You are on page 1of 10

Thực tập sinh: Nguyễn Vũ Thảo Vi

BÀI TÓM TẮT VỀ “CÁC CUỘC TẤN CÔNG TRÊN MẠNG VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN (SAI LỆCH) TRÊN MẠNG TRONG ĐẠI DỊCH
TOÀN CẦU”1

I. Giới thiệu 1
II. Các hoạt động trên mạng của quốc gia chống lại hệ thống chăm sóc sức khỏe
trong dịch bệnh 2
A. Vi phạm chủ quyền 2
B. Vi phạm quyền cấm can thiệp 3
C. Vi phạm quyền cấm sử dụng vũ lực 4
D. Vi phạm quyền con người 4
III. Thông tin sai lệch từ quốc gia trong dịch bệnh 5
A. Vi phạm quyền con người khi nhắm vào chính người dân trong nước 6
B. Vi phạm quyền con người khi nhắm vào cá nhân của các quốc gia khác 6
C. Vi phạm luật quốc tế khi nhắm vào các quốc gia khác 6
IV. Nghĩa vụ của quốc gia liên quan tới các hoạt động trên mạng và thông tin sai
lệch của chủ thể phi quốc gia và quốc gia thứ ba trong dịch bệnh 7
A. Nghĩa vụ chủ động cẩn trọng thích đáng dưới luật nhân quyền để bảo vệ công
dân khỏi hành vi thiếu thiện chí từ các quốc gia và chủ thể phi quốc gia khác 7
B. Các ràng buộc theo luật nhân quyền khi chống lại các hoạt động trên mạng thiếu
thiện chí và thông tin sai lệch 8
C. Nghĩa vụ chủ động cẩn trọng thích đáng dưới luật quốc tế nói chung và luật
nhân quyền để ngăn cản hành vi thiếu thiện chí chống lại quốc gia khác 9
V. Kết luận 10

1 Milakovic. M & Schmitt, M. N. (27/05/2020). Cyber Attacks and Cyber (Mis)information Operations during a
Pandemic [Các cuộc tấn công trên mạng và thông tin (sai lệch) trên mạng trong đại dịch]. Journal of National
Security Law & Policy (sắp ra mắt).

1
I. Giới thiệu
Đi cùng với đại dịch toàn cầu COVID-19 là các hoạt động chống lại cơ sở vật
chất và năng lực của ngành y tế trên mạng; trực tiếp can thiệp với việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc, hậu cần, các nghiên cứu cần thiết và các hoạt động y tế công cộng trên
toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng còn đem lại bệnh dịch thông tin sai lệch trên mạng.
Sức mạnh của thông tin sai lệch và “tin giả” để phân cực xã hội và chính trị tiềm ẩn
nguy cơ gây ra hậu quả như thiệt hại nặng nề về mạng sống con người.
Tuy vậy, một số quốc gia lại tận dụng dịch bệnh để tìm kiếm lợi thế trong không
gian mạng. Các nguồn thông tin trên mạng đang bị vũ khí hóa nhằm mục đích chính
trị. Bài viết sẽ chỉ ra các nghĩa vụ của quốc gia dưới luật quốc tế nói chung và luật
nhân quyền liên quan tới các hoạt động và thông tin sai lệch được thực hiện bởi các
quốc gia và các chủ thể phi quốc gia trong đại dịch.
II. Các hoạt động trên mạng của quốc gia chống lại hệ thống chăm sóc sức khỏe
trong dịch bệnh
Bước đầu tiên trong quá trình phân tích các hoạt động này là phải xác định được
đối tượng đã thực hiện hành vi đó trên không gian mạng. Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm
cho hành vi đó khi thỏa mãn hai điều kiện: (i) hành vi đó được quy cho quốc gia và (ii)
hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đó. 2 Tuy nhiên các quốc gia thường sử
dụng các nhóm đối tượng phi quốc gia như tổ chức khủng bố, tổ chức tư nhân… để
thực hiện các hoạt động này. Hành vi của nhóm chủ thể này có thể được quy cho quốc
gia khi đang hoạt động “dưới sự hướng dẫn, chỉ dẫn hoặc điều khiển của Quốc gia”. 3
Các hoạt động trên mạng của quốc gia trong đại dịch có thể vi phạm các nguyên tắc
sau theo luật quốc tế: (1) chủ quyền; (2) nguyên tắc cấm can thiệp, (3) cấm sử dụng vũ
khí và (4) quyền được sống và sức khỏe của con người.
A. Vi phạm chủ quyền
Chủ quyền của một quốc gia có thể bị vi phạm bởi hoạt động trên mạng của quốc
gia khác theo hai cách: (i) gây ra ảnh hưởng trên lãnh thổ của quốc gia ban đầu hoặc
(ii) can thiệp vào chức năng vốn có của chính phủ quốc gia ban đầu kể cả khi không có
ảnh hưởng tới lãnh thổ.4

2 Các điều khoản về trách nhiệm của quốc gia cho hành vi sai phạm quốc tế (ARSIWA), điều 2.
3 Báo cáo của Ủy ban Luật quốc tế trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, điều 8, UN.GAOR, phiên họp thứ 56,
U.N.Doc. A/56/10 (2001).
4 Tallinn Manual 2.0 on the International Law Applicable to Cyber Operations, quy định 4 và bình luận đi kèm.
2
Chủ quyền quốc gia bị vi phạm khi hành động trên mạng ảnh hưởng tới tài sản
hoặc gây thương tích cho quốc gia,5 có sự can thiệp lâu dài với chức năng của cơ sở hạ
tầng (“CSHT”) trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất kỳ cá
nhân trên lãnh thổ và can thiệp với việc cung cấp tức thời sự chăm sóc y tế mà không
được sự cho phép của quốc gia này. 6 Tuy vậy, hành vi thực hiện từ xa với hậu quả
không bao gồm thương tích như bệnh tật hay thiệt hại vật chất có được coi là vi phạm
chủ quyền hay không thì chưa rõ. Hoạt động gián điệp cũng sẽ không được coi là vi
phạm chủ quyền, khi phương thức thực hiện không gây ra hậu quả nêu trên hay can
thiệp vào các chức năng vốn có của chính phủ, ví dụ như không làm gián đoạn nghiên
cứu vắc xin hay gián tiếp đe doạ tới cuộc sống và sức khoẻ con người hay CSHT
không gian mạng. Thêm vào đó, hành động dù không đạt ngưỡng gây hại tới CSHT,
nhưng việc các cá nhân không thể đảm bảo các biện pháp điều trị hay phòng tránh
COVID-19 thì cũng được coi là hành vi vi phạm chủ quyền. Vấn đề chính cần cân
nhắc là mức độ của mối liên hệ giữa hoạt động trên mạng và một số tác hại cụ thể.
Phương thức vi phạm thứ hai liên quan tới sự can thiệp hoặc chiếm đoạt đối với
hành vi của quốc gia. Cơ sở tìm ra sự vi phạm là sự xuất hiện của các hành động mà
bản thân quốc gia có trách nhiệm thực hiện. Khi quốc gia A can thiệp vào việc thực
hiện các chức năng của quốc gia B, hoặc khi quốc gia A tham gia vào các hoạt động
vốn được dành cho quốc gia B trên lãnh thổ quốc gia B thì đây cũng là sự vi phạm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, trách nhiệm của một quốc gia không mang tính phổ
biến thì sự can thiệp của quốc gia khác đối với trách nhiệm này không cấu thành nên
hành vi vi phạm chủ quyền.7 Khái niệm chủ quyền ở đây ngoài ra còn liên quan tới
quyền lực của nhà nước trong việc kiểm soát lãnh thổ và thực hiện các chức năng riêng
biệt. Các tổ chức quốc tế như WHO dù không trực tiếp nhận được quyền bảo vệ dựa
trên quy định về chủ quyền, nhưng khi hành động hoặc can thiệp trên mạng vượt
ngưỡng cần thiết hay khiến người dân Thuỵ Sĩ mắc bệnh hoặc bệnh tình trở nên trầm
trọng hơn thì có thể vi phạm chủ quyền của Thuỵ Sĩ (nơi đặt trụ sở WHO)
B. Vi phạm quyền cấm can thiệp
Các hoạt động thiếu thiện chí trên mạng của các quốc gia cũng được coi là can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Việc vi phạm nguyên tắc này xảy ra khi

5 Như trên, quy định 3.


6 Như trên, trang 18.
7 Bài viết đưa ra ví dụ về Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) của Vương quốc Anh.
3
sự can thiệp mang tính cưỡng chế với domaine réservé (đối nội và đối ngoại) của một
quốc gia, khiến quốc gia đó không có sự lựa chọn, khả năng thực hiện hay ý chí lựa
chọn liên quan tới hành vi mà quốc gia vốn có quyền kiểm soát.
Quốc gia có quyền quyết định cách xử lý khủng hoảng y tế của cả chính phủ và
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân và các chủ thể y tế công cộng
khác. Nếu hoạt động trên mạng (được quy cho) của một quốc gia gây cản trở việc một
quốc gia khác thực hiện kế hoạch đối phó với đại dịch, quốc gia đầu đã tham gia can
thiệp vào công việc nội bộ.
C. Vi phạm quyền cấm sử dụng vũ lực
Trong bối cảnh của không gian mạng, các học giả luôn gặp vấn đề với việc xác
định tiêu chí cho rằng các hoạt động trên mạng cũng là sử dụng vũ lực. 8 Khi hậu quả
của các hành động dẫn tới tổn thất lớn về sinh mạng hay tăng tỉ lệ lây nhiễm COVID-
19 thì hành động đó có thể được coi là sử dụng vũ lực. Hành động này còn có thể là
“tấn công vũ trang” theo điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Có hai ý kiến phản đối luận điểm này. Ý kiến đầu tiên cho rằng điều 2(4) về cấm
sử dụng vũ lực phải tuân theo ngưỡng trọng lượng tối thiểu như ngưỡng đặt cho điều
51 về tấn công vũ trang ở cường độ bé hơn. Điều này gây rắc rối và khó thực hiện theo
cách không tuỳ ý,9 và khi một hành vi vũ trang dẫn tới tổn thất về sinh mạng thì chắc
chắn sẽ vượt ngưỡng này. Ý kiến thứ hai mang tính quan niệm hơn - hoạt động trên
mạng không phải là hành vi sử dụng vũ lực vì nó không gây ra cái chết nào cả, mà là
do virus, vốn không được đưa vào cộng đồng bởi quốc gia có hoạt động trên mạng.
Quốc gia này chỉ đang ngăn cản quốc gia nạn nhân quản lý tác động của bệnh dịch trên
lãnh thổ của mình. Và còn khó khăn hơn để chứng minh rằng việc không có các hoạt
động trên mạng trên lãnh thổ quốc gia có thể đã ngăn chặn lây nhiễm bệnh hoặc bất kỳ
người nào đều có thể vượt qua COVID-19.
Cách tiếp cận vấn đề này là cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra đánh giá, ví
dụ như mức nghiêm trọng và tính đo được của hậu quả, tính xâm phạm của hành động,
tính trực tiếp của hoạt động và chủ thể tổ chức hoạt động. Dựa trên quy mô và hậu quả
của đại dịch, có vẻ như các quốc gia sẽ có cái nhìn hướng về việc mô tả các hoạt động

8 Schmitt, M. N. (2015). The Use of Cyber Force and International Law, trong Weller, M. (2015). The Oxford
Handbook of the Use of Force in International Law 1110.
9 Ruys, T. (2014). The Meaning of “Force" and the Boundaries of the Jus ad Bellum: Are “Minimal” use of
Force Excluded from UN Charter Article 2(4)?. American Journal of International Law, vol. 108, issue 2, trang
159.

4
trên mạng đối với ngành y tế là sử dụng vũ lực kể cả khi các hoạt động này không gây
ra cái chết nào, khiến bệnh dịch trầm trọng ở quy mô lớn hơn hoặc can thiệp lâu dài tới
CSHT và thiết bị y tế.
D. Vi phạm quyền con người
Các hoạt động trên mạng cuối cùng thì vẫn sẽ vi phạm quyền con người vì tác hại
chính của chúng là gây ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe con người. Quyền được
sống và sức khỏe của con người là một quyền không thể bị hạn chế, được ghi nhận
trong các văn kiện quốc tế10 và đều cấu thành nên một phần của tập quán quốc tế. Các
quốc gia vừa có nghĩa vụ chủ động và thụ động với các quyền này. Quốc gia có nghĩa
vụ “thụ động” phải tôn trọng - không tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng tới -
các quyền này. Với quyền được sống, các nghĩa vụ xoay quanh việc cấm tuỳ tiện tước
đi sinh mạng như cố tình lây nhiễm bệnh cho một cá nhân hoặc tăng khả năng lây
nhiễm giữa người dân.
Một câu hỏi về ngưỡng của hoạt động này được đặt ra là vấn đề chủ quyền, về
việc liệu các quốc gia có trách nhiệm với nghĩa vụ nhân quyền này đối với cá nhân ở
bên ngoài lãnh thổ của mình hay không. Các điều ước về nhân quyền như ICCPR, 11 đã
sử dụng khái niệm về thẩm quyền quốc gia để phân định phạm vi áp dụng. Các toà án
và cơ quan nhân quyền giải thích khái niệm này theo hai cách - quyền kiểm soát của
nhà nước đối với lãnh thổ mà các nạn nhân của sự vi phạm quyền con người này ở
hoặc với thẩm quyền của nhà nước với nạn nhân. Các quốc gia có thể tham khảo cách
các cơ quan và toà án nhân quyền đã áp dụng luật pháp về phạm vi ngoài lãnh thổ cho
các án lệ đối với hoạt động trên mạng chống lại hệ thống y tế ở một số quốc gia.12
Theo các tác giả, các hoạt động trên mạng gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng cuộc
sống và sức khoẻ con người đều có thể được coi là vi phạm các điều ước và tập quán
về quyền con người. Luật nhân quyền thường được sử dụng nhằm mô tả bản chất của
hành vi sai trái nhiều hơn so với luật của các quốc gia về chủ quyền, quyền cấm can
thiệp vào công việc nội bộ và cấm sử dụng vũ lực.

10 Điều 6 ICCPR và điều 12(1) ICESCR.


11 Điều 2(1) ICCPR.
12 Tham khảo vụ Bankon v. Belgium, 2001-XII của Toà án Nhân quyền châu Âu (EHRC), đoạn 74 - 82; bình
luận chung số 36 của Uỷ ban Nhân quyền (HRC), bình luận chung số 14, đoạn 39 và bình luận chung số 24,
đoạn 27 của Uỷ ban về quyền Kinh tế, Văn hoá và Xã hội (CESCR).

5
III. Thông tin sai lệch từ quốc gia trong dịch bệnh
Các thông tin sai lệch từ cả quốc gia và chủ thể phi quốc gia xuất hiện rộng rãi
trong đại dịch COVID-19. Phần III của bài viết tập trung vào việc đánh giá thông tin
sai lệch từ quốc gia trong đại dịch. Thông tin sai lệch từ phía quốc gia có thể nhằm áp
đặt quyền lực, thẩm quyền của nhà nước; đổ lỗi cho các chủ thể khác vì những sơ suất
trong quá trình đối phó dịch bệnh hoặc nhằm đánh lạc hướng. 13 Phần III được phân
tích dựa trên ba khía cạnh: (A) Vi phạm quyền con người khi chống lại chính người
dân trong nước; (B) Vi phạm luật nhân quyền khi chống lại người dân của quốc gia
khác; (C) Vi phạm chủ quyền và quyền cấm can thiệp khi chống lại quốc gia khác.
A. Vi phạm quyền con người khi nhắm vào chính người dân trong nước
Thông tin sai lệch từ quốc gia nhắm vào chính người dân có thể phá hoại niềm
tin của công chúng và hệ sinh thái thông tin. Khi cùng lúc trực tiếp và gián tiếp sử
dụng các hình thức kiểm duyệt, các quốc gia có thể vừa truyền đạt thông tin sai lệch và
che giấu thông tin chính xác. Tính chất của thông tin sai lệch phụ thuộc chủ yếu vào
đặc điểm và mức độ của tác hại xã hội mà nó gây ra, mối liên hệ giữa thông tin của
quốc gia với tác hại và mục tiêu của những cơ quan nhà nước truyền bá thông tin sai
lệch. Theo đó, quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin của cá nhân, là một phần quan
trọng của quyền tự do biểu đạt,14 có thể bị khước từ khi không có khả năng tiếp cận
thông tin chính xác, ảnh hưởng tới nghĩa vụ yêu cầu quốc gia tôn trọng và bảo vệ
quyền con người.
Tóm gọn lại, các quốc gia có nghĩa vụ thụ động dưới luật nhân quyền để kiềm
chế lan truyền thông tin sai lệch có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Nghĩa vụ
này sẽ được áp dụng khi thông tin sai lệch được truyền đạt một cách có chủ tâm.
B. Vi phạm quyền con người khi nhắm vào cá nhân của các quốc gia khác
Các phân tích trên cũng được áp dụng cho phần này, tuy vậy lại có khó khăn về
vấn đề ngoài lãnh thổ như đã nêu trên. Điều quan trọng ở đây là mối quan hệ nhân quả
giữa thông tin sai lệch và các hệ quả đi kèm với nó.

13 Borger, J. (08/04/2020). Trump Scapegoating of Obscures its Key Role in Tackling Pandemic. The
Guardian. https://www.theguardian.com/world/2020/apr/08/world-health-organization-coronavirus-donald-
trump.fa
14 Kaye, D. (19/03/2020). Special Rapporteur on the Promotion and Protection of the Right to Freedom of
Opinion and Expression; Harlem Désir, OSCE Representative on Freedom of the Media; Edison Lanza, IACHR
Special Rapporteur for Freedom of Expression, COVID-19: Governments Must Promote and Protect Access to
and Free Flow of Information During Pandemic – International Experts
https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=25729&LangID=E.

6
C. Vi phạm luật quốc tế khi nhắm vào các quốc gia khác
Tuỳ thuộc vào quy mô của bệnh tật hoặc số lượng ca tử vong và mối liên hệ trực
tiếp mà hoạt động phát tán thông tin sai lệch có thể được coi là sử dụng vũ lực. Vấn đề
không rõ ràng ở đây là việc áp dụng nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ
của thông tin sai lệch tạo ra bởi một quốc gia. Nếu thông tin này gây ảnh hưởng tới kế
hoạch quản lý khủng hoảng của quốc gia thì thoả mãn điều kiện về sự cưỡng bức, ngăn
chặn kế hoạch của quốc gia đối với domaine réservé của họ.
Nhưng nếu thông tin sai lệch không tước đi phần lớn khả năng của quốc gia để
quản lý bệnh dịch thì hành động không thể hoàn toàn được coi là mang tính cưỡng
bức. Có thể nói tầm ảnh hưởng của tính cưỡng bức chưa được giải quyết trong luật
quốc tế, nhưng một số hành vi lan truyền thông tin sai lệch chắc chắn sẽ được coi là có
can thiệp vào công việc nội bộ, và có thể vi phạm chủ quyền của quốc gia khác khi can
thiệp vào chức năng vốn có của chính phủ nước đó.
IV. Nghĩa vụ của quốc gia liên quan tới các hoạt động trên mạng và thông tin sai
lệch của chủ thể phi quốc gia và quốc gia thứ ba trong dịch bệnh
Phần IV của bài viết tập trung vào phân tích nghĩa vụ chủ động của quốc gia đối
với các hoạt động của chủ thể phi chính phủ và quốc gia thứ ba trong bối cảnh đại dịch
COVID-19, được chia thành ba vấn đề dưới đây.
A. Nghĩa vụ chủ động cẩn trọng thích đáng dưới luật nhân quyền để bảo vệ công
dân khỏi hành vi thiếu thiện chí từ các quốc gia và chủ thể phi quốc gia khác
Nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của quốc gia đối với các cá nhân trên lãnh thổ
hoặc thuộc thẩm quyền của họ là nghĩa vụ cẩn trọng thích đáng. Đây là nghĩa vụ hành
vi, không yêu cầu quốc gia phải ngăn chặn hoặc dừng tất cả các thiệt hại tới đời sống
và sức khoẻ của công dân mà phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể thực hiện được
để bảo vệ người dân khỏi virus, cũng như khỏi những thiệt hại gây ra bởi quốc gia thứ
ba.15 Các quốc gia phải chịu trách nhiệm hành động nhằm ngăn chặn các quốc gia gây
ảnh hưởng tới các cá nhân, đặc biệt là khi ảnh hưởng tới quyền con người. Ngoài các
biện pháp cần áp dụng để chống lại virus, nghĩa vụ chủ động để bảo vệ các quyền con
người còn gồm những bước sau đây:

15 Velásquez Rodríguez v. Honduras, Inter-Am.Ct.H.R. (Ser. C) No. 4 (1988), Toà án Nhân quyền Châu Mỹ,
ngày 29/07/1988.

7
- Áp dụng các biện pháp có thể để ngăn chặn các hành động trên mạng thiếu
thiện chí gây ảnh hưởng tới hệ thống và năng lực y tế, bất kể chủ thể gây ra hành động
là phi quốc gia hay từ quốc gia khác.
- Triển khai các cách có thể để truyền tải thông tin chính xác về COVID-19 và hỗ
trợ truy cập những thông tin này.
- Cấm lan truyền thông tin sai lệch liên quan tới COVID-19, đưa ra các yêu cầu
cần thiết và cân đối để hạn chế quyền tự do biểu đạt một cách hợp pháp.
- Quản lý và phối hợp với các công ty quản lý các nền tảng kỹ thuật số, như các
công ty mạng xã hội, về sự biểu đạt trực tuyến của các cá nhân.
Dù các chủ thể tư nhân không trực tiếp bị ràng buộc bởi luật nhân quyền quốc tế,
tuy vậy nhiều nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng chấp nhận luật nhân quyền quốc tế
như một khung pháp lý chung. Điều này cũng yêu cầu các quốc gia có trách nhiệm đưa
ra các quyết định pháp lý cân bằng giữa việc bảo vệ quyền con người và chịu sự giám
sát của công chúng.
B. Các ràng buộc theo luật nhân quyền khi chống lại các hoạt động trên mạng
thiếu thiện chí và thông tin sai lệch
Khi đưa ra các biện pháp bảo vệ công dân, các quốc gia phải cân bằng giữa
quyền và lợi ích của công dân, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đối phó lại với dịch bệnh một cách hiệu quả. Việc kìm hãm thông tin
vô cớ có thể dẫn tới nhiều trường hợp tử vong hơn. Vậy nên khi hạn chế quyền tự do
biểu đạt và các quyền con người khác, các quốc gia phải tuân theo yêu cầu trong các
điều ước quốc tế, như biện pháp phải được pháp luật quy định, cần thiết để theo đổi
mục đích một cách hợp pháp và tương xứng với mục đích đó.16 Việc hạn chế còn phải
tương xứng để tránh gây ra các nguy cơ có thể xảy ra. Ba điểm quan trọng cần
lưu ý bao gồm:
- Cần phải có nhiều hơn chỉ sự thiếu trung thực để hạn chế quyền biểu đạt, đến
mức có “nhu cầu xã hội cấp bách” để hạn chế sự biểu đạt đó.17
- Việc hạn chế phát ngôn sai lệch là cần thiết và tương xứng để đạt được mục
đích hợp pháp còn phải được điều chỉnh nhằm giảm thiểu tác động của bất kỳ phát
ngôn sinh hoa lợi nào khác.18

16 Điều 19(3) của ICCPR và điều 10(2) của Công ước Châu Âu về quyền con người.
17 Lingens v. Austria, 103 Eur. Ct. H.R. (ser. A), ¶ 39, (1986), Tòa án Nhân quyền Châu Âu.
18 Bình luận chung số 34 của Ủy ban Nhân quyền, đoạn 47, U.N. Doc. CCPR/C/GC/34, ngày 12/09/2011.
8
- Những phát ngôn “chính trị” được tăng cường bảo vệ nhưng lại thiếu đi các
phân tích chính xác. Một số các vấn đề phi chính trị trong đại dịch như giãn cách xã
hội cũng có thể bị chính trị hóa. Thông tin sai lệch về COVID-19 từ các chính trị gia
trên trực tuyến hay ngoại tuyến cũng đều nên bị hạn chế. Luật nhân quyền quốc tế
không cấm hay hạn chế một cách rõ ràng những nội dung hay quan điểm mang tính
chính trị.
Nhằm đối phó với thông tin sai lệch, các quốc gia đều đang áp dụng luật mới, sửa
đổi luật cũ hoặc đưa ra các biện pháp để đối phó với việc lan truyền tin giả. 19 Chúng ta
có thể rút ra một vài kết luận như sau:
- Các luật chỉ chứa đựng một vài khía cạnh của việc cấm các phát ngôn hoặc
thông tin sai lệch không thỏa mãn mức độ cần thiết và tương xứng theo luật nhân
quyền, có thể vi phạm quyền tự do biểu đạt.20
- Tác động của thông tin sai lệch về đại dịch giữa các quốc gia có sự khác nhau
nên việc hạn chế sự biểu đạt cho phép cần phải cụ thể với từng bối cảnh.
- Các quốc gia cần áp dụng cẩn thận các biện pháp để xử lý hình sự với những
người lan truyền thông tin giả, mang tính tương xứng và nhằm mục đích hạn chế tác
hại của thông tin.
- Các nền tảng kỹ thuật số đã tiếp nhận vai trò bảo vệ quyền con người, chống lại
thông tin sai lệch từ phía chính phủ. Các công ty này có thể dựa vào luật nhân quyền
để chống lại các yêu cầu vô cớ của chính phủ để gỡ bỏ các nội dung sai lệch
C. Nghĩa vụ chủ động cẩn trọng thích đáng dưới luật quốc tế nói chung và luật
nhân quyền để ngăn cản hành vi thiếu thiện chí chống lại quốc gia khác
Trên khía cạnh của luật quốc tế nói chung, các quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo vệ
người dân khỏi các hoạt động và thông tin thiếu thiện chí trên mạng, kể cả khi hoạt
động xuất phát hoặc chuyển giao từ lãnh thổ quốc gia này và ảnh hưởng tới quốc gia
thứ ba. Các quốc gia đều bị ràng buộc theo nghĩa vụ cẩn trọng thích đáng để chấm dứt
các hoạt động trên mạng xuất phát từ hoặc qua lãnh thổ của họ mà có tác động nghiêm

19 Singapore invokes 'fake news' law for first time over Facebook post. (25/11/2019) THE GUARDIAN.
https://www.theguardian.com/world/2019/nov/25/singapore-fake-news-law-facebook-brad-bowyer.
20 Tham khảo Joint Declaration on Freedom of Expression and “Fake News”, Disinformation and
Propaganda [Tuyên bố chung về Quyền tự do biểu đạt và “Tin giả”, Thông tin sai lệch và tuyên truyền], ngày
03/03/2017 của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Quyền tự do biểu đạt và suy nghĩ, Đại diện của Tổ
chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) về quyền tự do của giới truyền thông, Báo cáo viên đặc biệt của Tổ
chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS) về Quyền tự do biểu đạt và Ủy ban Châu Phi về Quyền con người và quyền
dân tộc (ACHPR) về Quyền tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin, ¶ 2A,
https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Expression/JointDeclaration3March2017.doc.

9
trọng tới quyền của các quốc gia khác theo luật quốc tế, kể cả khi chủ thể gây ra hành
động là quốc gia hoặc phi quốc gia. Đại dịch COVID-19 chắc chắn sẽ nâng cao thiện
chí của các quốc gia để ủng hộ nghĩa vụ cẩn trọng thích đáng trở thành một nghĩa vụ
ràng buộc.21
Liên quan tới luật nhân quyền, vấn đề gây tranh cãi là phạm vi áp dụng (ngoài)
lãnh thổ. Các quốc gia đang chiếm đóng lãnh thổ vượt ngoài lãnh thổ của họ cũng phải
có nghĩa vụ bảo vệ, ví dụ như Nga sẽ có nghĩa vụ bảo vệ và đảm bảo quyền con người
của nhân dân đảo Crimea. Một câu hỏi khó hơn được đặt ra là liệu các quốc gia có
nghĩa vụ bảo vệ không khi không có sự kiểm soát lãnh thổ, như thông tin sai lệch bắt
nguồn từ một quốc gia khác. Có thể nói nghĩa vụ chủ động của quốc gia gây nhiều
tranh cãi hơn so với nghĩa vụ thụ động để không gây ra các thiệt hại xuyên biên giới.
Cường độ lớn hơn của các biện pháp phòng chống dưới luật nhân quyền sẽ được biện
minh bằng sự quan trọng của các lợi ích như những hậu quả xấu trực tiếp đe dọa sức
khỏe và đời sống con người.
V. Kết luận
Luật quốc tế có thể có vai trò quan trọng để giải quyết đại dịch COVID-19. Một
hành động trên mạng liên quan tới COVID-19 của một quốc gia có thể vi phạm chủ
quyền, can thiệp vào công việc nội bộ, sử dụng vũ lực một cách sai trái đối với một
quốc gia khác, thậm chí có thể vi phạm quyền con người ngay trên đất nước mình và
của các nước khác.
Các quốc gia cần áp dụng các biện pháp, thực hiện nghĩa vụ dưới luật quốc tế,
đặc biệt là luật nhân quyền, để không gây phương hại cho nhau, và phối hợp với các
tòa án về nhân quyền quốc tế, các cơ quan giám sát nhân quyền, giới học giả, khu vực
tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các thử thách được đặt ra
bởi đại dịch này nhằm xây dựng luật quản lý không gian mạng một cách đúng đắn.

21 Hội đồng Châu Âu, Tuyên bố bởi Đại diện Cấp cao Josseph Borrell, thay mặt cho Liên minh Châu Âu, về
các hoạt động thiếu thiện chí trên mạng lợi dụng đại dịch Coronavirus, ngày 30/04/2020.
https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2020/04/30/declaration-by-the-high-
representativejosep-borrell-on-behalf-of-the-european-union-on-malicious-cyber-activities-exploiting-the-
coronavirus-pandemic/

10

You might also like