You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN


________⅏________

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ LẦN 2
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng phát
triển bền vững

Họ và tên : Trần Thị Ngọc Ánh

Mã sinh viên : 11160541

Lớp chuyên ngành : Kinh tế phát triển 58A

GVHD : TS. Nguyễn Thị Hoa

Hà Nội, tháng 04/2020


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông
nghiệp đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắt hái
lượm. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là
các nước đang phát triển như Việt Nam. Nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của mỗi quốc gia không chỉ bằng cách cung cấp lương thực và nguyên liệu sống
cho người dân, mà còn thể hiện ở chỗ nếu năng suất nông nghiệp tăng, ngành
nông nghiệp có thể cung cấp lao động cho những lĩnh vực phi nông nghiệp, còn
nếu thu nhập của nông dân tăng thì nhu cầu đối với các sản phẩm phi nông
nghiệp và nông nghiệp cũng tăng.
Nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được những bước tăng trưởng tốt trong
giai đoạn từ sau đổi mới, song nhìn chung phát triển nông nghiệp chưa bền
vững, thể hiện qua -một sô mặt: tăng trưởng GDP nông nghiệp Việt Nam có xu
hướng chậm lại, quy mô sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất còn
thấp, chưa thích ứng được với BĐKH, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm,..
Vì vậy, ngày 10/06/2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số
899/QĐ-TTg về đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
Với xã Nam Dương, nằm ở phía nam huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã. Thu nhập của
người dân gần như phụ thuộc hết vào sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống
kê của xã, toàn xã có 3112 hộ gia đình thì chỉ có 20 hộ kinh doanh có đăng kí
kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, số ít hộ tham gia vào công
nghiệp và dịch vụ dưới hình thức tự phát và không đăng kí kinh doanh như: cửa
hàng tạp hóa, cửa hàng ăn uống, cho thuê xe,…
Xã Nam Dương có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp về
khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng. Nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và
biến đổi khí hậu toàn cầu là một cản trở cực lớn trong phát triển nông nghiệp địa
phương. Thêm vào đó, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở xã chưa
cao, nông sản đầu ra chưa có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn sạch, quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ. Mặc dù Ủy ban nhân dân và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ đã
có những hỗ trợ cho người dân trong sản xuất, xong cơ cấu ngành nông nghiệp
1
chưa hợp lý dẫn đến: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2017-2019
không ổn định, năm 2019 tăng trưởng giá trị sản xuất âm (-14,1%); Thu nhập
bình quân đầu người có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2019 nhưng tốc độ
tăng không ổn định, năm 2019 tốc độ tăng trưởng âm.
Từ thực tế trên cho thấy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cần được
ưu tiên giải quyết ở xã Nam Dương. Chính vì vậy, đề tài “Chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo hướng phát triển bền vững” đã
được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung chính của chuyên đề dựa trên
khung lý thuyết về Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành nông nghiệp để đánh
giá các kết quả đạt được trong CDCC ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, từ
đó đưa ra định hướng và giải pháp để CDCC ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Thông qua việc phân tích thực trạng CDCC ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới
CDCC ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, chuyên đề mong muốn đề xuất
định hướng và giải pháp CDCC ngành nông nghiệp theo hướng Phát triển bền
vững (PTBV) trong thời gian tới ở địa phương
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết về nông nghiệp, CDCC ngành nông
nghiệp và CDCC ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó tập trung
nhiều đến CDCC ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ hai, áp dụng khung lý thuyết về CDCC ngành nông nghiệp theo
hướng PTBV ở cấp địa phương vào xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định để phân tích thực trạng CDCC ngành nông nghiệp theo hướng PTBV trong
thời gian qua và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC ngành nông
nghiệp theo hướng PTBV. Từ đó đưa ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
trong quá trình CDCC ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương.
Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy CDCC ngành nông
nghiệp theo hướng PTBV tại xã Nam Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2
Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
PTBV cấp xã
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu CDCC ngành nông nghiệp với quan niệm
ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm: Nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.
+ Về không gian: Chuyên đề nghiên cứu CDCC ngành nông nghiệp theo
hướng PTBV tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
+ Về thời gian: Phân tích CDCC ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương từ
năm 2016 cho đến nay, và đưa ra định hướng giải pháp đến năm 2025
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp được sử dụng để nghiên
cứu các tài liệu liên quan để xác định khung nghiên cứu về CDCC ngành nông
nghiệp theo hướng PTBV và phân tích thực trạng, cũng như đưa ra định hướng
và giải pháp cho CDCC ngành nông nghiệp theo hướng PTBV tại xã Nam
Dương
Phương pháp điều tra thực địa: Thông tin phản ánh thực trạng chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp tại xã Nam Dương được thu thập thông qua bảng hỏi.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững cấp địa phương
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam
Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững giai
đoạn 2016 - 2020
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng
phát triển bền vững.

3
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẤP ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và hướng phát
triển bền vững
1.1.1. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
1.1.2. Hướng phát triển bền vững
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng bền vững cấp địa phương
1.2.1. Khái niệm và nội hàm của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng bền vững cấp địa phương
- Khái niệm
- Nội hàm
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững cấp địa phương
1.2.2.1 Tiêu chí đánh giá kết quả quá trình chuyển dịch
- Chỉ tiêu đánh giá xu hướng chuyển dịch
- Chỉ tiêu đánh giá tốc độ chuyển dịch – Hệ số CosՓ
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch
- Tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp – Chỉ tiêu năng suất lao động
- Tác động đến tiến bộ xã hội – Chỉ tiêu khoảng cách thu nhập nông nghiệp và phi
nông nghiệp
- Tác động đến chống ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu – Chỉ tiêu tỷ lệ đất bị
thoái hóa
- Chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững - SAI

1
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững cấp địa phương
1.3.1. Nhân tố bên trong địa phương
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2. Nhân tố bên ngoài địa phương
1.3.2.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
1.3.2.2. Liên kết sản xuất
1.3.2.3. Khoa học công nghệ
1.3.2.4. Thị trường
1.4. Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa
phương.
1.4.1. Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
1.4.2. Xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ NAM DƯƠNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
2.1. Giới thiệu về xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương
- Chuyển dịch giữa các ngành trong nông nghiệp
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành trong nông nghiệp
2.2.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương theo tiêu
chí phát triển bền vững
2.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
2.4. Kết luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp xã Nam Dương,
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
2.2.3.1. Thành tựu
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

1
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ NAM DƯƠNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
3.1. Cơ hội và thách thức tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại
xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
3.1.1. Cơ hội
3.1.2. Thách thức
3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền
vững
3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
3.2.2. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam
Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
3.3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam
Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững
KẾT LUẬN

1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bùi Thị Thanh Huyền (2019), Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh
ven biển nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
2) Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ, Trường học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
3) Nguyễn Đức Nhân (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện chính trị.
4) Trần Thị Nga (2013), Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng bền vững tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Trường đại học lâm nghiệp.
5) Trung tâm thông tin tư liệu – số 6/2014, Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, truy cập tại
https://xemtailieu.com/tai-lieu/co-cau-va-chuyen-dich-co-cau-nganh-nong-
nghiep-viet-nam-trong-10-nam-vua-qua-1404429.html.

You might also like