You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH TẾ
------

ĐỀ TÀI: RỦI RO VÀ ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO TRONG CHĂN


NUÔI LỢN Ở HUYỆN CHƯƠNG MĨ, HÀ NỘI
BỘ MÔN: KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
Giảng viên: TS. Hay Sinh
Nhóm thực hiện: 14
1. Trần Đại Nghĩa
2. Trần Thị Thảo Vân
3. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THÁNG 11-2020
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên % đánh giá Chấm điểm


1. Trần Đại Nghĩa 85% 8

2. Trần Thị Thảo Vân 0% 0

3. Nguyễn Ngọc Như 70% 7


Quỳnh

Điểm của giáo viên

Ký tên
MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT KHOA HỌC......................................................................................4
1. Khái niệm của rủi ro............................................................................................4
2. Rủi ro trong nông nghiệp.....................................................................................4
II. NHẬN DIỆN RỦI RO............................................................................................4
1. Trước hết, đó là rủi ro của thiên tai......................................................................4
2. Thứ hai là rủi ro của “địch họa”...........................................................................5
3. Thứ ba là rủi ro của thị trường.............................................................................5
4. Thứ tư là rủi ro chính sách, pháp luật..................................................................5
III. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN
CHƯƠNG MĨ....................................................................................................................6
1. Các rủi ro thường gặp..........................................................................................6
Quy mô.................................................................................................................... 7
1.1 Rủi ro về con giống........................................................................................7
1.2 Rủi ro thiên tai...............................................................................................7
1.3 Rủi ro dịch bệnh.............................................................................................7
1.4 Rủi ro về thức ăn chăn nuôi...........................................................................8
1.5 Rủi ro thị trường............................................................................................8
2. Tác động của rủi ro đối với hộ chăn nuôi lợn......................................................8
Quy mô.................................................................................................................... 9
IV. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO...........................................................................10
1. Giải pháp từ phía tư nhân...................................................................................10
2. Giải pháp từ phía chính phủ...............................................................................10
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12
TỪ VIẾT TẮT
EU Liên minh châu Âu

TĂCN Thức ăn chăn nuôi

QM Quy mô

PRA Phương pháp đánh giá nhanh

VN Việt Nam
I. LÝ THUYẾT KHOA HỌC
1. Khái niệm của rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau,
các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong
phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:

 Trường phái truyền thống: “Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự
không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều
không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá
trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể
xảy ra cho con người.”
 Trường phái hiện đại: “Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo
lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những
tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu
tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế
những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.”
2. Rủi ro trong nông nghiệp
Rủi ro trong nông nghiệp là một phần khó mà tránh khỏi trong lĩnh vực nông nghiệp. Nó bao
gồm thiên tai, dịch bệnh, tăng giá cả thức ăn, đầu ra không có hay các thương lái chèn ép các hộ
nông dân,… Rủi ro trong nông nghiệp rất đa dạng nên đòi hỏi người nông dân phải có những
biện pháp khắc phục để giảm thiểu, hạn chế rủi ro.
II. NHẬN DIỆN RỦI RO
1. Trước hết, đó là rủi ro của thiên tai
Thiên tai thường xuyên xảy ra và gây nên hậu quả nghiêm trọng đến quá trình sản xuất nông
nghiệp. Vấn đề ở đây là chúng ta không thể biết trước chúng xảy ra lúc nào và ở đâu. Nếu biết
trước được thì còn biết cách để mà đối phó với chúng, không lường trước sẽ rất khó khăn cho cho
chúng ta trong việc xử lý các vấn đề đó. Chuẩn bị chống hạn, nhưng lụt lội lại xảy ra. Vô hình
trong việc chống hạn chỉ làm nghiêm trọng thêm vấn đề lụt lội.. Bão thường kéo theo nhiều hệ
luỵ như sạt lở đất, lụt lội, cây cối vật nuôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí còn bị tàn phá
nặng nề sau cơn bão.

Cũng vì biến đổi của khí hậu mà bão lụt đã và đang xảy ra nhiều hơn, thương xuyên hơn và
không theo một trình tự nhất định. Điều này làm cho việc dự báo khó khăn hơn, và tất nhiên, khả
năng phòng chống cũng bị hạn chế hơn. Biến đối khí hậu làm cho các vùng đồng bằng bị ngập
mặn, làm cho người dân bị mất mùa nặng nề. Điển hình như cơn bão vừa rồi đã làm cho cả miền
Trung chìm trong biển nước, nền nông nghiệp sa sút hoàn toàn, kèm theo những đau thương mất
mát của người dân nơi đây.

Dịch bệnh cũng là một loại rủi ro của thiên tai, cũng như vừa rồi việc xuất hiện một loại
virus có tên Corona hay còn gọi là Covid-19, đã gây ảnh hướng tới hầu hết cả thế giới về sức
khoẻ cũng như các ngành nghề, trong đó có ngành nông nghiệp. Trực tiếp ảnh hưởng đến việc
chăn nuôi, tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi, nhiều thời điểm giá cả biến động lớn. Cùng với
đó, diễn biến dịch bênh gia súc, gia cầm vẫn còn phức tạp.

2. Thứ hai là rủi ro của “địch họa”


Chúng ta có thể thấy không những do ảnh hưởng của thiên tai, nhưng việc tiếp tay cho thiên
tai ngày càng mạnh hơn thì vấn đề nhân tai lại góp một phần vào đấy. Chẳng hạn như việc chúng
ta làm cháy rừng chỉ với một mầu thuốc nhỏ, xây đập bừa bãi khiến cho nguồn nước ngọt bị chắn
không thể cung cấp nguồn nước cho việc trồng trọt lúa, việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản cũng
khó khăn hơn. Bao nhiêu công sức của người dân bị đổ sông đổ biển. Việc đầu cơ tham nhũng
cúng chính là nguyên nhân làm cho nông nghiệp giảm sút, chỉ vì cái lợi của mình mà không nghĩ
tới người khác, rồi cuối cùng chính những người đâu cơ đó cũng không còn gì để làm giàu chỉ vì
cái tham lam nhất thời của họ.

3. Thứ ba là rủi ro của thị trường


Rủi ro liên quan đến thị trường là một trong những vấn đề mà nông hộ đáng quan tâm và lo ngại,
việc thị trường biến động là không hề báo trước, chẳng hạn như vấn đề “được mùa thì mất giá”,
được mùa thì cung tăng, mà cung tăng thì cầu bắt buộc phải tăng theo nếu không thì giá phải
giảm, cuối cùng mọi thứ cũng trở về con số “0”. Còn chưa kể đến chi phí vận chuyển hàng hoá,
rồi chi phí phát sinh, chưa kể đến nước ta lại hội nhập với thế giới, nên thị trường thế giới có biến
động đồng nghĩa với việc nước ta cũng sẽ ảnh hưởng không nhẹ. Điều đó chó thấy rủi ro về thị
trường là hoàn toàn không thể tránh khỏi, cán cân thương mại thay đổi không hề báo trước cho
chúng ta, cũng như việc được mùa hay mất mùa, ví dụ như việc sản xuất cà phê chẳng hạn, lúc
Brazil bị mất mùa về cà phê thì ta lại bán được giá, còn lúc Brazil được mùa thì việc mặc cả của
chúng ta lại gặp khó khăn hoàn toàn.

4. Thứ tư là rủi ro chính sách, pháp luật


Nông nghiệp vẫn là ngành nghề còn chưa phát triển mạnh bằng các ngành nghề khác. Một
trong những nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp gặp khó là cải cách thể chế chậm, hệ thống
chính sách không nhất quán, khó dự báo, chồng chéo và rối rắm. Việc Nhà nước đưa ra những
chính sách để hỗ trợ cho người dân là điều rất quan trọng, thậm chí có thể hạn chế được rủi ro thị
trường kể cả rủi ro về thiên tai khi mà người dân đã đảm bảo thu nhập và ổn định về lợi nhuận.
Nhưng nếu chính sách Nhà nước gây chèn ép cho người dân thì việc phát triển cũng hết sức khó
khăn, thí dụ như việc người dân đi đánh bắt cá với tàu nhỏ nhưng chính sách Nhà nước lại bắt
buộc tàu với chiều dài phải từ 15 mét trở lên thì người dân mới được ra khơi đánh bắt xa bờ, như
vậy thì người dân lại vào tình thế biển khơi phải đóng cửa với mình.

III. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN CHĂN NUÔI LỢN Ở
HUYỆN CHƯƠNG MĨ
1. Các rủi ro thường gặp
Bảng 1. Tỷ lệ các hộ chăn nuôi gặp rủi ro theo quy mô (2012-2014)
Quy mô
Loại rủi ro Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn
1. Về con giống 38,67 34,44 26,67 34,00 28,89 26,67 37,33 24,44 21,67
2. Thiên tai 76,00 71,11 81,67 65,33 72,22 78,33 62,00 61,11 63,33
3. Dịch bệnh 89,33 70,00 83,33 84,67 61,11 60,00 69,33 67,78 58,33
4. Thức ăn chăn nuôi 16,67 11,11 16,67 17,33 17,78 15,00 18,67 11,11 18,33
5. Thị trường 64,67 65,56 65,00 61,33 62,22 68,33 57,33 66,67 71,67
- Giá cả đầu vào 31,33 27,78 35,00 26,67 26,67 30,00 28,67 30,00 35,00
- Giá cả đầu ra 34,33 36,67 31,67 34,67 36,67 40,00 30,67 36,67 36,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

1.1 Rủi ro về con giống


Tỷ lệ các hộ gặp rủi ro về con giống khá cao, xảy ra ở tất cả các quy mô. Nguyên nhân gây ra
rủi ro về con giống là do chất lượng con giống kém. Hiện nay, chưa có cơ sở sản xuất giống
đảm bảo an toàn, đàn lợn giống của địa phương đang phát triển một cách tự phát, thiếu sự định
hướng, chủ yếu do các hộ nông dân mua lợn nái về nuôi và cung cấp giống cho chăn nuôi lợn
thịt của toàn huyện mà chưa qua kiểm tra về chất lượng giống. Đồng thời, hầu hết người dân
vẫn chọn giá cả là căn cứ chọn mua con giống hơn là chất lượng. Do đó, khi người dân mua con
giống về nuôi thì năng suất thấp, lợn bị bệnh thậm chí bị chết mà người chăn nuôi không thể
kiểm soát được.
1.2 Rủi ro thiên tai

Rủi ro thiên tai trong chăn nuôi lợn chủ yếu là do nắng nóng kéo dài hoặc do rét đậm, rét hại
gây ra. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có những đợt thời tiết đột
ngột xuống thấp, rét đậm, rét hại kéo dài suốt trong nhiều tháng. Đầu tháng 5 thường xuất hiện
nắng nóng gay gắt liên tục hàng chục ngày, tháng 8-9 xuất hiện áp thấp nhiệt đới, mưa nhiều
làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vật nuôi. Một số chuồng trại chăn nuôi không hợp lý như
không hợp vệ sinh, quá lạnh hoặc quá nóng, làm cho vật nuôi bị ốm, chết, tạo điều kiện để phát
sinh dịch bệnh, gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Tỷ lệ các hộ chăn nuôi gặp rủi ro do
thiên tai rất lớn.
1.3 Rủi ro dịch bệnh

Dịch bệnh là một trong những loại rủi ro đáng quan ngại nhất đối với người chăn nuôi ở tất
cả các hộ, đặc biệt là các hộ chăn nuôi hộ nhỏ lẻ, đầu tư hạn chế do thiếu vốn, chưa áp dụng các
thành tựu khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. Sự bùng phát của dịch bệnh còn do ý thức của
người dân, đặc biệt là các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ trong việc phòng dịch bệnh như: không tuân
thủ lịch trình tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh trong chăn nuôi kém, ý thức khi dịch bệnh xảy ra cố
tình bán chạy đàn lợn, dấu dịch không thông báo cho cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, đội ngũ
cán bộ thú y của huyện và cơ sở còn mỏng, trình độ còn chưa cao, cơ chế chính sách quản lý rủi
ro trong chăn nuôi của huyện còn nhiều bất cập. Cùng với công tác thu gom, giết mổ còn nhỏ
lẻ, không tập trung, ô nhiễm môi trường, khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát
sinh.
1.4 Rủi ro về thức ăn chăn nuôi

Trong tất cả các loại rủi ro thường gặp trong chăn nuôi lợn thì tỷ lệ các hộ gặp phải rủi ro về
TĂCN thấp hơn . Rủi ro về TĂCN là do người nông dân không kiểm soát được chất lượng
thức ăn, đặc biệt là thức ăn công nghiệp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, làm cho lợn
chậm phát triển, năng suất thấp, sức đề kháng kém, cùng với khí hậu nóng ẩm dẫn đến vật nuôi
dễ bị mắc phải các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng…gây thiệt hại lớn về mặt tài
sản của người nông dân.
1.5 Rủi ro thị trường

Không chỉ hứng chịu sự “càn quét” của thiên tai, dịch bệnh, người chăn nuôi còn thường
xuyên phải đối mặt với rủi ro thị trường, bao gồm sự biến động giá cả các đầu vào và đầu ra
như: tốc độ phi mã của giá TĂCN do mất cân đối cung - cầu TĂCN, sự bấp bênh của giá bán
lợn đầu ra, giá thuốc thú y, con giống luôn biến động theo xu hướng tăng...Các hộ chăn nuôi ở
tất cả các hộ thường xuyên gặp phải rủi ro này với tỷ lệ rất cao .
2. Tác động của rủi ro đối với hộ chăn nuôi lợn
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ thiệt hại trên tổng doanh thu của các hộ chăn nuôi lợn khá cao, trong
đó cao nhất là các hộ chăn nuôi với QM nhỏ, cao gấp 2-3 lần so với các hộ chăn nuôi QM
lớn. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối, tổng thiệt hại của các hộ chăn nuôi QM lớn lại
cao gấp 6-8 lần các hộ chăn nuôi QM nhỏ.
Kết quả trên cho chúng ta thấy rằng, hầu hết các hộ chăn nuôi đã tiếp thu được rất nhiều
những kí thuật tiên tiến cũng như là kiến thức về chăn nuôi. Chính vì vậy họ đã có những biện
pháp hợp lý và khoa học nhằm giảm đi những tổn thất và rủi ro không đáng có về con giống và
TĂCN. Nhưng có những rủi ro là không thể tránh khỏi như thiên tai, dịch bệnh và sự biến động
của thị trường luôn đóng vai trò trong việc tạo ra những khó khăn và thiệt hại cho các hộ chăn
nuôi, đặc biệt vẫn là thiệt hại về dịch bệnh.
Bảng 2. Thiệt hại và cơ cấu thiệt hại theo loại rủi ro (2012-2014)

1. Quy mô
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn
I. Tổng thiệt hại
(Triệu đồng/hộ) 7,56 18,25 46,59 6,19 22,32 54,91 7,09 17,5 42,25
1. Về con giống 0,12 1,05 1,09 0,15 1,23 3,25 0,05 1,24 2,65
2. Thiên tai 2,65 5,55 10,15 1,75 4,56 9,22 1,26 3,42 8,36
3. Dịch bệnh 2,24 6,25 18,12 2,56 8,23 23,25 3,52 6,26 14,47
4. Thức ăn chăn nuôi 0,11 0,25 2,11 0,00 0,18 1,85 0,00 1,02 2,45
5. Thị trường 2,44 5,15 15,12 1,73 8,12 17,34 2,26 5,56 14,32
- Giá cả đầu vào 1,02 2,26 7,32 0,46 4,05 8,11 1,23 3,22 6,59
- Giá cả đầu ra 1,42 2,89 7,8 1,27 4,07 9,23 1,03 2,34 7,73
II. Cơ cấu thiệt hại theo loại rủi ro so với doanh thu (% so với doanh thu)
1. Về con giống 21,20 10,30 7,09 22,56 12,51 13,25 14,25 19,23 12,54
2. Thiên tai 16,50 17,20 14,35 19,25 17,56 16,25 21,56 25,36 18,26
3. Dịch bệnh 22,00 42,22 45,00 20,67 28,89 43,33 20,00 40,00 48,33
4. Thức ăn chăn nuôi 11,52 8,52 6,90 14,56 10,25 5,60 6,01 6,95 14,25
5. Thị trường 24,00 22,22 31,67 17,33 21,11 35,00 26,00 26,67 28,33
- Giá cả đầu vào 11,33 10,00 11,67 8,00 8,89 18,33 8,00 8,89 10,00
- Giá cả đầu ra 12,67 12,22 20,00 9,33 12,22 16,67 18,00 17,78 18,33
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Kết quả PRA với người chăn nuôi, cán bộ địa phương và cán bộ thú y cơ sở, đánh giá mức
độ tác động của mỗi loại rủi ro về tần xuất xuất hiện và mức độ thiệt (biểu đồ 1) cũng cho kết
quả nhận định giống như trên: thiên tai, dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường là những rủi ro
gây thiệt hại lớn nhất và hay gặp nhất đối với người chăn nuôi lợn ở huyện Chương Mỹ. Giữa
các QM không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ gặp phải các loại rủi ro này nhưng lại khác nhau
về mức độ thiệt hại mà các rủi ro này gây ra.
Biểu đồ 1. Xếp hạng rủi ro theo quy mô trong chăn nuôi lợn của các hộ
nông dân
IV. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO
1. Giải pháp từ phía tư nhân
- Đối với rủi ro về con giống: Tham gia lớp tập huấn để học hỏi kinh nghiệm về chọn giống,
nơi mua giống.
- Đối với rủi ro về con thiên tai, dịch bệnh: Mua bảo hiểm nông nghiệp, bởi vì bảo hiểm
nông nghiệp là biện pháp tối ưu hóa, hiệu quả nhất hiện nay, đóng vai trò cực kì quan trọng đối
với việc hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng.
- Đối với rủi ro về thị trường: Về rủi ro trong thị trường, đặc biệt là sự tăng giá thức ăn thì
đòi hỏi các hộ nông dân chăn nuôi phải liên kết với nhau, tạo thành cộng đồng lớn, thành các hiệp
hội lớn ở địa phương nhằm tập trung nguồn lực, nguồn vốn, sức mạnh. Các hiệp hội chăn nuôi sẽ
đứng ra mua với số lượng lớn thức ăn, trực tiếp từ công ty sẽ giảm thiểu được một phần chi phí
rất lớn khi mua riêng rẻ, thông qua mua trung gian từ các đại lý, nhà bán lẻ. Và hơn thế nữa, các
hộ nông dân trong hiệp hội chăn nuôi sẽ được tập huấn giảm thiểu rủi ro trong thị trường, gặp gỡ
trao đổi, học tập kinh nghiệm với các hộ chăn nuôi khác, giúp đỡ nhau về tìm kiếm nơi tiêu thụ,
huy động vốn sản xuất kinh doanh.
2. Giải pháp từ phía chính phủ
Thứ nhất, chính phủ phải điều chỉnh vấn đề chăn nuôi của các cấp và lãnh đạo, tăng cường
kiểm tra và tổ chức các cơ sở chăn nuôi nhằm cung cấp những giống tốt để phát triển ngành này.
Đặc biệt các Cơ sở y tế và các cơ sở nông nghiệp phải có những biện pháp định hướng rõ cho
việc phát triển ngành chăn nuôi tốt hơn. Song song với việc đó, phải biết cách tạo mối liên kết
với những người chăn nuôi, quản lý rõ ràng và chặt chẽ những cơ sở chăn nuôi một cách hợp lý,
khuyến khích người dân bảo tồn những giống loài tốt nhằm đảm bảo có đủ lượng giống đạt tiêu
chuẩn trong việc phát triển ngành chăn nuôi.
Thứ hai, việc phòng chống dịch là hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi lợn, phải biết coi
thú y là việc tất yếu, là nhiệm vụ hàng đầu. Và phải có một người tuyên truyền về những công
việc để phòng tránh dịch bệnh: vứt rác và xác động vật ra ngoài một cách bừa bãi, giấu những
mầm mống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Và thêm một diều nữa là các cơ sở y tế, các trạm
thú ý phải kêu gọi người chăn nuôi tiêm phòng vacxin cho lợn 2-3 lần mỗi năm. Đồng thời, nên
tổ chức các hợp tác xã chăn nuôi lợn, tạo liên kết giữa các hộ gia đình, các tổ chức và cá nhân
nhằm phát triển việc chăn nuôi trang trại hợp lý.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân, khuyến khích người dân tham gia
các khoá huấn luyện mục đích cho các hộ chăn nuôi hiểu biết, nâng cao trình độ về việc chăn
nuôi về rủi ro để phòng tránh, từ đó có thể có những giải pháp khắc phục hợp lí, kỹ thuật chọn
lựa giống tốt…Kêu gọi người dân tham gia các tổ chức cũng như là các hiệp hội về chăn nuôi, để
họ có thể tiếp cận được với các kỹ thuật tiên tiến về sản xuất cũng như là các chương trình hỗ trợ
bảo hiểm nông nghiệp. Từ đó có thể nâng cao được nhận thức của người dân về việc sở hữu bảo
hiểm nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư và phát triển với quy mô rộng lớn. Song song với việc đó
phải hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi chăn nuôi nhằm phòng tránh những rủi ro
không đáng xảy ra.
Thứ tư, thức ăn chăn nuôi phải đạt chất lượng tốt, tốt nhất là nên sử dụng thức ăn công
nghiệp để chăn nuôi, áp dụng tốt các kỹ thuật chăn nuôi để tạo vòng quay trong chăn nuôi nhằm
rút ngắn đi chu kỳ để có được hiệu suất kinh tế cao hơn. Thức ăn tốt hơn hết nên được chế biền
ngay tại chỗ bằng những nguyên liệu sẵn có của người dân địa phương để hình thành các dịch vụ
chăn nuôi lợn đạt hiệu quả hơn. Đối vợi thị trường thức ăn, phải tăng cường thanh tra để kiểm
soát được việc sản xuất thức ăn như thế nào. Xử lý nghiêm ngặt những cơ sở sản xuất thức ăn
kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thứ năm, đề ra các biện pháp hữu ích nhằm giảm thiểu những rủi ro của thị trường: tái cơ
cấu, quy hoạch lại chăn nuôi gia cầm, gắn sản xuất với thị trường, ứng dụng công nghệ sạch và
an toàn, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác, liên kết trong chăn nuôi và kiểm soát thông tin, truyền thông về
rủi ro trong chăn nuôi gia cầm, tạo điều kiện về tín dụng vay vốn cho người dân được hưởng các
quyền lợi và ưu đãi, cam kết hợp đồng giúp người dân không bị ép giá trong việc buôn bán lợn và
mua hàng sản xuất, khuyến khích người dân tham gia các khoá huấn luyện về chăn nuôi.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Bá Huân (2014). Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp trong
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2. Lê Ngọc Hướng, Nguyễn Duy Linh (2012). Rủi ro và chính sách quản lý rủi ro trong
chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Tạp chí khoa học và phát triển, 10 (3), 538-545.
3. Trạm thú y huyện Chương Mỹ (2012, 2013, 2014). Báo cáo tổng kết công tác thú y trên
địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2012-2014. Hà Nội.
4. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ (2014). Báo cáo tổng kết chương trình thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Hà Nội.

You might also like