You are on page 1of 9

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

SỞ GD – ĐT QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG THPT SỐ 2 MỘ ĐỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********** ***************

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN THỰC TẬP SƯ PHẠM


TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ NHƯ HẠNH
Lớp: DSA17B Khoa: Ngoại ngữ Trường: Đại học Phạm Văn Đồng
Thực tập tại trường: THPT Số 2 Mộ Đức
Thời gian thực tập: 6 tuần, Từ ngày 22/02/2021 đến ngày 03/04/2021.
I. Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1. Đạo đức, tác phong, tinh thần thái độ chấp hành nội qui, qui chế TTSP
- Ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập sư phạm tốt nghiệp: Đây là bước đầu
làm quen tiễn với nghề nghiệp đã lựa chọn cho tương lai, là hành trang cho bản thân về vốn
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Những kiến
thức học được ở trường áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho thực
tập khi ra trường. Vì lẽ đó, bản thân tôi đã chuẩn bị khá đầy đủ về mặt kiến thức, tinh thần
học hỏi chân thành và thái độ nghiêm túc khi bước vào thời gian thực tập.
- Nghe các báo cáo của ban lãnh đạo nhà trường về Bộ máy nhà trường, về địa phương,
tìm hiểu về tình hình kinh tế văn hoá xã hội và các phong trào giáo dục của địa phương.
- Ngoài ra, tôi còn liên hệ với giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm đồng thời là giáo viên
hướng dẫn chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm với tất cả sự say mê và trách nhiệm công
việc của mình.
- Luôn có ý thức tốt về đạo đức, tác phong của một người giáo viên để làm tấm gương
cho học sinh noi theo. Chấp hành đúng nội quy về tác phong của người giáo viên: từ thứ 2
đến thứ 7 vào buổi sáng nữ đồng phục áo dài.
- Có tinh thần, thái độ nghiêm túc khi tham gia các công việc thực tập của Đoàn thực
tập sư phạm và của Trường thực tập sư phạm: nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn của
trường TTSP như: các hoạt động chuẩn bị cho ngày mùng 8/3, trồng hoa sân trường.

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 1


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

- Thực tập sư phạm trong 6 tuần, thời gian không quá dài cũng không phải là ngắn với
sinh viên thực tập chúng tôi, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi đã nghiêm túc chấp hành
đầy đủ và nghiêm chỉnh quy định về thời gian của trường là luôn có mặt tại trường thực tập
sư phạm vào giờ hành chính không vắng mặt buổi nào, và những hoạt động ngoài giờ như
lao động của lớp, các buổi họp do Trường TTSP tổ chức cùng với Ban chỉ đạo TTSP, ....
- Ghi lại nhật kí thực tập sư phạm giúp chúng tôi lưu lại những mốc thời gian, những
khoảnh khắc đáng nhớ cùng với những người bạn thực tập cùng trong đoàn, những thầy cô
cùng các em học sinh trong đợt thực tập lần này.
Những kết quả cụ thể:
* Qua bài báo cáo của thầy Nguyễn Phước – Phó hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi
đã đạt được những kết quả như sau:
- Trường được thành lập vào năm 1982, trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2006 và
đón nhận Huân chương Lao đông hạng III vào năm 2012.
- Trường có 4 cán bộ quản lí:
+ Hiệu trưởng : NGUYỄN VĂN ĐƯỢC
+ Phó hiệu trưởng : NGUYỄN PHƯỚC
+ Phó hiệu trưởng : BÙI TẤN TRINH
+ Phó hiệu trưởng : NGÔ MINH THÀNH
- Tổng số CB-VC : 80 (kể cả hợp đồng).
- Tổng số giáo viên : 73, có 9 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng.
- Tổng số đảng viên: 39
-Tổng số lớp học: 29 lớp với 1112 học sinh
+ Khối 10 có 9 lớp với: 362 học sinh, chiếm 32,56%.
+ Khối 11 có 10 lớp với: 366 học sinh, chiếm 32,9%.
+ Khối 12 có 10 lớp với: 384 học sinh, chiếm 34,54%.
- Tổng diện tích trường: 3184m2
- Tổng số phòng học: 29 phòng học. Ngoài ra còn có 1 dãy nhà hiệu bộ, 1 nhà đa chức
năng, 1 phòng thư viện, 1 dãy phòng thực hành, 1 phòng máy chiếu.
2. Thực tập chủ nhiệm

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 2


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

a.Ý thức, thái độ đối với công tác chủ nhiệm


- Ngay ngày đầu tiên đến trường khi được phân công chủ nhiệm lớp 11A8, tôi đã bắt
tay vào công việc đầu tiên của người chủ nhiệm là làm quen với các em học sinh qua sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, để tìm hiểu tình hình của học sinh của lớp
chủ nhiệm trong đợt thực tập sư phạm tốt nghiệp.
- Tôi đến với công tác chủ nhiệm bằng tinh thần, thái độ nghiêm túc, bằng tấm lòng
yêu nghề, mến trẻ, và bằng tất cả nhiệt huyết của bản thân: “Tuổi trẻ là phải lên đường”.
- Qua việc tìm hiểu về tình hình thực tiễn lớp do bản thân thực tập chủ nhiệm từ giáo
viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm của cô Lê Thị Thanh Kiều - giáo viên chủ nhiệm lớp
11A8, tôi đã đạt được những kết quả sau đây:
+ Tổng sỉ số học sinh của lớp là: 37 học sinh, trong đó 24 nữ chiếm 64,87%, 13 nam
với 35,13%.
+ Xếp loại học tập học kì I năm học 2020-2021 như sau: 2 giỏi chiếm 5,41%, 24 khá
chiếm 64,86%, 9 trung bình chiếm 24,32%, 2 yếu với 5.41%
+ Xếp loại hạnh kiểm học kì I năm học 2020-2021 như sau: 35 tốt chiếm 94,59%, 2
khá chiếm 5,41%, 0 trung bình.
+ Một số đặc điểm của học sinh: Các em rất năng động, rất dễ thương, còn nói chuyện
trong lớp, đôi khi còn đi học trễ, 1 số bạn học còn yếu.
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công tác chủ nhiệm, luôn theo dõi trực nhật, sổ theo
dõi của giám thị ở trường, sổ đầu bài để biết tình hình của lớp để kịp thời nhắc nhở.
b. Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục, trong công tác chủ nhiệm và những
thành tích cụ thể đạt được.
- Học sinh lớp 11 là lứa tuổi hiếu động, muốn khẳng định bản thân, không phải là trẻ
con nhưng cũng chưa là người lớn, vậy nên tôi đã gần gũi, chăm sóc, giúp đỡ khi các em
gặp khó khăn, luôn tạo không khí vui tươi giữa cô và trò, tạo sự thân thiện và tín nhiệm đối
với các em, nhưng cũng cần có sự nghiêm khắc đối với các em trong những trường hợp các
em vi phạm quá nhiều khi được nhắc nhở nhiều lần. Bản thân tôi và cùng với lớp cũng tham
gia đầy đủ các phong trào của trường đề ra, tổ chức hoạt động ngoài giờ, trồng hoa, vệ sinh
sân trường.

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 3


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

- Tham gia hướng dẫn học sinh lao động ngoài giờ vào buổi chiều do trường phân
công nhanh chóng, hiệu quả, tự giác cao, xây dựng cho các em ý thức gắn kết mình vào tập
thể.
- Trong thời gian thực tập chủ nhiệm lớp rất tốt, luôn giữ vị trí đầu toàn trường cùng
với các lớp đồng hạng nhất trong các tuần được tuyên dương trong các buổi chào cờ đầu
tuần.
c. Những bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
Qua tìm hiểu thực tiễn công tác giáo dục của nhà trường, tôi đã rút ra được nhiều bài
học kinh nghiệm của bản thân: Không phải nắm vững lý thuyết là đủ, mà còn phải biết vận
dụng hợp lí lí thuyết vào thực tiễn giáo dục, cần học hỏi nhiều hơn để nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, quan tâm thân thiện
và giúp đỡ học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, có tinh thần học hỏi. Từ những bài học thực
tiễn của đợt TTSP tốt nghiệp tôi đã có những bài học kinh nghiệm để làm một người chủ
nhiệm thành công cần phải:
+ Nắm vững đặc điểm tình hình học sinh, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, trình độ học
vấn, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng.
+ Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp.
+ Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào của trường lớp.
+ Dùng tình cảm cô trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn sửa chữa
kịp thời, thường xuyên liên lạc với gia đình để kết hợp giáo dục. Nên cứng và mềm tùy vào
tính cách mỗi em học sinh.
+ Kết hợp chặt chẽ việc giáo dục ở nhà trường và gia đình.
+ Cần có biện pháp khen thưởng và xử phạt một cách phù hợp, linh hoạt.
3. Thực tập dạy học
a. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học.
- Dạy học là hoạt động chủ yếu của nhà trường, trường vững mạnh là nhà trường có
hoạt động dạy học nề nếp, có nhiều giáo viên giỏi và hiệu quả giáo dục cao. Do đó, tôi luôn
có thái độ nghiêm túc, cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô trong công tác này và

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 4


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

đặt biệt là học hỏi kinh nghiệm từ thầy hướng dẫn giảng dạy chuyên môn của mình đã được
phân công.
b. Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
- Tuần 23, thứ 4 ngày 3 tháng 3 dạy tiết 4, Unit 11: SOURCES OF ENERGY-
READING lớp 11A8.
- Tuần 24, thứ 4 ngày 10 tháng 3 dạy tiết 4, Unit 11: SOURCES OF ENERGY-
LISTENING lớp 11A8.
- Tuần 24, thứ 7 ngày 13 tháng 3 dạy tiết 3, Unit 11: SOURCES OF ENERGY-
WRITING lớp 11A7.
- Tuần 25, thứ 4 ngày 17 tháng 3 dạy tiết 2, Unit 11: SOURCES OF ENERGY-
LANGUAGE FOCUS lớp 11A7.
- Tuần 25, thứ 7 ngày 20 tháng 3 dạy tiết 2, Unit 12: THE ASIAN GAMES-
SPEAKING lớp 11A8.
c. Mức độ nắm vững các nguyên tắc và các phương pháp dạy học, các quy định của
trường phổ thông:
- Sư phạm Tiếng anh là môn ngoại ngữ tập trung vào 4 kĩ năng nghe – nói – đọc –
viết và lấy giao tiếp làm trọng tâm. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy Tiếng anh phải có
vốn sống phong phú và sâu sắc, không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ
chuyên môn cũng như đạo đức. Phải có tư duy nhanh nhẹn và trao dồi kiến thức ngôn ngữ
thường xuyên.
- Nguyên tắc dạy học: Phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, giáo án đảm bảo chất
lượng, đồ dùng dạy học sinh động, gây sức hút học tập cho học sinh.
- Phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đạo, học sinh chủ
động trong việc tự tìm hiểu kiến thức, phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm,…. đem lại
hiểu quả cao, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn.
- Qui định của trường THPT: Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ
thông, lãnh đạo nhà trường yêu cầu toàn thể CBGV – CNV phải thực hiện tốt các quy định
sau đây:

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 5


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

1/ Toàn thể CBGV – CNV nhà trường phải đảm bảo ngày giờ công theo qui định hiện
hành.
2/ Mỗi CBGV – CNV phải không ngừng phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho HS
noi theo.
3/ Luôn thương yêu chăm sóc và tôn trọng HS.
4/ Luôn đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp góp phần xây dựng tốt bầu không khi sư phạm
trong nhà trường.
5/ Luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, không ngừng nghiên cứu khoa học,
học tập nâng cao chất lượng “Dạy và Học”.
6/ Tuyệt đối chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, mọi sự phân
công của cấp quản lý.
7/ Luôn hòa nhã, chân tình trong tiếp xúc với cha mẹ HS và mọi người.
8/ Luôn có ý thức tốt trong bảo quản của công, giữ gìn vệ sinh môi trường.
9/ Luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, xây dựng gia đình văn hóa mẫu mực, là
người công dân tốt của địa phương
10/ Luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực,
toàn thể CBGV – CNV nhà trường có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện tốt các qui định
nêu trên.
d. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động dạy học
- Muốn hoạt động dạy học đạt hiểu quả cao thì bản thân cần phải:
- Nắm vững trình độ của học sinh, từ đó đề ra những phương pháp dạy học phù hợp.
- Soạn giáo án chu đáo, đảm bảo nội dung kiến thức, và trình tự lên lớp.
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học.
- Phải có phương pháp dạy học tích cực đặt học sinh vào vị trí trung tâm, người giáo
viên là người hướng dẫn học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và lĩnh hội tri thức, …
II. Đánh giá chung
1. Một số thu hoạch lớn qua đợt TTSP tốt nghiệp (những mặt mạnh và hạn chế)
- Qua đợt TTSP tốt nghiệp, tôi đã gặt hái được rất nhiều bài học kinh nghiệm về công
tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm:

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 6


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

+ Về công tác giảng dạy: cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực, tự giác của học sinh. Ngoài ra trong dạy học người giáo viên cần phải làm chủ
được kiến thức, trau dồi trình độ, biết các liên hệ kiến thức thực tế để thu hút học sinh tìm
tòi học hỏi, có nhiều cách gây sức hút của học sinh vào bài học. Học hỏi được về phong
cách đứng lớp giảng dạy của một người giáo viên, cách xử lí những tình huống xảy ra trong
giờ dạy, tạo được không khí vui vẻ cho lớp học, cách soạn giáo án và đặt câu hỏi phù hợp
với từng nội dung bài học, chuẩn bị đồ dùng cho đầy đủ, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
+ Về công tác chủ nhiệm: thực hiện đúng mục tiêu giáo dục, thực hiện vai trò nòng
cốt của người giáo viên liên kết nhà trường với gia đình và các tổ chức giáo dục khác phối
hợp giáo dục các em để đạt được hiệu quả cao hơn. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời
những em có thành tích tốt để các em phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, khích lệ
động viên những học sinh còn yếu kém trong học tập, tìm ra các biện pháp dạy học hiệu
quả giúp các em kịp thời vươn lên cùng bạn. Có phương pháp giáo dục hiệu quả đối với
những học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Đồng thời nhắc nhở những hành vi sai lầm để
uốn nắn các em sửa sai.
- Tuy nhiên, bản thân tôi còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Trong giảng dạy, điều
chỉnh thời gian giảng dạy giữa lý thuyết và các bài tập và còn chưa hiệu quả, còn chưa đủ
tự tin đứng lớp. Trong tiến trình sinh hoạt vẫn chưa thực sự thu hút các em, trong công tác
chủ nhiệm còn chưa thực sự có những biện pháp giáo dục cứng rắn với những em học sinh
vi phạm.
2. Tự đánh giá, xếp loại TTSP của mình:
- Qua quá trình thực tập tại trường, bản thân em đã luôn nổ lực hết sức để hoàn thành
những nhiệm vụ được giao, những công việc cần thiết một cách nhanh chóng, chất lượng,
luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ, tinh thần học hỏi cao, cầu tiến, luôn nhiệt tình trong mọi
công việc, đồng thời có nếp sống lành mạnh, hòa nhã, cư xử đúng mực, tôn trọng thầy cô,
học sinh.
- Trong suốt thời gian thực tập, em đã hoàn thành tốt các công việc được giao như:
chủ nhiệm lớp, hướng dẫn các em học sinh lao động, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp,
tham gia đầy đủ các tiết dự giờ, giảng dạy đánh giá đầy đủ 5 tiết. Đồng thời em cũng tham

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 7


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường. Bên cạnh đó em đã hoàn tất hồ sơ sổ sách
theo quy định của nhà trường: nhật kí sư phạm, phiếu chấm điểm giảng dạy đánh giá 5 tiết,
phiếu chấm điểm thực tập chủ nhiệm, thu hoạch cá nhân TTSP tốt nghiệp, …

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 8


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN TTSP TỐT NGHIỆP

III. Nhận xét và kết luận của nhóm sinh viên và Ban chỉ đạo TTSP
1. Nhận xét và kết luận của các sinh viên trong nhóm.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Nhận xét và kết luận của Ban chỉ đạo TTSP trường THPT
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 3 năm 2021


BCĐ TTSP trường THPT Người viết thu hoạch
(Kí tên, đóng dấu) (Kí và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Như Hạnh

Giáo sinh: Phạm Thị Như Hạnh 9

You might also like