You are on page 1of 15

VỘI VÀNG

Đề bài: Cảm nhận về 13 dòng thơ đầu trong "Vội vàng".


Nhận xét về cách tân trong hình thức nghệ thuật của bài thơ (trong mối quan hệ so sánh
với thơ ca đương đại)
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Trong phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ 20, cây bút Xuân Diệu xuất hiện trên thi
đàn như "một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này" ( Hoài
Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm
sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Những bài thơ của ông bao giờ
cũng để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Bài thơ Vội vàng được rút ra từ tập "Thơ thơ" (1938) đã thể hiện tập trung sở trường của
Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái "tôi" và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống của mình.

Bài thơ là lòng ham sống mãnh liệt, niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh
thẩm mĩ mới mẻ của tác giả.

- Giới thiệu luận đề

+ Đến với 13 câu thơ đầu, ta xúc động tán thưởng bức tranh cuộc sống với những vẻ đẹp đặc
sắc mà thi sĩ đã thâu tóm được bằng chính tình yêu nồng nàn và khát vọng cháy bỏng của
mình. Bài thơ có nhiều cách tân về hình thức nghệ thuật so với thơ ca trung đại.

II. Thân bài


1. Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác:

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938) là một sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu trước
cách mạng. Vội vàng là tính từ chỉ trạng thái vội vã, cuống quýt, hối hả, gấp gáp, giục giã.
Nhan đề này vừa chứa đựng một tâm thế sống, một triết lý sống, thể hiện ý chí xác lập một
cách sống mới: sống tự giác, tích cực, có ích cho cuộc đời.

- Nội dung:

Bài thơ là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút
tuổi trẻ, thể hiện cái tôi khát khao, giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới
mẻ của tác giả.

Luận điểm 1: 4 câu thơ đầu: Khát vọng, ước muốn mãnh liệt táo bạo của thi nhân trước
thiên nhiên cuộc sống.

- Bài thơ mở đầu bằng thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, chắc khỏe như lời giãi bày, cô nén cảm
xúc và ý tưởng:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi"

Nhịp thơ 2/3 nhanh mạnh, dứt khoát cùng lối vắt thơ giữa dòng đã làm nên giọng điệu gấp
gáp, giống như hơi thở hối hả của con người đang tràn đầy cảm xúc.

- Xuân Diệu đã đặt ở đầu những câu lề hai chữ "Tôi muốn" và chủ thể trữ tình lập tức xuất
hiện. Với điệp từ "Tôi muốn", nhà thơ đã thể hiện cái tôi một cách công khai, không lẩn
tránh, không giấu giếm - đó là một cái tôi đi ngược lại với thơ ca trung đại. Với cấu trúc "Tôi
muốn.. cho", đoạn thơ được tổ chức thành một lời bộc bạch trực tiếp, y như đang có đối
tượng giao tiếp ngay trước mặt. Còn chủ thể thì đang nhiệt thành phơi phới trải lòng mình.

- "Tắt nắng, buộc gió" là những ham muốn vô lý, bất khả thi. Cụ thể hơn, khát vọng "tắt
nắng, buộc gió" chính là khát vọng được chiếm lĩnh vũ trụ qua đó thể hiện cái tôi trong một
khát vọng lớn lao, muốn tước đoạt quyền của tạo hóa.

- "Màu đừng nhạt, hương đừng bay": mục đích tốt đẹp, lãng mạn. Nhà thơ muốn níu kéo thời
gian, muốn giữ mãi niềm vui được tận hưởng hương sắc tươi tắn, ngọt ngào của cuộc đời, bởi
nói như Văn Cao: “Thời gian qua kẽ tay/Làm úa vàng chiếc lá.”

→ Rõ ràng đây là những ước muốn kiểu Đôn-ki-hô-tê hoang đường, điên rồ. Làm sao có thể
cưỡng được quy luật tự nhiên, vĩnh viễn hóa được những thứ vốn mong manh, ngắn ngủi.
Những ham muốn lạ lùng kia đã hé mở một lòng yêu bồng bột, vô bờ với cái thế giới thắm
hương đượm sắc, muốn chặn đứng bước đi của thời gian để bất tử hóa vẻ đẹp của cuộc đời,
giữ cho cái đẹp mãi nên hương, tỏa sắc.

- Chữ “đừng” vang lên tới 2 lần chứa đựng nguyện vọng thiết tha, một nỗi ham sống đến vô
biên, muốn được giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp và sự sống ở trong tạo vật.

⟹ Tiểu kết:

- Từng chữ trong 4 câu thơ đầu đều nói lên lòng ham muốn sống và tình yêu cuộc sống đến
tột cùng. Nó khiến cho nhà thơ trở nên cuồng si, tham lam những gì đẹp nhất của cuộc đời sẽ
tồn tại mãi mãi.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật và tâm hồn thơ "tha thiết, rạo rực, băn khoăn" của
hồn thơ Xuân Diệu đã khiến cho người đọc như bị cuốn vào chính những khát vọng ngông
cuồng, mãnh liệt, táo bạo của nhà thơ. Và đây cũng chính là những câu thơ chi phối đến tâm
trạng mạch cảm xúc của những đoạn thơ sau.

Luận điểm 2: 7 câu thơ tiếp: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như thiên đường trên mặt
đất.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì


Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

- Câu thơ đang từ nhịp điệu gấp gáp của những dòng năm chữ thì đột ngột đổi trào ra trong
những dòng 8 chữ. Nó trải ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân tuyệt đẹp.

- Bốn dòng thơ đầu người ta thấy đầy ắp những tiếng "này đây" xảy ra khắp các dòng thơ vừa
trùng điệp vừa biến hóa. Nó như một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên như một tiếng reo vui
sung sướng để rồi ngập chìm trong đắm say ngây ngất.

Điệp từ “Này đây” cùng từ sở hữu "của" trở đi trở lại như một cặp không thể tách rời. Đó là
cách để Xuân Diệu bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên có sự tách đôi. Mọi vật quấn quýt lấy
nhau, là của nhau không bao giờ tách rời. Nó khiến cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một
vườn địa đàng, trong cảm xúc một niềm vui trần thế.

Ở đây Xuân Diệu đã dùng dày đặc những từ nghiêng về khẩu ngữ làm hiện lên cả một thế
giới sống động đầy vẫy gọi, mời chào bằng vẻ ngọt ngào, trẻ trung và như có ý để dành cho
những ai đang ở lứa tuổi yêu đương.

- NT liệt kê: Ong bướm, hoa lá, yến anh, ánh sáng, … Đây là những hình ảnh thiên nhiên hết
sức quen thuộc gần gũi gợi lên ý niệm về mùa xuân và tình yêu.

Thi sĩ phát hiê ̣n có mô ̣t thiên đường ngay trên mă ̣t đất, ngay trong tầm tay với của mỗi chúng
ta. Với những hình ảnh thơ cụ thể, gợi cảm và điê ̣p ngữ “này đây” đă ̣t ở nhiều vị trí khác
nhau, nhà thơ vẽ mô ̣t bức tranh tạo hóa với muôn ngàn thanh sắc. Thiên nhiên dưới mắt thi sĩ
phong phú, bất tâ ̣n. Nhà thơ đón nhâ ̣n cảnh sắc thiên nhiên bằng mô ̣t tình yêu say đắm, bằng
tâm hồn rô ̣ng mở. Tất cả sự vâ ̣t trong đoạn thơ hiê ̣n lên với vẻ ngọt ngào của “ong bướm tuần
tháng mâ ̣t”, xanh non với “lá của cành tơ”, với “hoa của đồng nô ̣i xanh rì” và say mê cùng
“khúc tình si” của yến anh. Ta nghe như tiếng reo vui của mô ̣t người đang yêu lạc vào mô ̣t
khu vườn xuân với bao cảnh sắc tuyê ̣t mỹ, rực rỡ. Ta bắt gă ̣p mô ̣t tấm lòng yêu cuô ̣c sống tha
thiết, dào dạt đang mở rô ̣ng với nhiều cảm giác: nhìn cảnh sắc, nghe âm thanh, ngửi mùi
hương chan hòa trong ánh sáng.

                         Mỗi sáng thần Vui hằng gõ cửa;


Tháng giêng ngon như một cặp môi gầnl
- Trong thơ mới chỉ có “thần sầu”, có nỗi “buồn cô quạnh”, “sầu vạn kỷ” nhưng không hề có
“thần vui”. “Mỗi sáng thần Vui hằng gõ cửa” là mô ̣t ý thơ mới mẻ trong thơ mới và đó chính
là tình yêu cuô ̣c sống trong thơ Xuân Diê ̣u. Nhà thơ đã nhân hóa biến niềm vui thành vị thần
đến ban phước, gõ cửa từng nhà dâng tặng niềm hạnh phúc vào mỗi sớm.
→ Bức tranh tạo hóa kỳ diê ̣u, tràn ngâ ̣p thanh sắc. Thiên đường trên mă ̣t đất không có gì
mới lạ nhưng qua cái nhìn “xanh non” nhà thơ như ngơ ngác, vui sướng khi lần đầu trông
thấy.

- Thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người “phù dung như diê ̣n, liễu
như mi”. Xuân Diê ̣u đưa ra mô ̣t tiêu chuẩn khác, lấy con người giữa mùa xuân tuổi trẻ và tình
yêu là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên thế gian. Đồng thời gắn với mỗi đối tượng miêu tả là
một tính từ, định ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp kỳ thú khác thường. Con người là thước đo
thẩm mỹ của vũ trụ, vẻ đẹp con người trần thế là tác phẩm kỳ diê ̣u nhất của tạo hóa. Quan
niê ̣m về cái đẹp của Xuân Diê ̣u mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.

- Xuất phát từ tư tưởng ấy, nhà thơ đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh mới mẻ nhưng đô ̣c đáo,
táo bạo, rất “Xuân Diê ̣u” là hình ảnh “Tháng giêng ngon như mô ̣t că ̣p môi gần”. Với phong
cách thơ luôn nhìn sự vật qua lăng kính của tình yêu, Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ đẹp thanh tân
và gợi tình của từng sự vật bằng cái nhìn chứa đựng khát khao chiếm hữu. Với ông, cuộc
sống quả thực là một thiên đường đầy sắc hương một mâm tiệc thịnh soạn, một người tình
đầy khêu gợi.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Đây là câu thơ mới nhất có nhiều cách tân với nghệ thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
liên tưởng đầy bất ngờ, táo bạo, thể hiện cảm xúc của thi nhân trước vẻ đẹp tinh khôi của
thiên nhiên, cuộc sống. Nếu thơ xưa các nhà thơ chỉ sử dụng thính giác và thị giác để cảm
nhận vẻ đẹp thì các thi sĩ Thơ mới lại huy động mọi giác quan để cảm nhận sự quyến rũ của
cảnh vật đất trời lúc xuân sang.

+ Tháng giêng là tháng thứ nhất của mùa xuân gợi sự mơn mởn non tơ dìu dặt khúc Trao
Duyên luyến ái. Với Xuân Diệu, mùa xuân là mùa đầu tiên cũng là mùa đẹp nhất và Tháng
giêng cũng là tháng thứ nhất, cũng là tháng đẹp nhất trong năm.

+ cặp môi gần: vừa trong sáng trinh nguyên vừa nồng nàn say đắm những cảm xúc trần thế.
Những cặp môi gần ấy đã đóng dấu thời gian để "còn mãi trăm năm một đóa hồng".

→ Nhà thơ đã đem một khái niệm trừu tượng thuộc về thời gian là “tháng giêng” để so
sánh với một hình ảnh vốn cụ thể mà đầy nhục cảm "cặp môi gần" nhưng vẫn gợi lên
trọn vẹn sự tinh khôi, trong sáng.

Mùa xuân hiện ra trong sức gợi cảm lạ kỳ với một vẻ đẹp như đang đợi chờ, sẵn sàng dâng
hiến. Với phép so sánh ấy, thời gian trừu tượng bỗng trở nên gần gũi, hữu hình và mùa xuân
hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn khao khát yêu đương.

Bức tranh thi sĩ vẽ nên quả là thiên đường đầy mật ngọt trong đó mùa xuân đã trở thành giai
nhân với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng ân ái với cuộc đời của người tình nhân, thi sĩ.

Nhận xét:

- Thiên nhiên đã thôi không còn là chuẩn mực của vẻ đẹp trong quan niệm của Xuân Diệu.
Thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi mang dáng dấp của con người.

- Hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và có sức gợi cảm cao. Tác giả khi thì viết theo lối đặc tả
cận cảnh, khi thì viết theo lối bao quát toàn cảnh tạo ra một bức tranh thiên nhiên tràn đầy
thanh sắc.
- Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó mà cảnh vật đều tràn ngập xuân
tình, náo nức xuân tâm. Vườn xuân cũng là vườn tình, vườn yêu, vườn ái ân hạnh phúc.

Luận điểm 3: 2 câu thơ cuối: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy tư của nhà thơ.

- Câu đặc biệt: “Tôi sung sướng, nhưng vội vàng một nửa” với dấu chấm giữa dòng thể hiện
mâu thuẫn của cảm xúc giữa sung sướng và vội vàng. Nếu như ở vế trước “Tôi sung sướng”,
dường như nhà thơ không thể kìm nén và còn phải trực tiếp thốt lên niềm hạnh phúc sướng
vui ngập tràn; thì sau 3 tiếng ấy lại là dấu chấm ở giữa câu khiến cho niềm sung sướng ấy bị
ngắt lại, dừng lại giữa chừng.

- Bởi sau dấu chấm là một chữ "nhưng" dự báo một cảm xúc hoàn toàn ngược lại. Là lắng
đọng suy tư với những băn khoăn, ám ảnh về sự chảy trôi của thời gian đời người. Nhà thơ
không thể tận hưởng hết mùa xuân vì cái cảm giác hoài xuân ngay khi xuân còn chưa hết.

Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành hai câu chứa đựng hai tâm trạng
đối lập: nửa sung sướng hạnh phúc với cuộc sống nhưng phải vội vàng để tận hưởng, chạt
đua với thời gian.

Đến đây ta hiểu vì sao nhà thơ muốn tắt nắng và buộc gió, vì sao nhà thơ đang sung sướng lại
vội vàng một nửa, vì sao nhà thơ không chờ nắng hạ mới hoài xuân, vì sao nhà thơ muốn
sống nhanh sống gấp muốn chạy đua với cuộc đời.

Đó là thái độ sống tích cực, trân trọng từng phút giây hiện tại của cuộc sống.

Hai câu cuối khép lại khổ thơ mở ra cho chúng ta những luân lý cho khổ kế tiếp.

* Nhận xét về cách tân trong hình thức nghệ thuật của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ duyên dáng, đài các, sang trọng: ong bướm, yến anh,..

+ Nếu thơ ca trung đại lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực thì Xuân Diệu dùng hình
ảnh con người làm nét đẹp chuẩn mực.

+ Tác giả dùng cái hữu hình để so sánh làm nổi bật cái vô hình (câu thơ Tháng giêng..

3. Đánh giá
* Nghệ thuật

- Khổ thơ kết hợp một cách sáng tạo thể thơ 5 chữ và 8 chữ.

- Hình thức: sử dụng những câu văn ngắn, những câu thơ vắt dông, câu thơ có cách ngắt nhịp
giữa dòng.. trong việc thể hiện cảm xúc, khát vọng.

- Sử dụng các động từ giao cảm, sử dụng từ ngữ giản dị, thân mật kết hợp với từ ngữ trau
chuốt.

* Nội dung
- Quan niệm nhân sinh tích cực.
- Cái mới lạ là sự hòa quyện giữa thể xác và tâm hồn khiến cho tình yêu thăng hoa ở mức độ
đỉnh điểm.
- Hạnh phúc hay không, đẹp hay không là ở cách nhìn nhận, thái độ sống.

LIÊN HỆ

III. Kết bài.

- Khái quát nội dung cần nghị luận, giá trị đoạn trích, tác phẩm.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ cá nhân

Với bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu "Thơ mới".
Mới lạ nhưng táo bạo, độc đáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm
nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. "Vội vàng" đã
thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con
người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ... Và là ham muốn
mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời "tươi
non mơn mởn". Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca
hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu - vội vã với
nhịp đập của thời gian.

VỘI VÀNG
Đề 2: Quan niệm và cảm xúc Xuân Diệu về thời gian, tình yêu và kiếp người trước quy
luật khắc nghiệt của tạo hóa. Từ đó, lý giải cảm hứng sáng tác bài thơ của tác giả (giải
thích lời tựa nhan đề tặng Vũ Đình Liên)
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Trong phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ 20, cây bút Xuân Diệu xuất hiện trên thi
đàn như "một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này" ( Hoài
Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm
sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Những bài thơ của ông bao giờ
cũng để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Bài thơ Vội vàng được rút ra từ tập "Thơ thơ" (1938) đã thể hiện tập trung sở trường của
Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái "tôi" và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống của mình.

Bài thơ là lòng ham sống mãnh liệt, niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh
thẩm mĩ mới mẻ của tác giả.

- Giới thiệu luận đề

+ Khổ thơ là quan niệm và cảm xúc của Xuân Diệu về thời gian, tình yêu và kiếp người trước
quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác:

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938) là một sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu trước
cách mạng. Vội vàng là tính từ chỉ trạng thái vội vã, cuống quýt, hối hả, gấp gáp, giục giã.
Nhan đề này vừa chứa đựng một tâm thế sống, một triết lý sống, thể hiện ý chí xác lập một
cách sống mới: sống tự giác, tích cực, có ích cho cuộc đời.

- Nội dung:

Bài thơ là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút
tuổi trẻ, thể hiện cái tôi khát khao, giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới
mẻ của tác giả.

Đoạn thơ trên gồm 16 câu, nằm ở giữa bài thơ. Nếu ở 13 câu thơ đầu Xuân Diệu đã thể hiện
ước muốn táo bạo cùng tình yêu nồng cháy, mãnh liệt với mùa xuân đất nước thì ở đoạn thơ
này, ông tập trung thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, giải thích lý do sống vội vàng.

Luận điểm 1: Quan niệm thời gian của thi nhân.

- Tới đây, câu thơ có sự thay đổi từ hình thức câu thơ vắt dòng chuyển sang câu thơ văn xuôi
theo lối định nghĩa, lý giải. Giọng điệu chuyển từ vui tươi, sôi nổi sang bi quan, chán nản,
hờn giận, tiếc nuối.

- Tác giả ý thức về sự hữu hạn của thời gian. Thời gian ngày càng trôi đi, con người, mọi vật
đều sẽ thay đổi theo thời gian. Người xưa luôn bình thản, ung dung tự tại trước sự trôi chảy
của thời gian vì họ quan niệm thời gian là tuần hoàn, những thời khắc của nó có thể ra đi thì
cũng quay về: “Xuân qua trăm hoa rụng/Xuân tới trăm hoa cười”, "Ngán nỗi xuân đi xuân
lại lại".

- Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến tính”. Nghĩa là thời
gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh
khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Con người chỉ sống một lần, tuổi trẻ không hai lần thắm lại.
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, biện chứng: lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo
thời gian thậm chí lấy quãng ngắn nhất nhưng giàu ý nghĩa nhất là tuổi trẻ làm thước đo.
Thái độ của Xuân Diệu là thái độ của con người hiện đại: cảm nhận thời gian đầy tính mất
mát, niềm ám ảnh về sự mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn ngủi của
tuổi xuân khiến cho cái nhìn của ông về thời gian bỗng biến đổi khác. Tất cả đều nhuộm màu
của âu lo, thảng thốt, bàng hoàng. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng mà tiếc từng khoảnh khắc,
từng phút, từng giây.

- Dùng lối định nghĩa bằng cách điệp cú pháp chồng chất:

"Xuân... nghĩa là..."

Sự mới mẻ táo bạo, sự phát hiện tối đa của hai câu thơ lại nằm ở hai chữ tưởng như rất bình
thường "nghĩa là". Nó khiến câu thơ mang dáng dấp của một đẳng thức nghệ thuật, tạo ra
kiểu câu định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, hướng tới sự phơi bày tường tận, sự cảm nhận
về hiện thực và phôi pha.

Đồng thời nó nhằm thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp nhất của đời người bằng một tiếng than
khổ não: "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" Ở đây xuân không chỉ là mùa xuân mà chính là
tuổi trẻ tình yêu. Tứ thơ có sự thay đổi: tác giả xây dựng mối quan hệ đối lập giữa hữu hạn -
vô hạn, còn - mất, khách quan - chủ quan. Nghệ thuật đối lập mạnh mẽ: tới>< qua, non><già,
rộng>< chật, còn><chẳng còn, tuần hoàn>< chẳng thắm lại / đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế
của nhà thơ trước bước đi của thời gian.

Xuân Diệu muốn đảo ngược lại những quan niệm thông thường. Ngay khi xuân đương tới
cũng chính là lúc mùa xuân đương rời đi, ngay khi xuân còn non tơ mơn mởn cũng lại là lúc
xuân sắp sửa sẽ già. Chữ “xuân” được điệp đi điệp lại nhiều lần. “Xuân” ấy vừa là xuân của
đất trời, vừa là xuân của cuộc đời, tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là ta bắt gặp cái ngậm ngùi của
thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà xuân của đời người đã “hết” thì “tôi cũng
mất”.

→ Từ đây nhà thơ khẳng định hiện thực chua xót: lúc tạo vật ở độ căng mọng nhất cũng là
khi nó đối diện với sự ám ảnh tàn phai hủy diệt của ngọn gió thời gian.

Lần đầu tiên thơ ca Việt Nam có quan niệm thế gian này chỉ lộng lẫy nhất, “ngon” nhất ở độ
xuân và con người cũng chỉ hưởng thụ được cái ngon kia khi còn đang trẻ, trong khi đó cả hai
thứ đều vô cùng ngắn ngủi.

- Với cách nói "Nói làm chi.. nếu.." tác giả đã tạo ra giọng tranh luận phản bác lại quan niệm
của người xưa, từ đó bộc bạch quan điểm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt,
bằng một ý thức triết học sâu sắc.

Nhà thơ như đang đối thoại với những ai vẫn yên tâm với quỹ thời gian 4 mùa tuần tự trôi
qua, những con người quan niệm xuân vẫn tuần hoàn.

Luận điểm 2: Cảm xúc buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật thiên nhiên.

- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Giọng điệu từ luân lý
chuyển sang ngậm ngùi, nuối tiếc. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát; thấm thía
hơn là phần vô cùng đáng giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vĩnh viễn:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
- Hai câu thơ thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy
không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận cả bằng khứu giác và vị giác.
Ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Mùi tháng năm”: thời gian
được cảm nhận bằng khứu giác. Người ta có cảm giác thời gian được làm bằng hương, hương
bay là thời gian trôi mất, hương bay là thời gian phai. Qua “vị chia phôi”, thời gian một lần
nữa được cảm nhận bằng vị giác. Đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất, chỉ có thể cảm
nhận bằng thứ siêu cảm giác của con người. Câu thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương
giao trong tượng trưng Pháp.
- Dậy lên khắp không gian là "sông núi than thầm tiễn biệt": thi nhân sử dụng biện pháp nhân
hóa để lắng nghe lời than âm vang khắp núi sông như một lời thở than triền miên bất tận.
Dường như mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ, được hình dung như
một cuộc chia lìa. Thời gian trôi đi sẽ khiến không gian bước vào độ phai tàn không tránh
khỏi:
“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
- Kiểu câu nghi vấn được sử dụng trùng điệp "Phải chăng". Câu hỏi nhưng lại để khẳng định
một quy luật, một hiện tượng: cùng với sự chảy trôi của thời gian, mỗi sự vật thiên nhiên đều
đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính mình. Nó tạo nên sự phôi pha phai tàn của
từng cá thể. Hình ảnh cơn gió, cánh chim quay trở lại nhưng không mang ý nghĩa về vẻ đẹp
nồng nàn của sự sống như ở phần đầu mà nhuốm vẻ luyến tiếc chia phôi. Gió vẫn đẹp đến mê
hồn, vẫn thì thào trong lá biếc nhưng rồi vẫn phải bay đi. Chim vẫn say sưa hát khúc tình si
nhưng đã báo trước một sự phai tàn sắp sửa. → Thiên nhiên u buồn, ảm đạm, nhuốm màu
chia ly xa cách. Vạn vật cất lên tiếng nói ly biệt đầy xót xa.

→ Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng nhận thức về cái
quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian. Câu thơ mang theo cái ám
ảnh đầy âu lo của tác giả khi phát hiện về sự mong manh của cái đẹp, của tình yêu và tuổi trẻ
trước sự hủy diệt của thời gian.

- Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt: "Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa"

Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, tiếc rẻ.

Những điệp khúc ấy dựng lên thành một tiếng thở than ngao ngán, bởi nếu ở thời tươi tất cả
cảnh vật đều rực rỡ huy hoàng, thì thời khai cảnh sắc lập tức héo tàn, u ám.

- Lời kêu gọi "Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm": câu thơ cầu khiến có sử dụng dấu chấm
cảm giữa dòng là một hiệu lệnh của sự giục giã, vội vàng, phải chạy đua với thời gian bởi nếu
không kéo dài được trường độ sống thì nhà thơ đề nghị tăng cường độ sống. Không thể “buộc
gió, tắt nắng” thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, phải tranh thủ sống.

3. Đánh giá

* Nội dung:

Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ,
trên cả hai trục không gian và thời gian. Cách cảm nhận đó xuất phát từ ý thức sâu xa về giá
trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể đều vô cùng quý giá bởi một khi đã
mất đi thì sẽ là mất đi vĩnh viễn. Con người phải biết trân quý từng phút giây của đời người.
Đây là cơ sở sâu xa cho thái độ sống vội vàng của nhà thơ.

* Nghệ thuật:
- Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ sôi nổi nhưng không tạo được niềm
vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi.

- Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập.

→ Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giâu ý nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu.

LIÊN HỆ:

- Xưa kia, Nguyễn Trãi từng viết trong chùm thơ “Tiếc cảnh”:
Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội vàng” về màu
sắc thời gian, về tuổi trẻ. Cũng qua đó hiểu thêm về lòng ham sống đến cuồng nhiệt của nhà
thơ.
4. Lý giải cảm hứng sáng tác

a) Nhà thơ Vũ Đình Liên

- Nhà thơ của phong trào Thơ mới.

- Tác giả bài thơ “Ông đồ” → Thơ Vũ Đình Liên mang nỗi buồn hoài cổ, né tránh thực tại để
tìm về quá khứ, những giá trị văn hóa cổ xưa.

b) Tác giả Xuân Diệu

- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say,
yêu đời tha thiết. Thi nhân trân trọng và tận hưởng từng phút giây của cuộc sống hiện tại.

→ Cuộc đối thoại văn chương, quan niệm nhân sinh khác nhau của các nhà thơ mới. Lời đề
từ như lời nhắn nhủ của Xuân Diệu với nhà thơ Vũ Đình Liên: Hãy nhanh chóng thoát khỏi
nỗi u buồn, thôi hoài niệm về quá khứ để hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

III. Kết bài.

Qua đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm và cảm
xúc về thời gian, tình yêu và kiếp người trước quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Đối với Xuân
Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời
gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình
yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt,
sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. Với "Vội vàng", Xuân Diệu đã phả vào nền
thi ca Việt Nam một trào lưu "Thơ mới". Đó là một nhân sinh quan mới mẻ, lành mạnh, là
nhịp đập gấp gáp trước "thanh sắc trần gian" của một trái tim chưa bao giờ chán sống, chán
yêu.
Đề 3: Triết lý sống vội vàng của Xuân Diệu qua đoạn thơ cuối. Từ đó liên hệ với lối sống
gấp, lối sống hưởng thụ của giới trẻ hiện nay.
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Trong phong trào thơ mới những năm đầu thế kỉ 20, cây bút Xuân Diệu xuất hiện trên thi
đàn như "một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này" ( Hoài
Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm
sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Những bài thơ của ông bao giờ
cũng để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Bài thơ Vội vàng được rút ra từ tập "Thơ thơ" (1938) đã thể hiện tập trung sở trường của
Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái "tôi" và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống của mình.

Bài thơ là lòng ham sống mãnh liệt, niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh
thẩm mĩ mới mẻ của tác giả.

- Giới thiệu luận đề

+ Qua đoạn thơ cuối, ta hiểu thêm về triết lý sống vội vàng của Xuân Diệu. Từ đó liên hệ với
lối sống gấp, lối sống hưởng thụ của giới trẻ hiện nay.

II. Thân bài


1. Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác:

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938) là một sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu trước
cách mạng. Vội vàng là tính từ chỉ trạng thái vội vã, cuống quýt, hối hả, gấp gáp, giục giã.
Nhan đề này vừa chứa đựng một tâm thế sống, một triết lý sống, thể hiện ý chí xác lập một
cách sống mới: sống tự giác, tích cực, có ích cho cuộc đời.

- Nội dung:

Bài thơ là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút
tuổi trẻ, thể hiện cái tôi khát khao, giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới
mẻ của tác giả.

Nếu phần đầu bài thơ, tác giả bày tỏ ước muốn của một cái tôi chủ quan, phi lý và táo bạo để
chống lại quy luật khách quan thì khi không đoạt được quyền của tạo hóa, trong đoạn cuối
Xuân Diệu đã phát hiện ra cách chiến thắng thời gian bằng cường độ sống, khát vọng sống,
tận hưởng và tận hiến, sống cao độ bằng tất cả các giác quan. Đây cũng chính là lời giải đáp
cho câu hỏi sống vội vàng là như thế nào.

Luận điểm 1: Triết lý sống vội vàng: Khát vọng sống mãnh liệt của tác giả.

- Hình thức câu thơ đặc biệt: "Ta muốn ôm"


+ Câu thơ đột ngột ngắn đến bất ngờ. Ba chữ bật ra nhưng lại chi phối toàn bộ mạch ngôn
ngữ phía sau.

+ Cách ngắt giữa dòng đã khẳng định cái tôi đầy tự tin của chủ thể trữ tình, tạo hình ảnh một
cái tôi đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay để ôm trọn, ôm hết mọi vẻ đẹp của cuộc
sống. Đó là cái tôi đầy tham lam, ham hố, thể hiện khát khao vô biên, tiêu biểu cho cảm xúc
thơ Xuân Diệu.

- Sự chuyển đổi đại từ này "tôi" ở khổ 1 sang "ta" ở khổ cuối. Nếu như "tôi" là nhà thơ
đối diện với cuộc đời, khẳng định mong muốn thì "ta" là đại diện cho tất cả cái tôi khác cùng
thời, nó nhân danh con người đối diện và đối thoại với toàn bộ sự sống trần gian để khẳng
định quan điểm sống tích cực.

- Phát huy hiệu quả phép điệp ngữ, điệp từ, điệp cú pháp "Ta muốn"
Những chữ "muốn" ở đầu bài thơ quay lại nhưng nhiều hơn, dồn dập hơn, cuống quýt hơn →
tạo nên âm hưởng dồn dập, mạnh mẽ với giọng điệu nhanh, gấp gáp trong cảm xúc tâm hồn
nhà thơ.

- Hệ thống các động từ mạnh được liệt kê theo thứ tự tăng tiến về mặt mức độ: "ôm,
riết, say, thâu, cắn". Làn sóng ngôn từ xen kẽ cộng hưởng với nhau theo chiều hướng tăng
tiến khiến cho nhịp điệu của bài thơ cuồng nhiệt hơn. Tình cảm mãnh liệt đã khiến hành động
mỗi lúc ngày càng mạnh mẽ hơn, tạo ra những làn sóng ngôn từ cộng hưởng với nhau, càng
lúc càng cao trào, thể hiện thái độ vồ vập và niềm khát khao của tấm lòng ham sống. Chính
tình yêu đã đem lại luồng sinh khí cho vạn vật, tạo nên sự hòa hợp giữa nhà thơ với vẻ đẹp
thiên nhiên.

- Đoạn thơ này nhà thơ huy động hệ thống các danh từ thể hiện sự thanh tân, tươi trẻ,
tạo nên những hình ảnh thơ tình tứ, quyến rũ, gợi ra vẻ đẹp thiên nhiên của cuộc đời "mây
đưa...lượn, "cánh bướm", "tình yêu", "non nước", "cỏ mây", "ánh sáng", ... Thiên nhiên hiện
lên sinh động, phong phú, non tơ, mỡ màng, căng tràn sức sống vẻ đẹp xung quanh chúng ta.

+ Đặc biệt trong đoạn thơ, Xuân Diệu tỏ ra điêu luyện trong việc sử dụng phó từ: vừa
giống như một hình thức liệt kê, vừa thể hiện thiên nhiên và sự tác động của thiên nhiên tới
con người.

→ Có thể nói các phương tiện ngôn ngữ ấy đều được sử dụng thuần thục, tinh vi, truyền tải
nhuần nhuyễn tình ý của tác giả, khẳng định khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ của Xuân
Diệu.

- Điệp từ "cho" cùng một loạt các tính từ và từ láy "chếnh choáng", "đã đầy", "no nê"- với
nhịp điệu tăng tiến, nhấn mạnh các động thái hưởng thụ, thỏa thuê ngày càng mãnh liệt dạt
dào.

→ gợi trạng thái viên mãn thiên nhiên, tình tứ của nhà thơ, diễn tả niềm hạnh phúc được sống
cao độ và tận độ với mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ.
→ Nhịp thơ cuộn trào, dâng cao ở cuối bài. Toàn bộ đoạn thơ được tổ chức thành tiếng lòng
của nỗi khát khao, mãnh liệt qua một chuỗi điệp cú pháp mà ở đó hình thái thì điệp nguyên
vẹn, còn động thái và cảm xúc điệp theo lối tăng tiến, tạo tính cao trào.

- Đỉnh cao của sự đam mê cuồng nhiệt ấy là hành động cắn vào mùa xuân cuộc đời.
"Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"

+ Hình thức câu thơ: Với dấu "-" ở đầu và dấu "!" ở cuối câu, câu thơ đã trở thành một lời đối
thoại trực tiếp đầy thiết tha, nồng nhiệt giữa ta và ngươi, giữa nhà thơ và mùa xuân.

+ Gọi mùa xuân là "xuân hồng", nhà thơ đã nhân hóa mùa xuân, biến mùa xuân thành một
thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp, duyên dáng, đầy nữ tính.

LIÊN HỆ:

- Nếu như Nguyễn Bính khoác cho mùa xuân sắc áo xanh:

"Mùa xuân là cả một mùa xanh


Gió ở trên cao lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh"

- Nếu Hàn Mặc Tử thấy mùa xuân trong sắc chín:

" Khách xa gặp lúc mùa xuân chín


Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng"

thì Xuân Diệu lại khoác cho mùa xuân bộ cánh hồng - sắc màu của sự tươi trẻ ngọt ngào, vừa
hồn nhiên thơ ngây vừa đắm say quyến rũ.
+ Cắn: Trước mùa xuân tươi non đến thế, nhà thơ không ngại ngần bày tỏ ước vọng
được “cắn vào ngươi”. Hành động ấy thể hiện lòng ham say, vồ vập, một khát vọng cồn cào
muốn chiếm đoạt, tận hưởng tất cả hương vị của cuộc đời bằng tất cả các giác quan. Câu thơ
vì thế thấm đẫm cảm giác nhục thể nhưng vẫn nồng nàn trong sáng. Với Xuân Diệu, mùa
xuân ngon lành và quyến rũ như một trái chín ứng hồng, đầy mời mọc thiết tha. Và hình ảnh
"Xuân hồng" với động từ "cắn" đã diễn tả niềm khát khao mãnh liệt không giới hạn của niềm
yêu mến mùa xuân và cuộc sống này.

*Nhận xét:

- Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu: "sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn". Sống mạnh
mẽ, đánh thức mọi giác quan của một trái tim yêu đời, khát sống. Sống vội vàng, cuống quýt
không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động mà nó là cách sống cách cống hiến, biết
hưởng thụ (So sánh với một số nhà thơ Mới đương thời mang tâm trạng bi quan, chán nản,
trốn tránh cuộc sống thực tại)

- "Vội vàng" chính là một triết lý sống, một ứng xử nghệ thuật của tác giả để đến với hạnh
phúc. Đó tuy chưa phải là lẽ sống cao đẹp nhất nhưng là lời động viên cho lối sống tích cực
nhằm phát huy hết giá trị của tuổi trẻ, của cái tôi cá nhân: sống tự giác và tích cực, sống với
niềm khát khao phát huy hết giá trị của mỗi người.

⟹ Đó là quan niệm sống mới mẻ tích cực chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.

Luận điểm 2: Liên hệ với lối sống gấp, lối sống hưởng thụ của giới trẻ hiện nay.
- Một bộ phận thanh niên hiện nay ảnh hưởng lối sống phương Tây, theo chủ nghĩa hiện sinh.

- Biểu hiện: Sống gấp, vị kỷ, hưởng thụ cả về vật chất, thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Đánh giá của bản thân: ...

- Bài học rút ra: trân trọng của sống hiện tại, sống tích cực, có ích…

3. Đánh giá

- Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luân lý.

+ Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

+ Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

- Nội dung:

+ Đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu-nghệ sĩ
của niềm khát khao giao cảm với đời.

Đó là một cái tôi ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể, một tâm thế sống cuồng nhiệt, tích
cực.

+ Xuân Diệu đã làm một cuộc chạy đua với thời gian bằng tốc độ sống và cường độ sống và
bằng việc huy động mọi giác quan để đuổi bắt hương màu của tình yêu, sự sống, biến ảo
tưởng thành hiện thực, đoạn tuyệt với lối sống ung dung tự tại của người xưa.

III. Kết bài.

Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong tác phẩm đó là phải vội vàng tận hưởng
hạnh phúc và niềm vui, những vẻ đẹp của sự sống mà cuộc đời ban tặng cho con người khi
còn trẻ vì thời gian không chờ đợi ai, cái đẹp cũng như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao
giờ trở lại. Phải vội vàng để phát huy tận độ mọi giác quan cảm nhận cuộc đời, để nhân gấp
nhiều lần sự sống. Vội vàng là để tăng chất lượng cuộc sống chứ không phải là sống gấp,
sống thờ ơ như một số người trẻ hiện nay lầm tưởng. Với bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu đã
phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu "Thơ mới". Đó là một nhân sinh quan mới mẻ, lành
mạnh, là nhịp đập gấp gáp trước "thanh sắc trần gian" của một trái tim chưa bao giờ chán
sống, chán yêu.

You might also like