You are on page 1of 21

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

I. Lời mở đầu:
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Quá
trình mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới đã tạo ra những vận hội
to lớn cho công cuộc phát triên kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng đáng kể,
các ngành công nghiệp hiện đại ở các khu đô thị và khu công nghiệp ngày
càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực
cho sự phát triển của đất nước, mặt khác các chất thải từ các hoạt động này
không được qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm
trọng trong đó lượng chất thải rắn
Nếu như không có biện pháp xử lý cũng như giảm thiểu chất thải rắn thì sẽ
làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.

II. Định nghĩa về chất thải công nghiệp:


1. Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải rắn công nghiệp [1,7]

1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn (CTR) là chất thải tồn tại ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
CTRCN là chất thải dạng rắn được loại ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà con
người không muốn giữ lại, bao gồm nguyên, nhiên liệu dư thừa, phế thải trong quá
trình công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang), các loại bao bì
đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt, bùn từ hệ
thống xử lý nước thải.
Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Lượng và loại chất thải
phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, quy
mô sản xuất.
CTRCN bao gồm CTRCN nguy hại và CTRCN không nguy hại.

a. Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

CTRCN không nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu) từ
quá trình sản xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không
gây tai họa cho môi trường và các hệ sinh thái. Theo TCVN 6705:2000 chất thải
rắn không nguy hại, gồm 4 nhóm chính (A-B1, A-B2, A-B3, A-B4).
- Nhóm 1 (A-B1): gồm kim loại và chất chứa kim loại không độc hại.
- Nhóm 2 (A-B2): gồm các loại chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể
chứa các kim loại hoặc các chất hữu cơ không độc hại như thủy tinh, silicat, gốm
sứ, gốm kim loại, phấn, xỉ, tro, than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit, ...
- Nhóm 3 (A-B3): gồm các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ có thể chứa
các kim loại hoặc các chất vô cơ không độc hại như nhựa và hỗn hợp nhựa không
lẫn với các chất bẩn khác, da, bụi, tro, mùn, mạt, cao su, giấy, bìa.
- Nhóm 4 (A-B4): gồm các chất thải có thể chứa cả các thành phần vô cơ và
hữu cơ không nguy hại như các chất thải từ quá trình đóng gói sử dụng nhựa, mủ,
chất hóa dẻo, nhựa, keo dán, không có dung môi và các chất bẩn, ...
Trong chất thải công nghiệp không nguy hại có rất nhiều phế liệu, phế phẩm
có thể tái sử dụng hoặc tái chế để thu hồi vật liệu như cao su, giấy, nhựa, thủy tinh,
kim loại, nhiên liệu (xỉ than, dầu, ...) hoặc xử lý để thu hồi sản phẩm (khí gas là
nhiên liệu đốt).

b. Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTR công nghiệp nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu hóa
chất, vật liệu trung gian, ...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có đặc tính
bắt lửa, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc hại cho con
người và hệ sinh thái. Cụ thể như sau:
- Dễ nổ (N): các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ
do kết quả của phản ứng hóa học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) tạo
ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh.
- Dễ cháy (C): bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 5500 độ C
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy
hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): các chất thải thông qua phản ứng hóa học, sẽ gây tổn
thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp bị rò rỉ sẽ
phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là
các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH 2) hoặc kiềm mạnh
(pH 12,5).
- Oxi hóa (OH): các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người hoặc động vật.
- Có độc tính (Đ): bao gồm:
+ Độc tính cấp: các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc từ từ hoặc mãn tính: các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập
tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích lũy sinh học hoặc tác hại đến hệ
sinh vật.

1.2. Phân loại chất thải rắn công nghiệp

Theo tính chất, CTRCN được phân loại thành CTRCN không nguy hại và
CTRCN nguy hại. Đối với loại CTRCN không nguy hại, có thành phần tính chất
giống như chất thải rắn thông thường, việc thu gom xử lý có thể giống như chất thải
rắn sinh hoạt thông thường. Thành phần chất thải rắn nguy hại trong chất thải công
nghiệp là mối quan tâm chính. Do yêu cầu, tính chất về công nghệ của một số
ngành công nghiệp, chẳng hạn như công nghiệp sản xuất hóa chất, da giầy, dệt
may, luyện kim, … dẫn đến việc phải sử dụng nhiều thành phần độc hại khác nhau
trong quá trình sản xuất và sau đó thải ra các chất thải nguy hại tương ứng.

CTRCN nguy hại được phân loại theo 2 cách khác nhau:
- Phân loại theo đặc tính và bản chất của chất thải rắn, bao gồm: chất độc,
chất dễ cháy nổ, chất phóng xạ, chất dễ ăn mòn.
- Phân loại theo ngành công nghiệp:

+ Ngành sản xuất vật liêu xây dựng: lượng bùn thải có chứa amiăng từ hệ
thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng, thành phần
chủ yếu của chất thải này bao gồm xi măng, bột giặt và hàm lượng amiăng không
xác định được.
+ Ngành điện - điện tử: bùn thải chứa kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, dung
môi hữu cơ các loại, bao bì, thùng chứa dung môi hữu cơ, giẻ lau thải.
+ Ngành cơ khí chế tạo máy: bùn thải chứa kim loại nặng, dầu mỡ khoáng,
dung môi hữu cơ các loại, bao bì, thùng chứa dung môi hữu cơ, giẻ lau thải.
+ Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: bùn thải, bao bì và thùng chứa
thuốc bảo vệ thực vật.
+ Ngành công nghiệp khác: các loại bao bì, thùng chứa dung môi hữu cơ và
giẻ lau thải.

1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy rằng:
Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và
thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải, kể cả chất thải rắn.
Công nghệ càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm
càng lớn.
Trong nền kinh tế quốc dân, nhiều ngành sản xuất công nghiệp cùng hoạt
động nên chất thải rắn phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối
lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại.
Nguồn gốc phát sinh CTRCN được chia làm 3 ngành công nghiệp chính sau:
- Ngành công nghiệp khai khoáng
- Ngành công nghiệp cơ bản
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

1.4. Thành phần chất thải rắn công nghiệp

Tùy theo loại hình công nghiệp, theo loại sản phẩm tạo ra, quy mô, mức độ
yêu cầu về số lượng và chất lượng của sản phẩm và quy trình công nghệ sẽ quyết
định khối lượng và thành phần chất thải rắn tạo thành. Các ngành công nghiệp khác
nhau sẽ sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác nhau, cùng với các tác động lên
nguyên liệu một cách khác nhau nên chất thải rắn phát sinh sẽ mang những đặc tính
của nguyên liệu đầu vào và quá trình công nghệ.

Bảng 1.1 Liệt kê các thành phần chủ yếu có mặt trong chất thải rắn phát sinh từ
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo số liệu đã thống kê thực tế từ những năm qua về chất thải rắn, có thể
thấy thấy rằng lượng chất rắn công nghiệp khá lớn: chiếm khoảng 15-25% (nếu
tính
cho đô thị), chiếm khoảng 45-55% (nếu tính chung cho cả nước), đồng thời khối
lượng chất thải rắn trong ngành công nghiệp cũng khác nhau.
Tỷ lệ CTRCN phát sinh, thành phần và tính chất của CTRCN được trình
bày
ở bảng sau:
1.5. Tác động của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khoẻ con
nguời
Ảnh hưởng lớn nhất của chất thải rắn nói chung và CTRCN nói riêng là
những tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Những tác động trong thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đối với các thành phần môi trường bao
gồm:
a. Tác động đến môi trường không khí
- Thành phần chất thải rắn thường chứa một lượng các chất hữu cơ dễ phân
hủy. Khi tỷ lệ rác được thu gom, vận chuyển thấp sẽ tồn tại nhiều bãi rác ứ đọng,
gây mùi hôi thối khó chịu.
- Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư cũng là nguồn
gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ san ủi, chôn lấp thông thường,
không có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật thì đây là nguồn gây ô nhiễm có
mức độ cao đối với môi trường không khí. Mùi hôi thối, mùi khí mêtan, các khí độc
hại từ các chất thải nguy hại.

b. Tác động đến môi trường nước


- Khi công tác thu gom và vận chuyển còn thô sơ, lượng chất thải rắn rơi vãi
nhiều, tồn tại các trạm/bãi rác trung chuyển, rác ứ đọng lâu ngày, khi có mưa xuống
rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh,
ra sông, biển, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Chất thải rắn không thu gom hết ứ đọng ở các ao, hồ cũng là nguyên nhân
gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa
nhiều rác như bao bì nylon thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do
hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng
giảm, dẫn đến ảnh hưởng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm
sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý nước rỉ
rác, hoặc không có lớp lót đạt tiêu chuẩn chống thấm, độ bền cao thì các chất ô
nhiễm trong nước rác sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực
và các nguồn nước sông, suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ
bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn
nước mặt. Vì vậy, theo mô hình các nước trên thế giới, khi tính toán vận hành bãi
chôn lấp đều có chương trình quan trắc nước ngầm và nước mặt trong khu vực để
theo dõi diễn biến ô nhiễm nhằm có kế hoạch ứng cứu kịp thời.

c. Tác động đến môi trường đất


Những tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các bãi
rác. Do đặc điểm chung của các tỉnh thành nước ta là khâu phân loại rác tại nguồn,
phân loại rác nguy hại chưa được thực hiện ở hầu hết các nơi, nên ngoài các chất
thông thường, trong thành phần rác thải tại các bãi rác còn chứa nhiều chất độc hại, có
chất thời gian phân hủy khá lâu trong lòng đất khoảng vài chục năm, có chất đến
hàng trăm năm. Các chất ô nhiễm có mặt trong đất sẽ làm đất kém chất lượng, bạc
màu, hiệu quả canh tác kém. Vì vậy, đối với các bãi rác khi chuẩn bị đóng cửa cần
phải xử lý tốt lớp phủ để có thể sử dụng lại sau khi đóng cửa.

d. Tác động đến sức khỏe con người


Qua các tác động đến từng thành phần môi trường, sự có mặt không kiểm
soát của chất thải rắn trong môi trường sẽ gây tác hại tới sức khỏe của con người.
Các tác động có thể là trực tiếp qua đường hít thở các khí độc hại phát sinh từ các
bãi chất thải rắn hở; sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt bị nhiễm các chất
độc rò rỉ từ các bãi rác; hoặc sự tiếp xúc trực tiếp với chất thải rắn (nhất là đối vớ i
những người công nhân làm việc trực tiếp với rác thải, những người đi nhặt rác…).
Tác động có thể là gián tiếp khi các chất độc hại khi xâm nhập vào nguồn nước,
đất, không khí.. đi vào dây chuyền thực phẩm và vào cơ thể con người qua đường
tiêu hóa, cuối cùng là gây độc cho con người. Mức độ nhiễm độc nhẹ có thể chỉ tác
động tức thời và có thể hồi phục sau một thời gian ngắn (đau bụng, tiêu chảy…);
nặng có thể gây bệnh tật mãn tính, bệnh ung thư; với những chất cực độc có thể gây
ngộ độc chết người tức thì. Về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy
hại khi thải vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và ảnh hưởng đến cuộc
sống của các thế hệ tương lai.

Thực trạng:

1/ Thực Trạng Rác Thải ở Việt Nam:


Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động
từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như
khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng,
rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và
đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
  Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng
nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu
gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ,
sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu
gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã
có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi
trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho
việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và
tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy
cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác
quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo
điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và
đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một
cách thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá
phục vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và
phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc
thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác
đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải
không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích
cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm

Kg
600
500
400
Việt
300 Nam
200
100
0 Việt Anh Hoa

Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác
thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối
với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này
không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.

Tỉ lệ rác thải không được xử lí và tái sử dụng ở Việt Nam chiếm lượng lớn

Hà Tp.HC

Tái sử dụng
Không tái sử dụng

2/ Thực trạng xử lí chất thải ở ĐN:


 Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã góp
phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các KCN còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải
quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp của các doanh
nghiệp (DN) thải ra.
KCN Hòa Khánh có 139 DN hoạt động nhưng mới có 92 DN ký hợp đồng thu gom và
xử lý rác thải công nghiệp.  
Đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố có 6 KCN đã đi vào hoạt động và thu hút
gần 300 DN. Theo ước tính, mỗi ngày các DN này thải ra khoảng vài chục tấn rác, chất
thải rắn các loại và như vậy số lượng chất thải rắn mỗi năm thải ra từ các KCN lên đến
cả chục nghìn tấn. Theo đánh giá của Xí nghiệp Xử lý chất thải công nghiệp (Công ty
TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng), số DN ký hợp đồng với đơn vị để thu gom
và xử lý chất thải rắn không nhiều; đối với chất thải nguy hại, số DN ký hợp đồng xử
lý theo đúng quy chế quản lý còn ít hơn.
  Theo ông Nguyễn Thành Sanh, Giám đốc Xí nghiệp Xử lý chất thải công nghiệp,
trong tổng số 283 DN đang hoạt động tại 6 KCN trên địa bàn, hiện chỉ có 194 DN ký
hợp đồng với đơn vị để thu gom và xử lý chất thải do các DN này thải ra. Trung bình
mỗi tháng, đơn vị thu gom và xử lý khoảng trên dưới 400 tấn rác thải, chất thải rắn của
194 DN này và hiện vẫn còn gần 100 DN hoạt động ở các KCN từ chối ký hợp đồng
thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn.

   Theo giải thích của một cán bộ thuộc Xí nghiệp Xử lý chất thải công nghiệp, sở dĩ
nhiều DN không chịu ký hợp đồng trong việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn là
do DN có mặt bằng rộng nên chôn lấp rác tại chỗ để giảm chi phí, số DN còn lại thuê
các DN vận tải chở đi nơi khác đổ. Hiện việc xử lý rác thải công nghiệp ở các KCN
đang diễn ra khá lộn xộn, có nhiều đơn vị thu gom và xử lý. Tình trạng các DN giao
khoán hợp đồng xử lý rác thải cho các đơn vị đảm nhiệm thiếu sự kiểm tra, giám sát.
Các đơn vị thu gom chất thải từ nhà máy, xí nghiệp về phân loại, những chất có thể tái
chế được thì tận dụng, còn chất thải độc hại thì thải ra môi trường hoặc bị trộn lẫn
trong rác thải sinh hoạt rồi đem chôn lấp, gây tác hại nghiêm trọng về môi trường.

   Đánh giá về tác động gây ô nhiễm môi trường do rác thải, chất thải công nghiệp gây
ra, ông Lê Đỡ, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng cho
rằng: Tình trạng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp thông thường được thu gom
chung với chất thải rắn nguy hại khá phổ biến ở các DN hoạt động trong KCN. Đặc
biệt là đối với các nhà máy tự xử lý rác thải phần lớn chưa phân loại rác và chưa có
thiết bị xử lý phù hợp với mức độ nguy hại, do đó chỉ có những rác thải ít gây ô nhiễm
mới xử lý được, còn lại các rác thải công nghiệp nguy hại thì việc xử lý bằng hệ thống
xử lý rác thải thông thường đều không có tác dụng. Cũng theo ông Đỡ, hiện chất thải
công nghiệp, chất thải nguy hại của các DN ở KCN thải ra đang được đơn vị thu gom
và đưa về bãi rác Khánh Sơn xử lý. Đối với rác thải nguy hại được xử lý bằng lò đốt,
rác thải công nghiệp được xử lý rồi chôn lấp.  

   Trong những năm tới, lượng chất thải rắn tại các KCN trên địa bàn thành phố có xu
hướng tăng nhanh theo số lượng DN đến đầu tư dự án tại các KCN. Vì vậy, việc tăng
cường công tác quản lý chất thải rắn và nguy hại ở các DN trong KCN trên địa bàn từ
chủ nguồn thải đến đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý cần được theo dõi
chặt chẽ, để chất thải công nghiệp được đưa đi xử lý triệt để.

III. Nguyên nhân:


 Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc
hại là rất lớn
 Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp
làm công tác này còn chưa cao.Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh
nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo
dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối
với các cơ quan quản lý chuyên ngành
 Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi
trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành nhưng các
văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh
nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện
công tác này.
 Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém
hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải.
 Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải độc hại ở các địa phương,
doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng dịch vụ cũng còn
chưa cao. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó tiếp cận với các cơ sở cung
cấp dịch vụ để xử lý rác thải.

V. Các phương pháp xử lý – tái chế rác thải:


1/ Phương pháp truyền thống: (Phương pháp này được phổ biến ở Việt Nam)

1.1) Tập trung thành bãi rác:

Ngoài các bãi rác lớn ở xa khu dân cư, có quá nhiều bãi rác đã, đang tồn tại ở :
xung quanh nhà dân, trên khu vực chợ, trong công viên, trên sông ngòi, các kênh
mương…

1.2) Phương pháp Đốt:

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác không thể xử lý bằng
các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và
các chất thải rắn khác không cháy. Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý
nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối
cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường.
Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Công nghệ đốt rác
thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để
bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của
toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói
độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt
nhất trong công nghệ đốt rác).

1.3) Phương pháp Chôn lấp:

Nếu chôn lấp mà không được kiểm soát, chất thải rắn cũng sẽ gây ra nhiều nguy
cơ khác đối với sức khoẻ cộng đồng và đối với môi trường. Vì công nghệ tương
đối đơn giản khá linh hoạt, chôn lấp hợp vệ sinh có nghĩa là chôn lấp chất thải
rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý việc thải bỏ chất thải rất
phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chôn lấp hợp vệ sinh giúp hạn chế sự
tiếp xúc của con người và môi trường với các ảnh hưởng có hại của chất thải rắn
bị đổ bỏ trên mặt đất.Thông qua chôn lấp hợp vệ sinh, chất thải được tập trung
vào 1 khu vực được thiết kế cẩn thận sao cho sự tiếp xúc giữa chất thải và môi
trường giảm đáng kể.

2/ Phương pháp xử lý bằng công nghệ hiện đại:

2.1) Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ:


Các nhà máy tái chế rác thải thực phẩm thu gom rác từ từng hộ gia đình và được
xử lý chúng thành phân bón và thức ăn gia súc. Không giống với các loại rác thải sinh
hoạt khác, lượng chất thải thực phẩm có thể được giảm xuống một phần ba bằng cách
sấy khô. Nhà máy loại bỏ chất độc hại và kim loại nặng từ chất thải thực phẩm, rồi sấy
khô, nghiền nhỏ, và điều chỉnh độ mặn để làm thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng. Chất
thải thực phẩm trước đây được đưa thẳng đến bãi chứa rác, nhưng nay đã trở thành
nguồn nhiên liệu thay thế quý giá và thức ăn gia súc.
Tận dụng chế biến rác thải hữu cơ ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác thải phải
chuyên chở đến bãi chôn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, tiết kiệm
tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp, tận dụng được chất thải, đem lại lợi
ích kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường.

2.2) Sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân rác:

Là phương pháp tiên tiến trên thế giới trong bảo vệ môi trường. Nhưng phương pháp
này chỉ áp dụng được cho các khu công nghiệp, đông dân cư.

Nguyên lí: Nguyên liệu tái


sinh

Nước
Nhiệt phân (500oC)

Rác thải Dầu nặng, nhẹ

Than tổng hợp

Khí hidro
2.3) Phương pháp 3R: (viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/Giảm thiểu - Reuse/Tái sử
dụng - Recycle/Tái chế)

Quá trình tái chế giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt cháy,
giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng lượng phải sử dụng
hơn so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô. Các nguyên liệu phổ biến được tái chế
là thuỷ tinh, giấy, nhôm, hắc ín, thép, vải và nhựa. Các nguyên liệu này có thể là rác
thải từ quá trình sản xuất hoặc là rác thải tiêu dùng. Tái chế là yếu tố chủ chốt của việc
quản lý rác thải hiện đại. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và
lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều
vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng
nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một số công nghệ đã được nghiên cứu áp
dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN,
ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp
dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không
được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân
thực hiện một cách tự phát.

Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu
cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Những loại
rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như ni-lông, bìa giấy
loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được
tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp được dùng cho các công trình cảnh quan
đô thị. Như vậy, phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi…”

Làm phân bón

Rác hữu cơ

Làm nguyên liệu sản xuất

Phân loại

Rác vô cơ Vật liệu xây dựng

Các loại tái chế:


- Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được tái chế
nhiều nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng
hữu ích khác.

- Tái chế kim loại: Về việc tận dụng kim loại trong đời sống có những người làm
công việc thu gom (thường gọi là thu mua "đồng nát") mua tất cả những đồ hỏng
(trong đó có cả kim loại) mà họ thấy có thể bán lại được sau đó bán lại cho cơ sở
chuyên phân loại, ở đây các phần của chi tiết hỏng có thể được tận dụng sửa chữa
lại, kim loại cũng được phân loại dùng làm phôi chế tạo, những thứ không thể tận
dụng nữa thì mới được chuyển dùng nấu luyện tái chế ( phải phân loại riêng từng
kim loại như đồng, nhôm, gang, thép...) rồi bán lại cho các cơ sở tái chế.

- Tái chế rác hữu cơ: những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để tạo thành
phân bón loại tốt, bán lại cho nông dân.
- Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia
đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà máy,
siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay... Giấy đã qua sử dụng có loại tái chế
được và loại không tái chế được. Những loại giấy không thể tái chế gồm giấy cảm
nhiệt, giấy (tự) dính, băng keo, giấy trong suốt (để thuyết trình), giấy carbon, giấy
bóng kính, giấy phủ chất dẻo hay sáp, hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, giấy gói
kẹo, giấy gói ngoài ram giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy, giấy
lau, khăn lau đã dùng, giấy đựng sơn, giấy đựng hóa chất hoặc thực phẩm... Từ các
nguồn thải, giấy đã qua sử dụng được thu gom để chuyển về nhà máy giấy, giấy đã
qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về nhà máy có thể tái chế thành giấy làm bao
bì, giấy tissue, giấy in báo.
- Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công trình xây dựng
đều có thể tái chế. Thạch cao có thể tái chế làm ván lát tường, nhựa đường dùng để
trải đường, bê tông dùng làm nền đường và các mục đích khác.
- Tái chế rác thải điện tử như: máy tính cũ, máy in, điện thoại di động, máy nhắn
tin, các thiết bị nhạc và ảnh kỹ thuật số, tủ lạnh, đồ chơi và máy vô tuyến truyền
hình…. Cũng như việc sản xuất ra các thiết bị điện tử, việc tái chế rác thải điện tử
rất phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại.
• Ưu điểm: Tận dụng được các nguồn rác có thể tái chế, tiết kiệm chi phí xử lý
• Khuyết điểm: Chỉ có thể thực hiện với chi phí đầu tư cao, có trình độ kĩ thuật
nhất định, chỉ tập trung ở các thành phố. Ý thức tự giác của người dân chưa cao
2.4 Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp yếm khí tùy nghi A.B.T
(Anoxy Bio Technology):

Các giai đoạn trong quá trình xử lý rác thải theo Công nghệ A.B.T:
Giai đoạn xử lý sơ bộ: Rác thải thu gom được đưa về sân thao tác. Xé các túi nilong
đựng rác để rác được thoát ra ngoài. Nhặt loại riêng rác có kích thước lớn;  Phun, rải,
trộn đều rác với chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia trước khi đưa vào hầm ủ.
 Giai đoạn ủ: Rác sau khi đã trộn đều cùng các chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia,
được đưa chuyển vào hầm ủ theo từng lớp dày 20cm; Mỗi lớp rác 20cm đều được phun
P.MET và rải phụ gia bột, làm các lớp rác như vậy cho đến khi đầy hầm ủ. Miệng hầm
ủ được phủ kín bằng vải bạt không trong suốt; Thời gian ủ rác (28-30) ngày. Trong quá
trình ủ rác, thực hiện phun P.MET để bổ sung vi sinh và độ ẩm giúp cho các vi sinh vật
phân hủy chất hữu cơ nhanh.
Giai đoạn sàng phân loại:  Rác sau khi ủ (28 -30) ngày được đưa lên sàng phân loại
thu được mùn thô. Nghiền mùn thô rồi tiến hành tách mùn hữu cơ, cát đất, đá,…bằng
khí tuyển. Mùn tinh thu được là nguyên liệu để sản xuất phân bón và các sản phẩm
khác;
Các thành phần phi hữu cơ được đem tái chế hoặc chôn lấp (tùy theo khối lượng và
điều kiện kinh tế).
Sơ đồ công nghệ :

Ưu điểm:
+ Tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng được.
+ Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn.
+ Không có nước rỉ rác và các khí độc hại, khí dễ gây cháy nổ sinh ra trong quá trình
phân hủy hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không phân loại ban đầu, do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao động trực
tiếp.
+ Thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
+ Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao.
Nhược điểm: Chỉ tập trung ở các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp… Phạm vi áp
dụng: Có thể áp dụng cho nhiều quy mô công suất khác nhau, có thể áp dụng ở các
khu vực nông thôn, thành thị. Khu xử lý có thể xây dựng không quá xa đô thị do không
có nước rỉ rác và các khí độc hại thải ra.

2.5 Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh :

Sơ đồ quy trình:
Phân loại
Rác thải sinh Nghiền nhỏ,
hoạt Rác hữu cơ trộn với VSV
Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí xử lí rác thải, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khắc
phục được tình trạng ô nhiễm không khí và nước do rác thải để lại, tạo nguồn năng
lượng, xử lí sự tồn đọng ở các bãi rác.
Khuyết điểm: Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ tập trung tái chế rác hữu cơ.

You might also like