, chuyển giá không làm cho tổng giá trị hình thành trong xã hội thay
đổi mà chỉ là sự phân phối lại hay chuyển dịch lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể
khác [39, tr. 30]. Khi một tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá thành
công, lợi nhuận sau thuế xét trên phạm vi toàn tập đoàn tăng lên, song nguồn thu
thuế ở quốc gia áp dụng thuế suất cao giảm xuống, trong khi nguồn thu thuế ở quốc
gia áp dụng thuế suất thấp có thể tăng lên, mặc dù phần thuế tăng ở quốc gia sau
không bù đắp được phần thiệt hại về thuế ở quốc gia trước. Như vậy, ở đây có xung
đột lợi ích giữa một bên là các tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá và
các quốc gia thực thi chính sách thuế thấp với một bên là các quốc gia duy trì hệ
thống thuế suất cao. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của một tập đoàn đa quốc gia
được thực hiện thông qua hành vi chuyển giá ít nhiều có thể vô hiệu hóa quyền đánh
thuế hợp pháp của một quốc gia.

Xét trong nội bộ tập đoàn, chuyển giá làm cho lợi ích tổng thể của “mối quan
hệ liên kết” tăng lên. Nó có thể làm “lợi nhuận” cục bộ (về mặt hạch toán) của một
số công ty thành viên giảm đi hay tăng lên, song với phương thức “chuyển lợi
nhuận”, lợi nhuận sau thuế tổng thể của tập đoàn được gia tăng. Trong trường hợp
giao dịch chuyển giá diễn ra giữa các công ty thành viên thuộc cùng một nhóm
người sở hữu, sự chuyển dịch lợi ích chỉ có ý nghĩa kế toán hình thức. Ở đây, do lợi
nhuận chỉ chuyển từ “túi này” sang “túi kia” của cùng một nhóm người sở hữu nên
không có sự chuyển dịch lợi ích thực sự nào xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp
cấu trúc sở hữu của 2 công ty thực hiện giao dịch chuyển giá không trùng khớp
nhau, ít nhiều sẽ có sự xung đột về lợi ích. Ví dụ khi một phần lợi nhuận của một
công ty thành viên được chuyển sang công ty mẹ nhờ phương thức chuyển giá,
trong khi công ty mẹ chỉ là người góp vốn và sở hữu 60% công ty thành viên trên,
thì những cổ đông sở hữu 40% số vốn còn lại của công ty này sẽ bị thiệt hại do phần
lợi nhuận tính trên số vốn của họ sẽ bị giảm đi. Ở đây tồn tại một sự xung đột lợi ích
giữa hai nhóm cổ đông và nó có tiềm năng làm cho hành vi chuyển giá khó thực hiện
hơn. Tiềm năng này bộc lộ rõ hơn thành những phản ứng “chống chuyển giá” khi
nhóm cổ đông thiểu số bị thiệt hại là những cổ đông cá nhân cụ thể, hiện hữu. Trong
trường hợp cổ đông bị thiệt hại là một thực thể “phi cá nhân” (ví dụ cổ đông nhà
nước), động cơ “phản kháng” có thể bị suy giảm, nhất là khi các cá nhân đại diện cho

37
cổ động này bị mua chuộc. Rõ ràng, khi công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty
con tại một một quốc gia khác, việc chuyển giá trở nên thuận lợi hơn.

Thứ tư, hành vi chuyển giá dựa trên nền tảng định giá chuyển giao nội bộ về
cơ bản là gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, được hầu hết các nước
thừa nhận nên thông thường không phải là một hành vi vi phạm pháp luật và việc
kiểm soát/phòng chống hành vi này của cơ quan chức năng rất khó khăn.

2.1.3. Điều kiện và môi trường thúc đẩy chuyển giá


Nền tảng pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn đa quốc gia chuyển giá
là quyền tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh theo quy định
của pháp luật của doanh nghiệp. Dựa trên quyền này, về nguyên tắc, các chủ thể
kinh tế hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của mọi giao dịch trong hoạt động
kinh doanh của mình. Tuy vậy, một khi quyền định giá độc lập của doanh nghiệp
biến thành “thủ thuật” chuyển giá, nó có thể phương hại đến quyền đánh thuế hợp
pháp của các quốc gia đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bởi thế, trong cuộc
chiến “chuyển giá” và “chống chuyển giá”, các nước đều cố gắng xác định một ranh
giới để chế ước quyền định giá này.

Điều kiện cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giá là “có quan hệ liên kết”.
Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh, bên bán hướng
tới mục tiêu bán hàng với giá cao nhất có thể, bên mua thì ngược lại, đàm phán để
được giá mua thấp nhất, hình thành nên giá thị trường mà cả bên mua và bên bán
đều chấp nhận. Khi này, hành vi chuyển giá không xảy ra. Khi bên mua và bên bán
có quan hệ liên kết, được gắn kết bằng lợi ích thống nhất trên nền tảng sở hữu
chung ở một mức độ nào đó, căn cứ vào chính sách thuế của các nước và tình hình
sản xuất, kinh doanh, họ có thể thỏa thuận với nhau về giá cả hàng hóa, dịch vụ, tài
sản chuyển giao cho nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của mình. Trong trường
hợp này, một bên liên kết sẽ chịu thiệt do bán rẻ hơn hoặc mua cao hơn giá thị
trường, tuy nhiên quyền lợi của họ sẽ được bù đắp lại thông qua cơ chế chia sẻ lợi
ích tổng thể của cả hai bên, được gia tăng nhờ hành vi chuyển giá.

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo tổ chức OECD là khi:

(i) Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gian;

38
(ii) Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc thông qua trung gian.

Theo quy định của Việt Nam tại Thông tư số 66/2010/TT-BTC “Hướng dẫn
thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết” thì phạm vi các bên liên kết mở rộng hơn, cụ thể [22]:

+ Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành,
kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;

+ Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm
soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;

+ Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều
hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.

Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan
hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định
là các bên liên kết:

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20%
vốn sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn sở hữu do một bên
thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít
nhất 20% vốn sở hữu của một bên thứ ba;

d) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp kia,
nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn sở hữu của doanh
nghiệp kia;

e) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác
vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất
bằng 20% vốn sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng
giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

39
f) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành
hoặc kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các
thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số
thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ
hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền
quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thứ hai;

g) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc
cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

h) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về
nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân có quan hệ
thân thuộc như: vợ và chồng; bố, mẹ và các con; anh, chị, em có cùng
cha, mẹ; ông, bà và các cháu; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

i) Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường


trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

j) Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài
sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với
điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu
trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;

k) Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50%
tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao
gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác;

l) Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50%
sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của
một doanh nghiệp khác;

m) Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng.

40
Có thể thấy định nghĩa “các bên có quan hệ liên kết” trên là quá rộng khi nó
bỏ qua sự xung đột lợi ích tiềm tàng trong hành vi chuyển giá giữa các bên có cấu
trúc sở hữu không trùng khớp nhau.

Nguồn gốc nảy sinh hành vi chuyển giá là có sự khác biệt về chính sách thuế
giữa các quốc gia, đặc biệt là sự khác biệt có ý nghĩa về thuế suất thuế thu nhập
[130],[132]. Nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng một mức thuế suất
thuế thu nhập thống nhất, việc chuyển giá để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp
thành viên hoạt động ở nước này sang doanh nghiệp thành viên hoạt động ở nước
khác trở nên vô nghĩa, xét theo mục tiêu giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (Về
mặt lý thuyết, ngay cả khi chính sách thuế của cả nước là giống nhau, song nếu
thuế thu nhập được thiết kế theo kiểu lũy tiến thì việc chuyển giá sao cho lợi nhuận
chịu thuế của các công ty ở các quốc gia khác nhau trở nên ngang bằng với nhau
hơn vẫn có thể làm giảm nghĩa vụ thuế tổng thể của các công ty. Tuy nhiên, khác
với thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty thường không phải là thuế lũy
tiến). Trong trường hợp này, phân bổ lại lợi nhuận trước thuế trong nội bộ tập đoàn
đa quốc gia chỉ dẫn đến sự di chuyển doanh thu thuế từ nước nọ sang nước kia mà
không làm thay đổi nghĩa vụ thuế tổng thể của tập đoàn. Vì vậy, sự khác biệt về
thuế giữa các quốc gia là tiền đề quan trọng của các hoạt động chuyển giá xuyên
biên giới [129]. Một tập đoàn đa quốc gia có địa bàn hoạt động càng rộng khắp trên
phạm vi toàn cầu, nó càng có khả năng khai thác sự khác biệt này để thực hiện hành
vi chuyển giá. Sự xuất hiện của các “thiên đường thuế” càng thúc đẩy các hoạt động
này và thậm chí có thể đẩy chúng ra khỏi “làn ranh” của các hoạt động hợp pháp.
Với những điều kiện trên, hoạt động chuyển giá còn được thúc đẩy bởi (từ phía
doanh nghiệp) trong những hoàn cảnh nhất định.

Môi trường thuận lợi cho chuyển giá là hệ thống pháp luật của nước tiếp
nhận đầu tư có những khe hở, không đồng bộ, chưa đủ cơ sở pháp lý cho việc “đấu
tranh” với các thủ thuật chuyển giá. Một hệ thống pháp luật như vậy cùng với hoạt
động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán không thường xuyên, chế tài áp dụng
thiếu nghiêm khắc, khó thực thi, thậm chí do quá coi trọng mục tiêu thu hút đầu tư
FDI mà xem nhẹ việc ứng phó với vấn đề chuyển giá sẽ làm cho hành vi này trở nên
phổ biến hơn.

41
Chuyển giá là thủ thuật kế toán phức tạp, mang tính nội bộ của doanh
nghiệp, không dễ dàng phát hiện. Nếu như hoạt động quản lý của nhà nước yếu,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các cơ quan có liên quan (chủ
yếu là thuế, hải quan) không cao, thì các doanh nghiệp FDI thuộc các tập đoàn đa
quốc gia càng dễ lợi dụng để chuyển giá. Các doanh nghiệp liên doanh, trong đó
nhà nước của nước tiếp nhận đầu tư chỉ là cổ đông thiểu số cũng là môi trường
thuận lợi để đối tác nước ngoài lợi dụng, thực hiện các thủ thuật chuyển giá.

2.2. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI

2.2.1. Khái lược về doanh nghiệp FDI

2.2.1.1. Bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc di chuyển vốn
quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn
vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ
chức sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản
lý... của mình ở nước tiếp nhận đầu tư, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Theo tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút/tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư tư nhân chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
So với các hình thức đầu tư nước ngoài khác thì FDI cho phép nhà đầu tư có khả
năng can thiệp trực tiếp vào quá trình sử dụng vốn, phát huy các lợi thế của mình để
thu được hiệu quả đầu tư cao hơn. Tuy thế, với FDI, nhà đầu tư cũng chấp nhận
gánh chịu nhiều rủi ro hơn so với hình thức đầu tư khác. Đối với nước nhận đầu tư,
nhất là các nước đang phát triển, ngoài việc bổ sung một lượng vốn quan trọng cho
nền kinh tế giống như các hình thức đầu tư nước ngoài khác, FDI thường tạo ra tác
động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của nền kinh tế thực. Những nước nhận
đầu tư đang phát triển có khả năng nâng cấp được trình độ công nghệ chung thông
qua quá trình chuyển giao và lan tỏa công nghệ gắn liền với các doanh nghiệp FDI.

42
Những nước này cũng có thể có điều kiện để tiếp thu các tri thức và phương pháp
quản lý kinh tế hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (thông qua quá trình
đào tạo tại chỗ), mở rộng thị trường quốc tế (thông qua kênh bán hàng và năng lực
marketing của các nhà đầu tư FDI), tham gia sâu và hiệu quả hơn vào quá trình
phân công lao động quốc tế. Vì thế, với các nước đang phát triển, trong bối cảnh
hiện nay, FDI được xem là lực đẩy quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người lao động và
tăng cường năng lực cạnh tranh chung của cả nền kinh tế. Tuy vậy, mức độ hiện
thực hóa các tác động tích cực nói trên của dòng vốn FDI tùy thuộc rất nhiều vào
chính sách và năng lực hấp thụ FDI của nước nhận đầu tư. Khi chính sách và năng
lực hấp thụ FDI của nước nhận đầu tư là yếu kém, hoạt động FDI có thể tạo ra
những hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế (nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tính lan tỏa
công nghệ mới thấp, khai thác tài nguyên quá mức, tàn phá môi trường, ít tạo ra
việc làm, làm nền kinh tế trong nước không hiệu quả, phụ thuộcvào nước ngoài...).

Thứ hai, FDI ít tạo ra những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng
nợ nần cho các nước nhận đầu tư mà ngược lại, FDI tạo điều kiện thuận lợi để khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.

Thứ ba, kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại
và trả lợi tức cổ phần (nếu có). Tuy nhiên, có một thực tế là, các nhà đầu tư nước
ngoài thường tìm cách chuyển giá hoặc định giá cao đối với thiết bị máy móc (do
nước nhận đầu tư yếu về năng lực thẩm định) làm thiệt hại kinh tế và lợi nhuận
đáng ra phải được hưởng một cách công bằng của nước nhận đầu tư.

Thứ tư, FDI có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền chi phối và quản trị các
nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp
vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền
quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tuỳ thuộc vào mức góp vốn của
các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì chủ đầu
tư toàn quyền quản lý doanh nghiệp.

43
Thứ năm, FDI ngày càng gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của
các tập đoàn đa quốc gia, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm
luật pháp của các nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế). Hiện
nay, các công ty xuyên quốc gia đang nắm giữ khoảng 90% lượng vốn FDI trên thế
giới, do đó, hoạt động của các doanh nghiệp FDI gắn chặt với mục tiêu mở rộng,
chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn đa quốc gia và thu về lợi nhuận tối đa cho
nhà đầu tư. Mặt khác, hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường tài
chính quốc tế và thương mại quốc tế. Trong hình thức FDI, các công ty mẹ thường
chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh. Do vậy, FDI có liên quan mật
thiết với dòng lưu chuyển vốn quốc tế, trong đó một công ty có trụ sở ở một nước
nhưng song lại có thể có nhiều chi nhánh ở các nước khác. Tất cả những điều này,
một mặt, làm phức tạp hóa và gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan
quản lý ở nước nhận đầu tư. Mặt khác, chúng cho thấy, các nước này chỉ có thể khai
thác được những hiệu ứng tích cực từ nguồn vốn FDI trên cơ sở thừa nhận và tính
đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các chính sách cụ thể của mình.

2.2.1.2. Các hình thức biểu hiện của doanh nghiệp FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây dựng
doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động
hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau. Hiện
nay, có nhiều loại hình doanh nghiệp FDI. Có thể kể đến một số loại hình sau:

Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai
chủ thể hoặc nhiều hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước chủ nhà
trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ
lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH,
có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên
doanh là loại hình thường được nước tiếp nhận đầu tư chào đón nhất vì hầu hết các
doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư thường đưa
vào các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại để chiếm
ưu thế về sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận. Nhưng để đạt được kết quả như mong
muốn trong hình thức này, nước tiếp nhận đầu tư phải có khả năng góp vốn, các nhà

44
quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước đầu tư.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn
toàn của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu sự kiểm soát theo luật pháp của nước
tiếp nhận đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thường được các chủ đầu tư
lựa chọn vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra.

Ngoài ra còn một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư
nước ngoài là:

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate Transfer -
BOT): Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định;
hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building Transfer Operate -
BTO): Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho nhà nước; bù lại, nhà đầu tư được quyền khai thác kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer - BT): Là hợp đồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng kết cấu
hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước
nhận đầu tư; nước nhận đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để
thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận [91].

2.2.2. Những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá
2.2.2.1. Tối đa lợi nhuận xét trên lợi ích toàn cục

Tập đoàn đa quốc gia thực chất là một nhóm các doanh nghiệp liên kết thực
hiện hoạt động kinh doanh ở hai hay nhiều nước. Quan hệ liên kết được triển khai
khi một công ty ban đầu (được xem là công ty mẹ) mở rộng địa bàn kinh doanh của

45
mình bằng cách đầu tư ra bên ngoài để thành lập các công ty (kể cả dưới hình thức
công ty liên doanh) hay chi nhánh ở các nước khác. Với nước tiếp nhận đầu tư, đây
chính là các doanh nghiệp FDI. Như vậy, doanh nghiệp FDI, với tư cách là một
công ty thành viên của một tập đoàn đa quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện hành
vi chuyển giá. Khi chuyển giá được “kích hoạt” nhằm khai thác sự khác biệt về thuế
suất giữa các quốc gia để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng thể của tập đoàn, thì rõ ràng
nó bị thúc đẩy bởi động cơ tối đa hóa lợi nhuận toàn cục [156]. Nhìn chung, đây là
động cơ mạnh nhất dẫn dắt các hành vi chuyển giá. Thông qua chuyển giá, doanh
nghiệp FDI chuyển một phần lợi nhuận của mình sang bên liên kết (hoạt động ở nơi
có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn hay ở các “thiên đường thuế”).
Lúc này doanh nghiệp FDI ‘rơi” vào trạng thái “thua lỗ” hay “lãi thấp”. Nhờ đó, nó
giảm được số tiền thuế phải nộp cho nước chủ nhà và xét toàn cục, tập đoàn sẽ gia
tăng được lợi nhuận của mình trên cơ sở làm giảm lợi ích của các chủ thể khác.

2.2.2.2. Thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh

Khi doanh nghiệp FDI tồn tại dưới hình thức liên doanh, trong đó một phần
vốn sở hữu của doanh nghiệp thuộc về các cổ đông bên ngoài (của nước tiếp nhận
đầu tư hay đối tác khác bên ngoài tập đoàn) thì việc chuyển giá thông qua hành vi
nâng giá các tài sản (máy móc, thiết bị, bí quyết công nghệ, thương hiệu…) được
dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà đầu tư FDI gia tăng được tỷ
trọng vốn góp của mình, qua đó tăng cường sức mạnh và tiếng nói của họ trong việc
điều hành doanh nghiệp, cũng như gia tăng phần lợi nhuận được chia trong tương lai.
Mặt khác, với phương thức chuyển giá, chủ đầu tư có thể làm cho doanh nghiệp FDI
bị thua lỗ (lỗ giả). Khi các khoản lỗ được tích lũy trong một thời gian dài, nó thậm chí
có thể vượt quá giá trị vốn của doanh nghiệp. Những điều này sẽ khiến giá trị cổ phần
mà các cổ đông khác sở hữu giảm hay “biến mất”. Muốn tiếp tục duy trì hoạt động,
doanh nghiệp buộc phải tăng vốn và khi các cổ đông nước sở tại không có khả năng
về tài chính, chủ đầu tư nước ngoài sẽ thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp.

2.2.2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

Chuyển giá được sử dụng như một phương thức để giành lợi thế cạnh tranh
của một doanh nghiệp hoặc làm suy yếu vị thế cạnh tranh của các đối thủ khác trong

46
môi trường nước ngoài [149, tr. 45]. Khi doanh nghiệp FDI sản xuất ra sản phẩm
bán cho thị trường của nước tiếp nhận đầu tư, thì sản phẩm đó là sản phẩm mới và
cần phải có nhiều thời gian mới có thể xác lập được chỗ đứng trên thị trường. Lúc
này, doanh nghiệp FDI sẽ tăng cường các hoạt động tiếp thị bằng cả con đường
quảng cáo, lẫn hạ giá sản phẩm. Để bù vào khoản kinh phí cho quảng cáo và hạ giá
sản phẩm, doanh nghiệp FDI và công ty mẹ hoặc bên liên kết có cùng lợi ích sẽ thực
hiện chuyển giá nhằm cân đối lợi nhuận. Nhờ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp FDI
từng bước đánh bật các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Trong trường hợp
này, chuyển giá không hẳn gây thất thoát thuế cho nước chủ nhà.

2.2.2.4. Bảo tồn vốn trước những rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái có tính đặc thù đối với thương mại quốc tế [143, tr. 37]. Với
mục đích bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu theo nguyên tệ, doanh
nghiệp FDI thường có xu hướng chuyển lợi nhuận và rút vốn về nước khi đồng tiền
của nước sở tại bị yếu đi. Chẳng hạn có một doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam
với số thực hiện ban đầu là 100 triệu USD, tỷ giá là 1 USD bằng 20.000 VND tại
thời điểm đầu tư. Khi hoạt động ở Việt Nam, số vốn này được quy đổi thành 2.000
tỷ đồng. Giả sử, sau 10 năm doanh nghiệp FDI rút vốn đầu tư trong tình trạng hòa
vốn kinh doanh. Nếu trong khoảng thời gian này, đồng tiền Việt Nam mất giá 10%
so với đồng đô la, thì khoản vốn 2000 tỷ VND chỉ đổi được khoảng 90 triệu USD.
Nói cách khác, dù không thua lỗ, trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn
mất 10% tài sản vốn do sự biến động tỷ giá.

Vì thế, khi mà tỷ lệ lạm phát của quốc gia nơi doanh nghiệp FDI đầu tư cao,
đồng tiền ở nước này có xu hướng mất giá một cách tương đối so với nguyên tệ, nhà
đầu tư nước ngoài thường có động cơ chuyển nhanh lợi nhuận về nước. Khi này,
chuyển giá có thể được lựa chọn như là một kênh để chuyển lợi nhuận hoặc các
nguồn lực ra từ chi nhánh này sang chi nhánh khác nhằm giảm các rủi ro hối đoái
[147],[149, tr. 44]. Với trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài có thể thu được mối
lợi “kép” khi vừa giảm được nghĩa vụ thuế, vừa hạn chế được khoản thiệt hại do rủi
ro tỷ giá.

47
2.2.2.5. Bảo tồn vốn trước những tác động bất lợi kinh tế, chính trị ở nước tiếp
nhận đầu tư

Những biến động trong tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nơi doanh
nghiệp FDI đầu tư cũng thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá nhằm thu hồi vốn
đầu tư nhanh hơn, tránh những rủi ro phát sinh sau này. Những thay đổi về chính
sách kinh tế hoặc biến động về chính trị sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quyền lợi của doanh nghiệp FDI. Thực hiện chuyển giá sẽ giúp doanh
nghiệp FDI giảm thiểu những tác động tiêu cực, bảo tồn vốn kinh doanh. Ngoài ra
hoạt động chuyển giá sẽ góp phần giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao
động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại do tình trạng
kinh doanh thua lỗ.

2.2.3. Các hình thức (thủ thuật) chuyển giá chủ yếu trong doanh nghiệp FDI

Để đạt được các mục tiêu của mình, các bên liên kết dùng rất nhiều thủ thuật
chuyển giá. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ở các cách tiếp cận khác
nhau đưa ra những hình thức doanh nghiệp thực hiện chuyển giá khác nhau. Trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực tiễn, nghiên cứu này nhận thấy doanh
nghiệp FDI chuyển giá thông qua một số hình thức chủ yếu sau:

2.2.3.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị doanh nghiệp hay tài sản
góp vốn khi thành lập mới doanh nghiệp

Hình thức này diễn ra khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty mới (như
công ty 100% vốn FDI) hoặc đầu tư theo hình thức liên doanh với nước chủ nhà. Để
thực hiện chuyển giá, nhà đầu tư nước ngoài khai khống ở một mức cao hơn giá trị
thực tài sản của doanh nghiệp mới được thành lập hoặc tài sản đưa ra góp vốn liên
doanh (thường là thiết bị, máy móc hoặc các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, bản
quyền, thương hiệu).

Việc nâng cao giá trị tài sản góp vốn khi thành lập mới doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn nhanh thông qua việc
tăng mức khấu hao tài sản hàng năm, đồng thời giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư, từ đó giảm được những rủi ro khi đầu tư ra
nước ngoài. Đối với hình thức liên doanh, việc nâng cao giá trị tài sản đem góp vốn

48
tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài lợi thế về số vốn góp. Mặc dù số vốn thực tế nhỏ
nhưng do được khai khống nâng lên nhiều lần, giúp cho nhà đầu tư nước ngoài “bỏ
ra ít, thu vào nhiều”. Khi có số vốn góp chiếm ưu thế, nhà đầu tư nước ngoài gia
tăng được quyền biểu quyết, gia tăng tỷ suất lợi nhuận được chia. Ngược lại, vì góp
vốn với giá trị thực, nên bên liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài bị thiệt hại do tỷ
lệ vốn góp và những lợi ích khác tương ứng bị đánh giá thấp một cách tương đối.

Mặc dù chuyển giá thông qua hình thức này khá phổ biến nhưng việc xác
định được giá trị thật của các tài sản mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc giá trị
thật của doanh nghiệp mới thành lập rất khó, bởi các tài sản hữu hình (thiết bị, máy
móc) thường có tính đặc thù, là một thế hệ riêng, trong nhiều trường hợp không có
giá so sánh trên thị trường. Giá trị của các tài sản vô hình lại càng khó xác định hơn.
Đối với các nước đang phát triển, khả năng tự thẩm định giá trị tài sản là hạn chế,
trong khi đó sự tốn kém trong việc thuê thẩm định bên ngoài khiến cho hoạt động
cần thiết này dễ bị bỏ qua.

2.2.3.2. Chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản vô hình

Tài sản vô hình ở đây được hiểu là tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản
quyền... được sử dụng không chỉ như là một dạng tài sản vốn góp mà còn được
chuyển nhượng và khai thác sau khi quá trình góp vốn kết thúc. Hình thức này diễn
ra khi một bên liên kết (thường là công ty con) phải thanh toán cho các bên còn lại
(thường là công ty mẹ) chi phí sử dụng sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền... với
giá quá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của mình, đến nổi không có lãi
hoặc thậm chí lỗ. Từ đó, chuyển lợi nhuận đến doanh nghiệp được quyền hưởng giá
trị của tài sản vô hình.

Việc định giá chính xác tài sản vô hình trong các giao dịch này hết sức khó
khăn bởi bản chất của sở hữu tài sản vô hình là độc quyền nên giá chuyển nhượng
tài sản vô hình là giá độc quyền, do đó khó tìm thấy một giao dịch tương đương trên
thị trường để so sánh.

2.2.3.3. Chuyển giá thông qua nâng cao giá nguyên liệu mua từ công ty mẹ hoặc
bên liên kết

Bằng việc nâng giá các nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp FDI có thể
thực hiện hành vi chuyển giá theo chủ đích. Cụ thể, khi hoạt động ở nước có thuế

49
suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao, doanh nghiệp FDI sẽ mua nguyên vật liệu từ
bên liên kết với giá được tính cao hơn nhiều so với giá thị trường. Do chi phí đầu
vào tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI sẽ giảm đi tương ứng (nhưng thực chất
một phần lợi nhuận đã được chuyển sang cho bên liên kết), thuế thu nhập doanh
nghiệp vì vậy cũng sẽ giảm, qua đó doanh nghiệp FDI tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.3.4. Chuyển giá thông qua điều tiết lợi nhuận từ dịch vụ bán hàng

Đây là cách thức thường được các bên liên kết áp dụng khi bên bán hàng
chịu thuế ở nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Lúc này, doanh
nghiệp sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hơn
giá thực tế để chuyển lợi nhuận sang doanh nghiệp bán hàng. Mặc dù có lãi nhiều
nhưng do mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nên doanh nghiệp bán hàng chịu
thuế thấp.

2.2.3.5. Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp

Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ cho vay giữa các
thành viên liên kết nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính, như chi phí chênh lệch tỷ
giá, chi phí lãi vay… của doanh nghiệp FDI lên cao, từ đó nhà đầu tư nước ngoài có
thể chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn
để tránh thuế, tránh lỗ. Hình thức chuyển giá này thường được áp dụng trong hai
trường hợp sau:

Trường hợp 1, áp dụng khi một thành viên liên kết ở quốc gia có thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp cao có lãi. Để giảm số thuế phải đóng, thành viên này
sẽ cho một thành viên liên kết khác hoặc công ty mẹ vay với lãi suất thấp (thậm chí
lãi suất bằng 0). Trong trường hợp này, doanh nghiệp cho vay chuyển được tiền về
công ty mẹ (hoặc thông qua thành viên liên kết khác) nhưng toàn tập đoàn không
phải trả thêm chi phí từ dịch vụ vay tiền (hoặc chi phí rất thấp) do chính sách cho
vay nội bộ.

Trường hợp 2, cũng áp dụng khi một thành viên liên kết ở quốc gia có thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, có lãi; song bên vay không phải là thành viên
khác hoặc công ty mẹ mà chính doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có lãi vay tiền của
công ty mẹ hoặc thành viên khác trong tập đoàn với lãi suất cao nhất có thể, từ đó
làm cho lợi nhuận trước thuế (đã trừ đi lãi vay) đạt thấp, doanh nghiệp giảm được
số thuế phải nộp hoặc có thể số thuế bằng 0 do thua lỗ bởi vay tiền với lãi suất cao.

50
Bên cho vay chịu thuế ở nơi có thuế suất đối với tiền lãi thấp, từ đó tổng lợi nhuận
của tập đoàn đạt được là lớn nhất.

2.2.3.6. Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn

Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và
các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn được bán từ công ty nơi sản xuất
hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó trung tâm này bán lại cho công ty
phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này doanh
nghiệp định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn.
Trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất tới thẳng
công ty phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn.

2.2.4. Những xu hướng mới tác động đến chuyển giá hiện nay

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và xu hướng vận động của dòng vốn FDI đã
có nhiều tác động đến chuyển giá. Có 5 yếu tố kết hợp tạo nên cái mà Price
Waterhouse Coopers (2013) - một trong số những công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới - gọi là “perfect storm” (Cơn bão hoàn hảo) về chuyển giá [141, tr. 13], cụ thể:

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của
thương mại quốc tế đã làm gia tăng quy mô và sức mạnh kinh tế toàn cầu của các
công ty đa quốc gia. Một tập đoàn đa quốc gia có thể có chi nhánh, các công ty
thành viên ở rất nhiều quốc gia mà ở các quốc gia đó chính sách thuế là khác nhau
và tạo nên sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia.
Khai thác yếu tố này, các tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh giao dịch nội bộ, thực hiện
các thủ thuật chuyển giá để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.

Thứ hai, cùng với xu hướng vận động của dòng vốn FDI, các tập đoàn đa
quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội thuận lợi để lựa chọn địa điểm đầu tư, thành lập
doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Đặc biệt, sự gia tăng FDI tại các quốc gia đang phát triển khiến cho các giao dịch
nội bộ trong các tập đoàn đa quốc gia ngày càng được đẩy mạnh, chiếm khoảng
50% - 60% giao dịch trên thế giới [122],[140],[156]. Sự gia tăng này buộc các nước
tiếp nhận đầu tư phải đối mặt với những khác biệt về thông lệ kế toán, văn hóa
doanh nghiệp và những quy định pháp lý về thuế khác nhau giữa các nước. Theo
OECD, cấu trúc của các giao dịch trong một tập đoàn đa quốc gia đang dần thay
đổi. Phần lớn các giao dịch quốc tế ngày nay không chỉ bị chi phối bởi các tác nhân

51
thị trường, mà còn bị dẫn dắt bởi các tác nhân được điều chỉnh bằng lợi ích chung
của các thực thể trong tập đoàn.

Thứ ba, xu hướng sản xuất dây chuyền quốc tế và việc các nước đẩy mạnh
việc tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến
việc các bộ phận của sản phẩm được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế
giới và có nghĩa rằng hoạt động của các công ty đa quốc gia hiện đang được điều
tiết bởi nhiều luật thuế khác nhau. Điều này vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời
cũng dẫn đến nhiều rủi ro cho các công ty này. Hiện nay, ngày càng nhiều sản
phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua chi nhánh của các công ty đa quốc gia hơn
là thông qua xuất khẩu trực tiếp.

Thứ tư, sự cần thiết phải đem lại giá trị cao nhất cho các cổ đông của mình
khiến cho việc giảm gánh nặng thuế trở thành một phần quan trọng trong mô hình
kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Vì thế các công ty đa quốc gia thay vì tập
trung vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng bán hàng…
để tăng lãi thì họ lại chuyển hướng chi cho các nghiên cứu về chuyển giá nhằm
giảm gánh nặng thuế phải nộp.

Thứ năm, thời đại của nền kinh tế tri thức đã làm tăng giá trị của sở hữu trí
tuệ và công nghệ. Phần lớn giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ hình thành là nhờ
kiến thức chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng quản lý và ý tưởng sáng tạo được đưa vào
thiết kế sản phẩm, thử nghiệm và sản xuất. Chính vì giá trị quan trọng của sở hữu trí
tuệ và việc nó dễ dàng bị đánh cắp nên nhiều công ty đa quốc gia và thậm chí các
doanh nghiệp FDI có quy mô nhỏ phải bảo vệ bằng cách chỉ sử dụng trong các giao
dịch nội bộ. Việc sử dụng các kiến thức thuộc quyền sở hữu kỹ thuật và sở hữu trí
tuệ như là các tài sản chiến lược (tài sản vô hình) đồng nghĩa với việc không có một
thị trường công khai sẵn có cho các hoạt động này. Việc xác định đúng giá các tài
sản vô hình là không thể bởi vì các giao dịch mua bán ngoài đơn giản không tồn tại
cho hầu hết các sản phẩm và các dịch vụ này. Do vậy, việc dịch chuyển tài sản vô
hình tới các nước được xem như “thiên đường thuế” có thể dẫn đến việc chuyển giá,
trốn thuế [122].

Năm yếu tố trên, kết hợp lại, tạo nên những bước chuyển mới trong chuyển
giá hiện nay. Rõ ràng, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sâu, rộng gắn liền
với sự phát triển của kinh tế tri thức đã tạo ra một “cục diện” mới cho hoạt động
chuyển giá. Trong bối cảnh hiện nay, các nguồn lực kinh tế ngày càng dễ di chuyển

52
từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn cầu và chúng bị dẫn dắt, chi phối chủ
yếu bởi các tập đoàn đa quốc gia. Mặt khác, nguyên tắc bành trướng ra khắp thế
giới của các tập đoàn đa quốc gia cũng dần thay đổi. Nếu như trước đây, đầu tư ra
nước ngoài của các tập đoàn này gắn liền với hiện tượng “xuất khẩu tư bản thừa” thì
ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, việc phân bố vốn đầu tư và triển khai hoạt
động kinh doanh của chúng lại được vận hành theo nguyên tắc của chuỗi cung ứng
toàn cầu, nhằm đảm bảo tổ chức sản xuất hiệu quả trên quy mô toàn cầu [54]. Cùng
với điều đó, việc nắm giữ hầu hết lượng vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện hơn 80%
khối lượng thương mại thế giới, có trong tay hầu hết các công nghệ tiên tiến và đi
đầu trong các hoạt động nghiên cứu và triển khai, các tập đoàn đa quốc gia trở thành
một lực lượng kinh tế hùng mạnh, có khả năng áp đặt các quy tắc và luật chơi mới
trong nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là các đường
biên giới kinh tế quốc gia “mờ đi”, vai trò nhà nước quốc gia bị thu hẹp [55]. Tất cả
những yếu tố như vậy rõ ràng tạo ra những điều kiện và “năng lực” mới cho các tập
đoàn đa quốc gia trong việc thực hiện hành vi chuyển giá.

Như vậy, xét về góc độ kinh tế chính trị, chuyển giá đang trở thành và ngày
càng rõ hơn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thế giới, bị dẫn dắt, chi phối
bởi sức mạnh và lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia. Điều đáng nói ở đây, là
chuyển giá làm gia tăng lợi ích cho tập đoàn đa quốc gia song không làm cho lợi ích
chung của xã hội, hiểu theo nghĩa tổng thể, tăng lên, mà chỉ là việc “chuyển” lợi ích
từ chủ thể này sang chủ thể khác; hay nói cách khác, khi lợi ích của doanh nghiệp
FDI tăng lên (nhờ chuyển giá) thì lợi ích của nước tiếp nhận đầu tư bị mất đi tương
ứng. Đây cũng chính là mâu thuẫn giữa doanh nghiệp FDI với nước chủ nhà.
Những vấn đề lý thuyết trên sẽ giúp cho các nước có phương pháp tiếp cận đúng
hơn với vấn đề chuyển giá để có quan điểm, định hướng và giải pháp ứng phó với
chuyển giá phù hợp.

2.3. Tác động của hành vi chuyển giá


2.3.1. Tác động của chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI

2.3.1.2. Tác động có lợi

- Chuyển giá sẽ tác động đến các quyết định về tài chính của doanh nghiệp
FDI có hoạt động liên kết, thông qua đó, các nhà quản trị thực hiện việc phân phối,
điều chỉnh lợi nhuận, tăng khả năng thu hồi vốn, điều chỉnh nguồn vốn đầu tư, kiểm
soát lưu chuyển tiền tệ và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu nhất.

53
- Doanh nghiệp FDI nhờ chuyển giá sẽ giảm được số thuế phải nộp, gia tăng
lợi nhuận tổng thể. Từ đó doanh nghiệp FDI có thể nâng cao khả năng cạnh tranh,
tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, khai thác tiềm năng ở
các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đồng thời phân tán rủi ro.

- Chuyển giá thông qua định giá cao tài sản (hữu hình và vô hình) khi thành
lập doanh nghiệp mới hoặc góp vốn đầu tư sẽ giúp cho doanh nghiệp FDI và công
ty mẹ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình và vô hình của mình. Mặt khác,
thông qua hình thức này, những thiết bị lỗi thời sẽ được đưa sang nước có trình
độ công nghệ thấp hơn, giúp cho doanh nghiệp vừa thanh lý tài sản nhanh chóng,
vừa có thêm nguồn vốn để nâng cấp công nghệ.

- Chuyển giá giúp doanh nghiệp FDI và công ty mẹ có thể tránh được rủi ro
trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, vì hoạt động này thường được đầu tư một
nguồn chi phí không nhỏ song không phải lúc nào cũng mang lại thành công. Ngoài
ra, chuyển giá sẽ giúp doanh nghiệp giảm được một số rủi ro khi có biến động về tỷ
giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu…

- Doanh nghiệp FDI nhờ có lợi thế về giá trị tài sản góp vốn thông qua
chuyển giá sẽ lợi thế trong quản lý, lợi nhuận được chia từ đó thao túng được doanh
nghiệp liên doanh, tiến tới thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp, biến doanh nghiệp liên
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

- Muốn thực hiện chuyển giá, doanh nghiệp FDI phải có các thành viên liên
kết hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan (thường là công ty mẹ
và các thành viên khác trong tập đoàn) để có thể thực hiện việc chuyển giao sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho nhau, do vậy, chuyển giá sẽ kích thích các tập đoàn đa
dạng hóa các ngành nghề, dịch vụ như nghiên cứu phát triển công nghệ mới, dịch
vụ quảng cáo, dịch vụ bán hàng, dịch vụ tư vấn - quản lý - huấn luyện cán bộ để hỗ
trợ cho doanh nghiệp FDI.

- Chuyển giá giúp cho doanh nghiệp FDI linh hoạt, năng động hơn trong xây
dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược tài chính trong môi trường toàn cầu hóa
kinh tế.

54
2.3.1.2. Tác động nguy hại

- Doanh nghiệp FDI có khả năng bị cơ quan thuế nước sở tại xử phạt khi bị
phát hiện có hành vi chuyển giá. Tùy theo quy mô chuyển giá và các quy định pháp
luật của từng quốc gia, sẽ có những hình thức phạt cao hoặc thấp khác nhau. Ngoài
xử phạt bằng tiền, có nơi còn chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.

- Ở doanh nghiệp FDI chuyển giá, kết quả hạch toán phản ánh không trung thực
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, đặt trong mối quan hệ với tập
đoàn thì việc hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ thiếu cơ sở thực tiễn tin cậy.

- Thực hiện chuyển giá sẽ làm cho hoạt động tài chính của toàn tập đoàn
phức tạp hơn vì chính sách thuế của mỗi quốc gia khác nhau và có sự thay đổi, dẫn
đến chiến lược chuyển giá của công ty cũng phải thay đổi theo.

- Hành vi chuyển giá có ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp, từ đó
tác động tiêu cực đến hình ảnh và kết quả tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Trong thực tiễn, một số doanh nghiệp chuyển giá bị công chúng lên án và tẩy chay
như hiện tượng của Starbucks (Anh). Cuối năm 2012, hàng ngàn người đã biểu tình
ở London (Anh) để phản đối hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế của Starbucks và
kêu gọi dân chúng tẩy chay sản phẩm của công ty này. Sau đó, Starbucks tuyên bố
sẽ "tình nguyện" đóng thêm 20 triệu bảng (32 triệu USD) tiền thuế nhưng việc này
càng làm cho dân chúng phẫn nộ hơn vì họ cho rằng số tiền này chỉ là “cái đuôi
chuột” do Starbucks có hơn 700 cửa hàng ở Vương quốc Anh, năm 2012 đạt doanh
thu hơn 3 tỷ bảng Anh (4,8 tỷ USD) [141].

2.3.2. Tác động của chuyển giá đối với nước “được” chuyển lợi nhuận đến

2.3.2.1. Tác động có lợi

- Thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đăng ký hoạt động (chi nhánh,
công ty con hoặc trụ sở chính), kích thích sự phát triển các ngành nghề phục vụ cho
mục tiêu chuyển giá như nghiên cứu phát triển, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ bán
hàng, dịch vụ tư vấn - quản lý - huấn luyện cán bộ…

55
- Có cơ hội phát triển thị trường nguyên liệu và phát triển sản xuất các sản
phẩm trung gian có hàm lượng tri thức/sở hữu trí tuệ cao để cung cấp cho các công
ty đa quốc gia.

- Trong trường hợp đây là nước có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp
song quy mô (lớn) của các “khoản thu nhập chịu thuế” từ nơi khác chuyển đến có
thể sẽ làm cho nguồn thu thuế nhiều hơn (trừ các nước có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp quá thấp hoặc thuế suất thuế thu nhập 0%).

2.3.2.1. Tác động nguy hại

Trong dài hạn, sẽ phải đương đầu với các khó khăn tài chính do nguồn thu
thuế dựa trên lợi nhuận có được từ chuyển giá không bền vững và nguồn thu này
không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế [84].

2.3.3. Tác động của hành vi chuyển giá đối với nước tiếp nhận đầu tư

2.3.3.1. Tác động có lợi

- Trong trường hợp nước tiếp nhận vốn đầu tư có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp thấp hơn nước sở hữu doanh nghiệp FDI, thì doanh nghiệp FDI có thể
sẽ chuyển giá theo hướng chuyển lợi nhuận đến nước tiếp nhận đầu tư để đóng thuế.
Lúc này, nước nhận đầu tư sẽ có thêm nguồn thu. Tuy nhiên, thường những nước
như vậy phải có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức thấp hoặc là “thiên
đường thuế”.

- Ở một góc cạnh khác, với mục tiêu thu hút FDI bằng mọi giá, việc không
quan tâm nhiều đến hành vi chuyển giá cũng sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư dễ dàng
thu hút nguồn vốn FDI hơn để giải quyết những vấn đề khác như tăng vốn đầu tư,
tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, tiếp thu khoa học – công nghệ, phát
triển công nghiệp phụ trợ… Như vậy, chuyển giá mặc dù làm cho nước tiếp nhận
đầu tư mất nguồn thu về thuế nhưng lại đạt được các mục tiêu nêu trên.

2.3.3.2. Tác động nguy hại

- Chuyển giá theo hướng chuyển lợi nhuận đi sẽ làm cho nước sở tại mất một
nguồn thu đáng kể từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp, vô hiệu hóa phần nào
quyền đánh thuế hợp pháp của quốc gia này đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp FDI. Đây là nguồn gốc của sự “thiếu hụt thuế” [120, tr. 322]. Tùy

56
theo quy mô chuyển giá và quy mô và tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có
FDI đối với nước sở tại, nguồn thuế bị thất thu này có thể lên đến hàng chục, thậm
chí hàng trăm tỷ USD.

Trong trường hợp nước chủ nhà có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp hơn, do thu nhập được “chuyển” đến, nên nước này sẽ có thêm nguồn thu
thuế. Tuy nhiên kết quả này không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của
doanh nghiệp FDI, không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế và về lâu
dài, nguồn thu này là không bền vững.

- Chuyển giá với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch phân bổ
nguồn lực xã hội của nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ, thuế không chỉ là nguồn
thu ngân sách nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước điều chỉnh các mục tiêu
kinh tế vĩ mô, trong đó có kế hoạch phân bổ nguồn lực xã hội. Nhà nước sử dụng
công cụ thuế để khắc phục một phần các thất bại thị trường, bảo đảm cho việc phân
bổ nguồn lực đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hành vi chuyển giá để giảm thiểu
nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp FDI làm cho nhà nước gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện vai trò của mình thông qua công cụ thuế.

- Trong trường hợp doanh nghiệp FDI chuyển giá thông qua việc mua
nguyên liệu, thiết bị hoặc chi phí sử dụng tài sản vô hình với giá cao thì nước tiếp
nhận đầu tư sẽ mất thêm nguồn ngoại tệ và làm sai lệch cán cân thương mại. Do
doanh nghiệp FDI không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu
lượng lớn thiết bị, nguyên liệu từ nước ngoài làm nên mặc dù khu vực kinh tế FDI
có xuất khẩu song nhập khẩu vẫn lớn, có thể dẫn đến nhập siêu, tác động xấu đến
cán cân thương mại và cán cân vãng lai của nước chủ nhà [7].

- Chuyển giá thông qua khai khống giá trị tài sản cao gấp nhiều lần khi thành
lập mới doanh nghiệp FDI hoặc góp tài sản liên doanh giúp doanh nghiệp FDI khấu
hao tài sản ở mức cao hơn thực tế, từ đó nhanh chóng thu hồi vốn, làm cho nước
tiếp nhận đầu tư mất dần nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm thay đổi cơ
cấu vốn trong nền kinh tế. Ở góc độ khác, nước đang phát triển thu hút vốn FDI kỳ
vọng tiếp thu được khoa học, công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại từ các
doanh nghiệp FDI, song mục tiêu chuyển giá khiến các doanh nghiệp FDI “ưu tiên”
nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu nhằm chuyển giá thuận lợi hơn. Hành vi
này dẫn đến hệ quả nước tiếp nhận đầu tư không đạt được mục tiêu kỳ vọng về tiếp
thu khoa học, công nghệ hiện đại.

57
- Do đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận từ chuyển giá, doanh nghiệp FDI
sẽ không coi trọng, dồn sức đầu tư để nâng cao hiệu quả quản lý, năng suất lao
động, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, cắt giảm chi phí… Như vậy, một trong những mục tiêu của nước tiếp nhận đầu
tư là nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực không thực hiện được.

- Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành
mạnh, thiếu bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Chi phí
thuế được các chủ thể trong nền kinh tế coi là một khoản chi phí trong hoạt động
kinh tế của mình. Một trong những yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối
với các chủ thể trong nền kinh tế là giảm chi phí hoạt động. Chuyển giá để giảm số
thuế phải đóng cũng là một hình thức giảm chi phí. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp
FDI bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn doanh nghiệp trong nước có cùng ngành
hàng hoặc thậm chí bán phá giá để cạnh tranh, lúc này cạnh tranh không bình đẳng
xảy ra, doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần, có thể bị thua lỗ, bị phá sản hoặc
phải chuyển sang kinh doanh ngành hàng khác. Như vậy, thông qua chuyển giá,
doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng chi phối thị trường và tạo nên sự cạnh tranh không
lành mạnh. Với sức mạnh của mình và sự hỗ trợ của các thành viên liên kết, doanh
nghiệp FDI sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm
soát giá cả và làm mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do. Lúc này,
thiệt hại mà nước chủ nhà phải chịu bởi chuyển giá gây nên là rất nghiêm trọng; đó
không chỉ là thiệt về kinh tế mà còn có nhiều tác động “kép” khác nữa đến chính trị,
xã hội, như khả năng bị lệ thuộc về kinh tế và từ lệ thuộc vào kinh tế, về lâu dài sẽ
bị lệ thuộc về chính trị [44].

- Doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư khi liên doanh với nước ngoài có
thể bị phía đầu tư nước ngoài thâu tóm, biến thành doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Việc này xảy ra khi phía nước ngoài góp vốn liên doanh bằng thương hiệu, bí
quyết sản xuất, thiết bị máy móc, nguyên liệu đặc biệt… và khai tăng giá trị của các
tài sản đó. Do phải trả chi phí cho phía liên doanh cao nên doanh nghiệp liên doanh
có thể bị thua lỗ. Muốn vực dậy doanh nghiệp, cần tiếp tục đổ vốn vào để thay đổi
công nghệ, nghiên cứu phát triển, tiếp cận thị trường… Trong điều kiện nguồn lực
trong nước hạn chế, hoặc có thể do không chịu nổi tình trạng thua lỗ, buộc phải
thoái vốn, rút khỏi liên doanh, chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài [4],[16].

58
- Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI phản ánh sai lệch kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nếu diễn ra trên diện rộng, mang tính
phổ biến thì phản ánh sai lệch về kết quả hoạt động của cả khu vực kinh tế FDI. Bên
cạnh đó, chuyển giá làm cho chỉ số ICOR của khu vực kinh tế có FDI tăng cao,
thậm chí cao hơn các khu vực khác như kinh tế nhà nước. Điều này kéo theo những
sai lệch trong điều hành kinh tế vĩ mô và hoạch định chính sách của nước tiếp nhận
đầu tư.

- Chuyển giá của doanh nghiệp FDI dưới hình thức nâng cao giá nguyên liệu,
sản phẩm mua vào làm cho thị trường nước tiếp nhận đầu tư phải chịu mức giá cao
bất hợp lý, làm thủ tiêu lợi ích về giá từ hoạt động nhập khẩu đồng thời gây thiệt hại
cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước sở tại, tạo nên những khó khăn mới
cho khả năng kiềm chế lạm phát [7].

- Hành vi chuyển giá làm tăng chi phí quản lý thuế của nước sở tại. Có thể
nói rằng, “cuộc chiến” giữa chống chuyển giá và hành vi chuyển giá của doanh
nghiệp FDI như là một mâu thuẫn không có hồi kết. Để thực hiện hành vi chuyển
giá, doanh nghiệp sử dụng nhiều thủ thuật hết sức đa dạng, tinh vi, phức tạp, thậm
chí tốn một khoản kinh phí lớn để thuê các công ty chuyên nghiên cứu về chuyển
giá tư vấn thủ thuật chuyển giá. Đối lại, cơ quan thuế của nước sở tại phải tìm kiếm
những biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát chuyển giá. Muốn vậy, phải đầu tư về
con người, hệ thống quản lý hiện đại, cơ sở dữ liệu, sự phối hợp liên ngành, hoạt
động thanh tra, kiểm tra… Tuy nhiên, khi nhà nước đưa ra một công cụ kiểm soát
chuyển giá mới phù hợp, thì doanh nghiệp lại có biện pháp khác để đối phó.

Xét về góc độ kinh tế chính trị, chuyển giá, với tư cách là một hiện tượng
kinh tế phổ biến được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hóa, tạo ra sự xung đột lợi ích
giữa các doanh nghiệp FDI với nước chủ nhà. Bên cạnh vấn đề phân phối lại lợi ích,
hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI còn có thể tạo ra một số tác động tiêu
cực khác đến nước tiếp nhận đầu tư. Những tác động tiêu cực đó không chỉ giới hạn
trong phạm vi lĩnh vực kinh tế mà đôi khi chúng có thể trở thành vấn đề chính trị -
xã hội phức tạp. Đối với các nước đang phát triển, những tác động tiêu cực có điều
kiện để bộc lộ rõ hơn với quy mô lớn hơn. Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có
những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI, lợi ích của việc thu hút FDI có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng.

59
Chương 3
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ
TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI,
MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA

3.1. Tình hình chuyển giá ở một số nước trên thế giới

3.1.1. Khái quát tình hình

Cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, sự phát triển của các MNCs và
xu hướng vận động của dòng vốn FDI, hoạt động của các MNCs được mở rộng ở
nhiều quốc gia mà ở đó có những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, chế độ thuế và
năng lực quản lý khác nhau. Trong khi đó, do theo đuổi các mục tiêu như lợi nhuận,
phát huy tối đa hiệu quả của dòng tiền, phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường…, các MNCs có thể tính toán, phân bổ các chi phí cho các công ty thành
viên thông qua cơ chế định giá chuyển giao thích hợp đối với các sản phẩm/dịch vụ
được giao dịch xuyên biên giới song vẫn trong phạm vi nội bộ của tập đoàn để khai
thác sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia. Bằng cách này, các MNCs
sẽ giảm thiểu được nghĩa vụ thuế và do đó tăng tương ứng lợi nhuận tổng thể khi lợi
nhuận được chuyển đến nơi có thuế suất thấp/thiên đường thuế hoặc nơi ít có khả
năng bị điều tra. Điều này đúng như nhận định “Chuyển giá được sử dụng bởi hầu
hết tất cả MNCs trên toàn thế giới để tạo lợi nhuận theo ý mình và ngày càng trở nên
quan trọng đối với các tập đoàn” [117, tr. 30]. Đây tiếp tục là và sẽ vẫn còn là vấn đề
thuế quốc tế quan trọng nhất đối với tập đoàn đa quốc gia hiện nay [128],[140].

Theo nghiên cứu của hai tổ chức phi lợi nhuận The Center for Tax Justice và
Public Interest Research Group Education Fund (2015), gần 3/4 số doanh nghiệp
trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới về doanh thu - theo đánh giá
xếp hạng của Fortune - đặt chi nhánh hoạt động tại những "thiên đường thuế" như
Bermuda, Ireland, Luxembourg và Hà Lan để tránh thuế. Hệ quả của tình trạng này
là Chính phủ các nước bị thất thu một số lượng lớn tiền thuế mỗi năm. Nếu tính
toàn vùng Eurozone, số tiền thuế bị thất thu hàng năm lên đến khoảng 1.000 tỷ Euro
[43],[58]. Ở Mỹ, 500 doanh nghiệp lớn nhất nước này có thể "găm giữ" hơn 2.100

60
tỷ USD lợi nhuận ở nước ngoài để trốn thuế với ước tính số tiền thuế phải nộp lên
tới 620 tỷ USD nếu chuyển tiền về nước [81] khiến tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ
từng cho rằng hành vi chuyển giá trốn thuế của các công ty Mỹ là một cách gián
tiếp “hút máu” nền kinh tế Mỹ [153]. Tình trạng này cũng diễn ra trên diện rộng ở
các nước có nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển và các nước nghèo trên
thế giới. Mâu thuẫn giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nước tiếp nhận đầu
tư, lợi ích của người dân phải đóng thuế, hưởng các dịch vụ công, an sinh xã hội và
công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế ngày càng gia tăng khi cùng với quá
trình toàn cầu hóa, hoạt động chuyển giá ngày càng có quy mô lớn hơn.

3.1.2. Chuyển giá ở Anh

Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI ở Anh diễn ra ở quy mô lớn,
gây nhiều bức xúc trong dân chúng, đến nỗi vào năm 2012, Quốc hội Anh phải mở
một số phiên điều trần về vấn đề này. Hình thức chuyển giá phổ biến nhất mà các
công ty đa quốc gia hoạt động ở Anh áp dụng là chuyển lợi nhuận đến doanh nghiệp
liên kết đóng ở ngoài nước Anh, nơi có thuế suất thuế thu nhập thấp. Chẳng hạn, tập
đoàn Starbucks (Anh) đã dùng thủ thuật này để chuyển lợi nhuận đến một công ty
liên kết ở Hà Lan, thông qua các hợp đồng vay vốn với lãi suất rất cao và tiền bản
quyền cao. Ở Anh, Starbucks liên tục mở rộng và phát triển nhanh hệ thống các cửa
hàng. Đến thời điểm 2012, Starbuck Anh có hơn 700 cửa hàng ở khắp các nơi trên
đảo quốc này và có tổng doanh thu lũy kế sau 14 năm kinh doanh ở Anh lên đến hơn
3 tỷ Bảng Anh (4,8 tỷ USD). Tuy nhiên, nhờ thực hiện chuyển giá, thường xuyên báo
lỗ nên tổng số tiền thuế mà công ty này nộp trong 14 năm qua chỉ là 8,6 triệu Bảng
Anh (13,7 triệu USD) [65],[142]. Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Anh
là 28%, đáng lẽ Chính phủ Anh có thể thu được một khoản tiền thuế từ Starbucks vào
khoảng 840 triệu Bảng, song lại chỉ thu được hơn 1% của khoản tiền thuế đó! [119]

Một trường hợp điển hình khác về chuyển giá ở Anh là Tập đoàn e.Bay. E.Bay
có tổng doanh thu năm 2010 là 789 triệu Bảng, ước lợi nhuận khoảng 181 triệu Bảng.
Với thuế suất thuế thu nhập tại Anh là 28%, thì e.Bay phải nộp khoảng 51 triệu
Bảng tiền thuế. Tuy nhiên, e.Bay đã thực hiện các thủ thuật chuyển giá để giảm lợi
nhuận xuống còn 4,3 triệu Bảng nên chỉ phải đóng khoảng 1,2 triệu Bảng tiền thuế

61
trong năm 2010. Nếu so với lợi nhuận thực tế thì e.Bay chỉ đóng thuế 0,66 % lợi
nhuận, một tỉ lệ rất thấp so với thuế thu nhập doanh nghiệp ở Anh. Song, cơ quan
thuế của Anh đành phải chấp nhận vì các hoạt động định giá, hạch toán kinh doanh,
nộp thuế của e.Bay đều được xem là" tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế" [119].

Ngoài Starbucks, e.Bay, các tập đoàn khác như Amazon, Google…, một số
chi nhánh của các công ty Mỹ tại Anh cũng được cho là đã thực hiện chuyển giá
để tránh thuế. Hãng luật Pinsent Masons cho biết, nhiều công ty đang làm ăn ở Anh
đã tìm mọi cách để "lách luật" nhằm tránh phải đóng thuế doanh nghiệp một cách
đầy đủ, với khoản tiền thuế tổng cộng lên tới 25 tỷ bảng (khoảng 40 tỷ USD), trong
đó có tới 40% là của các công ty nước ngoài [65].

3.1.3. Chuyển giá ở Mỹ

Hành vi chuyển giá ở Mỹ diễn ra phổ biến đến mức Ủy ban điều tra Thượng
viện Mỹ (PSOI) trong một báo cáo công bố vào tháng 9/2012 đã khẳng định hầu
như tất cả tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Mỹ đều dùng các thủ thuật chuyển giá
để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng theo báo cáo trên, có hơn 1.700 tỷ USD
lợi nhuận của các công ty đa quốc gia của Mỹ ở nước ngoài đã không bị đánh thuế
thu nhập. Một phân tích khác cho thấy, tỷ trọng đóng góp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho ngân sách các bang tại Mỹ giảm sâu, từ khoảng 32% nguồn thu thuế
Liên bang những đầu của thập kỷ 50, xuống còn khoảng 8 - 9% hiện nay. Theo
trang web tài chính Nerd Wallet, 10 công ty ăn nên làm ra nhất ở Mỹ chỉ đóng mức
thuế trung bình 9% trong năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 35%. Mỗi năm, ngành thuế Mỹ bị thất thu vài trăm tỷ USD do
hành vi chuyển giá ở các tập đoàn có hoạt động liên kết [153].

Một nghiên cứu của Pak và Zdanowicz (2002) [139] được Prem Sikka &
Hugh Willmott (2010) trích dẫn trong nghiên cứu “The dark side of transfer pricing:
Its role in tax avoidance and wealth retentiveness” [146] (Tác giả Luận án đã tham
khảo và trích dẫn trong nghiên cứu “Kiểm soát chuyển giá của các tập đoàn đa
quốc gia ở Mỹ”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới số 5
(229)/2015), cho thấy nhiều tập đoàn ở Mỹ thực hiện định giá chuyển giao hàng hóa

62
giữa các thành viên liên kết với mức giá hết sức phi lý. Cụ thể: 1 lít nước táo ép nhập
từ Israel có giá 2.052 USD, 1 thùng thư nhập từ Canada có giá là 1.853,50 USD, 1
thùng nhựa nhập từ Cộng hòa Séc có giá 972,98 USD; 1 kg giấy vệ sinh nhập từ
Trung Quốc có giá 4.121,81 USD, một cặp “nhíp” xe ô tô nhập từ Nhật Bản có giá
4.896 USD, 1 cây bút bi nhập từ Trinidad có giá 8.500 USD. Thực tế, giá của các
mặt hàng trên cao gấp nhiều lần so với giá thị trường.

Bảng 3.1. Giá nhập khẩu hàng hóa “siêu” đắt ở Mỹ

Giá trên thị trường tự


STT Nhập từ Tên hàng Giá (usd)
do (usd)

1 I-xra-en 1 L nước táo ép 2.025,00 43,54 (amazon.com)

2 Canada Thùng thư 1.853,50 24,97 (homedepot.com)

3 Séc Thùng nhựa 972,98 4-41,31 (ebay.com)

Trung 23,94 /48 double rolls


4 1 kg giấy vệ sinh 4.121,81
Quốc (amazon.com)

5 Nhật Bản Nhíp 4.896,00 35 (allibaba.com)

57,57 (Parker) – 427


6 Trinidad Bút bi 8.500,00
(Mont Blanc) (ebay.com)

Nguồn: Prem Sikka & Hugh Willmott (2010) “The dark side of transfer pricing: Its
role in tax avoidance and wealth retentiveness” và tổng hợp của tác giả từ các
website kinh doanh trực tuyến.

Trong khi nhập khẩu với giá đắt một cách phi lý thì giá xuất khẩu hàng hóa
từ Mỹ ra nước khác lại rất thấp. Cụ thể: 1 tấm tường nhà lắp ghép xuất sang
Trinidad có giá 1,20 USD, 1 xe ủi đất xuất sang Venezuela chỉ 387,83 USD, 1 bộ
thiết bị vệ sinh gồm bệ xí và bình đựng nước xuất sang Hồng Kông có giá 1,75
USD, 1 súng phóng lựu đạn xuất sang Israel chỉ với 52,03 USD.

63
Bảng 3.2. Giá xuất khẩu “siêu” rẻ từ Mỹ

Giá Giá trên thị trường tự do


STT Tên hàng Xuất đến
(usd) (usd)
Tấm tường
1 Trinidad 1,20 46,944 (ebay.com)
lắp ghép
128.000
2 Xe ủi hạng nặng Venezuela 387,83
(made-in-china.com)

3 Thiết bị vệ sinh Hồng Kông 1,75 485 (ebay.com)

Súng phóng 7000-10.000


4 I-xra-en 52,03
lựu đạn (nguồn riêng của tác giả)

Nguồn: Prem Sikka & Hugh Willmott (2010) “The dark side of transfer
pricing: Its role in tax avoidance and wealth retentiveness” và tổng hợp của tác giả
từ các website kinh doanh trực tuyến.

Sau đây là một số trường hợp chuyển giá điển hình ở Mỹ:

- Enron là một công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ, có khoảng 3.500 chi
nhánh và công ty con trong và ngoài nước Mỹ. Bằng cách thiết kế các chính sách
chuyển giá thích hợp, Enron đã chuyển thu nhập đến các nơi “trú ẩn” thuế như Turks,
Caicos, Bermuda, Mauritius. Nhờ vậy, trong 5 năm từ 1996 - 2000, mặc dù lợi nhuận
đạt 1.785 tỷ USD nhưng Enron không phải chịu một đồng thuế nào [146, tr. 351].

- Công ty World Com - tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ có trụ sở chính tại
bang Mississipi (Hoa Kỳ), đã tạo ra tài sản “quản lý tầm nhìn xa”, bí mật kinh
doanh, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, sở hữu trí tuệ - một loại tài sản vô hình - để
thực hiện chuyển giá. Công ty mẹ đăng ký tài sản này ở các nước có thuế suất thấp
và cấp phép sử dụng cho các công ty con ở Mỹ, sau đó thu lại tiền phí bản quyền
hàng năm khá lớn, đến nỗi giảm được 25 triệu USD tiền thuế trong năm đầu tiên và
170 triệu USD trong 5 năm sau đó. Người ta đã chứng minh, trong giai đoạn 1998 –
2001, tiền bản quyền chiếm đến 80-90% thu nhập ròng của công ty con thậm chí
vượt xa thu nhập ròng của tổng công ty hàng năm [111, tr. 253].

64
- Glaxo Smith Kline - một công ty dược phẩm toàn cầu của Mỹ, cũng là một
điển hình về chuyển giá. Công ty này đặt trụ sở chính ở ngoài nước Mỹ và mở chi
nhánh ở nước Mỹ. Trong khi phần lớn doanh thu mang lại cho Glaxo Smith Kline
có được nhờ vào hoạt động tiếp thị, quảng cáo rầm rộ và hiệu quả nhưng công ty mẹ
(ngoài nước Mỹ) lại tính phí cho dịch vụ tiếp thị, quảng cáo do chi nhánh này thực
hiện quá thấp. Điều này đã hạ thấp thu nhập của chi nhánh tại Mỹ trong suốt thời
gian 7 năm liên tục, từ 1989 – 1996, qua đó giúp Công ty trốn được khoảng 5,2 tỷ
USD tiền thuế trong giai đoạn này. Đến năm 2000, sau nhiều năm đàm phán và kiện
tụng dai dẳng, Glaxo Smith Kline đồng ý giải quyết tranh chấp bằng việc thanh toán
thêm khoản tiền 3,4 tỷ đô la Mỹ tiền thuế [153].

- Microsoft - một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đặt trụ sở chính tại
Washington (Hoa Kỳ), chuyên phát triển sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm
và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Để phục
vụ cho việc chuyển giá, vào năm 2001, Microsoft thành lập một công ty con ở
Dublin có tên là Round Island One Limited. Ba năm sau, Round Island One Limited
đã kiểm soát 16 tỷ USD của Microsoft với lợi nhuận gộp gần 9 tỷ USD, xấp xỉ 22%
lợi nhuận toàn cầu của công ty. Phần lớn thu nhập của Round Island One Limited
đến từ tiền bản quyền và phí cấp giấy phép cho các mã phần mềm có bản quyền
được sản xuất tại Mỹ. Nhờ hình thức chuyển lợi nhuận này mà Microsoft giảm được
ít nhất 500 triệu USD tiền thuế mỗi năm [111, tr. 253].

- Apple là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt
tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California (Hoa kỳ). Apple thành lập nhiều
công ty con ở các “thiên đường thuế” hoặc nước có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp như Luxembourg, Hà Lan, Ireland, quần đảo British Virgin... Các công
ty con này có khoảng 120 tỷ USD và được công ty mẹ tại Mỹ vay với lãi suất cao,
vì thế một phần lợi nhuận đáng kể đã bị “điều chuyển” ra khỏi nước Mỹ. Nhờ vậy,
mặc dù đạt mức lãi lên đến 34,2 tỷ USD năm 2011, nhưng Apple chỉ đóng thuế 3,3 tỷ
USD (chưa đầy 10%). Riêng ở Mỹ, Apple đã giảm được 2,4 tỷ USD tiền thuế trong
năm 2011 [58].

65
3.1.4. Chuyển giá ở Trung Quốc

Với mục tiêu thu hút vốn, khoa học - công nghệ từ các nước phát triển,
Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn nên số lượng
công ty đa quốc gia đầu tư vào Trung Quốc tăng nhanh. Những năm trước năm
2000 có khoảng 140.000 doanh nghiệp, đến năm 2004, lên đến 490.000 doanh
nghiệp và hiện nay khoảng 1 triệu doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Trung bình
mỗi năm Trung Quốc thu hút khoảng 80 - 100 tỷ đô la Mỹ từ các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc gia tăng số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư
vào Trung Quốc thì tình hình chuyển giá ở nước này cũng rất phức tạp. Hệ quả là
tình trạng các doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ diễn ra một cách phổ biến. Năm
1993 có 54% số doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc báo cáo thua lỗ, con số này của
năm 1994 là 63% và của năm 1995 là 70%. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý kinh tế
Trung Quốc thì đây chủ yếu là hiện tượng “lỗ giả, lãi thật” thông qua việc chuyển
giá. Hành vi này làm cho Trung Quốc thất thu một khoản thuế lớn, vào khoảng 7,1
tỷ đô la Mỹ riêng 3 năm từ 1994 - 1996. Trong giai đoạn 1996 - 2000, có khoảng 60
- 65% doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc thông báo “lợi nhuận chịu thuế âm” và đã
không đóng thuế [117]. Mặc dù thua lỗ liên tục và thâm hụt cả vào vốn sở hữu song
các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc không những không rút vốn khỏi Trung Quốc
mà còn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng. Bản khảo sát của Cục
Thống kê quốc gia Trung Quốc năm 2007 cho thấy gần 2/3 doanh nghiệp nước
ngoài báo cáo thua lỗ đã đưa ra các báo cáo sai lệch và sử dụng hình thức chuyển
giá nhằm tránh phải nộp khoản tiền thuế lên đến 30 tỷ Nhân Dân tệ (4,39 tỷ đô la
Mỹ). Trước thực trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố: “Trốn thuế thông
qua chuyển giá của các công ty đa quốc gia chiếm 60% tổng số thuế thất thoát”, và
từ đó “gần 90% doanh nghiệp nước ngoài đang tạo ra lợi nhuận ngầm chủ yếu theo
hình thức chuyển giá để trốn thuế...” [123].

Để thực hiện chuyển giá, các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc đã điều chỉnh
giá xuất, nhập khẩu thiết bị, hàng hóa một cách phù hợp, qua đó chuyển lợi nhuận
sang một doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
Cụ thể, trong một số trường hợp, hàng xuất khẩu của các tập đoàn đa quốc gia tại

66
Trung Quốc thấp hơn giá trung bình 17%, trong khi giá hàng nhập khẩu lại đắt hơn
giá trung bình tới 9% [86]. Wang (2003), khi nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô
đã chỉ ra rằng, bằng việc “gắn một mức giá cao hơn thị trường lên trang thiết bị,
phụ tùng và vật liệu thô, các tập đoàn nước ngoài có thể lách qua một loạt các quy
định về việc chuyển lợi nhuận và giảm tối đa mức thu nhập nội địa” [155].

3.1.5. Chuyển giá ở Nga

Lượng vốn FDI đầu tư vào Nga thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, tuy vậy,
tình hình chuyển giá ở Nga cũng rất phức tạp. Ngành dầu khí Nga là ngành có quy
mô chuyển giá lớn nhất. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, xuất khẩu dầu và
khí đốt của Nga chiếm khoảng 25% GDP của nước này song trên thực tế, năm
2004, sản lượng ngành dầu khí nước này chỉ chiếm khoảng 9% GDP. Nguyên nhân
chính của sự khác biệt trên là do các tập đoàn kinh doanh dầu khí ở Nga đã lợi dụng
những lổ hổng về thuế gắn để chuyển giá, bằng cách tạo ra một loạt các công ty liên
kết ở trong và ngoài nước Nga để mua dầu với giá thấp từ phía sản xuất và sau đó
bán lại thông qua trung gian với giá cao. Cụ thể, các công ty mẹ ở Nga bán sản
phẩm của mình cho công ty con ở ngoài nước Nga với giá thấp hơn giá thị trường;
những công ty con này lại bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với giá thị
trường và ăn chênh lệch… Các công ty con này thường đặt tại vùng sâu vùng xa,
thậm chí một số công ty còn biến mất ngay sau khi họ đã thực hiện tối đa các giao
dịch với người tiêu dùng [144]. Một báo cáo của Cục Kiểm toán Nga đã nhấn mạnh
rằng 80% than xuất khẩu từ Nga được bán thông qua các tổ chức nước ngoài. Các
công ty thương mại đăng ký kinh doanh tại nước ngoài đã tích lũy được doanh thu
lớn từ việc bán than nhờ các nhà sản xuất than tại Nga bán cho họ với giá giảm từ
30 - 54% so với giá thế giới. Kết quả là, các công ty mẹ đã tránh được thuế bởi vì
lợi nhuận không được hạch toán tại Nga [146, tr. 348].

Với thủ thuật trên, Công ty khí đốt Gazprom đã thành lập ở bang
Jacksonville, Mỹ một công ty con có tên là Itera. Công ty Gazprom bán khí đốt cho
Itera với giá từ 2 - 4 đô la Mỹ mỗi 1000m3, sau đó Itera bán lại cho các nước cộng

67
hòa Nga với mức giá từ 30 - 90 đô la Mỹ mỗi 1000m3. Phần lợi nhuận tất nhiên
được giữ lại tại Itera, Mỹ [117].

Trường hợp chuyển giá bị Chính phủ Nga mạnh tay xử lý là Tập đoàn năng
lượng lớn nhất nước Nga - Yukos. Nhằm “né” thuế, Yukos đã xây dựng một vài
công ty liên kết ở Thụy Sĩ, Gibraltar, Panama để thực hiện các thủ thuật chuyển giá.
Qua đó, Yukos và các chi nhánh của mình giảm doanh thu lên tới 210 tỷ Rúp trong
năm 2000. Theo Chính phủ Nga, Yukos đã bán dầu thô thấp hơn giá thị trường cho
các công ty liên kết trên (được đặt tại vùng thuế ưu đãi). Các công ty này lại bán lại
dầu cho thị trường Nga và nước ngoài theo mức giá thị trường. Tập đoàn Yukos
kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động và tài chính của các công ty liên kết thông qua vị
trí của giám đốc, quyền hạn của luật sư và các thỏa thuận với công ty liên kết mà
theo đó Yukos đã tổ chức mua bán, vận chuyển, chế biến và giao hàng. Hầu hết các
giao dịch của công ty liên kết này đều đã được thực hiện với các chi nhánh của
Yukos. Tập đoàn này nhận được tiền hoa hồng danh nghĩa cho phí dịch vụ (0,01-
0,5%); còn các công ty liên kết thì nhận được phần lớn lợi nhuận. Các thủ thuật
chuyển giá đã cho phép Yukos trốn thuế. Các nghiên cứu về chuyển giá ở Nga đã
ước tính rằng, trong giai đoạn 1995-1999, kim ngạch xuất khẩu của 25 mặt hàng từ
Nga sang Mỹ có thể ở dưới mức giá thị trường khoảng 7,24 tỷ đô la Mỹ, trong khi
kim ngạch nhập khẩu có khả năng bị định giá cao gần 1,7 tỷ đô la Mỹ, dẫn đến khả
năng làm thất thoát nguồn vốn 8,92 tỷ đô la Mỹ [146, tr. 348].

Đứng trước nguy cơ chuyển giá của các công ty quốc tế ngày càng lan rộng,
lãnh đạo các quốc gia đang nỗ lực hợp tác với nhau kiểm soát hành vi chuyển giá
của các MNCs. Bộ trưởng Tài chính Anh – Osborne, cho rằng từng quốc gia riêng
lẻ sẽ không thể ngăn chặn hành vi né thuế của MNCs bởi “không một quốc gia
riêng lẻ nào có thể tạo ra một hệ thống thuế quốc tế” [138]. Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) đề ra một kế hoạch hành động cụ thể cho G-20, theo đó
có ba ủy ban hỗ trợ OECD để lập kế hoạch hành động kiểm soát chuyển giá: Anh
đóng vai trò chủ tịch một ủy ban giám sát hành vi chuyển giá (phương thức mà tập

68
đoàn đa quốc gia tính toán chuyển các khoản chi qua các chi nhánh ở nhiều nước
khác nhau); Đức chủ trì một ủy ban điều tra cách các công ty phù phép giảm lợi
nhuận và tài sản chịu thuế; Pháp và Mỹ dẫn đầu một ủy ban xác định quyền đánh
thuế lên các hành vi kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử [58].

3.2. Kinh nghiệm ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI của OECD
và một số nước phát triển

3.2.1. Kinh nghiệm từ hướng dẫn của OECD

Nhằm ngăn chặn việc chuyển giá trong nội bộ các MNCs với mục đích trốn
thuế, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã biên soạn và xuất bản cuốn
cẩm nang hướng dẫn quản lý giá chuyển nhượng trong nội bộ của các MNCs để các
nước vận dụng thống nhất. Theo cuốn cẩm nang này thì việc xác định giá giao dịch
giữa các công ty liên kết trong cùng một Tập đoàn phải dựa trên nguyên tắc giá thị
trường khách quan. Theo nguyên tắc này thì giá giao dịch giữa những công ty thành
viên trong MNCs phải được xem xét như giá giao dịch trên thị trường cạnh tranh
hoàn hảo hoặc như giá giao dịch với công ty không quen biết (công ty độc lập). Nếu
giá giao dịch trong nội bộ MNCs không tuân thủ nguyên tắc này thì cơ quan thuế có
quyền điều chỉnh lại mức giá theo nguyên tắc thị trường khách quan và do đó thu
nhập của công ty cũng bị điều chỉnh theo.

Như vậy, OECD không khuyến nghị các giải pháp cụ thể để “chống” lại
hành vi chuyển giá của doanh nghiệp có quan hệ liên kết, như việc thanh tra, kiểm
tra, chế tài xử phạt… mà đặt ra nguyên tắc và phương pháp để tính giá đối với các
giao dịch liên kết, đó là nguyên tắc căn bản giá thị trường (arm’s length principle)
và các phương pháp xác định giá thị trường như sau:

*Phương pháp so sánh giá thị trường tự do

Đây là phương pháp so sánh giữa giá giao dịch chịu sự kiểm soát (giao dịch
giữa các bên liên kết) và giá của giao dịch độc lập trong hoàn cảnh và điều kiện
tương tự nhau. Sau khi đã loại trừ các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá
(giá giao dịch chịu sự kiểm soát với giá giao dịch độc lập), giá được lấy làm căn cứ
để xác đinh giá giao dịch nội bộ của MNCs là giá giao dịch độc lập.

69
Nói chung đây là phương pháp xác định giá giao dịch lý tưởng nhất, song rất
khó thực hiện, bởi lẽ trong thực tế khó tìm thấy một công ty độc lập nằm ngoài
MNCs có đặc tính kinh doanh, quy mô và sản phẩm tương tự hoặc giống như công
ty thành viên trong MNCs để so sánh. Trong thực tế chỉ cần một điểm khác biệt nào
đó cũng làm cho giá cả giao dịch bị thay đổi. Thông thường phương pháp này được
áp dụng khi công ty mẹ hay các công ty con cung cấp các sản phẩm cho nhau, đồng
thời cung cấp cho công ty độc lập cùng một loại sản phẩm.

*Phương pháp dựa vào giá bán ra (Resale Price Method-RP)

Phương pháp này dựa vào giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch độc lập
của cơ sở kinh doanh để xác định giá mua vào sản phẩm đó từ giao dịch liên kết.

Giá mua vào được xác định trên cơ sở giá của sản phẩm được bán ra trong
các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) chi phí khác được tính trong giá
sản phẩm mua vào (nếu có). Lợi nhuận gộp là giá trị chênh lệch giữa doanh thu
thuần và giá vốn sản phẩm mua vào được hạch toán theo quy định của chế độ kế
toán. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu
thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị cơ sở kinh doanh thu được
để bù đắp chi phí kinh doanh và có mức lãi hợp lý.

Công thức tính giá mua vào theo phương pháp dựa vào giá bán ra

Giá mua vào = [Dt - (Dt × td)] - Ck

Trong đó:

Dt: doanh thu thuần

Ck: chi phí khác liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ chi phí vận chuyển,
thuế, phí nhập khẩu …) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

td : tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu và được xác định theo công thức:

Trong đó, Gv: Giá hàng hóa, dịch vụ

70
Phương pháp này chỉ áp dụng trong điều kiện không có sự khác biệt về điều
kiện giao dịch khi so sánh giao dịch độc lập với giao dịch liên kết gây ảnh hưởng
trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần). Vì vậy,
phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các
sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và các giao dịch thương mại có
thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu sự biến động của
thời vụ. Đồng thời sản phẩm trước khi bán ra phải không qua khâu gia công, chế
biến, lắp rắp, có khả năng làm thay đổi tính chất sản phẩm gắn với nhãn hiệu
thương mại để làm tăng giá trị sản phẩm một cách đáng kể.

*Phương pháp cộng lãi vào giá vốn hoặc giá thành

Đây là phương pháp căn cứ vào giá vốn hoặc giá thành để xác định giá bán
ra của sản phẩm đó trong giao dịch liên kết

Giá bán = Giá vốn (giá thành) + lãi gộp.

Lãi gộp là giá trị chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (giá thành) của
sản phẩm được hạch toán theo quy định của chế độ kế toán.

Phương pháp này thích hợp cho trường hợp một công ty chuyển thành phẩm
hay bán thành phẩm của mình sang khâu chế biến tiếp theo tại một công ty liên kết
khác và cũng phù hợp với giao dịch về cung cấp dịch vụ.

*Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method-PS)

Đây là phương pháp được xây dựng trên cơ sở giả định loại trừ tất cả các yếu
tố đặc biệt làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch độc lập và coi các bên tham gia
trong giao dịch đều tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận thu được sẽ chia cho các bên tham
gia dựa trên cơ sở vốn góp, rủi ro và chức năng của từng bên tham gia. Đây là
phương pháp không phụ thuộc vào các giao dịch độc lập mà chỉ lấy các tư liệu từ
các giao dịch độc lập làm cơ sở tham khảo. Phương pháp này có hai cách tính:

71
Cách thứ nhất:

Phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn

Trong đó phần góp vốn có thể bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản
khác được quy đổi ra giá trị bằng tiền; tổng lợi nhuận trước thuế TNCT do các
bên liên kết tham gia tạo ra. Tổng vốn đầu tư là tổng các vốn góp.

Cách thứ hai:

Phân bổ lợi nhuận thành hai bước

Bước 1: phân chia lợi nhuận cơ bản. Mỗi bên tham gia giao dịch liên kết
được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình.
Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị của lợi nhuận giao dịch liên kết tổng hợp
mà công ty thu được do chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến yếu tố đặc
thù và duy nhất (ví dụ như độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc
quyền sở hữu trí tuệ).

Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc theo tỷ suất
sinh lời của sản phẩm. Cách tính như sau:
Lợi nhuận cơ bản = tỷ suất lợi nhuận × giá thành

Trong đó:
Giá thành = Giá vốn hàng bán ra + Chi phí R&D + Chi phí bán hàng và quản lý chung

Bước 2: phân chia lợi nhuận phụ trợ. Mỗi bên tham gia nhận được phần lợi
nhuận phụ trợ tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trợ.

Tổng lợi nhuận phụ trợ = Tổng lợi nhuận thu được - tổng lợi nhuận cơ bản

Phần lợi nhuận phụ trội mỗi công ty liên kết tham gia được xác định như sau:

Tổng lợi nhuận phụ trội nhân với tỷ lệ đóng góp của công ty.

72
Phương pháp tách lợi nhuận thường được áp dụng trong trường hợp các bên
liên kết tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là
tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất kinh doanh
chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu
thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.

*Phương pháp so sánh lợi nhuận

Đây là phương pháp dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao
dịch độc lập được chọn để so sánh, để xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong
giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương với nhau.

Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận thuần trước thuế (lợi nhuận
trước thuế) trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản hoạt động sản xuất
kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế có thể cộng thêm (+) chi phí lãi tiền vay hoặc
khấu hao TSCĐ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh trước khi chi trả các
khoản chi phí này. Các tỷ suất sinh lời thường được sử dụng bao gồm:

-Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên doanh thu thuần từ hoạt động SXKD:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tổng chi phí từ hoạt động SXKD:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tài sản hoạt động SXKD:

Tỷ suất này được sử dụng trong trường hợp cơ sở kinh doanh có tài sản cố
định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.

73
Các cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời để so
sánh tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết với giao dịch độc lập và có thể sử dụng
một hay nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài chính để
bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất đã chọn.Việc lựa chọn tỷ suất sinh lời
phụ thuộc vào bản chất kinh tế của giao dịch.

Phương này được áp dụng thích hợp trong điều kiện không có sự khác biệt
về điều kiện giao dịch khi so sánh giao dịch độc lập với giao dịch liên kết gây ảnh
hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời.

Ngoài hai phương pháp mới trên đây, OECD còn đưa ra phương pháp phân
bổ lợi nhuận toàn cầu theo công thức và phương pháp thỏa thuận trước về giá
chuyển giao (sẽ được phân tích ở các phần sau).

3.2.2. Kinh nghiệm của Anh

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Chính phủ Anh thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định mới về
kiểm soát chuyển giá để phù hợp hơn với thực tế. Năm 2010, Chính phủ Anh đã ban
hành Luật chuyển giá mới (TIOPA 2010, phần 4), có nhiều nội dung cải cách đáng kể
về thuế, bao gồm vấn đề chuyển giá, trong đó làm rõ thêm một số nội dung sau:

- Quy định rõ hơn về các điều kiện ràng buộc khi các doanh nghiệp tham gia
giao dịch liên kết. Những “điều kiện tham gia” giao dịch liên kết chính là việc các
bên tham gia phải có liên quan theo kiểu có một bên nắm quyền kiểm soát hoặc
quản lý các chi nhánh hoặc bộ phận còn lại hoặc ít nhất là các bên kiểm soát lẫn
nhau, đó có thể là công ty, đối tác, hoặc thậm chí là cá nhân. Đối tượng kiểm soát
theo TIOPA 2010 bao gồm: các công ty cổ phần có lợi suất từ 40% và những công
ty được xác định có mức độ chuyển giá cao.

- Quy định về cách xác định những công ty lớn, vừa và nhỏ dựa vào số nhân
viên, doanh thu… để từ đó xác định việc chuyển giá có diễn ra giữa các công ty này
hay không và với mức độ như thế nào. Việc xác định rõ đối tượng cần tăng cường
giám sát hoạt động chuyển giá sẽ giúp cho cơ quan thuế của Anh xây dựng chương
trình hành động kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm hơn.

74
3.2.2.2. Thực hiện các biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp chuyển giá

Anh đang duy trì mức phạt từ 30% đến 100% mức thuế bị truy thu khi doanh
nghiệp bị phát hiện chuyển giá. Dù vậy, theo đánh giá của cơ quan chức năng Anh,
mức phạt này còn quá thấp, không có tính “răn đe” đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ Anh còn ban hành quy định cấm các công ty bị phát
hiện chuyển giá tham gia đấu thầu các dự án công tại Anh. Theo đó, các công ty và
cá nhân muốn tham gia đấu thầu dự án công của Chính phủ Anh sẽ phải cung cấp
đầy đủ hồ sơ thuế. Các công ty bị phát hiện chuyển giá, “né” thuế sẽ bị loại bỏ ngay
từ khâu nộp hồ sơ dự thầu.

3.2.2.3. Tăng ngân sách cho công tác kiểm soát chuyển giá

Chính phủ Anh dành cho cơ quan thuế nguồn ngân sách khá lớn để tập
trung cho công tác kiểm soát chuyển giá, có năm lên đến 77 triệu bảng (tương
đương 123 triệu USD). Với nguồn ngân sách này, Chính phủ cho rằng sẽ thu
thêm 2 tỷ bảng (3,2 tỷ USD) tiền thuế mỗi năm nhờ kiểm soát chuyển giá hiệu
quả hơn [58].

3.2.2.4. Dùng áp lực từ người tiêu dùng

Song song với các “công cụ” kỹ thuật về mặt pháp chế, thái độ của người
tiêu dùng đối với sản phẩm, thương hiệu của các công ty có dấu hiệu chuyển giá
cũng tạo ra áp lực để doanh nghiệp cân nhắc nên hay không dùng thủ thuật
chuyển giá nhằm gia tăng lợi nhuận. Một khi bị người tiêu dùng tẩy chay thì
thiệt hại còn lớn hơn lợi ích do chuyển giá mang lại. Trước hành vi chuyển giá
của Starbucks và những công ty khác, dư luận Anh đòi hỏi các tập đoàn đa quốc
gia phải đóng thuế một cách công bằng khi nước Anh đang kiệt quệ về tài chính
và người dân chịu mức thuế cao. Khảo sát của Hãng YouGov cho thấy gần 80%
dân Anh ủng hộ việc Chính phủ buộc các tập đoàn đa quốc gia phải trả thêm
thuế. Thậm chí, nhiều người dân Anh đã biểu tình ở London để phản đối hành vi
trốn thuế của Starbucks khiến Starbucks phải chấp nhận đóng thêm 20 triệu bảng
tiền thuế [65].

75
3.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ

3.2.3.1. Coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến định giá
chuyển giao

Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp lý kiểm soát chuyển giá được hình thành
khá sớm, đồng bộ và liên tục được sửa đổi, bổ sung phù hợp, nhằm đối phó với
những thủ thuật chuyển giá mới của các tập đoàn đa quốc gia. Các quy định điều
chỉnh về giá chuyển giao ở Mỹ được ban hành ở cấp độ Luật; đạo luật cơ bản và
đầy đủ nhất về vấn đề này là IRS sec 482. Đạo luật này quy định các phương pháp
định giá chuyển giao gồm phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có
thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price - CUP), phương pháp định giá
bán lại (Resales price method), phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost plus method),
phương pháp lợi nhuận có thể so sánh, phương pháp chiết tách lợi nhuận và các
phương pháp không cụ thể khác [140]. Trong đó, phương pháp được sử dụng rộng
rãi nhất là phương pháp định giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi vì những
dữ liệu cần thiết mà chúng đòi hỏi phải thu thập không quá phức tạp.

3.2.3.2. Thực hiện bắt buộc xuất trình các tài liệu minh chứng

Việc xuất trình đầy đủ các chứng từ có ý nghĩa lớn trong việc xác định đâu
là phương pháp tốt nhất sẽ được sử dụng để xem xét hành vi chuyển giá, vì vậy,
luật pháp Mỹ yêu cầu chủ thể nộp thuế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
những tài liệu có liên quan rõ ràng, minh bạch. Kể từ khi có yêu cầu, công ty phải
gửi đầy đủ tài liệu đến cơ quan Thuế trong vòng tối đa 30 ngày. Một số giấy tờ
được yêu cầu cụ thể như: Tổng quan về doanh nghiệp nộp thuế, phân tích các yếu
tố về pháp luật và kinh tế ảnh hưởng đến việc định giá; bản mô tả cấu trúc tổ chức;
bản mô tả phương pháp định giá và lí do tại sao phương pháp đó lại được sử dụng;
bản mô tả các giao dịch có kiểm soát và tất cả các số liệu nội bộ được dùng để
phân tích các giao dịch đó; bản giải thích tất cả các phân tích kinh tế và cơ sở để
hình thành phương pháp tính giá…[156].

76
3.2.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế và hải quan trong kiểm soát giá
chuyển giao

Vì hành vi chuyển giá ở Mỹ thường diễn ra ở các giao dịch qua biên giới nên
sự phối hợp giữa các cơ quan thuế và hải quan rất quan trọng nhằm xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá. Từ
sự phối hợp này, cơ quan thuế và hải quan Mỹ đã xây dựng được nguồn dữ liệu
thông tin và công khai giá tính thuế của các doanh nghiệp hoặc giá thỏa thuận APA.
Trên cơ sở đó, đã tăng cường hơn khả năng kiểm soát chuyển giá của các tập đoàn
xuyên quốc gia.

3.2.3.4. Xử lý nghiêm khi có bằng chứng vi phạm

Pháp luật Mỹ quy định mức xử phạt đối với hành vi chuyển giá (Transaction
penalty) rất rõ. Theo đó, mức phạt 20% giá trị sai lệch dành cho trường hợp có sai
lệch đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) và mức phạt 40% dành
cho trường hợp có sai lệch vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS Sec
482 xác định được. Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty) được áp dụng nếu phần
thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định.
Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu được áp dụng trong trường hợp
phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD
hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp. Còn trong trường hợp phần thu nhập tăng
thêm sau khi được tính lại vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu
USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp sẽ chịu mức phạt bổ sung 40% trên số
thuế truy thu [106, tr. 50].

3.2.3.5. Áp dụng phương thức thỏa thuận trước về giá tính thuế đối với một số đối
tượng có điều kiện

Thỏa thuận trước về phương pháp tính giá (APA) là thoả thuận giữa người
nộp thuế và cơ quan thuế về một hệ thống các tiêu chí như: phương pháp xác định
giá thị trường; các công ty độc lập để so sánh, các điều chỉnh cần thiết và các giả
định mang tính chất quan trọng liên quan đến điều kiện kinh doanh trong tương lai

77
nhằm mục đích xác định trước giá chuyển giao cho các giao dịch nhất định trong
một khoảng thời gian xác định... Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng được
khuyến khích sử dụng phương pháp APA bởi khoản phí thực hiện APA khá cao (từ
25.000 - 50.000 USD), thời gian đàm phán lâu (thường từ 2 - 3 năm), song thời gian
áp dụng lại ngắn thường là 5 năm. Chính vì vậy, cơ quan thuế Mỹ chỉ khuyến khích
thực hiện APA đối với các doanh nghiệp lớn, doanh thu cao.

3.2.3.6. Coi trọng đầu tư nguồn nhân lực ngành thuế

Mặc dù phải tăng thêm nguồn chi phí để bổ sung nguồn nhân lực, song sẽ
mang lại hiệu quả hơn nhiều lần nếu kiểm soát tốt hơn hành vi chuyển giá, do vậy,
ngành thuế Mỹ đã bổ sung một nguồn nhân lực đáng kể nhằm phục vụ cho việc điều
tra, kiểm soát chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt chẽ hơn. Cụ thể, năm
2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên và năm 2010 tiếp tục tuyển
800 nhân viên trong để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng.

3.2.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản

3.2.4.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ

Cũng như Anh và Mỹ, Nhật Bản đã sớm ban hành luật về chuyển giá. Năm
1986, đạo luật về các biện pháp đặc biệt liên quan đến thuế (Act on Special
Measures Concerning Taxation – ASMT; điều 66-4) đã được ban hành. Đến năm
2005, đạo luật này được bổ sung thêm điều khoản 68-88 đối với các công ty liên kết
(gọi chung là điều 66-4 và 68-88 của ASMT). Cùng với đạo luật này, một loạt các
Thông tư, quy định, hướng dẫn có liên quan cũng được ban hành như Thông tư về
việc thực hiện đạo luật các biện pháp đặc biệt liên quan đến thuế (điều 39-12 và 39-
112); Quy định về việc thực hiện đạo luật về các biện pháp đặc biệt liên quan đến
thuế (Điều 22-10).

Về kỹ thuật, các văn bản pháp luật của Nhật Bản diễn đạt khá rõ ràng, chi tiết
những hành vi được xem là chuyển sai giá trong giao dịch có quan hệ liên kết. Điều
này giúp giảm thiểu tranh cãi giữa cơ quan thuế và công ty đa quốc gia là có hay
không có hành vi chuyển giá.

78
3.2.4.2. Xác định rõ loại hình doanh nghiệp có quan hệ liên kết, có khả năng chuyển
giá cao để tập trung kiểm soát

Theo các văn bản pháp luật của Nhật Bản, những doanh nghiệp có các hoạt
động hoặc đặc tính sau thuộc “đối tượng” có khả năng thực hiện chuyển giá cao,
cần được đưa vào “vòng ngắm” kiểm soát chuyển giá:

- Các công ty trong cùng tập đoàn thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho nhau.
Trong trường hợp này, để được xem là không có hành vi chuyển giá, mức sở hữu
tối thiểu giữa các bên trong giao dịch liên kết phải từ 50% trở lên. Nếu không, các
công ty phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá theo các điều luật và Thông
tư đã được ban hành.

- Công ty có giao dịch với bên liên kết đăng ký kinh doanh ở quốc gia “thiên
đường thuế” hoặc có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với Nhật Bản.

- Công ty thua lỗ liên tục hoặc có mức lợi nhuận thấp so với tỷ suất lợi nhuận
bình quân chung của toàn ngành tại Nhật Bản song vẫn liên tục mở rộng kinh
doanh, doanh thu tăng.

- Công ty thường xuyên có điều chỉnh về phương pháp định giá chuyển giao
với các bên liên kết.

- Công ty có khối lượng giao dịch lớn với chi nhánh của mình nước ngoài.

- Doanh nghiệp thực hiện việc phân bổ thu nhập giữa công ty mẹ và chi
nhánh nước ngoài dường như không hợp lý, theo hướng thực hiện giá nội bộ, thanh
toán tiền bản quyền, tiền hoa hồng cho chi nhánh ở nước ngoài với mức cao, hoặc
để cho chi nhánh ở nước ngoài nhận được lợi ích nhiều hơn từ các giao dịch trên.

- Công ty chịu thua lỗ khi mua các sản phẩm từ chi nhánh của mình ở nước
ngoài với giá cao.

- Chi nhánh nước ngoài thực hiện các chức năng không rõ ràng.

3.2.4.3. Thiết lập chế tài bắt buộc cung cấp các tài liệu liên quan

Các quy định kiểm soát chuyển giá Nhật Bản đặt ra yêu cầu doanh nghiệp có
quan hệ liên kết phải chuẩn bị và trình lên cơ quan thuế những thông tin liên quan

79
đến giá chuyển giao, bản khai thu nhập/lợi tức để đóng thuế, bản chất của các
giao dịch và tên của các bên liên quan, các biện pháp xác định giá chuyển giao
được lựa chọn, số tiền giao dịch (dù cho giao dịch đó có áp dụng phương pháp
APA hay không)...

Luật pháp liên quan đến kiểm soát chuyển giá của Nhật Bản cho phép nhân
viên thanh tra về thuế có quyền đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về
giá cả các giao dịch liên kết.

Về các phương pháp định giá chuyển giao, có ba phương pháp cơ bản được
Nhật Bản thực hiện là phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp giá
bán lại và phương pháp cộng thêm chi phí vào giá vốn. Ngoài ra, trong một số
trường hợp, phương pháp phân chia lợi nhuận và phương pháp lợi nhuận ròng cũng
được xem xét áp dụng.

3.2.4.4. Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyển giá

Nhật Bản quan tâm đến công tác kiểm tra hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp là công ty mẹ của Nhật Bản như Sony,
Mazda, Mitsubishi, Takeda Pharmaceutical, Sharp cũng bị cơ quan thuế Nhật Bản
thực hiện thanh tra chuyển giá.

3.3. Kinh nghiệm ứng phó với chuyển giá của một số nước mới nổi và đang
phát triển

3.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
kiểm soát chuyển giá

Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến
kiểm soát chuyển giá ở Trung Quốc trải qua bốn giai đoạn: trước năm 1991, năm
1991, năm 1992-1993 và từ năm 1998 đến nay. Giai đoạn trước năm 1991, các điều
chỉnh đối với hành vi chuyển giá ở Trung Quốc đã được quy định nhưng chưa có
các quy định hướng dẫn hành vi của cán bộ thuế, quá trình thực thi chỉ là từng vụ
việc cụ thể. Năm 1991, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và

80
doanh nghiệp nước ngoài và Quy định chi tiết cho việc thực hiện Luật thuế thu nhập
cho doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài (sau đây gọi tắt
là Quy định chi tiết) đã được ban hành, đánh dấu sự ra đời của hệ thống thuế về
chuyển giá ở Trung Quốc. Điều 13 của Luật này quy định những doanh nghiệp có
đầu tư nước ngoài giao dịch với các bên liên kết phải dựa trên nguyên tắc giá thị
trường, không cho phép doanh nghiệp nào được mua hoặc bán sản phẩm từ các
doanh nghiệp mẹ không theo giá thị trường.

Năm 1992, Thông tư 237 của Tổng cục Thuế Trung Quốc được ban hành để
giải thích các tiêu chuẩn nhằm xác định các doanh nghiệp liên kết, báo cáo hàng
năm của các giao dịch với các bên liên kết, thông tin cần báo cáo và các vấn đề cơ
bản khác. Năm 1993, các vấn đề liên quan đến chuyển giá được hợp nhất vào Luật
của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về công tác thu thuế và quản lý thuế, từng
bước hoàn thiện những quy định liên quan đến kiểm soát chuyển giá trong hệ thống
thuế của Trung Quốc [152].

Đến năm 1998 trở về sau này, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát
chuyển giá được bổ sung, hoàn thiện hơn. Thông tư số 59 (1998) của Tổng cục
thuế của Trung Quốc về quản lý thuế và thủ tục trong giao dịch giữa các bên liên
kết đã quy định rõ thủ tục, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan. Thông tư
số 118 (2004) của Tổng cục thuế Trung Quốc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một
cách toàn diện và bao quát về các vấn đề liên quan đến chuyển giá của Trung
Quốc đồng thời cũng phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về chuyển giá đối với
các giao dịch về sản phẩm hữu hình. Thông tư số 2 (ban hành tháng 01/2009 -
"Guoshuifa (2009) số 2") đưa ra các quy định cụ thể về quản lý tất cả các lĩnh vực
trong điều chỉnh thuế đặc biệt.

Năm 2008, luật thuế thu nhập doanh nghiệp (có hiệu lực từ 1/1/2008), đã hợp
nhất mức thuế suất của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ở cùng mức
25% (trừ các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ cao). Điều khoản liên quan
đến chuyển giá chủ yếu tập trung tại Chương 6 (Điều chỉnh thuế đặc biệt). Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp đưa ra nguyên tắc thị trường như là nguyên tắc hướng
dẫn đối với giao dịch liên kết của các bên có liên quan và cho cơ quan thuế Trung

81
Quốc thẩm quyền được điều chỉnh thu nhập chịu thuế của người nộp thuế nếu như
mức thu nhập này không phù hợp với nguyên tắc thị trường. Luật thuế này cũng đặt
ra các nguyên tắc thực hiện thỏa thuận trước về giá trong các giao dịch liên kết
(APA) [38]. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, Trung Quốc quy định quan hệ
tối thiểu cho việc định giá chuyển giao được áp dụng giữa các bên đó là vốn chủ
sở hữu phải chiếm 25%, trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu hoặc kiểm soát bên liên
kết. Quy định này được áp dụng đối với trường hợp một bên sở hữu bên kia hoặc
cả hai bên đều thuộc sở hữu của bên thứ 3. Thời gian hồi tố là 10 năm kể từ năm
mà giao dịch bên liên kết diễn ra [133].

3.3.1.2. Xác định rõ đối tượng cần tăng cường kiểm soát chuyển giá

Các đối tượng sau đây sẽ được cơ quan thuế Trung Quốc đưa vào diện “đặc
biệt” để theo dõi, kiểm soát, thanh tra chuyển giá [126],[141]:

- Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và vận hành được kiểm soát bởi các
bên liên kết.

- Doanh nghiệp thực hiện thường xuyên thực hiện các giao dịch với các công
ty liên kết, đặc biệt là giao dịch với công ty liên kết có trụ sở ở các nước có thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hoặc các nước là thiên đường thuế.

- Doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động.

- Doanh nghiệp vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn giá thị trường.

- Doanh nghiệp thuộc các ngành điện tử - viễn thông, may mặc, thực phẩm,
nước giải khát, dược phẩm, công nghiệp ô tô, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

- Doanh nghiệp có các giao dịch giá trị lớn và phức tạp.

- Doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi thấp hơn các công ty khác trong cùng
ngành, hoặc tỷ suất sinh lợi không phù hợp với khả năng/rủi ro của công ty hoặc
có xu hướng trồi trụt của lợi nhuận/thua lỗ.

- Doanh nghiệp không chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết liên quan đến
minh bạch hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

82
- Doanh nghiệp thua lỗ trong 2 năm liên tiếp hoặc bị lỗ nặng khi hết thời gian
miễn thuế.

- Doanh nghiệp hòa vốn trong khi vẫn mở rộng doanh nghiệp

3.3.1.3. Thực hiện nguyên tắc giá thị trường

Khi phát hiện doanh nghiệp liên kết thực hiện giá chuyển giao không phù
hợp quy định, cơ quan quản lý có quyền điều chỉnh thuế, giá theo các phương pháp
phù hợp để đảm bảo nguyên tắc giá thị trường. Pháp luật Trung Quốc nguyên tắc
giá thị trường là nguyên tắc giao dịch trên cơ sở công bằng mà không có bất kỳ sự
ràng buộc nào. Các phương pháp thực hiện nguyên tắc giá thị trường là: Phương
pháp so sánh (phương pháp được định giá trên cơ sở khách quan, công bằng);
Phương pháp giá bán lại (phương pháp định giá cho bên khác một cách khách
quan); Phương pháp giá thành (phương pháp định giá trên cơ sở hợp lý các chi phí
và lợi nhuận); Phương pháp tính lãi sạch (phương pháp đánh giá lợi nhuận khách
quan giữa các bên mà không chịu sự ràng buộc nào); Phương pháp tách lợi nhuận
(phương pháp chia lợi nhuận và gánh rủi ro hợp lý giữa các bên); Phương pháp phù
hợp giao dịch độc lập khác (có tính linh hoạt, đôi khi mang tính chủ quan…).

Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp ước tính thu nhập chịu thuế (assessing
taxable income) thường được áp dụng nhất. Cơ quan thuế Trung Quốc có thể sử
dụng những phương pháp sau đây để ước tính thu nhập chịu thuế của một doanh
nghiệp khi doanh nghiệp đó không minh bạch trong việc đưa ra những thông tin
chính xác về giá giao dịch hay chi phí của mình [58]:

+ Ước tính thu nhập chịu thuế bằng cách sử dụng tỷ suất lợi nhuận của
chính doanh nghiệp đó hoặc một doanh nghiệp tương tự.

+ Ước tính thu nhập chịu thuế bằng cách sử dụng phương pháp chi phí cộng
với phí tổn hợp lý hoặc lợi nhuận biên.

+ Ước tính thông qua thu nhập của doanh nghiệp theo một tỷ lệ hợp lý tổng
lợi nhuận của cả tập đoàn

+ Ước tính bằng các phương pháp khác.

83
3.3.1.4. Quy định trách nhiệm chứng minh trong các cuộc kiểm toán chuyển giá

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc đặt ra yêu cầu những
doanh nghiệp có giao dịch với các bên liên kết mà giá trị giao dịch hằng năm vượt
quá 200 triệu nhân dân tệ hoặc 40 triệu nhân dân tệ/một giao dịch thì khi khai báo
thuế phải nộp kèm theo toàn bộ hồ sơ giấy tờ giao dịch đối với các bên liên kết. Nội
dung các hồ sơ liên quan đến giao dịch với các bên liên kết gồm: quy định về giá cả,
phương pháp tính toán giá trị tài sản, chi phí sử dụng tài sản, sử dụng lao động, giá
bán cuối cùng. Doanh nghiệp phải có báo cáo thuyết minh đầy đủ, giải thích được
cơ sở của thực tế về các tài liệu trên. Cụ thể: (i) Mô tả và số tiền giao dịch giữa các
bên liên quan và không liên quan; (ii) Thông tin về khoản tài trợ nhận được từ các
bên liên quan bao gồm thời gian, lãi suất, chi phí và các thông tin bên bảo lãnh như
phí và tỷ lệ phí bảo lãnh; (iii) Danh sách đầy đủ của các bên liên quan cũng như địa
chỉ, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật và mối quan hệ giữa các bên liên
quan; (iv) Các thông tin thêm về đầu tư ra bên ngoài (đầu tư từ Trung Quốc ra) bao
gồm thông tin về doanh nghiệp có vốn đầu tư như mức lợi nhuận, thuế thu nhập
phải nộp và các cổ đông; (v) Thông tin về các khoản thanh toán ra bên ngoài với các
bên liên quan và không liên quan [110, tr. 10].

Do phải chịu trách nhiệm trong việc chứng minh các thông tin có liên quan đến
việc định giá chuyển giao, các công ty đầu tư nước ngoài phải thiết lập và lưu giữ các
hồ sơ có hiệu lực, chi tiết đối với các giao dịch được thực hiện với các đối tác liên kết,
so sánh tỷ suất lợi nhuận với các bên thứ ba độc lập, các trường hợp thực hiện giao
dịch... và các văn bản hợp lý cho chính sách định giá chuyển giao của họ.

3.3.1.5.Áp dụng phương thức thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA)

Phương pháp thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA) được quy định t ạ i
các điều từ 46 đến 63, Thông tư Goushuifa (2009) của Tổng cục thuế Trung Quốc
(SAT). Phương pháp này được ưu tiên áp dụng cho các doanh nghiệp lớn thỏa mãn
một số điều kiện:

+ Tổng giá trị giao dịch liên kết hàng năm lớn hơn 40 triệu nhân dân tệ.

84
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc báo cáo các giao
dịch liên kết.

+ Các doanh nghiệp này lưu trữ và sẵn sàng cung cấp các tài liệu cùng thời
phù hợp với các quy định.

3.3.1.6. Tăng quyền hạn và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý thuế

Theo các quy định của Trung Quốc, cơ quan thuế có nhiều quyền hạn trong
việc giám sát, kiểm tra hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI. Cơ quan thuế
Trung Quốc có quyền yêu cầu những doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp đang bị điều tra có trách nhiệm cung cấp
thông tin liên quan đến giá cả sản xuất, phương pháp định giá và mức lợi nhuận của
họ (Điều 43, Luật EITL). Trên cơ sở đó, các cơ quan thuế các cấp ở Trung Quốc
được phép thực hiện các phương pháp khác nhau để kiểm tra xem doanh nghiệp có
che dấu lợi nhuận, chuyển lãi thành lỗ hay không.

- Một cuộc kiểm toán chuyển giá được phép kéo dài trong thời gian 3 năm kể
từ ngày cơ quan thuế địa phương ban hành thông báo kiểm toán tới doanh nghiệp.

- Các cơ quan thuế địa phương được quyền thực hiện các điều chỉnh tương
ứng đối với các giao dịch có quan hệ liên kết qua biên giới trong vòng 3 năm, kể từ
khi đưa ra thông báo quyết định điều chỉnh chuyển giá.

- Về nhân lực, Trung Quốc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên
gia chống trốn thuế, bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, trong
nước và đào tạo nước ngoài. Số biên chế cũng được tăng thêm để bổ sung cho lực
lượng chống trốn thuế.

- Tổng cục thuế Trung Quốc tiến hành xây dựng, phát triển trung tâm dữ
liệu, trong đó có thông tin của các giao dịch và tài chính của các đơn vị nộp thuế
(chẳng hạn thông tin về giá cả và khả năng sinh lợi của các ngành) để làm cơ sở
tham khảo, đối chiếu cho các trường hợp tương tự. Các thông tin này được liên
thông, chia xẻ rộng rãi giữa các cơ quan thuế các cấp, các địa phương. Đồng thời,
các cơ quan thuế cũng được đầu tư hệ thống máy tính, các phần mềm để lưu trữ
các dữ liệu phục vụ cho việc theo dõi, giám định, phát hiện các hành vi chuyển giá.

85
3.3.1.7. Xử phạt nghiêm các hành vi chuyển giá

Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể, mạnh mẽ đối với hành vi
chuyển giá. Theo Điều 60-73 của Luật quản lý thuế, hành vi vi phạm pháp luật về
thuế tùy mức độ có thể bị phạt tiền, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nếu đó là những vi phạm nghiêm trọng, như trốn thuế, gian lận thuế. Về hình thức
phạt tiền, nếu doanh nghiệp không chấp hành giao nộp tài liệu theo yêu cầu sẽ phải
chịu mức phạt lên đến 10.000 nhân dân tệ; đối với những trường hợp cố tình, mức
phạt có thể lên đến 50.000 nhân dân tệ. Các khoản thuế được che dấu bởi các hành
vi chuyển giá nếu bị phát hiện, ngoài việc bị truy thu còn phải chịu thêm một khoản
lãi và phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ
của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng kỳ cộng 5% phí.

Cơ quan thuế Trung Quốc cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên tuân thủ
quy định giá chuyển nhượng của nhà nước Trung Hoa, nếu không, sẽ là “mục tiêu
ưu tiên” của cơ quan thuế trong việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện định giá
chuyển giao [150].

3.3.2. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển ở Đông Nam Á

3.3.2.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia đã luật hóa những vấn đề liên quan đến định giá chuyển giao bằng
các quy định cụ thể về việc ban hành hai tờ khai về định giá chuyển giao, một tờ
khai dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và một tờ khai dành cho các doanh
nghiệp trong nước. Hai tờ khai này được phát cho những đối tượng nộp thuế được
chọn, sau khi khai đầy đủ, các doanh nghiệp này sẽ nộp tờ khai lại cho Cục thuế
Malaysia. Sau đó, Cục Thuế quốc gia này sẽ xem xét, rà soát liệu có nên thanh tra
doanh nghiệp này hay không. Điểm nhấn đáng quan tâm nhất trong quy định này là
Cục Thuế Malaysia muốn thấy ở tờ khai này là cấu trúc của tập đoàn, những chi phí
mà công ty phải trả như chi phí bản quyền, chi phí quản lý doanh nghiệp, những
bằng chứng chứng minh doanh nghiệp có hưởng những dịch vụ đó và trả đúng với
những dịch vụ mà doanh nghiệp đã hưởng hay không. Cơ quan thuế ở Malaysia sẽ
dùng các tờ khai này để thanh tra thuế và thanh tra chuyển giá đối với các công ty.

86
Ngoài ra, phương thức áp dụng, xác định các doanh nghiệp có thực hiện
chuyển giá hay không được Malaysia áp dụng là so sánh giá thị trường tự do,
phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương
pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Cùng với đó,
Malaysia không có quy định riêng về chế tài trong luật mà tuân thủ mức phạt dao
động từ 100 - 300% số thuế bị phát hiện gian lận. Đồng thời, Malaysia cũng công
khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá chiếm đoạt tiền thuế nhà
nước [52].

3.3.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.

Tại Thái Lan, Luật Chống chuyển giá được ban hành và thực hiện từ hơn 10
năm nay. Theo đó, cơ quan thuế quốc gia này đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu
khá đầy đủ, có thể dễ dàng đối chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc
không theo giá thị trường. Để đối phó với hiện tượng chuyển giá, ngay từ năm
2004, Thái Lan đã thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các công ty đang là mục tiêu
để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, cụ thể là các công ty có các chỉ số “rủi ro
cao”, như là thua lỗ liên tục hơn hai năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế
trong một giai đoạn; có các giao dịch đáng kể của cùng nhóm liên quan và khả năng
sinh lãi thấp so với các đối thủ cạnh tranh [52].

Để ngăn chặn, xử lý tình trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập
trung vào việc xác minh tính chính xác, hợp lý, minh bạch của các chứng từ có
liên quan đến định giá chuyển giao, trong đó bao gồm cả các tài liệu cập nhật về
cơ cấu và mối liên hệ của các công ty liên kết, tính chất của mỗi một thương vụ
kinh doanh kèm theo ngân sách, kế hoạch kinh doanh và các chiến lược tài chính
tương ứng của nó. Cùng với đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết
quả hoạt động, các giao dịch quốc tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên
kết. Các thông tin về chính sách giá, khả năng sinh lãi của mỗi một sản phẩm,
các thông tin về thị trường, về phân chia lợi nhuận giữa các bên theo chức năng
đảm nhận, các tài sản đã sử dụng và sự rủi ro… phải được đưa vào tính toán và
có khả năng sử dụng cho việc khảo sát tường tận. Càng phát triển, các nền kinh

87
tế quốc gia càng ràng buộc chặt vào nhau, càng phụ thuộc lẫn nhau và hành vi
chuyển giá càng trở nên dễ thực hiện hơn. Cùng với đó, khó khăn trong việc điều
tra chuyển giá cũng ngày càng lớn hơn. Việc tiến hành điều tra để đi tới một kết
luận thỏa đáng đòi hỏi cần có nhiều công sức, thời gian và thông tin cũng như sự
hợp tác giữa các bên có liên quan.

Đặc biệt, cơ quan thuế ở Thái Lan thường thanh tra, kiểm tra rất kỹ các chi
phí nội bộ của tập đoàn chẳng hạn như chi phí quản lý, chi phí bản quyền. Họ
không chỉ xem công ty có hợp đồng nghiêm túc hoặc hóa đơn hợp lệ, mà còn nhìn
vào bản chất giao dịch để xác định xem giao dịch đó có thực sự diễn ra hay không
hoặc đối với chi phí quản lý chung thì đó là chi phí thật sự hay chi phí chia ra cho
những người nắm giữ hợp đồng đó. Mặt khác, Cục Thuế Thái Lan thường xem xét
những công ty được ưu đãi về thuế và so sánh lợi nhuận của các công ty này với
những công ty không được ưu đãi về thuế để phát hiện những điểm bất thường và
triển khai thực hiện các bước thanh tra tiếp theo.

3.3.2.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia

Các phương pháp kỹ thuật được áp dụng ở Indonesia nhằm ngăn chặn hoạt
động chuyển giá là phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào
giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và các phương pháp khác do
OECD hướng dẫn (thông thường là các phương pháp tính toán dựa trên lợi nhuận).
Mặt khác, Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% đến 48% một tháng tính trên số thuế
nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Đồng thời, Indonesia cũng điều
chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh
chính, nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế
trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước.
Việc thu hẹp các ưu đãi về thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người,
doanh nghiệp nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi
nhuận của các doanh nghiệp cũng là các định hướng mà Indonesia dự định triển
khai để ứng phó tốt hơn với hiện tượng chuyển giá [52].

88
3.4. Một số bài học về kiểm soát chuyển giá rút ra từ kinh nghiệm các nước
trên thế giới

Có thể thấy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và gia tăng các giao dịch quốc tế,
hoạt động chuyển giá trong các MNCs ngày càng trở nên phổ biến. Các nước trên
thế giới có nhiều cách thức khác nhau để kiểm soát, ngăn chặn chuyển giá, song cơ
bản có những điểm chung là: (i) Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật
và chính sách về thuế liên quan đến giá chuyển giao trong đó cần làm rõ các quy tắc
và phương pháp xác định giá thị trường, các bên liên kết, thẩm quyền ngành thuế,
hải quan…, (ii) đầu tư xây dựng bộ máy chuyên trách về kiểm soát chuyển giá bao
gồm cả con người, cơ chế và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, (iii) tăng cường hợp
tác giữa các cơ quan liên quan, (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và giá
cả, (v) tăng cường thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao. Một số bài học chung có thể
rút ra là:

- Thứ nhất, chống chuyển giá được xem là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp
liên quan đến mối quan hệ lợi ích giữa nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước
ngoài, gắn liền với việc thực thi các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Chuyển
giá là hiện tượng mang tính phổ biến toàn cầu, liên quan đến sự di chuyển các
nguồn lực, hàng hóa xuyên quốc gia với mức độ cơ động ngày càng cao, trong bối
cảnh các tập đoàn đa quốc gia ngày càng trở thành các thực thể kinh tế hùng mạnh,
có khả năng dẫn dắt các hoạt động của nền kinh tế thế giới. Vì thế, việc đối phó với
nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và khó thành công nếu như không có
phương pháp tiếp cận đúng đắn cũng như thiếu sự hợp tác, hiệp lực giữa các nước,
giữa các cơ quan công quyền và các lực lượng khác trong xã hội. Thực tế chuyển
giá ngay cả ở các nước phát triển cho thấy rõ điều này. Ở đây, khi chống chuyển
giá, một mặt các quốc gia thực thi quyền đánh thuế hợp pháp của mình, nhằm bảo
vệ lợi ích (nguồn thu thuế) và duy trì môi trường cạnh tranh công bằng giữa các
doanh nghiệp FDI và các loại hình doanh nghiệp khác; mặt khác, hoạt động này
phải được tiến hành sao cho không tạo ra sự đánh thuế trùng lắp giữa các quốc gia,
gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh quốc tế hay ngăn cản sự di chuyển vốn,
hàng hóa hay dịch vụ giữa các nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các
nước đang phát triển, đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác trong việc thu

89
hút vốn FDI. Các nước này nếu thực thi các biện pháp chống chuyển giá một cách
khắt khe và thiếu linh hoạt có thể làm xấu đi môi trường đầu tư. Nhưng nếu họ
buông lỏng việc kiểm soát chuyển giá, thì họ cũng sẽ phải gánh chịu nhiều hệ quả
xấu về kinh tế, chính trị, xã hội. Bối cảnh mới của cuộc chiến chống chuyển giá cho
thấy cần có sự nỗ lực, phối hợp chung giữa các nước nhằm tạo ra sức mạnh có khả
năng cân bằng hơn với quyền lực của các tập đoàn đa quốc gia, cũng như tạo ra
những chuẩn mực thích hợp chung, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thế giới
hiện nay. Trên bình diện quốc nội, chống chuyển giá khó thành công nếu không
được đầu tư đúng mức cả về kinh phí lẫn con người, hoặc chỉ được xem là nhiệm vụ
riêng của cơ quan thuế. Chẳng hạn, kinh nghiệm ở Anh chống chuyển giá trở nên
hiệu quả hơn khi nhận được sự đồng tình và ủng hộ cần thiết của dư luận và sự lên
tiếng của các công dân trong xã hội.

- Thứ hai, coi trọng việc hoàn thiện khung pháp lý ở các cấp độ khác nhau bao
gồm cả luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc ngăn chặn
hành vi chuyển giá ngay từ đầu và tạo ra hành lang pháp lý để có thể triển khai dễ
dàng công tác kiểm soát chuyển giá khi có nghi vấn song lại không gây ra những
khó khăn cho hoạt động kinh doanh bình thường và hợp pháp của các doanh nghiệp.
Kinh nghiệm các nước đều cho thấy đây là biện pháp quan trọng, cần thiết để triển
khai các biện pháp chống chuyển giá một cách bài bản, minh bạch và hiệu quả.
Trong lĩnh vực này, “Hướng dẫn của OECD” về xác định giá chuyển nhượng cho
các công ty đa quốc gia và cơ quan thuế là những gợi ý tốt không chỉ về phương
pháp kỹ thuật mà còn là chỉ dẫn hữu ích về phương diện pháp lý để các cơ quan
quản lý nhà nước có thể tham khảo khi thiết kế khung pháp lý phục vụ việc chống
chuyển giá, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu, rộng hiện nay.

- Thứ ba, xem trọng và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển
giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Xác định, dự
báo các khu vực có nguy cơ chuyển giá cao để tập trung nguồn lực và gia tăng hiệu
quả của hoạt động thanh, kiểm tra. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và nhiều
nước khác thì hoạt động này nên chú trọng vào các doanh nghiệp FDI thường xuyên
báo lỗ; báo lỗ nhưng liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có giá trị

90
vốn âm hay có lợi nhuận thấp bất thường so với mức chung của ngành; doanh
nghiệp có khối lượng giao dịch lớn với bên liên kết vốn đang hoạt động ở môi
trường có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp; doanh nghiệp đã và đang thực
hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế...

- Thứ tư, có chế tài xử phạt thích đáng nhằm ngăn ngừa và trừng phạt các
hình vi chuyển giá. Ngoài việc truy thu thuế, các nước còn có hình phạt bổ sung đối
với các hành vi chuyển giá với các hình thức và mức phạt cao, thấp khác nhau (như
ở Anh, mức phạt có thể lên đến 100% mức thuế bị truy thu; ở Mỹ, mức phạt được
xác định theo quy mô giá trị sai lệch của giá chuyển giao so với mức giá đối chiếu
cũng như theo số thuế phải truy thu; Trung Quốc còn áp dụng phạt đối với các hành
vi chậm trễ trong việc cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cho các cơ quan chức
năng nhằm đối phó với việc xác minh, thanh tra chuyển giá. Ngoài việc bị phạt,
Anh còn cấm các công ty bị phát hiện chuyển giá tham gia đầu thầu các dự án công
trong một thời gian nhất định).

- Thứ năm, chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và
liên thông dữ liệu, thông tin về các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI,
về các quan hệ liên kết và các hình thức giao dịch nội bộ phổ biến trong các tập
đoàn và doanh nghiệp này, về hệ thống giá cả các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
trong nước và quốc tế có thể tham chiếu, so sánh khi xác minh vấn đề chuyển giá,
về các chính sách thuế của các quốc gia có liên quan…nhằm tạo ra hạ tầng thông tin
cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá của các cơ quan
chức năng.

- Thứ sáu, tăng cường năng lực của cơ quan thuế thông qua việc đầu tư đúng
mức cho cơ quan này, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
chuyên trách, có trình độ và kỹ năng cao để chuyên theo dõi, kiểm soát và đấu tranh
với các hành vi chuyển giá. Đây là điều mà các nước đều coi trọng. Việc xác minh,
thẩm định các thông tin, hồ sơ, chứng từ...có liên quan đến hoạt động chuyển giá là
một công việc phức tạp, bao quát một khối lượng thông tin có tính chất nghiệp vụ
lớn và đa dạng, liên quan đến nhiều thủ tục, quy định thuế không giống nhau của
nhiều quốc gia khác nhau. Các tài liệu cần thiết để xác minh, đối chiếu không dễ thu
thập vì nó liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới, và các hàng hóa, dịch vụ ít

91
được giao dịch trên thị trường (hàng hóa, dịch vụ độc quyền). Tất cả những điều đó
cho thấy hiệu quả của công tác chống chuyển giá phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
của đội ngũ chuyên gia đảm trách công tác này.

- Thứ bảy, áp dụng phương pháp thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) và
các phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp. Các loại hình và quy mô hoạt
động khác nhau của các doanh nghiệp cần được áp dụng các phương pháp khác
nhau, một cách thích hợp. Xu hướng chung mà các nước đều mong muốn triển khai
là mở rộng đối tượng và tăng số lượng doanh nghiệp áp dụng phương pháp thỏa
thuận trước giá tính thuế (APA), vì đây là phương pháp có nhiều ưu thế (nó cho
phép người nộp thuế có thể dự báo trước được nghĩa vụ thuế của mình một cách
đáng tin cậy hơn; APA có tính minh bạch cao hơn và vì thế, nó có thể tạo ra một
môi trường thuế thuận lợi cho hoạt động đầu tư FDI; nó tạo ra khả năng hợp tác hơn
là đối đầu giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, giúp người nộp thuế và cơ quan
thuế giảm thiểu các cuộc thanh tra, kiểm tra, hạn chế những tranh chấp, kiện tụng,
khi áp dụng phương pháp APA song phương hoặc đa phương, khả năng đánh thuế
trùng giữa các quốc gia tham gia được giảm thiểu hoặc loại trừ…). Tuy nhiên, do
những vấn đề có thể phát sinh từ phương pháp này cũng như năng lực ban đầu hạn
chế của cơ quan quan lý thuế, APA thường chỉ áp dụng thích hợp cho các doanh
nghiệp lớn, có doanh thu cao và ổn định.

Thứ tám, tránh những yếu tố tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp FDI
chuyển giá (những kinh nghiệm không thành công). Bên cạnh các kinh nghiệm đem
lại hiệu quả tích cực trong kiểm soát, ứng phó với chuyển giá trên, còn có một số
quy định pháp luật liên quan đến thuế và định giá chuyển giao của một số nước tỏ ra
kém hiệu quả, thậm chí còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện chuyển giá. Đó là:

- Việc áp dụng các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau
giữa các bang của Mỹ và việc tồn tại “thiên đường thuế” (bang Delaware, xem thêm
phụ lục VI) ở trong nước Mỹ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể thực hiện
chuyển giá ngay chính trong lòng nước Mỹ, khiến Chính phủ Mỹ thất thu một
nguồn thuế lớn. Hoặc việc duy trì hai chế độ thuế khác nhau (chế độ thuế đối với
doanh nghiệp trong nước và chế độ thuế đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài) ở
Trung Quốc trước 1/1/2008 cũng tạo ra kẻ hở để các doanh nghiệp cấu kết, thực

92
hiện chuyển giá (từ 1/1/2008, Trung Quốc đã thống nhất một chế độ thuế thu nhập
doanh nghiệp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới).

- Quy định về các mối liên hệ để xác định là “bên liên kết” trong văn bản
Luật của Trung Quốc khá rộng so với thông lệ quốc tế và một số nước khác, làm
cho đối tượng thuộc diện phải đặt trong “tầm ngắm” kiểm soát chuyển giá nhiều
hơn, vừa tạo ra một lượng lớn công việc (chưa thật sự cần thiết) cho cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá nhằm tối thiểu hóa số thuế phải
nộp được xem là một hành vi nhằm “tránh thuế” chứ không phải là “trốn thuế”, do
vậy không “bị” xem là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật quản lý thuế Trung
Quốc, hành vi vi phạm luật này có thể bị phạt tiền và những vi phạm nghiêm trọng
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng văn bản Luật của Trung Quốc chưa
làm rõ những hành vi nào là “vi phạm nghiêm trọng” và chưa tách bạch giữa hành
vi trốn thuế, gian lận thuế với tránh thuế thông qua chuyển giá. Khi chọn lọc, áp
dụng kinh nghiệm quốc tế về kiếm soát chuyển giá, cần lưu ý vấn đề này để tránh
“hình sự hóa” các hoạt động kinh tế, nhất là đối với hành vi chuyển giá, để không
làm ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư cũng như đảm bảo sự phù hợp với
Hướng dẫn của OECD.

- Theo các văn bản Luật của Trung Quốc, thì ghĩa vụ nộp thuế của doanh
nghiệp FDI không được hợp nhất. Nghĩa là, nếu một doanh nghiệp FDI có các chi
nhánh tại các địa phương khác nhau thì sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá
theo từng địa phương. Thêm vào đó, khi cơ quan thuế của địa phương này chấp
nhận một vấn đề nào đó về thuế đối với doanh nghiệp FDI thì không hẳn cơ quan
thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này sẽ gây phiền phức cho doanh nghiệp
và làm cho môi trường thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trở nên kém đi. Vấn đề này
cần tránh khi học hỏi kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của Trung Quốc.

93
Chương 4
CHUYỂN GIÁ
TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM, GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CHUYỂN GIÁ

4.1. Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

4.1.1. Khái quát tình hình thu hút FDI và chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam

4.1.1.1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam

Sau gần 30 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (có hiệu lực từ năm
1987), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng đều cả về vốn
đăng ký và vốn giải ngân. Đến 31/12/2015, ở Việt Nam có hơn 20 ngàn dự án FDI
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 281,882 tỷ đô la Mỹ. Phân tích dòng FDI vào
Việt Nam theo địa bàn, theo lĩnh vực, hình thức, đối tác đầu tư cho thấy:

Theo địa bàn đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt ở 62 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong cả nước (tỉnh Điện Biên hiện chưa có dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài nào). Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân bố không đều, chủ
yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Hồng. Cụ thể, vùng Đông
Nam bộ có đến 13.057 dự án, vốn đăng ký 146,569 tỷ USD chiếm 51,9% tổng số
vốn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký; vùng Đồng bằng sông Hồng hiện
có 6.186 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 72,257 tỷ USD chiếm 21,3% ổng số vốn
các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh là địa
phương dẫn đầu về thu hút FDI với 5.886 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký
42,366 tỷ USD chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký trên cả nước, tiếp đó là các tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà
Tĩnh, Thanh Hoá, Hải Dương...

Theo lĩnh vực đầu tư: Trong giai đoạn đầu mở cửa, phần lớn số vốn đầu tư
đổ vào ngành dầu khí, giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ tư vấn, giải trí
và quảng cáo. Các dự án đầu tư trong giai đoạn này thường có quy mô nhỏ (trừ
những dự án trong ngành dầu khí). Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã thay

94
đổi. Theo đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được các nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất với 7.849 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký 107,64
tỷ USD chiếm 38% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản
với 500 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 50,896 tỷ USD chiếm 17,7%. Xếp thứ
ba là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 109 dự án, số vốn đăng ký
12.567 tỷ USD. Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đứng
thứ ba về số dự án nhưng thứ sáu về tổng vốn đăng ký với 4.602 tỷ USD.

Theo hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời
gian qua chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tiếp theo đó
là hình thức liên doanh, hợp đồng BT, BOT, BTO. Tính đến 31/12/2015, trên địa
bàn cả nước có 16.506 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tổng vốn
đăng ký 198,682 tỷ USD chiếm70,48% tổng vốn FDI đăng ký; hình thức liên doanh
có 3.321 dự án, vốn đăng ký 66,311 tỷ USD chiếm 23,5%, tiếp theo là hình thức
BT, BOT, BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bảng 4.1: Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam (tính đến 31/12/2015)

Tổng vốn đầu tư


STT Hình thức đầu tư Số dự án đăng ký
(Triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 16.506 198.682.41
2 Liên doanh 3.321 66.311.94
3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 14 10.675.40
4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 228 6.212.72

Tổng 20,069 281.882.47

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài [31].

Theo đối tác đầu tư: Hiện nay có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc với 4.970 dự án, tổng vốn đăng ký
đạt 45,191 tỷ USD chiếm 16% tổng vốn FDI đăng ký; tiếp theo là Nhật Bản với
29,4 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ ba về số dự án với 2.478 dự án, Singapore đứng
thứ tư với 1.544 dự án nhưng số vốn đăng ký của Singapore lại đứng thứ hai với
tổng vốn đăng ký 35,148 tỷ USD, trong khi đó Đài Loan là 30,997 tỷ USD. “Thiên
đường thuế” BritishVirginIslands có 623 dự án với tổng số vốn đăng ký 19.275 tỷ
USD xếp thứ 5 về tổng số vốn đăng ký.

95
Bảng 4.2: 12 nước đối tác có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nhiều nhất

Tổng vốn đầu tư


STT Đối tác Số dự án đăng ký
(Triệu USD)
1 Hàn Quốc 4.970 45.191.10
2 Nhật Bản 2.914 38.973.63
3 Singapore 1.544 35.148.51
4 Đài Loan 2.478 30.997.43
5 BritishVirginIslands 623 19.275.31
6 Hồng Kông 975 15.546.76
7 Malaysia 523 13.420.05
8 Hoa Kỳ 781 11.301.82
9 Trung Quốc 1.296 10.174.22
10 Hà Lan 255 8.264.55
11 Thái Lan 419 7.727.94
12 Cayman Islands 67 6.392.29

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục đầu tư nước ngoài [31]

4.1.1.2. Khái quát tình hình chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Các phân tích lý thuyết đã trình bày ở Chương 2 cho thấy, để đạt được mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp FDI thực hiện các thủ thuật nhằm chuyển
“lãi” thành “lỗ” hoặc lãi nhiều thành lãi ít để tối thiểu hóa số thuế phải đóng. Điều
này trùng hợp với thực tiễn ở Việt Nam về tình trạng thua lỗ liên tục và khá phổ
biến của khối doanh nghiệp FDI. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam
2015 được VCCI công bố có đánh giá rất đáng chú ý rằng, trong 3 loại hình doanh
nghiệp, khối FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao nhất, có thời điểm lên đến
51,2% (năm 2008) hay 49,8% (năm 2009); các năm 2010, 2011 có giảm xuống, lần
lượt là 44,2% và 45% nhưng trong 3 năm gần đây, từ 2012 – 2014 thì tăng cao trở
lại, xấp xỉ 48% [75, tr. 51]. Các số liệu thống kê của Tổng cục Thuế và Cục Thuế
các địa phương những năm gần đây đã cho thấy nhiều doanh nghiệp FDI thua lỗ
trong 3 năm liên tiếp, thậm chí thua lỗ hàng chục năm với số lỗ năm sau cao hơn
năm trước [28]. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh

96
nhất nhưng có từ 50% đến 60% doanh nghiệp FDI thường xuyên báo cáo lỗ trong
nhiều năm và không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp, có dấu hiệu chuyển giá
thông qua mua bán hàng hóa, dịch vụ với bên liên kết [35],[71]. Ở tỉnh Bình
Dương, con số doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ trong 10 năm qua dao động từ 45 -
58% (Năm 2007, số doanh nghiệp khai báo lỗ chiếm tỷ lệ 53%, năm 2008 là 58%,
năm 2009 là 55%, năm 2010 là 44%, năm 2011 là 48%, năm 2014 là 45%) [5],[28].
Ở tỉnh Lâm Đồng, tình trạng doanh nghiệp FDI kêu lỗ càng trầm trọng hơn khi có
đến 104 trong tổng số 111 doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ liên tục ở thời điểm năm
2014 trở về trước [66]. Tỉnh Bắc Ninh có 46% doanh nghiệp FDI báo cáo kết quả
kinh doanh lỗ liên tục trong nhiều năm, đến năm 2012, 10% trong số này có số lỗ luỹ
kế lớn hơn vốn chủ sở hữu [32]. Nhiều tỉnh khác cũng có tình hình tương tự, chẳng
hạn, ở Hải Dương thời điểm năm 2008 có đến 57% doanh nghiệp FDI kêu lỗ [34], ở
Long An giai đoạn 2006 – 2010 con số này là 56% [37].

Thực tế trên không phù hợp với những ưu thế của doanh nghiệp FDI như có
khoa học, công nghệ hiện đại; trình độ quản lý cao, thị trường kết nối rộng, được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, hạ tầng, xuất nhập khẩu. Mặt khác, trong
khi doanh nghiệp FDI kêu lỗ thì hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành
nghề đều có lãi [3],[45]. Đáng chú ý, mặc dù lỗ lớn trong nhiều năm nhưng hằng
năm, tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp FDI vẫn cao, hoạt động sản xuất, kinh
doanh liên tục được mở rộng. Theo Thanh tra Chính phủ, hiện tượng này "là biểu
hiện của việc chuyển giá, nhưng do không xác minh được thông tin đầu ra đối với các
doanh nghiệp nước ngoài nên cơ quan thuế không đủ cơ sở để xem xét, xử lý" [87].
Điều này đặt ra nghi vấn doanh nghiệp FDI “lỗ giả, lãi thật” và củng cố thêm cơ sở
cho nhận định, đa số “doanh nghiệp FDI báo lỗ đều có dấu hiệu chuyển giá” [85].

Kết quả thanh tra chuyển giá của cơ quan thuế đã làm rõ hơn hành vi chuyển
giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, cụ thể:

- Từ năm 2010 đến hết năm 2013, ngành Thuế cả nước đã thanh tra, kiểm tra
4.857 doanh nghiệp FDI bị nghi ngờ có hành vi chuyển giá. Kết quả thanh tra, kiểm
tra cho thấy nhiều doanh nghiệp FDI có lãi nhiều hơn số lãi thực tế khai báo, nhiều
doanh nghiệp FDI lãi chứ không phải lỗ. Từ đó, cơ quan thuế đã buộc các doanh

97
nghiệp giảm lỗ 11.000 tỷ đồng và ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng thuế thu nhập
doanh nghiệp [46],[104]. Riêng năm 2013, qua thanh tra, kiểm tra 2.110 doanh
nghiệp, cơ quan thuế đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ 4.129 tỷ đồng; truy thu,
truy hoàn thuế và phạt 988,1 tỷ đồng [100].

- Năm 2014, ngành Thuế cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.077
doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động
giao dịch liên kết. Kết quả đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ 5.439,87 tỷ đồng; cơ
quan thuế truy thu, truy hoàn thuế và phạt 1.607,7 tỷ đồng [102].

- Năm 2015, số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá bị ngành Thuế thanh
tra, kiểm tra là 4.751. Qua thanh tra, kiể, tra, cơ quan thuế đã buộc doanh nghiệp
giảm lỗ 10.050 tỷ đồng. Riêng vụ việc Metro Cash & Carry chuyển giá sau 12 năm
hoạt động tại Việt Nam, cơ quan thuế đã truy thu hơn 507 tỷ đồng [103].

4.1.1.3. Đo lường quy mô chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Việc đánh giá chính xác quy mô chuyển giá là điều cực kỳ khó khăn. Cho
đến nay, Tổng cục Thuế và Cục Thuế các địa phương cũng chưa thể đo lường quy
mô chuyển giá trên toàn quốc hay ở một địa phương. Những các số liệu về mức độ
chuyển giá hiện có đang ở dạng rời rạc, độc lập, đó là các kết quả thanh tra, kiểm tra
và “đấu tranh” chống chuyển giá giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp có hành vi
chuyển giá bị phát hiện như đã nêu ở trên. Nhóm nghiên cứu của VCCI và USAIDS
đề xuất một phương pháp cho kết quả đo lường tương đối chính xác về quy mô
chuyển giá được gọi là “Kỹ thuật đếm bất đối xứng” (UCT), hay là bảng câu hỏi
LIST. Từ phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả ước tính quy mô
chuyển giá theo số lượng doanh nghiệp FDI, theo lợi nhuận, theo nước/khu vực và
theo ngành. Cụ thể như sau [77]:

* Ước tính quy mô chuyển giá theo số lượng doanh nghiệp FDI:

Phân tích kết quả khảo sát, thu thập ý kiến của 1.609 doanh nghiệp FDI đến từ
49 quốc gia khác nhau, hoạt động trên địa bàn 13 tỉnh, thành của Việt Nam cho thấy,
khoảng 20% doanh nghiệp FDI (trong số 1.609 doanh nghiệp khảo sát) chuyển giá.

98
* Ước tính quy mô chuyển giá theo lợi nhuận doanh nghiệp

Nếu phân loại một cách tương đối về tỷ suất lợi nhuận ở các mức: rất cao (từ
20% trở lên), cao (từ 10-20%), trung bình (từ 5-10%), hoạt động khả quan (dưới 5%
nhưng không thua lỗ) và thua lỗ thì hành vi chuyển giá diễn ra đều khắp ở các đối
tượng này, tuy nhiên quy mô có khác nhau. Cụ thể: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chuyển
giá trong nhóm có tỷ suất lợi nhuận rất cao là 65%, trong khi đó tỷ lệ ở nhóm doanh
nghiệp FDI có tỷ suất lợi nhuận cao là 44%, nhóm có tỷ suất lợi nhuận trung bình là
12% và thấp nhất là nhóm doanh nghiệp hoạt động khả quan với tỷ lệ 9% chuyển
giá. Điều đáng quan tâm là có đến 31% doanh nghiệp FDI lỗ ít (từ âm (-) 5% trở lại)
thừa nhận có chuyển giá. Kết quả trên cho thấy, nhiều khả năng doanh nghiệp FDI
có trình độ quản lý cao thực hiện chuyển giá, chuyển “lãi” thành “lỗ”, tự “đẩy”
mình xuống dưới mức có lãi nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bảng 4.3: Tỷ lệ ước tính doanh nghiệp chuyển giá theo lợi nhuận
Đơn vị tính: %

Số Phân loại theo Số Tỷ lệ Sai số Ước tính Ước


TT tỷ suất mẫu ước tính chuẩn thấp tính cao
lợi nhuận
1 Lớn hơn 20% 39 65,1 10,1 48,9 81,3

2 Từ 10 - 20% 105 44,5 6,9 33,5 55,5


3 Từ 5 - 10% 262 12,3 9,7 -3,2 27,8

4 Từ 0 - 5% 455 9,1 4,8 1,4 16,8


5 Hòa vốn 163 19,7 15,2 -4,6 44,0
6 Lỗ 5 - 0% 176 30,9 17,4 3,1 58,7

7 Lỗ 10% - 5% 76 -2,1 24,6 -41,5 37,3


doanh thu

8 Lỗ 10% 68 -0,3 20,4 -32,9 32,3


doanh thu

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013

99
*Ước tính chuyển giá theo xuất xứ doanh nghiệp FDI

Bảng 4.4: Ước tính tỉ lệ doanh nghiệp chuyển giá theo nước/vùng lãnh thổ
Đơn vị tính: %

Số Nước, vùng Số Tỷ lệ Sai số Ước tính Ước tính


lãnh thổ mẫu ước tính chuẩn thấp cao
TT
1 Pháp 35 62,3 11,2 44,4 80,2
2 Hồng Kông 56 40,1 14,5 16,9 63,3
3 Hàn Quốc 295 32,4 15,6 7,4 57,4
4 Hoa Kỳ 64 30,3 31,8 -20,6 81,2
5 Trung Quốc 72 29,7 51,8 -53,2 112,6
6 Đài Loan 348 26,1 20,0 -5,9 58,1
7 Nhật Bản 313 11,9 6,7 1,2 22,6
8 Sing-ga-po 86 0,4 13,3 -20,9 21,7

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2013.

Bảng 4.4. cho thấy, có khoảng 40% doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, 32%
đến từ Hàn Quốc, 29,7% đến từ Trung Quốc chuyển giá. Tỉ lệ này trong số các
doanh nghiệp đến từ các nước phát triển như Pháp là 62,3%, Hoa Kỳ là 30,3%...
Theo kết quả ước tính trên, tuy không có một xu hướng rõ rệt nào về hoạt động
chuyển giá theo xuất xứ doanh nghiệp FDI, song các nước/vùng lãnh thổ có thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam như Hồng
Kông, Hàn Quốc, Đài Loan… đều có tỷ lệ cao. Xu hướng không rõ rệt này là bởi,
trong quá trình toàn cầu hóa, với việc thiết lập các chi nhánh, công ty con ở các
quốc gia khác nhau, các công ty đa quốc gia vẫn thực hiện chuyển giá ở những nơi
có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn nước xuất xứ, nếu các công ty này
có chi nhánh/công ty liên kết hoạt động ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp hoặc thiên đường thuế.

* Ước tính doanh nghiệp FDI chuyển giá theo ngành

Doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh các ngành có sự tham gia của các
chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó hàng hóa, dịch vụ đầu vào do các công ty con trực

100
thuộc các tập đoàn đa quốc gia cung cấp thường có quy mô chuyển giá nhiều hơn.
Các ngành này bao gồm dệt may, linh kiện ô tô, nhựa và cao su, vật liệu may mặc, đồ
gỗ (đặc biệt là gỗ nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ các nước lân cận như Lào
và Campuchia). Ngoài ra, có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng về chuyển giá ở các
ngành mà tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ, chuyển môn cao) và tài sản khó định giá (thiết
bị máy móc đặc biệt, chất phụ gia bí quyết…) giữ vai trò quan trọng, như các ngành
tài chính, bảo hiểm, thông tin viễn thông và linh kiện ô tô. Các ngành này dựa khá
nhiều vào đội ngũ chuyên gia và máy móc thiết bị trong chính nội bộ doanh nghiệp
mà các yếu tố này thường không có giá trị ngang giá tương đương, do đó thực sự khó
đánh giá chính xác và phù hợp để thực hiện các mục đích liên quan đến thuế. Thực
trạng này chứng minh thêm tính đúng đắn của những phân tích lý thuyết về các thủ
thuật chuyển giá thông qua định giá tài sản vô hình ở Chương 2.

Bảng 4.5: Những ngành có tỉ lệ ước tính cao doanh nghiệp FDI chuyển giá
Đơn vị tính: %

Số Ngành/lĩnh vực Số mẫu Tỷ lệ Sai số Ước Ước


TT ước tính chuẩn tính thấp tính cao

1 Tài chính và bảo hiểm 17 90,0 30,3 41,5 100,0


2 Sản xuất dệt may 47 70,0 34,7 14,5 125,5
3 Sản xuất linh kiện ô tô 91 51,0 26,3 8,9 93,1
4 Sản xuất khác 186 41,0 11,2 23,1 58,9
5 Sản xuất cao su & nhựa 88 41,0 17,6 12,8 69,2
6 Sản xuất may mặc 96 36,0 5,9 26,6 45,4
7 Dịch vụ khác 149 28,3 17,0 1,1 55,5
(Giáo dục, Y tế)

8 Sản xuất đồ gỗ 40 23,1 13,3 1,8 44,4


9 Thông tin & Truyền thông 89 20,0 8,5 6,4 33,6

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2013.

101
4.1.2. Các hình thức chuyển giá ở Việt Nam – một số ví dụ điển hình

4.1.2.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản khi thành lập
doanh nghiệp FDI hoặc khi góp vốn đầu tư thành lập liên doanh tại Việt Nam

Đây là hình thức thường được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bởi có lợi
thế về máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Mặt khác, do phía liên doanh Việt
Nam chưa đủ năng lực, trình độ, thiếu thông tin để thẩm định giá các loại thiết bị,
công nghệ do phía nước ngoài góp vào liên doanh nên thường phải chấp nhận giá trị
do đối tác đặt ra. Hình thức này phổ biến trong giai đoạn Việt Nam mới mở cửa nền
kinh tế và “khát khao” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên hiện nay vẫn
được nhiều nhà đầu tư nước ngoài áp dụng. Một nghiên cứu của Viện phát triển
doanh nghiệp thuộc VCCI được nêu trong “Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt
Nam 6 tháng đầu năm 2014” cho thấy có gần 25% doanh nghiệp được khảo sát cho
rằng các doanh nghiệp FDI thường sử dụng hình thức chuyển giá bằng cách nâng
khống giá trị tài sản vốn góp trong quá trình đầu tư vào Việt Nam [112, tr. 23].

Có thể kể đến một số trường hợp điển hình nhà đầu tư nước ngoài nâng giá
tài sản, thiết bị cao hơn giá thực tế khi góp vốn liên doanh với phía Việt Nam, được
phát hiện sau khi phía Việt Nam trưng cầu giám định, định giá lại tại sản, như sau:

- Trong dự án Khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và
Vina Group, phía Vina Group góp vốn bằng trang thiết bị, được định giá là 4,34
triệu USD. Nhưng theo kết quả thẩm định giá của Công ty giám định quốc tế Thụy
Sỹ SGS thì giá trị trang thiết bị đưa vào góp vốn đó chỉ là 2,99 triệu USD. Như vậy,
phía nhà đầu tư nước ngoài đã nâng khống giá trị vốn góp thêm 1,35 triệu USD,
tương đương với 45,2% so với giá trị thực, gây thiệt hại cho phía Việt Nam [105].

- Dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI Tiền Giang do BGI định giá
là 30,85 triệu USD, nhưng công ty SGS thẩm định lại chỉ có giá trị 23,55 triệu
USD, chênh lệch 31%. Đây là những thiết bị cũ được đưa vào liên doanh [108].

- Liên doanh khách sạn Thăng Long (thành phố Hồ Chí Minh) giá trị thiết bị
khai báo là 496.406 USD nhưng giá trị thẩm định lại chỉ còn 306.406, nhà đầu tư
nước ngoài đã khai khống 190.000 USD, tăng đến 40,43% [107].

102
- Trung tâm Quốc tế Dịch vụ văn hóa Hà Nội khai báo giá trị tài sản khi thành
lập doanh nghiệp là 1.288.170 USD nhưng thẩm định lại chỉ có 1.028.170, nghĩa là đã
khai khống là 260.000 USD, tỉ lệ khai khống là 21,16% [107].

- Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình (Hà Nội) có giá trị thiết bị khai báo là
5.823.818 USD nhưng giá trị thẩm định lại thì chỉ còn 4.221.520 USD, nhà đầu tư
nước ngoài đã khai báo khống với số tiền là 1.602.298 USD tăng 27,51% [63].

Bảng 4.6: Thống kê một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn
Đơn vị tính: USD

Số Giá trị Giá trị Chênh lệnh Tỷ lệ


thiết bị khai khống khai
TT Tên dự án liên doanh thiết bị
khai báo khống
thẩm định
(%)

1 Công ty BGI Tiền Giang 28.461.914 20.667.436 7.794.478 27.38

Khách sạn Thăng Long


2 496.906 306.900 190.006 40.43
(TP HCM)

3 Trung tâm Quốc tế Dịch vụ 1.288.170 1.028.170 260.000 21.16


Văn hóa Hà Nội

4 Công ty ô tô Hòa Bình (Hà Nội) 5.823.818 4.221.520 1.602.298 27.51

Nguồn: Nguyễn Thường Lạng, “Đề xuất quy trình kiểm soát chuyển giá trong đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam”, kỷ yếu Hội thảo “Hoạt động chuyển giá – những
vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế”. Bộ Tài chính, 8/2012.
4.1.2.2. Chuyển giá thông qua nâng giá đầu vào (đối với việc mua nguyên liệu, thiết
bị, máy móc)
Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lựa chọn việc nhập khẩu nguyên liệu
từ bên ngoài với lý do là nguồn nguyên liệu ở bên ngoài dồi dào, chất lượng tốt.
Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất rượu cũng nhập
khẩu nguyên liệu mặc dù nguồn nguyên liệu ở Việt Nam sẵn có. Đối tác bán nguyên
liệu cho doanh nghiệp FDI chủ yếu là Công ty mẹ hay công ty liên kết. Báo cáo
động thái doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 của Viện phát triển doanh
nghiệp cho thấy, có 56% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp FDI sử dụng

103
hình thức chuyển giá bằng cách mua nguyên, vật liệu của công ty mẹ với giá cao và
bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp so với giá thực tế [112, tr. 23]. Trong
nhiều trường hợp, giá cả nguyên liệu nhập được đẩy lên cao nhất có thể. Do chi phí
đầu vào cao như vậy nên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
thấp, chậm chí thua lỗ. Với kết quả kinh doanh thua lỗ thì doanh nghiệp FDI sẽ
không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, Việt Nam sẽ thất thu thuế; trong khi
đó, doanh nghiệp FDI đã chuyển lợi nhuận cho Công ty mẹ hay công ty liên kết ở
nước ngoài. Sau đây là một ví dụ điển hình.

- Công ty TNHH TOWA Việt Nam - một doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động
tại khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - là công ty con của TOWA Nhật Bản.
Công ty này mua nguyên liệu từ công ty mẹ với giá cao, bán hàng với giá thấp hơn
giá thành, dẫn tới thua lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

16,000
13.80
14,000 1
Ngàn USD

12,000
10.29
10,000 3 8.589 Nguyên liệu
7.17 nhập khẩu từ
8,000 5
5.230 TOWA Nhật Bản
6,000

4,000 2.14 Giá vốn


2 hàng bán ra
2,000

- 2009 2010
2011

Biểu đồ 4.1: So sánh giá nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản và
giá vốn hàng bán của công ty TNHH TOWA giai đoạn 2009 đến 2011.

Nguồn: Ngô Thị Ngọc Huyền - chủ nhiệm (2014), “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải
pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố Hồ Chí Minh.

Qua số liệu thống kê các năm (Biểu đồ 4.2), cho thấy, quy mô sản xuất của
công ty TNHH TOWA Việt Nam có chiều hướng tốt, tăng hàng năm. Giá trị
nguyên liệu nhập khẩu từ công ty TOWA Nhật Bản và giá vốn hàng bán của công

104
ty TNHH TOWA Việt Nam theo xu hướng tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2011.
Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản trong giá
vốn hàng bán của TOWA Việt Nam khá cao, khoảng 41% vào năm 2009, tăng lên
gần 70% vào năm 2010; năm 2011 tuy có giảm so với năm 2010 nhưng vẫn còn ở
mức 62%, cao hơn nhiều so với năm 2009.

Do chiếm tỷ trọng khá cao trong giá vốn hàng bán, nên giá giao dịch nguyên
liệu nhập khẩu từ công ty mẹ sẽ đóng vai trò lớn trong quyết định giá thành của sản
phẩm. Tuy nhiên, giá giao dịch này có thể được TOWA Việt Nam và TOWA Nhật
Bản quyết định, do đó, giá vốn hàng bán có thể thay đổi tùy vào hai công ty này.

Việc chuyển giá qua giá mua nguyên liệu cao còn có thể được bổ sung theo
kiểu khép kín bằng cơ chế bán hàng hóa đầu ra cho công ty mẹ với giá thấp, và điều
này càng làm mức độ chuyển giá trở nên trầm trọng hơn.

4.1.2.3. Chuyển giá thông qua hạ giá bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam
cho công ty mẹ hoặc doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài (điều tiết lợi nhuận từ dịch
vụ bán hàng)

Khi công ty mẹ hoặc bên liên kết đăng ký kinh doanh ở nơi có thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam, doanh nghiệp FDI sẽ bán sản phẩm của
mình cho công ty mẹ hoặc bên liên kết với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí
thấp hơn cả giá vốn, từ đó chuyển lãi sang cho công ty mẹ hoặc bên liên kết. Cũng
như thủ thuật mua nguyên liệu từ công ty mẹ hoặc bên liên kết với giá cao, thủ thuật
này được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng. Sau đây là một số ví dụ điển hình:

Nghiên cứu cơ chế bán hàng của TOWA Việt Nam cho thấy, sản phẩm của
TOWA Việt Nam chủ yếu được bán cho công ty mẹ TOWA Nhật Bản, chiếm
đến 93% năm 2009, và 97% vào năm 2010 và 2011. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh của TOWA Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2011 bị thua lỗ (số lỗ lũy kế 1,97
triệu USD), mà nguyên nhân chủ yếu là do giá bán thấp hơn tổng giá vốn. Trong
khi đó, doanh thu của công ty không ngừng tăng, từ 4,2 triệu USD năm 2009, tăng
lên 11 triệu USD năm 2010 (tăng 160%), và đạt mức 13,5 triệu USD năm 2011
(tăng 24% so với năm 2010).

105
Bảng 4.7: Cơ cấu chi phí của công ty TOWA

Năm 2009 2010 2011 Trung bình


% % % %
Doanh thu 100 100 100 100
Giá vốn hàng bán/tổng doanh thu 124.71 94.22 101.91 106.95
Chi phí tài chính 1.02 0.29 0.15 0.49
Chi phí bán hàng 0.00 0.00 3.47 1.16
Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.60 3.53 3.54 4.89
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu -33.33 1.97 -9.07 -13.48

Nguồn: Tính toán từ số liệu do HEPZA cung cấp tháng 5/2012 [12]

- Các doanh nghiệp FDI sản xuất chè tại Lâm Đồng đã dùng thủ thuật hạ giá
sản phẩm chè xuất khẩu từ Việt Nam về công ty mẹ ở Đài Loan để chuyển giá, dẫn
đến tình trạng hàng loạt doanh nghiệp FDI sản xuất chè tại Lâm Đồng thua lỗ kéo
dài. Theo báo cáo tài chính và quyết toán thuế đã được kiểm toán của 17 doanh
nghiệp FDI loại này, sản lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan năm 2009 là 1.522 tấn,
giá bán xuất khẩu từ 2,8 - 4 USD/kg, tổng doanh thu là 105 tỷ đồng. Với giá bán
như vậy, 17 doanh nghiệp này lỗ 317 tỷ đồng (lũy kế đến năm 2009). Trên thực tế,
giá chè búp tươi tại thời điểm đó là 35.000 đồng/kg, định mức tiêu hao 5 kg chè
tươi được 1 kg chè Ô Long thành phẩm, thì giá thành nguyên liệu chính là 175.000
đồng/kg. Giá trên chưa tính các chi phí đầu vào khác như bao bì, tiền lương công
nhân, khấu hao thiết bị, thuế môi trường… Trong khi đó, giá xuất khẩu sang công ty
mẹ ở Đài Loan quy ra tiền Đồng Việt Nam chỉ là 64.580 đồng/kg [36]. Điều bất
thường nữa là, cũng chính sản phẩm chè Ô Long này bán tại thị trường Việt Nam
giá lên tới 1,2 triệu đồng/kg, cao hơn giá xuất khẩu tới 18 lần [14].

- Công ty Formosa Taffeta Việt Nam tại Long An, chuyên sản xuất vải thông
thường khổ rộng và xuất khẩu khoảng 80% thành phẩm sản xuất ra. Từ khi bắt đầu
sản xuất cho đến nay công ty luôn bị lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, từ 20 triệu USD vốn khi mới thành lập lên 80 triệu USD hiện nay. Nguyên
nhân lỗ được xem là do mọi giá cả đầu vào lẫn đầu ra đều do công ty mẹ tính toán

106
và áp đặt, trong đó giá bán sản phẩm cho công ty mẹ thường thấp hơn 40% bán cho
công ty độc lập. Ngược lại, giá vải thô nhập từ công ty mẹ lại cao hơn giá thành
phẩm bán ra cho công ty mẹ khoảng 45% [101].

- Một trường hợp khá hy hữu là mặc dù thuế ở Nhật Bản cao hơn ở Việt
Nam, song công ty thực phẩm Huế (Huế Foods - một doanh nghiệp FDI của Nhật
Bản) đã chuyển giá về cho công ty mẹ ở Nhật Bản để chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Nhật Bản. Doanh nghiệp này chuyên sản xuất rượu Sa-kê và các loại rượu
trắng, chủ yếu xuất sang Nhật Bản. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của
công ty năm sau thường cao hơn năm trước và số lỗ năm sau cũng cao hơn năm
trước. Nguyên nhân lỗ được xác định là do công ty bán sản phẩm cho công ty mẹ
với giá thấp hơn giá thành rất nhiều. Cụ thể giá bán 1 lít rượu trắng là 8.480 đồng,
trong đó giá thành sản xuất là 26.023 đồng (thời điểm năm 2012) [27],[114].

4.1.2.4. Chuyển giá qua chuyển giao tài sản vô hình, chi phí quản lý, chuyên gia

Các loại tài sản vô hình như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, nhãn
mác, kỹ thuật quản lý, điều hành… rất khó định giá, do mang tính đặc thù của từng
doanh nghiệp và ít có thông tin, tài liệu để thẩm định, so sánh. Doanh nghiệp FDI
thường lợi dụng đặc điểm này để thanh toán chi phí chuyển giao tài sản vô hình cho
công ty mẹ hoặc bên liên kết ở mức rất cao, chiếm một khoản rất lớn trong tổng chi phí
của doanh nghiệp FDI, khiến cho doanh nghiệp FDI không có lãi, thậm chí thua lỗ, qua
đó đã tránh được việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trường hợp Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một ví dụ. Liên
doanh này được thành lập vào năm 1991 với tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD
và vốn pháp định là 17 triệu USD, bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và phía đối
tác nước ngoài chiếm 60% vốn. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu được xác định
là do Công ty phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm.
Nghĩa là, trong khi phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do thua lỗ
nhưng phía liên doanh nước ngoài vẫn nhận đủ tiền bản quyền và số tiền nhận
được có xu hướng tăng dần [58].

107
Bảng 4.8. Thống kê chi phí bản quyền của C.ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam.
(Đơn vị tính: Ngàn đồng).

Niên độ Tổng chi phí Thuế TTĐB Chi phí không Tiền bản Tỷ lệ trả
thuế TTĐB quyền phí bản
quyền (%)

1 2 3 = 1-2 4 5= 4/3
93-94 446.853.424 209.481.555 237.371.868 10.025.884 4,22

94-95 998.320.819 469.821.389 528.499.430 26.956.537 5,10


95-96 1.222.334.898 576.656.418 645.678.480 47.377.320 7,34

96-97 1.376.707.829 613.430.924 763.276.904 55.372.981 7,25


97-98 1440.338.570 685.084.166 755.254.403 59.971.785 7,94

98-99 1.352.849.717 621.516.313 731.333.403 73.165.364 10,00


99-00 1.328.680.609 567.358.781 761.321.827 69.046.000 9,07

00-01 1.387.590.671 682.526.028 705.604.643 89.890.402 12,75


Tổng 9.553.676.537 4.425.875.577 5.127.800.960 431.806.274 8,24

Nguồn: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

Trường hợp khác là Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam. Công ty này
liên tục thua lỗ 12 năm, với số lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng vào năm 2012. Nguyên
nhân lỗ được Công ty lý giải là do phải tập trung mở rộng đầu tư. Tuy nhiên trên
thực tế, Công ty này đã hoạch toán nhiều chi phí với mức quá cao. Chẳng hạn, trong
giai đoạn 2001 - 2013, chi phí nhượng quyền thương mại mà Metro Cash & Carry
Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức lên tới 731 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí
lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các
cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GMBH (MCC) tại Đức cũng là một con số
“khổng lồ”, lên tới 699 tỷ đồng [101].

4.1.2.5. Chuyển giá thông qua cho vay tài chính

Hành vi này được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp FDI ở Việt nam
vay vốn của Công ty mẹ hoặc công ty liên kết nước ngoài với lãi suất cao hơn lãi
suất thị trường, làm cho chi phí tăng lên, thu nhập chịu thuế giảm, doanh nghiệp
FDI chuyển lãi về cho công ty mẹ hoặc bên liên kết.

108
Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina (100% vốn Hàn Quốc) đã áp
dụng hình thức này để chuyển giá. Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên
Keangnam Vina đã ký hợp đồng vay vốn từ các ngân hàng có quan hệ liên kết tại
Hàn Quốc với tổng cộng các khoản vay quy ra tiền Việt Nam rất lớn, như sau:

(i) Thoả thuận cho vay ngày 10/5/2007 giữa Công ty TNHH một thành viên
Kengnam Vina và Công ty Kengnam Enterprises với số tiền 10 triệu USD, lãi suất
cho vay LIBO 3 tháng cộng (+) 1,1%, tính đến 31/12/2011 đã giải ngân 2 triệu USD;

(ii) Hợp đồng vay vốn ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH một thành viên
Kengnam Vina và Ngân hàng Woori, chi nhánh Hà Nội (Bên cho vay chính trong
nước - ngân hàng đại lý trong nước); Ngân hàng Woori (Bên dàn xếp - Ngân hàng
đại lý bên cho vay) với số tiền 50 triệu USD, số tiền thực tế đã giải ngân tính đến
31/12/2011 là 50 triệu USD tương ứng với 1.041 tỷ đồng;

(iii) Hợp đồng tín dụng ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH một thành
viên Kengnam Vina với một tổ hợp gồm các bên Ngân hàng Kookmin, Công ty
quản lý tài sản Credit suise Woori, Ngân hàng Woori (có trụ sở chính tại Hàn
Quốc), với tư cách là bên thu xếp, Ngân hàng Woori bank, Chi nhánh Hà Nội với
tư cách là Ngân hàng đầu mối trong nước, số tiền vay 350 tỷ Won chi làm 2
thành phần: Thành phần A 250 tỷ Won, thành phần B 100 tỷ Won. Tính đến
31/12/2011 tổng số tiền Công ty TNHH một thành viên Kengnam Vina đã nhận
nợ là 6.582 tỷ đồng;

(iv) Lãi suất trung bình cho các khoản trên khoảng 12% mỗi năm. (Lãi suất
vay USD tại Việt Nam thời điểm đó chỉ dao động trong khoảng từ 5 - 7% mỗi năm).
Với số tiền vay lớn và lãi suất cao như vậy, tổng số lãi vay hạch toán của các hợp
đồng vay vốn từ năm 2007 đến năm 2011 của Công ty TNHH một thành viên
Kengnam Vina là 1.543 tỷ đồng.

Sau khi bị thanh tra chuyển giá, Công ty TNHH một thành viên Keangnam
Vina đã thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị lỗ phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng
và phải chịu khoản truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 95,2 tỷ đồng [101],[6],[59].

109
4.1.2.6. Chuyển giá thông qua nhiều hình thức kết hợp

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp FDI đã sử dụng cùng một lúc nhiều
thủ thuật chuyển giá để đạt được hiệu quả cao nhất. Các hình thức kết hợp như
doanh nghiệp FDI vừa nhập vào nguyên liệu của công ty mẹ hoặc bên liên kết với
giá cao, đồng thời bán sản phẩm trở lại với giá thấp, có những trường hợp thấp hơn
giá vốn; hoặc doanh nghiệp FDI vừa tính giá đầu vào nguyên liệu, vay vốn với chi
phí cao, vừa chi trả tiền bản quyền, quản lý, chuyên gia… cho bên liên kết với giá
cao. Các thủ thuật trên đều nhằm thực hiện một mục tiêu là làm cho doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam thua lỗ, nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina là điển hình của việc kết hợp
các hình thức chuyển giá. Ngoài chuyển giá thông qua hoạt động vay tài chính nêu
ở mục 4.1.2.5, Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina còn kết hợp nhiều
hình thức khác để chuyển lợi nhuận về Hàn Quốc. Cụ thể:

Công ty TNHH Keangnam Enterprise (công ty con) được Công ty mẹ tại


nước ngoài là Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc thành lập và tổ chức hoạt động
với tư cách là tổng thầu xây dựng (EPC) và ký hợp đồng xây dựng bao thầu toàn bộ
dự án toàn nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội với chủ đầu tư là
Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina, theo hình thức “chìa khoá trao tay”
với tổng giá trị hợp đồng 871 triệu USD (tương đương 11.618 tỷ đồng). Theo kết
quả thanh tra của Tổng cục Thuế thì giá trị này cao hơn giá thị trường, tuy nhiên
trên thực tế, giá trị thực hiện đã được đưa lên cao hơn nữa. Tính đến hết năm 2011,
tổng giá trị khối lượng xây lắp đã được hai bên nghiệm thu là 18.756 tỷ đổng, tổng
số tiền đã thanh toán là 14.948 tỷ đồng. Theo hợp đồng này, Keangnam Enterprise
sẽ khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng và cung
cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Với mô hình
hoạt động này, Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina đăng ký nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Công
ty TNHH Keangnam Enterprise được phép đăng ký nộp thuế nhà thầu nước ngoài
theo phương pháp hỗn hợp là nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ,
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ấn định theo tỷ lệ 2% tính trên doanh thu của hợp
đồng thầu xây dựng giữa nhà thầu với Công ty một thành viên Keangnam Vina.

110
Như vậy thông qua mô hình liên kết và tổ chức hoạt động này, tập đoàn Keangnam
không những thực hiện chuyển giá bằng việc nâng cao giá chi phí nguyên vật liệu
xây dựng nhập từ Hàn Quốc, chi phí quản lý, điều hành của đội ngũ chuyên gia Hàn
Quốc mà còn điều phối thu nhập từ Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina
(từ hoạt động kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư) sang Công ty TNHH
Keangnam Enterprise (hoạt động xây dựng của nhà thầu) để giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp chung phải nộp tại Việt Nam.

Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina còn ký hợp đồng
dịch vụ với Công ty TNHH Kengnam (hoạt động tại Hàn Quốc) với nội dung “sắp
xếp cho vay tài chính và các dịch vụ tư vấn bao gồm phê duyệt đầu tư, mua đất, tài
chính, quảng cáo” với khoản phí dịch vụ là 30 triệu USD. Tính đến 31/12/2011 tổng
số tiền Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina đã thanh toán cho Công ty
TNHH Kengnam là hơn 485 tỷ đồng [101].

Với các hình thức kết hợp trên, Công ty TNHH một thành viên Keangnam
Vina đã thực hiện chuyển một khoản lớn lợi nhuận từ Việt Nam về Hàn Quốc.

Một trường hợp khác là Công ty HL, có các giao dịch liên kết như sau:

SƠ ĐỒ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Ju An The EH HL
Đài Loan Đài Loan Malaysia

Sợ
iP
Máy móc,
Cho vay

o L
PO lyeste
thiết bị

NV
Y
ay
ov
Ch

HL Mary
Việt Nam Cho vay British Island
Weaving

MaHL
Trung Quốc

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quan hệ liên kết công ty HL Việt Nam

Nguồn: Theo tài liệu thu thập được từ nguồn riêng của tác giả

111
Công ty HL. có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực kéo
sợi, dệt vải và nhuộm vải. Khi đăng ký kinh doanh tại Việt Nam công ty này đã
nâng giá trị tài sản là máy móc, thiết bị lên rất nhiều lần nhằm tăng tỉ lệ khấu hao,
chuyển lợi nhuận đến công ty liên kết ở nơi có thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp
hơn. Không những thế, Công ty HL. đã kết hợp cả nâng giá đầu vào và hạ giá đầu ra
trong các giao dịch với các bên liên kết để chuyển giá, biểu hiện rõ nhất là doanh
thu bán hàng hóa và dịch vụ trong các năm từ 2006 – 2009 của Công ty HL luôn
luôn thấp hơn chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Bảng 4.9: So sánh doanh thu và chi phí của HL. (Đơn vị tính: triệu đồng)

Số TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Doanh thu bán hàng hóa và


1 2.037.672 2.754.442 3.002.394 3.278.780
cung cấp dịch vụ
Chi phí sản xuất kinh doanh
2 2.329.446 2.851.455 3.221.261 3.370.860
hàng hóa, dịch vụ
Lợi nhuận thuần hoạt động sản
3 - 297.455 - 105.324 - 236.124 - 116.076
xuất, kinh doanh

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Thuế [101]

Nghiên cứu cơ cấu đầu vào nguyên liệu, cho thấy phần lớn là mua của các
bên liên kết trong sơ đồ trên. Doanh thu bán hàng luôn thấp hơn chí phí đầu vào.
Với kết quả sản xuất kinh doanh như vậy, chỉ trong 4 năm, Công ty HL. đã lỗ đến
755 tỷ đồng từ cân đối giữa doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất, kinh doanh. Đó
là chưa tính các khoản khấu trừ thiết bị, máy móc. Như vậy, cùng một lúc, Công ty
HL. vừa nâng khống giá trị thiết bị, máy móc vừa mua giá nguyên liệu đầu vào cao
để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện chuyển giá.

4.1.3. Tác động của chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI đối với Việt Nam

*Làm thất thu một khoản lớn ngân sách nhà nước.

Thiệt hại dễ nhận thấy nhất bởi hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI là
làm thất thu ngân sách nhà nước, cụ thể là thất thu nguồn thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp

112
FDI ngày càng mở rộng quy mô, tăng thêm vốn đầu tư song hiệu quả kinh doanh lại
không tương xứng với sự gia tăng này. Thực trạng có khoảng hơn 50% doanh
nghiệp FDI khai lỗ, nhiều doanh nghiệp lỗ ở quy mô lớn và kết quả thanh tra, xử lý
giảm lỗ, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp như đã nêu ở phần trên (4.1.1 và
4.1.2), cho thấy, quy mô các khoản thất thu ngân sách nhà nước liên quan đến
chuyển giá khá lớn. Bên cạnh đó, việc thu thuế giá trị gia tăng từ hoạt động của các
doanh nghiệp FDI cũng gặp nhiều khó khăn khi giá các yếu tố đầu vào cao, giá bán
ra (xuất khẩu) lại thấp hoặc chiếm tỉ lệ khá cao so với giá đầu vào. Nguồn vốn FDI
ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp FDI chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp, khối doanh nghiệp
FDI tạo ra GDP khoảng 20% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%,
thậm chí có năm (2015) đạt 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Song, khối
doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp khoảng 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia (không
tính thu từ dầu thô) [9], thấp hơn nhiều so với khối doanh nghiệp nhà nước và chỉ
tương đương với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này có thể coi là một bất
hợp lý và chuyển giá là một nguyên nhân khiến cho đóng góp vào nguồn thu ngân
sách quốc gia không tương xứng với những gì mà khối kinh tế FDI đang có.

Đồ thị 4.2: Tỉ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia của các khu vực kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

113
*Làm gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại
và cán cân thanh toán.

Đóng góp của khối doanh nghiệp FDI vào xuất khẩu của Việt Nam khá tích
cực, ở một góc độ nào đó, đã góp phần “bù trừ” cho tình trạng nhập siêu của doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, việc nâng khống giá trị thiết bị, máy móc, nguyên
liệu đã khiến cho khu vực kinh tế FDI mặc dù có xuất khẩu song nhập khẩu vẫn
cao. Nếu loại trừ yếu tố dầu thô, thì khu vực FDI nhập siêu với quy mô lớn, tác
động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam. Bên cạnh
đó, chuyển giá còn làm cho thặng dư tài khoản vốn (một phần nhờ dòng vốn FDI
vào) trở nên thiếu bền vững, chứa đựng “yếu tố ảo”, kéo theo tính thiếu bền vững
của cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối [7]. Chuyển giá còn làm cho thị trường
Việt Nam phải chịu mức giá cao bất hợp lý, làm thủ tiêu lợi ích về giá từ hoạt động
nhập khẩu đồng thời gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước,
tạo nên những khó khăn mới cho khả năng kiềm chế lạm phát.

*Làm thay đổi cơ cấu vốn trong nền kinh tế.

Chuyển giá thông qua khai khống giá trị tài sản, thổi phồng phần vốn góp
của phía nước ngoài làm tăng giá trị (ảo) của doanh nghiệp FDI, làm sai lệch thực tế
nguồn vốn FDI. Một khảo sát của Bộ Công thương vào năm 1995 cho thấy, trong
42 liên doanh của Bộ này với nước ngoài, phía Việt Nam đã bị thiệt hại đến 50 triệu
USD tiền thiết bị, máy móc do phía nước ngoài khai cao hơn giá trị thực [41].
Nghiên cứu của Nguyễn Thường Lạng (2012) cho thấy giá trị tài sản góp vốn ở một
số liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam được khai tăng lên đến trên
21%, thậm chí có trường hợp trên 40% (xem bảng 4.6). Nhờ tăng giá trị (ảo) nên
doanh nghiệp FDI được khấu hao tài sản ở mức cao hơn, từ đó nhanh chóng thu hồi
vốn, khiến cho Việt Nam mất dần nguồn vốn FDI, cơ cấu các nguồn vốn trong nền
kinh tế bị thay đổi và không phù hợp với mục tiêu phát triển.

*Làm trì hoãn quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý
và chất lượng nguồn nhân lực.

Thông thường, máy móc, thiết bị thế hệ mới, hiện đại dễ định giá hơn so với
thiết bị máy móc đã qua sử dụng. Lợi dụng yếu tố này, trong nhiều trường hợp,

114
doanh nghiệp FDI đã “ưu tiên” nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu nhằm tạo
thuận lợi cho việc thực hiện chuyển giá. Điều này làm cho kỳ vọng tiếp thu được
khoa học, công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển của
Việt Nam không đạt được. Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư cho thấy, sau 25
năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tại Việt Nam vẫn có trên 80% doanh
nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu,
chỉ có vỏn vẹn 6% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, cá biệt có trường hợp
sử dụng công nghệ lạc hậu. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng
sơ hở của luật pháp, sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan nhà nước để nhập
khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng
giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ. Công nghệ thấp dẫn đến các
doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu thực hiện việc gia công, một số doanh nghiệp
được coi là công nghệ cao nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không
thực hiện ở Việt Nam. Hệ quả là doanh nghiệp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng
thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu [16].

Một mặt khác, do đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận từ chuyển giá,
doanh nghiệp FDI sẽ không coi trọng, dồn sức đầu tư để nâng cao hiệu quả quản lý,
năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, cắt giảm chi phí… Như vậy, các mục tiêu tiếp thu khoa học
công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… khi
thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI không đạt được kết quả như mong muốn.

*Chính sách đối với người lao động chậm được cải thiện, có thể kéo theo
những vấn đề xã hội khác.

Tình trạng thua lỗ (giả tạo) cũng là cái cớ để doanh nghiệp FDI duy trì chế
độ tiền lương ở mức thấp, hạn chế việc tăng lương, làm cho thu nhập của người lao
động trong khối này không cao như kỳ vọng, thậm chí, còn thấp hơn so với khu vực
kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Theo “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt
Nam năm 2015” của VCCI, trong 3 loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân,
FDI) thì khối doanh nghiệp FDI có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất. Chế độ
tiền lương của khối này cũng ở mức thấp. Năm 2015, doanh thu bình quân của
người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước gấp 2,2 lần khu vực doanh nghiệp

115
FDI [75, tr. 40]. Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
tiền lương năm 2015 bình quân cao nhất thuộc về khối doanh nghiệp Nhà nước, đạt
7,04 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp FDI chỉ đạt 5,47 triệu đồng/tháng [67]. Việc
cải thiện môi trường làm việc cho người lao động cũng không được quan tâm đúng
mức. Thực trạng này có thể là một trong những nguyên nhân khiến người lao động
bất bình, đình công, lãn công hoặc khi bị kích động có thể dẫn đến hành vi đập phá
chính nhà máy mà mình làm việc. Theo VCCI (2016), nguyên nhân chính của các
cuộc đình công, lãn công trong doanh nghiệp FDI là do: i) vấn đề lương (45%); ii)
quyền lợi người lao động (38%); iii) điều kiện làm việc (7,8%) [75]. Đây là tác
động tiêu cực của chuyển giá về mặt xã hội cần được nhìn thấy rõ hơn.

*Doanh nghiệp Việt Nam bị “thôn tính” hoặc bị cạnh tranh không lành
mạnh và mất thị phần.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với phía
nước ngoài sau một thời gian hoạt động đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Việc này xảy ra khi phía nước ngoài góp vốn liên doanh bằng thương hiệu, bí
quyết sản xuất, thiết bị máy móc, nguyên liệu đặc biệt… và khai tăng giá trị của các
tài sản đó. Giá đầu vào cao, giá đầu ra không tương xứng, làm cho doanh nghiêp bị
lỗ. Theo đó, giá trị tỉ lệ góp vốn của phía Việt Nam bị “bào mòn” tương ứng. Lúc
này, phía liên doanh nước ngoài đề nghị phía Việt Nam tăng vốn để thay đổi công
nghệ, nghiên cứu phát triển, tiếp cận thị trường… Nếu không, bên Việt Nam có thể
bán lại phần vốn cho phía nước ngoài, rút khỏi liên doanh. Như vậy, doanh nghiệp
liên doanh trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty xi măng L vốn là liên doanh
giữa Việt Nam và Đài Loan, phần góp vốn phía Việt Nam là 28% và phía Đài Loan
là 78%. Sau nhiều năm sản xuất, kinh doanh thua lỗ, phía Đài Loan đề nghị tăng
vốn đều lệ. Tuy nhiên, càng tăng vốn Công ty lại càng lỗ. Cuối cùng, không muốn lỗ
thêm nữa, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải bán lại toàn bộ phần vốn của mình cho phía
Đài Loan. Trường hợp khác là SAScoat Việt Nam – một công ty chế tạo sản phẩm về
giấy và sản phẩm tự dính chất lượng cao, đặt tại tỉnh Bình Thuận. Công ty này có vốn
điều lệ là 246 tỷ đồng, trong đó đối tác nước ngoài là SAScoat Holding (Thụy Sỹ)
chiếm 73,99%, số còn lại thuộc về các đối tác Việt Nam. Bắt đầu hoạt động từ năm
2011, mặc dù sản lượng và doanh thu liên tục tăng trưởng, nhưng SAScoat Việt Nam

116
liên tục báo lỗ với số lỗ lũy kế đến năm 2014 là 655,8 tỷ đồng. So với vốn điều lệ 246
tỷ đồng, thì Công ty này đã bị âm vốn chủ sở hữu 403,2 tỷ đồng. Đáng nói là, trong
thời gian hơn 3 năm hoạt động, SAScoat Việt Nam đã tăng vốn 2 lần với tổng số tiền
86 tỷ đồng và tiếp tục đòi tăng vốn điều lệ thêm 127,2 tỷ đồng nữa [57],[33]. Thực
trạng này khiến các cổ đông phía Việt Nam rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Nếu tiếp tục bỏ thêm vốn vào thì sợ lỗ nhiều hơn. Nếu để nhà đầu tư nước ngoài tăng
vốn thì tỉ lệ vốn của phía Việt Nam giảm tương ứng và không đủ quyền phủ quyết.
Còn nếu không chấp nhận tăng vốn điều lệ thì tiếp tục chịu lỗ.

Trong cạnh tranh, doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế nhờ “tối thiểu hóa” số
thuế phải nộp và “tối đa hóa” lợi nhuận. Doanh nghiệp FDI có thể bán sản phẩm của
mình với giá thấp, thậm chí bán phá giá để “bức tử” doanh nghiệp nội địa Việt
Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị mất thị phần, mất hẳn thị
trường, có doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Điển hình như
cuộc đấu tranh giành thị phần ở Việt nam mấy năm trước đây giữa một bên là các
công ty sản xuất nước giải khát nội địa như Công ty Tribeco, Công ty Festi, Công
ty nước giải khát Hòa Bình, công ty giải khát Chương Dương. Mặc dù Coca-Cola
và Pepsi-Cola liên tục lỗ, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn
mở rộng quy mô sản xuất và “thống lĩnh” thị trường nước giải khát, còn sản phẩm
các công ty Việt Nam thì gần như mất bóng trên thị trường hoặc chỉ còn một quy
mô rất nhỏ [27]. Vấn đề này không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề
chính trị, bởi, với những lợi thế trên, doanh nghiệp FDI có thể thao túng thị trường,
chi phối kinh tế Việt Nam, và từ đó, có thể chi phối các vấn đề khác…

*Làm cho chỉ số ICOR của khu vực kinh tế có FDI cao, phản ánh sai lệch
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Hệ số ICOR là hệ số so sánh giữa tốc độ tăng đầu tư so với tốc độ tăng


trưởng GDP, hệ số này cho biết để có 1 đồng GDP được tạo ra thì phải bỏ ra bao
nhiêu đồng đầu tư. Hệ số này thường được dùng để đánh giá tính hiệu quả trong đầu
tư cho một khu vực kinh tế cụ thể nào đó hoặc cho cả nền kinh tế. Nếu hệ số ICOR
nằm trong khoảng từ 2 đến 3 thì có hiệu quả, trên 3 đến 4 là ở mức bình thường, nếu
cao hơn 5 thì không hiệu quả và cần phải xem xét lại hiệu quả đầu tư.

117
% tăng % tốc độ tăng Hệ số
Khu vực kinh tế
trưởng GDP đầu tư ICOR
Cả nền kinh tế 6.00% 36.44% 6.07
Kinh tế Nhà nước 2.05% 14.28% 6.96
Kinh tế ngoài Nhà nước 2.90% 13.45% 4.64
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.06% 9.06% 8.54

Bảng 4.10: Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua chỉ số ICOR
giai đoạn 2005 - 2013
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê và tham khảo
nghiên cứu của TS. Đoàn Tranh [151]

Bảng 4.10 cho thấy, trong 3 khu vực kinh tế: Nhà nước, ngoài nhà nước và
FDI, thì khu vực ngoài nhà nước có hiệu quả đầu tư tốt hơn cả; khu vực Nhà nước
thường được cho là đầu tư kém hiệu quả, song trên thực tế vẫn tốt hơn khu vực FDI;
khu vực FDI kém hiệu quả nhất. Với nhiều lợi thế có được, khu vực FDI không thể
đứng cuối bảng về hiệu quả đầu tư như vậy. Chuyển giá có thể là một trong những
nguyên nhân chính làm sụt giảm (về mặt hình thức) hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm
cho chỉ số ICOR của khu vực FDI cao hơn cả khu vực kinh tế nhà nước, khu vực
kinh tế tư nhân [7],[9],[53]. Điều này kéo theo sự sụt giảm hiệu quả đầu tư của Việt
Nam nói chung, làm cho quá trình điều hành kinh tế vĩ mô và hoạch định chính sách
của Việt Nam chịu tác động của những sai lệch đó. Đồng thời làm giảm khả năng
cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, chuyển giá trong doanh nghiệp FDI
có tác động tiêu cực trên nhiều mặt đối với Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng
phó với chuyển giá tốt hơn, để hiện tượng này ngày càng phổ biến, quy mô ngày
càng lớn thì nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị phức tạp có thể nảy sinh, nền
kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị chi phối, phụ thuộc. “Hoạt động chuyển giá làm
cho những lợi ích của các dòng vốn FDI đem lại cho nền kinh tế không đủ để bù
đắp cho những thiệt hại kinh tế, tài chính to lớn mà nó gây ra cho nước tiếp nhận
FDI” [7, tr.16]. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội.
Do vậy, nếu không hạn chế được chuyển giá, Việt Nam sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại,
thậm chí “mất nhiều hơn được” từ việc thu hút FDI [49, tr.14].

118
4.1.4. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến doanh nghiệp FDI chuyển giá

Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở góc độ chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư, có thể
rút ra một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do thuế suất thuế TNDN của Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn.

Sự khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các doanh
nghiệp FDI hoạch định chính sách về giá chuyển giao sao cho chuyển lợi nhuận từ
nơi có thuế suất thuế thu nhập cao đến nơi thấp hơn, qua đó tối thiểu hoá tổng nghĩa
vụ thuế trong toàn tập đoàn.

Bảng 4.11: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam và một số nước
(Tính thời điểm năm 2013)

Thuế suất Thuế suẩt


Nước thuế TNDN Nước thuế TNDN
cơ bản (%) cơ bản (%)
Việt Nam 25 Trung Quốc 25
Brunây 22 Đài Loan 23
Campuchia 20 Hồng Kông 16.5
Inđônêxia 25 Nhật Bản 38
Lào 28 Hàn Quốc 20-22
Mãlaixia 25 Mông-te-nê-grô 9
Miama 30 Ma Cao 12
Philippin 30 Cyprus 10
Xingapo 17 Bungari 10
Thái Lan 28 Andorra 0
Bahamas 0 Bahrain 0
Béc-mu-đa 0 British Virgin Islands 0

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tài liệu của Tổng cục thuế và các trang web
của cơ quan Thuế các quốc gia.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy có một mối liên hệ giữa việc doanh nghiệp
FDI thua lỗ (dấu hiệu của chuyển giá) với những thay đổi về thuế suất thuế thu nhập

119
doanh nghiệp. Từ 2009 trở về trước, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở
Việt Nam đang ở mức 28%, có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó
nhiều doanh nghiệp thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp [3]. Khi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp giảm xuống 25% (từ 2009 đến 31/12/2013) và 22% (từ 1/1/2014
đến 31/12/2015), tỷ lệ doanh nghiệp FDI thua lỗ cũng giảm xuống, năm 2011 là
42,9%, năm 2012 là 21,7% (thấp nhất trong các năm), năm 2013 là 44,8%, năm
2014 là 45,4%. Năm 2015, theo báo cáo của VCCI dựa trên khảo sát 1.584 doanh
nghiệp FDI đến từ 43 quốc gia khác nhau, hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố của Việt
Nam, số doanh nghiệp FDI thua lỗ chiếm 37,8% [78]. (Nếu tính toàn bộ số doanh
nghiệp FDI hiện có, số doanh nghiệp lỗ có thể nhiều hơn).

Việt Nam đã thực hiện lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, từ
1/1/2016, mức thuế suất cơ bản là 20%. Dù vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp của Việt Nam vẫn cao hơn so với các quốc gia trong khu vực và nhiều quốc
gia khác trên thế giới. Chưa kể các “Thiên đường thuế” như Andorra, Bahamas,
Bermuda, Bahrian, British Virgin Islands... với thuế suất là 0%. Kết quả nghiên cứu
của Luận án cho thấy, tại thời điểm năm 2013, trong số 12 nước, vùng lãnh thổ có
nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, thì có 2 quốc gia có thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp cao hơn Việt Nam (Mỹ, Nhật Bản), mức thuế suất này ở
Trung Quốc bằng Việt Nam, còn lại 9 nước, vùng lãnh thổ thấp hơn Việt Nam, như
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan, Thái Lan, British Virgin Islands… Trong
đó, “Thiên đường thuế” British Virgin Islands đứng thứ 5 về quy mô vốn FDI
(19,20 tỷ USD), mặc dù GDP của quốc đảo này chỉ 1 tỷ USD. Khi các doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam thực hiện giao dịch với bên liên kết ở các nước hoặc lãnh thổ nêu
trên, động cơ và cơ hội chuyển giá sẽ xuất hiện. Một báo cáo của Edmund Malesky
(2013) cho thấy, có gần một nửa số doanh nghiệp FDI (trong tổng số 1.600 doanh
nghiệp FDI được thống kê) đầu tư vào Việt Nam là thuộc nước có thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam và trong đó có 36% doanh nghiệp thực hiện
chuyển giá. Kể cả trong trường hợp nước xuất xứ của doanh nghiệp FDI có thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn Việt Nam (như Nhật Bản, Mỹ), điều này
không có nghĩa là không có chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở nhóm nước
này, bởi doanh nghiệp FDI còn thực hiện giao dịch với các bên liên kết hoạt động ở
nước có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam. Edmund

120
Malesky đã khuyến nghị Việt Nam cần điều chỉnh lại thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp sao cho tương quan với các đối thủ cạnh tranh [68].

Thứ hai, hệ thống luật pháp liên quan đến giá chuyển giao của Việt Nam chưa
hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp các chuẩn mực và xu hướng quốc tế chung.

Yếu tố luật pháp có khả năng chi phối mạnh mẽ hành vi chuyển giá. Một thời
gian dài hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chuyển giá chưa đầy
đủ và rõ ràng. Hiện nay, tuy hệ thống pháp luật liên quan đến chuyển giá đã đầy đủ
hơn nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Việt Nam vẫn
chưa có Luật và Nghị định riêng về chuyển giá, mà các nội dung liên quan đến vấn
đề này chỉ nằm rải rác trong một số Luật, Nghị định. Đề cập trực tiếp đến vấn đề
chuyển giá đang có hiệu lực là Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ
Tài chính “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch giữa
các bên có quan hệ liên kết” (sau đây gọi tắt là Thông tư 66/2010/TT-BTC). Nội
dung này sẽ được phân tích chi tiết ở phần sau.

Mặt khác, Việt Nam chưa có văn bản mang tính pháp lý quy định quy chế
phối hợp giữa các cơ quan trong và ngoài nước để giúp cơ quan thuế thu thập thông
tin trong thực thi các hoạt động ứng phó với chuyển giá; ngân sách phục vụ các hoạt
động ứng phó với chuyển giá như chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác
minh... cũng chưa được quy định rõ ràng.

Thứ ba, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và ưu đãi thuế đối của Việt
Nam đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp FDI chuyển giá.

Một số hình thức ưu đãi thuế ở Việt Nam hiện nay như thực hiện thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập
chịu thuế; miễn thuế trong 4 năm đầu tiên, giảm 50% thuế đến 9 năm tiếp theo; cho
phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm; miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh... đối với các dự
án đầu tư vào một số lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, có thể đang trở thành
“kẽ hở” để doanh nghiệp FDI lợi dụng thực hiện chuyển giá, tránh thuế. Những thủ
thuật lợi dụng này là thành lập doanh nghiệp mới để hưởng ưu đãi thuế, hết thời hạn

121
ưu đãi lại giải thể và thành lập doanh nghiệp khác nhằm kéo dài thời hạn được miễn
giảm thuế; hết thời gian ưu đãi thuế ở địa phương A thì mở thêm dự án mới ở địa
phương B để hưởng ưu đãi (dành cho các dự án mới) đồng thời chuyển thu nhập từ
dự án không còn được hưởng ưu đãi sang dự án hưởng ưu đãi… Một số nghiên cứu,
khảo sát ở trong nước cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư,
thì yếu tố ưu đãi thuế của nước nhận đầu tư chưa phải là yếu tố quan trọng hàng đầu
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài [62]. Kết luận này
là gợi ý chính sách có ý nghĩa thực tiễn, Việt Nam cần cân nhắc trong thực hiện ưu
đãi về thuế thời gian tới.

Mặt khác, trong một thời gian dài, nhiều địa phương ở Việt Nam dường như
thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, chú trọng số lượng dự án và số
vốn đăng ký hơn là hiệu quả thực tế. Giữa các địa phương còn cạnh tranh lẫn nhau
trong thu hút đầu tư, dẫn đến tình trạng dễ dãi trong công tác hậu kiểm, trong đó có
tâm lý ngại thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao vì e ngại việc này làm cho môi
trường thu hút đầu tư kém hấp dẫn. Hai vấn đề trên đã “gián tiếp” tạo môi trường
thuận lợi cho doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá.

Thứ tư, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, năng lực
cạnh tranh còn quá yếu.

Một trong những khâu yếu, tồn tại trong một thời gian dài của ngành công
nghiệp Việt Nam, là công nghiệp hỗ trợ phát triển quá chậm. Nhiều doanh nghiệp
FDI khi có nhu cầu tìm đối tác Việt Nam để đặt hàng gia công, linh kiện, vật tư, các
sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất của mình đã không đạt được mục tiêu.
Chẳng hạn Samsung Vina (một doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc, chuyên sản xuất
điện thoại di động có nhà máy ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và một số địa phương khác
của Việt Nam) mỗi năm nhập khẩu một lượng lớn linh kiện với số tiền lên đến 19,8
tỷ USD (từ 2014 về trước) nhưng trong số gần 100 đối tác thuộc 9 nước khác cung
cấp linh kiện cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh, chỉ có 7 công ty Việt
Nam, chủ yếu cung cấp “bao bì, đóng gói", không thể sản xuất nổi các loại ốc vít,
sạc pin mà Samsung đặt hàng [47]. Nguồn cung ứng từ nước ngoài vẫn giữ vị trí
quan trọng đối với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của VCCI

122
(2014), có 8,1% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mua toàn bộ hoặc một phần hàng
hóa, dịch vụ đầu vào thông qua công ty mẹ, 54% mua một số mặt hàng từ nước xuất
xứ và 34% mua từ nhà cung cấp ở nước thứ ba. Thực tế trên càng thúc đẩy doanh
nghiệp FDI chuyển giá nhằm tối đa lợi ích. Đây cũng là yếu tố “góp phần tạo ra
quan ngại từ Chính phủ Việt Nam về nguy cơ chuyển giá tại Việt Nam” [76].

Thứ năm, nhận thức, năng lực, kinh nghiệm và tổ chức bộ máy thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá còn yếu kém, hạn chế.

Mặc dù hiện tượng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI đã trở thành phổ
biến, song mãi đến tháng 10/2015, Tổng cục Thuế mới chính thức thành lập Phòng
Thanh tra giá chuyển nhượng (trực thuộc vụ Thanh tra) ở cơ quan Tổng cục và tại 4
Cục thuế là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lực
lượng chuyên trách trực tiếp thực thi nhiệm vụ chống chuyển giá. Tuy nhiên, nhân
sự của những phòng này “vừa thiếu, vừa yếu”. Ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh,
mặc dù có số lượng doanh nghiệp FDI rất lớn nhưng Phòng thanh tra giá chuyển
nhượng chỉ có 10 người, hầu hết chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ
năng thanh tra giá chuyển nhượng [113]. Ở các địa phương khác, chưa có đội ngũ
chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hành vi chuyển giá. Điều này
cho thấy vấn đề chuyển giá chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Năng
lực và kinh nghiệm về thanh tra giá chuyển nhượng của đội ngũ cán bộ thuế còn yếu
và thiếu là một trong những trở ngại của Việt Nam trong ứng phó với chuyển giá.
Theo ông Thomas McClelland, chuyên gia về thuế của Công ty kiểm toán Deloitte
Việt Nam thì “Khó khăn của cơ quan thuế Việt Nam trong việc thực hiện kiểm soát
về chuyển giá bắt nguồn từ sự kém hiểu biết về hoạt động chuyển giá” [3].

Mặt khác, việc phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng liên
quan trong quản lý thu thuế và ứng phó với chuyển giá chưa đồng bộ, chưa tạo
thành sức mạnh để ứng phó một cách hiệu quả với chuyển giá. Do vậy, ở hướng
ngược lại, lợi dụng hạn chế này, doanh nghiệp FDI “mạnh dạn” chuyển giá hơn.

Thứ sáu, về phía doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có nhiều động cơ thúc đẩy
“quyết tâm” chuyển giá, và đôi khi chuyển giá trở thành một trong những “chiến
lược” của doanh nghiệp. Đó là các động cơ tối đa lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh,

123
chiếm lĩnh thị trường, thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh; bảo tồn vốn trước
những rủi ro hối đoái hoặc trước những tác động bất lợi khác mà doanh nghiệp FDI
cho rằng có thể xảy ra đối với mình... Các vấn đề này đã được phân tích ở tiểu mục
2.2.2. của Chương 2.

4.2. Ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam: thực trạng
và vấn đề đặt ra

4.2.1. Các quy định pháp luật để ứng phó với chuyển giá ở Việt Nam

Những nội dung pháp lý liên quan đến ứng phó với chuyển giá ở Việt Nam
lần đầu tiên được ghi nhận trong Thông tư 74-TC/TCT “Hướng dẫn thực hiện quy
định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam”, do Bộ Tài chính ban hành vào năm 1997. Đến năm 1999, Bộ Tài chính ban
hành Thông tư 89/1999/TT-BTC “Hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế đối
với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” thay thế Thông
tư 74-TC/TCT. Năm 2001, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 13/2001/TT-
BTC “Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” thay thế Thông tư 89/1999/TT-BTC. Nội dung liên
quan đến “chuyển giá” đề cập trong các thông tư này tập trung vào hai vấn đề
chính: (i) giao dịch của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, (ii) việc xác định giá
thị trường đối với các giao dịch của doanh nghiệp liên kết. Mặc dù trong vòng 4
năm Bộ Tài chính ban hành 3 thông tư có các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn
đề chuyển giá nhưng nhìn chung chưa có những thay đổi lớn giữa thông tư ban hành
sau so với thông tư ban hành trước đó. Chẳng hạn Thông tư 89/1999/TT-BTC chỉ
làm rõ hơn về khái niệm "Hợp đồng giao dịch, mua bán không theo giá thị trường"
và khái niệm “Doanh nghiệp/công ty liên kết” so với Thông tư 74-TC/TCT. Hoặc
tại các Thông tư 74-TC/TCT và Thông tư 89/1999-TT/BTC, vấn đề “Chống chuyển
giá” được gọi tên là “Biện pháp chống chuyển giá” (Mục IV) thì đến Thông tư
13/2001/TT-BTC được sửa đổi bằng “Biện pháp xác định giá thị trường trong giao
dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Theo quy định tại các thông tư này, nếu phát
hiện có các vấn đề bất hợp lý về giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trong các giao dịch giữa
các công ty liên kết, cơ quan thuế được áp dụng 3 phương pháp để xác định đúng
lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp, gồm (i) phương pháp so sánh giá thị trường tự
do, (2) phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào, (3) phương pháp

124
sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế. Đối với các trường hợp
phát hiện những bất lợi hợp lý về giá nhưng chưa có điều kiện áp dụng các biện
pháp trên, các thông tư “khuyến khích” cơ quan thuế địa phương “cần thông báo để
doanh nghiệp xuất trình các chứng từ có liên quan và yêu cầu doanh nghiệp cam
đoan bằng văn bản tính hợp pháp của các chứng từ đã cung cấp” [17],[18],[19].
Nhìn chung, hiệu lực pháp lý của các Thông tư 74-TC/TCT, Thông tư 89/1999-
TT/BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC chưa cao.

Sau khi có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 (hiệu lực từ 1/1/2004), Bộ
Tài chính ban hành Thông tư 117/2005/TT-BTC “Hướng dẫn xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết”. Theo đó, ngoài
3 phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết đã được
đề cập trong Thông tư 13/2001/TT-BTC, Thông tư 117/2005/TT-BTC có bổ sung
thêm 2 phương pháp mới, thành 5 phương pháp xác định giá thị trường trong giao
dịch giữa các bên liên kết, đó là [20]:

- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: Phương pháp này dựa vào
đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao
dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

- Phương pháp giá bán lại: Phương pháp này dựa vào giá bán lại (hay giá
bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi
phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.

- Phương pháp giá vốn cộng lãi: Phương pháp này dựa vào giá vốn (hoặc giá
thành) của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết

- Phương pháp so sánh lợi nhuận: Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời
của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định
tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều
kiện giao dịch tương đương nhau. Đây được xem là phương pháp mở rộng của
phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong
trường hợp có những điều kiện tương tự.

- Phương pháp tách lợi nhuận: Phương pháp này dựa vào lợi nhuận thu được
từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết
thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên

125
kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch
độc lập tương đương. Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc
bên) liên kết tham gia là giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều
giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc
các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên liên kết có liên quan.

Năm 2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC “Hướng dẫn
thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết” [21] thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC. Thông tư 66/2010/TT-
BTC được coi là khung pháp lý tương đối toàn diện, được xây dựng trên cơ sở các
hướng dẫn về định giá chuyển giao của OECD. Về cơ bản, Thông tư 66/2010/TT-
BTC đã điều chỉnh được các hành vi chuyển giá của các bên liên kết. Chẳng hạn, việc
quy định các bên liên kết trong Thông tư 66/2010/TT-BTC rõ ràng, cụ thể hơn các
quy định trước đây. Quy định về nguồn thông tin, dữ liệu mà cơ quan thuế được phép
sử dụng để phân tích, so sánh giá chuyển giao về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xác
định giá thị trường, được cả phía doanh nghiệp và cơ quan thuế chấp nhận (Số liệu
thăm dò 533 doanh nghiệp, 58 Cục thuế và 854 cán bộ công chức ngành Thuế, do
Tổng cục Thuế thực hiện cho thấy có 90% số doanh nghiệp, 85,96 số Cục thuế,
82,27% số công chức ngành Thuế cho rằng việc quy định về nguồn thông tin, dữ liệu
được phép sử dụng để phân tích, so sánh, tính giá thị trường theo Thông tư
66/2010/TT-BTC là đầy đủ, có tính khả thi và có tác dụng tích cực trong quản lý
thuế) [11]. Các nội dung khác cũng được quy định cụ thể hơn, chẳng hạn: (i) quy
định về khác biệt trọng yếu trong so sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập đã
được lượng hóa chứ không mang tính định tính như quy định trước đây, làm cơ sở
cho việc hiểu và áp dụng thống nhất giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và giữa
nội bộ cơ quan thuế với nhau; (ii) hướng dẫn về xác định giá thị trường đã được quy
định riêng đối với trường hợp mua và trường hợp bán, đảm bảo thống nhất giữa
nguyên tắc chung với việc hướng dẫn cụ thể về xác định giá thị trường; (iii) mẫu
biểu kê khai thông tin giao dịch liên kết được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, thuận
tiện cho việc kê khai của người nộp thuế…

Thông tư 66/2010/TT-BTC đánh dấu một bước tiến quan trọng có tác dụng
tích cực trong quản lý việc định giá chuyển giao của các doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam, góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn tránh nghĩa vụ thuế, góp phần bảo

126
vệ lợi ích và quyền đánh thuế của Việt Nam và đảm bảo công bằng trong việc thực
hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến
chuyển giá (như hợp đồng chuyển nhượng, xác định giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất…) còn được thể hiện rải rác ở một số văn bản pháp luật khác.

Ở cấp độ Luật, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ
1/7/2013, bổ sung một số nội dung mới liên quan đến chuyển giá, như:

i) Bổ sung quy định về cơ chế thực hiện“Thoả thuận trước về phương pháp
xác định giá tính thuế” (gọi tắt là APA). Việc bổ sung cơ chế APA vừa tạo thuận
lợi cho công tác thu thuế, chống thất thu thuế, vừa tạo chủ động cho doanh nghiệp
FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

iii) Tăng thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Trước ngày 1/7/2007, các
quy định về quản lý thuế trong đó có xử lý vi phạm pháp luật về thuế đều được quy
định tại các luật chính sách, trong đó Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp (2003) quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước. Nhưng
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (2013) tăng thời hạn áp
dụng truy thu thuế là 10 năm, kể từ ngày kiểm tra phát hiện doanh nghiệp có sai
phạm về nghĩa vụ thuế. Nâng mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số
tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn từ 10% lên 20%.

iv) Cho phép cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp
thuế theo tiêu thức đánh giá rủi ro; theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm.

v) Cho phép cơ quan Thuế được phép thu thập các thông tin từ cơ quan Thuế
của những nước có ký kết Hiệp định về thuế với Việt Nam.

Việc bổ sung thêm một số nội dung mới và quan trọng nhằm ứng phó với
chuyển giá trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (2013)
tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách, nâng cao khả
năng ứng phó với chuyển giá, đồng thời tạo chủ động cho doanh nghiệp FDI trong
lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đố, Việt Nam đã ký
hiệp định tránh đánh thuế hai lần với trên 50 quốc gia. Đây là điều kiện pháp lý
quan trọng để tăng cường khả năng ứng phó với chuyển giá.

127
4.2.2. Thực thi pháp luật liên quan đến chuyển giá
Ứng phó với tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá đang ngày càng trở nên
phổ biến tại Việt Nam là “cuộc chiến” khốc liệt và đầy khó khăn. Trong những năm
gần đây, ngành Thuế đã có sự đầu tư về nhiều mặt để nâng cao khả năng ứng phó
với chuyển giá.

Về công tác nhân lực, ngành Thuế Việt Nam đã tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng, tổ chức cho cán bộ thuế các cấp học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức
về nghiệp vụ thuế và vấn đề chuyển giá.

Về tổ chức bộ máy thực thi pháp luật, ngành Thuế Việt Nam đã xây dựng bộ
phận chuyên trách về thanh tra giá chuyển giao và thực thi việc thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá ở cấp Tổng cục Thuế và ở 4 Cục thuế địa
phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng là thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế các cấp thường xuyên tổ chức
các cuộc thanh tra chuyên đề về chuyển giá, qua đó, đã phát hiện những doanh
nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để tiến hành đấu tranh, xác định lại giá chuyển giao
theo quy định của pháp luật, giảm “con số” lỗ của doanh nghiệp, truy thu thuế thu
nhập doanh nghiệp và xử phạt doanh nghiệp chuyển giá. Chỉ tính trong 3 năm kể từ
khi Tổng cục Thuế thành lập Tổ quản lý giá chuyển nhượng (năm 2012), ngành
thuế đã phát hiện nhiều vụ việc chuyển giá, với giá trị điều chỉnh rất lớn. Chẳng hạn
trong một “chiến dịch” thanh tra chuyên ngành về chuyển giá tại 29 doanh nghiệp
FDI được thực hiện trong năm 2014, cơ quan thuế đã buộc các doanh nghiệp FDI
này giảm lỗ gần 9.000 tỷ đồng, tính bình quân giảm lỗ gần 300 tỷ đồng/doanh
nghiệp, truy thu gần 20 tỷ đồng/vụ phát hiện chuyển giá. Điển hình như trường hợp
Công ty Dệt may Hualon tại Đồng Nai sau thanh tra đã điều chỉnh giảm lỗ gần
1.200 tỷ đồng, truy thu 78 tỷ đồng vào ngân sách, hoặc trường hợp của Keangnam
Vina như đã nêu ở trên.

Tổng cục Thuế cũng đã có chương trình hành động kiểm soát hoạt động
chuyển giá giai đoạn 2012-2015, trọng tâm là phân tích rủi ro trong công tác quản lý
giá chuyển giao; xử lý thông tin thu thập được phục vụ cho công tác quản lý thuế
đối với hoạt động chuyển giá và lưu trữ hồ sơ theo quy định; thu thập, nghiên cứu

128
các dấu hiệu chuyển giá đang được các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam thực
hiện… Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đã và đang chỉ đạo mở rộng thanh tra chuyên
đề chuyển giá, bao gồm những “đại gia” có vốn đầu tư lớn, doanh nghiệp có dấu
hiệu chuyển giá, doanh nghiệp có khoản hoàn thuế VAT lớn, doanh nghiệp được
hưởng các ưu đãi về đầu tư, doanh nghiệp có khả năng phải chịu thuế nhà thầu.

4.2.3. Những khó khăn, bất cập và hạn chế về khả năng ứng phó với chuyển giá
ở Việt Nam

Thứ nhất, bất cập và hạn chế về khung pháp lý. Chuyển giá là một vấn đề
nhức nhối và phức tạp, song cho đến nay, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động này vẫn chỉ được ban hành dưới dạng thông tư của Bộ Tài chính, dẫn đến
hiệu lực thi hành chưa cao.

Thông tư 66/2010/TT-BTC đưa ra hướng dẫn chi tiết về các phương pháp xác
định giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường nhưng các hướng dẫn phần lớn
mang tính lý thuyết này không dễ thực hiện do tính chất phức tạp và đa dạng của các
giao dịch liên kết, cũng như khối lượng thông tin có liên quan khá lớn mà cán bộ thuế
cần phải đối chiếu, xử lý. Việc ngành Thuế chưa thiết kế được các quy định có tính
chất “đơn giản hóa” (chẳng hạn, quy định về các khung giá hay khung lợi nhuận hợp
lý theo từng ngành để có thể xác định phương pháp định giá thích hợp) đã gây ra
không ít khó khăn cho cả cơ quan Thuế và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Mặc dù kết quả khảo sát của Tổng cục Thuế cho thấy có 80,36% số Cục
thuế, 69% số công chức ngành Thuế và 77,37% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng
quy định các “bên liên kết” tại Điều 3 của Thông tư 66/2010/TT-BTC là phù hợp,
đã bao quát được các mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp [11] song, so sánh
với các hướng dẫn của OECD và nghiên cứu kinh nghiệm các nước khác, thì định
nghĩa về “bên liên kết” trong thông tư này còn quá rộng, trong đó có các bên đáng
lẽ là không liên kết, lại được xếp vào nhóm các bên liên kết. Chẳng hạn, một đối tác
kinh doanh đóng góp 20% vốn sẽ “được” xem là “bên liên kết”, một nhà cung cấp
cũng có thể bị coi là “bên liên kết” của một doanh nghiệp FDI nếu ít nhất 50% chi
phí nguyên vật liệu hoặc sở hữu trí tuệ thuộc về nhà cung cấp đó làm cho nhiều hoạt
động kinh doanh thông thường cũng trở thành giao dịch với “bên liên kết”. Sự mở
rộng này khiến việc xác định giá chuyển giao phức tạp hơn, làm tăng khối lượng các

129
giao dịch cần kiểm tra và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả ứng phó với chuyển giá.

Thông tư 66/2010/TT-BTC yêu cầu các tài liệu, chứng từ, dữ liệu sử dụng
làm căn cứ phân tích phải là các thông tin công khai và có nguồn gốc xuất xứ được
chấp thuận. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, một doanh nghiệp không dễ tiếp cận
được báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp khác. Do vậy,
yêu cầu này, trong nhiều trường hợp, là không khả thi. Hơn nữa, Thông tư
66/2010/TT-BTC còn yêu cầu lượng thông tin, tài liệu chứng từ mà doanh nghiệp
cần lưu giữ và cung cấp quá rộng. Quy định về việc ấn định mức giá tính thuế
không thật sự rõ ràng nên sẽ khó thực hiện vì hiện nay bản thân cơ quan thuế cũng
không có số liệu so sánh. Trường hợp cơ quan thuế thu thập được thông tin dữ liệu
thích hợp từ các tổ chức nước ngoài thì cũng không đủ cơ sở pháp lý đối với nguồn
dữ liệu này để áp dụng ấn định giá.

Cho đến nay vẫn chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp
chưa kê khai giao dịch liên kết theo quy định của Thông tư 66/2010/TT-BTC. Việc
thiếu một chế tài nghiêm minh, mang tính răn đe đã làm giảm hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá. Chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân
sách phục vụ chống chuyển giá cũng như quy chế phối hợp giữa các bên liên quan
để giúp ngành thuế thu thập thông tin phục vụ cho quá trình đấu tranh, chứng minh,
buộc doanh nghiệp có hành vi chuyển giá phải thừa nhận chuyển giá. Ngoài ra một
quy trình để giải quyết việc đánh thuế trùng trong trường hợp cơ quan thuế thực
hiện các điều chỉnh về giá cũng chưa được thiết kế và ban hành.

Thứ hai, khó khăn từ chính sự phức tạp của vấn đề chuyển giá. Chuyển giá là
một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực thuế. Về sâu xa, chuyển giá là
việc chia quyền đánh thuế giữa các quốc gia. Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp thực
hiện hành vi chuyển giá, thu nhập sẽ được chuyển về quốc gia, vùng lãnh thổ có
thuế suất thấp để tính thu nhập chịu thuế. Vì thế, trong khi một quốc gia bị thiệt hại
về nguồn thu thuế, thì ở chiều ngược lại, một quốc gia khác lại có thể được hưởng
lợi. Sự xung đột lợi ích như vậy khiến cho việc phối hợp quốc tế trong cuộc chiến
chống chuyển giá không phải lúc nào cũng dễ dàng triển khai và thực hiện.

Bên cạnh đó, do sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá cũng như vị thế
và tính chất hoạt động xuyên biên giới của các MNCs trong điều kiện toàn cầu hóa

130
hiện nay, hoạt động chuyển giá luôn được các doanh nghiệp FDI lưu tâm và có tiềm
năng trở thành một nghiệp vụ tài chính chiến lược. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp
FDI hoặc có bộ phận chuyên trách về chuyển giá hoặc thuê các công ty tư vấn tài
chính xử lý hồ sơ để đối phó với các cơ quan chức năng tại các nước sở tại. Giao
dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI diễn ra đa dạng, phức tạp làm tăng thêm khó
khăn cho việc ứng phó với chuyển giá.

Trong khi đó, cho đến nay, Việt Nam chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu
đủ lớn về giá cả của các loại hàng hoá được giao dịch giữa các công ty độc lập và
công ty liên kết với nhau. Vì vậy, khi một nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, các cơ
quan chức năng rất khó khăn trong việc tìm kiếm một nghiệp vụ mua bán tương
đương để so sánh và xác định xem nghiệp vụ này có tuân theo nguyên tắc giá thị
trường hay không. Điều này đặc biệt khó khi giao dịch có liên quan đến sản phẩm
hay dịch vụ có tính chất đặc thù.

Thứ ba, bất cập từ khó khăn trong quản lý doanh nghiệp nộp thuế có quan hệ
liên kết, có giao dịch liên kết và nhận diện dấu hiệu chuyển giá. Luật quản lý thuế
xác định việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập
thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý
thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện
pháp quản lý thuế. Từ đó, cơ quan thuế ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để
đánh giá rủi ro về thuế.

Hiện nay, việc thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp FDI
nộp thuế chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ khai thuế. Do đó, việc xác định các
doanh nghiệp có hay không có quan hệ liên kết theo quy định tại Thông tư
66/2010/TT-BTC (đã trình bày ở tiểu mục 2.1.3, Chương hai) thực sự gặp nhiều
khó khăn. Thông thường, cơ quan thuế chỉ nhận dạng được 2/13 trường hợp có quan
hệ liên kết. Còn các dấu hiệu gián tiếp nêu trên chỉ được nhận biết qua thanh tra,
kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được thanh
tra, kiểm tra hàng năm không nhiều.

Việc thống kê các doanh nghiệp thuộc diện phải kê khai các giao dịch liên
kết (mẫu GCN-01/QLT theo chỉ đạo của Tổng cục thuế tại công văn 1025/TCT-CC
ngày 29/3/2011) hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan thuế thường khó

131
phát hiện các trường hợp có phát sinh giao dịch liên kết nếu doanh nghiệp FDI nộp
thuế không kê khai theo quy định (ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều
giao dịch liên kết nhưng không kê khai)... Việc kê khai giao dịch liên kết phụ thuộc
hoàn toàn vào sự tự giác của doanh nghiệp FDI nộp thuế. Thực tế nêu trên cho thấy
còn quá nhiều đối tượng nằm ngoài tầm ngắm của cơ quan thuế về chống chuyển
giá do hạn chế về thông tin, dữ liệu.

Thứ tư, khó khăn và bất cập từ sự thiết hụt nguồn lực. So với yêu cầu và tính
chất phức tạp của hoạt động kiểm soát giá chuyển giao thì đội ngũ cán bộ thuế hiện
nay chưa thể đáp ứng được. Số lượng cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực
này còn mỏng, thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm, các đơn vị chuyên trách về
thanh tra giá chuyển giao chỉ có ở một vài địa phương và mới được thành lập. Hiện
nay, ngành Thuế còn thiếu những chuyên gia giỏi hiểu biết sâu, rộng về các ngành
kinh tế, đặc biệt là những ngành đặc thù, phức tạp, có các sản phẩm, dịch vụ có hàm
lượng chất xám cao, để thực hiện việc phân tích hoạt động, phân tích việc xác định
giá chuyển giao trong giao dịch liên kết. Việc đào tạo cán bộ có đủ năng lực làm
việc trong lĩnh vực này - vốn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức - chưa được đầu tư
thích đáng. Do vậy, trong nhiều trường hợp, hiệu quả công việc không cao và cách
xử lý của cán bộ thuế không theo các chuẩn mực ứng phó với chuyển giá, nên đôi
khi đối tượng nộp thuế có phản ứng tiêu cực.

Thứ năm, bất cập từ quy định thẩm quyền của cơ quan thuế. Cho đến nay, cơ
quan Thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu
tranh chống chuyển giá. Một trong những cơ sở quan trọng để xác định hành vi có
chuyển giá hay không và áp dụng phương pháp nào để xác định chuyển giá trong
trường hợp có hành vi chuyển giá là phải có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về
doanh nghiệp nộp thuế, song nếu không có thẩm quyền điều tra thì rất khó khăn
trong thu thập thông tin. Ngành Thuế Việt Nam hiện chưa có bộ phận chuyên trách
về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển
giá nói riêng ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề thông tin ở tầm quốc tế.

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường
hợp chuyển giá được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy
định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông

132
tư số 158/2013/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn
nên chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp FDI có hành vi chuyển giá tránh thuế
(trường hợp cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp liên kết, thực hiện
điều chỉnh giá làm giảm số lỗ của doanh nghiệp thì cũng không có chế tài xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp; trường hợp cơ quan
Thuế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp liên kết, thực hiện điều chỉnh giá khiến số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên thì doanh nghiệp cũng chỉ bị xử
phạt kê khai sai (10%) và phạt chậm nộp (0,05%/1 ngày chậm nộp)) [29]. Các
trường hợp chuyển giá dẫn tới số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu thì
cũng chưa có quy định bắt buộc người nộp thuế không được hoàn thuế giá trị gia
tăng hoặc phải giải thể doanh nghiệp.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có (hoặc nghi vấn
có) hành vi chuyển giá là công việc khó, phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực
để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá
sản phẩm được chuyển giao, lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá thị
trường… Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thanh tra, quy trình và thời gian thanh
tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá được quy định chung như thời gian
thanh tra, kiểm tra thuế đối với các trường hợp thông thường khác mà không được
phép kéo dài. Điều này khiến cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về giá chuyển giao
chưa đạt hiệu quả cao.

4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với chuyển giá trong
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

4.3.1. Thống nhất nhận thức, quan điểm ứng phó với hành vi chuyển giá

Như đã phân tích, hoạt động chuyển giá là một hiện tượng kinh tế phổ biến,
có tính quốc tế, đã tồn tại từ lâu, đang có cơ hội phát triển do được thúc đẩy bởi quá
trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc trong đời sống kinh tế thế giới đương
đại. Chống chuyển giá, vì vậy, là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đối với mọi
quốc gia, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, các
cơ quan nhà nước Việt Nam cần nhận thức đúng tính phức tạp, khó khăn của vấn đề
chuyển giá và thống nhất quan điểm trong ứng phó với hành vi chuyển giá. Một
mặt, đây là nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đảm bảo quyền đánh thuế hợp pháp của

133
nhà nước, thực hiện mục tiêu về nguồn thu ngân sách, duy trì môi trường kinh
doanh công bằng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, việc ứng phó với
hành vi chuyển giá không được lạm dụng đến mức làm xấu đi môi trường đầu tư,
tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với việc thu hút và hấp thụ dòng vốn FDI. Việc
thực thi các giải pháp ứng phó với chuyển giá cần được xem là một nhiệm vụ
thường xuyên, lâu dài; cần được đầu tư nguồn lực một cách xứng đáng, trên cơ sở
phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều lực lượng, bao gồm cả sự phối hợp quốc tế
cũng như sự cộng tác của chính các doanh nghiệp FDI.

Quá trình xây dựng và thực thi các giải pháp ứng phó với chuyển giá, cần
thống nhất quan điểm sau:

Thứ nhất, cần đổi mới quan điểm về thu hút đầu tư FDI và các chính sách ưu
đãi đầu tư. Các nghiên cứu lý thuyết cho rằng nguồn vốn từ bên ngoài là “cú hích”
để phá vỡ “vòng luẩn quẩn nghèo khổ” của các nước nghèo. Việt Nam đã trở thành
một nước có thu nhập trung bình nên cần loại bỏ tư tưởng thu hút đầu tư nước ngoài
bằng mọi giá. Chính sách thu hút đầu tư cần theo hướng có chọn lọc, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn FDI hướng tới các mục tiêu bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển,
tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ; mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm
quản lý... Các chính sách ưu đãi về thuế cần được điều chỉnh theo hướng thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh
nghiệp/vùng miền được ưu đãi với doanh nghiệp/vùng miền không được ưu đãi.

Thứ hai, các biện pháp ứng phó với chuyển giá phải đáp ứng sự hài hòa giữa
lợi ích Nhà nước và lợi ích của các doanh nghiệp FDI, không làm giảm tính hấp dẫn
của môi trường thu hút đầu tư Việt Nam.

Sự hấp dẫn của mục tiêu lợi nhuận khiến doanh nghiệp FDI luôn tìm mọi
cách để đạt được mục tiêu ấy và chuyển giá là một trong những thủ thuật được ưu
tiên. Trong khi đó, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam vẫn cần
vốn đầu tư nước ngoài cho các mục tiêu đã nêu ở ý trên. Vấn đề đặt ra là làm sao để
cả doanh nghiệp FDI, Nhà nước và người dân Việt Nam đều có lợi thông qua việc
đạt được mục tiêu của mỗi bên. Đứng trên góc độ quản lý thuế trong lĩnh vực
chuyển giá, bên cạnh xây dựng một chính sách thuế hợp lý, hấp dẫn, minh bạch để
thu hút đầu tư thì hệ thống chính sách và giải pháp đó phải có tác dụng làm suy

134
giảm động cơ trốn, tránh thuế nói chung và hành vi tránh thuế bằng thủ thuật
chuyển giá nói riêng. Vấn đề đặt ra ở đây là các biện pháp quản lý thuế đối với vấn
đề chuyển giá phải được quy định như thế nào để không làm suy giảm môi trường
thu hút đầu tư. Nhiều nước trên thế giới cũng e ngại nhà đầu tư nước ngoài “nản
lòng” nếu thực hiện các biện pháp “mạnh tay” trong ứng phó với chuyển giá. Vì
vậy, việc xác lập và thực thi các biện pháp ứng phó với chuyển giá nhất thiết phải
đặt trên quan điểm giải quyết hài hòa các lợi ích nêu trên.

Thứ ba, chuyển giá không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp nhất
trong lĩnh vực thuế. Hiện nay, trên thế giới chưa có một nước nào có thể ngăn chặn
tuyệt đối chuyển giá mà chỉ có thể hạn chế vấn đề này. Do vậy, Việt Nam cần xem
việc ứng phó với chuyển giá là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ trên cơ sở pháp lý
và bằng chứng thuyết phục; việc xây dựng một lộ trình thích hợp để thực hiện quản
lý nhà nước về chuyển giá là rất cần thiết, đảm bảo hài hòa, cân đối lợi ích quốc gia,
lợi ích doanh nghiệp, đảm bảo môi trường đầu tư.

Thứ tư, cần xem việc hoàn thiện môi trường thể chế nói chung, môi trường
đầu tư nói riêng là nền tảng của công cuộc đấu tranh với hành vi chuyển giá của
doanh nghiệp. Môi trường thể chế và đầu tư thuận lợi cho các hoạt động đầu tư,
kinh doanh nói chung, kể cả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ vừa
có tác dụng làm gia tăng lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, do đó, có thể làm giảm
thiểu một cách tương đối động cơ chuyển giá như một kênh quan trọng của việc tối
đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp FDI, vừa tạo ra hành lang thể chế, pháp lý
lành mạnh cho những hoạt động ứng phó với chuyển giá. Trong trường hợp này,
việc ứng phó với chuyển giá không đơn giản chỉ là vấn đề chống thất thu ngân sách
từ nguồn thuế. Nó cần được xem là một biện pháp làm lành mạnh hóa môi trường
kinh doanh, môi trường cạnh tranh. Nó không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan
thuế mà còn là nhiệm vụ chung của nhiều cơ quan liên quan, kể cả người dân –
những người nộp thuế và được hưởng thụ từ nguồn thuế quốc gia.

Thứ năm, các biện pháp ứng phó với chuyển giá phải vừa phù hợp với thông
lệ quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời phải vừa phù hợp
với điều kiện thực tiễn và khả năng của Việt Nam.

135
Chuyển giá ngày nay đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, là
mối quan tâm của hầu hết các Chính phủ trên thế giới. Nhìn chung, hiện nay khuynh
hướng áp dụng các biện pháp định giá chuyển giao của OECD với nguyên tắc giao
dịch thị trường được hầu hết các quốc gia chấp nhận. Việt Nam đang còn thiếu
nhiều thông tin, cơ sở dữ liệu… trong việc định giá chuyển giao cũng như thiếu
kinh nghiệm trong ứng phó với chuyển giá, do vậy, cần vận dụng một cách phù hợp
các quy định của OECD cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới
trong vấn đề này.

4.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến vấn đề chuyển giá

Chuyển giá xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó hệ thống pháp luật
chưa hoàn thiện, còn nhiều kẻ hở mà lợi dụng vào đó, doanh nghiệp FDI vận dụng,
“lách luật” để chuyển giá. Do vậy, nền tảng pháp lý để ứng phó với chuyển giá cần
được gia cố vững chắc, tạo thuận lợi cho cả các cơ quan chức năng lẫn các doanh
nghiệp áp dụng thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, chi phí vận hành và
tuân thủ thấp, hướng đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đây là giải pháp cơ
bản, quan trọng nhất, cần được ưu tiên thực hiện cả trước mắt lẫn lâu dài. Kinh
nghiệm của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… cho thấy, một khi có cơ
sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, sự tuân thủ của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và việc kiểm
soát giá chuyển giao trên cơ sở nguyên tắc giá thị trường của cơ quan thuế cũng
thuận lợi hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm soát
chuyển giá là ưu tiên hàng đầu và đã các nước này nâng lên ở cấp độ Nghị định,
Luật. Ở Việt Nam, cơ sở pháp lý cần hoàn thiện bao gồm Luật, các văn bản dưới
Luật như Nghị định, Quyết định, Thông tư, các chế tài xử phạt hành vi vi phạm…
Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý nêu trên tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về cấp độ của văn bản quy phạm pháp luật, cần nghiên cứu ban
hành một Luật riêng về chống chuyển giá hoặc đưa thêm một số điều khoản cụ thể
liên quan đến vấn đề chuyển giá vào các Luật, như Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư…, khắc phục tình trạng các quy định pháp
luật điều chỉnh hành vi chuyển giá mới chỉ dừng lại ở cấp độ Thông tư, hiệu lực
pháp lý chưa cao. Nội dung các quy định của Luật riêng về chống chuyển giá (hoặc
Điều luật) cần “bắt kịp” với thông lệ quốc tế và những hướng dẫn chung của

136
OECD. Chẳng hạn, quy định cơ chế thực hiện“Thoả thuận trước về phương pháp
xác định giá tính thuế” (gọi tắt là APA) cần phải mở rộng thêm phạm vi đối tượng
vì có tính ổn định hơn; thay vì trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này đã “nhường”
quyền chủ động cho doanh nghiệp khi quy định việc áp dụng cơ chế này được thực
hiện “trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế” và cho phép “APA có thể dừng đàm
pháp hoặc chấm dứt hiệu lực tại bất kỳ thời điểm nào trước khi kết thúc hiệu lực
chính thức theo yêu cầu của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế”. Khắc phục các vấn
đề này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến với các thông lệ quốc tế và ứng phó với
chuyển giá tốt hơn.

Thứ hai, cần rà soát, điều chỉnh các quy định về đối tượng áp dụng phương
pháp định giá chuyển giao. Một mặt, định nghĩa về các doanh nghiệp FDI có quan
hệ liên kết được thể hiện tại Thông tư 66/2010/TT-BTC là quá rộng so với Hướng
dẫn của OECD cũng như so sánh với các nước đã được nghiên cứu. Chẳng hạn,
theo Thông tư này, một doanh nghiệp có 20% vốn trong một doanh nghiệp khác
hoặc đơn giản có quan hệ hợp tác kinh doanh với một doanh nghiệp khác có thể
được xem là một bên liên kết; hoặc một nhà cung cấp cung ứng từ 50% chi phí
nguyên vật liệu hay chi phí bản quyền sở hữu trí tuệ cho một doanh nghiệp FDI
cũng được coi là bên liên kết của doanh nghiệp FDI này. Sự mở rộng các đối tượng
được xem là các bên liên kết như vậy là bất thường vì đã bỏ qua sự khác biệt thực
chất và sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế này, một khi hành vi định giá
chệch khỏi nguyên tắc thị trường được thực hiện một cách có chủ ý xảy ra. Việc mở
rộng quá mức đối tượng nghi vấn có hành vi chuyển giá sẽ làm gia tăng khối lượng
công việc của các cơ quan chống chuyển giá một cách không đáng có, và do đó, làm
giảm hiệu quả của công tác này. Vì thế, các doanh nghiệp được xem là các bên có
quan hệ liên kết cần được định nghĩa lại theo hướng thu hẹp. Mặt khác, hành vi
chuyển giá mặc dù có thể không mang tính phổ biến song vẫn có thể xảy ra trong
các doanh nghiệp nội địa. Do vậy, đối tượng này vẫn cần được đặt trong “tầm
ngắm” của các hoạt động ứng phó với chuyển giá nói chung.

- Thứ ba, cần có những quy định “mềm dẻo”, theo hướng đơn giản hóa hơn
để việc áp dụng nguyên tắc “giá thị trường” trong các phương pháp định giá chuyển

137
giao để trở nên khả thi hơn. Trong những trường hợp nhất định, cần đưa ra các
khung giá hay khung lợi nhuận/tỷ suất lợi nhuận hợp lý phù hợp với từng nhóm
ngành hay ngành, làm cơ sở để xác định các nghi án chuyển giá cũng như xác định
lại mức giá chuyển giao gần đúng với giá thị trường. Trong trường hợp này, lợi ích
của việc tiết giảm chi phí thu thập thông tin, tăng tính khả thi có thể bù đắp được
một phần mất mát về nguồn thu thuế so với trường hợp lý thuyết. Phương hướng
đơn giản hóa như vậy cũng có thể được áp dụng cho các quy định có liên quan đến
các thông tin, dữ liệu chứng từ mà doanh nghiệp phải lưu giữ hay cơ quan thuế phải
thu thập, cũng như trong việc thiết lập các nguyên tắc cho phép xác định trường hợp
doanh nghiệp phải kê khai các giao dịch liên kết, trường hợp cơ quan thuế được
quyền ấn định mức giá để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số
thuế thu nhập phải nộp.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về cơ chế bảo mật và trách nhiệm tương ứng
của cán bộ thuế có liên quan đối với các thông tin cần bảo mật (như bí quyết kỹ
thuật, công nghệ) mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ phải cung cấp
cho cơ quan thuế.

Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư để
bảo đảm các chủ sở hữu phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký và có quy định giao
quyền để giao cho một cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền (có thể là cơ quan
đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thẩm định đầu tư) có quyền kiểm tra, thanh tra
quá trình góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đồng thời nên có quy định
và buộc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào thành lập doanh nghiệp hoặc
liên doanh với bên Việt Nam khi góp vốn bằng tài sản (cả tài sản hữu hình và tài
sản vô hình) hoặc công ty mẹ góp vốn bằng tài sản (không phải bằng tiền) vào
công ty con đều phải có chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá khi đã cấp chứng thư thẩm
định giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

Thứ sáu, rà soát, hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật khác
có liên quan đến vấn đề chuyển giá để đảm bảo tính tương thích và thống nhất
chung trong ứng phó với chuyển giá.

138
Thứ bảy, cần xây dựng và quy định cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan quản lý về đầu tư,
ngân hàng, cơ quan thuế, hải quan, công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra…) cũng
như các hoạt động có liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI
(cấp giấy phép, giám sát các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; quản lý thuế;
thanh tra, kiểm tra thuế; điều tra chuyển giá; xử lý các tranh chấp, gian lận về giá…)
trong hoạt động ứng phó với chuyển giá sao cho vừa nâng cao được hiệu quả quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và vừa chống thất thu ngân sách nhà nước.

Thứ tám, cần ban hành quy chế xử phạt riêng cho các trường hợp phát hiện
hành vi chuyển giá, với mức phạt cao hơn so với hành vi vi phạm hành chính thông
thường trong lĩnh vực thuế, coi đây là hành vi vi phạm tương đương với hành vi
trốn thuế của người nộp thuế để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa. Việc cụ thể hoá,
gia tăng mức phạt và hình thức phạt như kinh nghiệm của Mỹ, Anh, Trung Quốc...,
sẽ tạo nên sự công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường
hợp vi phạm, đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác thanh tra,
kiểm tra thuế. Với doanh nghiệp bị phát hiện thực hiện chuyển giá, ngoài tiền phạt,
cần xem xét để có thêm các hình phạt bổ sung như xoá bỏ các ưu đãi về thuế và
những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép đầu tư, bị nêu danh
trên phương tiện thông tin đại chúng.

4.3.3. Hoàn thiện chính sách thuế

Thuế suất, đặc biệt là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nếu ở mức cao sẽ
tạo ra sự khuyến khích đối với hành vi chuyển giá. Sau nhiều lần điều chỉnh, thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam giảm xuống 20% (từ 1/1/2016)
không phải là quá cao so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, do địa bàn hoạt động của
các tập đoàn đa quốc gia ngày càng trải rộng trên toàn thế giới, nên việc tồn tại sự
chênh lệch về mức thuế giữa Việt Nam và các nước có mức thuế thấp hơn, sẽ tạo ra
tiềm năng để hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trở thành hiện thực, bởi
phần lớn các hoạt động chuyển giá đang diễn ra xuất phát từ việc doanh nghiệp
muốn chuyển lợi nhuận về nơi có thuế suất thấp hơn. Trong trường hợp Việt Nam,
sự lựa chọn lợi ích từ thuế thu nhập doanh nghiệp hay chịu ảnh hưởng của chuyển
giá cần được cân nhắc. Lợi ích từ thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thu

139
ngân sách nhà nước được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp FDI chuyển giá
thì nhà nước không những không thu được khoản này (như “nghi án” chuyển giá
của Coca-Cola gần 20 năm thua lỗ nên không phải đóng một đồng thuế nào) mà còn
phải chịu thêm nhiều thua thiệt khác, như Luận án đã phân tích lý thuyết ở mục 2.3
và phân tích thực tế ở mục 4.1.3. Nếu giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp,
ngân sách nhà nước từ nguồn thuế sẽ có giảm về mặt lý thuyết, nhưng động cơ thúc
đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá cũng sẽ giảm (nguồn thu thuế trên thực tế có thể
sẽ không sụt giảm do hạn chế được tình trạng chuyển giá). Lúc này, Việt Nam có
thể sẽ phát huy tốt hơn những mặt tích cực từ doanh nghiệp FDI. Luận án này thống
nhất với một số nghiên cứu nước ngoài về nhận định “các quốc gia trên thế giới
cạnh tranh nhau để thu hút vốn FDI bằng cách hạ thấp mức thuế suất hoặc ưu đãi
về thuế” [124] và “một cuộc đua xuống đáy (về thuế suất) là không thể tránh khỏi”
[129]. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế ở Chương 3 cho thấy các nước Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… đang thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là gợi ý cho Việt Nam trong việc nghiên cứu điều
chỉnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo xu hướng giảm dần, có tính cạnh
tranh với các nước trong khu vực. Ngoài ra, việc duy trì mức thuế cao trong các sắc
thuế khác (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) vẫn tạo ra động cơ để các doanh
nghiệp FDI chuyển giá. Vì thế, Việt Nam cần rà soát tổng thể hệ thống thuế để điều
chỉnh phù hợp. Có thể giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế
khác tương đương với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Kinh nghiệm của các
nước phát triển cho thấy, các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong
các lĩnh vực khuyến khích đầu tư không có nhiều chênh lệch so với mức thuế suất
cơ bản. Ngay cả Trung Quốc, là quốc gia có nhu cầu về vốn đầu tư nước ngoài khá
lớn, song chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không nhiều như Việt Nam.
Các nước phát triển thì chỉ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là điều cần
thiết, vừa để hạn chế tình trạng chuyển giá, vừa đảm bảo tính hấp dẫn của môi
trường thu hút đầu tư của Việt Nam. Đồng thời, cần xem xét lại các chính sách ưu
đãi thuế đối với đầu tư nước ngoài theo hướng ưu đãi hậu kiểm là chính, hơn là
miễn giảm thuế ngay từ những năm đầu có lãi như hiện nay. Nói chung, các chính
sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài cần phù hợp hơn và theo hướng không tạo ra

140
môi trường thuận lợi thúc đẩy chuyển giá (Nội dung này đã được phân tích ở tiểu
mục 4.3.1).

Mặt khác, động cơ chuyển giá của các doanh nghiệp FDI còn liên quan đến
mục tiêu giảm thiểu rủi ro. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên rủi ro
hơn nếu chính sách thuế tỏ ra là thiếu minh bạch, hay thay đổi một cách bất thường,
khó dự đoán. Trong trường hợp này, các nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng doanh
nghiệp sẽ tăng cường hơn các hoạt động chuyển giá mỗi khi có thể. Đây chính là
điều đã và đang xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế nhập khẩu. Vì
thế, để hạn chế hành vi chuyển giá, Việt Nam cần tiến tới xây dựng một hệ thống
thuế tương đối ổn định, trong đó các doanh nghiệp được đảm bảo một lộ trình thay
đổi thuế công khai, minh bạch, có thể dự đoán trước.

Bên cạnh đó, cần bổ sung vào Luật Quản lý thuế một số điều khoản ràng
buộc, như nếu doanh nghiệp có số lỗ bằng 50% vốn thì phải đưa vào diện quản lý
rủi ro. Hoặc nếu lỗ hết vốn thì sẽ phải quay trở lại cơ quan cấp giấy phép và nơi đó
có thể thu hồi giấy phép kinh doanh. Điều này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất có thể,
khi mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiêp FDI với điệp khúc lỗ nhiều năm
liên tiếp mà vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay.

4.3.4. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tập trung
vào các đối tượng có nguy cơ chuyển giá cao

Kinh nghiệm các nước cho thấy, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giá
chuyển giao được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế, nhằm ứng phó với
chuyển giá. Vì thế, Việt Nam cũng cần tăng cường và nâng cao hiệu quả của công
tác này. Để làm được điều đó, một mặt, nhà nước cần đầu tư thích đáng các nguồn
lực cần thiết (kinh phí hoạt động và đội ngũ nhân viên liêm chính, có trình độ cao)
cho công tác thanh, kiểm tra giá chuyển giao; mặt khác, cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa bộ phận thanh tra và bộ phận quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp này phải tập trung vào trao đổi thông tin, xây
dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với đặc điểm của các hành vi vi phạm về chuyển
giá. Do tính phức tạp và đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyển giá, nên

141
quy trình, thời gian thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao cần được quy định riêng,
theo hướng kéo dài hơn so với các hoạt động thanh, kiểm tra thuế thông thường.
Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả, phát huy tốt nguồn lực trong hoạt động thanh
tra, kiểm tra giá chuyển giao, đối tượng thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các
doanh nghiệp có nguy cơ chuyển giá cao hoặc có dấu hiệu nghi vấn chuyển giá rõ
rệt. Việt Nam cần đặt vào “vòng ngắm” các doanh nghiệp thua lỗ liên tục; các
doanh nghiệp lỗ ít hoặc hòa vốn song vẫn mở rộng đáng kể quy mô đầu tư hoặc thị
phần; các doanh nghiệp có các giao dịch đáng kể của cùng nhóm liên quan và khả
năng sinh lãi thấp so với các đối thủ cạnh tranh; các doanh nghiệp có giao dịch liên
kết có liên quan đến bản quyền sáng chế hay thương hiệu có giá trị lớn..., như cách
mà các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và một số nước khác đã làm.

4.3.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu liên quan

Để chống chuyển giá có hiệu quả, ngành thuế cần đầu tư xây dựng và hoàn
thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra
chuyển giá. Kinh nghiệm của các nước cho thấy đây là một công việc được ưu tiên
bởi thông qua hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu các chi phí thu thập thông tin và làm
tăng khả năng ra quyết định chính xác của cơ quan quản lý thuế cũng như hạn chế
các tranh chấp có thể xảy ra. Hệ thống này phải bao gồm các thông tin, dữ liệu về
người nộp thuế lẫn các thông tin, dữ liệu có liên quan khác (các thông tin cập nhật
về chính sách thuế của các quốc gia, về các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật trong các
ngành kinh tế quan trọng, về giá cả các hàng hóa, dịch vụ có thể tham chiếu trên thị
trường thế giới, đặc biệt là các hàng hóa công nghệ cao hay các hàng hóa vô
hình...). Do vậy, ngành thuế cần mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt
động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế. Mặt khác, tiến trình
xây dựng chính phủ điện tử cần chú trọng việc liên thông kết nối và trao đổi thông
tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: công an,
kiểm sát, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường... cũng cần được đẩy nhanh.
Ngoài thông tin trong ngành Thuế, thông tin ở doanh nghiệp, cần phải thu thập thêm
thông tin của các đối tác khác có liên quan ở trong nước và nhất là ở nước ngoài. Vì
thế, việc hợp tác, trao đổi thông tin, dữ liệu ở bình diện quốc tế là cần thiết.

142
4.3.6. Coi trọng đầu tư nguồn lực, đặc biệt là tăng cường đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho hoạt động ứng phó chuyển giá

Tổng cục Thuế đã thành lập Phòng thanh tra giá chuyển nhượng trực thuộc
Vụ Thanh tra của Tổng cục và Phòng thanh tra giá chuyển nhượng trực thuộc các
Cục thuế địa phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển giao là thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, cần
phải có sự đầu tư nhiều hơn nữa cả về nhân lực và kinh phí cũng như các biện pháp
tiến hành để ứng phó với hành vi chuyển giá đang ngày càng gia tăng và với thủ
thuật tinh vi hơn. Cụ thể:

Thứ nhất, đầu tư về kinh phí phục vụ cho các hoạt động ứng phó với chuyển
giá tương xứng với những lợi ích mà nó có thể mang lại và bởi tính phức tạp vốn có
của hoạt động này. Kinh nghiệm của Anh cho thấy Chính phủ Anh đã dành một
khoản kinh phí khá lớn cho chống chuyển giá và kỳ vọng thu được nhiều hơn thế
nhờ hạn chế tình trạng các doanh nghiệp chuyển giá để tránh thuế. Khoản kinh phí
này có thể dành để đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu (như đã phân tích ở trên); để đào
tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực thi công tác
kiểm soát giá chuyển giao, cũng như trang trải các chi phí vận hành; công tác thông
tin, tuyên truyền việc tuân thủ các chính sách thuế...

Thứ hai, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo
về chất lượng cho ngành Thuế. Chính phủ Mỹ, Trung Quốc đã không ngại ngần bổ
sung nhân lực cho cơ quan thuế các cấp để tăng cường khả năng kiểm soát chuyển
giá. Bên cạnh bổ sung về số lượng, cần nâng cao chất lượng qua việc tăng cường
đào tạo về kỹ năng quản lý giá chuyển nhượng và kiến thức về kinh tế ngành, kỹ
năng xác định giá thị trường, kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp
luật... cho cán bộ Thuế và cán bộ quản lý. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm
thanh tra, kiểm soát giá chuyển giao ở các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Thứ ba, nghiên cứu thành lập cơ quan đặc biệt chống chuyển giá trực thuộc
Tổng cục Thuế trên cơ sở phát triển, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nhân lực cho
Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Vụ Thanh tra - Tổng cục Thuế và nâng

143
cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của cơ quan này. Cơ quan này vừa thực
hiện chức năng nghiên cứu, tham mưu về chính sách (ứng phó với chuyển giá) vừa
thực hiện chức năng trực tiếp thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu
chuyển giá, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong hoạt động này.

Thứ tư, Tổng cục Thuế cần tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên đề về
thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao cho công chức ngành Thuế các địa phương
nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này, để đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ công tác. Bên cạnh đó, cần ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra thuế theo
chuyên đề chống chuyển giá để triển khai cho cán bộ làm công tác thanh tra,
kiểm tra. Việc sơ kết, tổng kết, tổ chức các hội thảo chuyển đề về công tác thanh
tra, kiểm tra chống chuyển giá cũng cần được quan tâm để tăng thêm cơ hội trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm trong toàn ngành Thuế.

Đây là giải pháp quan trọng, nhằm đảm bảo việc thực thi các quan điểm,
định hướng, giải pháp ứng phó với chuyển giá một cách có hiệu quả trên thực tiễn.

4.3.7. Chủ động áp dụng “Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính
thuế” (APA) và thực hiện linh hoạt các biện pháp so sánh giá thị trường

Cơ chế APA là một hình thức cam kết mang tính pháp lý giữa cơ quan thuế
của một nước hay nhiều nước với đối tượng nộp thuế, được xây dựng trước khi có
giao dịch liên kết. Theo đó, các yếu tố để xác định giá chuyển giao (như phương
pháp tính giá, các yếu tố so sánh điều chỉnh hay các giả định có liên quan đến mức
thay đổi về giá trong tương lai) được thỏa thuận trước và sẽ có hiệu lực áp dụng cho
các giao dịch liên kết diễn ra trong một thời kỳ nhất định. APA có tác dụng bổ trợ
về mặt pháp lý khi các phương pháp xác định giá chuyển giao được nêu trong
Thông tư 66/2010/TT-BTC khó có thể áp dụng. Đặc điểm của APA là phải tiên
lượng các hoàn cảnh cụ thể về giao dịch được diễn ra trong tương lai (từ 1-5 năm)
và phải từ đó xác định được phương pháp tính giá phù hợp và cho ra kết quả đúng
như áp dụng cho từng hoàn cảnh cụ thể đã xảy ra. Đặc điểm này đòi hỏi đối tượng
nộp thuế và cả cơ quan thuế phải mô tả rất tỉ mỉ và cụ thể về các giả định sẽ diễn ra
trong mỗi giao dịch liên kết trong tương lai dựa trên những căn cứ có độ tin cậy. Ví
dụ khi xác định lãi suất cho vay của một giao dịch liên kết trong giai đoạn 3 năm
theo nguyên tắc giao dịch độc lập ta có thể lấy lãi suất LIBOR làm cơ sở và cộng

144
(+) hoặc trừ (-) một tỷ lệ nhất định dựa trên những giả định về mức độ tín nhiệm
của các bên tham gia và giả định an toàn tiền tệ trên thị trường [27].

Ưu điểm của APA là có sự bảo đảm trước về giá trong giao dịch liên kết
theo nguyên tắc giao dịch độc lập, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động
trong việc tính toán chi phí về thuế trong kế hoạch kinh doanh, tăng cường hiểu
biết với cơ quan thuế và giúp cơ quan thuế ngăn ngừa tình trạng lợi dụng chuyển
giá, tiết kiệm thời gian, nguồn lực nếu phải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
Doanh nghiệp cũng không phải chịu những “phiền hà” hoặc vấn đề khác nảy sinh
khi cơ quan thuế tiến hành những cuộc thanh tra, kiểm tra không cần thiết.

Theo kinh nghiệm của các nước, việc áp dụng cơ chế APA có nhiều tác
dụng tích cực bảo đảm nâng cao được tính tự chủ, tự trách nhiệm của người nộp
thuế, đồng tạo thời cơ sở quan trọng cho việc giám sát kiểm tra của cơ quan thuế
trong và ngoài nước. Do vậy, việc áp dụng cơ chế APA đang được áp dụng rộng rãi
tại Châu Âu và nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,
Malaysia… Tại Việt Nam, theo quy định tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế được phép áp dụng APA. Theo cơ chế này, doanh
nghiệp phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua, bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các thành viên có quan hệ liên kết, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ
quan thuế Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết hiệp định
tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận
thuế. Tuy nhiên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế,
APA chỉ được thực hiện “trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế”. Vì thế, cơ quan
thuế cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp có giao dịch liên kết áp dụng
APA để tránh những cuộc thanh tra, kiểm tra về chuyển giá không cần thiết. Một
mặt khác, Luận án này kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, trình Quốc hội
sửa đổi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, theo hướng dành
quyền chủ động trong việc thực hiện APA cho cơ quan thuế. Có như vậy, đối với
các doanh nghiệp FDI chuyển giá, báo lỗ triền miên nhưng cơ quan thuế không có
cơ sở để kết luận chuyển giá, thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp này
thực hiện APA để ngăn chặn hành vi chuyển giá. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc
đàm phán, triển khai thực hiện APA là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời

145
gian nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và có mô hình kinh
doanh ổn định.

Bên cạnh việc thực hiện APA, cần áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp
xác định giá thị trường. Khi khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp
FDI phải có nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết đã thực hiện và phương pháp so
sánh giá đã áp dụng. Việc thực hiện cơ chế này sẽ giúp các cơ quan quản lý thuế
tăng cường khả năng kiểm soát các giao dịch liên kết của doanh nghiệp FDI. Thông
thường, khi cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá thì lúc
này các phương pháp định giá chuyển giao mới được thực hiện để điều chỉnh thu
nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Việc trao nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết
cho doanh nghiệp sẽ tăng quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với những thông tin mà nó cung cấp. Điều này được xem là phù hợp với
xu thế quản lý thuế hiện đại (tự kê khai, tự nộp). Bởi lẽ khi ấy, đối tượng nộp
thuế sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu không đảm bảo thực hiện đúng
nghĩa vụ này.

4.3.8. Một số biện pháp khác

Ngoài các giải pháp trên, hoạt động ứng phó với chuyển giá sẽ trở nên hiệu
quả hơn nếu được hỗ trợ thêm một số biện pháp bổ sung sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức kinh
doanh của các doanh nghiệp, giúp cho chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức
đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng như hiểu rõ nội dung của
các quy định pháp luật về thuế nói chung và về định giá chuyển giao nói riêng một
cách cập nhật. Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, việc sử dụng sức mạnh
của công luận một cách đúng đắn và hợp lý cũng có tác dụng ngăn chặn hay giảm
thiểu các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, nhất là những doanh
nghiệp coi trọng việc giữ gìn hình ảnh và uy tín của mình trước công chúng. Để
thực hiện việc này, ngoài các kênh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng ngành Thuế nên sớm lập một website riêng về chống chuyển giá để tuyên
truyền về hoạt động này nói chung cũng như để mọi người có thể công khai chia sẻ,
tìm hiểu khai thác hoặc tố cáo hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI hoặc
các doanh nghiệp khác…

146
Thứ hai, dùng áp lực của người tiêu dùng để đấu tranh với các doanh nghiệp
chuyển giá. Ở Việt Nam, thực tế đã xảy ra một số vụ người tiêu dùng tẩy chay
doanh nghiệp (như trường hợp Tân Hiệp Phát) khiến doanh nghiệp phải gánh chịu
nhiều thiệt hại. Đối với hành vi chuyển giá, nếu doanh nghiệp bị người tiêu dùng
tẩy chay thì thiệt hại còn lớn hơn lợi ích do chuyển giá mang lại. Thực tế ở Anh
cũng đã cho thấy hiệu quả của việc làm này và đây là một kinh nghiệm hay Việt
Nam cần học tập.

Thứ ba, phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực
sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước để tham gia một cách
có hiệu quả vào chuỗi giá trị, có khả năng làm đối tác cung cấp nguyên vật liệu, phụ
kiện, bán thành phẩm… cho doanh nghiệp FDI.

Thứ tư, chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế để ứng phó với chuyển giá.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, ngay cả các nước G-20 cũng phải liên kết, hợp tác
nhằm ngăn chặn chuyển giá của các MNCs. Trong trường hợp Việt Nam, Chính
phủ cần tăng cường liên kết với chính phủ các nước trong khu vực, chính phủ các
nước thành viên của các FTA mà Việt Nam đã tham gia, nhất là chính phủ các nước
đang xuất khẩu vốn vào Việt Nam để thiết lập các thỏa thuận thiết chế và có hành động
tập thể ứng phó với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

147
KẾT LUẬN

Chuyển giá nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế phải nộp của các doanh nghiệp
FDI ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi trong bối cảnh tự do hóa thương mại và
gia tăng cạnh tranh nguồn lực. Chuyển giá được hình thành trên nền tảng cơ chế
định giá nội bộ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một doanh nghiệp theo
nguyên tắc hạch toán nội bộ thông thường. Khi doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức
một công ty đa quốc gia, có các công ty con và các chi nhánh hoạt động ở nhiều
quốc gia khác nhau như các bên có quan hệ liên kết, đối diện với các chính sách và
thủ tục thuế khác nhau, việc định giá chuyển giao nội bộ có thể biến thành hành vi
chuyển giá, nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế và gia tăng tương ứng lợi nhuận tổng
thể của toàn bộ công ty. Hoạt động này được thúc đẩy và trở nên bùng nổ trong điều
kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và thực hiện hành vi chuyển giá
như là một tất yếu để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong bối cảnh “khát”
vốn đầu tư và mong đợi nguồn vốn FDI như là một “cú hích” từ bên ngoài, Việt
Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư FDI và vẫn còn “do dự”
trong ứng phó với hành vi chuyển giá, cả trên quan điểm định hướng và hành động
thực tế. Vì vậy, mặc dù đã pháp luật hóa hoạt động ứng phó với chuyển giá và triển
khai những cuộc thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao của các doanh nghiệp FDI,
song chuyển giá vẫn tiếp tục diễn ra. Thực trạng trung bình hàng năm có hơn 50%
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khai lỗ, trong đó nhiều doanh
nghiệp đã lỗ gần hết hoặc vượt hơn số vốn đầu tư cho thấy dường như quy mô
chuyển giá ở Việt Nam là khá lớn và thiệt hại về nguồn thu thuế cho ngân sách nhà
nước là không nhỏ. Tuy nhiên, thất thu nguồn thuế chỉ là một phần lợi ích bị mất đi,
phần còn lại - khó đo lường hơn nhưng có thể ví như là phần chìm của tảng băng
trôi - là nhiều tác động tiêu cực khác mà Việt Nam phải gánh chịu. Nếu Việt Nam
không ứng phó hiệu quả hơn với hành vi chuyển giá, thì những lợi ích ròng mà khu
vực kinh tế FDI có thể mang lại sẽ suy giảm không nhỏ. Rõ ràng, cũng như ở các

148
nước khác, ngăn chặn chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vẫn là bài toán khó giải đối với Việt Nam.

Ứng phó với chuyển giá, kiểm soát hành vi này hiệu quả hơn, để xác định
chính xác nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, cũng như bảo vệ quyền đánh thuế và lợi
ích của quốc gia luôn được các chính phủ và cơ quan thuế ở các nước tiếp nhận đầu
tư đặc biệt quan tâm. Cuộc chiến dai dẳng giữa hoạt động chuyển giá và chống
chuyển giá, diễn ra ở hầu khắp các nước, bất kể là nước phát triển hay đang phát
triển, đã giúp nhiều nước tích lũy được những kinh nghiệm phong phú để đối phó
và xử lý hiện tượng kinh tế phức tạp này. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước
như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước ASEAN, có thể thấy, để
chống chuyển giá, các quốc gia đều phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động kiểm soát giá chuyển giao; vận dụng
các phương pháp kiểm soát giá chuyển giao khác nhau; nhấn mạnh tầm quan trọng
của hoạt động thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao; trừng phạt và xử lý nghiêm các
hành vi gian lận trong lĩnh vực định giá chuyển giao; tăng cường năng lực của các
cơ quan hữu trách thông qua việc đầu tư nguồn lực tài chính và con người cũng như
xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác chống chuyển giá. Mặc dù
người ta khó có thể kỳ vọng rằng: bằng các biện pháp này, các chính phủ có thể
chặn đứng hiện tượng chuyển giá, song rõ ràng đó là những bài học kinh nghiệm
hữu ích mà một nước đi sau như Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi.

Để tiếp tục ứng phó với chuyển giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động này,
Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước và rút kinh nghiệm từ
thực tiễn của chính mình để xây dựng, thực thi các biện pháp hữu hiệu hơn. Theo
tinh thần đó, Luận án đã gợi ý và luận giải một số định hướng - giải pháp chính sau:
i) Phải xem chuyển giá là một hiện tượng phổ biến, có nhiều tác động tiêu cực đến
kinh tế, xã hội Việt Nam và việc ứng phó với chuyển giá là một nhiệm vụ khó khăn,
phức tạp, lâu dài, cần có nhận thức đúng và được quan tâm đầu tư thích đáng và
đồng bộ; ii) Hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tính

149
khả thi cho các hoạt động ứng phó với chuyển giá, xem đây là giải pháp cơ bản,
quan trọng nhất, cần được ưu tiên thực hiện cả trước mắt lẫn lâu dài; iii) Hoàn thiện
chính sách thuế theo cả hai hướng: giảm mức thuế khi điều kiện cho phép và tăng
cường tính minh bạch, tính dễ dự báo trong lộ trình điều chỉnh thuế; iv) Tăng cường
và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra; tập trung vào các đối tượng
có nguy cơ cao trong lĩnh vực chuyển giá; v) Coi trọng đầu tư nguồn lực tài chính,
con người, đặc biệt là hình thành đội ngũ chuyên gia có trình độ cao cũng như hoàn
thiện cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ đắc lực cho công tác kiểm soát chuyển giá; vi)
Áp dụng phương thức thỏa thuận trước về giá tính thuế và các phương pháp định
giá chuyển giao một cách linh hoạt, có chọn lọc; vii) Tăng cường hợp tác quốc tế;
đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức kinh doanh, phát huy vai trò của người tiêu dùng và
sức mạnh của công luận cũng là những biện pháp cần thực hiện để nâng cao tính
hiệu quả trong ứng phó với chuyển giá.

Với việc triển khai và áp dụng một cách nhất quán và đồng bộ các giải pháp
theo hướng trên, hy vọng khả năng ứng phó với chuyển giá của Việt Nam sẽ tốt hơn
và thu được nhiều kết quả trong thực tiễn.

150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Dương Văn An (2016), “Tác động của chuyển giá từ doanh nghiệp FDI đối với
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 8 (459), 8/2016), tr. 58-66.

2. Dương Văn An (2016), “Chuyển giá của doanh nghiệp FDI và những tác động
đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 13, 6/2016), tr. 26-29).

3. Nguyễn Tấn Vinh, Dương Văn An (2016), “Giải pháp chống chuyển giá tại các
doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo (số chuyên đề 2/2016), tr. 27-29.

4. Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An (2015), “Chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI: Thực trạng và giải pháp khắc phục” (2015), Tạp chí Tài chính (số
619 - 12/2015), tr. 44-46.

5. Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An (2015), “Chống chuyển giá tại các nước
Asean và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (số 619-
10/2015), tr. 44-46.

6. Dương Văn An (2015), “Kiểm soát chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ”,
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới (số 5 (229) 2015), tr 3-10.

7. Dương Văn An (2013), “Chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp có FDI tại Việt
Nam”, Tạp chí Tài chính (số 12 (590) 2013), tr. 44-46.

8. Phạm Tuyên, Dương Văn An (2012), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa
Thiên Huế thời kỳ hội nhập WTO”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, (số
9/2012), tr.49-52.

151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:

1. Dương Văn An (2015), “Kiểm soát chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ”,
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới (số 5 (229)/2015), tr. 3-10.
2. Dương Văn An (2013), “Chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam”, Tạp chí Tài Chính (số 12 (590) /2013), tr. 44-46.
3. Nguyễn Thị Kim Anh (2013), “Chuyển giá và chống chuyển giá của các công ty
xuyên quốc gia tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 419, 4/2013), tr.
47-52.
4. Ngọc Anh (2015), “Phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá”, Báo Đời
sống và Pháp luật, ngày 9/10/2015 (http://www.doisongphapluat.com/ kinh-
doanh/thi-truong/phat-hien-1600-doanh-nghiep-co-dau-hieu-chuyen-gia-
a114141.html), truy cập lúc 23h25 ngày 15/12/2015.
5. Trần Thị Vân Anh (2011), “Một số vấn đề về chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (số 9, tháng
9/2011), tr. 45-50.
6. Lê Văn Ái (2012), “Một số vấn đề cơ bản về chuyển giá đối với doanh nghiệp
FDI”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận,
thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
7. TS. Vũ Đình Ánh (2012), “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên
quan đến FDI”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 5/2012, tr. 15-17.
8. Ngọc Ánh (2013), “Phát hiện nhiều vụ chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) ở Bình Dương”, Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 12/3/2013
(http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/3/193886.cand), truy cập lúc 21h46
ngày 16/1/2014.
9. PGS.TS. Nhữ Trọng Bách (2013), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI và
giải pháp hạn chế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (số 7/2013), tr. 11-
16.

152
10. Ban cải cách và hiện đại hóa - Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo thực trạng quản lý
hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng nâng
cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong giai đoạn tới, Hà Nội.
11. Ban cải cách và hiện đại hóa - Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo kết quả khảo sát
thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá giữa doanh nghiệp Việt
Nam với các bên liên kết, giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
12. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
13. Báo Tiền Phong điện tử (2013), Phát hiện doanh nghiệp FDI chuyển giá siêu
khủng, xem tại: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/phat-hien-doanh-nghiep-fdi-
chuyen-gia-sieu-khung-653326.tpo, truy cập lúc 21h48 ngày 22/11/2013.
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Tờ trình số 26/TTr-BKHĐT về Đề án “Ngăn
ngừa và hạn chế chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”,
Hà Nội.
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án “Ngăn ngừa và hạn chế chuyển giá trong
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Hà Nội.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
17. Bộ Tài Chính (1997), Thông tư số 74-TC/TCT, ngày 20/10/1997, Hướng dẫn
thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
18. Bộ Tài Chính (1999), Thông tư số 89/1999/TT-BTC, ngày 16/0/1999, Hướng
dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
19. Bộ Tài Chính (2001), Thông tư số 13/2001/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện quy định
về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
20. Bộ Tài Chính (2005), Thông tư 117/2005/TT-BTC, Hướng dẫn xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
21. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 61/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử lý vi
phạm về thuế.
22. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư 66/2010/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác
định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

153
23. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 201/2013/TT-BTC, Hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
24. Bộ Tài Chính (2015) Quyết định số 1483/QĐ-BTC ngày 29/7/2015 về việc thành
lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc các Cục Thuế: Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
25. Bộ Tài Chính (2015) Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 29/7/2015 về việc thành
lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc vụ Thanh tra Tổng cục Thuế.
26. PGS.TS. Ngô Thế Chi - Chủ nhiệm (2012), Giải pháp hạn chế các thủ thuật
chuyển giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia đang hoạt động
ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Bộ KHĐT.
27. PGS.TS. Ngô Thế Chi (2012), “Ngăn ngừa hành vi chuyển giá trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam góp phần chống thất thu thuế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học:
Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế”,
Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
28. Thông Chí (2016), “4.700 DN bị phát hiện có dấu hiệu chuyển giá: Chỉ là bề
nổi?”, Báo Lao Động ngày 2/3/2016 (http://laodong.com.vn/kinh-doanh/4700-
dn-bi-phat-hien-co-dau-hieu-chuyen-gia-chi-la-be-noi-523489.bld), truy cập lúc
22h16 ngày 12/3/2016.
29. Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số
98/2007/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế.
30. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2012), “Các hình thức chuyển giá ở Việt Nam và
giải pháp ngăn chặn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những
vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài
Chính.
31. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), số liệu thống kê tình
hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2015.
32. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo tham luận thanh tra, kiểm tra chống
chuyển giá trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
33. Cục Thuế tỉnh Bình Thuận (2015), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và
thực hiện nghĩa vụ thuế từ năm 2011 đến tháng 6/2015 của Công ty cổ phần Vật
liệu tự dính Việt Nam.

154
34. Cục Thuế tỉnh Hải Dương (2013), Báo cáo kết quả công tác quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá năm 2012 và kiến, nghị đề xuất quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
35. Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo tham luận công tác thanh tra,
kiểm tra doanh nghiệp có giao dịch liên kết năm 2012.
36. Cục thuế tỉnh Lâm Đồng (2013), Báo cáo tham luận về chống chuyển giá.
37. Cục Thuế tỉnh Long An (2013), Báo cáo tham luận về công tác thanh tra, kiểm
tra chống chuyển giá.
38. PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2012), “Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhằm
hạn chế chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc và
một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động
chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế”, Học viện
Tài Chính - Bộ Tài Chính.
39. Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
40. TS. Phạm Tiến Đạt (2011), “Giải pháp chống chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI”, Tạp chí Tài chính (số 5), tr. 24-25.
41. TS. Hà Nam Khánh Giao, PGS.TS. Bùi Lê Hà (2009), “Khảo sát việc tuân thủ các
qui định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 225, 7/2009).
42. TS. Nguyễn Minh Hà, Ths. Bùi Quan Trọng (2013), “Chuyển giá và thu thuế
nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Phát triển kinh tế (số 267), tr. 54-63.
43. Sơn Hà (2013), G-20 tuyên chuyến với né thuế, http://tuoitre.vn/tin/kinh-
te/20130219/g-20-tuyen-chien-voi-ne-thue/534432.html
44. PGS.TS. Trần Xuân Hải (2012), “Một số vấn đề lý thuyết về chuyển giá trong
doanh nghiệp FDI”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những
vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế”, Học viện Tài Chính - Bộ Tài
Chính.
45. Nguyễn Trọng Hạnh (2010), “Làm thế nào chống chuyển giá”, Tạp chí Thuế nhà
nước, (số 42 (304)-kỳ 2/11/2010)), tr. 10-11.

155
46. Thu Hằng (2014), “Chống chuyển giá, khó từ cơ quan thuế”, Báo Hải quan điện tử,
ngày 11/5/2014 (http://www.baohaiquan.vn/ Pages/Chong-chuyen-gia-Kho-khan-tu-
co-quan-Thue.aspx), truy cập lúc 22h14 ngày 15/8/2014.
47. Chí Hiếu (2014), “Tuyển doanh nghiệp làm ốc vít, sạc pin cho Samsung” Báo điện
tử Vnexpress.net, ngày 11/9/2014, (http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/doanh-
nghiep/tuyen-doanh-nghiep-lam-oc-vit-sac-pin-cho-samsung-3078103.html),
truy cập lúc 23h22 ngày 6/12/2014.
48. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Chủ biên (2014), Tăng cường kiểm soát nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
kinh tế ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
49. Nguyễn Việt Hòa (2011), “Một số điểm cần bàn về chống chuyển giá”, Tạp chí
Tài Chính (số 5/2011), tr.13-14,22.
50. Nguyễn Thị Thanh Hoài “Các hình thức chuyển giá và biện pháp hạn chế”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn
và biện pháp hạn chế”, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
51. Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An, (2015), “Chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI: Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Tài chính (số 619 -
12/2015), tr. 44-46.
52. TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An (2015), “Chống chuyển giá tại các
nước Asean và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (số 619-
10/2015), tr. 44-46.
53. Trọng Hoàng, “Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI”, Tạp
chí Thương mại, số 5/2013, tr 21-23.
54. PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (2016), Vai trò của nhà nước trong thời đại kinh tế tri
thức, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
55. PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (2016), “Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa”, Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam (số 1 (98)/2016).
56. TS. Ngô Thị Thu Hồng (2012), “Làm rõ các hình thức chuyển giá và thực tiễn ở
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý
luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính, 2012.

156
57. Thanh Hương (2015), “SAScoat Việt Nam có dấu hiệu chuyển giá”, Báo Đầu tư
điện tử (xem tại: http://baodautu.vn/sascoat-viet-nam-co-dau-hieu-chuyen-gia-
d27725.html), truy cập lúc 20h15, ngày 17/7/2015.
58. TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - Chủ nhiệm (2014), Nghiên cứu vấn đề chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng
và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, thành phố Hồ Chí
Minh.
59. Phạm Huyền (2013), “Phi vụ chuyển giá ngàn tỷ bậc nhất của Keangnam”, Báo
điện tử Vietnamnet, ngày 22/10/2013 (http://vietnamnet.vn/vn/kinh-
doanh/145777/phi-vu-chuyen-gia-ngan-ty-bac-nhat-cua-keangnam.html), truy cập
lúc 6h17 ngày 3/1/2014.
60. Nguyễn Thị Lan (2009), Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của
các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Tài Chính.
61. TS. Nguyễn Thị Lan (2012), “Hạn chế thủ thuật chuyển giá ở Việt Nam”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn và
biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
62. Nguyễn Thị Lan (2016), Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư nước
ngoài, Tạp chí tài chính, kỳ 2, tháng 4/2016.
63. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2009), “Đề xuất quy trình kiểm soát chuyển giá
trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động
chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài
Chính - Bộ Tài Chính.
64. Liên hợp quốc (2013), Sổ tay quản lý thuế đối với hoạt động định giá chuyển nhượng
dành cho các nước đang phát triển (Bản dịch tiếng Việt của Tổng cục Thuế).
65. Thùy Liễu (2012), “Nghi án né thuế của Starbucks khiến người tiêu dùng phẫn
nộ”, Báo Giáo dục Việt Nam điện tử (http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-
truong/Nghi-an-ne-thue-cua-Starbucks-khien-nguoi-tieu-dung-phan-no-
post102512.gd), truy cập lúc 6h12, ngày 22/4/2014.
66. Hương Ly (2012), “Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, lỗ giả, lãi thật”, Báo
Hà Nội Mới, ngày 3/2/2012.

157
67. Hà Nam (2016) http://vov.vn/xa-hoi/hang-nghin-lao-dong-bi-no-luong-va-khong-co-
thuong-tet-473486.vov

68. Malesky E., “Năng lực cạnh tranh và khả năng dự đoán quy định, chính sách –
góc nhìn từ điều tra FDI”, Báo cáo tại Hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh Việt Nam 2013.
69. PGS.TS. Phan Duy Minh (2012), “Vấn đề chuyển giá của công ty đa quốc gia”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực
tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
70. Phan Hiển Minh (2002), Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong
chính sách thuế Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
71. TS. Phan Đình Nguyên (2012), “Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhập
doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị thế giới (số 12 (200) 2012), tr. 70-75.
72. Tri Nhân, “Đội đặc nhiệm chống chuyển giá ra mắt”, Thời báo Ngân hàng; xem
thêm tại http://thoibaonganhang.vn/doi-dac-nhiem-chong-chuyen-gia-ra-mat-
41107.html
73. OECD (2010), Hướng dẫn về giá chuyển nhượng cho công ty đa quốc gia và các
cơ quan quản lý thuế (Bản dịch tiếng Việt của Tổng cục Thuế).
74. TS. Nguyễn Minh Phong (2012), “Chống chuyển giá – Cần nhận thức đúng và
giải pháp đồng bộ”, Tạp chí Thương Mại (số 25/2012), tr. 22-24.
75. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên
doanh nghiệp Việt Nam 2015.
76. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, USAID (2015), Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014.
77. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, USAID (2013), Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013.
78. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, USAID (2016), Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2015.
79. Nguyễn Văn Phụng, “Chống chuyển giá: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Tài chính (số 5/2011), tr.6-8.

158
80. Nguyễn Văn Phượng (2015), Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐHKTQD, Hà Nội.
81. Anh Quân (2015), Doanh nghiệp Mỹ “găm” 2.100 tỷ USD ở nước ngoài để trốn
thuế, http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-my-gam-2100-ty-usd-o-nuoc-
ngoai-de-tron-thue/348001.vnp, truy cập lúc 23h12 ngày 2/1/2016.
82. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số
32/2013/QH13 của Quốc hội, ngày 19/6/2013 Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
83. TS. Nguyễn Xuân Sơn, “2012 – năm của “tổng tiến công” vào hoạt động chuyển
giá, thất thu và nợ đọng thuế”, Tạp chí Tài chính (số 3/2012).
84. PGS, TS. Hà Minh Sơn (2012), “Chuyển giá – nguyên nhân và giải pháp”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn
và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài Chính.
85. PGS.TS. Nguyễn Đình Tài (2013), “Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp
FDI”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (số 5 (541) 3/2013), tr. 18-20.
86. Phan Văn Tâm (2010), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI – Thực tiễn ở
Trung Quốc và hướng đi cho Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế -
Xã hội (số 60 (12.2010)), tr. 16-20.
87. Thanh tra Chính phủ (2013), Kết luận thanh tra về thu nộp ngân sách tại khu chế
xuất và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai (Số 2053/KL-TTCP, ngày 10/9/2013).
88. TS. Nguyễn Ngọc Thanh – chủ biên (2000), Định giá chuyển giao và chuyển giá
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
89. TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Hoàng Dũng (2001), Định giá chuyển giao và
thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
90. Lê Thị Thanh (2012), “Chuyển giá: Nguyên nhân từ đâu và biện pháp chống
chuyển giá”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề
lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính - Bộ Tài chính.

159
91. Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
92. Nguyễn Trọng Thoan (2011), “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng”, Tạp chí Tài chính, tháng 5/2011, Tr 25-27.
93. TS. Phạm Hùng Tiến (2012), “Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội (số 28/2012). Tr.36-48.
94. Nguyễn Quang Tiến (2012) “Quản lý Thuế đối với hoạt động chuyển giá: Thực
trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, 3/2012, tr.10-13.
95. Hàn Tín (2015), “Thanh tra chống chuyển giá: Trọng tâm của ngành thuế năm
2015”, Đầutư.oline ngày 11/1/2015; xem thêm tại http://baodautu.vn/thanh-tra-
chong-chuyen-gia-trong-tam-cua-nganh-thue-nam-2015-d15765.html, truy cập
lúc 19h35 ngày 7/2/2015.
96. TS. Phan Văn Tính (2011), “Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc
gia”, Tạp chí Tài Chính (số tháng 5/2011), tr. 49-51.
97. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám Thống kê năm 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.
98. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội.
99. Tổng cục Thuế (2013), Tài liệu phân tích một số trường hợp chuyển giá của
Tổng cục Thuế (Tài liệu thu thập theo nguồn riêng của NCS).
100. Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra ngành thuế
năm 2013; nhiệm vụ, giải pháp năm 2014.
101. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo chuyên đề thanh tra chuyển giá của Tổng cục
Thuế (Tài liệu thu thập theo nguồn riêng của NCS).
102. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra ngành thuế
năm 2014; nhiệm vụ, giải pháp năm 2015.
103. Tổng cục Thuế (2016), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra ngành thuế
năm 2015; nhiệm vụ, giải pháp năm 2016.
104. Tổng cục Thuế (2012), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra ngành thuế
năm 2012; nhiệm vụ, giải pháp năm 2013.
105. TS Đoàn Văn Trường (2005), “Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 328, 10/2005, tr. 19-26.

160
106. TS. Đoàn Văn Trường (2008), Các phương pháp định giá công nghệ và giá
chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia, Nxb KHKT, Hà Nội.
107. TS. Lê Xuân Trường (2011), “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý và điều kiện thực hiện”, Tạp chí Tài chính, 5/2011, tr.18-22.
108. TS. Nguyễn Ngọc Tuyến (2012), “Một số kiến nghị hoàn thiện giải pháp chống
chuyển giá”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề
lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính- Bộ Tài chính.
109. UN (2013), Sổ tay quản lý thuế đối với hoạt động định giá chuyển nhượng dành
cho các nước đang phát triển, bản dịch của Tổng cục Thuế.
110. TS. Lê Thị Thùy Vân, Ths. Trần Thị Quỳnh Hoa (2012), “Hoạt động chuyển giá:
thực tiễn ở một số nước châu Á và liên hệ trường hợp của Việt Nam”, Thông tin
phục vụ lãnh đạo (số 17(495)), tr.1-21.
111. Ths. Phạm Thị Tường Vân (2012), “Dấu hiệu chuyển giá ở một số nước – bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động chuyển
giá – Những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, Học viện Tài Chính -
Bộ Tài chính.
112. Viện phát triển doanh nghiệp - VCCI (2014), Báo cáo động thái doanh nghiệp
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014.
113. TS. Nguyễn Tấn Vinh, Dương Văn An, “Giải pháp chống chuyển giá tại các
doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo (số 2/2016), tr. 27-29.
114. Anh Vũ, Thanh Xuân (2012), “Thất thu lớn từ chuyển giá”, Báo Thanh niên điện
tử, ngày 10/12/2012 (http://thanhnien.vn/thoi-su/that-thu-lon-tu-chuyen-gia-
478742.html), truy cập lúc 23h12 ngày 8/1/2014.
115. Nguyễn Thị Như Ý (2012), “Giải pháp hữu hiệu hạn chế hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp ở Việt Nam”, Thông tin phục vụ lãnh đạo (số 23(501)), tr 16-32.
Tiếng Anh:
116. Baistrocchi E., Roxan I. (2012), Resolving Transfer Pricing Disputes: A Global
Analysis, London, Cambridge University Press.
117. Baker R.W. (2005), Capitalism’s Achilles heel, John Wiley & Sons, Inc.,
Hoboken, New Jersey.

161
118. Bartelsman E.J. & Roel M.W.J. Beetsma (2000), “Why pay more? Corporate tax
avoidance through transfer pricing in OECD countries”, Tinbergen Institute
Discussion Paper.

119. BBC News (2012), EBay 'pays £1.2m in UK tax' on sales of £800m (21/10/2012),
(http://www.bbc.co.uk/news/business-20022365), truy cập lúc 23h19 ngày
19/11/2013.
120. Borkowski Susan C. (1997), “The transfer pricing concerns of Developed and
Developing countries”, The International Journal of Accounting, (Volume 32,
Issue 3, 1997), tr. 321-336.
121. Browder (2002), “Speaker: William F. Browder, Chief Executive Officer,
Hermitage Capital Management, Moscow” (The meeting was chaired by Andrew
Kuchins, director of the Russian and Eurasian program, March 2002),
(http://carnegieendowment.org/2002/03/18/gazprom-and-itera-case-study-in-
russian-corporate-misgovernance), truy cập lúc 22h32 ngày 8/11/2015.
122. Burker J.A (2011), “Re-thinking first principles of transfer pricing rules”,
(https://works.bepress.com/john_burke/5/), truy cập lúc 20h45 ngày 12/2/2015.
123. Chen Yao (2004), “Evasion a Taxing problem”, China Daily, 25/11/2004,
(http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-11/25/content_394744.htm), truy
cập lúc 5h22 ngày 26/10/2014.
124. Chung-Jian Huang, Chau-Jung Kuo, So-de Shyu (2010), “International Research
Journal of Finance and Economics” Issue 38/2010, tr. 122-128.
125. Clausing KA., “The Impact of Transfer Pricing on Intrafirm Trade”, NBER
Working Paper No. 6688 Issued in August 1998, xem thêm tại
http://www.nber.org/papers/w6688 hoặc https://core.ac.uk/download/files
/153/6838158.pdf
126. Clement Lam & Hui Celia (2005), “Transfer pricing issues in China”, PKL
(Hongkong, China), xem thêm tại www.kpl.hk.com.
127. Coase R.H., “The nature of the firm”, Economica New Series (Vol. 4, No. 16,
Nov., 1937), pp. 386-405.
128. Ernst & Young (2006), Global Transfer Pricing Survey.

162
129. Frenkel J., Razin A., and Sadka E. (1991), International Taxation in an
Integrated World, Cambridge: MA, MIT Press.
130. Grubert H., Mutti J. (1991). “Taxes, Tariffs and Transfer Pricing in Multinational
Corporate Decision Making”, Review of Economics and Statistics, (Vol 73(2)),
tr. 285 - 293.
131. Harris D., Morck R., Slemrod J., Yeung B.(1993), Income Shifting in U.S.
Multinational Corporations (edited by A. Giovannini, R. Hubbard and J.
Slemrod), University of Chicago Press, tr. 277-308.
132. Klassen K., Land M., and Wolfson M. (1993), “Geographic Income Shifting by
Multinational Corporations in Response to Tax Rate Changes”, Journal of
Accounting Research, (3/supplement), tr. 141-173.
133. KPMG (2012). “International Transfer Pricing 2012”.
134. Lall Sanjaya, “Transfer pricing by multinational firms”. Oxford Bulletin of
Economics and Statistics – 1973.
135. Lecraw D., “Some evidence on transfer pricing Multinational Corporations”. Edited
by Alan Rugman and Lorraine Eden, Croom Helm London, 1985, tr. 223-240.
136. Moller P.Raimondos & Scharft K. (2002), “Trasfer pricing rules and competing
governmemt”.
137. OECD (2009), “Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and
Tax Administrations”.
138. Osborne G.(2014), “Tackling aggressive tax planning in the global economy: UK
priorities for the G20-OECD project for countering Base Erosion and Profit
Shifting”, HTM & HMRC, (https://www.gov.uk/government/
uploads/system/uploads/attachment_data/file/293742/PU1651_BEPS_AA_-
_FINAL_v2.pdf), truy cập lúc 19h45 ngày 2/2/2015.
139. Pak SJ., Zdanowicz JS. (2002), “An estimate of 2001 lost US federal income tax
revenues due to over-invoiced imports and under-invoiced exports”. Working
paper. Penn State University.
140. Pamela L. Kayfetz, Leo B. Helzel (1996), “Transfer pricing: Achieving fair
national taxation of international transaction” - Surv. Int’l & Comp. L. 193-234
(http://heinonline.org), truy cập lúc 17h48, ngày 1/6/2013.

163
141. Price Waterhouse Coopers (2013), “International Transfer pricing 2013/14”.
142. Reuters, Special Report: How Starbucks avoids UK taxes, 2012. Truy cập tại:
http://uk.reuters.com/article/2012/10/15/us-britain-starbucks-tax-idUK.
143. Robbins S.M. & Stobaugh R.M. (1974), “Money in the multinational enterprise”,
Longmans, London.
144. Ruehl C., Schaffer M. (2004), “Transfer Pricing and Calculating GDP”, Moscow
Times, 19 February 2004 (http://www.themoscowtimes.com/
sitemap/free/2004/2/article/transfer-pricing-and-calculating-gdp/232777.html).
145. Schön Wolfgang, Konrad KA, (2012), “Fundamentals of International
schoTransfer Pricing in Law and Economics”, MPI Studies in Tax Law and
Public Finance, Institute of Public Finance and Tax Law Max Planck.
146. Sikka P., Willmott H. (2010), “The dark side of transfer pricing: Its role in tax
avoidance and wealth retentiveness”, Critical Perspectives on Accounting (Vol.
21 (2010)), tr. 342–356.
147. Stewart J.C. (1997), “Multinational companies and tranafer pricing”, Journal of
Business Finance & Accounting.
148. Stone G., (2012), “International transfer pricing 2012”, Global transfer pricing
leader Pricewaterhouse Coopers LLP (US).
149. Sulman J.S. (1970), “Transfer pricng in Multinaltion Company”, Summer 1970,
tr. 39-51.
150. Tseng Steven (2006), “Transfer pricing in China”, A Plus (52, October 2006),
tr.52-53.
151. Đoàn Tranh (2015), “Controlling Transfer Pricing of FDI Businesses in Process
of International Economic Integration in Vietnam”, Proceedings of the Second
Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social
Sciences (AP15Vietnam Conference) ISBN: 978-1-63415-833-6, Danang-
Vietnam, 10-12 July, 2015 Paper ID: VL545.
152. UN (2001), “Transfer Pricing Tax System and Its Development in China”.
153. U.S. Senate Committee on Homeland Security & Governmental Affairs (2012),
Offshore Profit Shifting and the U.S. Tax Code,

164
(http://www.hsgac.senate.gov/subcommittees/investigations/hearings/offshore-
profit-shifting-and-the-us-tax-code), truy cập lúc 22h46 ngày 8/11/2013.
154. US IRS, 11/9/2006,(https://www.irs.gov/uac/IRS-Accepts-Settlement-Offer-in-
Largest-Transfer-Pricing-Dispute), truy cập lúc 21h49 ngày 9/11/2013.
155. Wang Hua (2003), “Policy reforms and foreign direct investment: the case of the
Chinese automobile industry”, Journal of Economics and Business, (Vol. VI -
2003, No 1), tr. 287 –314.
156. Wolosoff T. (1996), “IRS Issues Final Transfer Pricing Penalty Regulations”, 12
Tax notes Int’l 706, Mar. 4, 1996.
157. Wong Hannah, Sia Nassiripuor, Raza Mir, William H, “Transfer price Setting in
Multinational Corporations”, International Journal of Business and Social
Science (Vol.2 No.9, Special issue, May 2011).

165
PHỤ LỤC

166
Phụ lục I

PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP


CÔNG TY TNHH CS. VIỆT NAM CHUYỂN GIÁ1

1. Sơ đồ mối quan hệ liên kết giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên trong
giai đoạn 2006 – 2012

CSI

99.2% 100% 100% 100% 100% 100%

CSTC CS COR VJ QD SH JJ

100%

CSTV

CSI : Công ty CS Inc.


CSTC : Công ty Công nghệ CS
CS COR : Công ty CS Corporation
VJ : Công ty TNHH CS Việt Nam
QD : Công ty TNHH QingDao CS Shoes
SH : Công ty TNHH SH
JJ : Công ty TNHH CS Indonesia
CSTV : Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam

1
. Nguồn: Tài liệu từ cơ quan có chức năng theo nguồn riêng của Nghiên cứu sinh

167
2. Xuất xứ doanh nghiệp, chức năng hoạt động của thành viên, sản phẩm, dịch
vụ

Công ty Quốc gia Hoạt động chính

Kinh doanh các mặt hàng về


Tập đoàn CS Inc Hàn Quốc giầy thể thao

Công ty Công nghệ CS (*) Hàn Quốc Nghiên cứu và thiết kế khuôn
giầy
Công ty CS Corporation (*) Hàn Quốc
Sản xuấy giầy thành phẩm và
Công ty TNHH QingDao Chang
Trung Quốc bán thành phẩm Giầy
Shin Shoes
Sản xuấy giầy thành phẩm và
Công ty TNHH CS Indonesia Indonesia bán thành phẩm Giầy.

- Gia công Sơn đế giày;


- Sửa chữa khuôn, máy ép
khuôn;
Công ty TNHH Công nghệ CS
Việt Nam
Việt Nam - Cung cấp công cụ dụng cụ;
dao cắt, khuôn giầy

(*) Năm 2008, Công ty Công nghệ CS và Công ty CS Corporation tại Hàn
Quốc sát nhập trở thành Công ty CS Technology Corporation.

3. Tổng quan Công ty TNHH CS. Việt Nam

3.1. Các thông tin chung:

- Ngành nghề hoạt động SXKD chính là sản xuất và kinh doanh giày thể
thao; sản xuất bán thành phẩm giày thể thao (mũ giày và đề các loại); sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu.

- Thông tin thành lập: Công ty TNHH CS Việt Nam là Công ty 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam được thành lập tại Việt Nam từ 1994.

168
3.2. Sơ đồ mô tả mối quan hệ liên kết và sự tham gia của từng bên liên kết vào
từng khâu của quy trình trong giai đoạn 2006 – 2012

Bán 95 – 100%

Công ty công nghệ


CS INC Công ty TNHH SH Khách hàng độc lập Bán dưới 5%
CS Việt Nam

Lamination
H/F – H/P
Cutting Stitching 2
Embroidery

Finished
Raw Material
Assembly Goods
Warehouse
Warehouse

Stitching 1
(Cutting + H/F – H/P + Embroidery)
Stockfit
A/B A/B
Washing Spray

R.M
Pouring Trimming PU Spray
Mixing

Roll Cutting/P
Banbury M.mixing M.mixing Calender Calender
Mixing ressing

CMP CMP Phylon Phylon


U.V.
Cutting Press Press Washing

IP IP
IP PHI U.V.
Washing Painting

169
3.3. Thông tin giao dịch bán hàng hoá, sản phẩm của Công ty
Doanh thu,
Loại hàng hóa, Tỷ trọng
Năm Đối tượng thu nhập khác
Dịch vụ (%)
(USD)
a. Các bên liên kết 128.340.254,01 99,88%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 128.334.654,01 99,87%
- Công ty CS Inc. Khuôn 150,00 0,0001%
2006
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes Khuôn 5.450,00 0,0037%
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) Bán TP, Gia công 157.481,88 0,12%
Tổng Doanh thu (a+b) 128.497.735,89 100%
a. Các bên liên kết 147.195.696,13 99,90%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 147.191.196,13 99,89%
- Công ty TNHH SH Khuôn 200,00 0,0001%
2007 - Công ty TNHH QingDao CS Shoes Khuôn 4.300,00 0,0029%
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) Bán TP 151.406,57 0,10%
Tổng Doanh thu (a+b) 147.347.102,70 100%
a. Các bên liên kết 181.507.163,56 99,56%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 181.503.913,56 99,55%
2008 - Công ty TNHH QingDao CS Shoes Bán thành phẩm 3.250,00 0,002%
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) Bán TP, Khuôn 810.937,73 0,44%
Tổng Doanh thu (a+b) 182.318.101,29 100%
a. Các bên liên kết 179.379.945,95 97,17%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 179.349.316,96 97,15%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes Bán thành phẩm 3.599,49 0,002%
2009 - Công ty TNHH QingDao CS Shoes Khuôn 27.029,50 0,015%
Bán TP, Khuôn,
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) 5.230.172,30 2,83%
TP Giày
Tổng Doanh thu (a+b) 184.610.118,25 100%
a. Các bên liên kết 231.848.906,51 97,29%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 231.848.906,51 97,29%
Bán thành phẩm,
2010 b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) 6.465.096,73 2,71%
TP Giày
Tổng Doanh thu (a+b) 238.314.003,24 100%
a. Các bên liên kết 290.286.705,75 98,28%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 290.204.283,49 98,25%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes Bán thành phẩm 82.422,26 0,03%
2011
Bán thành phẩm,
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) 5.080.699,70 1,72%
TP Giày
Tổng Doanh thu (a+b) 295.367.405,45 100%
a. Các bên liên kết 274.226.559,36 95,30%
- Công ty CS Inc. Thành phẩm giày 272.778.667,60 94,80%
2012 - Công ty TNHH CS Indonesia Bán thành phẩm 528,00 0,000%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes Bán thành phẩm 1.447.363,76 0,503%
b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) Bán TP, TP giày 13.510.015,89 4,70%
Tổng Doanh thu (a+b) 287.736.575,25

170
3.4. Thông tin giao dịch mua TSCĐ, hàng hoá, dịch vụ
Năm Giá trị phát sinh trong Tỷ trọng
Đối tượng
tài chính năm tài chính (USD) (%)
a. Các bên liên kết 47.258.889 59,27%
- Công ty CS Inc. 45.630.411
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 3.865
2006 - Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 1.624.613
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 32.472.910 40,73%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 79.731.799
a. Các bên liên kết 48.535.584 53,08%
- Công ty CS Inc. 45.237.436
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 78.084
2007 - Công ty TNHH SH 53.737
- Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 3.166.327
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 42.905.147 46,92%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 91.440.731
a. Các bên liên kết 47.097.223 41,09%
- Công ty CS Inc. 1.391.503
- Công ty CS Corporation 16.990
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 325.267
2008 - Công ty TNHH SH 42.629.279
- Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 2.734.184
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 67.532.321 58,91%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 114.629.544
a. Các bên liên kết 39.055.320 37,88%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 173.017
- Công ty TNHH SH 35.900.525
2009 - Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 2.981.778
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 64.046.616 62,12%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 103.101.936
a. Các bên liên kết 51.953.245 38,67%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 90.958
- Công ty TNHH SH 49.785.010
2010 - Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 2.077.277
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 82.397.649 61,33%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 134.350.894
a. Các bên liên kết 83.604.636 47,12%
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 517.492
- Công ty TNHH SH 73.678.943
2011 - Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 9.408.201
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 93.811.016 52,88%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 177.415.652
a. Các bên liên kết 79.291.104 46,77%
- Công ty TNHH CS Indonesia 157.400
- Công ty TNHH QingDao CS Shoes 204
- Công ty TNHH SH 68.979.449
2012
- Công ty TNHH Công nghệ CS Việt Nam 10.154.051
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 90.258.250 53,23%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 169.549.354

171
Qua phân tích hoạt động giao dịch kinh doanh cho thấy, Công ty TNHH CS
Việt Nam vừa mua vào, vừa bán ra với các bên có quan hệ liên kết. Trong đó tỷ
trọng giao dịch bán ra với các bên có quan hệ liên kết thường xuyên chiếm tỷ trọng
lớn hơn so với tỷ trọng giao dịch mua vào với các bên có quan hệ liên kết.

Bảng kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước thuế theo báo
cáo của công ty (Đơn vị tính:USD)

NĂM TÀI LÃI (+), LỖ (-) LÃI (+), LỖ (-) LÃI (+), LỖ (-) THU NHẬP
STT CHÍNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG (LỢI TỨC)
(Kết thúc ngày SXKD CHÍNH TÀI CHÍNH KHÁC CHỊU THUẾ
31 tháng 12)

1 08/08/1994 (370.678) - - (1.472.864)


31/12/1995
2 1996 1.012.358 (1.033.236) (3.504) (2.477.697)

3 1997 3.936.735 (1.287.189) 48.988 203.036

4 1998 4.047.271 (1.173.112) 131.592 848.433

5 1999 5.069.622 (1.158.188) (9.146) 1.024.401

6 2000 5.411.770 (1.017.743) 352.018 2.353.135

7 2001 6.553.975 (699.907) (8.334) 3.323.331

8 2002 9.608.614 (272.514) 1.037 6.694.274

9 2003 10.925.756 (179.146) (69.781) 7.456.294

10 2004 5.410.895 (362.264) 9.610 1.356.084

11 2005 (302.846) (1.729.532) 121.280 (6.147.115)

12 2006 5.008.229 (4.295.628) 38.474 (5.840.698)

13 2007 1.105.164 (5.238.655) 444.975 364.565

14 2008 10.525.705 (3.499.570) 182.077 56.894

15 2009 10.077.305 (2.462.920) 562.688 1.324.299

16 2010 12.262.246 2.025.290 317.143 1.268.520

17 2011 14.549.669 (1.778.884) 287.126 1.538.753

18 2012 13.332.630 (2.901.646) 2.714.749 1.641.131

172
4. Kết quả xác định lại giá chuyển giao trong giao dịch liên kết của Công ty
TNHH CS Việt Nam do cơ quan Thuế thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2012

Qua phân tích cho thấy, Công ty sản xuất giày, bán thành phẩm giày để bán
cho các bên liên kết là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo của Công ty, phần lớn các chi
phí thực tế có phục vụ cho hoạt động SXKD chính có nguồn gốc từ các bên độc lập.
Do nguyên liệu được Công ty mua vào từ các bên liên kết phát sinh thường xuyên,
số lượng giao dịch lớn gồm rất nhiều chủng loại nguyên liệu khác nhau. Cơ quan
thuế tạm thời chấp nhận việc xác định đơn giá mua nguyên liệu từ các bên liên kết
của Công ty là đơn giá tin cậy, phù hợp với đơn giá giao dịch độc lập khách quan.
Nếu sau này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện các chi phí này không phù
hợp với giá thị trường và có đủ thông tin để xác định lại theo giá thị trường dẫn đến
việc tiếp tục điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp NSNN từ việc điều chỉnh giá
nêu tại điểm này thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đó sẽ tiếp tục điều chỉnh về
giá và về thuế TNDN đối với Công ty.

Cơ quan thuế xác định hầu hết doanh thu của Công ty phát sinh từ việc bán
hàng cho bên liên kết. Theo kết quả phân tích rủi ro, số liệu ghi nhận doanh thu trên
báo cáo tài chính hàng năm là số liệu chưa đáng tin cậy. Công ty không thực hiện
xác định lại đơn giá bán hàng cho bên liên kết theo đơn giá thị trường theo quy định
tại Thông tư số 117/2005/TT-BTC, Thông tư số 66/2010/TT-BTC và không kê khai
thông tin giao dịch liên kết theo đúng quy định. Từ thực tế hoạt động SXKD của
Công ty nêu trên, các phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương pháp giá
bán lại, phương pháp tách lợi nhuận, phương pháp so sánh lợi nhuận sử dụng tỷ suất
thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần, phương pháp so sánh lợi
nhuận sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tài sản không phải là
những phương pháp phù hợp để xác định đơn giá bán sản phẩm của Công ty cho
bên liên kết.

Để thu thập thông tin và lựa chọn doanh nghiệp độc lập tương đồng xác định
tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí đối với hoạt động SXKD

173
chính làm cơ sở so sánh với tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi
phí đối với hoạt động SXKD chính của Công ty, Cơ quan thuế đã tham khảo nguồn
thông tin từ một số tổ chức quốc tế chuyên cung cấp thông tin và nhận thấy phần
lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày dép trong Hệ thống dữ
liệu của các tổ chức này là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh
doanh trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau nên có nhiều khác biệt có ảnh
hưởng đáng kể đến tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí đối
với hoạt động SXKD chính so với tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên
tổng chi phí đối với hoạt động SXKD chính của Công ty TNHH CS Việt Nam như:
khác biệt về chi phí nhân công, khác biệt về chi phí quản lý, khác biệt về điều kiện
giao hàng, khác biệt về các điều kiện kinh tế, khác biệt về chức năng hoạt động...
Hơn nữa, việc tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất giày dép theo tiêu
chuẩn là doanh nghiệp hoàn toàn độc lập theo quy định của Việt Nam (không phải
là doanh nghiệp liên kết theo quy định tại Thông tư số 117/2005/TT-BTC và Thông
tư số 66/2010/TT-BTC) trong hệ thống dữ liệu của các Tổ chức quốc tế nêu trên là
rất khó khăn. Mặt khác, thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất giày dép trong hệ thống dữ liệu của các tổ chức
nêu trên là kết quả kinh doanh tổng hợp từ nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh
khác nhau của các doanh nghiệp này (không tách riêng kết quả hoạt động sản xuất
giày dép). Do vậy, tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên
tổng chi phí của các doanh nghiệp nước ngoài nêu trên không tương đồng với tỷ
suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh chính của Công ty TNHH CS Việt Nam.

Cơ quan thuế đã tổ chức thu thập thông tin đặc điểm, chức năng hoạt động,
tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm
2006 đến năm 2012 đối với trên 1000 doanh nghiệp có mã ngành tương tự với mã
ngành của Công ty TNHH CS Việt Nam trên hệ thống thông tin dữ liệu của ngành
thuế và từ nhiều nguồn thông tin khác. Trên cơ sở rà soát, loại trừ các doanh nghiệp
liên kết và các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất giày dép và tính tỷ suất
thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí tính riêng cho

174
hoạt động sản xuất giày dép của các doanh nghiệp độc lập này. Trên cơ sở đó, cơ
quan thuế đã xác định được tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh
nghiệp trên tổng chi phí phù hợp nhất đối với hoạt động SXKD chính của Công ty
TNHH CS Việt Nam.

Kết quả thanh tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải
nộp NSNN:

Từ kết quả xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp
trên tổng chi phí phù hợp nhất đối với hoạt động SXKD chính của Công ty TNHH
CS Việt Nam nêu trên, cơ quan thuế đã ấn định thu nhập thuần trước thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với hoạt động SXKD chính của Công ty. Kết quả như sau:

- Tăng thu nhập tính thuế TNDN phát sinh từ năm 2006 đến năm 2012 là:
47.914.667 USD, cụ thể:

+ Năm 2005: 5,544,123 USD

+ Năm 2006: 1,065,163 USD

+ Năm 2007: 3,625,749 USD

+ Năm 2008: 4,786,849 USD

+ Năm 2009: 8,949,615 USD

+ Năm 2010: 12,287,942 USD

+ Năm 2011: 11,655,225 USD

+ Năm 2012: 5,544,123 USD

- Giảm toàn bộ số lỗ phát sinh của năm 2005 được chuyển vào năm tài chính
2007 và năm 2008 là: 3.948.653 USD;

- Giảm toàn bộ số lỗ phát sinh của năm 2006 là: 2.209.381 USD;

- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2012 là 4.397.728 USD, cụ thể:

175
+ Năm 2006: 342.563

+ Năm 2007: Bù hết số lỗ cho năm 2005 nên không phát sinh số thuế thu
nhập phải nộp.

+ Năm 2008: 364.286

+ Năm 2009: 415.487

+ Năm 2010: 573.476

+ Năm 2011: 1.129.915

+ Năm 2012: 1.572.001

Tuy nhiên, cơ quan thuế không xử lý truy thu về thuế đối với số thuế thu
nhập doanh nghiệp phát sinh tăng thêm phải nộp trong năm 2006 là 342.563 USD
(5.515.606.863 đồng), do đã quá thời hiệu xử lý về thuế theo quy định tại Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

Do đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp phát hiện tăng thêm là 4.055.165 USD
(80.731.989.744 đồng), cụ thể:

+ Năm 2008: 364.286 USD (6.184.483.422 đồng)

+ Năm 2009: 415.487 USD (7.454.252.267 đồng)

176
Phụ lục II

PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP


CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KEANGNAM VINA CHUYỂN GIÁ2

1. Thông tin chung

Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là Công ty 100% vốn nước ngoài
thuộc Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc, được thành lập theo Giấy chứng nhận
đầu tư số 011043000161 do UBND Hà Nội cấp ngày 29 tháng 06 năm 2007. Với tư
cách là chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Keangnam Vina được Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư dự án xây dựng căn hộ cao
cấp Keangnam Hanoi Landmark Tower trên diện tích 46.008 m2 nằm trên đường
Phạm Hùng (Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) gồm 1 tòa nhà 70 tầng, 2 tòa
nhà 47 tầng, bao gồm khách sạn, chung cư cao cấp và các hạ tầng phụ trợ khác .
Công ty TNHH MTV Keangnam Vina chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục về
đầu tư, xin cấp đất và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án, các hạng mục dự án.

Công ty TNHH Keangnam Enterprise (công ty con) được Công ty mẹ tại


nước ngoài là Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc thành lập và tổ chức hoạt động
với tư cách là tổng thầu xây dựng (EPC) và ký hợp đồng xây dựng bao thầu toàn bộ
dự án với chủ đầu tư (Công ty TNHH MTV Keangnam Vina) theo hình thức “chìa
khoá trao tay” với tổng giá trị hợp đồng 871 triệu USD (Giá trị hợp đồng này sau
khi được kiểm tra cho thấy cao hơn giá thị trường). Theo hợp đồng này, Keangnam
Enterprise sẽ khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng
và cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Công ty TNHH MTV
Keangnam Vina.

Với mô hình hoạt động như trên, Công ty TNHH MTV Keangnam Vina đăng
ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với thuế suất thuế TNDN là 25%. Công ty

2
. Nguồn: Tài liệu từ cơ quan có chức năng theo nguồn riêng của Nghiên cứu sinh

177
TNHH Keangnam Enterprise được phép đăng ký nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo
phương pháp hỗn hợp là nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế
TNDN ấn định theo tỷ lệ 2% tính trên doanh thu của Hợp đồng thầu xây dựng giữa
nhà thầu với Công ty TNHH MTV Keangnam Vina. Như vậy thông qua mô hình
liên kết và tổ chức hoạt đông như trên, tập đoàn Keangnam đã điều phối thu nhập
từ Công ty TNHH MTV Keangnam Vina từ hoạt động kinh doanh bất động sản của
của chủ đầu tư sang hoạt động xây dựng của nhà thầu, thông qua các giao dịch liên
kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng, để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
chung phải nộp tại Việt Nam và chuyển lợi nhuận từ Việt Nam về Hàn Quốc

2. Thông tin về giao dịch giữa các bên liên kết trong giai đoạn 2007-2011

Công ty TNHH MTV Keangnam Vina có các giao dịch liên kết như sau:

- Ký kết hợp đồng về giao thầu xây dựng theo hình thức chìa khoá trao tay
với Công ty TNHH Keangnam Enterprise. Cụ thể:

+ Đối tượng hợp đồng: Xây dựng toà nhà Keangnam Hanoi Landmark
Tower tại khu đất E6, xã Mễ Trì, huyện Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

+ Giá trị hợp đồng: 871 triệu USD (tương đương 11.618,194 tỷ đồng).

+ Tình hình thực hiện hợp đồng: tính đến hết năm 2011, tổng giá trị khối
lượng xây lắp đã được hai bên nghiệm thu là 18.756 tỷ đổng, tổng số tiền đã thanh
toán là 14.948,759 tỷ đồng.

- Giao dịch vay tiền của các bên liên kết, cụ thể:

+ Thoả thuận cho vay ngày 10/5/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam
Vina và Công ty Keangnam Enterprise, số tiền 10 triệu USD, lãi suất cho vay LIBO
3 tháng + 1,1%, số thực tế đã giải ngân tính đến 31/12/2011 là 2 triệu USD;

+ Hợp đồng vay vốn ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam
Vina và Ngân hàng Woori chi nhánh Hà Nội (Bên cho vay chính trong nước - ngân
hàng đại lý trong nước); Ngân hàng Woori (Bên dàn xếp - Ngân hàng đại lý bên cho
vay), số tiền 50 triệu USD. Lãi suất: “Lãi suất cho mỗi khoản vay trong mỗi kỳ tính

178
lãi sẽ là lãi suất biên áp dụng cho khoản vay đó cộng với lãi suất CD áp dụng cho
kỳ tính lãi đó”, số tiền thực tế đã giải ngân tính đến 31/12/2011 là 50 triệu USD
tương ứng với 1.041 tỷ đồng;

+ Hợp đồng tín dụng ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam
Vina với một tổ hợp gồm các bên Ngân hàng Kookmin (Trụ sở chính tại 9-1,
Namdaemuno 2-ga, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc - với tư cách là bên nhận ủy thác của
Quỹ Woori milestone private realestate fund 12&13, Công ty quản lý tài sản Credit
suise Woori), Ngân hàng Woori bank (Trụ sở chính tại số 203, Hoehyon-dong 1-ga,
Jung-gu 100-792, Seoul, Hàn Quốc - với tư cách là bên thu xếp), Ngân hàng Woori
bank, Chi nhánh Hà Nội (với tư cách là Ngân hàng đầu mối trong nước); số tiền vay
là 350 tỷ Won, chi làm 2 thành phần: Thành phần A là 250 tỷ Won, Thành phần B là
100 tỷ Won. Lãi suất: “Lãi suất cho mỗi khoản vay trong mỗi kỳ tính lãi sẽ là lãi
suất biên áp dụng cho khoản vay đó cộng với lãi suất CD áp dụng cho kỳ tính lãi
đó”. Tính đến 31/12/2011 tổng số tiền Công ty đã nhận nợ là 6.582 tỷ đồng.

+ Tổng số lãi vay hạch toán của các hợp đồng vay vốn từ năm 2007 đến năm
2011 của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là 1.543 tỷ đồng.

- Giao dịch cung cấp dịch vụ tài chính, dàn xếp vốn vay của Công ty
Keangnam Enterprises, cụ thể:

+ Ngày 30/9/2007 Công ty TNHH MTV Keangnam Vina ký hợp đồng dịch
vụ với Công ty TNHH Keangnam (một công ty được thành lập và hoạt động theo
luật của Hàn Quốc) với nội dung “sắp xếp cho vay tài chính và các dịch vụ tư vấn
bao gồm phê duyệt đầu tư, mua đất, tài chính, quảng cáo”, phục vụ cho Dự án. Phí
dịch vụ theo hợp đồng là 30 triệu USD, tính đến 31/12/2011 tổng số tiền Công ty đã
thanh toán cho Công ty TNHH Kengnam là hơn 485 tỷ đồng.

Như vậy, theo Điểm 1.4.4, Tiết 1.4, Khoản 1, Điều 4 Thông tư 66/2010/TT-
BTC, “Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một doanh nghiệp thực hiện
nhưng không thể phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại
giao dịch; trong trường hợp này, giao dịch được gập chnng được coi là giao dịch

179
liên kết và mức giá của các sản phẩm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá
cao nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch bán ra) hoặc
mức giá thấp nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch mua
vào)”, thì tất cả giao dịch trên được gộp vào thành 1 giao dịch liên kết và được so
sánh với các doanh nghiệp độc lập.

3. Kết quả xác định lại giá chuyển giao của Công ty TNHH MTV Keangnam
Vina giai đoạn 2007 - 2011

Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường trong trường hợp “người nộp
thuế” thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-
BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC.

Công ty Công ty TNHH MTV Keangnam Vina có phát sinh giao dịch kinh
doanh mua vào từ bên liên kết gồm thầu xây dựng, chi phí lãi vay, phí dàn xếp
khoản vay. Vì vậy, giá vốn hàng bán của Công ty được hạch toán trên sổ sách kế
toán là giá vốn chưa đáng tin cậy và là yếu tố cần phải xác định lại theo theo từng
loại giao dịch hàng hoá, dịch vụ từ bên liên kết theo đơn giá thị trường.

a) Về lựa chọn phương pháp xác định giá đối với hợp đồng xây dựng với
Công ty TNHH Kengnam Enterprises

- Dựa vào chính số liệu của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina:

+ Phương pháp giá bán lại: Không thể áp dụng vì sản phẩm đầu vào và sản
phẩm đầu ra có sự khác biệt;

+ Phương pháp giá vốn cộng lãi tính trên giá vốn của Công ty TNHH MTV
Kengnam Vina: Không thể áp dụng để tính lại chính giá vốn của công ty này;

+ Phương pháp so sánh lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina
với doanh nghiệp độc lập khác:

(+) Không thể áp dụng được tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên
tổng chi phí hoặc trên tài sản vì tổng chi phí và tổng tài sản của Công ty TNHH
MTV Keangnam Vina phần lớn là có nguồn gốc từ bên liên kết (chưa đáng tin cậy).

180
(+) Doanh thu báo cáo của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là doanh
thu tin cậy do phát sinh từ giao dịch bán sản phẩm cho các bên độc lập và giá bán
sản phẩm được xác định một cách chắc chắn theo giá thị trường tại thời điểm năm
2008 (Công ty đã thực hiện thu dần tiền của khách hàng từ năm 2008). Do vậy, có
thể áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần. Tuy
nhiên, theo hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, Công ty báo cáo các năm 2008-2010
không phát sinh doanh thu và doanh thu chủ yếu phát sinh vào năm 2011. Do vậy,
không thể so sánh tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2011 với tỷ suất sinh lời của các
doanh nghiệp khác năm 2011 vì nguyên nhân giá bán sản phẩm cho các bên độc lập
không phải được xác định tại thời điểm năm 2011 mà được xác định một cách chắc
chắn tại thời điểm năm 2008 như đã nêu trên. Do vậy, nếu áp dụng tỷ suất này thì
phải so sánh lợi nhuận gộp chung cho cả giai đoạn các năm tài chính (từ năm xác
định đơn giá bán) thay cho 01 năm tài chính là năm 2011.

- Xác định giá thông qua số liệu của Công ty TNHH Keangnam Enterprises:

+ Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: không phải là phương pháp xác
định giá thị trường phù hợp với tính chất của mỗi công trình xây dựng do sử dụng
nguyên vật liệu khác nhau nên có sự khác biệt lớn.

+ Phương pháp giá bán lại: không thể áp dụng phương pháp này để tính lại
chính giá bán ra của Công ty TNHH Keangnam Enterprises (tức giá vốn của Công
ty Keangnam Vina);

+ Phương pháp so sánh lợi nhuận: Không thể áp dụng vì các lý do sau: (i)
Không thể áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần vì
doanh thu thuần là doanh thu chưa tin cậy, do là giao dịch giữa các bên liên kết, cần
xác định lại; (ii) Không nên áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên
tổng chi phí vì theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Keangnam Enterprises thì
chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty này rất lớn, rất có thể khoản chi phí này
không tương xứng với bản chất thực, cần phải xác định lại; (iii) Về việc áp dụng tỷ
suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tài sản, chỉ nên áp dụng đối với các
doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản cố định có nguồn gốc từ bên độc lập do vậy

181
không nên áp dụng tỷ suất này đối với Công ty TNHH Keangnam Enterprises;

+ Phương pháp giá vốn cộng lãi: Do Công ty TNHH Keangnam Enterprises
đã đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận việc Công ty áp dụng
chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính và
Công ty báo cáo với Cục Thuế Hà Nội về việc Công ty đã thực hiện chế độ kế toán
Việt Nam. Do vậy, Phương pháp giá vốn cộng lãi là phương pháp phù hợp nhất để
xác định đầu ra của Công ty TNHH Keangnam Enterprises (chính là đầu vào của
Công ty TNHH MTV Keangnam Vina).

b) Về lựa chọn phương pháp xác định lãi vay đối với giao dịch vay tiền của
các bên liên kết:

+ Vay tiền của Công ty TNHH Keangnam Enterprises: Khoản tiền vay 2
triệu USD này không phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
TNHH MTV Keangnam Vina nên phải loại trừ toàn bộ khoản lãi vay tương ứng với
khoản vay này khỏi chi phí tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất
vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông
tư 66/2010/TT-BTC.

+ Vay tiền của Ngân hàng Kookmin Bank: Đây là giao dịch liên kết. Cần xác
định lại tính hợp lý của tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam
Enterprises. Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

(+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises
sớm bất thường thì toàn bộ lãi vay tương ứng đã đủ căn cứ xác định không liên
quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng EPC và không được tính vào chi phí được
trừ để tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị
trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC;

(+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises là
hợp lý thì cần xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại
Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC, có thể áp dụng phương
pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc lựa chọn

182
giao dịch độc lập theo khu vực địa lý cho phù hợp. Nếu Công ty TNHH MTV
Keangnam Vina có thể vay được tiền từ các ngân hàng hoặc tổ chức khác tại Việt
Nam thì ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập tương đồng trong nước làm căn cứ so
sánh. Ngược lại, nếu Công ty TNHH MTV Keangnam Vina không thể vay được
tiền từ các ngân hàng hoặc tổ chức khác tại Việt Nam mà chỉ có thể vay được tiền
của Ngân hàng Kookmin Bank thì tiếp tục thu thập thông tin của chính ngân hàng
Kookmin Bank cho các bên độc lập vay để làm căn cứ so sánh;

(+) Cần xác định rõ bản chất của khoản vay này là vay tiền USD hay vay tiền
Won để tính lãi suất vay theo cho phù hợp với đồng tiền vay. Cụ thể, nếu bản chất
là vay theo đồng Won thì khi trả nợ phải trả bằng Won, chỉ được trả bằng USD hoặc
ngoại tệ khác theo tỷ suất tại thời điểm trả nợ khi được bên cho vay nhất trí. Nếu
bên cho vay bắt buộc bên đi vay phải trả nợ bằng đồng USD thì bản chất của khoản
vay này không phải là vay bằng đồng Won nên không được tính theo lãi suất của
đồng Won mà phải tính theo lãi suất của đồng USD...

+ Vay tiền của Ngân hàng Woori Bank: Đây là giao dịch liên kết. Cần xác
định lại tính hợp lý của tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam
Enterprises. Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

(+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises
sớm bất thường thì toàn bộ lãi vay tương ứng đã đủ căn cứ xác định không liên
quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng EPC và không được tính vào chi phí được
trừ để tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị
trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC;

(+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises là
hợp lý thì cần xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại
Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC, có thể áp dụng phương
pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Cục Thuế thu thập thông tin giao dịch độc lập
của chính Ngân hàng Woori bank chi nhánh Hà Nội có điều kiện tương đồng với
giao dịch cho Công ty TNHH MTV Keangnam Vina vay tiền để làm căn cứ so
sánh. Nếu không tìm kiếm được giao dịch độc lập tương đồng từ chính Ngân hàng

183
Woori Bank chi nhánh Hà Nội thì Cục Thuế liên hệ với các ngân hàng khác để tìm
kiếm các giao dịch tương tự (Hợp đồng của các doanh nghiệp trong nước vay ngân
hàng nước ngoài, hợp dồng của ngân hàng Việt Nam vay ngân hàng nước ngoài..)
để xác định lãi suất theo mức lãi suất của thị trường.

c)Về phương pháp tính giá giao dịch cung cấp dịch vụ tài chính, dàn xếp vốn
vay của Công ty TNHH Keangnam Enterprises

+ Một số khoản chi phí là do dàn xếp để hợp lý hoá chứng từ để tính thuế thu
nhập doanh nghiệp mà bản chất thực là không có phát sinh khoản chi phí này, cần
xem xét bản chất nội dung kinh tế phát sinh để loại trừ toàn bộ, thu nhập chịu thuế
tăng do loại trừ chi phí này sẽ được tính thuế và phạt theo hành vi trốn thuế.

+ Một số khoản chi phí cao hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường
cần xác định lại theo giá thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC
và Thông tư 66/2010/TT-BTC

Kết luận: Đối với hợp đồng xây dựng và các giao dịch với các bên liên kết
khác, sau khi phân tích các yếu tố và trên cơ sở thông tin thu thập được, Cơ quan
thuế không tách các hoạt động của doanh nghiệp thành các hoạt động riêng lẻ, thay
vào đó các hoạt động của doanh nghiệp được gộp lại theo quy định tại Thông tư
117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC. Cơ quan thuế đã thu thập, phân
tích thông tin chọn các trường hợp có tính tương đồng và sử dụng phương pháp giá
vốn cộng lãi để xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết để xác
định giá mua vào của Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina đối với bên
liên kết là nhà thầu chính Công ty TNHH Keangnam Entreprises để xác định giá thị
trường như sau:

- Giá bán ra của Công ty TNHH Keangnam Entreprises cho bên liên kết là
Công ty TNHH MTV Keangnam Vina được xác định trên cơ sở lấy giá vốn xây dựng
của dự án do nhà thầu chính thực hiện cộng (+) lợi nhuận gộp của nhà thầu chính.

Để có căn cứ xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết giữa nhà thầu
chính và chủ đầu tư, cơ quan Thuế tiến hành đồng thời triển khai song song thanh

184
tra chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Keangnam Vina và nhà thầu chính để có căn
cứ xác định giá vốn xây dựng mua vào của bên độc lập.

4. Kết quả thanh tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải
nộp NSNN:

4.1. Về kết quả thanh tra tại nhà thầu chính là Công ty TNHH Keangnam
Enterprises

Cơ quan Thuế sau khi thanh tra đã loại khỏi chi phí xây dựng dự án các chi
phí không hợp lệ của nhà thầu chính (do Công ty mẹ là bên liên kết thực hiện) là
29.455.759 USD (568,896,523,489 tỷ đồng), xử lý truy thu và phạt nghĩa vụ thuế
của nhà thầu nước ngoài 6,5 tỷ đồng.

4.2. Về kết quả thanh tra tại Công ty TNHH Keangnam Vina

Cơ quan Thuế sau khi thanh tra đã điều chỉnh giảm chi phí xây dựng dự án là
1.252.720.287.516 đồng. Trong đó:

+ Giảm giá vốn hoạt động chuyển nhượng BĐS là 408.637.357.788 đồng

+ Giảm giá trị tài sản cố định đầu tư là 844.082.929.728 đồng

Bên cạnh đó, cơ quan Thuế đã buộc doanh nghiệp giảm lỗ với
238.806.416.560 đồng; tăng thu ngân sách nhà nước là 91.750.360.319 đồng (trong
đó thuế TNDN là 91.101.627.723 đồng)

185
Phụ lục III
PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY HL. VIỆT NAM CHUYỂN GIÁ3

1. Các thông tin chung:


- Công ty HL Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực: kéo sợi, dệt vải và nhuộm vải.
- Công ty HL Việt Nam là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành
lập tại Việt Nam.
2. Sơ đồ mối quan hệ liên kết giữa các Công ty liên kết trong giai đoạn 2006 –
2009.
SƠ ĐỒ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Ju An The EH HL
Đài Loan Đài Loan Malaysia

Sợ
Máy móc,

iP
Cho vay

o
thiết bị

L
PO lyest NV
Y e
y
o va
Ch

HL Mary
Việt Nam Cho vay British Island
Weaving

MaHL
Trung Quốc

3
. Nguồn: Tài liệu từ cơ quan có chức năng theo nguồn riêng của Nghiên cứu sinh

186
3. Thông tin về giao dịch kinh doanh giữa các Công ty liên kết
3.1. Thông tin giao dịch bán hàng hoá, sản phẩm của Công ty
Năm Doanh thu, Tỷ
Loại hàng hóa,
STT tài Đối tượng thu nhập khác trọng
Dịch vụ
chính (USD) (%)
a. Các bên liên kết 171.609,76 0,1%
MaHL Co Ltd Vải weaving 171.609,76 0,1%
1 2007 b. Các bên độc lập (tổng
172.092.565,32 99,9%
hợp chung)
Tổng Doanh thu (a+b) 172.264.175,08 100%
a. Các bên liên kết 152.013,81 0,29%
MaHL Co Ltd Vải weaving 152.013,81 0,29%
2 2009 b. Các bên độc lập (tổng
182.601.484.27 99,71%
hợp chung)
Tổng Doanh thu (a+b) 182.753.498,08 100%

3.2. Thông tin giao dịch mua TSCĐ, hàng hoá, dịch vụ
Năm Giá trị phát sinh Tỷ trọng
STT tài Đối tượng trong năm tài (%)
chính chính (USD)
a. Các bên liên kết 56.796.133,70 60,74%
- Công ty Ju An 30.408.716,23 32,52%
1 2006 - Công ty HL SDN BDH 26.387.417,47 28,22%
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 36.715.196.82 39,26%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 93.511.330.52 100,00%
a. Các bên liên kết 86.719.015.,32 63,37%
- Công ty Ju An 81.819.458,96 59,79%
2 2007 - Công ty HL SDN BDH 4.899.556,36 3,58%
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 50.130.213,83 26,63%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 136.849.229.15 100,00%
a. Các bên liên kết 60.046.668,42 50,23%
- Công ty Ju An 59.932.699,28 50,13%
3 2008 - Công ty HL SDN BDH 113.969,14 0,10%
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 59.513.710,46 49,77%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 119.560.378,88 100,00%
a. Các bên liên kết 71.106.493,76 64,09%
4 2009 - Công ty Ju An 71.106.493,76 64,09%
b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 39.849.268,46 35,91%
Tổng giá trị mua vào (a+b) 110.955.762,22 100,00%

187
Qua phân tích cho thấy, Công ty HL Việt Nam giao dịch kinh doanh chủ yếu
mua vào từ bên lên kết. Tuy nhiên tỷ trọng giao dịch kinh doanh bán ra cho các bên
có quan hệ liên kết thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhưng cơ quan thuế có đầy
đủ thông tin để xác định giá thị trường của giao dịch kinh doanh bán ra từ các bên
liên kết theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC trước khi xác định giá thị
trường của giao dịch mua vào từ các bên liên kết theo theo quy định tại Thông tư
117/2005/TT-BTC

4. Kết quả xác định lại giá chuyển giao của công ty HL với các bên liên kết giai
đoạn 2006 – 2009

4.1. Xác định giá thị trường đối với sản phẩm vải weaving bán cho bên liên kết

Do Công ty vừa bán sản phẩm vải weaving cho bên độc lập, vừa bán sản
phẩm vải weaving cho bên liên kết nên phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
để xác định giá thị trường sản phẩm bán ra cho bên liên kết là phương pháp phù hợp
nhất. Mặt khác, sản phẩm của Công ty có khác biệt so với các chủng loại sản phẩm
trên thị trường; sản phẩm vải weaving được Công ty bán cho bên liên kết và sản
phẩm vải weaving được Công ty bán cho bên độc lập là sản phẩm cùng chủng loại,
không có nhiều khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu đến đơn giá bán. Theo quy định
tại Điểm 1 mục I Phần B Thông tư 117/2005/TT-BTC thì các giao dịch bán sản
phẩm vải weaving của Công ty cho các bên độc lập là các giao dịch tương đồng
được lựa chọn để so sánh và làm căn cứ ấn định đơn giá bán sản phẩm vải weaving
cho bên liên kết theo đơn giá thị trường.

4.2. Xác định giá thị trường đối với nguyên liệu mua vào của Công ty từ bên liên
kết

Công ty có phát sinh giao dịch liên kết mua nguyên liệu để sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm bán ra. Vì vậy, giá vốn hàng bán của Công ty được hạch toán trên sổ
sách kế toán là giá vốn chưa đáng tin cậy và là yếu tố cần phải xác định lại theo đơn
giá nguyên liệu mua vào từ bên liên kết theo đơn giá thị trường theo quy định. Các
chủng loại nguyên liệu mua vào của Công ty rất đa dạng (gồm nhiều chủng loại sản

188
phẩm khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm có tính đặc thù). Việc tìm kiếm thông
tin về các giao dịch độc lập tương đồng (tương đồng về đặc tính sản phẩm và tương
đồng về điều kiện hợp đồng) rất khó khăn (nhiều chủng loại sản phẩm có thể sẽ
không tìm kiếm được giao dịch độc lập tương đồng).

Công ty có 02 hoạt động (sản xuất sợi và dệt vải). Sản phẩm mua vào và sản
phẩm bán ra có sự khác biệt về giá trị (khác biệt về chủng loại sản phẩm: sản phẩm
mua vào là nguyên liệu; sản phẩm bán ra là thành phẩm đã qua khâu sản xuất làm
tăng thêm giá trị so với nguyên liệu mua vào).

Công ty mua nguyên liệu đầu vào từ nhiều bên (cả bên liên kết và bên độc
lập), bán sản phẩm đầu ra cho cả bên liên kết và bên độc lập. Mặt khác, các bên liên
kết của Công ty lại có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có những hoạt động tạo
ra lợi nhuận nhưng không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
HL Việt Nam.

- Công ty HL Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
sợi và dệt vải nên chi phí tiền lương, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Mặt khác, tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả TSCĐ và
tài sản lưu động được mua vào từ bên liên kết.

- Nguyên liệu được Công ty mua vào từ bên liên kết chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng khối lượng và giá trị nguyên liệu mua vào trong các năm tài chính từ
năm 2006 đến năm 2009.

Từ các lý do nêu trên, phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, Phương
pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp giá bán lại, phương pháp tách lợi nhuận,
phương pháp so sánh lợi nhuận sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập
doanh nghiệp trên tổng tài sản hoặc trên tổng chi phí không phải là các phương
pháp phù hợp để xác định đơn giá mua nguyên liệu của Công ty từ các bên liên kết
theo đơn giá thị trường theo quy định.

189
Cơ quan thuế đã xác định lại đơn giá bán sản phẩm cho bên liên kết theo đơn
giá thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC như đã nêu trên. Do
vậy doanh thu thuần sau khi đã được điều chỉnh lại theo đơn giá thị trường được xác
định theo quy định là doanh thu đáng tin cậy. Do vậy, Phương pháp so sánh lợi
nhuận sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh
thu thuần là phương pháp phù hợp nhất để xác định giá thị trường sản phẩm mua
vào trong giao dịch liên kết của Công ty. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty thì từ
năm 2006 đến năm 2009, Công ty có 02 hoạt động sản xuất kinh doanh chính là
hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải. Trên thực tế, 02 hoạt động này có một
số khác biệt như chi phí nhân công, tài sản cố định sử dụng, nguồn nguyên liệu đầu
vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm và một số khác biệt khác. Do vậy, tỷ suất thu nhập
thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với từng hoạt động
có sự khác biệt nên cần thiết phải tách riêng 02 hoạt động này để tính thu nhập thuần
làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty.

Cơ quan thuế đã tham khảo nguồn thông tin từ một số tổ chức quốc tế
chuyên cung cấp thông tin và nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp thuộc ngành sản
xuất sợi và dệt vải trong hệ thống dữ liệu của các tổ chức này là các doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác
nhau nên có nhiều khác biệt có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận so với tỷ
suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam có cùng ngành nghề kinh doanh như:
khác biệt về chi phí nhân công, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm, các điều kiện kinh tế... Mặt khác, thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sợi và dệt vải trong Hệ thống dữ
liệu của các tổ chức nêu trên là kết quả kinh doanh tổng hợp từ nhiều hoạt động sản
xuất kinh doanh khác nhau (không tách riêng kết quả hoạt động sản xuất sợi và kết
quả hoạt động dệt vải). Do vậy, tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh
thu thuần của các doanh nghiệp nước ngoài nêu trên không tương đồng với tỷ suất
thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần đối với hoạt động sản xuất
sợi và hoạt động dệt vải của Công ty HL Việt Nam.

190
Cơ quan thuế đã tổ chức thu thập thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2009 đối với gần 1000
doanh nghiệp trong ngành dệt may trên Hệ thống thông tin dữ liệu của ngành thuế,
Hiệp hội ngành dệt may Việt Nam và từ nhiều nguồn thông tin khác. Trên cơ sở rà
soát, loại trừ các doanh nghiệp liên kết và các doanh nghiệp không có hoạt động sản
xuất sợi và hoạt động dệt vải; đồng thời cơ quan thuế đã phối hợp với 30 Cục Thuế
địa phương để thu thập thông tin của các doanh nghiệp độc lập có chức năng tương
đồng với chức năng hoạt động của Công ty HL Việt Nam thuộc lĩnh vực hoạt động
sản xuất sợi và dệt vải và tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh
thu thuần đối với từng hoạt động (sản xuất sợi, dệt vải) của các doanh nghiệp độc
lập này. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế
TNDN trên doanh thu thuần phù hợp nhất đối với Công ty HL Việt Nam.

Từ kết quả xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu
thuần phù hợp nhất đối với hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải của Công ty
HL Việt Nam nêu trên, cơ quan thuế sẽ ấn định thu nhập thuần trước thuế TNDN
(không bao gồm hoạt động tài chính và hoạt động khác) đối với hoạt động sản xuất
sợi và dệt vải của Công ty HL Việt Nam.

4.3. Kết quả thanh tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải
nộp NSNN

Từ kết quả xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp
trên tổng doanh thu thuần từ hoạt động SXKD chính của Công ty HL Việt Nam nêu
trên, cơ quan thuế đã ấn định thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với hoạt động SXKD chính của Công ty. Kết quả như sau:

- Giảm toàn bộ số lỗ phát sinh từ năm 2006 đến năm 2009 là 37.778.192
USD (621.204.389.840 đồng);

- Bù đắp toàn bộ số lỗ phát sinh trước năm 2006 chuyển vào giai đoạn từ
năm 2006 đến năm 2009 là: 10.611.003,81 USD (182.927.837.005 đồng);

191
- Tăng thu nhập tính thuế TNDN phát sinh từ năm 2006 đến năm 2009 là
14.652.054,30 USD (244.155.328.756 đồng), tăng số thuế TNDN phát sinh phải
nộp từ năm 2006 đến năm 2009 là 2.387.975 USD (40.035.080.713 đồng);

- Giảm toàn bộ số lỗ được chuyển vào năm 2010 là 8.042.741,75 USD


(152.265.186.811 đồng), tăng số thuế TNDN năm 2010 phát sinh phải nộp là
38.066.296.703 đồng;

- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phát hiện sau khi điều chỉnh về giá
chuyển nhượng là 78.101.377.416 đồng, cụ thể:

+ Năm 2006: 10.058.627.032 đồng;

+ Năm 2007: 7.656.002.256 đồng;

+ Năm 2008: 13.790.997.926 đồng;

+ Năm 2009: 8.529.453.499 đồng;

+ Năm 2010: 38.066.296.703 đồng;

Tuy nhiên, cơ quan thuế không xử lý truy thu về thuế đối với số thuế thu
nhập doanh nghiệp phát sinh tăng thêm phải nộp trong năm 2006 là 10.058.627.032
đồng do đã quá thời hiệu xử lý về thuế theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

Do đó, số thuế TNDN phát hiện tăng thêm là 68.042.750.384 đồng, cụ thể:

Năm 2007:7.656.002.256

Năm 2008:13.790.997.926

Năm 2009:8.529.453.499

Năm 2010:38.066.296.703

192
Phụ lục IV
TÓM TẮT CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI4

1. Quy định của Đức

- Quốc hội: i) Đạo luật thuế nước ngoài (Mục 1): Nguyên tắc chung về giá giao
Quy định của
dịch độc lập; ii) Mục 8 khoản 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phân bổ lợi
Pháp luật liên
tức ẩn
quan đến
iii) Luật Tài chính (hiệu lực 1/2003), mục 90: Yêu cầu về tài liệu. iv)Nghị định
kiểm soát
về Thuế Doanh nghiệp (Mục 36a): Góp vốn ẩn.
chuyển giá
- Bộ Tài chính: i) Thông tư Phân bổ chi phí (30/12/1999): các nguyên tắc rà
soát về xác định thu nhập thông qua phân bổ chi phí giữa các công ty liên kết
quốc tế. ii) Thông tư về cơ sở thường trú (21/12/1999): Các nguyên tắc quản lý
liên quan đến kiểm tra phân bổ thu nhập trong trường hợp cơ sở thường trú của
các doanh nghiệp hoạt động quốc tế. iii) Thông tư (9/11/2001): Các nguyên tắc
kiểm tra việc phân bổ chi phí giữa các doanh nghiệp liên kết quốc tế đối với việc
biệt phái nhân viên làm việc tại nước ngoài.
- Các phương pháp được ưu tiên: i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do,
Các
ii) phương pháp dựa vào giá bán ra, iii) phương pháp cộng chi phí vào giá vốn.
phương pháp
- Phương pháp phân chia lợi nhuận (profit split) là phương pháp cuối cùng trong
định giá
thứ tự ưu tiên sử dụng. Cơ quan thuế Đức thường coi phương pháp này là không
chuyển giao
cần thiết.
- Các phương pháp dựa trên lợi nhuận thường không được cơ quan thuế Đức áp
dụng.- Theo luật của Đức, trong một số trường hợp cụ thể, việc kết hợp hai
phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và phương pháp dựa vào giá bán ra đối
với một nhà phân phối có thể được áp dụng.
i) Khi nộp tờ khai thuế: Không có yêu cầu
Yêu cầu
ii) Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
về tài liệu
- ĐTNT chuẩn bị tài liệu về giao dịch giữa các bên liên quan và cơ sở kinh tế và
liên quan
pháp lý khi định giá giao dịch (tài liệu bằng văn bản về dữ liệu so sánh và các
thông tin liên quan để xác định tính chất giá giao dịch độc lập của giá chuyển
nhượng; các thức xác định giá.
- Tài liệu phải được chuẩn bị đồng thời khi phát sinh giao dịch. Xuất trình trong
vòng 60 ngày kể từ khi cơ quan thuế yêu cầu.
Trong trường hợp có điều chỉnh thu nhập, khoản phạt sẽ từ 10-20% số thu nhập
Hình thức điều chỉnh.
phạt Trong trường hợp xuất trình tài liệu muộn, cơ quan thuế có quyền phạt đến
khi phát hiện 2.000.000 Euro.
doanh nghiệp Các khoản phạt lãi tính trên số thuế phải nộp (6%/năm và không được khấu trừ
chuyển giá chi phí khi tính thuế)
Biện pháp
Thực hiện phương thức APA
khác

4
. Tổng hợp của NCS từ nhiều nguồn tài liệu.

193
2. Quy định của Pháp

Quy định của


Pháp luật liên
quan đến Quốc hội:
kiểm soát
- Luật quản lý thuế (Điều 57; Điều L13B và L188A).
chuyển giá

Các phương - Ưu tiên các phương pháp dựa trên giao dịch: i) Phương pháp so sánh
pháp định giá giá trị trường tự do, ii) phương pháp dựa vào giá bán ra giá bán ra, iii)
chuyển giao phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, iv)phương pháp phân chia lợi
nhuận.

Yêu cầu 1. Khi nộp tờ khai:


về tài liệu - Không có yêu cầu cụ thể. Chỉ yêu cầu báo cáo hàng năm nếu thực
liên quan hiện theo thoả thuận APA.
2. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
- Tài liệu để ĐTNT chứng minh trong quá trình thanh tra, gồm bước
đầu tiên khi tiến hành thanh tra chuyển giá là gửi bảng câu hỏi têu cầu
ĐTNT trả lời:
- Thông tin của tập đoàn về mạng lưới sản xuất và phân phối trên thế
giới;
- Thông tin về kinh doanh, bao gồm chi tiết về giá vốn hàng bán và chi
phí marketing;
- Phân tích chức năng và rủi ro của tập đoàn;
- Giải thích về phương pháp giá chuyển nhượng;
- Bản sao thoả thuận APA ở nước ngoài (nếu có);
- Chi tiết tỷ suất lợi nhuận theo từng dòng sản phẩm;
- Giá bán giữa các công ty trong tập đoàn ở nước ngoài (trong một số
trường hợp), nếu ĐTNT không cung cấp thì trao đổi thông tin với Cơ
quan thuế nước ngoài.

- Có các khoản phạt nếu DTNT không xuất trình được các chứng từ
được yêu cầu.
Hình thức
phạt khi phát - Phạt thêm một khoản bằng 40% số thuế phải nộp bổ sung trong
hiện doanh trường hợp DTNT có hành vi cố ý tránh thuế.
nghiệp - Phạt thêm một khoản bằng 80% số thuế trong trường hợp DTNT có
chuyển giá
hành vi gian lận thuế.
Các biện - Qui định về thoả thuận trước về giá (APA) được áp dụng từ 9/1999
pháp quản lý trên cơ sở song phương với các nước ký hiệp định tránh đánh thuế hai
khác lần có điều khoản về thủ tục thoả thuận song phương.

194
3. Quy định của Hà Lan

Quy định của


Pháp luật liên Quốc hội Hà Lan:
quan đến - Luật thuế thu nhập (Điều 3.8 và 3.25).
kiểm soát - Luật thuế thu nhập công ty (Điều 8 và 8b)
chuyển giá
Chính phủ:
- Nghị định số IFZ2001/292M, IFZ2001/295M ngày 30/3/2001

- Về nguyên tắc, ĐTNT được tự do chọn bất kỳ phương pháp


Các phương
pháp định giá chuyển giá nào của OECD nếu phương pháp lựa chọn dẫn đến kết
chuyển giao quả giá giao dịch độc lập đối với giao dịch đó và phải chứng minh
phương pháp lựa chọn.
- Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các
phương pháp dựa trên lợi nhuận.

1. Khi nộp tờ khai: Không có qui định cụ thể.


Yêu cầu về
tài liệu liên 2. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
quan - ĐTNT phải chứng minh giá chuyển nhượng là giá theo nguyên
tắc giao dịch độc lập.
- Các tài liệu đề xuất bao gồm:
+ Miêu tả giao dịch và sản phẩm;
+ Miêu tả về các chức năng thực hiện, rủi ro giả định và tài sản sở
hữu;
+ Các tổ chức và nước liên quan, cơ cấu tổ chức trên thế giới;
+ Phương pháp tính giá chuyển nhượng, bao gồm các thông tin có
thể so sánh được và thông tin tài chính;
+ Tình hình thị trường
- ĐTNT không cung cấp được tài liệu sẽ có nghĩa vụ chứng minh
trường hợp định giá chuyển nhượng đó.

Hình thức Khoản phạt có thể lên đến 100% số thuế bị truy thu nếu đối tượng
phạt khi phát nộp thuế cố ý gian lận.
hiện doanh
nghiệp chuyển
giá
Các biện pháp Qui định về thoả thuận trước về giá (APA) được áp dụng từ 9/1999
quản lý khác trên cơ sở song phương với các nước ký hiệp định tránh đánh thuế
hai lần có điều khoản về thủ tục thoả thuận song phương.

195
4. Quy định của Thụy Điển

Quy định của


Pháp luật - Quốc hội Thụy điển
liên quan đến - Mục 14:19 và 14:20 của Luật thuế Thu nhập
kiểm soát
chuyển giá

- Theo hướng dẫn của OECD


Các phương
pháp định giá - Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các
chuyển giao phương pháp dựa trên lợi nhuận.

Yêu cầu tài


liệu liên quan 1. Khi nộp tờ khai: Không có qui định cụ thể
2. Khi thanh tra: Dựa trên hướng dẫn của OECD, bao gồm:
- Miêu tả cơ sở pháp lý và hoạt động về tổ chức và kinh doanh
- Miêu tả loại và quy mô của giao dịch
- Giá chuyển nhượng được xác định như thế nào
- Chứng minh là giá chuyển nhượng là giá giửa các bên giao dịch
độc lập.
- Phân tích chức năng; Phân tích kinh tế của các bên liên kết
- Chuẩn bị sẵn để có thể cung cấp tài liệu mới nhất về giá chuyển
nhương sau khi nộp tờ khai thuế.

Hình thức
phạt khi phát Không qui định riêng đối với hành vi chuyển giá, áp dụng qui
hiện DN định phạt chung.
chuyển giá

Không có qui định về thỏa thuận định giá trước (APA) chính
Các biện pháp thức. Tuy nhiên, một số thỏa thuận APA không chính thức đã
quản lý khác được thực hiện với Cơ quan Thuế Thụy Điển.

196
5. Quy định của Nga

Quy định của Quôc hội (DUMA) quốc gia:


Pháp luật liên - Bộ Luật thuế Nga (Điều 20, Điều 40, Phần 1)
quan đến
kiểm soát
chuyển giá

Các phương - Phương pháp ưu tiên sử dụng là phương pháp so sánh thị
pháp định giá trường tự do.
chuyển giao - Các phương pháp dựa vào giá bán ra và Phương pháp cộng chi
phí vào giá vốn vẫn được sử dụng.

Yêu cầu về Khi nộp tờ khai thuế:


tài liệu - Chưa có quy định cụ thể
liên quan
Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
- Hiện nay chưa có quy định cụ thể về tài liệu cung cấp
- Tuy nhiên khi DUMA quốc gia thông qua Luật sửa đổi nêu
trên, ĐTNT sẽ có trách nhiệm cung cấp rất nhiều tài liệu.

Hình thức Không qui định riêng đối với hành vi chuyển giá, áp dụng các
phạt khi phát qui định phạt vi phạm thuế chung.
hiện DN
chuyển giá

Các biện pháp Không thực hiện APA


quản lý khác

197
6. Quy định của Bỉ

Quốc hội Bỉ:

Quy định của - Luật quản lý thuế (Nguyên tắc về giá giao dịch độc lập)
Pháp luật liên - Luật thuế thu nhập (Điều 26,49,54,55,79,297,344 và 345)
quan đến kiểm Chính phủ và Cơ quan thuế Trung ương:
soát chuyển giá
- Nghị định của Hoàng Gia và Thông tư Hướng dẫn Quản lý thuế
đối với định giá chuyển giao trong quan hệ liên kết.

Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các
Các phương phương pháp dựa trên lợi nhuận, nhưng đối tượng nộp thuế về
pháp định giá nguyên tắc được tự do chọn bất kỳ phương pháp chuyển giá nào
chuyển giao của OCED. ĐTNT không buộc phải sử dụng nhiều phương pháp
nhưng phải giải thích lý do về quyết định áp dụng một phương
pháp cụ thể
1. Khi nộp tờ khai: Không có quy định cụ thể.
2. Khi thanh tra, Khuyến nghị cung cấp các tài liệu:
- Hoạt động của tập đoàn (bao gồm khả năng cạnh tranh, mức độ
thị trường, điều kiện kinh tế, chiến lược kinh doanh,...)
Yêu cầu về - Xác định và tính chất của các giao dịch liên kết và mối quan hệ
tài liệu liên hợp đồng giữa các bên liên kết;
quan - Phân tích chức năng (bao gồm tổng quan về chức năng; rủi ro
và tài sản vô hình)
- Phương pháp định giá chuyển giao và phân tích kinh tế
- Chứng từ phải thể hiện được giá của ĐTNT tuân thủ nguyên tắc
giá độc lập nhằm tránh không phải tiến hành thanh tra về chuyên
sâu.
- Khoản phạt từ 0% - 100% số thuế truy thu, mức phạt cụ thể phụ
Hình thức phạt thuộc vào mức độ cố ý chuyển giá tránh thuế hoặc mức độ vi
khi phát hiện phạm của công ty.
doanh nghiệp
chuyển giá - Ngoài ra, công ty phải nộp lãi chậm nộp thuế đối với số thuế bị
truy thu.

Các biện pháp Thực hiện phương thức APA.


quản lý khác

198
7. Quy định của Canada

Quy định của Quốc hội Canada:


Pháp luật liên - Luật thuế thu nhập Canada (Phần 247)
quan đến kiểm
soát chuyển giá Bộ Tài chính: Thông thư số 87-2R (ban hành ngày 27/9/1999)
- Thứ tự ưu tiên các phương pháp như sau:
Các phương i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do, ii) phương pháp
pháp định giá dựa vào giá bán ra, iii) phương pháp cộng chi phí vào giá vốn,
chuyển giao iv) phương pháp phân chia lợi nhuận, v) phương pháp lợi tức
thuần từ giao dịch.
- Canada không cho phép áp dụng phương pháp so sánh lợi tức.

Khi nộp tờ khai thuế:


Yêu cầu về tài - Mẫu tờ khai thuế thu nhập mẫu T106, ĐTNT phải kê khai
liệu liên quan thêm 2 nội dung:
i) ĐTNT có lưu giữ các tài liệu yêu cầu phải xuất trình khi bị
thanh tra về giá chuyển nhượng hay không?
ii) Các phương pháp xác định giá chuyển nhượng sử dụng trong
kỳ báo cáo này có thay đổi gì so với kỳ báo cáo trước hay
không?
Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
- Theo Danh mục PATA

Hình thức phạt Trong trường hợp có điều chỉnh thu nhập, khoản phạt sẽ là 10%
khi phát hiện số thu nhập điều chỉnh cộng thêm lãi tính theo số năm phải điều
DN chuyển giá chỉnh về trước.

Các Thỏa thuận định giá trước (APA)


biện pháp khác

199
8. Quy định của Nhật Bản

Quy định của Quốc hội Nhật Bản:


Pháp luật liên
quan đến kiểm - Luật Các biện pháp đánh thuế đặc biệt (Điều 66-4)
soát chuyển giá Cơ quan quản lý thuế quốc gia:
- Quy định cưỡng chế STML-39-12
- Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý giá chuyển giao, mục
STML 66-44-(1) đến 66-4-(7)-2.
- Quy định cưỡng chế thuế 22-10
- Hướng dẫn quản lý thuế đối với hoạt động định giá chuyển giao
nội bộ, ban hành ngày 01/06/2001
Các phương - Phương pháp so sánh giá thị trường tự do
pháp định giá
chuyển giao - Phương pháp dựa vào giá bán ra
Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn
- Ngoài ra có một số trường hợp sẽ xem xét để áp dụng thêm
phương pháp Phân chia lợi nhuận
Yêu cầu về tài Khi nộp tờ khai thuế:
liệu liên quan
- Bản kê khai chi tiết về các tổ chức, cá nhân liên kết và các giao
dịch của ĐTNT với các tổ chức, cá nhân đó.
Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu khi cơ quan thực hiện việc thanh
tra yêu cầu.

Hình thức phạt Không quy định riêng đối với hành vi chuyển giá, chỉ áp dụng
khi phát hiện các quy định phạt vi phạm thuế nói chung.
DN chuyển giá
Các Thực hiện phương thức APA
biện pháp khác

200
9. Quy định của Úc

Quy định của Quốc hội Úc:


Pháp luật liên
quan đến kiểm - Luật tính thuế thu nhập (Khoản 13 Phần III)
soát chuyển giá Tổng cục Thuế:
- Các Hướng dẫn số TR92/11; TR94/14; TR95/23; TR97/20;
TR98/11; TR98/16; TR1999/1; TR1999/8; TR1999/D16-95;
TR2000/16; TR2000/D15; TR2001/D6; TR2001/11; và
TR2002/2
Các phương Phương pháp So sánh giá thị trường tự do (CUP), phương pháp
pháp định giá dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn,
chuyển giao phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuần từ
giao dịch.
Yêu cầu về tài Khi nộp tờ khai thuế:
liệu liên quan
- Kê khai thêm các loại giao dịch, giá trị giao dịch, nước cư trú
của tổ chức, cá nhân liên kết, các chứng từ sổ sách phải lưu trữ
và các phương pháp xác định giá chuyển nhượng sử dụng theo
quy định tại điều 25 A.
Khi thanh tra về giá chuyển nhượng:
- Theo Danh mục PATA

Hình thức phạt Phạt thêm 50% số thuế gian lận qua giá chuyển nhượng nếu
khi phát hiện ĐTNT cố tình xác định giá chuyển nhượng với bên liên kết để
DN chuyển giá không phải nộp thuế; thêm 25% số thuế bị truy thu nếu ĐTNT có
giải trình hợp lý cách thức xác định giá chuyển giao với bên liên
kết;
Phạt thêm 25% số thuế gian lận qua giá chuyển nhượng trong các
trường hợp khác; thêm 10% nếu ĐTNT có giải trình hợp lý được
cách thực xác định giá chuyển nhượng với bên liên kết.

Các Thỏa thuận định giá trước (APA)


biện pháp khác

201
Phụ lục V

QUẢNG CÁO DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY


KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

1. Quảng cáo của Ernst & Young: Chuyển giá và quản lý thuế hiệu quả theo
chuỗi cung ứng (Transfer Pricing and Tax Effective Supply Chain Management)5

Chúng tôi công ty kiểm toán Ernst & Young mang lại cho bạn một cái nhìn
toàn cầu dựa trên kinh nghiệm lâu dài của chúng tôi về những gì thực sự làm trong
chuyển giá và hiệu quả quản lý thuế theo chuỗi cung ứng (TESCM).

Đội TESCM đa ngành của chúng tôi làm việc với bạn về thiết kế chuỗi
cung ứng, tái cơ cấu kinh doanh để giúp định giá chuyển giao tối ưu, các nghiệp
vụ về thuế trực tiếp và gián tiếp, hải quan, kế toán.Chúng tôi có thể giúp bạn xây
dựng và thực hiện các cấu trúc có ý nghĩa cho doanh nghiệp của bạn, cải thiện quy
trình và quản lý chi phí thương mại… Các chuyên gia định giá chuyển nhượng của
chúng tôi giúp bạn xem xét, tài liệu, quản lý và bảo vệ chính sách chuyển giá và
các quy trình - xếp chúng với chiến lược kinh doanh của bạn. Nhân tài của chúng
tôi làm việc với bạn để xây dựng các chiến lược chủ động, thực dụng và tích hợp
để giải quyết các rủi ro về thuế của các doanh nghiệp hiện nay và giúp doanh
nghiệp của bạn đạt được tiềm năng của nó.

2. Quảng cáo của công ty kiểm toán KPMG tại Việt Nam6

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyển giá: Dịch vụ Chuyển giá giúp cho các tổ
chức quản lý các rủi ro về chuyển giá của họ, thực hiện việc tuân thủ chính sách,
pháp luật và thiết kế các chính sách hiệu quả về chuyển giá.

Vì sao dịch vụ tư vấn Chuyển giá lại quan trọng? Cùng với việc các công ty
đa quốc gia tìm cách cạnh tranh hiệu quả trong thị trường toàn cầu, các giao dịch
xuyên quốc gia giữa các công ty liên quan ngày càng tăng về cả số lượng và độ
phức tạp.

. Nguồn:
5
http://www.ey.com/UK/en/Services/Tax/Transfer-pricing-and-tax-
effective-supply-chain-management
6
. Nguồn:http://www.kpmg.com/vn/vi/services/tax/pages/dichvuchuyengia.aspx

202
Trước xu hướng này, các cơ quan thuế trên khắp thế giới đang ngày càng trở
nên nhạy cảm với các cách thức mà hoạt động chuyển giá ảnh hưởng đến số thu
thuế trong phạm vi từng quốc gia. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang ứng phó
bằng cách tăng cường hệ thống luật pháp, triển khai các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về
hồ sơ thuế, và áp dụng các hình thức phạt đối với vi phạm.

Vì sao nên chọn KPMG làm đơn vị tư vấn? Việc bố trí các chuyên gia
chuyên trách về chuyển giá theo hướng tập trung vào từng ngành và phương pháp
tiếp cận đa ngành cho phép chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng các chiến
lược chuyển giá hiệu quả và bảo đảm tính tuân thủ.

Chúng tôi cho rằng, đầu tiên và trước hết, bất kỳ hoạt động chuyển giá nào
cũng đều phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc vững chắc và có thể bảo vệ
được. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tận dụng một phương pháp tiếp cận có tham vấn, tức là
chúng tôi luôn xem xét các mục tiêu kinh doanh, yêu cầu hoạt động và thực tiễn
hoạt động của khách hàng. Chúng tôi tạo ra hiệu quả về thuế và giảm nhẹ rủi ro về
các thách thức tiềm tàng xuất phát từ các cơ quan thuế.

Nhóm Dịch vụ Chuyển giá Toàn cầu của KPMG có kinh nghiệm hợp tác với
khách hàng trong suốt quá trình chuyển giá. Chúng tôi có thể tận dụng được kinh
nghiệm tổng hợp của mạng lưới chuyên gia Chuyển giá Toàn cầu bao gồm trên
1.400 chuyên gia tại tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu trên toàn cầu.

KPMG có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào? Nhóm dịch vụ Chuyển giá của
chúng tôi bao gồm các dịch vụ sau:

 Rà soát đánh giá rủi ro

 Dịch vụ lập hồ sơ và tuân thủ

 Dịch vụ bảo vệ hồ sơ trước thanh tra thuế

 Thỏa thuận xác định giá trước

 Các thủ tục của cơ quan có thẩm quyền

 Lập kế hoạch chuyển giá

 Rà soát đặc biệt

 Phân tích chuỗi cung ứng.

203
Phụ lục VI

“THIÊN ĐƯỜNG THUẾ” VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ,


BANG (thuộc quốc gia) “THIÊN ĐƯỜNG THUẾ” 7

1. Thiên đường Thuế

Thiên đường thuế (Tax haven - nơi ẩn trú thuế) hoặc ốc đảo thuế là quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu nhập
hoặc tài sản và do đó trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế cho các cá nhân cư trú
hoặc cho doanh nghiệp làm trụ sở.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng
trong việc xem xét liệu một khu vực là một thiên đường thuế:

i) không đánh thuế hoặc thuế gần như bằng không. Thiên đường thuế biến nó
thành nơi để những người không cư trú ở đó tránh khỏi phải đóng thuế cao ở nơi họ
ở hay kinh doanh.

ii) Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Thiên đường thuế thường có luật hoặc
thủ tục hành chính, theo đó các doanh nghiệp và các cá nhân có thể hưởng lợi từ các
quy định chặt chẽ và các bảo vệ khác chống lại sự giám sát của cơ quan thuế vụ
nước ngoài. Điều này ngăn cản sự truyền thông tin về người nộp thuế đang được
hưởng lợi từ khu vực thuế thấp.

iii) Thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các quy
định pháp lý, luật pháp hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi
ẩn trú thuế. OECD cho là, luật phải được áp dụng một cách công khai và nhất quán,
và phải có những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế vụ nước ngoài để xác định tình

7
. Nguồn: Theo Ngô Thị Ngọc Huyền, Wikipedia, Newsweek và Citizens for Tax
Justice.

204
trạng của người nộp thuế. Thiếu minh bạch trong một nước có thể làm cho các cơ
quan thuế vụ khác gặp khó khăn hoặc không thể áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.

2. Singapore:

Đảo quốc sư tử đang được xem là một “ứng cử viên” thay thế cho Thụy Sỹ
một khi “pháo đài bí mật” trong các nhà băng Thụy Sỹ bị phá vỡ. Tại Singapore,
thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5% đối với các công ty có mức lợi nhuận dưới
300.000 SGD/năm và 17% cho mức lợi nhuận cao hơn.

3. Bahamas:

Là nước quân chủ lập hiến thuộc quyền của nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ
nhị, nằm ở châu Mỹ, phía Đông Nam của Hoa Kỳ, gần bang Florida. Đất nước
Bahamas gồm có gần 3.000 đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 350.000 người
(2011),thu nhập trên đầu người khoảng 23.000USD. Nơi đây có mức thuế cạnh
tranh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế vốn, thuế tài sản, thuế VAT tất cả bằng 0%.
Với chính sách này đã thu hút hàng vạn doanh nghiệp từ Mexico, Hoa Kỳ, châu
Âu… đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính Phủ Bahamas thu chủ yếu: thuế
nhập khẩu, lệ phí thành lập công ty; phí xác nhận đóng thuế và xác nhận tài sản…
hàng năm nguồn thu này chiếm trên 17 % GDP của nước này. Bahamas trở thành
một trong những nước giàu có ở lục địa châu Mỹ một phần nhờ chính sách thuế cởi
mở.

4. The British Virgin Islands

Là lãnh thổ độc lập nhưng thuộc quyền quản lý của Vương Quốc Anh nằm ở
2
Châu Mỹ gần Puerto Rico với diện tích khoảng 153 km với dân số 27.800 người,
thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 43.566 USD (Số liệu 2012). Đây là
lãnh thổ có mức thuế ưu đãi: thuế doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tài sản, thuế vốn
đều bằng 0. Doanh thu của quốc gia này phần lớn tạo ra bởi việc đăng ký công ty
nước ngoài, xác nhận tài sản, vốn đầu tư, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Thủ tục
thành lập công ty dễ dàng, từ khoảng 2-3 ngày, lệ phí thành lập chỉ khoảng 350
USD, lệ phí duy trì hàng năm là số tiền tương tự. Nguồn thu từ việc cấp phép thành

205
lập và chi phí duy trì công ty chiếm hơn một nửa GDP của BVI. Theo số liệu
thống kê chính thức ngày 30.6.2012, ước tính khoảng 950.000 công ty quốc tế đến
đây đăng ký thành lập doanh nghiệp (Bình quân mỗi người dân lãnh thổ này có 34
doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập). British Virgin Islands cũng là nước lớn
thứ hai đối với sự hình thành của các quỹ đầu tư ra nước ngoài (sau quần đảo
Cayman) 2.422 Quỹ mở được cấp phép tại thời điểm ngày 30.6.2012. Năm 2000, báo
cáo của KPMG về khu vực pháp lý ở nước ngoài cho chính phủ Anh nêu hơn 41%
các công ty ở nước ngoài của thế giới, đã được hình thành ở British Virgin Islands.

5. Đảo Cayman

Đây là quốc đảo nhỏ, chỉ có 56.000 dân nhưng lại có đến 9.438 quỹ đầu tư
(tính đến đầu năm 2013) và được xem là trung tâm tài chính lớn thứ 5 trên thế
giới. Bí quyết của hòn đảo này trong thu hút các công ty và cá nhân tới đăng ký
kinh doanh và mở tài khoản là: tất cả các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp đều
bằng 0 và chế độ bảo mật tuyệt đối.

6. Bang Delaware (Hoa Kỳ)

Bang Delaware được xem là một “thiên đường thuế” đối với các doanh
nghiệp ngay trên đất Mỹ, vì tại đây không tính thuế trên hàng hóa và dịch vụ. Gần
nửa công ty đại chúng của Mỹ có đăng ký tại Delaware. Ngoài ra, Delaware là nơi
đăng ký kinh doanh của khoảng 50% tập đoàn lớn nhất thế giới. Ở đây, người ta
chỉ mất khoảng 1 tiếng để đăng ký mở công ty. Năm 2011, 133.297 doanh nghiệp
mới mở ở đây. Số lượng doanh nghiệp đăng ký trụ sở ở Delaware thậm chí còn
nhiều hơn so với số dân bang Delaware. Hiện có 945.326 doanh nghiệp đóng trụ
sở ở Delaware, trong khi tổng số dân của bang là 897.934.

Doanh nghiệp cũng dễ dàng được giảm thuế nếu đăng ký kinh doanh tại
Delaware. Thủ thuật né thuế này được biết đến với tên gọi “Delaware loophole”.
Trong thập kỷ qua, chiến lược né thuế khi lập trụ sở chính của công ty tại Bang
Delaware đã giúp các công ty giảm được 9,5 tỷ USD mà lẽ ra họ phải nộp.

206

You might also like