You are on page 1of 10

1, “Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông, con người lớn bởi rộng lòng bao

dung cả những điều lầm lỗi”. Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của
mình và cho đến tận bây giờ, những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn
còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt
xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng
nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương
vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với
hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo
mà duyên dáng ở cổ bút, tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước đ-
ược cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi
mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi
bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự
mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi
thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở,
bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị
rơi xuống đất không…Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp !Sau khi nghe
bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì,
có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào…Cô yên lặng
ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

– Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?


Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi,
nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến
đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái
gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tui sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ
thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…tôi sợ hãi, ân hận, xấu
hổ, bẽ bàng…tui oà khóc, tui muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo
của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ
trôi qua…

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tui
ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi
đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ
gìn công cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng… Ra chơi hôm
ấy, các bạn lại ríu rít bên tui như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng
tui là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải
gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của
tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị
bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm
nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của
chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã
dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn
nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung!
Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô
như nhớ về MỘT CON NGuỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

2,Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô
giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong
trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ
niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ
nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có
nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả
các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ
thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt
thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi.
Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy
gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận"
với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và
thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các
con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những
suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm
khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên
mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những
dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới
biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng
chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi
chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không
thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của
từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho
chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của
một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như
vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng
những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những
trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng
yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội
tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều
được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa
của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có
một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn
hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính
là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với
con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to
hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền
chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy
không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin
lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các
bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó
mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa
sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một
người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành
công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi
như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

3, Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã gần hai năm. Hôm nay, em mới có
dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A
mà em rất quý mến. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo em ngồi
xuống ghế bên cạnh và ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em.
Gặp cô, em mừng lắm. Bao nhiêu kỉ niệm tốt đẹp về quê lại trỗi dậy trong kí ức
em…

Hồi ấy, quê em còn nghèo. Đường làng lồi lõm, quanh co, sau mỗi cơn mưa, đất
nhão thành bùn dính bết vào chân, đi lại rất khó khăn. Dân làng làm việc quần
quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em mới lên chín, lên mười đã
phải phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ như chăn trâu, cắt cỏ…

Sáng sáng, em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm
đó, chờ mãi không thấy Lâm đến rủ, em đành tới trường một mình. Suốt mấy
ngày mưa phùn lây rây, không khí ẩm ướt và lạnh thấu xương. Bầu trời xám xịt,
mặt trời bị che khuất sau những đám mây dày sũng nước. Đến lớp, em thấy bạn
nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lấm nhem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng
em với ánh mắt ái ngại và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó, chăm học,
rồi cô bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em say mê nghe, quên cả trời
mưa lạnh.
Giờ chơi, các bạn ùa ra hành lang, túm năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em chợt
nhớ tới Lam và định bụng tan học sẽ ghé thăm xem bạn ấy vì sao mà nghỉ học.

Buổi trưa, ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm, em ngại quá! Em
chui tọt vào chăn rồi ngủ quên mất. Mãi đến tối, em lấy hết can đảm dấn bước
trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy bên ngọn
đèn dầu, cô Nga đang giảng bài và hướng dẫn Lâm làm Toán. Lâm quàng chiếc
khăn kín cổ mặt đỏ bừng như người đang sốt. Nhìn cảnh ấy, lòng em xao xuyến
bối rối. Em thương Lâm và kính phục cô bao nhiêu thì lại tự trách mình bấy
nhiêu. Lẽ ra tan học, em phải đến với Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm
bài mới đúng. Em thật có lỗi với bạn Lâm và cô giáo.

Dường như nhận ra vẻ bối rối của em, cô Nga tươi cười bảo: "Đạt tới thăm Lâm
đấy ư? Tốt lắm! Cô và hai em cùng giải mấy bài Toán khó này nhé!". Thế rồi cô
tiếp tục hướng dẫn cặn kẽ cho tới lúc bạn Lâm tự làm được bài.

Mẹ Lâm nói với em: "Chiều qua, Lâm ra đồng giúp bác nhổ cổ lúa nên bị cảm.
Đêm nó sốt cao quá nên sáng nay phải nghỉ học. Nó mong cháu mãi đấy!".
Nghe bác nói, em càng ân hận và trách mình sao quá vô tình.

Chín giờ khuya, cô Nga cùng em trở về trên con đường lầy lội. Lúc chia tay, cô
dặn em: "Nếu mai Lâm chưa đi học được thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé! Bạn
bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn, em ạ!". Em tần ngần đứng nhìn theo anh đèn
pin xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quý mến cô vô hạn.

Gần hai năm sống và học tập trong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những
ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn
bè thân yêu. Mái trường đơn sơ nơi quê nghèo nhưng ấm áp tình người.
4, Trong suốt cuộc đời mỗi con người, có những kỉ niệm chỉ thoảng qua như gió
thoảng mây trôi nhưng cũng có những kỉ niệm khắc sâu trong tâm trí. Mỗi lần
nhớ về kỉ niệm mình đã làm được một việc tốt, tôi bỗng bất giác nở nụ cười và
thấy mình đã sống đúng như lời mẹ vẫn dạy: Cần biết yêu thương và giúp đỡ
người khác.

Kỉ niệm ngày hôm ấy tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trưa hôm đó là một ngày tháng
năm nắng như đổ lửa. Bầu trời cao vời vợi, trong vắt không một gợn mây. Sức
nóng từ ông mặt trời như muốn thiêu đốt cả không gian. Tôi đạp xe trở về nhà
trên con đường quen thuộc. Hai bên đường, cây cối im lìm, tôi tự hỏi không biết
những cơn gió đang ở phương trời nào. Cái nóng không chỉ đến từ ông mặt trời
mà còn bốc lên từ con đường trải nhựa bên dưới. Đạp xe trên đường mà mồ hôi
từ trán rỏ xuống ướt đẫm lưng áo tôi. Tôi tự nhủ phải đạp xe về nhà thật nhanh
để được uống cốc nước chanh mẹ đã pha sẵn. Đi được một quãng, tôi bắt gặp
một cụ già đang ngồi bệt trên đường. Tôi nghĩ thầm: Trời nắng thế này không
biết bà ra ngoài đường làm gì nhỉ? Không biết bà có bị làm sao không? Tôi đến
gần bà cụ và hỏi:

-Bà ơi, bà làm sao thế ạ? Bà có cần cháu giúp không?

Tôi đoán bà năm nay chắc cũng ngoài 70 tuổi, tóc đã bạc trắng quá nửa đầu.
Chiếc áo nâu bà đang mặc ướt đẫm mồ hôi. Gương mặt bà xanh xao, có lẽ là do
mệt vì đi đường xa. Tay bà vẫn xách một cái làn, trong đó nào là rau, cá, hoa
quả và những món quà quê. Bà vịn tay tôi đứng lên và đáp:

- Trời hôm nay nắng quá, có lẽ bà bị say nắng cháu ạ. Bà vừa mới từ quê lên,
đang đi đến nhà con thì bỗng xây xẩm mặt mày, chóng mặt quá nên bà mới ngồi
xuống.

Tôi dìu bà đến một bóng râm bên đường, đỡ bà ngồi xuống nghỉ và bảo:

- Bà ngồi đây đợi cháu một lát nhé, cháu sẽ quay lại ngay
Tôi nói xong liền vội chạy đi mua một chai nước và một tấm bánh mì. Bà ăn
xong thì đã khá hơn một chút, bà bảo:

- Cám ơn cháu nhé, cháu ngoan quá, bà đỡ nhiều rồi. Không có cháu thì bà
không biết phải xoay sở ra sao.

- Nhà bà ở đâu ạ? Cháu sẽ đưa bà về.

Bà nói xong địa chỉ, tôi bỗng reo lên:

- May quá, nhà đó ở cùng một khu phố với cháu. Vậy là bà cháu ta cùng đường
rồi.

Đưa bà về nhà xong, tôi mới yên tâm ra về. Lúc tạm biệt, bà còn dặn:

- Cháu về cẩn thận nhé, cô bé ngoan!

Về đến nhà đã là 12 giờ trưa. Mẹ nhìn thấy tôi thì vội hỏi, gương mặt vẫn còn
thoáng lo lắng:

- Sao hôm nay con về muộn thế, mẹ cứ sợ con xảy ra chuyện gì.

Đi rửa mặt xong, tôi ngồi xuống kể cho mẹ nghe hôm nay tôi đã giúp đỡ một bà
cụ bị say nắng và đưa bà về nhà, thế nên tôi mới về muộn. Mẹ nghe xong thì
khen:

- Con gái mẹ ngoan quá. Con làm như vậy là đúng lắm. Bà cụ tội nghiệp như
thế, con không thể bỏ mặc bà ngoài đường giữa trời nắng như đổ lửa thế này
được. Mẹ rất hãnh diện vì con đã biết giúp đỡ người khác. Con mẹ đúng là lớn
thật rồi.

Nghe lời khen của mẹ, tôi cảm thấy rất vui sướng. Đặc biệt là khi việc tốt ấy
xuất phát từ tấm lòng và trái tim của mình thì nó càng có ý nghĩa gấp bội lần.
Kỉ niệm ấy trôi qua đã lâu nhưng nó vẫn in đậm mãi trong tâm trí tôi. Tôi càng
thấm thía hơn ý nghĩa của những việc làm tốt mang đến cho mình và mọi người.

5, Thầy cô giáo luôn dạy em rằng muốn trở thành một người con ngoan trò giỏi
phai tuân theo 5 điều Bác Hồ dạy. May mắn thay vào tháng trước em có cơ hội
được thể hiện điều ấy. Em đã nhặt được của rơi và đem trả lại người đánh mất

Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng
thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì
thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhậ của nó đã vô tình đánh rơi trong
lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều
tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt
nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ
thấy những bóng người vội vã hối hả trong giơ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là
người mất đồ cả.

Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết
đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em
muốn. . Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghi
xấu xa đó đ. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm
lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ
cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.

Đúng! Mình sẽ đem số tiền này trả về chủ nhân của nó. Nhưng biết tìm ai mà trả
đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường
mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bũng, em chạy ngay đến đó
nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp

Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:


– Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?

– Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm
ai trả

Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy
tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.

– Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và
trường lớp vào biên bản nhé

Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố
mẹ về viêc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau,
cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy
em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ

Em thấy rất vui vì mình đã làm được một viêc tuy nhỏ nhưng khi nhận được
những lời khen ngợi từ mọi người, em thấy vô cùng tự hào

You might also like