You are on page 1of 5

Triết học mác-lênin

Họ tên:đinh xuân hoàng


Đề bài:hãy cho biết,khi giải quyết nội dung thứ hai của vấn đề
triết học,triết học mác-lênin thuộc trường phái nào? Hãy phân
tích các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức theo quan
điểm của triết học Mác – Lênin?
Trả lời:
Khi giải quyết vấn đề thứ hai của triết học,triết học mác-lênin
thuộc trường phái:
Chủ nghĩa duy vật thì cho rằng vật chất có trước, mang tính thứ
nhất,ý thức là cái có sau , mang tính thứ hai . Ý thức chỉ là sự
phản ánh thế giới vật chất và con người có thể nhận thức được
thế giới.Đồng thời khẳng định nguyên tắc trong thế giới khách
quan đó là không có cái gì là không thể biết mà chỉ có cái chưa
biết.
Chủ nghĩa duy tâm, mặc dù họ cũng thừa nhận khả năng nhận
thức thế giới song họ thần bí hoá, duy tâm hoá quá trình nhận
thức của con người. Họ cho rằng nhận thức là sự tự nhận thức,
tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà thôi.
Ngoài ra,việc giải quyết nội dung thứ hai cơ bản của triết học,đã
chia quan điểm nhận thức thành hai trường phái khả tri luận và
bất khả tri luận
- Khả tri luận: Phái bao hàm những quan điểm thừa nhận
khả năng nhận thức của con người.
- Bất khả tri luận: Phái bao hàm những quan điểm phủ
nhận khả năng nhận thức của con người.

1
Triết học mác-lênin

Họ tên:đinh xuân hoàng

Ngoài ra, để trả lời nội dung thứ hai còn có trường phái phủ
nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết
không thể biết. Theo đó, họ cho rằng con người không có khả
năng nhận biết được thế giới xung quanh hoặc chỉ nhận biết
được vẻ bên ngoài của thế giới mà thôi vì tính xác thực của hình
ảnh về đối tưọng mà các giáic quan của con người cung cấp
trong một quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực.
Chính quan niệm về tính tương đối như vậy đã dẫn đến sự ra
đời của trào lưu hoài nghi luận. Những người theo trào lưu này
nâng cao sự hoài nghi lên thành một nguyên tắc trong việc xem
xét các tri thức đã đạt được và cho rằng con người ko thể đạt
được chân lý kết quả.
Tóm lại, Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với
nhau, trong đó vấn đề cực kì quan trọng và là điểm xuất phát để
giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của
triết học. Đây là vấn đề mà mọi trường phái đều quan tâm giải
quyết. Vấn đề cơ bản của triết học là trả lời hai câu hỏi lớn: Vật
chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào? Và ý thức của con người có khả năng phản ánh
đúng đắn, chính xác, trung thực thế giới khách quan hay
không? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung
quanh mình được hay không? Viêc giải quyết các vấn đề cơ bản
cuả triết học có liên quan mật thiết đến sự hình thành và căn cứ
vào đó mà người ta phân biệt được các các trường phái triết học
và các học thuyết về nhận thức.

1
Triết học mác-lênin

Họ tên:đinh xuân hoàng

Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức theo quan
điểm của Mác-lênin là:
*Dựa vào trình độ thâm nhập bản chất đối tượng
- Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí
nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm là kết quả của nó, được
phân làm hai loại:
Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình
thành từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản
xuất. Tri thức này rất phong phú, nhờ có tri thức này con người
có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng
ngày.
Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự
khảo sát các thí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở
chỗ đây là cơ sở để hình thành nhận thức khoa học và lý luận.
Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập
vào nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức
kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và
khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và
phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý
luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản
ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng.

1
Triết học mác-lênin

Họ tên:đinh xuân hoàng


Do đó, tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác
hơn và có hệ thống hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn
nhận thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong
đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó
cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ
thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực
để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu
để tổng kết thành lý luận. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ
tổng kết kinh nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện một
cách tự phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó,
lý luận có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn
sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh
nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua
đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể,
riêng lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến.
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất
của sự vật
Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại
nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong
hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện
tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những
sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường
mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm
sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt
động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông
thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó
không thể chuyển thành nhận thức khoa học được.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một
cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất,

1
Triết học mác-lênin

Họ tên:đinh xuân hoàng


những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa
có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ
thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ
thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ
thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất
và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa
học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc
biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.
Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và
là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học.
Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác
động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho
nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa
học cho quá trình nhận thức thế giới của con người.

You might also like