You are on page 1of 5

Đề: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết:

“Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm


Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Em hãy cảm nhận về đất nước, con người Việt Nam qua 2 khổ thơ trên từ đó liên
hệ với một khổ thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 cùng ca ngợi vẻ đẹp đó.
Bài
làm
Thanh Hải là nhà thơ hoạt động từ cuối kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì
chống Mĩ cứu nước , tác giả ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây
bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam những ngày đầu. Bài
thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là một trong các tác phẩm nổi tiếng của ông được viết
không lâu sau khi nhà thơ qua đời. Như những dòng thơ cuối cùng để lại đoạn trích
đã ca ngợi nên vẻ đẹp về đất nước và con người Việt Nam qua 2 khổ thơ:

“Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm


Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Đoạn trích được Thanh Hải viết theo thể thơ 5 tiếng pha lẫn chút nhạc điệu trong
sáng thiết tha như dân ca. Đã ánh lên được niền tự hảo của nhà thơ về vẻ đẹp của
đất nước và con người Việt Nam. Ngay dòng đầu bài thở đã mở rộng cái vẻ đẹp
mùa xuân thiên nhiên để khám phá , ngợi ca vẻ đẹp mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Từ ngữ “mùa xuân” lặp lại để ngợi ca vẻ đẹp của con người. Một vẻ đẹp dũng cảm,
hăng hái trong chiến đấu và xây dựng. HÌnh ảnh “người cầm súng” và “người ra
đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là cũng
chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc. Động từ ẩn dụ
ở từ “Lộc” gợi lên những chồi non đầy nhựa sống, biểu trưng cho vẻ đẹp của mùa
xuân. Tác giả đã khéo léo khi đưa hình ảnh người cầm súng đi liền với lộc giắt đầy
trên lưng, lộc ở đây là lộc để tạo nguỵ trang khi ra trận, làm cho người chiến sĩ có
cảm giác như mang cả mùa xuân căn tràng trong mọi sự vật, sức xuân của con
người ra trận mà không một thế lực nào ngăn cảng được với niềm tin chiến thắng,
lộc của người chiến sĩ mang một kết quả thắng lợi. Còn hình ảnh lộc của người
nông dân chính là thành quả lao động đầy hứa hẹn với một vụ mùa bội thu . Đi liền
với hai hình ảnh này là động từ “Giắt” và “trải” đã tô đậm thêm phần sức sống
mãnh liệt của mùa xuân, tô đậm thêm sự thắng lợi ngập tràn của nhân dân ta . Hình
ảnh lộc non đã theo người chiến sĩ và chiến sĩ và lao động đi khắp mọi miền của tổ
quốc khiến cho mùa xuân bừng sáng trên kháp đất nước. Để thêm phần nổi bật,
nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” và từ láy nhằm gợi tả hình ảnh, âm
thanh hối hả , xôn xao tạo thành 1 bản hoà ca biểu hiện không khí khẩn trương của
nhân dân ta trong mùa xuân mới và trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nước. Với
1 giọng thơ tha thiết và trang trọng, Thanh Hải đã làm sức sống thanh xuân ta trỗi
dậy , trào dâng, giục giã thôi thúc lòn người và gói trọn niềm yêu mến và tự hào vô
biên của mình về những con người xây dựng tương lai đất nước.
Ngoài bày tỏ niềm tự hào của mình, nhà thơ còn bày tỏ niềm tự hào của mình về
quá khứ của đất nước qua hai câu thơ:

“ Ðất nước bốn


nghìn năm
Vất vả và
gian lao”

Cụm từ “bốn ngàn năm” ngay câu thơ đầu đã nói lên được bề dày truyền thống lịch
sử dựng nước và giữ nước của dan tộc ta với cả niềm thương cảm, tự hào mặc dù
mất mát đau thương và nghèo khó nhưng không vì thế mà gục ngã. Nhân hóa tính
từ “vất vả”, “gian lao” đã giúp nhà thơ đút kết chặng đường bốn nhàn năm của đất
vượt qua bao thăng trầm, thử thách, song cũng đã khẳng định được sức mạnh, ý chí
và bản lĩnh của dân tộc ta. Một đất nước luôn phải đương đầu với thiên tai, chiến
tranh, một dân tộc nghèo tiền nghèo của cải nhưng không nghèo ý chí vươn lên,
giàu phẩm chất anh hùng, dũng khí, tự tin chiến đấu và luôn chứng tỏ mình trước
bao thử thách.

Qua quá khứ đất, nhà thơ còn bày tỏ niềm tin của mình vào một tương lai tương
sáng của đất nước qua hai câu thơ:

“ Ðất nước
như vì sao
Cứ đi lên
phía trước.”

Thanh Hải đã không thể nào ngừng tự hào về đất nước của mình , ông đã so sáng
đất nước như vì sao nhằm ẩn dụ về 1 nguồn sáng lấp lánh, tráng lệ luôn tồn tại
trong không gian và thời gian. Mặt khác, nó gợi lên ý nghĩa của dân tộc. Việt Nam
ta trong suốt chiều dài lịch sử, từ trong đêm tối nô lệ đã phá tan xiềng xích, thoát
khỏi phong kiến, thực dân để toả sáng . Phụ từ “cứ” chính là sự khẳng định nhấn
mạnh cảm xúc của tác giả vẫn luôn chứa đựng một niềm lạc qua tin tưởng vào
cuộc sống, bất diệt của tổ quốc trong quá trình đi đi lên ngời sáng khẳng định tên
tuổi của mình trên thế giới. Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói
trọn niềm yếu mến, tự hào và tin tưởng của nhà thơ về con người và đất nước Việt
Nam. Chính vì vậy, nhà thơ luôn mong muốn tương lại đất nước tươi sáng, luôn
trường tồn trước bước đi vững trãi, hiêng ngang và kiên cương của dan tộc. Đó quả
là tình yêu nước nồng nàng, tha thiết và thật thà mà không gì thay đổi được cùa
nhà thơ.

Thanh Hải cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, kiến thức và sự rung
động tinh tế về bức tranh đất nước vào mùa xuân. Lời thơ trong sáng, truyền cảm
và giàu hình tượng. Thanh Hải đã vận dụng linh hoạt sử dụng một cách điêu luyện
diễn tả cảm hứng yêu nước, tự hào của nhà thơ, tạo nên những vần thơ có nhạc
điệu tha thiết dạt dào.Cả đất nước và con người đều tưng bừng, rộn rã chòn đón
một mùa xuân tươi đẹp, thuận lợi. Do đó, ta thấy được niềm tự hào của nhà thơ về
đất nước và con người.

Đề tài con người, đất nước là đề tài mà biết bao nhà thơ đã hướng tới. Nhưng có
một nhà thơ Y Phương, ông là một trong những nhà thơ dân tộc miền núi tiêu biểu.
Thơ của ông thường rất giản dị xoay quoanh chủ đề gia đình, quê hương, đất nước.
Tiêu biểu nhất là tác phẩm “ Nói với con” được sáng tác năm 1980. Đây là giai
đoạn 5 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cũng là giai đoạn
mà đời sống vật chất lẫn tinh thần vô cùng khó khăn và vất vả. Bài thơ như một lời
tâm sự với mình để động viên và nhắc nhở thế hệ mai sau về cội nguồn và phẩm
chất của người đồng mình. Bài thơ đã ca ngợi lên vẻ đẹp của con người và quê
hương đất nước thông qua lời dạy bảo con, nói cho con về những gì đẹp đẻ nhất
tinh tuý nhất mà những gì dân tộc mình có được qua đoạn thơ:

“ Người đồng mình


thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ
bé đâu con
Người đồng mình tự đục
đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì
làm phong tục”

Hình ảnh “thô sơ da thịt” gợi nên vẻ mộc mạc, chân chất và giản gị của người đồng
mình . Và Y Phương đã sử dụng nghệ thuật tương phản ở ngay câu sau : “ chẳng
mấy ai nhỏ bé đâu con” để thể hiện ý chí , nghị lực phi thường, vươn lên hoàn cảnh
khó khăn, thiếu thốn lúc bấy giờ. Đây là lời tâm tình của người cha về dân tộc
mình, ông luôn tự hảo vì người đồng mình không hề nhỏ bé về tâm hồn mà luôn có
lòng quyết tâm làm chủ cuộc sống của mình. Để làm nổi bật hơn phẩm chất của
người đồng mình, Y Phương đã dùng hình ảnh tự đục đá kê cao quê hương vừa
mang ý nghĩa tả thực, mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Đó là tả thực quá trình tự dựng
làng, dựng bản, dựng nhà của người vùng cao , được kê cao trên những tản đá lớn
để trảnh mói mọt. Ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, lao động cần cù hằng ngày,
họ đã tự dựng xây và nâng tầm quê hương, làm nên những phong tục tập quán tốt
đẹp. Đó đó, tình yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh
thần của nhà thơ. Y Phương đã mượm lời nói với con để bộc lộ niềm tự hào về
đồng mình bằng bàn tay lao động và khối óc đã làm nên hình dáng quê hương
mình. Đó chính là một niềm tự hao vô biên về cuộc đời và quê hương mình.

Tuy rằng cả hai nhà thơ có cái nhìn, cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp con người và
đất nước nhưnh đã cùng thể hiện lên niềm tự hào, tin tưởng vào dân tộc, đất nước
mình. Một tình cảm vô cùng tha thiết, sâu sắc.

Đoạn trích “ Mùa xuân nho nhỏ” đã tái hiện thành công vẻ đẹp của thiên nhiên đất
nước và con người Việt Nam. Từ đó thể hiện lên tình yêu và niềm tự hào vô biên
của tác giả với quá khứ và một niềm tin sắt đá vào tương lai. Thanh Hải đã cảm
nhận vô cùng tinh tế bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, những hình ảnh
vô cùng giản dị nhưng đầy sức gợi hình gợi cảm. Ta không thấy một Thanh Hải
ốm đau, mà là một người nghệ sĩ tràn đầy tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước.
Sau khi đọc qua đoạn trích trên, tôi càng cảm thấy bản thân phải cố gắng nỗ lực, cố
gắng nhiều hơn trong học tập để mai sau ra sức cống hiến cho tổ quốc, xây dựng
nên một tương lai, thế hệ tươi sáng

You might also like