You are on page 1of 6

BÀI 32: KÍNH LÚP

Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về mắt, một hệ quang học đầy phức tạp và hết sức tinh
vi đúng không! Trong nhiều trường hợp khi con người muốn quan sát các vật thể, các chi tiết
nhỏ hơn giới hạn mà năng suất phân li của mắt cho phép có thể kể đến như :một người thợ
sửa đồng hồ muốn quan sát bộ phận của đồng hồ đeo tay hay chuyên viên phòng thí
nghiệm sinh học quan sát tế bào, hồng cầu, vi trùng thì các trường hợp này đều phải
dùng đến các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt. Mọi người hãy cho biết có thể sử dụng
dụng cụ quang học nào đối với từng trường hợp?

Chính xác rồi người thợ sửa đồng hồ có thể sử dụng kính lúp để quan sát rõ các bộ phận
của đồng hồ đeo tay còn chuyên viên phòng thí nghiệm sinh học thì phải sử dụng kính
hiển vi. Vậy trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kính lúp và sự tạo ảnh của kính lúp
nhé.

I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt

. Tác dụng: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc
trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Và đại lượng đặc trưng cho tác dụng này chính là
số bội giác.

Ch: có bạn nào cho mình biết định nghĩa của số bội giác được không?

 Là tỉ số làm tăng với góc, tức là cho biết số góc trông ảnh qua kính lớn hơn gấp bao
nhiêu lần so với góc trông trực tiếp vật trong điều kiện thuận lợi nhất

. Số bội giác G được tính theo công thức:

α tan α
G= =
α 0 tan α 0

Trong đó:

+ α: góc trông ảnh qua dụng cụ quang học

+ α0 : góc trông vật có giá trị lớn nhất được xác định trong từng trường hợp
+ Đối với góc trông nhỏ tanα ≈ α, tanα0 ≈ α 0

. Số bội giác phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Vật (Độ lớn và vì trí của vật)

+ Kính (Tiêu cự của kính)

+ Mắt (Cc, Cv, vị trí đặt mắt)

Và dựa vào các dụng cụ quang thì người ta chia chúng thành 2 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất gồm các dụng cụ quang quan sát các vật nhỏ: gồm kính lúp, kính hiển
vi.

+ Nhóm thứ hai gồm các dụng cụ quang quan sát các vật ở xa: gồm kính thiên văn và
ống nhòm.

II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp


a.Công dụng
-Là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
-Nó có tác dụng làm tăng góc nhìn ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm
trông giới hạn nhìn thấy rõ của mắt.
Ch: Nhờ vào việc có thể phóng to hình ảnh vật thể mà kính lúp được sử dụng vào những
việc nào?

- Nghiên cứu (đồ cổ, môi trường...)


- Kiểm tra trang sức, bo mạch điện tử, sản phẩm chi tiết cơ khí
- Trame mực ngành in ấn
- Nha khoa, y tế, thẩm mỹ
- Truy vết tội phạm
......

b.Cấu tạo
-Cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương dương với thấu kính hội tụ có tiêu
cự nhỏ (cm)
Ch: Theo bạn, thế nào là thấu kính hội tụ?

- là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1
tâm nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính

- Thông tin ngoài:


+ Tùy vào cách chế tạo mà có độ phóng đại khác nhau (5x, 10x, 15x, 20x,...)
+ Mặt kính để quan sát người ta gọi là thị kính và thị kính này được bảo vệ bởi
khung viền xung quanh.
+ Kính lúp được chế ra bằng cách mài chất có độ trong suốt rất tốt (như thuỷ
tinh). Nó dày ở giữa, mỏng ở mép viền, là một miếng thấu kính lồi. Hai mặt của
nó có thể đều là mặt cầu, hoặc một mặt là mặt cầu, mặt kia phẳng

Thấu kính hội tụ

- Các kiểu kính lúp phổ biến:

Kính lúp thông thường Kính lúp bỏ túi

Kính lúp dùng trong vi phẫu thuật Kính lúp để bàn

II. Sự tạo ảnh qua kính lúp

– Quang tâm: Đây là điểm nằm chính giữa thấu kính hội tụ và tính là điểm cố định của
thấu kính.
– Tiêu điểm: Đây là điểm mà ánh sáng từ vật đi qua kính hội tụ lại.

– Tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm gọi là tiêu cự.

Đây là 3 khái niệm quan trọng giúp ta đi sâu vào bài học và hiểu được cách tạo ảnh.
Sau đây là cách mà ảnh ảo được tạo thông qua kính lúp

-Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật chính của kính lúp, khi đó kính sẽ
cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật

Ch: Theo bạn nghĩ thì ảnh qua kính lúp có kích thước to hơn vật bao nhiêu lần?

Từ 3-20 lần

-Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra
trong giới hạn nhìn rõ của mắt (hay còn gọi là tiêu cự) bằng cách xê dịch kích thước vật
hoặc ngược lại. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí
đó.
-Khi quan sát trong một thời gia dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn (Khi
mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới là
điểm cực viễn Cv ) để mắt không bị mỏi.
Ch: Ảnh của vật qua kính lúp có đặc điểm gì?

- Cùng phương cùng chiều với vật thật, chỉ khác nhau về kích thước
III. SỐ BỘI GIÁC

Số bội giác của kính lúp:

AB AB
Ta có: tanα0 = =
OC C Đ

A' B'
tanα =
|d '|+l
tan α A ' B' Đ
 G= = x
tan α 0 |d '|+l AB
Đ
Vậy G = k. '
|d |+l

Khi ngắm chừng ở C C:

- Ảnh nằm tại C C => d’c = - (O CC – l)


Đ
- GC = kc. = kc
OC C −l+l
−d 'c d 'c . f
- Với kc = ' ; dc = '
dc d c −f

Khi nhắm chừng ở vô cực:

AB AB
Ta có: tanα0 = tanα =
Đ f

tan α AB Đ
 G∞ = = x
tan α 0 f AB

Đ
Vậy G ∞ =
f

Chú ý: Người ta thường lấy khoảng cực cận là 25 cm. Khi sản xuất kính lúp, người ta sẽ ghi trên vành
các kí hiệu mang giá trị tương ứng.

25
Ví dụ: 5x => 5 = => fk = 5 cm
fk
IV. Vận dụng
- 4 clip đốt cháy bằng kính lúp (đốt giấy, đốt rơm, đốt...)
- Tự quay
- Thuyết minh về 4 clip đó

Câu hỏi củng cố:

1. Số bội giác G của một dụng cụ quang học phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Số bội giác G của một dụng cụ quang học phụ thuộc vào góc trông của vật và góc trông ảnh.
2. Dùng kính lúp có độ bộ giác 5x và 7x để quan sát cùng một vật với cùng một điều kiện thì kính
lúp nào cho ảnh lớn hơn? 7x
3. Trên vành kính lúp có ghi 10×, tiêu cự của kính là bao nhiêu?

25
10x => 10 =
fk
=> fk = 2,5 cm

You might also like