You are on page 1of 3

Tổng Công ty Điện lực TP.

HCM Quy cách kỹ thuật


TỦ ĐIỆN HẠ THẾ SỬ DỤNG CHO TRẠM BIẾP ÁP
I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Tiêu chuẩn cơ sở này áp dụng cho tủ điện hạ thế sử dụng cho trạm biến
áp.
II. TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM:
- BS EN 13601: Copper and copper alloys-copper rod, bar and wire for general
electrical purposes.
- IEC 60439-5: Particular requirements for assemblies intended to be installed
outdoors in public places - Cable distribution cabinets for power distribution
in networks.
III. MÔ TẢ:
Tủ điện hạ thế sử dụng cho trạm biến áp bao gồm:
- Vỏ tủ
- 01 máy cắt hạ thế 3 pha 600A đóng cắt và bảo vệ phía thứ cấp máy biến áp
400kVA.
- 02 máy cắt hạ thế 3 pha 250A đóng cắt và bảo vệ cho lộ ra.
- 02 vị trí dự phòng để lắp đặt máy cắt hạ thế 3 pha 250A đóng cắt và bảo vệ
cho 02 lộ ra (không mua máy cắt).
- 01 vị trí để lắp công tơ đo đếm và modem truyền tín hiệu (không mua công
tơ và modem). Vị trí lắp công tơ phải được thiết kế cửa sổ đọc chỉ số điện kế
bằng kính trong suốt
- Các kết nối dẫn điện bên trong tủ bằng thanh đồng bản
Cấu trúc tủ điện có thể tham khảo bản vẽ thiết trí số TBT-27-01 (không bắt
buộc) do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện lực Tp.HCM ban hành tháng
3/2014 (đính kèm).
1. Vỏ tủ:
- Vật liệu chế tạo vỏ tủ và đế tủ: nhựa tăng cường sợi thủy tinh
- Phương pháp chế tạo vỏ tủ: phương pháp ép nóng
- Độ dày tối thiểu của vỏ tủ tại vị trí bất kỳ: 05mm
- Tủ được thiết kế có cửa tử phía mặt trước, bao gồm của của phần không gian
lắp công tơ và modem truyền tín hiệu và của của phần không gian lắp đặt
máy cắt hạ thế và biến dòng điện.
Các cửa tủ phải có bộ gài chống tự đóng cửa, bản lề và khóa làm bằng thép
không rỉ. Bên trong cửa tủ phải có khung thép chịu lực nhằm đảm bảo độ bền
cơ cho cửa tủ.
Cửa tủ của phần không gian lắp công tơ và modem truyền tín hiệu phải có
phần cửa sổ đọc chỉ số công tơ làm bằng kính trong suốt.

Trang 1/3
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM Quy cách kỹ thuật
TỦ ĐIỆN HẠ THẾ SỬ DỤNG CHO TRẠM BIẾP ÁP
- Bề mặt bên trong và ngoài của vỏ tủ phải phẳng. Bề mặt bên trong phải có
gân nhằm tăng cường khả năng chịu lực.
- Màu của vỏ tủ: màu xám.
- Mặt trước của vỏ tủ có ký hiệu sau:
+ “TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HỒ CHÍ MINH”
+ Ký hiệu nhà sản xuất, năm sản xuất
+ “TỦ ĐIỆN HẠ THẾ”
Độ cao chữ tối thiểu là 20mm.
+ ký hiệu biển báo sau:

Ghi chú: Viền của biển báo và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ
màu đen.
- Bên trong tủ phải có sơ đồ mạch điện.
- Hệ thống thanh cái 3 pha được bọc cách điện và cho phép đấu nối cáp xuất từ
phía thứ cấp máy biến áp (cáp đồng 240mm2) vào tủ bằng đầu cosses và có
thể lắp đầu cosses vào thanh cái bằng bu lông. Phải có tấm ngăn cách giữa
các pha bằng vật liệu cách điện
- Vật liệu làm thanh cái:
+ Đồng mạ thiếc hoặc nikel.
+ Điện trở suất: 1,754x10-8 m
- Tiết diện mặt cắt dẫn điện tối thiểu của thanh cái đầu vào là 300mm2 và
thanh cái đầu ra là 150mm2.
- Mặt trên của vỏ tủ phải có độ dốc 2%.
- Kích thước tối đa: Cao 1420mm (không tính độ dốc của mặt trên vỏ tủ) x
ngang 650mm x sâu 350mm.
- Cấp chống cháy: FH2-40
- Tủ được thiết kế có thể lắp đặt ngoài trời và có các khe tản nhiệt nhằm đảm
bảo khả năng vận hành đúng định mức của thiết bị lắp đặt bên trong.

Trang 2/3
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM Quy cách kỹ thuật
TỦ ĐIỆN HẠ THẾ SỬ DỤNG CHO TRẠM BIẾP ÁP
Độ kín của tủ: IP 33
- Mức cách điện:  3 kV/min
- Độ bền va đập tại bất kỳ vị trí nào của vỏ tủ: 20J.
- Phụ kiện:
+ Giá để gắn hộp vào vào trụ bằng bu lông với khoảng cách giữa 2 lỗ trụ là
425mm.
+ Khoá mở cửa tủ.
+ Các tấm cách điện phân pha của máy cắt hạ thế.
2. Máy cắt hạ thế: phải đáp ứng quy cách kỹ thuật “Máy cắt điện hạ thế”
IV. THỬ NGHIỆM:
A. Vỏ tủ :
1. Thử nghiệm thường xuyên:
- Kiểm tra hình dáng bên ngoài (sạch, nhẵn và không có khuyết tật ...).
- Đo kích thước.
2. Thử nghiệm điển hình:
- Đo độ dày của hộp.
- Thử nghiệm độ bền cơ:
+ Thử nghiệm tải tĩnh (static load withstand)
+ Thử nghiệm chống sốc (shock load withstand)
+ Thử nghiệm chống xoắn (Torsional withstand)
+ Thử nghiệm chống va đập (impact force withstand)
+ Thử chống xâm nhập của vật kim loại (metal insert strength)
+ Thử sốc cơ gây ra bởi vật có cạnh sắc nhọn (resistance to mechanical shock
impacts induced by sharp-edged objects)
- Thử khả năng chịu nhiệt bất thường (Verification of resistance to abnormal
heat).
- Thử chống cháy (Verification of category of flammability).
- Thử chịu nhiệt khô (Dry heat test).
- Thử nghiệm độ bền điện (Verification of dielectric properties).
- Thử chống ăn mòn và lão hóa (Verification of corrosion and ageing
resistance).
- Thử độ kín của tủ
B. Máy cắt hạ thế: phải đáp ứng quy cách kỹ thuật “Máy cắt điện hạ thế”

Trang 3/3

You might also like