You are on page 1of 16

Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

Yêu cầu nhỏ trước khi đọc đề cương (áp dụng với tất cả các bộ môn chính trị)

1. Đề cương trình bày vắn tắt, cô đọng, có cả ví dụ nhưng vẫn khá dài vì kiến thức
rộng => cần chủ động chắt lọc ý quan trọng => tái lập đề cương cho mình.
2. Không học thuộc vẹt, cần hiểu vấn đề để áp dụng (điểm áp dụng là điểm chủ
yếu, kiến thức học thuộc chỉ là 1 phần nhỏ, tại một vài khái niệm quan trọng
mới cần thuộc)
3. Trình bày môn học cần rõ ràng, rành mạch, lấy ví dụ xác thực, có thể tập trung
xoáy sâu vào các vấn đề xã hội thể hiện tầm hiểu biết để đạt điểm cao
 Yêu cầu các bạn nên để ý đến tình hình thời sự, những vấn đề nóng của xã hội
thông qua việc xem thời sự, đọc báo mạng tin tức, đọc sách,...
4. Không nên định kiến xấu về môn học, mình tin tưởng ai hiểu và vận dụng được
triết học vào đời sống sẽ mang đến một cái nhìn trưởng thành và đúng đắn.
Chân thành cảm ơn mọi người 

Chủ nghĩa Mác - Lênin

Triết học Mác (pI) Kinh tế chính trị học (pII) Chủ nghĩa xã hội khoa học (pII)

Chủ Phép Chủ Thuyết giá Thuyết Thuyết Sứ mệnh Những vấn Chủ nghĩa
nghĩa biện nghĩa trị hàng giá trị CNTB của giai đề chính xã hội hiện
duy vật chứng duy vật hóa thặng dư độc cấp công trị - xã hội thực và
biện duy vật lịch sử quyền và nhân và trong tiến triển vọng
chứng (chương (chương CNTB cách mạng trình CM
(chương (chương IV) V) độc XHCN XHCN (chương
(chương II) III) quyền IX)
I) nhà nước (chương (chương
VII) VII)
(chương
VI)

ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN PHẦN I


I. CHƯƠNG MỞ ĐẦU – NHẬP MÔN MÔN HỌC
1. Khái lược về Chủ nghĩa Mác – Lênin
a. Chủ nghĩa M-Ln và 3 bộ phận cấu thành
- Triết học M-Ln (phần học trong Nguyên lý I): tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự
nhiên-xã hội-tư duy => đưa ra phương pháp luận đúng đắn, thế giới quan, nhân sinh quan
hợp lý.

1|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

- Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học M-Ln (phần học trong Nguyên lý II):
 Kinh tế chính trị học: từ những phương pháp luận và thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn
đó đưa ra những quy luật kinh tế của xã hội. Chú trọng vào việc ra đời hình thành, phát triển
của PTSX CNTB và của PTSX CSCN.
 Chủ nghĩa xã hội khoa học: vận dụng những điều trên vào việc nghiên cứu, chỉ ra quy luật
của quá trình CM XHCN – bước chuyển từ CNTB lên CNXH và tiến tới CNCS.
b. Khái lược về sự ra đời và phát triển
- Sự ra đời: những năm 40 thế kỷ XIX (3)
 ĐK kinh tế - xã hội: (2)
 Cuộc CM CNg khoảng cuối tk XVII đưa nền sản xuất từ thủ công TBCN sang sản
xuất đại CNg TBCN.
 Mâu thuẫn sâu sắc giữa LLSX với QHSX tạo ra các phong trào đấu tranh đòi hỏi có
lý luận khoa học soi tỏ
 Tiền đề lý luận: (tương ứng với 3 phần của CN Mác) (3)
 Triết học cổ điển Đức: Hêghen (duy tâm biện chứng) và Phoiơbách (duy vật siêu
hình) => Mác (duy vật biện chứng)
 Kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Xmít và Ricácđô
 CN XH không tưởng Pháp: Xanh Ximông, Phuriê và Ôoen
 Tiền đề khoa học tự nhiên: (3)
 Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
 Thuyết tế bào
 Thuyết tiến hóa
- Giai đoạn hình thành và phát triển: Mác và Ăngghen tk XIX
- Giai đoạn bảo vệ và phát triển: Lênin tk XX
2. Khái lược một vài khái niệm liên quan đến mục đích học môn triết học
- Thế giới quan: quan: quan điểm => TGQ: quan điểm của con người về thế giới, về bản thân
con người và vị trí của con người trong thế giới đó. => xác lập nhân sinh quan đúng đắn =>
xđ lý tưởng, hệ giá trị, lối sống, nếp sống của mình => đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá
nhân cũng như mỗi cộng đồng.
- Phương pháp luận: luận thuyết về phương pháp: phương pháp để chọn phương pháp => hệ
thống quan điểm giúp con người xây dựng, lựa chọn phương pháp. PPL triết học là PPL
chung nhất.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học – cách nhìn
nhận về vật chất và ý thức
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực
và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người.
- Phép biện chứng duy vật: học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị, sâu sắc và
không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức – nhận thức luận => các mối
liên quan , tương quan giữa các đối tượng triết học.

2|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

II. CHƯƠNG I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG


1. CNDV và CNDVBC
- Triết học: hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con
người, và vị trí con người trong thế giới đó.
- 2 vấn đề cơ bản của triết học:
 Thứ nhất: vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào
 Thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không
 Chia triết học thành các trường phái khác nhau
 Vấn đề 1: chia thành CNDV và CNDT
 CNDV: VC có trước, YT có sau
 CNDV chất phác:lý giải sự hình thành TG từ một vài dạng VC cụ thể cảm
tính: ví dụ như nước, lửa (Hi Lạp), thuyết ngũ hành (Trung Quốc)...
 CNDV siêu hình: Tây Âu tk XVII-XVIII: phương pháp tư duy siêu hình –
không có mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật
 CNDV biện chứng: do Mác – Ănghen sáng lập, Lênin kế tục: phản ánh đúng
hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến, có mối liên hệ giữa các sự vật
với nhau
 CNDT: YT có trước, VC có sau
 CNDT chủ quan: con người có ý thức (não sinh ra), và mọi hiện tượng chỉ là
sự phức hợp của ý thức cá nhân.
 CNDT khách quan: có một thế lực siêu nhiên – ý niệm tuyệt đối, lý tính thế
giới,... – ý thức khách quan (không phải do não sinh ra) điều khiển nhận thức
của con người.
 Vấn đề 2: khả tri luận và bất khả tri luận
 Khả tri luận: có thể nhận thức được thế giới
 Bất khả tri luận: không thể nhận thức đc thế giới.
2. Quan điểm của CNDVBC về VC – YT và mối quan hệ giữa VC – YT
a. Vật chất:
- Định nghĩa vật chất của Lênin: “VC là một phạm trù triết học1 dùng để chỉ thực tại khách
quan, được đem lại cho con người trong cảm giác2, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh3 và tồn tại không lệ thuộc và cảm giác4”
 Ý nghĩa:
 (1): Phạm trù triết học: chung nhất, rộng nhất phân biệt vs VC trong khoa học chuyên
ngành
 (4): Tồn tại khách quan: không phụ thuộc vào ý thức con người, dù con người có
nhận thức hay không nhận thức được thì vật chất vẫn tồn tại
 (2), (3): các dạng cụ thể của VC gây nên cảm giác cho con người khi trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động => YT là sự phản ánh VC => khẳng định tính “khả tri luận” của ý
thức con người.
- Phương thức và hình thức tồn tại của VC:

3|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 Vận động là phương thức tồn tại: là mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ
(5)
 Vận động cơ học (di chuyển vị trí của vật thể)
 Vận động vật lý (vận động của phân tử, điện tử, hạt cơ bản...)
 Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ,...)
 Vận động sinh học (sự biến đổi các cơ thể sống, biến đổi cấu trúc gen,...)
 Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...)
 Các hình thức sau cao hơn trước và bao hàm hình thức thấp. Các sự vật lấy hình thức cao
nhất nó có làm đặc trưng.
 Vận động là tuyệt đối ở tất cả sự vật
 Không phủ nhận đứng im – trạng thái đặc biệt của vận động, là vận động trong thế cân
bằng, là hiện tượng tương đối, tạm thời. Có đứng im thì chúng ta mới có sự tồn tại của sự
vật theo hình dạng cụ thể.
 Thời gian và không gian là những hình thức tồn tại của sự vật
 Không gian: 3 chiều (dài, rộng, cao), tương quan (trước sau, trái phải, trên dưới)
 Thời gian: 1 chiều (quá khứ-hiện tại-tương lai)
 Trong thời gian và không gian nhất định VC tồn tại với một hình thức cụ thể nào đó.
- Tính thống nhất VC của TG:
 Chỉ có 1 thế giới VC, thế giới VC có trước, tồn tại khách quan, độc lập với YT con người.
 Thế giới VC tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không tự mất đi
 Mọi tồn tại của thế giới VC đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau.
b. Ý thức:
- Nguồn gốc của YT: (4)
 Nguồn gốc tự nhiên: (2)
 Bộ óc con người (một dạng vật chất tổ chức cao)
 Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo quá trình phản ánh năng động,
sáng tạo: con người sinh ra vốn đã có mối quan hệ với thế giới khách quan, thế giới
khách quan là đối tượng phản ánh của YT. (VD: phải có cái cây con người mới biết cây
như thế nào)
 Phản ánh: tái tạo đặc điểm của VC ở dạng này sang dạng khác (4)
 Phản ánh lý – hóa: (vật chất vô sinh)
 Phản ánh sinh học: (giới tự nhiên hữu sinh) có tính cảm ứng
 Phản ánh tâm lý: (động vật có hệ thần kinh trung ương)
 Phản ánh năng động, sáng tạo: (có bộ óc người mới có)
 Nguồn gốc xã hội: (2)
 Lao động: tác động của con người vào giới tự nhiên => thay đổi cấu trúc cơ thể, làm giới
tự nhiên thay đổi => tác động vào bộ óc về thế giới khách quan
 Ngôn ngữ: hệ thống tín hiệu VC chứa đựng YT
- Bản chất của YT: phản ánh năng động sáng tạo1 thế giới khách quan vào bộ óc con người; là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan2.

4|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 (1): tiếp nhận có chọn lọc, xử lý, phát hiện ý nghĩa của thông tin đồng thời có thể tạo ra
những ý tưởng, khái quát hóa, quy luật hóa khách quan thành tư tưởng, tri thức của con người
 (2): YT có nội dung là TG khách quan, TG khách quan quy định sự phản ánh của YT.
 YT là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: găn liền với hoạt động thực tiễn, chịu
chi phối của các quy luật xã hội
- Kết cấu của YT:
 Tri thức: phương thức tồn tại của YT (YT tồn tại dưới các dạng khác nhau về các lĩnh vực
như khoa học, đời sống, văn hóa, xã hội,...)
 Tình cảm: động lực của YT (có tình cảm => có mong muốn => động lực)
 Ý chí: mặt năng động của YT (có ý chí => có quyết tâm => làm nhanh hơn)
c. Mối quan hệ của vật chất và ý thức
- Vai trò của VC đối với YT: VC quyết định YT
 Con người có bộ não – dạng vật chất duy nhất sinh ra ý thức
 Thế giới vật chất sinh ra con người
 VC quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức
- Vai trò của YT đối với VC: YT có thể tác động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
- Ví dụ:
 quả cảm tròn không phụ thuộc vào sự cảm nhận của con người. Nó vốn dĩ vẫn tròn. Do đó khi
một con người có ý thức cảm giác được quả cảm hình tròn và phản ánh vào não. Vậy hình ảnh
tròn tạo ra trong não sinh ra là do quả cam quyết định => VC qđ YT
 với thành tựu khoa học kỹ thuật, con người có thể biến hình dạng trái cam tròn thành hình dạng
theo ý muốn như hình lập phương chẳng hạn hoặc trái cam từ có hạt thành không hạt => YT tác
động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn
d. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan
 Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan: không được xa rời thực tế, phải đi sâu sát
vào thực tế mới giải quyết được vấn đề một cách cụ thể. Trong bất cứ vấn đề, lĩnh vực gì cũng
cần có sự tìm hiểu kỹ thực tế: văn học: nhà văn phải đi cùng thực tế mới khiến tác phẩm của
mình không xa bạn đọc; người bán hàng phải đi tìm hiểu thị trường mới có thể thấy được nhu
cầu của năm nay mốt là gì, mẫu nào dễ bán thì mới có lãi nhiều,... đặc biệt đối với quan chức
lãnh đạo là người đưa ra các quyết định, đề ra luật càng cần thiết việc tìm hiểu thực tế trong dân.
 Phát huy tính năng động chủ quan: tìm tòi mở rộng tri thức, tự giác ràn luyện, tu dưỡng thêm bản
thân vì tri thức là vô hạn, nắm bắt được là quá trình lâu dài bền bỉ, không tự động tiếp nhận thì tri
thức khó có thể trở thành của ta và ta khó sử dụng.

III. CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
a. Phép biện chứng
- Biện chứng: có mối liên hệ, tương tác qua lại, vận động, phát triển theo quy luật.

5|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 Biện chứng khách quan: mối liên hệ vật này với vật kia trong thế giới vật chất
 Biện chứng chủ quan: mối liên hệ giữa biện chứng khách quan vào ý thức con người.
- Phép biện chứng: học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng thành hệ thống nguyên lý, quy luật
=> xây dựng hệ thống nguyên tắc PPL của nhận thức và thực tiễn. => thuộc biện chứng chủ quan, đối
tượng là BC khách quan.
- Phép siêu hình: phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới một cách rời cô lập, bất biến
- Các hình thức cơ bản của phép biện chứng:
 Chất phác cổ đại
 Trung Hoa (biến dịch luận – âm dương sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ
tượng sinh bát quát; ngũ hành tương sinh tương khắc)
 Ấn Độ: đạo Phật có thuyết vô thường, vô ngã, nhân duyên
 Hy Lạp: Arítxtốt
 Phép BC duy tâm cổ điển: Cantơ – Hêghen lấy biện chứng là quá trình phát triển của ý niệm
tuyệt đối
b. Phép biện chứng duy vật
- Khái niệm: môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
- Đặc trưng và vai trò
 Xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học
 Không chỉ là lý giải thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
(* chú ý: phần phép biện chứng duy vật, mọi người cần lưu ý các dấu suy ra là các ý nghĩa
phương pháp luận (bài học thực tiễn), cần học kỹ các phần bài học thực tiễn này để áp dụng
và lấy ví dụ, không cần thuộc khái niệm)
2. Các nguyên lý cơ bản: (2) nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
- Tính chất chung: khách quan; phổ biến; đa dạng, phong phú
a. NL mối liên hệ phổ biến : mọi sự vật tồn tại đều trong mối liên hệ với nhau, và các mối liên
hệ đó là phổ biến trên tất cả mọi sự vật, mọi vấn đề, lĩnh vực.
 Quan điểm toàn diện: xem xét mọi sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, nghiên cứu tất cả
các mặt của sự vật và hiện tượng để xem xét vấn đề.
VD: xét xử án phải có đủ nhân chứng, vật chứng, tang chứng, phải có qua các vòng điều
tra của công an, tiếp nhận án và kiểm tra án của viện kiểm sát, có sự thẩm án và nghị án,
kết án của tòa án.
 Quan điểm lịch sử - cụ thể: trong từng trường hợp cụ thể mà sử dụng mối quan hệ nào;
khắc phục phiến diện, siêu hình và ngụy biện.
VD: Hành vi phạm tội có thể được bào chữa (hay được hủy bỏ) nếu thiếu vắng mối liên
hệ nhân quả của hành vi phạm tội đối với thiệt hại gây ra. Chứng minh mối liên hệ này
luôn là trách nhiệm của cơ quan công tố. Ví dụ: người A đánh người B xỉu nằm trên lề
đường và A bỏ đi. Sau đó, người C điều khiển xe hơi do say rượu lạc tay lái leo lên lề cán
B gây tử vong. Sự xuất hiện của C trực tiếp cán qua B gây ra cái chết cho B là một tình
tiết đan xen có thể giúp A thoát tội cố ý giết người. Ngoài ra còn rất nhiều các loại tình

6|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

tiết khác khiến cho việc xác định hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, mở ra cơ hội cho
các luật sư biện hộ.
b. NL sự phát triển: phát triển là vận động theo hướng đi lên theo hướng ngày càng hoàn thiện
và trình độ cao hơn.
 Quan điểm phát triển: nhận diện sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Khắc phục
tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến. => con đường của sự phát triển: là một quá trình biện
chứng, đầy mâu thuẫn, quanh co, phức tạp, có thăng trầm nhưng nhất định theo hướng đi
lên.
 Quan điểm lịch sử cụ thể: tùy hoàn cảnh mà nhận định sự vật chiều hướng vận động của
nó để khắc phục và phát huy.
3. Các cặp phạm trù cơ bản (6 cặp)
- Phạm trù: Phạm: phạm vi; trù: rộng lớn, nhiều => phạm trù: phạm vi bao quát rộng lớn.
a. Cặp 1: chung – riêng
- Riêng chung là trong mối quan hệ, không tồn tại độc lập.
- Ví dụ: Lan, Dung, Nguyệt đều là thành viên lớp 1A. Con gái là cái chung của 3 bạn này. 3 bạn mỗi
bạn là một cái riêng.
Lan, Dung, Nguyệt là những cái riêng, tất cả các thành viên
(những cái riêng) là toàn bộ lớp 1A. Vậy cái riêng toàn bộ,
phong phú, đa dạng hơn
Lan Thành viên lớp 1A có 20 người. Lớp 1A chỉ có 1 => Lớp 1A
Lớp 1A Dung chỉ là bộ phận có trong 20người (từng cái riêng). => cái
chung là cái bộ phận, sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
Nguyệt *) cái đơn nhất: chỉ mình nó tồn tại,không lặp lại. Ví dụ: bạn
Harry Potter có chiếc sẹo trên trán, trong lớp không ai có thì
Sẹo chính là cái đơn nhất của Harry.
Riêng = chung + đơn nhất
Cái riêng bao hàm cái chung
Tuy nhiên cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho
nhau: ví dụ lớp 1A là tập thể duy nhất (cái đơn nhất) trong trường tiểu học Kim Đồng nhưng lại
là cái chung của tất cả thành viên lớp 1A.
 Nhận thức cái chung – riêng trong các mối quan hệ của cuộc sống. Muốn nắm cái chung
phải thông qua những cái riêng. Cụ thể hóa cái chung trong từng hoàn cảnh cụ thể (ví dụ
áp dụng từng định luật toán học Viét vào giải bài toán thì phải tùy theo dạng thức của b
mà ta dùng  hay ’.
 Trong nhận thức thực tiễn cần vận dụng thích hợp cho sự chuyển hóa cái chung và cái
đơn nhất
b. Nguyên nhân – kết quả
- Nguyên nhân: tác động gây ra; kết quả: do tác động sinh ra
- NN và KQ có mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu. (không có lửa thì không có khói)
- NN là cái có trước, KQ là cái có sau. NN là cái chính, khác điều kiện chỉ là NN phụ.
t0

7|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

Ví dụ: S+O2 SO2 => S,O2 là NN của SO2 còn t0 là điều kiện
- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả(cần biết được KQ chính, KQ cơ bản, KQ trực tiếp để
phân biệt vs KQ phụ, ko cơ bản, gián tiếp): ví dụ: tắc đường => đi học muộn/ tai nạn giao thông/ tổn thất
tiền của/ gây ô nhiễm môi trường. Đi học muộn và tổn thất tiền của là KQ gián tiếp, còn lại là trực tiếp.
- Một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân(cần nêu ra NN chính, NN trực tiếp, NN bên trong để
phân biệt với NN phụ, gián tiếp, bên ngoài): đi học muộn có thể do: đau ốm(bệnh/ đau bụng/ tiến tập)/
tắc đường/ đặt báo thức nhầm,... Với từng đối tượng biết được đâu là NN chính.
- NN và KQ có thể chuyển hóa được cho nhau trong trường hợp cụ thể. Con gà sinh ra quả trứng, rồi
quả trứng lại sinh ra con gà => NN và KQ chuyển hóa cho nhau.
- NN và KQ ở vị trí khác nhau thì chuyển hóa: tắc đường1 => tổn phí ngân sách2 => tiền ngân sách
thiếu hụt3 => tăng trưởng kém4=>... 1 là NN của 2, 2 là KQ của 1 nhưng là NN của 3, tương tự,...
 Mối quan hệ nhân – quả: nhìn nhận toàn diện và lịch sử cụ thể để đưa ra những bài học
và cách khắc phục kết quả kém phát huy kết quả tốt thì cần đi vào nguyên nhân chính,
nguyên nhân trực tiếp.
c. Tất nhiên – ngẫu nhiên
- Tất nhiên: do NN bên trong, cơ bản (trong điều kiện nhất định) gây ra.VD: Trứng tất nhiên thành gà
- Ngẫu nhiên: do NN bên ngoài, không cơ bản gây ra, có thể có hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện
nhiều dạng. VD: Trứng ngẫu nhiên thành món trứng rán, ngẫu nhiên bị thối,...
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan, tất nhiên đóng vai trò quyết định.
- Có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định
VD: trong XHPK lấy nhiều vợ là chuyện tất nhiên, 1 vợ là ngẫu nhiên thì trong XH hiện đại chuyện
này đã đảo ngược.
 Cần căn cứ vào cái tất nhiên để nhận thức chứ ko đc dùng cái ngẫu nhiên. Nhưng ko đc
bỏ qua ngẫu nhiên
 Ngẫu nhiên và tất nhiên có thể chuyển hóa cho nhau nên tùy trường hợp mà ta cản trở
hoặc thúc đẩy chúng theo mục đích nhất định.
VD: hủ tục trước kia trong xã hội cũ là tất nhiên nhưng vì ko phù hợp vs tiến bộ xã hội
nên cần loại bỏ nó, đưa nó về ngẫu nhiên (thúc đẩy). Hoặc ngược lại không được đưa
những phát triển mới của xã hội về ngẫu nhiên được mà phải giữ ở tất nhiên (kìm hãm).
d. Nội dung và hình thức
- ND: những gì tạo nên sự vật, hiện tượng. VD nội dung của bức tranh là sơn dầu, là màu nước, là lụa,
là cát, là giấy,...
- HT: là những phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. VD hình thức của bức tranh là hình chữ
nhật, màu đen, mùi hắc,...
- ND quyết định HT, HT chứa đựng ND. Chúng có mqh biện chứng. ND và HT tác động qua lại lẫn
nhau. ND có khuynh hướng biến đổi, còn HT có khuynh hướng cố định.
VD: trong cơ thể luôn xảy ra các quá trình đồng hóa, dị hóa, các quá trình phân hủy, chắt lọc các
chất,... nhưng hình thức bên ngoài không thay đổi nhiều.

8|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

- ND và HT không phải luôn phù hợp, nếu phù hợp HT sẽ thúc đẩy ND phát triển, nếu không phù hợp
sẽ kìm hãm sự phát triển của ND. (HT như chiếc áo, ND như cơ thể => áo chật thì cơ thể khó chịu,
áo rộng thì không vừa vặn)
VD: thương hiệu Apple giúp Iphone có doanh số bán hàng và giữ giá lâu so với các sản phẩm cùng
loại như Samsung, Nokia,... nhờ đó thương hiệu thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, đầu tư tăng thị
phần của công ty. => do đó các công ty có các sản phẩm mới thường hay rầm rộ quảng cáo, khuyến
mại để kích cầu tiêu dùng.
Còn nếu thương hiệu không phù hợp như hàng giả hàng nhái Made in China, từng một thời gian bị
các nước cấm nhập khẩu vì có chứa chất độc hại và chất lượng kém.
 Căn cứ vào ND để xem xét sự vật, hiện tượng, muốn thay đổi HT phải bắt nguồn từ ND
 Phát huy tính thích hợp của HT với ND: loại bỏ HT không phù hợp, kích thích ND phát
triển đồng bộ cùng HT.
e. Bản chất và hiện tượng
- Bản chất: mặt bên trong mang yếu tố vững bền, ổn định quy định sự vật, hiện tượng. VD bản chất
của bạn A là chăm học, ngoan ngoãn; bản chất của công nghê thông tin là sự phát triển của khoa học
giúp kết nối con người và tự động hóa máy móc.
- Hiện tượng: những biểu hiện ra bên ngoài của những yếu tố bên trong. VD: hiện tượng chơi game
phản ánh tác động xấu của internet, hiện tượng nghiện facebook, hiện tượng mưa gió bão lũ (bản
chất sự tuần hoàn quy luật thiên nhiên),...
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất nào hiện tượng đấy. Hiện tượng mang tính bản
chất.
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: bản chất là cái chung, bên trong, khó thay đổi; hiện tượng là
cái riêng, bên ngoài, dễ thay đổi. Trong nhiều trường hợp hiện tượng phản ánh sai bản chất. VD: qua
một lần nhỡ lời nói tục không nên quy chụp bạn đó vô đạo đức, thất học,... đánh giá cá nhân phải
thông qua quá trình.
 Thông qua nhiều hiện tượng mới đi đến bản chất: thông qua hiện tượng táo rơi vào đầu,
từ đó thông qua hiện tượng trong thí nghiệm trên nhiều dạng thức vật thể khác nhau,
Newton mới đưa ra được bản chất của sự chuyển động: hướng tâm Trái Đất => định luật
vạn vật hấp dẫn.
 Căn cứ vào bản chất để đánh giá sự vật, hiện tượng.
 Lưu ý: cần phân biệt bản chất – hiện tượng và nội dung – hình thức qua ví dụ sau:
Con người có:
o Nội dung là gan, tim, thận, phổi, máu, nước, ôxi, cơ,...=> các bộ phận, thành phần cấu
tạo cơ thể.
o Hình thức là béo, gầy, cao, thấp, đen, trắng,... => diện mạo biểu hiện bên ngoài.
 Bên trong các bộ phận hoạt động thường xuyên, làm việc thay đổi liên tục =>
khuynh hướng thay đổi còn bên ngoài hình thức chiều cao, cân nặng, vóc
dáng thay đổi chậm, ít thay đổi => khuynh hướng cố định hơn.
o Bản chất là tốt, hiền, ác, xấu, khôn, ngu... => tính cách, nội tâm, bản tính bên trong.

9|Page_Hổ phách_PTH
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

o Hiện tượng là đi học muộn, vâng lời bố mẹ => hành vi, hành động biểu hiện ra bên
ngoài.
 Bên trong tính cách thường ít thay đổi, là sự tích lũy một quá trình, thể hiện
tính cá nhân. Hiện tượng thể hiện ra bên ngoài thì thay đổi và đa dạng vô
cùng. Có thể tâm thiện nhưng đôi khi vẫn có những hành động chưa chuẩn
mực.

Muốn thay đổi: thay đổi hình thức thì phải thay nội dung: muốn gầy hơn thì phải ăn ít đi, để
lượng mỡ tích tụ (nội dung) ít thì vóc dáng sẽ gầy (hình thức). Thay đổi hiện tượng thì phải thay đổ
bản chất: muốn ko đi học muộn (hiện tượng) phải có một ý thức quyết tâm hơn (bản chất), một chế
độ họp lý hơn. Muốn A đối tốt với B thì thay đổi bản chẩt bên trong là B phải quý A,...

f. Khả năng và hiện thực


- Khả năng: cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, tồn tại nếu có điều
kiện tương ứng. VD: khả năng quả trứng thành con gà cao, khả năng trứng bị ung thấp.
- Hiện thực: chỉ những cái đang tồn tại.
- Khả năng và hiện thực tồn tại không tách rời. Khả năng chuyển hóa thành hiện thực, và hiện thực
chứa đựng những khả năng mới. Để khả năng thành hiện thực cần nhân tố chủ quan và điều kiện
khác quan. VD: Trứng  Gà cần đk khách quan như nhiệt độ, ánh sáng, không có động vật ăn trứng;
nhân tố chủ quan là có gà trống bỏ giống.
 Dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động. Cũng cần nhận thức những khả
năng tốt hay xấu để có tầm nhìn, chính sách trong sự phát triển.
 Tích cực phát huy nhân tố chủ quan để đưa khả năng thành hiện thực. VD: bạn là người
có cơ hội đạt học bổng. Cần tự thân cố gắng để biến khả năng đó thành hiện thực.
4. Các quy luật cơ bản (3)
a. Lượng - chất: (quá trình biến đổi của sự vật hiện tượng) (phương thức, nội dung của
sự vận động, phát triển)
- Không nên nhầm lẫn lượng – chất với khái niệm thông thường. Đơn giản hiểu lượng và chất là 2
dạng thức trong quá trình phát triển của 1 sự vật, hiện tượng. VD: bạn A là học sinh từ lớp 1 đến lớp
12; là sinh đại học từ năm 1 đến năm 4. => quá trình chuyển biến từ học sinh thành sinh viên gọi là
quá trình biến đổi lượng – chất. Lượng là học sinh; chất là sinh viên.
Học sinh (lượng) Sinh viên (chất)

Điểm nút đầu (vào lớp 1) Điểm nút cuối (thi đỗ


ĐH)

Độ (quãng thời gian để lượng thành chất) = 12 năm học

Bước nhảy: học sinh thành sinh viên

 Nhận thức toàn diện: coi trọng cả chất và lượng


 Tích lũy lượng để biến đổi chất hoặc phát huy tác động của chất để thay đổi lượng.
 Khắc phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh (đòi hỏi gấp)

10 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 Đồng thời khắc phục tư tưởng bảo thủ, hữu khuynh (chậm tiến)
 Nâng cao sự chủ động tích cực để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng thành chất
b. Mâu thuẫn (thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) (nguồn gốc-động lực sự
vận động, phát triển)
- Là hạt nhân của phép biện chứng. Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất các mặt đối
lập. Nguồn gốc và động lực cơ bản của mọi quá trình vận động và phát triển.
- Mâu thuẫn được tạo từ các mặt đối lập có mqh chặt chẽ với nhau. Đen – trắng, đen – đỏ,...
- Có sự thống nhất của các mặt đối lập: sự liên hệ, ràng buộc giữa chúng. Đen – trắng (quan hệ về
màu); đen – đỏ (quan hệ về số phận, sự may rủi)
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:tác động qua lại, bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập
- Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa chúng tạo nên quá trình chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
VD sự tích tái ông mất ngựa:
1. Mất ngựa – đen => ngựa sau đó trở về dắt theo 1 con ngựa cái => đỏ
2. Con trai cưỡi ngựa ngã gãy chân – đen => nước bắt đi lính được ở nhà => đỏ
Chuyển hóa giữa cái may – rủi, đỏ - đen là quy luật
- Mâu thuẫn xung đột gay gắt và khi chín muồi sẽ chuyển hóa cho nhau, mẫu thuẫn được giải quyết,
sự vật hiện tượng mới ra đời. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời và lại tiếp diễn => tạo nên
quá trình phát triển
V.I.Lênin: phát triển là sự đấu tranh của những mặt đối lập
 Cần nhận thức được sâu sắc các mặt đối lập để thấy được khuynh hướng phát triển
 Cần có quan điểm lịch sử - cụ thể để vận dụng giải quyết mâu thuẫn.
VD: âm – dương chính là 1 dạng thức biểu hiện của mẫu thuẫn và sự chuyển hóa của chúng
c. Phủ định – phủ định của phủ định (thay thế của sự vật hiện tượng) (khuynh hướng
của sự vận động, phát triển)
- Phủ định: thay thế. A thay B => A phủ định B.VD trứng phủ định gà,...
- Phủ định có thể chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự phủ định tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát
triển. Phủ định tạo đk cho phát triển là phủ định biện chứng.
VD: gà phủ định trứng => gà có thể tạo ra trứng mới => PĐBC; trứng thối phủ định trứng => chấm
dứt sự phát triển => ko là PĐBC
- Phủ định của phủ định: nhiều lần phủ định tạo ra sự phát triển theo hình thức “xoáy ốc”
VD: cơm phủ định gạo, gạo phủ định thóc, thóc phủ định cây lúa, cây lúa phủ định hạt thóc giống,
hạt thóc giống phủ định cây lúa nguồn. Có sự lặp lại ở trình độ cao hơn: thóc và thóc giống, láu và
lúa giống.
XH CSCN phủ định XH TBCN, TBCN phủ định PK, PK phủ định CHNL, CHNL phủ
định CSNT.
- Tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên.
 Xu hướng vận động: quanh co, phức tạp, nhưng tất yếu là sự tiến lên, tiến bộ.
 Khắc phục tư tưởng bảo thủ, chậm tiến, tăng tích cực của nhân tố chủ quan
 Tính kế thừa là đặc tính quan trọng cần xem xét
5. Nhận thức luận
- Thực tiễn (khác thực tế) là hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

11 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

- Gồm: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học.
a. Nhận thức và trình độ nhận thức
- Nhận thức kinh nghiệm: qua quan sát thực tiễn, thực nghiệm
- Nhận thức lý luận: nhận thức qua việc khái quát hóa bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
VD: ca dao, tục ngữ là nhận thức kinh nghiệm; các nhà khoa học quy tập những hiểu biết của
nông dân lại chứng minh bằng lý luận khoa học đưa nó thành nhận thức lý luận.
 Là 2 giai đoạn nhận thức (thấp lên cao)
- Nhận thức thông thường: tự phát
- Nhận thức khoa học: tự giác
VD: thông thường: táo rơi vào đầu => tổng hợp thành khoa học Định luật vạn vật hấp dẫn
 Là 2 bậc thang của nhận thức
b. Vai trò của thực tiễn với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức; là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính
chân lý.
VD: từ thực tiễn nhận thức thông thường ra đời: từ quan sát trời mưa, nắng, râm; từ thực tiễn:
con người mong muốn nhận thức được thế giới => động lực; từ thực tiễn nhiều điều cần phải
chứng mình làm sáng tỏ => mục đích
Nhận thức được chân lý muốn đúng đắn phải kiểm nghiệm qua thực tiễn. Không có lý thuyết
suông trên giấy mà phải ứng dụng vào thực tiễn.
 Quan điểm thực tiễn
c. Con đường biện chứng của nhận thức
- Nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính: táo rơi vào đầu, cảm tính là cảm nhận được vật rơi tự
do từ cao xuống => mọi vật trong trái đất đều chuyển động hướng từ cao xuống thấp, đều hướng
về tâm trái đất. => chân lý: định luật vạn vật hấp dẫn
 Tính chất của chân lý
- Tính khách quan: độc lập vs ý muốn chủ quan của con người
- Tính tuyệt đối và tương đối: tuyệt đối trong phạm vi; tương đối do tùy thuộc vào hoàn cảnh
- Tính lịch sử - cụ thể: từng thời điểm lịch sử - cụ thể khác nhau mà có giá trị khác nhau.
 Vận dụng chân lý vào thực tiễn và cần đi sâu sát vào thực tiễn để khám phá chân lý. Không
tuyệt đối hóa chân lý mà luôn có sự tìm tòi phát triển chân lý.

IV. Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


Vận dụng CN DVBC và phép DVBC vào xem xét đời sống xã hội và lịch sử loài người => CNDVLS
1. Sản xuất vật chất
Hình thái kinh tế - xã hội

Phương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất

Con người Tư liệu Người vs người và người vs tư liệu sx chính

12 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

- Quy luật mqh LLSX và QHSX: LLSX quyết định QHSX; QHSX tác động trở lại LLSX.
- Quan
Đối hệ thống
tượng, nhấttưbiện
công cụ, chứng, nhưng
liệu phụ QH cósởkhả
hữunăng chuyển hóa thành
QH tổ chức – quảncác
lý mặt đốiQH
lập,phân
gâyphối
mâu
thuẫn. (mầm mống của sự thay đổi phương thức sản xuất => thay đổi hình thái kinh tế - xã sp hội)
2. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng: toàn bộ những QHSX hợp thành tạo nên xã hội: QHSX thống trị; QHSX tàn dư;
QHSX mới.
VD: cơ sở hạ tầng của VN là cơ sở hạ tầng xã hội XHCN, bao gồm QHSX thống trị là quan hệ
công hữu; QHSX tàn dư là quan hệ tư hữu tư nhân tư bản; QHSX mới là quan hệ tư hữu vốn
nước ngoài, tư hữu cổ phẩn quốc doanh.
- Kiến trúc thượng tầng: toàn bộ các hình thức ý thức xã hội (văn học – nghệ thuật, tôn giáo, pháp
luật,...) và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, chính đảng, giáo hội)
Quan trọng nhất là thiết chế nhà nước và chính đảng. Nhà nước là công cụ quyền lực trong xã
hội có giai cấp; giai cấp cầm quyền dùng quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp. Là thiết
chế quản lý xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Chuyên chính: giai cấp nắm quyền
thực hiện những yêu cầu đòi hỏi phục vụ cho nhu cầu giai cấp mình. VD: chuyên chính vô sản,
chuyên chính tư sản,...
- Mqh: CSHT quyết định KTTT (công cụ mạnh nhất:tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ lĩnh vực
xã hội)
- KTTT tác động trở lại CSHT: thông qua yếu tố nhà nước mạnh mẽ nhất. (tiêu cực, tích cực)
nhưng tác động của nó ko mang tính quyết định, CSHT vẫn tự mở đường cho nó theo tính tất
yêu kinh tế.
3. Tồn tại xã hội – ý thức xã hội
- TTXH: phương diện sinh hoạt vật chất và đk sinh hoạt vật chất của con người.
- YTXH: phương diện sinh hoạt tinh thần nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH. (ko đồng nhất
vs YT cá nhân)
Chia loại:
 Theo trình độ phản ánh TTXH của YTXH:
 YTXH thông thường: quan niệm thông thường chưa được khái quát hóa, quy luật hóa.
 YT lý luận:quan niệm, tư tưởng đã được khái quát, hệ thống hóa.
 Theo phương thức phản ánh TTXH của YTXH
 Tâm lý XH: cách nghĩ của nhiều người, tình cảm chung của nhiều người,...
 Hệ tư tưởng XH: toàn bộ hệ thống quan điểm XH: chính trị, triết học, đạo đức XH sử
dụng và lấy làm chủ đạo.
- Vai trò: TTXH quyết định YTXH (vật chất qđ ý thức) nền kinh tế tư bản sẽ quyết định nền chính
trị là tư bản chủ nghĩa, quyết định nền văn hóa theo khuynh hướng giai cấp tư sản => bộ môn
kinh tế chính trị (kinh tế qđ chính trị và toàn bộ các lĩnh vực XH)
- Tính độc lập tương đối của YTXH vs TTXH (5)

13 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 Thường lạc hậu so vs TTXH: những hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới hỏi, táng sống, cải
mả..., những cách nghĩ của XH cũ như trọng nam, gia trưởng,...
 Có thể vượt trước TTXH: có tính định hướng cho XH tương lai như CN Mác đưa ra cái nhìn
dự đoán và triển vọng về 1 xã hội tốt đẹp mà loài người hướng tới.
 YTXH có tính kế thừa: không một tư tưởng, luận thuyết, không một tác phẩm nào thời đại
sau lại không có chút ảnh hưởng của nhữngtư tưởng luận thuyết trước đó, của những tác giả
đi trước, của những tác phẩm đi trước,...
 YTXH tác động qua lại: các luận thuyết triết học ảnh hưởng lẫn nhau; thời kỳ văn học nước
ta vs văn – sử - triết bất phân...
 YTXH có khả năng tác động trở lại TTXH: tôn giáo có thể bị lợi dụng trở thành đòn công
phá xã hội, tạo dựng chiến tranh, biến mục đích chính trị thành mục đích tôn giáo gây thiệt
hại sâu sắc về của cải vật chất, làm tồn tại xã hội bần cùng yếu kém như tình trạng dân tị nận
Syria hiện nay.
Ví dụ khác: phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, ý thức, làm cho mọi người tuân thủ pháp luật ai
cũng đi đúng đường làm hạn chế tối đa tai nạn, ùn tắc giao thông cũng đã đủ số tiền chi phí
cho việc xây dựng hàng trăm trường học, hàng chục bệnh viện...
4. Hình thái kinh tế - xã hội
- Hình thái kinh tế - xã hội: chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định
VD: hình thái KTXH phong kiến, hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa,...
Hình thái kinh tế - xã hội = [QHSX + LLSX] (1 Phương thức sản xuất) + 1 kiến trúc thượng
tầng (kiểu nhà nước, pháp luật)
- Ý nghĩa PPL:
 PTSX là nhân tố quyết định trình độ phát triển của lịch sử chứ không phải do nhân tố chủ
quan của con người
 Phải dùng QHSX để xem xét các hình thái, lĩnh vực khác trong xã hội
 Muốn giải quyết những vấn đề đời sống xã hội nghiên cứu các quy luật vận động của XH
5. Đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội với XH có giai cấp
- Giai cấp: những tập đoàn người to lớn; khác nhau về địa vị xã hội (thống trị - bị trị); khác nhau
về quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất (tư sản và vô sản); khác về vai trò của họ trong tổ chức
lao động xã hội (CNg: công nhân, NNg: nông dân, ...)
- Tầng lớp: sự phân tầng, phân nhóm trong từng giai cấp: tầng lớp công nhân làm thuê; tầng lớp
công nhân lao động phức tạp,...; chỉ nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội:
tâng lớp công chức, trí thức, tiểu nông,...
- Nguồn gốc giai cấp:
 Trực tiếp: chế độ chiếm hữu tư nhân về sản xuất
 Sâu xa: phân hóa xã hội do tình trạng phát triển nhưng chưa đạt đến trình độ xã hội hóa
(giống nhau) của LLSX. (trong XH nguyên thủy và XH CSCN tương lai: trình độ đồng đều –
xã hội hóa có được sẽ ko còn giai cấp)
- Đấu tranh giai cấp:

14 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

 Giải quyết mâu thuẫn kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp bị trị và thống trị ở những
phạm vi, mức độ khác nhau: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh vũ trang,...
 Nhà nước – chính thể quyền lực – công cụ pháp lý và vũ trang (có lực lượng vũ trang và hệ
thống pháp luật) đàn áp và ngăn chặn đấu tranh giai cấp.
 Đấu tranh giai cấp là một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển XH.
- Cách mạng xã hội:
 Ý nghĩa:
 Nghĩa rộng: sự biến đổi toàn bộ và căn bản về chất các lĩnh vực; là sự chuyển từ 1 hình
thái KT-XH sang 1 hình thái cao hơn. (cả lật đổ và xây dựng)
 Nghĩa hẹp: việc lật đổ chế độ chính trị lỗi thời và thiết lập 1 chế độ chính trị tiến bộ hơn.
(chỉ có lật đổ)
 Khác với cải cách: diễn ra 1 hay trên một vài lĩnh vực. VD: cải cách thể chế kinh tế, cải cách
nền hành chính, cải cách giáo dục,...
 Khác với đảo chính: chỉ là sự tranh giành quyền lực chính trị của các lực lượng (thường trong
cùng giai cấp) nhưng không thay đổi bản chất chế độ hiện thời.
 Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, tức
mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX với sự kìm hãm của
QHSX đã trở nên lỗi thời. VD: giai cấp vô sản mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp tư sản vì muốn
thay đổi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kìm hãm sự phát triển đi đến văn minh, đi đến
công bằng của loài người.
 Nguyên nhân chủ quan, trực tiếp: sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng.
VD: sự giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp công nhân quốc tế mới có thể cùng nhau
làm nên cuộc CMXHCN giải phong giai cấp, giải phóng loài người.
 CMXH là phương thức, động lực phát triển quan trọng của xã hội, giúp thay đổi và giải quyết
mọi mâu thuẫn cơ bản của xã hội, thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội. => có cách mạng xã
hội, nhân loại mới có thể phát triển đi lên.
6. Quan điểm về con người và vai trò của quần chúng nhân dân
a. Con người:
- Bản tính con người
 Bản tính tự nhiên: phần “con”
 là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên (được
chứng minh bằng thuyết tiến hóa của Đacuyn)
 là bộ phận của giới tự nhiên, có tác động qua lại với giới tự nhiên (quan hệ biện
chứng)
 Bản tính xã hội: phần “người”
 nhân tố lao động đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi và chuyển hóa con
người.
 Con người luôn chịu sự tác động của các nhân tố, quy luật XH và đồng thời là
tiền đề cho sự phát triển xã hội. (nước giàu thì dân no đủ, dân giàu thì nước
mạnh)

15 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H
Phần 1 ĐỀ CƯƠNG MÔN NGUYÊN LÝ CN MÁC-LÊNIN_HỔ PHÁCH_PTH

- Bản chất con người:


Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. (C.Mác) (bản tính xã hội mới là cái phân biệt
“người” với “con”. Và phần người chịu sự tác động của tự nhiên, và cả các yếu tố xã hội (kinh
tế, chính trị, văn hóa) nhưng cũng chính phần người tạo ra các nhân tố xã hội đó (phát triển kinh
tế, kiến thiết chính trị, nâng cao văn hóa,...)
 Lý giải vấn đề con người chủ yếu thông qua phương diện bản tính xã hội
 Động lực cơ bản của tiến bộ xã hội là khả năng sáng tạo lịch sử của con người
 Sự nghiệp giải phóng con người cần hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế -
xã hội
b. Quần chúng nhân dân:
- Con người sáng tạo lịch sử qua sự liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng, có lãnh
đạo của cá nhân hay tổ chức nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử: quần chúng nhân dân.
- Bao gồm:
 Người lao động (làm ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần)
 Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị
 Những giai cấp, tâng lớp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình
- Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng:
 Lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất phục vụ cho xã hội
 Lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra giá trị tinh thần của xã hội
 Là lực lượng và động lực của mọi cuộc cách mạng và cải cách trong lịch sử.
- Vai trò của quần chúng nhân dân không thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt ở
vai trò thủ lĩnh, lãnh tụ hay vĩ nhân.
Vĩ nhân: các cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật,...
Lãnh tụ: 1. Là người có tri thức uyên bác, nắm bắt được xu thế thời đại. 2. Là người có khả năng
tập hợp và thống nhất vào việc giải quyết nhiệm vụ lịch sử. 3. Gắn bó mật thiết với nhân dân và
hy sinh lợi ích vì nhân dân.
 Lý giải đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân cũng như việc nhận định vĩ nhân, lãnh tụ
 Đưa ra bài học về việc tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng quần chúng cho cách mạng.

16 | P a g e _ H ổ p h á c h _ P T H

You might also like