You are on page 1of 9

Câu 1.

Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước chiều dài bề mặt thể tích của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước của tế bào.

- Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên
quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, lá, hoa, quả, hạt).

- Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực
vật.

Câu 2. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật? Vd

- Sinh trưởng của động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế
bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh
hiện các cơ quan và cơ thể.

- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái và không qua biến thái.

Câu 3. Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở động vật

Sinh trưởng Phát triển

Khái niệm

Đặc điểm - Tốc độ sinh trưởng khác nhau


giữa:
+ các bộ phận của cơ thể
+ các giai đoạn khác nhau của
cơ thể.
- Quá trình sinh trưởng của các
cơ quan, bộ phận của cơ thể
khác nhau
+ sinh trưởng tối đa đạt được
khi cơ thể trưởng thành khác
nhau ở các loài (do di truyền)

Câu 4. Biến thái là gì? Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu
nào?

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra.
Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau:

- Phát triển không qua biến thái.

- Phát triển qua biến thái: + Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Câu 5. Phát triển không qua biến thái (ví dụ, đặc điểm)

- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái,
cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

Câu 5. Phát triển qua biến thái (ví dụ, đặc điểm)

- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo
và sinh lý rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng), ấu trùng
biến đổi thành con trưởng thành.

- Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng chưa hoàn thiện,
trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Câu 6: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Giữa phát triển
qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?

Câu 7. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm trong khi đó bướm trưởng thành
không gây hại cho cây trồng?

Vì trong ống tiêu hóa của sâu bướm không có enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo, do đó chúng phải
ăn số lượng thức ăn rất lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Còn bướm trưởng thành chỉ hút mật hoa
nên không phá hại cho cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn

Câu 8. Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn?

- Quá trình phát triển của ếch thuộc loại biến thái hoàn toàn vì ấu trùng (nòng nọc) rất khác ếch trưởng
thành về hình thái, cấu tạo và sinh lí.

Câu 9. Kể tên các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động
vật.

I. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có

+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau

+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.

II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI.

1. Thức ăn

Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.

Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn
ở động vật .

Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.

2.Nhiệt độ

Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao
hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.

Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và
động vật đẳng nhiệt.

3.Ánh sáng

+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến
sinh trưởng, phát triển của động vật.

+ Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất
nhiệt.

Câu 10. Sinh sản là gì? Có mấy kiểu sinh sản?

- Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 kiểu sinh sản:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Câu 11. Sinh sản vô tính ở thực vật? Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? Vai trò của sinh sản vô
tính đối với đời sống động vật và con người? Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống
nhau và giống cây mẹ.

- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm:


+ Sinh sản bào tử

+ Sinh sản sinh dưỡng: bằng thân củ, thân rễ.

b) Vai trò:

- Với bản thân cơ thể thực vật: đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài
- Với đời sống con người:
+ Nhân nhanh giống (đặc biệt với giống quý hiếm, sinh sản chậm)
+ Duy trì những tính trạng tốt của giống (có lợi cho con người)
+ Rút ngắn thời gian thu hoạch.
+ Tạo giống sạch bệnh (nuôi cấy mô, tế bào)
→ tăng hiệu quả kinh tế

Ưu điểm Nhược điểm

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra cá Không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố
thể mới (có lợi trong trường hợp mật độ quần mẹ → kém đa dạng di truyền.
thể thấp).
→ Cơ thể con kém thích nghi với điều kiện sống
- Tạo ra số lượng lớn cá thể giống nhau và giống thay đổi
cá thể mẹ trong thời gian ngắn.

- Tăng hiệu suất sinh sản (không phải tiêu tốn


năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh)

→Tạo ra nhiều cá thể thích nghi tốt với môi


trường sống ít biến động

→Quần thể phát triển nhanh

Câu 12: Các phương pháp nhân bản vô tính?

– Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma vào một
tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành một phôi, từ đó
làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới.

– Ý nghĩa: Tạo ra được các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các
mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng.

Câu 13. Sinh sản hữu tính ở thực vật? Quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi? Thụ phấn, thụ tinh là
gì? Quá trình hình thành quả và hạt như thế nào?
- Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của
cá thể mới.

+ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy
của hoa.

Thụ tinh là sự kết hợp của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để
hình thành lên hợp tử (2n).

Câu 14. Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được
trong môi trường biến động?

Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự phân bào giảm nhiễm mà điểm mấu chốt là sự hình thành giao
tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.
Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ
tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu.
Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi
trường biến động ngày càng cao. Trên nguyên tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột,
những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác lạ sẽ có nhiều may, thích nghi hơn
những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

Câu 15. Sinh sản vô tính ở động vật? Hình thức sinh sản vô tính ở động vật? Ưu điểm và hạn chế của
sinh sản vô tính ở động vật?

- Động vật có hai hình thức sinh sản:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính.


- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình,
không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Ưu điểm Nhược điểm

+ Cá thể đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, có lợi Quần thể kém thích nghi, có thể bị tiêu diệt khi
khi mật độ quần thể thấp. môi trường sống thay đổi.

+ Các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống


ổn định, ít biến động

+ Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ


về mặt di truyền.

Câu 16. Tại sao khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản
vô tính bị chết?

- Động vật sinh sản vô tính tạo ra các thê hệ con cháu giống hệt nhau và giống hệt mẹ về mặt di truyền,
không có sự thay đổi nào về di truyền giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường khác môi trường
ban đầu, vì vậy khi điều kiện sống thay đổi chúng không có khả năng thích ứng, dẫn đến hàng loạt cá thể
bị chết.

Câu 17. Sinh sản hữu tính ở động vật? Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm mấy giai đoạn? Kể
tên các hình thức thụ tinh? Ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ở động vật?

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và
giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

- Quá trình sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi (phôi thai).

- Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh:

+ Thụ tinh ngoài

+ Thụ tinh trong.

- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con
cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

Vd: Thụ tinh ở ếch

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của
con cái (có quá trình giao phối giữa con đực và con cái).
Vd: Giao phối và thụ tinh ở rắn, tinh tinh, khỉ đột..

- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích
nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.

Ưu điểm Nhược điểm

Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di Không có lợi trong trường hợp mật độ cá thể của
truyền, nhờ đó đó động vật có thể thích nghi và quần thể thấp
phát triển trong điều kiện môi trường sống thay
đổi

Câu 18. Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền ?

Sinh sản hứu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền là nhờ quá trình phân li tự do
của NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, trao đổi chéo và thụ tinh.

Câu 19. Cho biết sự khác nhau của sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở động vật?

- Sinh sản vô tính gặp ở nhiều loài động vật có tổ chức thấp, còn sinh sản hữu tính có ở hầu hết động vật
không xương sống và động vật có xương sống.

Câu 20. Điều khiển số con ở động vật bằng các biện pháp nào?

A. Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp

– Ví dụ 1: Tiêm dịch tiết tuyến yên của loài cá khác cho cá chép, mè, trắm cỏ, … làm trứng chín
hàng loạt, nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi ấp nở thành con.

– Ví dụ 2: tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu bò … làm trứng nhanh chín và rụng, hoặc trứng
rụng nhiều hơn lấy ra cho thụ tinh nhân tạo.

B. Thay đổi các yếu tố môi trường

– Chiếu sáng liên tục đối với gà có thể đẻ 2 trứng/ ngày

C. Nuôi cấy phôi

– Tiêm hoocmon gây trứng chín và rụng rồi cho thụ tinh nhân tạo tạo ra hợp tử phát triển thành
phôi và cấy vào tử cung con cái. Hoặc Gây đa thai nhân tạo bằng cách khi hợp tử đang phâp
chia, tách từng tế bào con nuôi dưỡng thành các phôi mới rồi cấy vào tử cung của con cái. VD: ở
gia súc và ĐV quý hiếm

D. Thụ tinh nhân tạo

– Thụ tinh bên ngoài như ở cá


– Thụ tinh bên trong như ở lợn, bò , trâu

Câu 21: Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật:

+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

+ Thay đổi các yếu tố môi trường.

+ Nuôi cấy phôi.

+ Thụ tinh nhân tạo.

Câu 21. Một số biện pháp điều khiển giới tính? Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế
nào trong chăn nuôi?

– Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

+ Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại, Tùy theo nhu
cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – mêtyltestostêron (một loại hoocmôn testostêrôn tổng hợp)
kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

– Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi giúp tiết kiệm chi phí, tăng
năng suất:

+ Muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm cần tăng nhiều con cái, vì một đực có thể thụ tinh cho nhiều
con cái.

+ Muốn có nhiều trứng cần tạo ra nhiều con cái.

+ Muốn nhiều thịt cần tạo ra nhiều con đực vì con đực thường to hơn và lớn nhanh hơn.

Câu 22. Tại sao phải cấm xác định giới tính ở thai nhi người?

- Phải cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng giới tính, tránh ảnh hưởng xấu
đến đời sống, xã hội.

Câu 23. Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Các biện pháp tránh thai?

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù
hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 25. Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đế gì trong sinh đẻ ở người?

- Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh trong sinh đẻ ở người, giúp các cặp vợ chồng vô sinh có
thể sinh con.
Câu 26. Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp
tránh thai khác?

- Nữ vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên lựa chọn những biện
pháp tránh thai khác vì: đình sản là cắt ống dẫn trứng (ở nữ) làm cho trứng không thể di chuyển vào tử
cung để thụ tinh. Sau khi đình sản, nếu muốn có con thì phải nối lại ống dẫn trứng, việc này tốn kinh phí
rất lớn và khả năng phục hồi rất thấp. Sau khi đình sản thì gần như chắc chắn người nữ không thể có con
được nữa.

Câu 27. Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh
đẻ bất đắc dĩ?

- Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì
chúng chỉ giúp người nữ không sinh con ngoài ý muốn nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối
với sức khỏe người phụ nữ như mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh,... thậm chí tử vong.

You might also like