You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 6( LẦN 1)

Đề 1: Miêu tả cây mai ngày Tết


Đề 2: Miêu tả giờ ra chơi
Đề 3: Miêu tả cơn mưa
*Gợi ý làm bài
1. Đề 1: Miêu tả cây mai ngày Tết

a)Mở bài: Giới thiệu về cây mai trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Ví dụ: Mỗi dịp Tết đến xuân về ngoài những cành đào hồng thắm, ngoài những cây quất sai trĩu
quả thì ta còn biết đến hình ảnh những cây mai vàng mang lại sự sang trọng sung túc cho một
năm. Cây mai có ý nghĩa biểu tượng rất lớn chính vì thế mà những gia đình có điều kiện hay có
thú chơi cây ngày tết thường rất quan tâm đến mai và không thể thiếu nó trong ngày tết ấy.
b)Thân bài: Miêu tả cây mai:
-Tả khái quát: Hình dáng, độ cao của cây, màu sắc của cây khi nhìn tổng thể…
-Tả chi tiết:
+Thân cây: màu nâu đen, đường kính cây, đặc điểm của thân…
+Cành cây mai:nhỏ, mảnh, màu sắc…
+Lá: hình dáng của lá, màu sắc… đặc điểm của lá khi mùa xuân đến rụng hết hoặc bị cắt
đi cho cây ra hoa…
+Hoa mai: vàng rực rỡ,đặc điểm cánh hoa
- Ý nghĩa cây mai trong ngày tết: Theo phong tục của người miền Nam chưng hoa mai để cầu
mong sự may mắn , thịnh vượng, hạnh phúc
c) Kết bài: Cảm nhận chung về hình ảnh cây mai và vẻ đẹp của nó trong ngày Tết và tình cảm
của em.
Ví dụ: Hoa mai là loài hoa đẹp, mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp Tết đến, xuân về. Nhìn hoa
mai, lòng người náo nức niềm vui, niềm tin vào một năm mới với bao điều tốt đẹp đang chờ
phía trước. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam góp phần tô điểm cho sắc xuân
tuyệt vời của đất nước Việt Nam yêu dấu.
2. Đề 2: Miêu tả giờ ra chơi
a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến
trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang
mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường –
ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới
hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

b)Thân bài: Miêu tả quang cảnh và hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi theo trình tự thời
gian
 Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
-Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm
chúng nổi bật trên nền trời trong xanh.

-Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành.

-Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

 Sân trường vào giờ ra chơi.


-Tả hoạt động của học sinh.
+Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ.
+Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới.
+Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng
xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi.
+Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt
dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
+Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi
đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi
được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên.
+Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong
những cuốn sách lí thú và bổ ích.
- Tả hoạt động của thiên nhiên.
+Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang
qua cành cây, kẽ lá.
+Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ
để khoe sắc trước các cô cậu học trò.
+Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh.
+Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
 Sân trường sau giờ ra chơi
-Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.
-Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt.
-Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học
trò.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi.
VD: Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng
em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm
năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
3. Đề 3: Miêu tả cơn mưa rào

a)Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng: Cơn mưa rào
VD: Tuổi thơ tôi thật trọn vẹn với bảy sắc cầu vồng lấp lánh, với ánh nắng vàng rực rỡ, những
buổi bình minh và hoàng hôn bên lũy tre làng, và cả những cơn mưa rào bất chợt nữa. Tôi yêu
lắm những cơn mưa ấy.
b)Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh vật con người theo thời gian
 Trước cơn mưa
- Trời mùa hạ nóng nực như một lò nung khổng lồ. Ngoài đường, ai nấy đi đều trùm kín mít,
chỉ mong có được những chỗ râm, có một thứ gì làm dịu bớt đi cái nóng này.

- Ông mặt trời đang kiêu hãnh với ánh sáng chói chang bỗng bị che ất bởi những đám mây xám
xịt ùn ùn từ đâu kéo tới.

-Trong phút chốc, bầu trời chỉ là một màu xám xịt, tối sầm lại.

-Rồi những cơn giông kéo đến, rất nhanh.

- Những luồng gió mát lạnh mang theo hơi thở, mùi của đất, cát phả trực tiếp vào mặt những
người đi đường.

- Những người đi đường vội chạy đi tìm một chỗ trú.

- Quần áo, đồ đạc đang phơi vội vã được xu dọn vào trong nhà.

- Hạt mưa đầu tiên rơi xuống.

 Trong cơn mưa

- Thiên nhiên, cảnh vật:

+Những hạt mưa thi nhau nhảy xuống, nhẹ tâng, tiếp đất như những đứa bé tinh nghịch
đang chơi nhảy dù thật vui nhộn và đáng yêu quá.

+Những hạt mưa đầu tiên nhanh chóng bị mặt đất khô cằn, “đói khát” nuốt chửng không
một tung tích, chỉ còn lại một tiếng “xèo”.

+Những hạt mưa đan xen nhau, giăng mình thành một màn áo giáp bạc rất cứng rắn mà
không ai dám băng mình đến để vây phá. Tiếng mưa ào ào ngoài trời, lách tách trên lá, lộp bộp
trên mặt ao và ầm ầm trên mái phiên.

+Mặt đất ấy bấy lâu cạn kiệt, héo mòn nay đã được ngập tràn trong niềm vui, đón lấy sự
sống, đang cảm nhận từng thớ đất được hồi sinh một lần nữa.
+Những cành cây, lá cây không ngớt reo vui, hát ca trong gió. Nước mưa làm trôi đi lớp
áo bạc phếch vì bụi, cho những chiếc lá trở lại với màu xanh tươi mát.

+Ngoài ruộng, bên ao, tiếng những chú ếch nhái kêu không ngớt.

+Ngay cả những chú gà, chú chó đang trú trong chuồng cũng kêu lên như đang reo vui.

- Con người:

+Những đứa sợ bị ba mẹ mắng, ngồi sát ra bậc thềm, lấy tay hứng nước mưa. Chúng lại
đưa nước vào miệng để nếm thử mùi vị nước mưa.

+Lũ trẻ chúng tôi không ngại ngần ra chiến đấu với những giọt nước.

+Con đường rộng lớn, chỉ còn lũ chúng trẻ và mưa. Chúng gọi nhau, chúng cười đùa,
nhảy múa trong mưa. Tiếng mưa át hết tiếng chúng nhưng nghe có vẻ rất vui.

+Những người lớn đứng ở lán trú mưa, người lắc đầu, lo lắng; có người lại mỉm cười.

 Sau cơn mưa rào


- Cũng như khi đến, cơn mưa đi không báo trước. Những hạt nước biến mất không lời tạm biệt.

- Cây cối, mặt đất được sống lại một lần nữa.

- Khắp các ao hồ và sông một màu đỏ ngầu như vừa mới khóc do đất đỏ ở trên theo mưa trôi
xuống.

- Đàn gà lại theo mẹ ra vườn kiếm ăn, giầm lên những ngọn cỏ xanh mướt, còn ướt đẫm.

- Đường lại đông đúc trở lại. Mặt ai nấy không còn khó chịu nữa, đều dịu nhẹ và tươi cười.

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm bản thân

You might also like