You are on page 1of 2

Điêm tin tuần 3

1)Trợ lý tài chính cá nhân thời 4.0


Vừa qua, Ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của SeABank tiên phong ứng dụng công
nghệ trí tuệ nhân tạo, cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
( tài chính cá nhân: Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một
gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời
gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai) => ứng dụng của
SeABank làm điều đó.
-Tính năng này cho phép khách hàng nắm được tình hình các khoản tài chính khả dụng
và khoản đang nợ cá nhân của mình, đồng thời giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về
thu nhâ ̣p và chi tiêu của mình bằng cách liệt kê, so sánh các khoản thu - chi và phân tích,
cảnh báo chi tiêu theo mức khuyến nghị dựa theo mô hình 6 lọ quốc tế.
Khách hàng có thể phân loại các giao dịch của mình chi tiết đến nội dung, ngày thực hiện
và đưa vào các lọ tương ứng.
-Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trên ứng dụng này như chuyển tiền nhanh
24/7, thanh toán các loại hóa đơn (điện thoại, nước, điện, internet…), nạp tiền dịch vụ,
mua sắm, đặt chỗ (mua vé xem phim, vé máy bay, đặt phòng khách sạn…), thanh toán
bằng Mã QR, dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán… qua thao tác chạm.
Bên cạnh các phương thức chuyển tiền truyền thống như chuyển tiền qua số tài khoản,
qua số thẻ, SeAMobile New còn tích hợp thêm nhiều phương thức chuyển tiền mới và
tiện dụng như: Chuyển tiền tới số điện thoại, Chuyển tiền qua mã QR, Gửi tiền mừng.
Khách hàng có thể trải nghiệm đa dạng các tiện ích với ứng dụng SeAMobile New miễn
phí và được cộng lãi suất tới 0,4% khi gửi tiết kiệm trực tuyến.

2)Các ngân hàng chính thưc triển khai mở tài khoản online từ ngày 5/3/2021
Cuối năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải
xây dựng, ban hành và công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương
thức điện tử phù hợp với quy định pháp luật. Thông tư 16 chính thức có hiệu lực thi hành
từ hôm nay (5/3/2021). 
Theo đó, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để
đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua
tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo
tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó
không quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

Đáng chú ý, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định áp dụng hạn
mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức
100 triệu đồng/tháng/khách hàng đối với một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi
hình video call để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng
trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác
minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp.

Thứ hai, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối
chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua
cơ sở dữ liệu căn cước công dân…

You might also like