You are on page 1of 4

1) Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp

nhân:
 Pháp nhân phải được thành lập hợp pháp.
Việc thành lập đăng ký pháp nhân phải đủ điều kiện và tuân thủ pháp
luật hiện hành, được quy định tại Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2015.
“1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân
hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi
và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.”
 Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ.
Cơ cấu tổ chức của pháp nhân được quy định tại Điều 83 Bộ luật dân
sự 2015.
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ
của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc
theo quy định của pháp luật.”
 Pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Điều 81 bộ luật Dân sự 2015 có quy định tài sản của pháp nhân theo đó
bao gồm “vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân
và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của
Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
Tại khoản 2 và 3 Điều 87 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
“2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không
chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân
sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp
nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ
trường hợp luật có quy định khác.”
 Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập.
Điều này được thể hiện rõ tại Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015.
“1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân
có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm
chấm dứt pháp nhân.”
2) Trong bản án trên cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì cơ quan đại diện của bộ Tài nguyên và Môi
trường không có tư cách pháp nhân.
Trong phần Xét thấy của bản án có đề cập: “Mặt dù quyết định số
1367 nói trên có nội dung: “Cơ quan đại diện bộ phải hạch toán báo sổ
nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không
đầy đủ.””.
3) Trong bản án 1117, vì sao Tòa án xác định cơ quan đại diện
của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp
nhân?
Căn cứ theo điều 84 và 92 Bộ luật Dân sự 2005 và quyết định số
1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tòa
án xác định cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có
tư cách pháp nhân vì:
Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đáp ứng
đủ điều kiện có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. cơ quan đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường chỉ là một bộ phận giúp Bộ trưởng theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện một số nhiệm vụ theo
chương trình công tác của Bộ. Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và
Môi trường chưa đủ điều kiện về độc lập tài sản. Cơ quan phải lập dự
toán, tổ chức thực hiện sự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết
định của Nhà nước và phân cấp của Bộ, quản lí tài sản theo pháp luật và
phân cấp của Bộ.
4) Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án.
Theo tôi, việc quyêt định xét xử lại sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Bị đơn được xác định sai. Ông Nguyễn Ngọc Hùng phải kiện đơn vị là
Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân nhưng vì trong quá
trình sơ thẩm Tòa án không đưa ra hướng dẫn cho nguyên đơn mà chỉ kết
luận cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường không có tư cách
pháp nhân là không hợp lý.
Bên bị đơn là cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường
đưa ra yêu cầu kháng cáo vì có đưa một số nội dung và cho đó là đúng và
Tòa xử là chưa khách quan.
Về án phí của lao động sơ thẩm sẽ được dời lại vì sơ thẩm chưa được
hoàn thành và nguyên đơn được hoàn lại phí lao động phúc thẩm.
5) Điểm khác nhau về năng lực pháp luật dân sự giữa cá nhân
với pháp nhân.
Năng lực pháp luật Pháp nhân Cá nhân
Khái niệm Là khả năng pháp nhân Là khả năng của cá
có quyền và nghĩa vụ nhân có quyền dân sự
dân sự. Năng lực pháp và nghĩa vụ dân sự.
luật dân sự không bị (khoản 1 điều 16
hạn chế trừ trường hợp BLDS 2015)
bộ luật này quy định
hoặc bộ luật kháccó
liên quan( khoản 1
điều 86 BLDS 2015)
Thời điểm có năng lực Có từ khi thành lập Có từ khi sinh ra
pháp luật ( khoản 2 điều 86 ( khoản 3 điều 16
BLDS 2015) BLDS 2015)
Thời điểm chấm dứt Chấm dứt khi pháp Chấm dứt khi người đó
nhân không tồn tại chết đi ( khoản 3 điieuf
( khoản 3 điều 86 16 BLDS 2015)
BLDS 2015)
Giữa các chủ thể Phụ thuộc vào từng Như nhau giữa các
pháp nhân pháp nhân ( khoản 2
điều 16 BLDS 2015)
Xác định Xác định trong quyết Xác định trong các văn
định thành lập và điều bản pháp luật
lệ của pháp nhân
đó( điều 77 BLDS
2015)
Ngoài ra Chịu trách nhiệm về Có các quyền:quyền
việc thực quyền và nhân thân không gắn
nghĩa vụ của người với tài sản và quyền
đạo diện pháp nhân nhân thân gắn với tài
(khoản 1 điều 87 sản; quyền sở hữu ,
BLDS 2015) quyền thừa kế và các
quyền khác đối với tài
sản; quyền tham gia
quan hệ dân sự và có
nghĩa vụ phát sinh từ
quan hệ đó.

6) Giao dịch do người đại diện pháp nhân xác lập nhân danh
pháp nhân thì giao địch đó có ràng buộc với pháp nhân.
Theo K1Đ87 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Pháp nhân phải chịu
trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại
diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Vì vậy giao dịch do người
đại diện pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân.
7) Tình huống hợp đồng giữa công ty Nam Hà với công ty Bắc
Sơn.
Hợp đồng đó có ràng buộc giữa 2 công ty Nam Hà và Bắc Sơn. Vì:
Chi nhánh không phải là pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cụ
thể tại K1Đ84 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ: “Chi nhánh, văn phòng đại
diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”.
Theo K6Đ84 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Pháp nhân có quyền,
nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng
đại diện xác lập, thực hiện”, điều này là cơ sở pháp lý cho sự ràng buộc
khi xảy ra tranh chấp giữa 2 công ty Nam Hà và công ty Bắc Sơn. Và với
tư cách là pháp nhân thương mại dưới hình thức công ty nên công ty Bắc
Sơn phải chịu trách nhiệm trước hợp đồng mà chi nhánh của mình đã ký.

You might also like