You are on page 1of 6

ướng Myanmar đã lý giải những vấn đề liên quan đến cuộc đảo chính và biểu tình ở nước này

trong cuộc phỏng vấn kéo dài một tiếng với phóng viên hãng CNN.

Đoàn phóng viên CNN có mặt tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, và thủ đô
Naypyidaw từ ngày 31/3 tới 6/4. Trước chuyến đi, quân đội đảm bảo CNN được phép đưa tin
độc lập và tự do đi lại, nhưng khi tới nơi, họ từ chối yêu cầu ở lại một khách sạn Yangon của
nhóm phóng viên và thay vào đó, để họ ở trong khu quân sự có tường vây, kiểm soát chặt chẽ
khi tiếp cận với công chúng.

Trong cuộc trò chuyện kéo dài một tiếng với CNN, tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân
đội Myanmar khẳng định các tướng lĩnh chỉ đơn thuần "bảo vệ" đất nước khi đang điều tra
cuộc bầu cử "gian lận".

"Đây không phải là đảo chính", tướng Zaw Min Tun nói.

Tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân đội Myanmar, tại Bảo tàng Quốc phòng ở Naypyidaw, thủ đô
Myanmar, hôm 4/4. Ảnh: CNN
Có thời điểm Zaw Min Tun nhắc tới Aung San, anh hùng lập quốc của Myanmar, bố của Cố
vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người bị quân đội bắt giữ hôm 1/2 và cáo buộc tội danh
tham nhũng.

Nếu ông ấy còn sống mà nhìn thấy tình hình hiện nay, thể nào cũng nói: "Con thật là ngu
ngốc, con gái", Zaw Min Tun nói.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ 1/2, khi quân đội chiếm thủ đô, bắt giữ các lãnh đạo dân cử,
tuyên bố áp dụng tình trạng khẩn cấp một năm trên toàn quốc và cam kết tổ chức tổng tuyển
cử.

Vụ đảo chính diễn ra trước ngày các nhà lập pháp mới đắc cử họp quốc hội. Lệnh ban bố tình
trạng khẩn cấp khiến mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều chuyển giao cho Thống
tướng Min Aung Hlaing.

Zaw Min Tun cho hay tình trạng khẩn cấp có thể "kéo dài thêm 6 tháng hoặc hơn" trong "hai
nhiệm kỳ" và "nếu nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành". Ông không đưa ra ngày tháng cụ thể về
thời điểm bầu cử, nhưng nói rằng theo hiến pháp do quân đội soạn năm 2008, "chúng tôi phải
hoàn thành mọi việc trong hai năm. Chúng tôi phải tổ chức bầu cử tự do và công bằng trong
hai năm này".

"Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện", ông nói.

Tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân đội Myanmar
Naypyidaw, thủ đô Myanmar, ngày 4/4
Vấn đề là họ không chỉ ném đá, bắn ná cao su
Video Player is loading.
Dừng

Hiện tại 0:02

Thời lượng 1:13
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Tắt phụ đề
Toàn màn hình

Phát ngôn viên quân đội Myanmar trả lời phỏng vấn tại thủ đô Myanmar, hôm 4/4. Video: CNN
Nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi liệu quân đội, lực lượng điều hành Myanmar hơn nửa thế kỷ,
từ năm 1962 tới 2011, có sẵn sàng từ bỏ quyền lực lần nữa hay không, liệu bầu cử có thực sự
"tự do và công bằng" hay không, và liệu nhà lãnh đạo bị lật đổ Suu Kyi cùng đảng Liên minh
Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà có được phép tranh cử hay không.

Zaw Min Tun chỉ ra một loạt cải cách mà chính quyền bán quân sự bắt tay thực hiện năm
2011 sau khi quân đội từ bỏ quyền lãnh đạo trực tiếp, mở đường cho cuộc bầu cử năm 2015,
trong đó Suu Kyi giành chiến thắng vang dội.

"Nếu chúng tôi không muốn bà ấy ngay từ đầu thì quá trình ấy đã không xảy ra", ông nói.
Tuy nhiên, hiến pháp năm 2008 soạn ra cho phép quân đội giữ quyền lực bất chấp điều hành
đất nước là chính phủ dân sự. Hiến pháp cho phép quân đội giữ một phần tư số ghế trong
quốc hội, trao cho quân đội quyền phủ quyết với các sửa đổi hiến pháp, tướng lĩnh giữ quyền
kiểm soát ba bộ quyền lực nhất là quốc phòng, biên giới và nội vụ.

Zaw Min Tun cũng nhấn mạnh Suu Kyi, người đang bị quản thúc tại gia và không xuất hiện
trước công chúng từ sau cuộc đảo chính, đang đối mặt với 5 tội danh, bao gồm nhập khẩu trái
phép bộ đàm, vi phạm quy định chống Covid-19, tham nhũng và hối lộ. Cáo buộc nghiêm
trọng nhất là vi phạm Luật giữ Bí mật với án tù lên tới 14 năm.

"Những gì đã xảy ra là do tham nhũng cấp quốc gia, sai sót về thủ tục cấp nhà nước. Chúng
tôi đang buộc tội dựa trên sự thật", Zaw Min Tun nói. "Aung San Suu Kyi là người nổi tiếng
ở cả Myanmar va thế giới, chúng tôi sẽ không buộc tội người như thế mà không có lý do".

Tuy nhiên, những cáo buộc mà quân đội Myanmar đưa ra đều bị luật sư của Suu Kyi gọi là
"bịa đặt". Quân đội cáo buộc cuộc bầu cử năm ngoái là gian lận và "có bằng chứng chắc
chắn" nhưng Zaw Min Tun không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho phóng viên.

"Số phiếu gian lận mà chúng tôi phát hiện là 10,4 triệu. Số phiếu hợp lệ do Ủy ban Bầu cử
công bố khoảng 39,5 triệu và số phiếu gian lận chiếm một phần tư số đó", Zaw Min Tun nói.

Ủy ban Bầu cử phủ nhận có hành vi gian lận hàng loạt. Những người giám sát độc lập cho
hay không có vấn đề đáng kể nào đủ để lật ngược kết quả. Bà Suu Kyi đã chiến thắng với
85% phiếu bầu.

Thống tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Myanmar hôm 27/3. Ảnh: AP
Ít nhất 600 người đã thiệt mạng từ khi phong trào biểu tình nổ ra. Đặc phái viên Liên Hợp
Quốc báo cáo về các vụ mất tích, giam giữ người tùy tiện và tra tấn trong tù. Cao ủy Nhân
quyền Liên Hợp Quốc cho hay các nhà chức trách "ngày càng sử dụng nhiều vũ khí hạng
nặng như lựu đạn, súng máy, lính bắn tỉa để tiêu diệt số lượng lớn người biểu tình".

Khoảng 3.000 người đã bị bắt, nhiều người không liên lạc với gia đình, không rõ tình trạng
sống chết. Trong khi đó, những người biểu tình, nhà hoạt động, nhà báo và gia đình của
những người thiệt mạng trong tay lực lượng an ninh, buộc phải lẩn trốn vì sợ bị đột kích ban
đêm.

Bác sĩ Sasa, đại diện cho các nghị sĩ được bầu trong quốc hội bị lật đổ, hôm 7/4 cầu cứu Liên
Hợp Quốc. Ông cảnh báo nội chiến có thể xảy ra ở quốc gia Đông Nam Á này, nếu thế giới
không ngăn chính quyền quân sự lên nắm quyền và sát hại những người biểu tình ủng hộ dân
chủ.
"Tắm máu là có thật. Nó đang đến, sẽ thêm nhiều người chết. Tôi rất lo sợ", bác sĩ Sasa nói.
"Đã tới lúc thế giới phải ngăn chặn một cuộc diệt chủng khác, một cuộc thanh trừng sắc tộc,
một cuộc thảm sát, vì thế giới có sức mạnh để ngăn lại trước khi quá muộn".

Zaw Min Tun đổ lỗi cho những người biểu tình gây ra bạo lực khi "kích động" đám đông,
khẳng định lực lượng an ninh phải trấn áp vì người biểu tình "chặn đường công chức" đi làm.

"Đám đông ném đá, bắn súng cao su vào họ, sau đó dùng cát chặn đường, nã đạn bằng súng
tự chế, ném lửa, ném bom xăng, buộc lực lượng an ninh phải sử dụng vũ lực để trấn áp bạo
động", Zaw Min Tun nói.

Khi được hỏi tại sao ông lại so sánh súng cao su với súng trường, Zaw Min Tun trả lời lực
lượng an ninh đang sử dụng "vũ lực tối thiểu".

"Sẽ có người chết khi trấn áp bạo loạn, nhưng chúng tôi không nổ súng mà không tuân thủ
quy trình", phát ngôn viên quân đội Myanmar nói.

Tại thời điểm phỏng vấn, ông cho hay số người chết là 248, bao gồm 10 sĩ quan cảnh sát và 6
binh sĩ, ít hơn một nửa so với con số mà nhiều nhóm nhân quyền ghi nhận.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 46 trẻ em thiệt mạng từ khi phong trào phản đối đảo
chính diễn ra. CNN đã ghi lại các trường hợp trẻ em bị bắn ở trong nhà hoặc đang chơi ngoài
đường.

Khi được hỏi về ba thiếu niên chết trong tay lực lượng an ninh, gồm Kyaw Min Latt, 17 tuổi,
Htoo Myat Win, 13 tuổi, and Tun Tun Aung, 14 tuổi, phát ngôn viên quân đội Myanmar đổ
lỗi cho người biểu tình đã "lợi dụng", đẩy trẻ em lên tiền tuyến.

"Ở một số nơi, họ kích động trẻ em tham gia bạo động. Do đó, các cháu có thể bị tấn công
khi lực lương an ninh trấn áp đám đông", ông nói. "Chúng tôi không có lý do bắn trẻ em,
đây chỉ là những kẻ khủng bố đang cố làm xấu hình ảnh của chúng tôi".
Ông khẳng định "không có khả năng" một đứa trẻ bị bắn trong nhà, cam kết điều tra nếu
trường hợp này có xảy ra. Video đăng trên mạng xã hội Myanmar cho thấy lực lượng an ninh
có nổ súng vào nhà dân.

Bố của Htoo Myat Win cho hay con trai trúng đạn khi nhiều phát súng nã vào cửa sổ nhà ông
ở thành phố Shwebo hôm 27/3.

"Tôi né được nhưng con trai tôi đang ở gần cửa sổ và trúng đạn", ông nói, cho biết cậu bé
trúng đạn vào ngực. "Tôi không hiểu tại sao họ lại bắn chúng tôi khi chúng tôi đang ở trong
nhà mình".
"Họ đang bắn vào người biểu tình trước đó, những người biểu tình chạy trốn, chúng tôi che
giấu họ vì sợ họ có thể bị bắt. Quân đội hẳn đã xác định vị trí của họ trong khu phố này".

Video chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy bố của Htoo Myat Win đau đớn khóc ở phía
sau xe taxi, khi lao tới thi thể con trai không còn sự sống. Buộc phải tới bệnh viện quân y, bố
của Htoo Myat Win cho biết bác sĩ đã khám nghiệm tử thi, yêu cầu ông ký vào văn bản
khẳng định cậu bé không trúng đạn.

"Tôi hỏi họ rằng con trai tôi chết vì trúng đạn, tại sao họ lại nói cháu chết không phải vì trúng
đạn?" ông nói.

Quân đội cũng khai quật thi thể một người biểu tình trẻ tuổi, khám nghiệm tử thi, tuyên bố
viên đạn giết chết cô không phải do súng của cảnh sát.

Trong một vụ khác, một bệnh viện quân y khẳng định Kyaw Min Latt chết vì ngã xe máy ở
thành phố Dawei. Tuy nhiên, máy quay camera an ninh đã ghi lại được khoảnh khắc một binh
sĩ đứng sau xe tải bắn vào cậu bé, khi cậu đang lái xe cùng hai người khác, những người đang
cố bỏ chạy. Mẹ của Kyaw Min Latt đã cho phóng viên CNN xem video.

"Bác sĩ bảo con trai tôi chết do chấn thương vì ngã xe. Chúng tôi không thể phản bác lại điều
gì, chỉ còn cách đồng ý", bà Daw Mon Mon Oo nói, cho hay kết quả chụp X-quang cơ thể
con trai tại bệnh viện thứ hai đã bị một cán bộ bệnh viện quân y lấy đi.

Giấy chứng tử của cậu bé viết rằng Kyaw Min Latt chết hôm 30/3 vì "chấn thương sọ não do
ngã xe máy". Khi đưa thi thể con trai về nhà, mẹ cậu bé cho hay "không có chấn thương từ vụ
ngã xe, chỉ có vết đạn xuyên qua người và bầm tím ở mắt phải".

Khi bị hỏi dồn về những cáo buộc từ các gia đình nạn nhân rằng binh sĩ đã nã súng vào nhà
họ, còn quân đội cố gắng che đậy nguyên nhân tử vong, ông Zaw Min Tun yêu cầu cho xem
bằng chứng.

"Nếu có thật, chúng tôi sẽ điều tra", ông nói. "Có thể một số video nhìn qua thật đáng ngờ,
nhưng lực lượng của chúng tôi không bao giờ có ý định bắn vào người vô tội".

Phóng viên cũng hỏi lý do ít nhất 11 người bị bắt giam ngay sau khi nói chuyện với nhóm tại
Yangon. Một số bị giam vì giơ ba ngón tay biểu lộ phản đối đảo chính. Theo các nguồn tin
thân cận với những người bị giam, 8 người đã được thả.

Zaw Min Tun xác nhận lực lượng an ninh bắt ba người ở khu chợ đầu tiên, 8 người khác ngay
sau khi họ tiếp xúc với nhóm phóng viên. Khi được hỏi họ đã phạm tội gì, ông cho biết họ
không phạm luật.
"Lực lượng an ninh lo lắng họ sẽ kích động người khác và khởi xướng biểu tình tại khu chợ,
đó là lý do họ bị bắt", ông nói, cho hay quân đội bày tỏ "hối tiếc" về hành động bắt giữ.

Đám tang Arkar Thu Aung, một người biểu tình bị lực lượng an ninh Myanmar bắn chết ở thị trấn Kale, tây bắc
đất nước, hôm 8/4. Ảnh: AFP
Thế giới đang lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính và trấn áp bạo lực người biểu tình. Mỹ, Anh và
Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với một số tướng lĩnh chỉ huy đảo
chính, cũng như với một số công ty thuộc sở hữu quân đội.

Tuy nhiên, trong khi Zaw Min Tun khẳng định sẽ tổ chức bầu cử trong tương lai, ông cảnh
báo hệ thống dân chủ của Myanmar sẽ không giống với kiểu tự do phương Tây.

"Quốc gia dân chủ mà chúng tôi đang xây dựng là quốc gia phù hợp với lịch sử và địa lý
Myanmar. Tiêu chuẩn dân chủ ở Myanmar sẽ không giống với các quốc gia phương
Tây", ông nói.
Bất chấp nguy hiểm, những người biểu tình thuộc mọi tầng lớp xã hội Myanmar vẫn tiếp tục
yêu cầu quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự. Họ tiếp tục kêu gọi trả tự do cho
Suu Kyi và các nhà lãnh đạo dân sự. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số Myanmar, những nhóm
phiến quân từ lâu đã đấu tranh để giành quyền tự trị cho vùng đất của mình, cũng yêu cầu bãi
bỏ hiến pháp do quân đội soạn thảo năm 2008, yêu cầu thiết lập một nền dân chủ liên bang.

Khác với thế hệ bố mẹ và ông bà, thanh niên Myanmar trưởng thành trong môi trường tự do
dân chủ, chính trị và kinh tế ở mức độ nhất định. Điều này khiến những thanh niên đang lãnh
đạo phong trào biểu tình quyết tâm chiến đấu cho cái mà họ coi là tương lai của mình và thề
không bỏ cuộc.

 Người thiểu số Myanmar thêm khốn đốn hậu đảo chính


 Myanmar trước bờ vực nội chiến
 Hỗn loạn hậu đảo chính Myanmar ngày một leo thang
Hồng Hạnh (Theo CNN)
  Trở lại Thế giới
Lưu
Chia sẻ

You might also like