You are on page 1of 5

TÌNH MỚI ĐAK NÔNG VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ

Nguyễn Thanh Toàn


Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Ngày 1-1-2004 tỉnh Đak Nông chính thức được thành lập theo Nghị
quyết số 22/2003/QH, ngày 26-11-2003 của Quốc hội khóa IX. Đak Nông
ra đời là dấu ấn quan trọng tạo bước chuyển biến tích cực cho vùng đất
cực nam Tây Nguyên. Toàn tỉnh có 6 huyện, thị xã (4 huyện biên giới) với
52 xã, thị trấn trong đó 547 thôn, buôn, tổ dân phố. Sau Nghị định số
82/2005/CP của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh
có 6 huyện, 1 thị xã với 61 xã, thị trấn, 579 thôn, buôn, tổ dân phố.
Dân số gần 400.000 người, với 31 dân tộc anh em cùng chung sống; mật
độ dân cư không đồng đều, tập trung đông nhất ở trung tâm các huyện, thị
trấn. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 43%, nhiều nhất là đồng bào
dân tộc M’Nông, chiếm 9,5% dân số.
Đảng bộ Đak Nông tiếp nhận 6 đảng bộ huyện từ Đak Lak, đến nay có 7
đảng bộ huyện, thị xã, 4 đảng bộ trực thuộc (3 đảng bộ lực lượng vũ trang, 1
đảng bộ Khối Dân Chính Đảng), với 338 TCCSĐ, trong đó đảng bộ cơ sở là
83 (đảng bộ xã, thị trấn là 61), chi bộ cơ sở là 255, chi bộ trực thuộc đảng bộ
cơ sở là 801. Tính đến 31-12-2005, đảng bộ có 8.244 đảng viên (nữ 1.611
đồng chí, dân tộc thiểu số 1.131, đảng viên có đạo 66 đồng chí).
Sau khi được thành lập, khắc phục nhiều khó khăn, Đảng ủy lâm thời Đak
Nông đã có những chủ trương cụ thể lãnh đạo nhanh chóng xây dựng, kiện
toàn hệ thống chính trị ở cơ sở thật sự vững mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những năm qua, kinh tế của tỉnh giữ được tốc độ phát triển hằng năm tương
đối khá, cơ bản hoàn thành các mục tiêu do Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Đak
Lak (khi chưa tái lập Đak Nông) đề ra. Hệ thống chính trị ở các cấp từng
bước được kiện toàn; cơ quan cấp tỉnh nhanh chóng được thành lập và từng
bước đi vào hoạt động có nền nếp; tình hình chính trị ổn định, quốc phòng,
an ninh được đảm bảo. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn,
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên được nâng
lên.
Sau khi tái lập, Đak Nông còn 145/547 thôn, buôn chưa có chi bộ (thuộc 52
xã, thị trấn). Thực hiện Nghị quyết 17 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
5 (khóa IX), Tỉnh ủy Đak Nông đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TU “về đổi
mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã,
phường, thị trấn gắn với xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố vững mạnh toàn
diện”. Qua 2 năm thực hiện, với nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính
trị, đã thành lập mới 108 chi bộ, đưa số thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ lên
519/547 (94,88%). Trong đó, thôn có chi bộ là 351/386 (90,93%), buôn có
chi bộ là 116/116. Số trường có đảng viên là 132/132, có chi bộ là 92/132
(đạt 69,69%).
Sau bầu cử HĐND 3 cấp năm 2004, HĐND, UBND các cấp đã xây dựng
được quy chế làm việc; vai trò giám sát hoạt động chính quyền của HĐND
được tăng cường. Việc tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở và cấp trên cơ sở
vừa qua đã làm cho các cấp ủy đảng có nhận thức đúng đắn hơn về việc nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ để thực hiện tốt nhiệm
vụ chính trị được giao. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, mặt trận và các
đoàn thể nhân dân ngày càng gắn bó đã tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng ở địa phương.Cấp ủy đảng
cơ sở đã có sự đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết
của Đảng; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên
đã mạnh dạn điều động, luân chuyển cán bộ về cơ sở. Do đó, trong thời gian
ngắn, đã xóa được buôn trắng chi bộ, trắng đảng viên; khắc phục được tình
trạng thiếu sự lãnh đạo của Đảng đối với các thôn, buôn.
Trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 2.567 đảng viên (riêng 2 năm 2004, 2005
được 1.711 đảng viên, trong đó nữ 412 đồng chí, dân tộc thiểu số 277 đồng
chí, đảng viên là người có đạo 23 đồng chí, là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh
737 đồng chí). Nhìn chung, công tác tổ chức xây dựng đảng đạt và vượt chỉ
tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 Đảng bộ tỉnh Đak Lak (cũ) và nghị quyết
năm 2004, 2005 của Tỉnh ủy Đak Nông.
Tuy có nhiều cố gắng trong công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh, song vẫn còn một số tổ chức đảng chưa thực sự phát huy tốt vai
trò lãnh đạo, thực hiện nghị quyết của Đảng; công tác phát triển đảng viên
chưa được chú ý nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có
đạo do đó vai trò lãnh đạo của Đảng có những nơi còn hạn chế.
Đak Nông đã hoàn chỉnh quy hoạch A2, A3 phục vụ Đại hội Đảng bộ các
cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Nhìn chung qua thực hiện
quy hoạch cán bộ đã giúp cho công tác cán bộ đi vào nền nếp; việc bố trí, bổ
nhiệm, sử dụng cán bộ được chủ động hơn; công tác đào tạo, bồi dưỡng theo
quy hoạch có nhiều thuận lợi. Trong nhiệm kỳ đã cử 214 đồng chí đi học lý
luận chính trị cao cấp, 677 đồng chí đi học lý luận chính trị trung cấp. Đến
cuối nhiệm kỳ 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn cơ bản đã có trình độ
trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý nhà nước.
Trong công tác luân chuyển, điều động cán bộ theo Nghị quyết 11-NQ/TW
của Bộ Chính trị, các cấp đã thực hiện đúng quy trình, phân cấp quản lý cán
bộ, hầu hết cán bộ được điều động, luân chuyển, chỉ định, bổ sung đều phát
huy tốt năng lực trong nhiệm vụ chuyên môn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở qua các lớp tập trung ngắn hạn
thuộc lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được chú ý nên đã nâng
dần chất lượng hoạt động và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của cán bộ,
đặc biệt đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Từ đó, niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền đối với người
dân ngày càng được củng cố.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và việc thực hiện chế độ, chính sách cán
bộ đã được quan tâm. Ngoài việc thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, chính
sách cán bộ theo Nghị định 121 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ
công chức xã, phường, thị trấn, UBND tỉnh đã điều chỉnh một số chính sách
cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, buôn, trên cơ sở Quyết định
353-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện đầy đủ và đúng
chính sách đối với cán bộ đã động viên được đội ngũ cán bộ cơ sở phát huy
tốt trách nhiệm được phân công.
Là tỉnh mới thành lập, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chưa bố trí đủ cho
các ngành, các cấp. Song, nhìn chung đại đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, an tâm công tác, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Tuy nhiên trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ nữ và
cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đảm bảo tỷ lệ ở một số ngành, lĩnh vực
và các chức danh lãnh đạo; đồng thời trình độ chuyên môn và năng lực quản
lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng hiện nay
còn nhiều bất cập, một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, nhiệm
kỳ 2005-2010, công tác tổ chức xây dựng đảng ở Đak Nông sẽ tập trung vào
những nhiệm vụ trọng tâm với những biện pháp sau:
Tập trung đầu tư nhiều hơn vào công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng thực lực chính trị ở cơ
sở vững mạnh để làm tốt công tác vận động quần chúng, giữ vững chủ
quyền an ninh biên giới và ổn định chính trị trong từng địa bàn, khu dân cư.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng các cấp, đặc biệt là
ở thôn, buôn, tổ dân phố; tập trung xóa TCCSĐ yếu kém; tăng cường công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức đảng. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 100% thôn, buôn, tổ dân phố,
trường học đều có chi bộ, trong đó 100% buôn có đảng viên là người dân tộc
thiểu số tại chỗ; hằng năm có từ 80% trở lên TCCSĐ đạt trong sạch, vững
mạnh (trong đó có từ 65% đến 70% TCCSĐ xã, thị trấn đạt trong sạch, vững
mạnh); đồng thời phấn đấu có từ 90% trở lên chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ
sở đạt trong sạch, vững mạnh.
Làm tốt công tác phát triển đảng viên, chú ý đối tượng đoàn viên Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, nữ, địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng tôn giáo; phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp từ 5.500 đến 6.000 đảng
viên đảm bảo chất lượng; 90% trở lên chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở có kết nạp
đảng viên, phấn đấu cuối nhiệm kỳ không còn thôn, buôn không có chi bộ,
đảng viên.
Tiếp tục quán triệt và hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về
chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ.
Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động các chi bộ thôn, buôn
được thành lập từ khi có Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy; thực hiện kiểm tra vai
trò lãnh đạo của chi ủy và đồng chí bí thư chi bộ, kiểm tra việc ra nghị
quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ và nghị quyết của cấp trên.
Đồng thời phối hợp khảo sát, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc xây
dựng hệ thống chính trị ở cơ sở gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
cơ quan, doanh nghiệp.
Làm tốt công tác kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, kịp thời uốn
nắn những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên; giữ vững
mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú. Phấn đấu có trên 80% đảng viên đủ
tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp tục triển khai Hướng dẫn số 19 ngày 23-6-2005 của Ban Tổ chức Tỉnh
ủy về việc thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán
bộ đến các cấp, các ngành. Xem việc thẩm định, đánh giá, nhận xét cán bộ là
việc làm hằng năm; lấy đó làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ. Gắn đánh giá, nhận xét cán bộ với việc phân loại
TCCSĐ và đảng viên hằng năm theo Hướng dẫn 18, 20 của Ban Tổ chức
Trung ương.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch bằng nhiều hình thức,
nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Đối với đội ngũ trưởng, phó phòng cấp
tỉnh, huyện nếu chưa qua chương trình lý luận chính trị cao cấp thì phải
được đào tạo lý luận chính trị cao cấp, về chuyên môn phải có bằng đại học
chính quy hoặc tại chức. Quan tâm tuyển chọn và khuyến khích một số cán
bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, có triển
vọng để bố trí đào tạo chương trình sau đại học. Đối với cấp cơ sở, các bí
thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch phải được đào tạo qua chương trình lý
luận chính trị cao cấp; công chức xã, phường, thị trấn phải qua đào tạo
chuyên môn và lý luận chính trị trung cấp; từng bước chuẩn hóa đội ngũ
công chức xã, phường, thị trấn, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 80% được
chuẩn hóa.
Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc, cán bộ nữ,
đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ qua đào tạo, bồi dưỡng được bố trí đều khắp ở các
sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ này phát
huy khả năng làm tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt các chính sách đã có
đối với cán bộ và đề ra chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có trình độ về
công tác ở Đak Nông.

You might also like