AFTA

You might also like

You are on page 1of 5

Sự tác động của AFTAđến nền kinh tế Việt Nam

a/ Những tác động tích cực:

*Tham gia vào AFTA giúp cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập với kinh tế
khu vực và thế giới:

Sau bao nhiêu năm Việt Nam thực hiện chính sách hướng nội “đóng cửa kinh tế”
đeo đuổi nền kinh tế phi thị trường, quản lý nền kinh tế dựa trên nền tảng: kế hoạch
hóa tập trung,bao cấp. việc gia nhập Asean, tham gia xây dựng AFTA giúp cho
Việt Nam tăng tốc độ chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường, thực hiện chính sách:
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu”. thật vậy, mới gia nhập vào
Asean trên 8 năm mà nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển hướng mạnh sang nền
kinh tế thị trường, biểu hiện: xây dựng hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh và
đồng bộ: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật bảo hiểm…tạo hành lang pháp
lý cho kinh tế thị trường phát triển. cơ chế quản lý nền kinh tế có sự hoàn thiện đổi
mới phù hợp với các chuẩn mực khu vực và quốc tế: quy chế về hải quan, biểu
thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài, về chế độ hạch
toán kế toán. Bộ máy quản lý của nhà nước được hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ,
năng động, cải cách hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh
tế.

Dưới sự ảnh hưởng tích cực của các nước Asean Việt Nam đã gia nhập APEC
1998, ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ 7/2000; và đàm phán khá hiệu quả để gia
nhập WTO vào năm 2005.

*Gia nhập AFTA kích thích mạnh mẽ Việt Nam thay đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng: Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa phục vụ cho xuất khẩu:

Thật vậy, như đã nêu ở phần trên, quy chế của CEPT trước hết thực hiện cắt giảm
thuế mạnh ở các mặt hàng công nghiệp chế biến. trong khi dó, tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong năm 1996 (năm VN bắt đầu thực hiện CEPT) tỷ trọng
hàng công nghiệp chế biến mới đạt 18%, nông sản, thủy sản ít qua chế biến chiếm
48%, nhiên liệu 34%. Nếu tiếp tục duy trì cơ cấu xuất khẩu như hiện nay, VN sẽ
hưởng lợi rất ít khi xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN. Cho nên, tham
gia thực hiện Chương trình CEPT tạo điều kiện kích thích Vn thay đổi cơ cấu nền
kinh tế theo hương nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
*Tham gia AFTA góp phần kích thích sự hoàn thiện và đổi mới:

Tham gia vào AFTA, với thời gian những hàng rào về bảo hộ mậu dịch dần dần dỡ
bỏ, nền kinh tế sẽ phải ối đầu với cạnh tranh. Hơn nữa sự cạnh tranh này là sự cạnh
tranh khốc liệt, vì đa số các nước Asean có lợi thế so sánh tương tự như VN, cho
nên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của họ gần tương tự như VN. Cho nên muốn trụ
được và thắng thế trong cạnh tranh trong môi trường kinh doanh chung AFTA
buộc các nhà doanh nghiệp VN phải hoàn thiện sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ
và trang thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, dể các sản
phẩm VN chẳng những chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà cón xuất khẩu thuận
lợi sang thị trường của các nước Asean và các nước khác trên thế giới.

*Thực hiện Hiệp định CEPT tạo cơ hội cho VN mở rộng thị trường xuất khẩu sang
các nước trong khu vực và trên thế giới:

Asean với thị trường gồm 10 nước thành viên có gần 500 triệu dân đây là thị
trường lớn trên thế giới. khi VN tham gia vào Chương trình cắt giảm thuế CEPT,
thì các doanh nghiệp VN khi xuất khẩu sang các nước Asean cũng được hưởng
thuận lợi vì hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước cũng cắt giảm tương ứng, giúp
hàng hóa của VN rẻ hơn, sức cạnh tranh tăng lên. Ngoài ra, là thành viên của
AFTA, VN có thêm điều kiện để tăng cường buôn bán với các nước trên thế giới,
chẳng hạn cho VN cho đến nay chưa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
của Mỹ ( GSP) – Nhưng nếu các nước Asean mua nguyên liệu của VN để sản xuất
hàng xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ được hưởng chế độ GSP, vì hệ thống GSP của Mỹ
quy định “Giá trị một sản phẩm được sản xuất ở 2 nước thành viên của Hiệp hội
kinh tế (kiểu Asean) thì được coi là sản phẩm của một nước”. và Mỹ cho hầu hết
các nước Asean hưởng chế độ ưu đãi GSP khi nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. tóm
lại, thị trường xuất khẩu mở rộng kích thích các nhà doanh nghiệp VN tăng cường
đầu tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

*tham gia AFTA tạo điều kiện thuận lợi để VN đẩy nhanh tốc độ thu huuts vvoons
đầu tư nước ngoài:

Vì khi tham gia vào AFTA, các nước thành viên đều bị chịu sự tác động dẫn đến
sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, một số ngành phát triển kém hiệu quả vì sử dụng
các lợi thế so sánh kém hơn so với các nước thành viên khác. Cho nên để tồn tại,
buộc các nhà kinh doanh phải chuyển vốn đầu tư ngành mình sang các nước thành
viên khác trong đó có VN. Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế có uy tín,
dưới tác động của AFTA trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch vốn đầu tư vào
các ngành sử dụng nhều công nhân như ngành dệt, may mặc từ Malaysia, Thái Lan
ang Philippines, Indonesia, VN là những nơi có giá nhân công tương đối rẻ.

Ngoài ra, khi đầu tư vào VN dưới con mắt của nhà đầu tư thị trường tiêu thụ sản
phẩm đã được mở rộng khi VN đã là thành viên của AFTA, vì giờ đây đầu tư vào
VN trong rất nhiều sản phẩm có nghĩa sẽ chiếm lĩnh cả thị trường của Asean, chứ
không riêng gì VN. Ngoài ra, VN sẽ cùng với các thành viên khác thuộc AFTA sẽ
thiết lập quy chế chung về thủ tục hành chính tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (theo tinh thần của Hiệp định AIA) tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý khi các
nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào VN

b/ Tác động không thuận lợi của AFTA đến nền kinh tế VN:

cung với Lào, Miama, và Campuchia, VN là nước có trình độ phát triển thấp nhất
trong khu vực, thu nhập GDP bình dân trên đầu người năm 1996 là 2274
USD/người, trong khi đó nước phát triển khó khăn nhất trong khối là Philippines
cũng đạt 1049 USD/người, Indonesia với dân số 200 triệu người cũng đạt 1050
USD/người. cho nên gia nhập Asean, nền kinh tế VN sẽ gặp những thách thức sau:

• Nước ta đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ thị trường trong nền kinh tế
VN thực sự chưa trưởng thành, cái quán tính của cung cách quan liêu bao
cấp trong quản lý còn nặng nề. đặc biệt trong việc hoạch định các chiến
lược phát triển kinh tế ở tầm trung và dài hạn còn chưa đặt mục tiêu hiệu
quả kinh tế lên hàng đầu.

• Điều này thể hiện mức độ sẵn sàng đón nhận tiến trình AFTA chưa cao xét
về mặt cơ chế quản lý, về chiến lược phát triển ở cấp địa phương cấp ngành
và cấp doanh nghiệp.

• Các nước Asean có những lợi thế tương đồng giống VN cho nên sự hợp tác
thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn, cạnh tranh sẽ gay gắt.
vì thế trong cạnh tranh của VN thấp hơn so với nhiều nước Asean khác vì
vốn và công nghệ cao hơn ta, thêm vào đó các nước lại mở cửa kinh tế trước
VN cho nên kinh nghiệm đối phó với cạnh tranh và thâm nhập thị trường
hải ngoại nhiều hơn so với các doanh nghiệp VN. Cho nên, không xây dựng
các chiến lược ở tất cả các cấp quản lyscuar nền kinh tế phù hợp với từng
tiến trình thực nghiệm cắt giảm thuế quan CEPT, thì có nguy cơ nhiwwuf
doanh nghiệp VN bị phá sản, thất nghiệp gia tăng.

• Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, chất lượng hàng hóa thấp giá thành
hàng hóa cao sẽ không loại trừ khả năng hàng sẽ bị đánh bại ngay trên thị
trường nội địa, những mặt hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất sẽ là những
mặt hàng nằm trong danh mục giảm thuế nhanh như dầu thực vật, xi măng,
dược phẩm, đồ nhựa, cao su, hàng dệt, hàng da, hàng điện tử, đồ gỗ và mây
tre, gốm sứ và thủy tinh, đá quý và dồ trang sức.

• Mở cửa kinh tế để xây dựng AFTA làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác
động xấu bởi sự biến động không thuận lợi của các nước trong khu vực.
điển hình là sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Asean 1997-1998
đã tác động rất mạnh đến sản xuất và xuất khẩu của VN

• Neus không thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu thì việc gia nhập AFTA, nền
kinh tế và các doanh nghiệp VN sẽ được hưởng lợi ít hơn các nước khác
trong khối vì cơ cấu hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là nông sản chưa qua
chế biến là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng
công nghiệp sản xuất, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh
là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu
của VN.

• Thời kì đầu của tiến trình cát giảm thuế (CEPT) nguồn thu ngân sách VN
chưa bị ảnh hưởng lớn, vì chúng ta mới đưa các danh mục hàng hóa có sẵn
mức thuế thấp, nhưng về lâu về dài giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới
nguồn thu, nhưng cũng được bù đắp lại bằng các nguồn thu khác thông qua
các loại thuế nội dịa được cải tổ khi hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng.
Ngoài ra sự đóng góp tài chính, con người cho sự hoạt động của Asean cũng
là chi phí không nhỏ trong điều kiện VN cón bội chi ngân sách.

• Nếu không tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, thì
vốn đầu tư nước ngoài vào VN sẽ giảm sút, lúc này vốn sẽ đổ vào các nước
khác trong khối, sản phẩm đưa vào VN thông qua con đường xuất khẩu
được hưởng thuế thấp theo quy định của CEPT.
• Gia nhập Asean, tham gia xây dựng AFTA cơ hội mang lại cũng nhiều,
những thách đố, nguy cơ cũng rất lớn đối với nền kinh tế VN. Tìm kiếm
giữa giải pháp tận dụng cơ hội; ngăn chặn nguy cơ, giúp VN hội nhập có
hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới là việc làm mang tính cấp bách
và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

You might also like