You are on page 1of 13

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC GIANG Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


–––––––––––––––––––––––
Số: /BC-UBND Bắc Giang, ngày tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO
Tình hình thu hút đầu tư, cấp phép thành lập mới doanh nghiệp và tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018; nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu năm 2019
––––––––––––––
Thực hiện Quy định số 98-QĐ/TU ngày 05/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ quy định những nội dung Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ thảo luận,
quyết định hoặc cho ý kiến thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội;
UBND tỉnh báo cáo tình hình thu hút đầu tư và thành lập mới doanh nghiệp
năm 2018; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2019 như sau:
I. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU

1. Tình hình thu hút đầu tư
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 178 dự
án đầu tư; trong đó có 111 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 1.961,7
tỷ đồng và 67 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 183,8 triệu USD; có 21 dự án
trong nước điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 899 tỷ đồng và 50
dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký bổ sung là 336 triệu USD.
Ngoài ra, trong năm 2018, đã thu hút được 05 dự án đầu tư xây dựng khu dân cư
và 01 dự án xây dựng khu nhà ở với tổng vốn đăng ký đạt 799 tỷ đồng; thu hút
được 10 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp (4 dự án đầu tư xây
dựng mới các CCN và 06 dự án chuyển đổi chủ đầu tư từ UBND các huyện sang
doanh nghiệp) với tổng vốn đăng ký đạt 3.337 tỷ đồng (ngoài ra có 02 cụm công
nghiệp đang xin ý kiến BTV Tỉnh ủy về chủ trương đầu tư).
Tình hình thu hút đầu tư cụ thể như sau:
* Phân theo địa bàn thu hút đầu tư:
- Bên ngoài các KCN: Chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư cho 103 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký đạt 1.812 tỷ đồng
và 15 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 10,8 triệu USD; có
21 dự án trong nước điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 899 tỷ đồng và 6
dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với vốn bổ sung đạt 1,4 triệu USD.
- Trong các KCN: Chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký đạt 149,7 tỷ đồng
và 52 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký đạt 173 triệu USD;
bổ sung tăng vốn cho 44 dự án với vốn bổ sung đạt 334,6 triệu USD.
Phân theo lĩnh vực đầu tư:
- Các dự án trong các KCN đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng hạ tầng KCN.
- Đối với các dự án đầu tư bên ngoài các KCN.
* Đầu tư trong nước: Có 23 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm
22,33% số dự án đầu tư trong nước ngoài KCN) vốn đăng ký đạt 533 tỷ đồng
(chiếm 29,41% số vốn thu hút); 11 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm
10,68% về số dự án) với vốn đăng ký đạt 124 tỷ đồng (chiếm 6,8% về vốn đăng
ký); còn lại 69 dự án trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm 66,99%) với tổng vốn đăng ký
đạt 1.155 tỷ đồng (chiếm 63,79% về vốn đăng ký).
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Có 13 dự án trong lĩnh vực công nghiệp
(chiếm 87 % số dự án FDI bên ngoài KCN) với vốn đăng ký đạt 10,6 triệu USD và
2 dự án trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm 3% số dự án FDI bên ngoài KCN) với vốn
đăng ký đạt 0,2 triệu USD.
Trong năm đã thu hút được một số dự án lớn như: Khu sinh thái khe hang
dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng của Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ
Thương mại Tuấn Quỳnh và Công ty CP Đầu tư Bất động sản và Du lịch Tuấn
Quỳnh Yên Dũng tại Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng (498 tỷ
đồng). Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho một số dự án lớn như dự án Xây dựng
khách sạn cao cấp và kinh doanh thương mại tổng hợp thành phố Bắc Giang của
Công ty CP Thương mại Tuấn Mai (tăng vốn đầu tư từ 139,7 lên 468 tỷ đồng)
Tính chung từ trước đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.504 dự án đầu tư,
trong đó có 1.126 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký đạt 80.728 tỷ đồng và
378 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 4.276,1 triệu USD.
2. Tình hình triển khai hoạt động các dự án
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong nước năm 2018 ước đạt 6.453 tỷ
đồng; vốn thực hiện của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 12.562 tỷ
đồng.
Lũy kế đến nay, vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong nước ước đạt
42.303 tỷ đồng (bằng 52,4% vốn đăng ký); vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt khoảng 57.726 tỷ đồng (bằng 60 % vốn đăng ký).
Trong năm 2018 đã có thêm 157 dự án đi vào hoạt động. Trong tổng số
1.504 dự án còn hiệu lực, đến nay đã có có 1.070 dự án đã đi vào hoạt động hoặc
đưa một phần dự án vào hoạt động; 120 dự án đang triển khai xây dựng; 45 dự án
đã được thuê đất nhưng chưa triển khai xây dựng; 33 dự án đang ngừng hoạt động;
các dự án còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và thực hiện thủ tục
thuê đất.
II- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1. Tình hình phát triển doanh nghiệp
a) Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp

2
Năm 2018 (tính đến 15/12/2018), đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp cho 1.202  doanh nghiệp và  190  chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký
thành lập mới, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký của các doanh
nghiệp là  9.630 tỷ đồng, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2017; tỷ lệ doanh nghiệp
thực hiện các TTHC qua mạng đạt trên 54%, trong đó thành lập mới doanh nghiệp
nộp qua mạng đạt 78%.
Trong tổng số 1.202 doanh nghiệp đăng ký, phân theo lĩnh vực kinh doanh:
Doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ chiếm 56%; Công nghiệp và
Xây dựng chiếm 40%; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4%.
Tính chung từ trước đến nay, toàn tỉnh có 8.263 doanh nghiệp với số vốn
đăng ký là 54.884 tỷ đồng và 3,187 tỷ USD; Trong đó có 7.897 doanh nghiệp trong
nước và 366 doanh nghiệp FDI. Chia theo loại hình: nhiều nhất là loại hình Công
ty TNHH một thành viên có 4.310  doanh nghiệp, chiếm 52,1%; Công ty TNHH 2
thành viên trở lên có 2.041 doanh nghiệp, chiếm 24,7%; Công ty CP có 1.449
doanh nghiệp, chiếm 17,6 %; ít nhất là Doanh nghiệp tư nhân có 463 doanh
nghiệp, chiếm 5,6%.
b) Số DN đang hoạt động, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản
Trong năm 2018, có 92 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã giải
thể và xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp, bằng 7,6% so với tổng số đăng ký
thành lập mới. Số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt
động sản xuất kinh doanh là 280 doanh nghiệp, và gấp 1,68 lần so với số doanh
nghiệp tạm ngừng ở cùng kỳ.
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 5.451DN chiếm 66% số doanh nghiệp
đang hoạt động so với số doanh nghiệp đăng ký; Số doanh nghiệp chưa hoạt động:
150 DN, chiếm 1,8% tổng số DN; Số doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ: 654
DN, chiếm 7,9 % tổng số DN; Số doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo
với cơ quan đăng ký kinh doanh là 2.008 DN, chiếm 24,3 % tổng số DN.
Theo đánh giá sơ bộ, trong số các doanh nghiệp còn hoạt động có khoảng
57% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, 23% doanh nghiệp hoạt động cầm
chừng, 15,8% doanh nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị và mới đăng ký, 4,2%
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn.
a) Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN)
Tập trung chỉ đạo hỗ trợ, đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN, CCN, rà soát, điều
chỉnh, ban hành một số chính sách, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho thu
hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành
kế hoạch về chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2035. Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình, triển khai các biện
pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả
các hoạt động khuyến công, tư vấn, hỗ trợ phát triển công nghiệp...
Hầu hết các ngành sản xuất quan trọng đều hoạt động ổn định, trong đó có
hơn 10 doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn (trên 1.000 tỷ đồng) tăng trưởng cao, là

3
động lực chính cho tăng trưởng toàn ngành(1); bên cạnh đó, nhiều dự án thu hút đầu
tư đi vào hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đã phát huy hiệu quả góp phần
đưa Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 bằng 131,5% so với năm 2017;
trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo bằng 135%, ngành sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước bằng 132%, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác
thải, nước thải bằng 110%, khai khoáng bằng 113%...
Khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục là đầu tầu khi có tốc độ tăng giá trị sản
xuất cao nhất, đạt 35,1%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 17,8%, khu
vực doanh nghiệp nhà nước tăng 19,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế)
ước đạt 159.295 tỷ đồng, vượt 10,6% kế hoạch. Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp
FDI trong cơ cấu giá trị công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng lên, năm 2018 đạt
126.130 tỷ đồng, chiếm 79,2%, tăng 2,2% so với năm 2017; khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước đạt 27.010 tỷ đồng, chiếm 17,0%, giảm 1,8%; khu vực doanh
nghiệp nhà nước đạt 6.155 tỷ đồng, chiếm 3,8%, giảm 0,4 %.
Sản xuất công nghiệp được tập trung chủ yếu tại các KCN, năm 2018 có 21 dự
án đi vào hoạt động nâng tổng số dự án tại các KCN lên 242 dự án; giải quyết việc
làm cho trên 89.400 lao động, tăng 9.000 người (trong đó lao động địa phương
chiếm khoảng 80%), thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất tại
các KCN tăng 34,8%, chiếm tới 75,2% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh.
b) Thương mại nội địa, xuất, nhập khẩu
Năm 2018, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa đảm bảo đáp
ứng nhu cầu thị trường; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát, chỉ số bình quân tăng
4,2% so với năm 2017.
Đổi mới, sáng tạo công tác xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy thị trường.
Đặc biệt đã tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và
nông sản chủ lực có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ ước đạt 24.535 tỷ đồng, tăng 15,1%, đạt 100,1% kế hoạch.
Giá trị xuất khẩu ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 21%, đạt 96,2% kế hoạch; nhập
khẩu đạt 7,2 tỷ USD, tăng 20%, đạt 96% kế hoạch. Hàng nhập khẩu chủ yếu là
nguyên phụ liệu cho sản xuất, gia công hàng xuất khẩu như: May mặc, sản xuất linh
kiện điện tử, máy móc thiết bị…
c) Kết quả đóng góp vào ngân sách địa phương
Ước năm 2018, tổng số nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trên
địa bàn (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, phí và
lệ phí, các khoản thu khác) là 1.591 tỷ đồng tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Trong đó: thu từ khối doanh nghiệp nhà nước là 494 tỷ đồng; thu từ khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là 576 tỷ đồng; và thu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài là 521 tỷ đồng.

1
Một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn và tăng trưởng khá như: Công ty Fuhong đạt 29.420 tỷ đồng, tăng 31,8%, Công ty
Hosiden Việt Nam đạt 13.555 tỷ đồng, tăng 35,3%, Công ty Si Flex đạt 18.055 tăng 41,3%, Công ty Vina Solar đạt 7.545 tỷ
đồng, tăng 36,1%; Công ty New Wing đạt 16.305 tỷ đồng, tăng 56,2% so với cùng kỳ...

4
Trên địa bàn tỉnh năm 2018 có một số doanh nghiệp hết thời gian hưởng ưu
đãi miễn thuế TNDN, chuyển sang hưởng ưu đãi giảm thuế TNDN nên có số nộp
tăng như: Công ty TNHH Si flex Việt Nam, nộp 33 tỷ đồng; Công ty TNHH SME
VIỆT NAM, nộp 10 tỷ đồng; Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam), nộp 10,6
tỷ đồng, Công ty TNHH C&K Global, nộp 19 tỷ đồng...
Bên cạnh đó một số doanh nghiệp có số thuế giảm nhiều như: Công ty Đạm
có số nộp giảm 11 tỷ đồng thuế TNDN; Chi nhánh Viettel giảm 10 tỷ đồng do ảnh
hưởng của việc phân bổ thuế GTGT đầu vào của Tổng công ty; các doanh nghiệp
khác cũng có số ước nộp giảm so với năm 2017 như: Công ty CP tập đoàn May
Bắc Giang, giảm 3,5 tỷ đồng, CTCP vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang, giảm
3,1 tỷ đồng, ...
d) Tạo việc làm
Năm 2018 tạo được việc làm cho 29.410 lao động (trong đó có 3.790 lao động
đi làm việc ở  nước ngoài). Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 203.000 lao động làm
việc trong các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp trong các KCN sử dụng
khoảng 82.000 lao động. Khối các DN sử dụng lao động chiếm khoảng 16-17%
tổng số lao động toàn xã hội (chưa kể lao động trong các HTX và Hộ kinh doanh
cá thể).

Nhìn chung, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ổn định, các
chế độ chính sách BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động đã được doanh nghiệp
quan tâm hơn. Tỉnh hiện có 57,3% số doanh nghiệp đang hoạt động tham gia
BHXH; tỷ lệ người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tham gia BHXH đạt
81,3%. Tỷ lệ nợ BHXH đã giảm mạnh, nợ hành chính sự nghiệp đã được giải
quyết triệt để; tổng số tiền nợ BHXH từ 3 tháng trở lên là 51,7 tỷ đồng, giảm
34,3% % so với năm 2017.

đ) Tình hình vay vốn của các DN


Các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo về lãi suất;
tập trung đầu tư vốn cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội như: Cho vay
phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Tăng trưởng tín dụng cao hơn bình quân cả nước, ước đến 31/12/2018, tổng
nguồn vốn tín dụng huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đạt 47.075
tỷ đồng, tăng 18,9%; dư nợ cho vay đạt 46.165 tỷ đồng, tăng 19,0%; nợ xấu là 400
tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng dư nợ, tăng 0,1% so với thời điểm 31/12/2017.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NĂM 2018
1. Ưu điểm
Trong năm 2018, UBND tỉnh tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt các cấp,
các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp,

5
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư kinh doanh trên địa
bàn; thực hiện sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 06/5/2016 của
Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,
giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 đạt
62,20 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2016 (58,20 điểm); xếp hạng 30/63 tỉnh, thành
(tăng 3 bậc so với năm 2016 – hạng 33/63 tỉnh thành).
Lãnh đạo UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào
cuộc hỗ trợ các dự án sớm hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng và
các thủ tục liên quan. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã có nhiều cố
gắng, nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết các thủ tục
liên quan đến đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Việc phối hợp giữa cơ quan đầu mối thẩm định các hồ sơ đề nghị chấp thuận
chủ trương đầu tư các dự án đầu tư với các cơ quan liên quan đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Lãnh đạo các cấp đã quan tâm chỉ đạo kịp thời tạo điều kiện để nhà
đầu tư thực hiện các thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.
3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên công tác thu hút đầu
tư, phát triển doanh nghiệp và triển khai thực hiện các dự án còn một số hạn chế
sau:
- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong việc xin ý kiến
đối với dự án đầu tư tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng còn nhiều hạn chế; vẫn
còn một số sở, ngành địa phương không tuân thủ đúng thời gian cho ý kiến hoặc
không có văn bản trả lời dẫn đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số
dự án còn bị chậm so với thời gian quy định; còn có cơ quan tham gia ý kiến
không đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, tham gia không đầy đủ các nội dung
được xin ý kiến, không thể hiện rõ quan điểm (đồng ý hoặc không đồng ý hoặc
không nêu rõ lý do không đồng ý).
- Công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, các quy hoạch còn chồng
chéo, mâu thuẫn dẫn đến khó khăn trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho
các dự án bên ngoài các KCN. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo
các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố điều chỉnh các quy hoạch liên quan
đối với các dự án phải điều chỉnh bổ sung quy hoạch nhưng một số cơ quan vẫn
chưa kịp thời thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án còn gặp nhiều khó
khăn, dẫn tới tiến độ thực hiện của nhiều dự án chậm. Các dự án đầu tư bên ngoài
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa phần không thuộc diện nhà nước thu hồi
đất mà phải thỏa thuận với các hộ dân có đất khi thực hiện bồi thường, GPMB.
Mặt khác, khi thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn có các địa phương (Chủ
yếu là các thôn, xã, thị trấn) đặt điều kiện đối với nhà đầu tư như: Hỗ trợ kinh phí

6
xây nhà văn hóa, đường giao thông, ...gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu
tư.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư vẫn còn nhiều bất cập,
hạn chế dẫn tới nhiều nhà đầu tư triển khai thực hiện khi chưa có đầy đủ thủ tục về
đầu tư, xây dựng, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình không có giấy phép
xây dựng, xây dựng sai phép, nhiều trường hợp cố tình vi phạm và bị xử lý vi
phạm hành chính, một số trường hợp phải tháo dỡ công trình sai phạm gây bức xúc
trong dư luận và lãng phí nguồn lực xã hội. Công tác quản lý, theo dõi các dự án
sau khi được chấp thuận đầu tư còn chưa thường xuyên. UBND cấp huyện chưa
chủ động, quan tâm phân công các đầu mối theo dõi tình hình thực hiện dự án của
các nhà đầu tư dẫn tới nhiều dự án chậm đầu tư, không đầu tư, đầu tư sai mục tiêu
nhưng chậm được phát hiện và xử lý.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được cải thiện theo hướng giảm thiểu các đợt
thanh tra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn phản ánh phải
làm việc với nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Hạ tầng các khu công nghiệp chậm được đầu tư hoàn chỉnh, không đồng
bộ. Tiến độ đầu tư hạ tầng của hầu hết các KCN đang triển khai đều chậm nhưng
việc đôn đốc và xử lý các chủ đầu tư chậm tiến độ chưa quyết liệt; hạ tầng đầu tư
không đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng xử lý nước thải. Hạ tầng các CCN chưa được
quan tâm đầu tư, thiếu đồng bộ, manh mún, nhất là hệ thống xử lý nước thải tập
trung, cấp nước sạch, đường giao thông nội bộ, đường gom cụm công nghiệp. Hạ
tầng hỗ trợ đầu tư như dịch vụ vận tải đưa đón công nhân còn nhiều hạn chế, đặc
biệt là điểm đỗ xe đưa đón công nhân; hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp
(trường mầm non, chợ, nhà ở công nhân,...) chậm được đầu tư, chưa đáp ứng được
yêu cầu. Bên cạnh đó, hạ tầng đô thị phát triển chưa đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ
phát triển và thu hút đầu tư. Hạ tầng các dịch vụ khác có liên quan (khách sạn, nhà
hàng ăn uống, tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí...) chưa đa dạng, chất lượng
dịch vụ thấp.
- Công tác triển khai các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: Khởi sự doanh
nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ hội kinh doanh; đào tạo,
bồi dưỡng các doanh nghiệp; hỗ trợ thủ tục pháp lý... chưa thực sự mang lại những
hiệu quả cho doanh nghiệp. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng còn hình thức, chất lượng,
hiệu quả chưa cao do đó chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng doanh nghiệp còn hạn chế.
Một số chính sách, chương trình hỗ trợ có nội dung chồng chéo, trùng lắp do nhiều
đơn vị cùng thực hiện. Hệ thống cơ quan đầu mối về trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa chưa hoàn thiện và còn yếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước của tỉnh trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp còn thiếu, năng lực
hạn chế và phần lớn chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng về công tác trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Việc tiếp cận nguồn vốn vay của một số doanh nghiệp còn khó khăn do
doanh nghiệp mới thành lập hoặc không chứng minh được năng lực sản xuất kinh

7
doanh, năng lực tài chính nên các ngân hàng không có đủ cơ sở để cung cấp tín
dụng. Mặt khác các tài sản thế chấp của doanh nghiệp hầu hết gắn liền trên đất
thuê (nhiều tài sản là máy móc thiết bị mang tính đặc thù) nên khó khăn trong việc
định giá tài sản khi cho vay và khi phải xử lý tài sản thế chấp; việc định giá tài sản
thế chấp thường là thấp hơn so với giá thị trường, quy định về tài sản thế chấp
chưa được linh động. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất trong viê ̣c cho vay đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa là tính minh bạch, hê ̣ thống báo cáo tài chính chưa được
kiểm toán dẫn tới các dữ liệu, số liê ̣u phản ánh chưa chính xác, mức độ tin câ ̣y
chưa cao. Do vâ ̣y các ngân hàng thương mại thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá
và thẩm định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
* Khách quan:
- Một số bất cập, chưa thống nhất trong việc thực hiện các quy định liên
quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất
đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản,... các văn bản hướng
dẫn chậm được ban hành gây ra những lúng túng nhất định cho các cơ quan quản
lý Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện.
- Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng hạ
tầng các khu, cụm công nghiệp, đầu tư hạ tầng xã hội phục vụ các khu công nghiệp
còn nhiều khó khăn.
* Chủ quan:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa thực sự quyết liệt,
chậm thích ứng với điều kiện mới. Một số cơ quan, địa phương chưa thật sự chủ
động, tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chưa kịp thời báo
cáo với UBND để tìm các giải pháp tháo gỡ cho nhà đầu tư; chưa tích cực, kịp thời
tham mưu với UBND tỉnh xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút, cũng như quản lý các dự án đầu
tư.
- Năng lực của các nhà đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp hạn chế cả về khả
năng tài chính và năng lực xúc tiến đầu tư nên việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào các
khu công nghiệp còn hạn chế.
- Việc phối hợp trong theo dõi, quản lý dự án đầu tư của các sở, ngành, địa
phương chưa được trú trọng; thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng. Bên cạnh đó,
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và ý thức trách nhiệm của một bộ phận
cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn hạn chế, chậm đổi
mới, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Các sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố chưa thực sự chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với
các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là UBND cấp huyện, còn phó mặc, trông chờ
vào các cơ quan nhà nước cấp trên dẫn tới nhiều trường hợp vi phạm nhưng chậm
được phát hiện và xử lý; công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra đối với các
lĩnh vực liên quan của các cơ quan quản lý nhà nước còn rời rạc, thiếu sự phối hợp

8
dẫn tới chồng chéo trong các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp,
nhà đầu tư.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến của các cấp, các ngành về chủ trương thu hút
đầu tư còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn hạn chế,
gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện của các dự án đầu tư.
- Nhận thức của nhiều nhà đầu tư đối với các quy định của nhà nước trong
triển khai các hoạt động đầu tư còn hạn chế nên vi phạm các quy định của pháp
luật; một số trường hợp có biểu hiện cố tình vi phạm để trục lợi.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN THỰC
HIỆN TRONG NĂM 2019
1. Tiếp tục triển khai nghiêm túc có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong
Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 06/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế
hoạch số 128/KH-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện của
từng sở, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành tập trung chỉ đạo các đơn vị, bộ
phận trực thuộc triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả
thực hiện các nhóm nhiệm vụ trong đó tập trung đánh giá những ưu điểm, tồn tại,
hạn chế trong quá trình triển khai. Trên cơ sơ đó, các sở, ngành, địa phương đề
xuất các giải pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết.
2. Các sở, ngành, UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện việc rà soát, cập nhật
các thủ tục hành chính của từng sở, ngành, địa phương, đăng tải các thủ tục hành
chính (kèm theo các mẫu biểu, quy trình, phí và lệ phí) lên trang website, nơi giải
quyết thủ tục hành chính của từng cơ quan liên quan; nâng cao hiệu quả hoạt động
của “đường dây nóng” để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết khó khăn,
vướng mắc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh
Bắc Giang để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành
chính, trong đó đề cao việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, phấn đấu tỷ lệ hồ sơ được
xử lý trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; kết nối liên thông, đồng bộ các phầm mềm
hỗ trợ giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh; thực hiện ứng dụng chữ ký số trong tiếp
nhận, xử lý, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.
3. Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng, đô thị tạo điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án đầu tư.
Thực hiện hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư trong quá trình giải phóng mặt bằng sau khi
dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư; chủ động rà soát các dự án đã được giao
đất, cho thuê đất nhưng chậm đầu tư, không đầu tư để kiến nghị xử lý thu hồi tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư khác tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, thực hiện công bố Danh mục và tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ
đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy
định của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ đối với các
vị trí có lợi thế thương mại cao.

9
4. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư,
cụ thể:
- Về hạ tầng giao thông: Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa
phương liên quan thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang -
Lạng Sơn; tập trung xây dựng hoàn thành dự án đường Vành đai IV (đoạn qua tỉnh
Bắc Giang), đường vành đai Đông Nam thành phố Bắc Giang và cầu qua sông
Thương, ĐT 293, đường nối ĐT 293 vào cảng Mỹ An, huyện Lục Ngạn; cải tạo,
nâng cấp ĐT 295 đoạn Vôi – Bến Tuần và Ngọc Châu – Thị trấn Thắng; đầu tư
xây dựng đường nối cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn vào Hồ Khuôn Thần, huyện
Lục Ngạn để kêu gọi các nhà đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng và các dự án
theo hình thức hợp đồng BT.
- Về hạ tầng các khu công nghiệp: Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các
khu công nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hạ tầng các KCN: Quang Châu, Vân
Trung (phần diện tích do Công ty TNHH S&G làm chủ đầu tư), Hòa Phú. Quy
hoạch và thu hút đầu tư thành lập thêm một số KCN để đáp ứng nhu cầu phát triển
trong những năm tiếp theo (KCN tại xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa).
- Về hạ tầng các cụm công nghiệp: Rà soát lại các CCN đã thành lập; kêu gọi
các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư hạ tầng các CCN, đôn đốc đẩy
nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các CCN đã có chủ đầu tư hạ tầng để tạo quỹ đất
thu hút đầu tư.
- Hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
dự án nhà ở xã hội cho công nhân. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo
các xã, thôn bố trí đất xây dựng địa điểm tập kết rác thải theo quy định. Rà soát, bố
trí điểm tập kết thu gom rác thải xung quanh các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp hợp lý, tăng cường đầu tư các xe thu gom, vận chuyển rác thải. Nghiên cứu
các vị trí phù hợp cạnh các KCN để thành lập một số khu chợ bán theo giờ nhất
định để phục vụ nhu cầu của công nhân KCN. Thực hiện các biện pháp để đảm bảo
an ninh trật tự tại các khu vực đông công nhân sinh sống. Đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án nhà ở xã hội cho công nhân đã được chấp thuận đầu tư (Công ty
TNHH Vương Vĩ, Công ty TNHH Fugiang làm chủ đầu tư). Sở Xây dựng tiếp tục
rà soát, quy hoạch các vị trí xây dựng nhà ở công nhân phục vụ các khu công
nghiệp trên địa bàn để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư triển khai xây dựng.
- Hạ tầng khác: Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, hạ tầng xã
hội quanh các khu công nghiệp (chợ, trường học, nhà ở công nhân); đẩy nhanh tiến
độ đầu tư xây dựng nhà thi đấu thể thao tỉnh, các khu đô thị tại thành phố Bắc
Giang và tại các huyện; triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Bênh viện đa
khoa tỉnh, các dự án cảng thủy nội địa, các khu du lịch nhằm hoàn thiện hạ tầng
kinh tế - xã hội phục vụ thu hút đầu tư.
5. Tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp
thuận đầu tư. Duy trì và đổi mới nội dung các hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các
doanh nghiệp định kỳ hàng quý và các buổi cafe doanh nhân để nghe phán ánh và
kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp (tổ

10
chức theo chuyên đề). Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Hỗ
trợ đầu tư và Phát triển doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
các nhà đầu tư, doanh nghiệp; nghiêm túc giải quyết các phản ánh, kiến nghị của
doanh nghiệp; nâng cao chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết
thực chất, dứt điểm các vướng mắc của doanh nghiệp, công khai kết quả và theo
dõi, giám sát chặt chẽ quá trình giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.
Chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan tập trung cao cho công tác bồi
thường GPMB thực hiện các công trình, dự án, nhất là các dự án hạ tầng giao
thông; các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị đã
chấp thuận đầu tư; phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ chấp thuận chủ
trương đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Solar; phối hợp với Tập đoàn FLC để triển
khai các công việc phục vụ việc nghiên cứu, khảo sát, thành lập, xây dựng KCN tại
huyện Hiệp Hoà và dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hồ Khuôn Thần,
huyện Lục Ngạn; Hồ Hố Cao, huyện Lạng Giang.
Thực hiện khảo sát nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; cải
cách thủ tục cho vay, thế chấp tài sản vay vốn; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư
tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-
CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; thực hiện hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực
hiện các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày
17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục thực hiện rà soát lại các quy hoạch ngành, sản phẩm, dịch vụ có liên
quan kiến nghị bãi bỏ các quy hoạch không phù hợp với Luật Quy hoạch tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục chấp thuận các dự án đầu
tư; tăng cường tính chủ động của các sở, ngành, UBND cấp huyện trong việc hỗ
trợ các nhà đầu tư điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, không để tình trạng
doanh nghiệp phải làm việc, gặp gỡ mới triển khai thực hiện.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ
trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn cho
các nhà đầu tư, đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, thu
hồi các dự án của các nhà đầu tư chậm triển khai, không đầu tư. Tăng cường phân
công, phân cấp, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở (cấp huyện, cấp
xã) đối với công tác quản lý, theo dõi các dự án đầu tư trên địa bàn; kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm (cả cơ quan quản lý nhà nước và
nhà đầu tư).
Trong năm 2019, sẽ tập trung xử (hoàn thiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự
án; kiểm tra xử lý, đề xuất xử lý) đối với các dự án ngừng hoạt động; các dự án
chậm tiến độ; các dự án đầu tư sai mục tiêu; các dự án vi phạm về trật tự xây dựng;
không thực hiện các thủ tục về môi trường; sử dụng đất sai mục đích theo kết quả
rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại báo cáo số 614/BC-SKHĐT ngày
09/11/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư). Bên cạnh đó, sớm hoàn Đề án nâng cao

11
hiệu quả thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 và Báo cáo Tổng kết thực tiễn
thực trạng hoạt động thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến nay; quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
7. Tăng cường công khai, minh bạch trong trong việc cung cấp thông tin và
trong giải quyết các công việc có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Các sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công bố công khai, đầy đủ quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các huyện, thành phố; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch phát triển các khu,
cụm công nghiệp; các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước, của tỉnh;
danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ban,
ngành, huyện, thành phố đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích cho các
doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thực hiện chế độ công khai, minh bạch trong giải quyết các công việc có liên
quan tới doanh nghiệp, nhà đầu tư của các cơ quan quan, địa phương, đơn vị như: Kết
quả giải quyết thủ tục hành chỉnh; giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu
tư; kết quả thanh tra, kiểm công vụ, kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh
nghiệp đối với các cơ quan nhà nước; …
8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh
nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng;
phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, văn bản hướng dẫn tới các NHTM. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát, kịp thời xử lý nghiêm những tổ
chức tín dụng không tuân thủ đúng theo quy định của Pháp luật.
Các NHTM trên địa bàn tỉnh cần chủ động tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khó
khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hồ sơ vay vốn;
cân đối nguồn vốn với mức lãi suất cho vay hợp lý giúp doanh nghiệp có thể tiếp
cận nguồn vốn thuận lợi.
9. Đẩy mạnh hoạt động quản lý thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận
thương mại. Tăng cường kiểm tra thị trường, giá cả; phối hợp với các huyện, thành
phố chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thực hiện tốt công tác đấu tranh quyết liệt
chống hàng giả, kém chất lượng và gian lận thương mại. Khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau nhất là sản phẩm của doanh nghiệp này là
nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp khác.
Trên đây là báo cáo tình hình thu hút đầu tư và thành lập mới doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh năm 2018, UBND tỉnh trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ;
- Văn phòng Tỉnh uỷ;
- Lưu: VT, KTN.
* Bản điện tử:
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP;

12
+ Các Phòng TH, KT. Nguyễn Văn Linh

13

You might also like