You are on page 1of 5

Thai Phien_ 20/03/2021________________________________________Bài tập Vật lý 12

LÝ THUYẾT THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG


Họ, tên học sinh:...................................................................Lớp ………Trường………………………..

001: Hiện tượng quang điện là hiện tượng


A. một dây kim loại nóng ,sáng khi có dòng điện đi qua nó
B. cho một chùm êlechtrôn bắn vào kim loại phát ra tia X
C. cho một chùm sáng chiếu vào một vòng dây dẫn để tạo ra một dòng điện
D. bứt êlechtrôn ra khỏi bề mặt kim loại khi rọi vào kim loại một bức xạ điện từ thích hợp
002: Giới hạn quang điện của kim loại là
A. cường độ tối thiểu của chùm sáng có thể gây ra hiệu ứng quang điện
B. vận tốc lớn nhất của êlechtrôn quang điện
C. thời gian rọi sáng tối thiểu cần thiết để gây ra hiệu ứng quang điện
D. bước sóng lớn nhất của bức xạ có thể gây ra hiệu ứng quang điện
003: Để gây được hiệu ứng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại phải có
A. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện. B. tần số lớn hơn giới hạn quang điện.
C. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện. D. tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.
007: Trong hiện tượng quang điện khi chùm sáng kích thích có bước sóng thích hợp thì dòng quang
điện
A. chỉ xuất hiện khi cường độ chùm sáng kích thích lớn hơn một giá trị giới hạn, xác định đối với mỗi
kim loại
B. xuất hiện một cách tức thời, ngay khi rọi sáng dẫu cường độ sáng rất nhỏ
C. chỉ xuất hiện sau một thời gian rọi sáng nào đó
D. nếu chùm sáng càng yếu ,thì phải chiếu sáng càng lâu,dòng quang điện mới xuất hiện
008: Trong các mạch điều khiển tự động, quang điện trở được dùng thay thế cho tế bào quang điện là
do
A. quang trở không cần nguồn điện để hoạt động.
B. quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và bức xạ hồng ngoại.
C. quang trở dễ chế tạo hơn. D. mạch điện dùng quang trở đơn
giản hơn.
009: Lượng tử năng lượng là năng lượng nhỏ nhất
A. mà một nguyên tử hay phân tử có thể trao đổi với một chùm bức xạ
B. mà một phôtôn có thể cung cấp cho một êlêch trôn
C. của một êlectrôn D. của một vật bất kỳ
011: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. giảm điện trở của một chất bán dẫn khi được chiếu sáng.
B. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ
C. một chất cách điện trở thành một chất dẫn điện khi được chiếu sáng
D. giảm điện trở khi một kim loại được chiếu sáng
012: Theo địng nghĩa, hiện tượng quang điện trong là
A. nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn
B. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một khối chất bán dẫn
C. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một khối kim loại
D. sự giải phóng êlêctrôn liên kết để chúng trở thành êlêch trôn dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ
điện từ
014: Pin quang điện là nguồn điện trong đó
A. một quang trở khi được chiếu sáng thì trở thành một máy phát điện
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng
C. năng lượng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng
D. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện
015: Một đám nguyên tử H đang ở trạng thái cơ bản, bị kích thích phát sáng thì chúng có thể phát ra tối
đa 3 vạch quang phổ. Khi bị kích thích electron trong nguyên tử H đã chuyển sang quỹ đạo
A. M. B. L C. O D. N
016: Ánh sáng huỳng quang
A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
C. do các tinh thể phát ra khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
D. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích
Hoàng Long – THPT Thái Phiên =============================================== Thuyết lượng tử ánh sáng - Trang 1
Thai Phien_ 20/03/2021________________________________________Bài tập Vật lý 12
017: Ánh sáng lân quang
A. có thể tồn tại khá lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. được phát ra bởi cả chất rắn ,chất lỏng và chất khí
C. có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng kích thích.
D. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
020: Trạng thái dừng của một nguyên tử là
A. trạng thái trong đó mọi êlech trôn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân
B. trạng thái đứng yên của một nguyên tử
C. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại
D. trạng thái chuyển động đều của một nguyên tử.
021: Ở trạng thái dừng, nguyên tử
A. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng. B. không bức xạ và không hấp thụ năng
lượng.
C. vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng. D. không hấp thụ nhưng có thể bức xạ năng
lượng.
022: Trạng thái dừng của nguyên tử càng bền vững, nếu năng lượng của nguyên tử ở trạng thái ấy có
giá trị
A. trung bình không quá cao không quá thấp B. bất kỳ, trong các giá trị xác định
đối với mỗi nguyên tử
C. càng thấp D. càng cao
023: Trong nguyên tử Hyđrô bán kính quỹ đạo dừng tăng theo
A. căn bậc hai các số nguyên liên tiếp B. các số nguyên liên tiếp
C. lập phương Các số nguyên liên tiếp D. bình phương các số nguyên liên tiếp
026: Một bản kim loại cho hiệu ứng quang điện dưới tác dụng của một ánh sáng đơn sắc. Nếu người ta
giảm bớt cường độ chùm sáng tới thì
A. Có thể sẽ không xẩy ra hiệu ứng quang điện nữa.
B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện thoát ra không thay đổi.
C. Động năng ban đầu của electron quang điện thoát ra giảm xuống.
D. Số electron quang điện thoát ra trong một đơn vị thời gian vẫn không thay đổi.
027: Chọn câu đúng
A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà
thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. Mỗi phần đó mang một năng lượng hoàn toàn xác định còn gọi
là lượng tử năng lượng
B. Mỗi lượng tử ánh sáng hay phôton ánh sáng có năng lượng là : = hf , trong đó f là tần số ánh
sáng , còn h là một hằng số gọi là hằng số Plăng
C. Khi ánh sáng truyền đi các phôton không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn
sáng .
D. Các câu trên đều đúng
028: So sánh hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài
A. Hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài giống nhau ở chỗ là các e sau
khi hấp thụ năng lượng của photon đều bị bứt ra khỏi vị trí ban đầu.
B. Hiệu ứng quang điện ngoài giải phóng electron ra khỏi khối kim loại, còn hiệu ứng quang điện bên
trong chuyển electron liên kết thành electron dẫn ngay trong khối bán dẫn.
C. Năng lượng cần thiết để làm bức electron ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường nhỏ hơn nhiều so
với công thoát electron ra khỏi mặt kim loại nên giới hạn quang điện bên trong có thể nằm trong vùng
hồng ngoại.
D. Các câu trên đều đúng
029: Chọn câu đúng
A. Ánh sáng chỉ có tính chất sóng . B. Ánh sáng chỉ có tính chất hạt.
C. Ánh sáng có cả hai tính chất sóng và hạt , gọi là lưỡng tính sóng - hạt. Trong một số hiện tượng
thì tính sóng biểu hiện rõ , trong một số hiện tượng khác thì tính hạt biểu hiện rõ . D. Các câu trên
đều đúng
030: Chọn câu sai?
A. Huỳnh quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang tắt ngay khi ngừng ánh sáng kích thích. Nó
thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
B. Lân quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi ngừng ánh
sáng kích thích. Nó thường xảy ra với vật rắn.
C. Hiện tượng quang hóa là hiện tượng các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Năng lượng cần thiết để phản ứng xảy ra là năng lượng của phôton có tần số thích hợp.
D. Hiện tượng quang hóa chính là một trường hợp trong đó tính sóng của ánh sáng được thể hiện rõ.
Hoàng Long – THPT Thái Phiên =============================================== Thuyết lượng tử ánh sáng - Trang 2
Thai Phien_ 20/03/2021________________________________________Bài tập Vật lý 12
031: Khẳng định nào sau đây sai khi nói về mẫu nguyên tử Bo?
A. Tiên đề về các trạng thái dừng: Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác
định gọi là các trạng thái dừng. Trong các trạng thái dừng nguyên tử bức xạ năng lượng .
B. Tiên đề về sự bức xạ hay hấp thụ: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em
chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En (Với En < Em) thì nguyên tử phát ra 1 phôton có năng
lượng : hfmn = Em - En
C. Nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng thấp En mà hấp thụ được một phôton có
năng lượng đúng bằng hiệu Em - En thì nó chuyển lên trạng thái dừng Em.
D. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những
quĩ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quĩ đạo dừng.
035: Ánh sáng lân quang là ánh sáng
A. được phát ra bởi cả chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí B. hầu như bị tắt ngay sau khi tắt ánh
sáng kích thích
C. có thể tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8s sau khi tắt ánh sáng kích thích
D. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
036: Tia laze không có đặc điểm nào sau đây?
A. độ đơn sắc cao. B. độ định hướng cao C. cường độ lớn. D. bước sóng
lớn.
037: Trong laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?
A. điện năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. quang năng.
038: So sánh hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài
A. Hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài giống nhau ở chỗ đều do các
lượng tử ánh sáng làm bứt các electron .
B. Hiệu ứng quang điện ngoài giải phóng electron ra khỏi khối kim loại, còn hiệu ứng quang điện bên
trong chuyển electron liên kết thành electron dẫn ngay trong khối bán dẫn.
C. Năng lượng cần thiết để làm bức electron ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường nhỏ hơn nhiều so
với công thốt electron ra khỏi mặt kim loại nên giới hạn quang điện bên trong có thể nằm trong vùng
hồng ngoại.
D. Các trên đều đúng
040: Trạng thái dừng của nguyên tử là
A. trạng thái trong đó mọi e của nguyên tử chỉ chuyển động trên một bán kính xác định
B. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại
C. trạng thái đứng yên của nguyên tử. D. trạng thái chuyển động của nguyên
tử
045: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn
A. Hiện tượng giải phòng electron liên kết thành electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
B. Có thể gây ra hiện tượng quang dẫn với ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn giới hạn quan
dẫn.
C. Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết thành một electron tự do gọi là electron
dẫn.
D. Một đặc điểm của hiện tượng quang dẫn là ánh sáng kích không cần phải có bước sóng ngắn.
046: Theo thuyết phô tôn của AnhXtanh thì năng lượng
A. của mọi phô tôn đều bằng nhau B. của một phô tôn bằng một lượng tử năng
lượng
C. giảm dần khi phôtôn càng xa nguồn D. của phô tôn không phụ thuộc vào bước
sóng
047: Vận tốc cực đại ban đầu của electron quang điện lúc bị bứt ra không phụ thuộc
A. kim loại dùng làm catôt B. số phôtôn chiếu tới catốt trong một giây
C. giới hạn quang điện D. bước sóng ánh sáng kích thích
048: Khi xảy ra hiện tượng quang điện, nếu tăng cường độ chùm sáng kích thích lên ba lần thì
A. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng ba lần.
B. công thoát của electron giảm ba lần.
C. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng chín lần.
D. số electron quang điện thoát ra khỏi bề mặt kim loại dùng làm catốt trong mỗi giây tăng ba lần.
049: Quang êlectrôn bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu bởi ánh sáng có
A. cường độ của chùm sáng rất lớn. B. bước sóng rất lớn.
C. tần số ánh sáng rất nhỏ.
D. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một bước sóng giới hạn.
050: Để giải thích hiện tượng quang điện ta dựa vào
Hoàng Long – THPT Thái Phiên =============================================== Thuyết lượng tử ánh sáng - Trang 3
Thai Phien_ 20/03/2021________________________________________Bài tập Vật lý 12
A. thuyết lượng tử ánh sáng. B. thuyết sóng ánh sáng. C. giả thuyết
của Macxoen. D. một thuyết khác.
051: Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectrôn bị bứt ra khỏi khối kim loại phụ thuộc vào
A. bản chất kim loại dùng làm catôt. B. số phô tôn chiếu đến catôt trong một giây.
C. bước sóng của bức xạ tới. D. Câu A, C đúng.
052: Trong hiện tượng quang điện những cách thực hiện sau đây cách nào có thể làm tăng động năng
ban đầu cực đại của electron quang điện
A. Tăng cường độ chùm ánh sáng kích thích. B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện
cực anốt và catốt.
C. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn. D. Thay ánh sáng kích thích có bước
sóng ngắn hơn.
053: Catốt của tế bào quang điện được chiếu sáng. Hiệu điện thế đặt vào giữa anốt và catốt là UAK > 0.
Cường độ dòng quang điện qua tế bào đang bằng không. Để xuất hiện dòng quang điện trong tế bào thì
tăng
A. hiệu điện thế UAK. B. cường độ chùm ánh sáng kích thích.
C. tần số chùm ánh sáng kích thích. D. bước sóng chùm ánh sáng kích thích.
054: Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đâu là sai?
A. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của
êlectrôn quang điện thay đổi
B. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng
kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện giảm.
C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích
thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng.
D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh
sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng.
=======
019: Cường độ dòng quang điện bão hoà giữa catôt và anôt trong tế bào quang điện là 16μA.
Cho điện tích của êlectrôn e=1,6.10-19C. Số êlectrôn đến được anôt trong một giây là
A. 1014 B. 1010 C. 1016 D. 1018
020: Biết rằng để triệt tiêu dòng quang điện ta phải dùng điện hiệu thế hãm 3V. Cho e=1,6.10-
19C; m =9,1.10-31kg. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện bằng
e
A. 1,03.105m/s B. 2,03.106m/s C. 2,03.105m/s D. 1,03.106m/s
021: Cho h = 6,625.10-34 J.s; c=3.108 m/s. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là λo=
0,6μm. Công thoát của kim loại đó là
A. 3,31.10-20 J B. 3,31.10-19 J C. 3,31.10-18 J D. 3,31.10-17 J
022: Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3. 108 m/s. Cho công thoát êlectron của kim loại là A = 2eV.
Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là
A. 6,25 μm B. 16.5 μm C. 0,621 μm D. 1,625 μm
023: Công thoát electron khỏi một kim loại là 1,88eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. λ0 =0,46μm B. λ0 =0,56μm C. λ0 =0,36μm D. λ0 =0,66μm

024: Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện l0 = 0,4 µm . Công
thoát elêctrôn của kim loại đó có giá trị
A. 4,97.10-26J. B. 4,97.10-19J. C. 4,97.10-19 eV. D. 4,97eV.
025: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện bức xạ có bước sóng λ =0,35μm. Biết kim loại
làm catốt có công thoát A=2,575eV và lấy h= 6,625 .10-34 J.s. Các êlêctrôn bứt ra khỏi catốt sẽ
có vận tốc ban đầu là
A. » 4,75.105m/s. B. » 3,75.105m/s. C. » 4,12.105m/s. D. » 5,9.105m/s.
026: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện bức xạ có bước sóng λ thì dòng quang điện
bão hòa đạt I=2mA. Số êlêctrôn bứt ra khỏi catốt trong một giây là
A. 1,25 .1019. B. 152 .1018 . C. 125 .1016 . D. 125 .1014 .
027: Cho e = 1,6 . 10 C. Biết trong mỗi giây có 10 êlectron từ catốt đến đập vào anốt. Dòng
-19 15

điện bão hoà là


A. 16mA B. 1,6mA C. 0,16A D. 0,16mA

Hoàng Long – THPT Thái Phiên =============================================== Thuyết lượng tử ánh sáng - Trang 4
Thai Phien_ 20/03/2021________________________________________Bài tập Vật lý 12
028: Khi chiếu hai ánh sáng có tần sô f1= 1015Hz và f2 = 1,5.1015 Hz vào một kim loại làm catốt
của một tế bào quang điện, người ta thấy tỷ số các động năng ban đầu cực đại của các
electron quang điện là bằng 3. Tần số giới hạn của kim loại đó là
A. 7,5.1014Hz B. 7,5.1012Hz C. 75.1014Hz D. 7,5.1015Hz
029: Chiếu một bức xạ có bước sóng λ=0,18μm vào bản âm cực của một tế bào quang điện.
Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ0=0,3μm. Vận tốc ban đầu cực đại của các
quang electron là
A. 9,85.106m/s B. 9,85.104m/s C. 9,85.105m/s D. 9,85.107m/s
030: Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3. 108 m/s; 1eV = 1,6 .10-19 J. Kim loại có công thoát êlectron
là A=2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm và λ2=0,2μm thì
hiện tượng quang điện
A. xảy ra với bức xạ λ2, không xảy ra với bức xạ λ1 B. không xảy ra với cả hai
bức xạ.
C. xảy ra với bức xạ λ1, không xảy ra với bức xạ λ2 D. xảy ra với cả hai bức xạ.

Hoàng Long – THPT Thái Phiên =============================================== Thuyết lượng tử ánh sáng - Trang 5

You might also like