You are on page 1of 44

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO


TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẦM NON

PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


CỦA TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA
TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
I. Nguồn gốc, bản chất của hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non
1. Khái niệm
Hoạt đô ̣ng tạo hình của trẻ mầm non nói chung bao gồm các hoạt đô ̣ng sau:
- Hoạt đô ̣ng vẽ
- Hoạt đô ̣ng nă ̣n
- Hoạt đô ̣ng cắt, xé dán giấy.
- Hoạt đô ̣ng chắp ghép, xếp hình
- Hoạt đô ̣ng xem tranh, tượng.
2. Nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
a) Nguồn gốc:
- Hoạt động là một trong những con đường phát triển tự nhiên của trẻ để
hoàn thiện về thể chất và nhận thức.
- Hoạt động tạo hình với trẻ là một nhu cầu tự nhiên (tự trò chuyện với
chính bản thân theo cách riêng của trẻ).
- Bất cứ trẻ em nào không phân biệt quốc gia, dân tộc đều thích vẽ và vẽ rất
sớm.
- Ngôn ngữ tạo hình được coi là ngôn ngữ phi biên giới bởi ai cũng có thể
hiểu được.
- Tư duy trực quan (qua đôi mắt) là thức tư duy đầu tiên của trẻ về thế giới
khách quan và là con đường ngắn nhất để trẻ nhận thức về cuộc sống.
b) Bản chất:
 Hoạt động NHÌN của trẻ như một nhu cầu tự nhiên và chúng luôn
luôn lạ lẫm trước mọi biểu hiện của cuộc sống => tìm hiểu, khám phá bằng
các câu hỏi TẠI SAO? VÌ SAO?
 Hoạt động CẦM NẮM của trẻ như một nhu cầu tự nhiên và chính
trong quá trình cầm nắm chuyển động đã tạo ra các hình ảnh (đường nét,
chuyển động...) và hình thành hoạt động tạo hình của trẻ.
c) Một số cách nhìn nhận về hoạt động tạo hình của trẻ:
 Không thấy tác dụng của hoạt động vẽ đối với sự phát triển của
trẻ.
 Nhận xét chưa đúng về khả năng tạo hình của trẻ
 Nhận xét “vượt tầm” khả năng tạo hình của trẻ
II. Quá trình hình thành và phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non
1. Về phát triển thể chất

1
Trẻ em nói chung không phân biệt quốc gia, chủng tộc nào cũng đều có quá trình
phát triển giống nhau theo quy luật chung:
- Trẻ phải hình thành và phát triển trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày.
- Phát triển theo quy luâ ̣t chung: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò
biết đi.
- Lên 3 tuổi mô ̣i trẻ em đều bâ ̣p bẹ học nói.
- Tiến trình thay răng như nhau.
- Chiều cao, câ ̣n nă ̣ng na ná như nhau.
- Từ lọt lòng đến 2 tháng: Thời kỳ Sơ sinh. (ngủ, bú)
- Từ 2 đến 15 tháng: Thời kỳ Hài nhi. (hoạt động chủ đạo là giao tiếp
xúc cảm trực tiếp với mẹ và người lớn)
- Từ 15 đến 36 tháng: Thời kỳ Ấu nhi. (hoạt động chủ đạo với đồ vật)
- Từ 3 đến 6 tuổi: Thời kỳ Mẫu giáo. (hoạt động chủ đạo là vui chơi
mà trò chơi đóng vai là chủ đề trung tâm.
- Từ 6 đến 12 tuổi: Tuổi Nhi đồng. (hoạt động chủ đạo là học tập)
- Từ 12 đến 15 tuổi: Tuổi Thiếu niên (hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá
nhân)
- Từ 15 đến 18 tuổi: Tuổi Thanh niên (hoạt động chủ đạo là học tập -
nghề nghiệp)
2. Về khả năng nhận thức (tâm sinh lý)
- Quá trình hình thành nhận thức của trẻ thể hiện qua các giai đoạn hình thành
các hình thưc tư duy: từ nhận biết tiến dần đến hiểu biết.
 Từ 3 đến 4 tuổi (Giai đoạn tiền tạo hình): Tư duy trực quan - hành
động và tư duy trực quan - hình tượng.
 Từ 4 đến 5 tuổi (Giai đoạn tạo hình): Tư duy trực quan - hình
tượng và Tư duy trực quan - sơ đồ
 Từ 5 đến 6 tuổi (Giai đoạn tạo hình): Tư duy trực quan - sơ đồ và
tư duy trừu tượng (tư duy logic).
III. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm
non
1. Quan hệ giữa quá trình hình thành và phát triển thể chất, nhận thức với hình
thành phát triển hoạt động tạo hình của trẻ:
- Sự hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ nằm trong quy luật
phát triển chung và hài hoà với các hoạt động khác.
- Hầu hết trẻ em đều có thể vẽ từ rất sớm => bắt nguồn từ quan sát => thể hiện
suy nghĩ bằng hình tượng.
- Tuy nhiên, khả năng hoạt động tạo hình của trẻ không hoàn toàn giống nhau.
2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ
a) Một số quan điểm về sự hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ:
 Trường phái ưu sinh: Coi hoạt động tạo hình của trẻ như quá trình
bộc lộ tự nhiên. “trẻ vẽ những gì nó biết chứ không phải nó nhìn thấy” (năng
lực bẩm sinh) => Phản ánh quá trình nhận thức thế giới khách quan của trẻ
một cách trung thực, non nớt và trong sáng.
 Trường phái tâm lý học hành vi: Cho rằng “con người tự xây dựng
nên bản thân chứ không phải vốn sinh ra đã là con người”, “nhân cách
chính là sự sáng tạo của con người chứ không phải sự ban ơn của thượng

2
đế”. => Giáo dục đóng vai trò quan trong trong quá trình hình thành nhân
cách con người.
 Quan điểm tâm lý học cấu trúc: Cho rằng “trẻ em vẽ những gì
chúng nhìn thấy”, nhấn mạnh vai trò của thị giác đối với sự hình thành và
phát triển hoạt động nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Hoạt động tạo
hình là cách thể hiện sự hiểu biết của mình khi chúng chưa đủ lời để diễn tả.
 Quan điểm phân tâm học: Cho rằng “Đứa trẻ vẽ những gì nó cảm
thấy” => Người lớn hóa trẻ con.
 Quan điểm tâm lý học duy vật biện chứng : Cho rằng sự phát triển
của con người thông qua quá trình kế thừa mang tính xã hội các tính chất tâm
lý, các năng lực đặc trưng cho con người => Hoạt động tạo hình của trẻ mang
tính quy luật chung của loài người.
b) Quá trình hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ:
 Nhà trẻ: Từ 2 đến 3 tuổi
 Mẫu giáo:
 Mẫu giáo bé Từ 3 đến 4 tuổi (lớp chồi)
 Mẫu giáo nhỡ Từ 4 đến 5 tuổi (lớp búp)
 Mẫu giáo lớn Từ 5 đến 6 tuổi (lớp lá)
- Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm phát triển tâm sinh lý khác nhau => khả năng
nhận thức, thể hiện khác nhau => Cần căn cứ vào các đặc trưng phát triển để có những
hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục phù hợp, hiệu quả.
IV. Một số đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non.
1. Đặc điểm và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ dưới 3 tuổi (nhà trẻ)
- Hoạt động chủ đạo với đồ vật. Các nét vẽ, vạch không có hình thù, chủ đích
cụ thể => trẻ tìm ra sự giống nhau giữa hình vẽ với các vật có thực nào đó => chuyển
dần tới làm có ý định => hình vẽ mang tính ký hiệu.
- Thích hoạt động và dễ hưng phấn trước đối tượng lạ nhưng cũng rất phân tán
và chóng quên.
- Sự vận động của cổ tay, bàn tay và các ngón tay còn vụng về mang tính vận
động thô.
- Chưa có khả năng diễn đạt, nhận xét về đối tượng quan sát. Khả năng chú ý
cong hạn chế, mang tính không chủ định.
- Tưởng tượng mang tính tái tạo. Thường khi kết quả tạo nên mới gợi lên ở trẻ
sự hình dung về hình ảnh của các sự vật tương ứng.
 Về quan sát: Trẻ chưa nhận ra mọi vật và chỉ thấy lạ về hình thể
hoặc màu sắc.
 Về sử dụng phương tiện tạo hình: Trẻ cầm nắm chưa chắc, chủ
yếu giữ cho chặt.
 Về vạch nét, vẽ hình: Hoạt động theo bản năng (các nét cong,
vòng tròn...)
 Về xếp hình: Chưa có ý định rõ ràng, thường xếp theo hình ngang,
dọc hoặc vòng tròn.
2. Đặc điểm và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 3 - 4 tuổi (lớp chồi)
- Tay hoạt động khéo léo hơn, có khả năng cầm nắm dễ dàng và có thể điều
khiển đôi tay theo ý muốn.
- Ngôn ngữ phát triển hơn, bắt đầu có thể diễn đạt được ý định của mình và
nêu được những nhận xét về sự vật, hiện tượng xung quanh.

3
- Cùng một thời điểm có thể tri giác được nhiều đồ vật.
- Tư duy mang tính cụ thể.
- Hình tượng tạo ra mang tính tượng trưng, sơ đồ hóa.
- Có thể phân biệt được một số màu sắc và sử dụng màu theo ý thích.
- Có thể tạo ra hình dáng chung của vật thể ở dạng đơn giản.
 Về quan sát, nhận xét: Đã tập trung vào đối tượng và bước đầu
biết nhận xét về đối tượng (hình dáng: tròn, dài; Kích thước: to nhỏ, dài ngắn,
cao thấp; Màu sắc: đỏ, vàng, xanh...)
 Về sử dụng phương tiện tạo hình: Cầm nắm bút đã vững hơn.
Tương đối chủ động.
 Về vẽ nét, vẽ hình: Nét vẽ đã có cữ (chủ động điều khiển tay);
hình vẽ rõ dần.
 Về vẽ màu: Biết tô màu vào hình nhưng chưa chính xác
 Về xếp hình: Xếp được một số hình đơn giản theo cảm nhận của
trẻ. Tuy nhiên còn mang tính liệt kê, tản mạn.
3. Đặc điểm và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 4 - 5 tuổi (lớp búp)
- Ngôn ngữ đang phát triển, vốn từ phong phú hơn, có thể diễn đạt, nhận xét
đối tượng quan sát.
- Tư duy trực quan - hành động đang phát triển, tư duy trực quan - hình tượng
đang chiếm ưu thế => trẻ tích luỹ được các biểu tượng để tạo hình.
- Những sở thích về giới tính bắt đầu xuất hiện (bé trai thích ô tô, máy bay... bé
gái thích búp bê, hoa lá...)
 Về quan sát, nhận biết: Đã chú ý tập trung quan sát mọi vật và có
thể nhận xét được (Hình dáng: to nhỏ, trong dài...; Kích thước: dài ngắn, cao
thấp...; Màu sắc: đỏ, vàng, xanh, tím, da cam...). Có thể gọi tên được một số
quả cây, hoa lá, con vật, đồ vật quen thuộc. Nhận ra được các bộ phận chính
của đối tượng (lá, thân, hoa, cành, quả; đầu, mình, miệng, cổ, chân, tay, đuôi,
mỏ...)
 Về sử dụng phương tiện tạo hình: Cầm bút, phấn, sáp đã mềm
mại, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Điều khiển tương đối chủ động theo ý
muốn.
 Về vẽ nét, vẽ hình: Nét vẽ mạnh mẽ, dứt khoát. Tuy nhiên còn đều
đều. Hình vẽ đã rõ đối tượn; Hình vẽ phong phú về chi tiết.
 Về vẽ màu: Biết sử dụng các loại bút màu, phấn màu...
 Về xếp hình: Xếp được các hình đơn giản theo ý thích và có nội
dung.
 Về xé dán: Biết xé và dán một số hình đơn giản (quả, hoa, cây...)
 Về tập nặn: Có thể nặn được một số hình đơn giản với các bộ phận
chính ghép lại (chủ yếu các hình dài, bẹt và tròn).
4. Đặc điểm và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi (lớp lá)
- Chú ý của trẻ mang tính chủ định trong thời gian dài nhưng chưa bền vững,
dễ dao động và phân tán.
- Các biểu tượng hình thành phong phú hơn, khá đầy đủ về hình dáng, cấu trúc,
màu sắc và những đặc điểm phân biệt.
- Tư duy hình tượng đang phát triển mạnh.
- Tư duy trừu tượng đang hình thành.
- Có chủ đích trong quá trình tạo hình.

4
 Về quan sát, nhận biết: Quan sát có chủ định, nhận xét đối tượng
khá chính xác. (Hình dáng, kích thước, màu sắc, chi tiết, đặc điểm...). Phân
biệt được các thể loại tạo hình (vẽ, nặn, tranh tĩnh vật, phong cảnh, chân
dung...). Gọi tên được nhiều màu.
 Về sử dụng phương tiện tạo hình: Cầm bút nhẹ nhàng, thoải mái
và chủ động.
 Về vẽ nét, vẽ hình: Có thể điều khiển tay để vẽ vét, hình theo ý
muốn. Nét vẽ mềm mại, tự nhiên, có tính biểu cảm. Hình vẽ có đặc điểm đối
tượng, chi tiết phong phú, sinh động.
 Về vẽ màu: Màu sắc tươi sáng, phong phú và mạnh mẽ.
 Về xếp hình: Có đề tài rõ ràng. Trí tưởng tượng phong phú.
 Về xé dán: Xé hình đã chủ động với hình dáng, kích thước. Có thể
xé dán một bức tranh hoàn chỉnh.
 Về tập nặn: Nặn được các chi tiết phù hợp với đối tượng. Ghép
được các chi tiết với nhau.
 Tóm lại (kết luận sư phạm):
- Trẻ rất thích thú với hoạt động tạo hình vì hoạt động tạo hình là một hình
thức chơi của trẻ phù hợp với tính hiếu động, sáng tạo, tò mò của trẻ.
- Khả năng hoạt động tạo hình của trẻ rất khác nhau, đa dạng, không đồng đều
trong tất cả các thể loại (vẽ, nặn, xé dán giấy...)
- Hứng thú hoạt động tạo hình của trẻ không thường xuyên, liên tục và chóng
chán vì có nhiều hoạt động khác cũng hấp dẫn chúng (múa hát, chạy nhảy...)
- Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cần có những phương pháp khoa học và
nghiệp vụ sư phạm cao với sự chuẩn bị dụng cụ hoạt động chu đáo và một môi trường
giáo dục thuận lợi.

5
CHƯƠNG II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
I.Mục đích:
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên.
- Tập cho trẻ có thể tạo ra cái đẹp.
- Góp phần phát triển toàn diện trẻ (thể chất, tinh thần, thẩm mỹ)
Tóm lại, hoạt động tạo hình ở trường mầm non tạo cho trẻ:
 Tiếp xúc, làm quen với cái đẹp ở thiên nhiên, ở cuộc sống xung quanh để hình
thành ở chúng tình cảm thẩm mỹ: biết yêu mến, quý trọng cái đẹp.
 Tạo cho trẻ có cơ hội để tạo ra cái đẹp theo cảm nhận riêng, từ đó hình thành
và phát triển ở chúng những phầm chất của con người lao động mới cho xã
hội.
II. Nhiệm vụ
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình (nhiệm vụ hàng đầu)
- Cung cấp một số kiến thức cần thiết và tập cho trẻ một số kỹ năng tạo hình ban
đầu.
- Phát triển các năng lực tri giác, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.
III. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ.
 Giáo dục thẩm mỹ
- Bồi dưỡng thị hiếu, hình thành khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ.
- Hình thành tình yêu đối với thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật.
 Giáo dục trí tuệ
- Giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng.
- Góp phần phát triển về ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và sức biểu
cảm.
 Giáo dục đạo đức
- Giáo dục tính ham hiểu biết, tự lập, biết lắng nghe và kiên trì thực hiện công
việc từ đầu tới cuối.
- Củng cố khái niệm về lao động, về sinh hoạt cuộc sống.
 Giáo dục thể chất
- Tạo tâm trạng thoải mái, hứng thú ở trẻ, vui thích với thành quả lao động của
mình.
- Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận xét đối tượng, sự tinh tường của đôi mắt và
sự khéo léo của đôi tay.

6
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

I. Vài nét về lịch sử phương pháp Dạy – Học


1. Tư tưởng chủ đạo của phương pháp Dạy - Học lứa tuổi mầm non
- Hoạt động học của trẻ mầm non chủ yếu thể hiện qua hoạt động chơi.
- Vận dụng phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”
- Phương pháp dạy học và Nội dung dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý từng lứa tuổi của trẻ.
- Cô giáo - Chủ đạo; Trẻ - Tích cực.
- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, uyển chuyển.
2. Các phương pháp Dạy - Học chung ở bậc mầm non
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp quan sát Nhoïm phæång phaïp quan
- Phương pháp thuyết trình saït
- Phương pháp vấn đáp Nhoïm phæång phaïp duìng
- Phương pháp củng cố låìi
- Phương pháp thực hành Nhoïm phæång phaïp thæûc haình,
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá kiãøm tra
3. Những điều cần lưu ý:
- Dạy học lứa tuổi mẫu giáo cần kiên trì uốn nắn (như uốn cây non, mạnh quá
sẽ gẫy).
- Ngôn ngữ, nội dung truyền đạt cần giản dị, dễ hiểu, sinh động, dễ tiếp nhận
(ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt.... của giáo viên rất quan trọng)
- Phát huy vai trò của giáo cụ trực quan và phương tiện dạy học để tăng thêm
hiệu quả. (nghe, nhìn, tham quan, kể chuyện...)
- Sử dụng nhiều hình thức dạy học kết hợp. (trò chơi, chia nhóm, trong nhà,
ngoài sân, ...)
- Hiểu rõ đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo và cá tình từng trẻ
để vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả.
- Tôn trọng cá tính của trẻ, kết hợp hài hoà giữa giáo dục với sự phát triển tự
nhiên của trẻ.
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ, đồng điệu với tâm hồn trẻ thơ.
II. Nội dung và cách vận dụng các phương pháp Dạy - Học
1. Phương pháp thuyết trình
1.1. Khái niệm:
7
- Thuyết: Là nói
- Trình: Là thưa, phô bày
 Thuyết trình là nói, trình bày hay bày tỏ vấn đề cho người khác nghe.
 Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ để cung cấp cho người học hê ̣ thống thông tin về nô ̣i dung học tâ ̣p.
 Phương pháp thuyết trình có thể được gọi dưới nhiều cách khác nhau: Phương
pháp diễn giảng, phương pháp dùng lời, phương pháp truyền thống, (đôi khi
còn gọi là phương pháp giáo điều). Thuyết trình là phương pháp dạy học lâu
đời nhất và phổ biến nhất trong hoạt đô ̣ng dạy học. Có nhiều mức đô ̣ thuyết
trình khác nhau tùy theo trình đô ̣ của đối tượng nghe.
 Ưu điểm:
+ Chuyển tải đến trẻ mô ̣t lượng lớn thông tin cần thiết, cô đọng mà giáo
viên đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức xã hô ̣i.
+ Cung cấp cho trẻ những thông tin câ ̣p nhâ ̣t, chưa kịp trình bày trong các
tài liê ̣u giáo khoa.
+ Giáo viên có thể thường xuyên thay đổi các biê ̣n pháp, các thủ thuâ ̣t
thuyết trình và hiê ̣u chỉnh lại nô ̣i dung tài liê ̣u cho phù hợp với trình đô ̣
của trẻ.
 Hạn chế:
+ Truyền thụ mô ̣t chiều nên thu được rất ít thông tin phản hồi từ trẻ, =>
trẻ dễ chán và phân tán tâ ̣p trung.
+ Buô ̣c trẻ phải nhớ nhiều thông tin trong khi khả năng lưu giữ thông tin
của trẻ còn hạn chế.
+ Ít có sự tham gia tích cực của trẻ trong quá trình học.
+ Dễ phân tán tâ ̣p trung do trẻ không trực tiếp tham gia.
1.2. Vận dụng phương pháp thuyết trình:
a) Dùng từ ngữ:
- Từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ và giàu hình ảnh.
- Cách nói chậm rãi, nhẹ nhàng, truyền cảm, lôi cuốn.
b) Kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình dạy - học
- Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác mô ̣t cách hài
hòa, đan xen hợp lý và linh hoạt các phương pháp với nhau (vừa thuyết
trình kết hợp trực quan, vấn đáp, vv...).
- Phương pháp thuyết trình được dùng trong suốt quá trình dạy học trong
mô ̣t bài.
2. Phương pháp trực quan
2.1. Khái niệm:
- Trực: Là thẳng, trực diê ̣n.
- Quan: Là nhìn, thấy, xem
 Trực quan là nhìn thấy, nhìn thẳng trực diê ̣n cụ thể vào đối tượng.
 Phương pháp trực quan là cách thức hướng dẫn, chỉ dẫn thông qua sử dụng
các đô ̣ng tác, cử chỉ và các vâ ̣t dụng, đồ dùng dạy học (hình ảnh, mô
hình,...) để minh họa nhằm giúp cho quá trình tiếp thu bài học của học sinh
được cụ thể, sinh đô ̣ng và chắc chắn. Phương pháp trực quan là phương
pháp lâu đời nhất trong các phương pháp dạy học và cũng là biến nhất, đơn
giản nhất được áp dụng phổ biến trong hầu hết các hình thức Dạy – Học.
 Phương pháp trực quan luôn gắn liền với phương phápquan sát. Trực quan có
các loại:
8
- Hình thực - Đồ vâ ̣t mẫu
- Mô hình
- Ảnh
- Tranh
- Hình vẽ, chữ viết trên bảng của giáo viên
- Đô ̣ng tác cử chỉ của giáo viên
- Phim
- Tham quan điền dã
- ....
2.2. Vận dụng phương pháp trực quan
a) Lựa chọn đồ dùng trực quan:
- Đồ dùng trực quan (giáo cụ trực quan) cần phù hợp với nội dung bài dạy và
từng loại hình hoạt động (vẽ, nặn, xé dán...).
- Tùy điều kiê ̣n thực tế để lựa chọn đồ dùng trực quan (giáo cụ trực quan) cho
phù hợp: Tranh, ảnh, hình vẽ, mô hình, đồ vâ ̣t thâ ̣t hay phim chiếu, tham
quan, vv...
- Đồ dùng trực quan cần phù hợp cho từng lứa tuổi và khả năng tiếp nhâ ̣n của
trẻ em.
b) Chuẩn bị đồ dùng trực quan:
- Tùy mục đích, yêu cầu mỗi bài dạy để chuẩn bị đồ dùng trực quan cho phù
hợp và hiê ̣u quả.
- Kết hợp hài hòa giữa các loại đồ dùng trực quan.
- Hình thức, chủng loại đồ dùng trực quan cần phong phú, đa dạng (vật thật,
hình ảnh, tranh vẽ minh họa, phim ảnh, mô hình, mẫu vật, đồ chơi...)
c) Trình bày đồ dùng trực quan:
- Cách trình bày đồ dùng trực quan sinh động (có thể bày trên bảng, trên bàn,
cầm trên tay, sắp xếp trên nền nhà... và lần lượt giới thiệu từng vật để trẻ dễ
tập trung):
+ Treo trên bảng
+ Vẽ trên bảng
+ Chiếu phim
+ Cầm trên tay.
- Có hình ảnh treo suốt tiết dạy, có hình ảnh cất ngay sau khi giới thiê ̣u từng
nô ̣i dung.
- Trình bày đồ dùng trực quan phải tuần tự theo nô ̣i dung bài học. Tránh treo
tất cả cùng mô ̣t lúc sẽ gây phân tán sự chú ý của trẻ.
3. Phương pháp quan sát
3.1. Khái niệm:
- Quan: Là nhìn, trông, xem
- Sát: Là xem xét mô ̣t cách tỉ mỉ, kỹ càng (thị sát, xét hỏi,...)
 Mục đích của quan sát:
+ Cảm thụ đối tượng về cái đẹp
+ Hiểu biết hơn về đối tượng.
+ Diễn tả đối tượng được kỹ lưỡng, sinh đô ̣ng
 Ý nghĩa giáo dục của phương pháp quan sát:
+ Rèn luyê ̣n khả năng quan sát của trẻ
+ Nâng cao năng lực nhâ ̣n xét đối tượng của trẻ

9
+ Củng cố kiến thức vững chắc cho trẻ (trăm nghe
không bằng mô ̣t thấy).
+ Phát huy tính tự chủ của trẻ.
 Quan sát là phương pháp tìm hiểu, xem xét, đánh giá và nhâ ̣n xét đối tượng
thông qua kênh thị giác (mắt nhìn) nhằm thể hiê ̣n lại đối tượng mô ̣t cách
chân thực và sinh đô ̣ng thông qua các ngôn ngữ biểu đạt phù hợp (viết văn,
vẽ, nă ̣n,...).
3.2. Vận dụng phương pháp quan sát (trong vẽ mỹ thuật):
- Nô ̣i dung quan sát:
+ Vị trí trâ ̣t tự các đối tượng (trên - dưới, trái - phải,
trước - sau,...)
+ Hình khối, dáng vẻ của đối tượng
+ Cấu trúc đối tượng
+ Tỷ lê ̣, kích thước
+ Màu sắc
+ Ánh sáng, sắc đô ̣ đâ ̣m nhạt
+ Đă ̣c điểm, vẻ đẹp của đối tượng
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát từ cái chung, cái toàn thể rồi mới đến bộ phận, chi tiết.
+ Lồng ghép hoạt động nhận xét, so sánh giữa các đối tượng/bô ̣ phâ ̣n trong
quá trình quan sát.
- Vâ ̣n dụng phương pháp quan sát:
+ Chuẩn bị các vâ ̣t mẫu, đồ dùng dạy học phù hợp với nô ̣i dung bài dạy.
+ Trình bày các vâ ̣t mẫu, hình ảnh hợp lý, dễ nhìn, đẹp mắt
+ Kết hợp các phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, gợi mở trong quá trình
hướng dẫn trẻ quan sát.
4. Phương pháp vấn đáp (Phương pháp Đàm thoại)
4.1. Khái niệm:
- Vấn: Là hỏi
- Đáp: Là trả lời
 Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa người dạy với người học,
được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một
chủ đề nhật định được người dạy và người học đặt ra. Nói cách khác là
người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt người học giải quyết nhiệm
vụ học tập.
 Phương pháp vấn đáp được sử dụng trong suốt quá trình dạy – học.và thường
đan xen với các phương pháp khác để không khí dạy – học.thay đổi, sinh
đô ̣ng, cuốn hút người học cùng tham gia vào quá trình dạy – học.
 Cách nêu câu hỏi:
+ Sát với nô ̣i dung bài dạy
+ Phù hợp với đối tượng
+ Sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề cần hỏi. Cách đạt
câu hỏi cần nhẹ nhàng, dễ nghe.
4.2. Vận dụng phương pháp vấn đáp:
- Đặt câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau để kích thích trẻ suy nghĩ và
tránh cho trẻ chóng chán (Tại sao? Vì sao? Như thế nào? Cái gì?, Ở đâu? ...)

10
- Kết hợp câu hỏi nhận dạng với câu hỏi mang tính so sánh, nhận xét. (Hình
gì? Với tròn hay vuông? Cao hay thấp? Quả gì? Với to hay nhỏ?...).
- Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp thuyết trình. (không
nhất thiết hỏi liên tục trẻ sẽ chán).
- Kết hợp hình thức cho trẻ tham gia nhận xét các câu trả lời của các bạn khác
để tăng tính hưng phấn. (Bạn A nói quả na tròn vậy ý bạn B thế nào? Bạn C
có đồng ý với bạn D hay không?...).
- Có thể kết hợp giữa hỏi với chất vấn cho trẻ giải thích.
 Ưu điểm của phương pháp:
+ Là cách thức tốt nhất để kích thích tư duy độc lập của người học.
+ Giúp người học hiểu nội dung học tập thay vì học vẹt.
+ Khuyến khích lôi cuốn người học vào môi truờng học tập, tạo không khí
sôi nổi.
+ Giáo viên có thể thu nhận tín hiệu thông tin phản hồi từ người học nhanh
chóng.
+ Phát triển kỹ năng nói, diễn đạt ý tưởng suy nghĩ của mình.
 Hạn chế của phương pháp:
+ Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi đi đến kết quả cuối cùng
theo một chủ đề.
+ Tốn nhiều thời gian
+ Khó kiểm soát và dễ xảy ra những tình huống ngoài dự kiến.
+ Không phải bao giờ cũng thu hút mọi học sinh tham gia vào cuộc trao
đổi.
5. Phương pháp thực hành
5.1. Khái niệm:
- Thực: Được hiểu như là thực tế, là thực.
- Hành: Là làm.
 Thực hành là hình thức người học tự làm, tự giải bài tâ ̣p theo yêu cầu đề ra
khi đã học xong phần lý thuyết. Thực hành được thực hiê ̣n ở tất cả các môn
học, với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
 Phương pháp thực hành là cách thức hướng dẫn thực hành của giáo viên và
cách thức thực hành của học sinh làm cho dạy – học có hiê ̣u quả hơn (PP tổ
chức của GV và PP thực hiê ̣n của HS).
5.2. Vận dụng phương pháp thực hành:
- Bài tập thực hành phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo giáo án
dạy học của từng lứa tuổi.
- Hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động tuần tự theo các bước của mỗi hoạt động
hay bài tập.
- Tuỳ thuộc vào khả năng từng trẻ để có những cách thức hướng dẫn thực
hành hiệu quả.
- Chú ý động viên, khích lệ trẻ. Khi cần có thể hỗ trợ giúp trẻ một số tình
huống nhưng không mang tính chất làm hộ.
- Tổ chức hợp lý giữa hoạt động cá nhân với hoạt động theo nhóm.
6. Phương pháp củng cố
6.1. Khái niệm:
- Củng cố: Là làm cho bền chă ̣t. Củng cố bài học là thu gọn, tóm tắt (những
phần quan trọng) nhằm giúp người học nắm chắc lại bài học mô ̣t cách có hê ̣

11
thống và chắc chắn, đúng nô ̣i dung trọng tâm bài học. Củng cố cùng có thể
hiểu là ôn luyê ̣n nhằm nhớ lại những kiến thức đã học.
 Phương pháp củng cố là cách thức hướng dẫn của giáo viên và cách thức ôn
luyê ̣n của học sinh nhằm làm sâu sắc kiến thức đã học. (PP củng cố của GV
và PP thực hiê ̣n của HS).
6.2. Vận dụng phương pháp củng cố:
- Thường xuyên sử dụng phương pháp củng cố để trẻ nhớ lâu (nhắc lại).
- Chọn lọc kiến thức hoặc kỹ năng chủ yếu để củng cố.
- Xác định đúng đối tượng cần củng cố.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp để củng cố.
7. Phương pháp đánh giá
7.1. Khái niệm:
 Đánh giá trong dạy học bao gồm viê ̣c thu thâ ̣p thông tin về mô ̣t lĩnh vực nào
đó trong dạy học; nhâ ̣n xét và phán xét đối tượng đó, trên cơ sở đối chiếu
các thông tin thu nhâ ̣n được với mục tiêu được xác định ban đầu.
 Nói cách khác: Đánh giá là ước lượng giá trị của mô ̣t đối tượng bằng các tiêu
chí cụ thể theo các mức đô ̣ khác nhau.
 Yêu cầu trong đánh giá:
- Tính quy chuẩn (Dựa vào mục tiêu của chương trình cho từng nô ̣i dung,
mỗi lứa tuổi):
+ Mục tiêu đánh giá?
+ Nô ̣i dung đánh giá?
+ Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá?
+ Phương pháp, phương tiê ̣n đánh giá?
+ Người đánh giá?
+ Thời điểm đánh giá?
+ Quyền lợi và trách nhiê ̣m của người đánh giá?
- Tính khách quan (Dựa vào các tiêu chí): Phụ thuô ̣c vào phẩm chất, năng lực
nghiê ̣p vụ của người đánh giá và tính quy chuẩn, quan điểm, phương pháp
và phương tiên đánh giá.
- Tính xác nhâ ̣n và phát triển (Dựa vào sự tiến bô ̣ của trẻ): Viê ̣c đánh giá phải
khẳng định được hiê ̣n trạng của nô ̣i dung được đánh giá so với mục tiêu
đánh giá, => tiên đoán khả năng phát triển.
 Tiêu chí đánh giá:
- Phù hợp với mục tiêu bài dạy (kiến thức, kỹ năng, thái độ).
- Phù hợp với mức đô ̣ cần đạt được cho từng nô ̣i dung đánh giá. Phù hợp với
đặc điểm đối tượng trẻ theo vùng miền, khả năng nhận thức, sức khoẻ, giới
tính...
- Phù hợp với đă ̣c trưng ngôn ngữ tạo hình của từng hoạt đô ̣ng tạo hình (vẽ
theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, nă ̣n,...)
- Động viên khích lệ là chính. Có thể kết hợp đánh giá với khen thưởng.
 Các hình thức đánh giá:
- Thông qua các câu hỏi kiểm tra để nhận xét.
- Thông qua bài tập thực hành để đánh giá kết quả.
- Thông qua các yếu tố phối hợp khác để đánh giá (thái đô ̣, tinh thần, ...)
- Đánh giá bằng lời nhâ ̣n xét (Phù hợp với hoạt đô ̣ng tạo hình)
 Phương pháp đánh giá:
- Giáo viên đánh giá.
12
- Cho trẻ tham gia nhận xét.
7.2. Vận dụng phương pháp đánh giá:
 Với giáo viên:
- Nêu các câu hỏi, đánh giá đúng lúc, có trọng tâm.
- Ra bài tâ ̣p đánh giá sát với chương trình
- Chuẩn bị các điều kiê ̣n đầy đủ và tổ chức đánh giá khoa học.
- Nhâ ̣n xét, bổ sung, đánh giá đúng, khách quan.
 Với trẻ em:
- Tham gia tích cực vào chuẩn bị
- Phát biểu theo gợi ý của giáo viên
- Làm bài tâ ̣p theo yêu cầu của giáo viên.
 Đánh giá khả năng tạo hình của trẻ:
- Dựa vào mục tiêu của chương trình cho từng nô ̣i dung, với mỗi lứa tuổi:
+ Làm quen với tác phẩm nghê ̣ thuâ ̣t tạo hình
+ Vẽ theo mẫu
+ Vẽ trang trí
Bám vào vào đă ̣c trưng ngôn ngữ
+ Vẽ tranh
tạo hình của từng loại hình hoạt
+ Nă ̣n đô ̣ng tạo hình để đánh giá.
+ Xé, cắt dán giấy
+ Chắp, ghép.
- Dựa vào các tiêu chí:
+ Nét vẽ
+ Hình vẽ, hình xé dán Dựa vào đă ̣c điểm hoạt
+ Hình khối nă ̣n, tạo dáng đô ̣ng tạo hình của trẻ
+ Sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy (bố cục) mầm non theo từng lứa
+ Chắp ghép hình tuổi để đánh giá.
+ Nhâ ̣n xét tranh.
- Dựa vào sự tiến bô ̣ của trẻ.
- Đô ̣ng viên khích lê ̣ trẻ là chủ yếu.

13
CHƯƠNG IV CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở
TRƯỜNG MẦM NON

I. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRÊN TIẾT HỌC


1. Khái niệm:
Hoạt đô ̣ng tạo hình trên tiết học có thể xem như là hoạt động Chính khóa (hay
còn gọi là Nội khóa) bao gồm:
- Giáo viên cung cấp kiến thức mới và các kỹ năng cơ bản.
- Trẻ em tiếp nhâ ̣n kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của bài học trong
chương trình. (GV cung cấp VỐN – HS tiếp nhâ ̣n VỐN).
- Hoạt đô ̣ng tạo hình trên tiết học ở trường mần non phải thực hiê ̣n từ Nô ̣i
dung, Chủ đề, Loại bài, Thời lượng tưng bài học.
2. Đặc điểm của hoạt động tạo hình trên tiết học
 Về phía giáo viên:
- Thiết kế bài dạy (bài giảng, giáo án)
- Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học, giáo cụ trực quan, vật liệu và
dụng cụ thực hành.
- Tiến hành hoạt động dạy:
+ Giới thiệu bài.
+ Hướng dẫn trẻ quan sát, nhận xét.
+ Hướng dẫn trẻ cách làm bài.
+ Hướng dẫn trẻ thực hành.
+ Tổ chức nhận xét, đánh giá giờ học.
 Về phía trẻ:
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân
- Nơi học tập
- Tiến hành làm bài (cá nhân hoặc nhóm)
- Tham gia vào các hoạt động cùng giáo viên (quan sát, trả lời câu hỏi, thực
hành làm bài...)
3. Những điều lưu ý

14
- Chú trọng kiến thức cơ bản và chủ yếu có trọng tâm.
- Nghiên cứu kỹ bài dạy để có sự chuẩn bị phù hợp (ĐDDH, GCTQ, hình
minh họa, mẫu, hệ thống câu hỏi...).
- Chuẩn bị tốt tâm thế khi lên lớp (tạo không khí hưng phấn cho trẻ trong tiết học).
- Phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp.
II. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
1. Khái niệm
Hoạt đô ̣ng tạo hình ngoài tiết học có thể xem như là hoạt động Hỗ trợ (hay còn
gọi là Ngoại khóa).
2. Đặc điểm của hoạt động tạo hình ngoài tiết học
 Hình thức tổ chức dạy và học:
- Có thể thực hiện trong lớp học
- Có thể thực hiện ngoài lớp học
 Nội dung dạy và học:
- Thực hành:
+ Cá nhân: theo nội dung chung cho cả lớp hoặc theo ý thích
+ Nhóm: mỗi nhóm một nội dung do GV giao hoặc theo ý thích tự chọn.
- Hoạt động theo chuyên đề mở rộng:
+ Xem tranh ảnh...
+ Quan sát thiên nhiên, đồ vật...
+ Vui chơi:
 Trò chơi tạo hình: Lắp ghép, xếp hình theo chủ đề.
 Trò chơi đố vui: Các câu đố liên quan đến tạohình.
 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành.
3. Những điều lưu ý
- Do không gian mở nên GV cần bao quát tốt các hoạt động của mỗi nhóm,
cá nhân. (trẻ dễ phân tán, suy nghĩ không tập trung)
- Thiết kế các họat động hấp dẫn trẻ, phù hợp với nội dung và mục đích bài
học => củng cố kiến thức, kỹ năng.
- Tổ chức phù hợp với hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
III. PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Các môn học tạo hình trong các loại trường:
Trường mỹ thuật Trường sư phạm mỹ Trường THPT Trường mầm non
chuyên nghiệp thuật
- - - -
theo mẫu.
- - - -
trang trí.
- - - -
chuyên khoa chất tự do theo đề tài (vẽ
liê ̣u: sơn dầu, lụa, - tranh đề tài, vẽ tự
sơn mài, đồ họa...) - do).
- - thuật. -
- nặn.
15
- -
học xé dán giấy.
- - -
- - chắp ghép.
- - -
VN, TG. VN, TG. xem tác phẩm
2. Mục đích và các loại hoạt động tạo hình ở trường mầm non:
2.1. Mục đích hoạt động tạo hình theo mẫu (vẽ cái lá, quả, đồ vật đơn
giản...):
+ Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận xét Bài học cơ bản
+ Cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng
2.2. Mục đích hoạt động tạo hình trang trí (trang trí hình cơ bản, cái dĩa,
khăn trải bàn, lọ hoa...):
+ Bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ cho trẻ qua vẻ đẹp của đối tượng
+ Cung cấp cho trẻ hiểu biết về:
 Cách sắp xếp hình mảng
 Sự đa dạng của họa tiết
 Vẻ đẹp và sự phong phú của màu sắc
+ Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện đối tượng bằng quan sát của mình.
2.3.a. Mục đích hoạt động tạo hình theo đề tài (vẽ tranh đề tài):
+ Tập cho trẻ biết cách thể hiện về một nội dung thông qua ngôn ngữ tạo hình.
+ Tâ ̣p cho trẻ quan sát, nhận biết và cảm thụ vẻ đẹp ở các hình ảnh trong
tranh, ảnh và tự mình vẽ tranh theo khả năng và cảm nhận của mình.
2.3.b. Mục đích hoạt động tạo hình theo ý thích:
+ Tạo cơ hội cho trẻ tự do thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của mình bằng
ngôn ngữ tạo hình (vẽ, nặn, xé dán...).
+ Tập cho trẻ có sự độc lập suy nghĩ, chủ động thực hành theo ý thích của
mình.
2.4. Mục đích hoạt động tạo hình nă ̣n:
+ Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với ngôn ngữ tạo hình của nghê ̣ thuâ ̣t điêu
khắc.
+ Cung cấp cho trẻ hiểu biết về:
 Cấu trúc của mô ̣t số đối tượng.
 Sự đa dạng của hình khối.
+ Tâ ̣p cho trẻ biết cách tạo dáng và thể hiện đối tượng bằng ngôn ngữ tạo
hình của hình khối (điêu khắc).
2.5. Mục đích hoạt động tạo hình xé, cắt dán:
+ Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với ngôn ngữ tạo hình của nghê ̣ thuâ ̣t xé,
cắt dán và trổ giấy (thủ công).
+ Rèn luyê ̣n sự khéo léo và khả năng tạo hình cho trẻ biết thông qua ngôn
ngữ xé, cắt dán và trổ giấy.
2.6. Mục đích hoạt động tạo hình chắp, ghép hình:
+ Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với ngôn ngữ tạo hình của nghê ̣ thuâ ̣t chắp,
ghép hình.
+ Phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
2.7. Mục đích hoạt động tạo hình (làm quen với tác phẩm tạo hình):

16
+ Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với các tác phẩm tạo hình tiêu biểu (tranh,
tượng, đồ thủ công mỹ nghê,...).̣
+ Nâng cao khả năng quan sát, nhâ ̣n xét của trẻ.
+ Giúp trẻ củng cố và tiếp nhâ ̣n thêm kiến thức và kỹ năng thực hành.
+ Phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, khả năng cảm thụ nghê ̣ thuâ ̣t.
IV. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG
MẦM NON
1. Tổ chức hoạt động tạo hình trong lớp học:
a) Hoạt động tạo hình chung cho cả lớp
 Ưu điểm
- Là những hoạt động đầu tiên chung cho trẻ
- Trẻ có thể bắt chước theo nhau.
 Hạn chế:
- Lặp đi lặp lại trẻ sẽ chán
- Ít phát huy tính độc lập sáng tạo của trẻ
b) Hoạt động tạo hình theo nhóm
- Cách chia nhóm:
+ Theo tổ học tập
+ Theo nội dung bài học (vẽ tĩnh vật, xé dán con vật, nặn quả...)
+ Theo sở thích (trẻ tự chọn)
+ Theo trình độ đan xen của trẻ để hỗ trợ lẫn nhau. (khá, trung bình, yếu)
2. Tổ chức hoạt động tạo hình ngoài lớp học.
a) Mục đích, Ý nghĩa:
- Thay đổi không khí học tập
- Tạo cảm xúc mới lạ kích thích hứng thú học tập
- Củng cố bổ sung làm phong phú kiến thức.
- Góp phần hình thành thế giới quan cho trẻ
b) Nội dung và các hình thức hoạt động tạo hình ngoài lớp học
- Các hoạt động tạo hình ngoài trời: vẽ, nặn...
- Tham quan bảo tàng, triển lãm, hội chợ, di tích thắng cảnh, xem phim...
- Tham gia các trò chơi.
- Giao lưu với các nghê ̣ sĩ tạo hình.
3. Phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình.
- Tạo điều kiê ̣n cho trẻ em tiếp xúc với cái đẹp của sự vâ ̣t và hiê ̣n tượng trong
cuô ̣c sống.
- Cung cấp, củng cố và làm phong phú kiến thức tạo hình phù hợp với cảm
nhâ ̣n của trẻ.
- Rèn luyê ̣n kỹ năng thực hành, giúp trẻ em tạo ra sản phẩm theo khả năng
của mình.

17
CHƯƠNG V GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở
TRƯỜNG MẦM NON
KẾ HOẠCH KHUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
I. PHẦN CHUNG
1. Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non:
a) Căn cứ vào đă ̣c điểm sự phát triển và khả năng nhâ ̣n thức của trẻ em để đề ra:
- Mục tiêu giáo dục.
- Nô ̣i dung cơ bản của chương trình.
- Cấu trúc chương trình (Sắp xếp nô ̣i dung theo nguyên tắc từ dễ đến khó).
- Các phương pháp dạy học phù hợp (vâ ̣n dụng trong hoạt đô ̣ng tạo hình có
hiê ̣u quả).
- Cách tổ chức hoạt đô ̣ng tạo hình
- Các điều kiê ̣n và phương tiê ̣n thiết bị dạy học (CSVC, PTDH, Tài liê ̣u dạy –
học, Bồi dưỡng GV,
2. Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình
đề)Nội dung (chủ điểm, chủ

Hình thức hoạt động Chú ý (Phối hợp các hoạt đô ̣ng)
Bồi dưỡng khả năng thể
Loại hình hoạt động

Quy mô nhóm trẻ

Hành trình cảm xúc và

Phối kết hợp với các


Hình thức thể hiện

Môi trường hoạt động

Cung cấp thông tin

Bồi dưỡng khả năng

Bồi dưỡng khả năng


Thời gian

18
đánh giá

hoạt động khác


cảmkhả năng biểu

hiện

sáng tạo
Kế hoạch khung (định hướng lâu dài) tổ chức hoạt động tạo hình

Thời Chủ đề Hình thức tổ Điều kiện Phối hợp với các
Nội dung
gian (đề bài) chức thiết bị hoạt động khác

Kế hoạch khung (ngắn hạn) tổ chức hoạt động tạo hình


II. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
1. Khái niệm:
- Giáo án: Có thể hiểu là văn bản chuẩn bị các cách thức, phương án dạy mô ̣t
bài của giáo viên.
- Bài giảng: Có thể hiểu là sự chuẩn bị bài dạy bằng văn bản của giáo viên.
2. Cấu trúc Nội dung Giáo án hoạt động tạo hình:
Trình tự giáo án thường có
 Tên bài dạy
 Mục đích, yêu cầu
+ Kiến thức (những kiến thức GV cung cấp và trẻ cần đạt được).
+ Kỹ năng (trẻ làm được gì, mức đô ̣ cần đạt được sau bài học).
+ Thái độ (tình cảm, thái đô ̣ được hình thành sau mỗi bài học)
 Các bước tiến hành (tiến trình cụ thể của quá trình dạy – học trong mỗi bài)
 Phân bố thời gian thực hiện
 Điều kiện PTDH
+ Đồ dùng dạy học (của giáo viên và của học sinh).
+ Phương pháp dạy học (Phương pháp chủ yếu và các phương pháp phối hợp).
3. Sơ đồ giáo án các bước tiến hành hoạt động tạo hình:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
(Tóm tắt những công viê ̣c của GV) (Tóm tắt các hoạt đô ̣ng của trẻ)
 
 Ổn định lớp  Nghe giảng
 Giới thiệu nội dung bài  Trả lời câu hỏi của giáo viên
 Các câu hỏi gợi ý
 Ý tóm tắt nội dung


 Cung cấp kiến thức và kỹ năng và cách
thức tiến hành (nội dung bài học).
 
 Tổ chức cho trẻ hoạt động. Nhiệm vụ của  Chuẩn bị vật dụng tiến hành bài tập
giáo viên:  Thực hành (cá nhân hoặc theo nhóm)

19
 Sắp xếp vị trí cho các hoạt đô ̣ng
 Gợi ý chuẩn bị vật liệu thực hành
 Quan sát chung hoạt động của trẻ
 Gợi ý cho trẻ (tìm nội dung, cách làm bài)
 Bổ sung kiến thức
 Động viên khích lệ từng cá nhân
 Tìm sản phẩm tốt để chuẩn bị đánh giá

 Giúp đỡ trẻ hoàn thành công việc
 Củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng
 
 Hình thức tổ chức:  Nghe giáo viên nhận xét
 Hình thức tổ chức (treo, dán, trưng bày...)  Trả lời câu hỏi của giáo viên
 Sắp xếp không gian (trong phòng, ngoài  Tham gia nhận xét theo yêu cầu của giáo
trời...) viên
 Hoạt động đánh giá:
 Chuẩn bị câu hỏi gợi ý để trẻ tham gia
nhận xét, đánh giá.
 Xếp loại, đánh giá động viên, khích lệ.
 Tổng kết bài dạy (có thể tổ chức trò chơi)
 Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày hoặc
làm ĐDDH.

 Củng cố, bổ sung kiến thức
 Động viên, khích lệ trẻ học tập
Sơ đồ cấu trúc nội dung giáo án
III. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
1. Quan niệm:
- Đánh giá là công đoạn cuối cùng (rất quan trọng) của quá trình dạy học.
- Thông qua đánh giá, GV biết được kết quả HỌC của trẻ và điều chỉnh
phương pháp DẠY của GV.
- Có thể bổ sung hoă ̣c làm phong phú thêm kiến thức từ nhâ ̣n xét cảu GV và
của trẻ.
- Đô ̣ng viên, khích lê ̣ tinh thần học tâ ̣p chung, tao niềm tin cho trẻ hoạt đô ̣ng.
2. Cách tổ chức đánh giá
a) Tổ chức:
- Treo bài lên bảng (chú ý chọn các bài điển hình tốt, trung bình, kém ).
- Chăng dây treo bài xung quanh lớp.
- Cho trẻ cầm bài (ngang ngực) đứng trước lớp.
- Một số hình thức khác kết hợp.
b) Hướng dẫn cách đánh giá:
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét
- Yêu cầu trẻ tự tìm ra các bài hoặc sán phẩm mà mình thích, tự nhận xét và
xếp loại theo ý riêng.
- GV bổ sung ý kiến và động viên khen ngợi.

20
PHẦN HAI

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


Ở TRƯỜNG MẦM NON

CHƯƠNG I TỔ CHỨC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM NGHỆ
THUẬT TẠO HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ
THẨM MỸ
I.VAI TRÒ CỬA TÁC PHẨM NGHÊ ̣ THUẬT TẠO HÌNH TRONG GIÁO DỤC
THẨM MỸ CHO TRẺ
1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình
- Tranh (phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt...) Tên tác giả
- Tượng và phù điêu Tên tác phẩm
- Kiến trúc Chất liệu, kỹ
thuâ ̣t
Sản phẩm trang trí ứng dụng
- Năm sáng tác
2. Vai trò và mục đích của tác phẩm nghệ thuật tạo hình với việc hình thành và
bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ:
- Nghệ thuật là món ăn tinh thần của con người => làm đẹp cuộc sống và làm
giàu cảm xúc tâm hồn, tình cảm con người.
- Nội dung tư tưởng (giáo dục tình cảm)
- Hình thức nghệ thuật (giáo dục thẩm mỹ)

21
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình
- Hình thành kỹ năng thể hiện sản phẩm tạo hình (tính sáng tạo)
- Cung cấp kiến thức tạo hình cho trẻ (cách sắp xếp hình vẽ, màu sắc; cách tạo
hình vẽ, nặn; cách dùng màu...).
II. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM NGHÊ ̣ THUẬT TạO HÌNH CHO
TRẺ
1. Tính thẩm mỹ:
- Tác phẩm có hình thức đơn giản, màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, gần gũi ngôn
ngữ tạo hình của trẻ.
- Thể loại phong phú, đa dạng (các loại tranh, tượng và sản phẩm MTUD khác
nhau).
2. Nội dung tác phẩm:
- Nội dung dễ hiểu, gần gũi với tình cảm và phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ.
- Nô ̣i dung mang tính giáo dục phù hợp với mục tiêu dạy – học.
3. Hình thức diễn tả:
- Hình thức thể hiện dễ hiểu; Hình vẽ có chính phụ rõ ràng, dễ nhận biết.
- Kích thước tranh ảnh vừa phải, dễ nhìn.
- Phong phú về cách trình bày (tranh, ảnh, vật mẫu thật...)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM NGHÊ ̣
THUẬT TẠO HÌNH
1. Hình thức trình bày tác phẩm:
 Đối với tranh ảnh:
- Nền của tranh (nếu tranh nhỏ có thể dán thêm nền bo tranh để thống nhất kích
cỡ giữa các tranh).
- Vị trí của tranh treo, dán, đính lên bảng hoă ̣c tường, dây treo cần theo đúng
trình tự bài dạy và vừa tầm nhìn của trẻ).
 Đối với tượng hoă ̣c các vâ ̣t mẫu có hình khối (MTUD):
- Đă ̣t tượng ở vị trí thích hợp có đủ ánh sáng và các góc nhìn đẹp.
- Nếu tượng hoă ̣c đồ mĩ nghê ̣ nhỏ có thể để giữa lớp.
2. Các hình thức tổ chức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật tạo hình
Tùy theo nô ̣i dung bài và điều kiê ̣n thực hiê ̣n mà giáo viên có các tổ chức Dạy –
Học phù hợp:
- Dạy – Học trong lớp (theo tiết học)
- Dạy – Học trong lớp theo nhóm
- Dạy – Học ở môi trường ngoài sân trường, ở phòng tranh, bảo tàng,...
3. Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình
3.1. Nắm vững mục đích của loại bài dạy:
- Nắm vững mục đích của loại bài dạy này nhằm đảm bảo giáo viên sẽ lựa
chọn các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng trẻ, tùy theo khả
năng tiếp nhâ ̣n và cảm thụ của trẻ.
- Thực tế cho thấy mô ̣t bô ̣ phâ ̣n giáo viên chưa chú ý đến khả năng tùy theo
khả năng tiếp nhâ ̣n và cảm thụ của trẻ nên thường đi “quá đà”, làm cho bài
dạy phức tạp, trỏe nên khó và trẻ sẽ thiếu hào hứng khi xem tác phẩm.
3.2. Phương pháp hướng dẫn trẻ khai thác nội dung tác phẩm:
- Phối hợp nhịp nhàng và mềm dẻo các phương pháp dạy học (quan sát, trực
quan, vấn đáp)
22
- Tạo hứng thú cho trẻ (ngay từ đầu tiết học)
- Có thể lựa chọn cách hướng dẫn:
+ Chung cả lớp: Dành cho các lớp đầu như mẫu giáo bẽ
và nhỡ.
+ Chia theo nhóm (tự nhiên hoă ̣c phân nhóm): Dành
cho các lớp mẫu giáo lớn.

CHƯƠNG II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM


NON

I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ


1. Hoạt động vẽ với hoạt động tạo hình
- Chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình
- Nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhâ ̣n xét thế giới xung quanh.
- Kỹ năng thể hiê ̣n đối tượng về hình dáng, tỷ lê ̣, đường nét, màu sắc…
2. Hoạt động vẽ với bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ
- Thông qua hoạt động vẽ, giúp trẻ dần dần nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về
đường nét, màu sắc, hình dáng, đường nét => Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ.
3. Hoạt động vẽ với giáo dục tình cảm đạo đức
- Giúp trẻ biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày
=> Hình thành tình cảm, đạo đức và hành động theo cái đẹp và thái độ không
bằng lòng, bất bình với các hành vi trái với cái đẹp.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
1. Đặc điểm của hoạt động vẽ
- Vẽ là hoạt đô ̣ng tạo hình trên mô ̣t mă ̣t phẳng của tờ giấy/bảng (vải/lụa/ván)
bằng những chất liê ̣u khác nhau (chì, phấn, sáp màu, màu nước,...).
23
- Đă ̣c điểm của hoạt đô ̣ng vẽ của trẻ là phải quan sát đối tượng, nhâ ̣n xét thông
qua ước lượng bằng mắt về hình dáng, tỉ lê,... ̣ và diễn tả lại trên nền giấy
bằng cảm nhâ ̣n riêng của trẻ => hình vẽ “hao hao” giống mẫu thực, nét vẽ
hồn nhiên, trong sáng.
-
-
-
-
2. Nội dung của hoạt động vẽ
a) Vẽ theo mẫu:
- Trẻ nhìn mẫu có thực hoă ̣c nhớ lại những gì đã thấy để vẽ
lại sao cho rõ đă ̣c điểm. Mẫu để cho trẻ vẽ là những đồ vâ ̣t trong cuô ̣c
sống.
b) Vẽ trang trí:
- Trẻ quan sát hình minh họa hoă ̣c đồ vâ ̣t để tâ ̣p vẽ nét, họa
tiết, sắp xếp họa tiết (hình vẽ) theo các cách khác nhau (nhắc lại, xen kẽ,
đối xứng, tự do,...) và tô màu theo ý thích. Các dạng bài tâ ̣p: trang trí cơ
bản (đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng
(trang trí khăn bàn, viền áo váy, đĩa tròn, lọ hoa,...).
c) Vẽ tranh:
- Trẻ tâ ̣p vẽ tranh các thể loại đơn giản như tranh tĩnh vâ ̣t,
chân dung, phong cảnh, tranh đề tài sinh hoạt và tranh các con vâ ̣t quen
thuô ̣c.
3. Vật liệu, chất liệu của hoạt động vẽ
a) Vật liê ̣u:
- Giấy (A4), vở tâ ̣p vẽ, bảng đen, nền đất, xi măng,...
b) Chất liê ̣u:
- Phấn (trắng hoă ̣c màu), bút chì (đen và màu), sáp màu, bút
dạ, màu nước, màu bô ̣t.
III. Tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
Trình Hoạt động Nội dung Ghi chú
tự
1. Tổ chức hoạt  Trong lớp
động - Học chung cả lớp (trẻ làm bài cá nhân)
- Học theo nhóm (trẻ làm bài cá nhân hoặc cả nhóm làm
một bài)
 Ngoài lớp
- Quan sát thiên nhiên, xem tranh, ảnh, mô hình, vật mẫu.
- Vẽ ngoài trời (trên sân bằng phấn màu...)
2. Phương pháp - Vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, mềm dẻo, phù
hướng dẫn hợp với bài dạy và thể loại tạo hình.
- Tạo không khí vui chơi, kích thích hứng thú của trẻ.
- Câu hỏi gợi ý ngắn gọn, cụ thể và sát với nội dung bài
- Kết hợp hài hòa giữa lời hướng dẫn “song song” với hình
minh họa.
- Liên hệ bài học với thực tiễn cuộc sống của trẻ để trẻ dễ
tiếp thu và nhớ lâu
3. Hướng dẫn thực - Hướng dẫn, bổ sung, gợi ý ngay trên mỗi bài vẽ để trẻ tự
hành sửa hay điều chỉnh theo cách hiểu của trẻ.
- Góp ý, bổ sung của GV phù hợp với khả năng tiếp thu

24
của trẻ với từng đối tượng khác nhau.
- Tuần tự từng bước cụ thể tuỳ theo thể loại tạo hình.
4. Tổ chức đánh - Trưng bày (treo, dán, xếp đặt...)
giá - Gợi ý để trẻ tự lựa chọn bài tốt
- Động viên khích lệ

1. Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi


a) Về hoạt động vẽ của trẻ dưới 3 tuổi:
- Cảm nhâ ̣n đầu tiên của trẻ là hình dáng, màu sắc.
- Vẽ là mô ̣t cách để trẻ thể hiê ̣n “nhâ ̣n thức” sơ khai của
mình về thế giới xung quanh.
b) Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi
 Tạo nếp hoạt đô ̣ng tạo hình:
+ Cách cầm bút
+ Cách quan sát, nhâ ̣n xét.
 Nhận biết:
+ Vị trí: trên – dưới; trái – phải; sau – trước...
+ Kích thước: dài – ngắn; to – nhỏ; lớn – bé; cao –
thấp...
+ Nét: thẳng – cong – nghiêng – gấp khúc – uốn lượn...
+ Hình dáng: tam giác, tứ giác, tròn, vuông...
+ Màu sắc: đỏ, vàng, xanh...
 Hình thành kỹ năng vẽ cho trẻ:
+ Giáo viên bám sát nô ̣i dung, chương trình và mục
đích, yêu cầu để tổ chức hoạt đô ̣ng vẽ cho trẻ => rèn luyê ̣n các kỹ
năng tạo hình là chủ yếu.
c) Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi
 Phương pháp hướng dẫn:
- Thời gian đầu cho trẻ tiếp xúc với que và hướng dẫn chúng
xếp các que thành nét, hình.
- Cho trẻ vẽ nét bằng phấn ở bảng, sân tạo điều kiê ̣n cho
chúng tâ ̣p cầm bút, vâ ̣n dụng khớp ở ngón, cổ tay.
- Tiếp thep cho trẻ tâ ̣p vẽ nét thẳng, nét cong theo các cách
khác nhau có chủ đích (ngắn, dài, thẳng, cong, dọc, ngang, nghiêng, ...).
- Dần dần cho trẻ vẽ các hình đơn giản (con đường, mương
nước, ngôi nhà, hàng rào, mă ̣t trời, đám mây,...).
 Tổ chức đánh giá sản phẩm:
- Cho trẻ xem sản phẩm và nhâ ̣n xét
- Giáo viên nhâ ̣n xét.
2. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 3 - 4 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Cách cầm và sử dụng bút màu, giấy, vở tập vẽ...
- Cách quan sát, nhận xét.
- Biết tên các loại nét và vẽ được các loại nét trong giới hạn nhất định
(dài, ngắn, cao, thấp)
- Biết tên một số hình cơ bản (vuông, tròn, chữ nhật, tam giác...) và ghép
các hình thành hình vẽ đơn giản theo ý thích (ngôi nhà, cây, hoa, lá,
quảï...).

25
-Biết cách sắp xếp hình vẽ trong khổ giấy.
b) Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 3 - 4 tuổi
 Hoạt động trong lớp:
 Học chung cả lớp (trẻ làm bài cá nhân)
 Học theo nhóm (trẻ làm bài cá nhân hoặc cả nhóm làm một bài)
 Hoạt động ngoài lớp:
 Quan sát thiên nhiên, xem tranh, ảnh
 Vẽ ngoài trời (trên sân bằng phấn màu...)
c) Phương pháp hướng dẫn:
- Vận dụng phương pháp linh hoạt, phù hợp với bài dạy.
- Tạo không khí vui chơi, kích thích hứng thú của trẻ.
- Câu hỏi gợi ý ngắn gọn, cụ thể và sát với nội dung bài
- Kết hợp hài hòa giữa lời hướng dẫn “song song” với hình minh họa.
- Liên hệ bài học với thực tiễn cuộc sống của trẻ để trẻ dễ tiếp thu và nhớ
lâu.
d) Hướng dẫn thực hành:
- Hướng dẫn, bổ sung, gợi ý ngay trên mỗi bài vẽ để trẻ tự sửa hay điều
chỉnh theo cách hiểu của trẻ.
- Góp ý, bổ sung của GV phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ với từng
đối tượng khác nhau.
e) Tổ chức đánh giá sản phẩm:
- Trưng bày
- Gợi ý để trẻ tự lựa chọn bài tốt
- Động viên khích lệ
3. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 4 - 5 tuổi
3.1. Vẽ theo mẫu:
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Củng cố nền nếp học tâ ̣p cho trẻ.
- Biết cách vẽ hình:
+ Hình vẽ đã rõ đă ̣c điểm
+ Tỷ lê ̣ hình vẽ vừa khổ giấy
+ Bố trí hình vẽ cân đối.
+ Vẽ màu tùy thích
- Vẽ được mẫu đơn giản về hình khối.
- Đồ dùng dạy học: Mẫu vẽ là đồ thực có hình dáng đơn giản.
b) Tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu:
 Bày mẫu
- Vị trí và khoảng cách bày mẫu vừa tầm nhìn của trẻ.
- Ánh sáng rõ ràng, dễ nhìn.
 Phương pháp hướng dẫn vẽ theo mẫu
- Gợi ý trẻ quan sát, nhận xét (hình dáng, tỷ lệ...)
- Sử dụng giáo cụ trực quan. Kết hợp lời nói với hình minh họa. (hoặc GV
thực hành minh họa).
 Hướng dẫn thực hành
- Tuỳ từng trẻ để hướng dẫn
- Chỉ ra những chỗ cần sửa để trẻ tự sửa.
- Cố gắng phát huy tính độc lập, tự do (sáng tạo) của từng trẻ.
c) Tổ chức đánh giá sản phẩm:
26
- Tổ chức nhâ ̣n xét, đánh giá phùhowpj với từng bài
- Gợi ý trẻ nhâ ̣n xét về hình vẽ, về sự cân đối cảu bài vẽ.
- Đô ̣ng viên khích lê ̣ trẻ.
3.2. Vẽ trang trí
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Trẻ làm quen với nghê ̣ thuâ ̣t trang trí ở các đồ vâ ̣t quen thuô ̣c, nhâ ̣n ra vẻ
đẹp của chúng.
- Trẻ nhâ ̣n ra cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu ở các hình trang trí.
- Trẻ có thể vẽ được họa tiết và dùng màu để trang trí mô ̣t số hình đơn
giản.
b) Tổ chức hoạt động vẽ trang trí
 Tổ chức hoạt động
 Hoạt động trong lớp
- Cá nhân (cả lớp học chung trẻ làm bài cá nhân)
- Chia nhóm (tuỳ theo từng bài học)
 Hoạt động ngoài lớp
- Quan sát thiên nhiên, hoa, lá, quả...
- Vẽ ngoài trời (trên sân bằng phấn màu...)
 Phương pháp hướng dẫn
- Giới thiệu hình ảnh: vật thực, hình ảnh minh họa, mô hình vật mẫu...
- Gợi ý cách sắp xếp hoạt tiết (nhắc lại hay xen kẽ), cách vẽ màu...
- Sử dụng các hình mảng, họa tiết cắt sẵn bằng giấy màu để trẻ tập xếp
theo nhiều cách khác nhau.
- Bài tập từ đơn giản đến phức tạp (hình cơ bản)
 Hướng dẫn thực hành
- Cho trẻ vẽ và sử dụng họa tiết đơn giản.
- Không cứng nhắc nguyên tắc và máy móc trong quá trình hướng dẫn.
- Tránh nóng vội
- Hướng dẫn, bổ sung ngay trên từng bài vẽ của mỗi trẻ để trẻ biết cách
sửa chữa.
c) Tổ chức đánh giá sản phẩm
- Vận dụng nhiều cách thức và hình thức khác nhau để đánh giá.
3.3. Vẽ tranh
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Trẻ làm quen với cuô ̣c sống xung quanh, nhâ ̣n ra vẻ đẹp của cỏ cây, hoa
lá, đô ̣ng vâ ̣t, con người.
- Hiểu được cách vẽ tranh thông qua cách sắp xếp các hình ảnh (chính,
phụ) và cách dùng màu.
- Có thể vẽ được mô ̣t số thể loại tranh đơn giản phù hợp với khả năng tạo
hình của trẻ.
b) Tổ chức hoạt động vẽ tranh
 Tổ chức hoạt động
 Hoạt động trong lớp
- Cá nhân (cả lớp học chung trẻ làm bài cá nhân)
- Chia nhóm (tuỳ theo từng bài học)
 Hoạt động ngoài lớp
- Vẽ bằng phấn trên sân hoặc vẽ vào giấy.
 Phương pháp hướng dẫn:

27
 Hướng dẫn thực hành
c) Tổ chức đánh giá sản phẩm
4. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi
4.1. Vẽ theo mẫu
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Quan sát: Từ bao quát đến chi tiết, tìm ra đă ̣c điểm của mẫu, hình dáng,
đường nét tiêu biểu và tỉ lê ̣ bô ̣ phâ ̣n.
- Tìm ra cách vẽ: Vẽ gì trước, vẽ gì sau.
- Bố cục: Cân đối với khổ giấy vẽ
- Hình vẽ: Rõ đă ̣c điểm
- Vẽ màu: Theo cảm nhâ ̣n riêng
- Đồ dùng dạy – học: Mẫu vẽ phong phú.
b) Tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu:
 Tổ chức hoạt động:
- Chuẩn bị không gian vẽ: Sắp xếp nhóm, bàn đă ̣t mẫu, chỗ vẽ, sánh sáng.
- Chuẩn bị mẫu vẽ: Mẫu vẽ có thể có từ 2 đến 3 vâ ̣t có hình dáng đẹp, tỷ
lê ̣ khác nhau để trẻ so sánh.
 Hướng dẫn thực hành:
- Gợi ý trẻ quan sát, nhâ ̣n xét và tìm ra cách vẽ (các bước vẽ) theo hình
minh họa.
 Tổ chức đánh giá sản phẩm:
- Gợi ý trẻ nhâ ̣n xét về bố cục, đă ̣c điểm của hình vẽ, màu sắc, vẻ đẹp.
4.2. Vẽ trang trí
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Trẻ biết cách sắp xếp họa tiết trong các hình thể trang trí (đường diềm,
hình vuông...) và mô ̣t số đồ vâ ̣t quen thuô ̣c (khăn, áo, mũ, cái bát, đĩa...).
- Nhâ ̣n ra cách sắp xếp họa tiết: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng...
- Vẽ được họa tiết theo mẫu hoă ̣c tự vẽ vào các hình trang trí theo các
cách (xen kẽ, nhắc lại,...).
- Vẽ màu vào họa tiết và nền, tô màu đúng hình, màu có đâ ̣m có nhạt.
b) Tổ chức hoạt động vẽ trang trí:
 Tổ chức hoạt động:
- Trong lớp: Cho mỗi trẻ (hoă ̣c nhóm trẻ) dùng bút chì (đen hoă ̣c màu) vẽ
mô ̣t tranh trên giấy.
- Ngoài lớp: Quan sát thiên nhiên, vẽ trên sân hoă ̣c xếp hình có sẵn vào
các khung hình kẻ sẵn.
 Phương pháp hướng dẫn:
- Giáo viên giới thiê ̣u bài qua các vâ ̣t mẫu hoă ̣c hình vẽ minh họa để trẻ
nhâ ̣n ra:
+ Vẻ đẹp của trang trí
+ Cách vẽ họa tiết, cách dùng màu
+ Các cách sắp xếp hoạt tiết trang trí (bố cục) khác
nhau
 Lưu ý:
- Đường diềm: Vẽ hình ở 2 đầu trước rồi vẽ hình ở giữa.
- Hình vuông: Vẽ hình như nhau ở 4 góc, vẽ hình ở giữa to hơn.
- Hình tròn: Vẽ hình đối xứng nhau qua trục hoă ̣c tâm.

28
- Giáo viên có thể cắt sẵn mô ̣t số hình vẽ họa tiết (hoa lá,...) với nhiều
kích thước khác nhau để trẻ chơi trò sắp xếp họa tiết.
 Hướng dẫn thực hành:
- Gợi ý cách làm bài cho trẻ.
- Vẽ hình trước, Vẽ màu sau
 Đánh giá sản phẩm:
- Về họa tiết
- Về cách sắp xếp
- Về cách dùng màu (sắc đô ̣, tô màu...)
4.3. Vẽ tranh
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Trẻ biết được các loại tranh (phong cảnh, tĩnh vâ ̣t,...)
- Biết cách vẽ tranh (đơn giản)
- Có thể vẽ được mô ̣t số loại tranh có hình ảnh rõ nô ̣i dung.
- Vẽ màu theo cảm nhâ ̣n riêng (tô màu kín mă ̣t tranh)
b) Tổ chức hoạt động vẽ tranh
- Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị mô ̣t số tranh mẫu theo nô ̣i dung
chương trình.
 Tổ chức hoạt động:
- Trong lớp: Vẽ cá nhân hoă ̣c vẽ theo nhóm.
- Ngoài lớp: Vẽ bằng phấn trên mă ̣t sân hoă ̣c ngồi vẽ tự do trên giấy, vở vẽ.
 Phương pháp hướng dẫn:
- Giáo viên giới thiê ̣u tranh: Nô ̣i dung, hình vẽ, màu sắc,... => Cách vẽ
tranh (vẽ hình, sắp xếp, vẽ màu).
 Hướng dẫn thực hành:
- Gợi ý, bổ sung ngay trên bài vẽ để trẻ tự tìm ra hình ảnh, cách vẽ hình
và vẽ màu. (GV không vẽ, sửa hô ̣ trẻ. Chỉ nên gợi ý trẻ vẽ hình gì, vẽ ở
chỗ nào?...).
 Đánh giá:
- Hình ảnh và cách sắp xếp?
- Màu sắc và cách vẽ màu?
- Bài nào đẹp theo ý thích của trẻ?
- Đô ̣ng viên, khích lê ̣ trẻ có bài vẽ đẹp.
----------------------------------------------------------------
CHƯƠNG III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM
NON
I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NẶN
- Phát triển khả năng quan sát của trẻ về mặt hình khối, cấu trúc đối tượng.
- Hình thành thị hiếu thẩm mỹ về ngôn ngữ hình khối.
- Rèn luyê ̣n kỹ năng hoạt động của các cơ khớp tay và sự khéo léo để tạo
hình.
- Giáo dục tình cảm, đạo đức của trẻ.
II. NỘI DUNG CủỦA HOẠT ĐỘNG NẶN CỦA TRẺ MẦM NON
1. Nă ̣n khối cơ bản
- Khối cầu, trụ, hô ̣p
2. Nă ̣n các sản phẩm từ các khối cơ bản

29
- Quả cây, hoa, lá, nhà, núi, con vâ ̣t, đồ vâ ̣t đơn giản.
3. Nă ̣n về các đề tài
- Học tâ ̣p: Đi học, că ̣p sách, vui chơi,...
- Sinh hoạt: Đá bóng, nhày dây, các trò chơi,...
- Lễ hô ̣i: Đua thuyền, đấu vâ ̣t, chọi trâu, chọi gà, múa lân,...
- Bô ̣ đô ̣i: Xe tăng, tàu chiến, máy bay, ...
- Phong cảnh: Nhà, sông, núi
- Chân dung: Ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo,...
- Các con vâ ̣t: Vâ ̣t nuôivà thú trong rừng.
4. Nă ̣n theo ý thích:
- Tự do nă ̣n theo ý thích.
 Lưu ý:
- Tùy mức đô ̣ và khả năng của trẻ từng lứa tuổi để có những bài tâ ̣p phù hợp
theo nguyên tắc từ dễ đến khó, cốt tạo ra cái đẹp thẩm mỹ, không câu nê ̣
đúng sai.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ.
III. ĐỒ DÙNG, VẬT LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG NẶN
1. Đồ dùng, vâ ̣t liêụ mua sắm:
- Đất nă ̣n công nghiê ̣p
- Dụng cụ
- Hình mẫu (bằng nhựa, đất nung)
- Tranh, ảnh minh họa
- Bảng để nă ̣n, khay để sản phẩm
2. Đồ dùng, vâ ̣t liêụ sưu tầm:
- Đất sét
- Dao cắt đất (bằng tre, nứa, gỗ)
- Đá nhỏ, vỏ sò, ốc
- Cành cây, lá cây, que tre
- Mô ̣t số vâ ̣t liê ̣u khác (bông gòn, đồ chơi hư...).
- .......
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN CHO TRẺ MẦM NON
1. Hình thành khả năng nặn cho trẻ dưới 3 tuổi
a) Về hoạt động nặn cuả trẻ dưới 3 tuổi:
- Vụng về trong hoạt đô ̣ng, cầm nắm
- Hoạt đô ̣ng nă ̣n khó khăn hơn hoạt đô ̣ng vẽ.
b) Hình thành khả năng nặn cho trẻ dưới 3 tuổi
 Làm quen với hoạt đô ̣ng nă ̣n: Tiếp xúc với vâ ̣t liê ̣u nă ̣n.
 Gọi tên các hình khối đơn giản: Lâ ̣p phương, cầu, hô ̣p, trụ, chóp,...
 Làm quen với các đồ chơi: Các con giống, búp bê, dụng cụ gia đình.
c) Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ dưới 3 tuôi
 Phương pháp hướng dẫn:
- Tâ ̣p các thao tác: Lăn tròn, vo tròn, vuốt, nắn, dính, ghép...
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản:
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
2. Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi
30
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng:
- Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhâ ̣n biết về hình khối, màu sắc của đồ chơi,
quả cây...
- Theo tác kỹ năng nă ̣n đơn giản
- Làm quen với vâ ̣t liê ̣u đất, dụng cụ
- Nă ̣n được các hình khối dễ, quen thuô ̣c
b) Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Trong lớp:
+ Học chung: Cả lớp cùng tạo ra sản phẩm như nhau
(nă ̣n quả, con vâ ̣t...).
+ Nă ̣n theo nhóm: Mỗi nhóm nă ̣n mô ̣t sản phẩm (quả
cam, chuối...)
- Ngoài lớp:
+ Quan sát thiên nhiên, xem hình minh họa.
+ Nă ̣n cá nhân ở sân hoă ̣c theo nhóm (đề tài tự do).
+ Xếp hình khối thành đề tài theo ý thích.
 Phương pháp hướng dẫn
- Giáo viên giới thiê ̣u hình mẫu và gợi ý trẻ quan sát, nhâ ̣n xét
- Thao tác thị phạm hướng dẫn cách nă ̣n theo thứ tự:
+ Cách lấy đất nă ̣n
+ Cách nă ̣n: Lăn, đâ ̣p, vo,...
+ Tạo sản phẩm: Dính, ghép
+ Bố trí sắp xếp nhóm sản phẩm theo chủ ý.
 Hướng dẫn thực hành
- Gợi ý và hướng dẫn từng trẻ nă ̣n tùy theo khả năng mỗi trẻ.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
3. Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 4 - 5 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Tiếp tục củng cố nền nếp nă ̣n và kỹ năng nă ̣n.
- Sử dụng được đất nă ̣n và phối hợp với mô ̣t số vâ ̣t liê ̣u khác
- Nă ̣n được các sản phẩm đơn giản:
+ Phù điêu
+ Hình khối.
b) Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 4 - 5 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Trong lớp:
+ Học chung: Cả lớp cùng tạo ra sản phẩm như nhau
(nă ̣n quả, con vâ ̣t...).
+ Nă ̣n theo nhóm: Mỗi nhóm nă ̣n mô ̣t sản phẩm theo
yêu cầu của GV hoă ̣c tự do lựa chọn.
- Ngoài lớp:
+ Quan sát thiên nhiên, xem hình minh họa.
+ Nă ̣n cá nhân ở sân hoă ̣c theo nhóm (đề tài tự do).
+ Xếp hình khối thành đề tài theo ý thích.

31
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV hướng dẫn trẻ quan sát, nhâ ̣n xét hình mẫu hoă ̣c hình vẽ minh họa
để chúng nhâ ̣n ra:
+ Tên gọi từng vâ ̣t
+ Các bô ̣ phâ ̣n chính của mỗi vâ ̣t
+ Màu sắc, hình khối, chi tiết.
- Thao tác cách nă ̣n mẫu:
+ Nă ̣n bô ̣ phâ ̣n lớn trước, chi tiết sau.
 Hướng dẫn thực hành
- Gợi ý trẻ nhớ đă ̣c điểm (hình dáng, màu sắc, chi tiết) của đối tượng.
- Gợi ý trẻ sắp xếp tạo dáng nhóm sản phẩm cho sinh đô ̣ng.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
4. Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Có kỹ năng nă ̣n, sử dụng đất và các vâ ̣t liê ̣u khác nhau.
- Nă ̣n được các đối tượng có hình dạng đa dạng, phong phú chi tiết và tạo
dáng sinh đô ̣ng.
- Xếp hình nă ̣n thành đề tài cho trước hoă ̣c theo ý thích.
- Yêu mến, quý trọng cái đẹp.
b) Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi
 Tổ chức hoạt động
- Trong lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Nă ̣n theo mô ̣t nô ̣i dung, mô ̣t đề
tài chung cho cả lớp.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm nă ̣n mô ̣t nô ̣i dung
hay mô ̣t đề tài do giáo viên yêu cầu.
+ Hoạt đô ̣ng tự do: Nă ̣n tự do theo ý thích cá nhân hay
nhóm.
- Ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Quan sát
+ Hoạt đô ̣ng tự do: Nă ̣n tự do (cá nhân hoă ̣c nhóm)
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Xếp hình khối, vâ ̣t liê ̣u tạo
hình.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV hướng dẫn nă ̣n qua hình mẫu, hình hướng dẫn hoă ̣c quan sát mẫu
thực để trẻ nhâ ̣n ra:
+ Tên gọi của đối tượng
+ Các bô ̣ phâ ̣n chính, phụ của đối tượng
+ Màu sắc
- Thao tác nă ̣n:
+ Lấy đất cho từng bô ̣ phâ ̣n
+ Nă ̣n các bô ̣ phâ ̣n chính trước, phụ sau.
+ Dính, ghép thành hình
+ Tạo dáng cho hình nă ̣n phù hợp với nô ̣i dung (trâu
găm cỏ, trau chạy,...).

32
- Bài tâ ̣p:
+ Nă ̣n tĩnh vâ ̣t: Các loại quả cây, đồ vâ ̣t,..
+ Nă ̣n, đắp phù điêu: Lọ hoa, đĩa quả,...
+ Nă ̣n các con vâ ̣t:
+ Nă ̣n đề tài các con vâ ̣t: Gia đình mèo, gà, trâu mẹ,
trâu con....
+ Nă ̣n đề tài lễ hô ̣i: Chọi gà, chọi trâu, đua thuyền,...
+ Nă ̣n đề tài sinh hoạt: Đi học, đá bóng, múa hát,
nhày dây,...
 Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát chung và gợi ý trẻ về nô ̣i ndung, cách nă ̣n, cách ghép, dính
các bô ̣ phâ ̣n, cách tạo dáng,...
- Bổ sung kiến thức để trẻ hiểu biết hơn
- Tùy theo đối tượng có thể gợi ý, bổ sung để trẻ tìm thêm các hình ảnh,
chi tiết mới làm cho hình nă ̣n thêm phong phú, sinh đô ̣ng.
- Giúp trẻ bố trí, sắp xếp tạo dáng nhóm các nhân vâ ̣t.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
----------------------------------------------------

CHƯƠNG IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ LỨA TUỔI


MẦM NON

I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN


- Xé dán là loại hình tạo hình bằng cách xé, cắt và dán các miếng giấy có màu
sắc, kích thước khác nhau để tạo nên hình tượng nghê ̣ thuâ ̣t. Giấy để xé, cắt
33
dán giấy là các loại giấy mầu thủ công hoă ̣c có thể là các loại giấy sách, báo
tranh ảnh cũ. => Hoạt đô ̣ng xé, cắt dán rất phù hợp với trẻ mềm non. GV
cần chú ý đă ̣c điểm khả năng tạo hình của từng đối tượng trẻ để có những
bài tâ ̣p phù hợp và phương pháp hướng dẫn hiê ̣u quả.
- Phát triển khả năng quan sát nhâ ̣n xét hình dáng, ước lượng kích thước, tỷ lê ̣
của đối tượng.
- Cảm nhâ ̣n vẻ đẹp của đối tượng về hình thể và màu sắc.
- Rèn luyê ̣n kỹ năng phối hợp các thao tác xét, cắt và dán để tạo hình hoàn
chỉnh mô ̣t đối tượng.
- Giáo dục tình cảm, đạo đức của trẻ.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN
1. Xé dán hình đơn giản
- Xé dán hình có nét thẳng: hình vuông, chữ nhâ ̣t, tam giác,...
- Xé dán hình có nét cong: hình tròn, lượng sóng, lá, cánh hoa,...
2. Xé hình và xếp dán thành sản phẩm đơn giản
- Quả cây: Dùng các dạng hình đơn giản để tạo hình.
- Cây: Dùng các dạng hình đơn giản để tạo hình
- Nhà: Dùng hình tam giác (mái) và hình chữ nhâ ̣t (nhà, cửa) để tạo hình
- Núi: Dùng các mảng hình tam giác hay hình lượn để tạo hình
- Con lâ ̣t đâ ̣t: Dùng các hình tròn kích cở khác nhau để tạo hình
3. Xé hình và xếp – dán thành sản phẩm có nhiều hình mảng:
- Cành hoa, vườn hoa,...
- Lọ hoa, đĩa quả, lẵng hoa,...
- Nhà, cây, con đường,...
- Các con vâ ̣t nuôi
- Lễ hô ̣i
- Học tâ ̣p
- Chân dung
III. ĐỒ DÙNG, VẬT LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN
1. Đồ dùng, vâ ̣t liêụ mua sắm:
- Giấy màu
- Giấy nền
- Hồ dán
- Tranh, ảnh minh họa
- Kéo cắt
2. Đồ dùng, vâ ̣t liêụ sưu tầm:
- Giấy sách, báo cũ
- Hồ nấu
- Hình ảnh sưu tầm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ MẦM NON

1. Hình thành kỹ năng xé dán cho trẻ dưới 3 tuổi


a) Về hoạt động xé dán của trẻ dưới 3 tuổi
- Trẻ dưới 3 tuổi cong lúng túng với hoạt đô ̣ng xé dán.
- Chưa có kỹ năng cầm, đă ̣t giấy, xé giấy
- Chưa “thuô ̣c” các hình định xé.
- Chưa biết dán hình
b) Hình thành kỹ năng xé dán cho trẻ dưới 3 tuổi

34
 Làm quen với vật liê ̣u:
- Gọi tên và phân biê ̣t các màu giấy
- Sử dụng màu giấy để tạo ra sản phẩm (màu lục để xé hình lá cây, màu vàng
để xé hình quả cam...)
 Gọi tên các hình đồ chơi:
- Quả cam, mă ̣t trời hình dạng tròn
- Cánh hoa hình cong, uốn lượn.
- Mái nhà hình tam giác
- Tường nhàm cửa đi hình chữ nhâ ̣t
c) Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ dưới 3 tuôi
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV giới thiê ̣u hình minh họa để trẻ nhâ ̣n biết giấy xé, hồ dán, hình xé,...
- GV thao tác các bước xé, dán mô ̣t số hình đơn giản. (có thể vẽ nét chì trước
để xé).
- Tạo sản phẩm mẫu
- Cho trẻ làm thực hành theo các bài tâ ̣p của chương trình.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
2. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 3 - 4 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhâ ̣n biết hình dáng, màu sắc của đối tượng.
- Rèn luyê ̣n các kỹ năng xé, dán.
- Xé được các hình đơn giản và xếp – dán thành sản phẩm hoàn thiê ̣n.
b) Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 3 - 4 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: tất cả cùng làm mô ̣t sản phẩm
xé, dán hình đơn giản giống nhau.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Tạo ra sản phẩm có nhiều
hình xé, dán.
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Cho trẻ quan sát nhà cửa, cây cối hoă ̣c hình ảnh các
con vâ ̣t quen thuô ̣c.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: xé dán theo nhóm theo nô ̣i
dung của GV đưa ra.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV hướng dẫn bằng hình minh họa hoă ̣c vẽ bằng phấn để trẻ nhâ ̣n ra:
+ Hình của đối tượng
+ Cách sắp hình
+ Màu sắc
+ Thao tác cách xé, sắp xếp và dán
- Bài tâ ̣p: Xé dán các hình đơn lẻ (đồ vâ ̣t, con vâ ̣t, nhà, núi, hàng rào,...)
 Hướng dẫn thực hành:
- GV uốn nắn các thao tác xé hình cho trẻ.
- Gợi ý trẻ chọn giấy màu cho phù hợp
- Gọi ý trẻ nô ̣i dung để xé, dán hình
- Hướng dẫn trẻ từng bước vẽ hình rồi xé, xếp, dán.
35
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
3. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 4 - 5 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Củng cố kỹ năng xé, dán
- Xé dán được các hình có nhiều chi tiết hơn, rõ đă ̣c điểm và tạo thành sản
phẩm sinh đô ̣ng (sắp xếp bố cục tranh).
b) Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 4 - 5 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Cả lớp cùng xé, dán theo mô ̣t
nô ̣i dung.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm xé, dán mô ̣t nô ̣i
dung.
+ Xé dán tự do theo ý thích.
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Cho trẻ quan sát nhà cửa, cây cối hoă ̣c hình ảnh các
con vâ ̣t quen thuô ̣c.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Chia trẻ thành nhiều nhóm xé dán theo nô ̣i dung
của GV đưa ra hoă ̣c theo ý thích.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV hướng dẫn bằng hình minh họa hoă ̣c vẽ bằng phấn để trẻ nhâ ̣n ra:
+ Hình dáng của đối tượng, hình chính, hình phụ.
+ Màu sắc
+ Các hình ảnh cần có theo từng nô ̣i dung.
+ Thao tác cách xé, sắp xếp và dán
- Bài tâ ̣p: Xé dán tranh có bố cục (Tranh tĩnh vâ ̣t, tranh phong cảnh, tranh các
con vâ ̣t, tranh sinh hoạt,...).
 Hướng dẫn thực hành:
- GV uốn nắn các thao tác xé hình cho trẻ.
- Gợi ý trẻ chọn giấy màu cho phù hợp
- Gọi ý trẻ nô ̣i dung để xé, dán hình
- Hướng dẫn trẻ từng bước vẽ hình rồi xé, xếp, dán.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
4. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5 - 6 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Củng cố kỹ năng xé, dán
- Xé được nhiều đề tài khác nhau
- Hình xé phong phú và sinh đô ̣ng
- Cách xé dán đa dạng (xé miếng to, xé nhiều miếng nhỏ để ghép hình và tạo
đô ̣ chuyển của màu)
- Cảm nhâ ̣n được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
b) Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5 - 6 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:
36
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Từng cá nhân xé, dán theo mô ̣t
nô ̣i dung cho cả lớp.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm:
 Cùng nô ̣i dung chung nhưng làm bài cá nhân
 Cả nhóm làm chung mô ̣t bài.
+ Xé dán theo ý thích
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Cho trẻ quan sát thiên nhiên, cảnh vâ ̣t hoă ̣c các hình
ảnh.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm:
 Mỗi nhóm xé dán tranh theo mô ̣t nô ̣i dung khác nhau
 Xé dán theo ý thích (nhóm tự chọn nô ̣i dung)
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV hướng dẫn bằng hình minh họa hoă ̣c vẽ bằng phấn để trẻ nhâ ̣n biết:
+ Nô ̣i dung bức tranh định xé (tĩnh vâ ̣t hay phong
cảnh)
+ Các hình ảnh chính, phụ của nô ̣i dung.
+ Màu sắc
+ Cách sắp xếp các hình ảnh
- Giới thiê ̣u các cách xé dán khác nhau cho trẻ lựa chọn:
+ Chọn hình ảnh: Phù hợp với nô ̣i dung.
+ Chọn cách xé dán: Vẽ hình trước trên giấy xé rồi xé,
vẽ hình vào giấy nền rồi xé cho vừa hình trong giấy nền, xé theo trí
tưởng tượng,...
- GV giới thiê ̣u mô ̣t số sản phẩm xé dán mẫu đã hoàn thành.
- Bài tâ ̣p: Các bài tâ ̣p nhiều thể loại phong phú...
 Hướng dẫn thực hành:
- Gợi ý trẻ tìm các hình ảnh chính phụ
- Giúp trẻ tìm ra các đă ̣c điểm của hình ảnh.
- Giúp trẻ chọn giấy màu cho phù hợp
- Chỉ dẫn cho trẻ thêm các cách xé, bố trí hình ảnh và dán hình nền.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
--------------------------------------------------------

37
CHƯƠNG V TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP VÀ TRÒ CHƠI TẠO
HÌNH CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

I. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP VÀ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH
1. Khái niệm
- Chắp: Gắn, nối cho liền lại
- Ghép: Đấu, dính, hợp lại với nhau
 Chắp, ghép là tập hợp các chi tiết, bộ phận hay các thành phần rời nhau
thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Chắp ghép còn được hiểu là lắp ghép, xếp,
gắn, đính lại.
2. Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép
- Tạo điều kiê ̣n cho trẻ tiếp xúc, làm quen với thế giới xung quanh qua các
hình khối, màu sắc cơ bản.
- Giúp trẻ học có hiê ̣u quả các loại hoạt đô ̣ng tạo hình khác.
- Hình thành ở trẻ khả năng tư duy ban đầu về kỹ thuâ ̣t
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo.
- Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐộNG CHẮP GHÉP
1. Xếp ghép hình mảng bẹt, hình khối đơn giản có sẵn thành sản phẩm
2. Chắp ghép các hình khối thành sản phẩm:
 Các hình khối:
- Khối lâ ̣p phương, khối hô ̣p nhiều kích cỡ và màu sắc
- Các khối hình chính đã rõ hình của sản phẩm (các bô ̣ phâ ̣n tách rời của mô ̣t
chỉnh thể như bánh xe ôtô, thùng xe, mái nhà, khung nhà,...).
 Các sản phẩm và đề tài chắp ghép:
- Phong cảnh
- Cảnh sinh hoạt
- Phương tiên giao thông
- Các con vâ ̣t
3. Chắp ghép thành sản phẩm bằng cách cắt, gấp, đan giấy rồi dán, ghim lại
- Dụng cụ gia đình
- Hình người, con vâ ̣t, đồ vâ ̣t
- Các phương tiê ̣n giao thông
4. Chắp ghép các vâ ̣t liêụ có sẵn ở trong thiên nhiên và các phế liêụ (Đồ chơi
cũ, các vâ ̣t dụng bằng nhựa bỏ đi, vỏ sỏ, cành lá cây khô,...)
- Đồ trang sức
- Cây hoa,...
- Các con vâ ̣t, hình người.
 Lưu ý:
- GV dựa vào chương trình và thực tế mỗi địa phương để có đề tài phù hợp
với cách suy nghĩ của trẻ.
- Có thể kết hợp chắp ghép với vẽ, trang trí bằng màu hoă ̣c cắt dán giấy.
- GV cố gằng tìm thêm các vâ ̣t liê ̣u mới cho phong phú
- Sản phẩm chắp ghép của trẻ chủ yếu là ý tưởng, GV không nên yêu cầu đô ̣
chính xác.
38
III. ĐỒ DÙNG, VẬT LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP
1. Đồ dùng mua sắm căn bản:
- Bô ̣ mô hình chắp ghép bằng nhựa
- Hình có sẵn bằng giấy các công
- Các loại giấy bìa, hồ dán, kéo.
2. Đồ dùng, vâ ̣t liêụ sưu tầm bổ sung từ thực tế:
- Cành cây, lá khô
- Vỏ ốc các loại
- Các loại hô ̣t. Hạt...
- Các que tre
- Giấy bìa
- Vải vụn, sợi len
- Nút chai
- Đồ chơi cũ bị hư hỏng,...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP CHO TRẺ MẦM NON
1. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi.
a) Về hoạt động chắp ghép của trẻ dưới 3 tuổi
- Lứa tuổi này rất thích các hình thức choạt đô ̣ng chắp ghép.
- Các trẻ sắp xếp, chắp ghép theo trí tưởng tượng và suy nghĩ riêng.
b) Hình thành khả năng chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi
 Cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các hình khối đơn giản.
- Các hình khối cơ bản
- Các mô hình quen thuô ̣c
- Mô ̣t số màu sắc chính.
 Gọi tên hình của đồ chơi
c) Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV giới thiê ̣u các hình khối cơ bản cho trẻ tiếp xúc (tên hình khối, hình
dáng, màu sắc,...)
- GV giới thiê ̣u các mô hình để trẻ nhâ ̣n biết (tên đồ vâ ̣t, hình dáng, các bô ̣
phâ ̣n,...)
- GV giới thiê ̣u các phế liê ̣u và gợi ý trẻ liên tưởng đến hình khối.
- GV tóm tắt, bổ sung ý kiến của trẻ qua mỗi nô ̣i dung
- Thao tác các kỹ thuâ ̣t chắp ghép.
- Hướng dẫn trẻ thực hành.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
2. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 - 4 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhâ ̣n xét các khối (hình dáng, kích thước)
- Rèn luyê ̣n kỹ năng chắp ghép
- Chắp ghép được hình theo ý thích
b) Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 - 4 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:

39
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Giao cho trẻ mô ̣t số vâ ̣t liê ̣u,
hình mẫu và yêu cầu trẻ tự tạo ra sản phẩm.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Giao vâ ̣t liê ̣u, hình mẫu theo
đề tài cho nhóm (vẽ sẵn trên bìa giấy các tông), trẻ tự tạo ra sản phẩm.
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Quan sát thiên nhiên, cảnh vâ ̣t hoă ̣c các hình ảnh.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm trẻ chắp ghép thành mô ̣t sản phẩm.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV nêu yêu cầu về chắp ghép mô ̣t sản phẩm cho trẻ:
+ Ý định chắp ghép thành hình gì?
+ Tìm chọn hình khối nào cho phù hợp?
+ Chọn các vâ ̣t liê ̣u khác nhau
+ Chắp ghép như thế nào?
+ Xếp ở vị trí nào thì đẹp?
- GV thao tác châ ̣m cách chắp ghép mô ̣t sản phẩm cụ thể cho trẻ quan sát
cách làm.
- GV hướng dẫn cách làm theo ý định của mỗi trẻ.
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
3. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 4 - 5 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Trẻ nhâ ̣n được các hình khối, vâ ̣t liê ̣u và biết sử dụng để tạo ra sản phẩm.
- Chắp ghép được các sản phẩm đơn lẻ và bước đầu biết “tạo hình” cho sản
phẩm, biết chắp ghép sản phẩm thành đề tài hợp lý.
b) Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 4 - 5 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Từng trẻ chắp ghép mô ̣t sản
phẩm theo ý thích.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm chắp ghép mô ̣t
nô ̣i dung.
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng chung: Quan sát thiên nhiên, cảnh vâ ̣t hoă ̣c các hình ảnh.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Phân mỗi nhóm mô ̣t khu vực, yêu cầu trẻ chắp
ghép thành mô ̣t sản phẩm.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV giới thiê ̣u hình ảnh minh họa hoă ̣c cảnh thực và gợi ý trẻ nhâ ̣n biết:
+ Hình dáng chính
+ Màu sắc
+ Các hình khối, chi tiết
- GV thao tác mẫu (kết hợp với giảng giải cách lựa chọn các hình khối phù
hợp cho mỗi sản phẩm cho trẻ)
 Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát chung và gợi ý trẻ chọn hình khối cho sản phẩm
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét

40
- Giáo viên đánh giá
4. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5 - 6 tuổi
a) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
- Trẻ biết tìm các hình khối, vâ ̣t liê ̣u để chắp ghép cho hợp với sản phẩm.
- Kỹ năng chắp ghép nhanh, gọn, chính xác.
- Chắp ghép được nhiều mẫu sản phẩm theo yêu cầu và theo ý thích.
b) Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5 - 6 tuổi
 Tổ chức hoạt động:
- Hoạt đô ̣ng trong lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Từng trẻ chắp ghép mô ̣t sản
phẩm theo ý thích hoă ̣c theo yêu cầu của GV.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm chắp ghép mô ̣t đề
tài được giao hoă ̣c theo ý thích.
- Hoạt đô ̣ng ngoài lớp:
+ Hoạt đô ̣ng cá nhân: Mỗi trẻ chắp ghép sản phẩm theo yêu cầu của GV và
theo ý thích.
+ Hoạt đô ̣ng theo nhóm: Mỗi nhóm trẻ chắp ghép thành mô ̣t sản phẩm
phức tạp.
 Phương pháp hướng dẫn:
- GV nêu yêu cầu của hoạt đô ̣ng chắp ghép cho trẻ suy nghĩ và tìm cách thực
hiê ̣n:
+ Tìm hiểu về sản phẩm chắp ghép.
+ Chọn hình khối, vâ ̣t liê ̣u.
+ Cách chắp ghép.
- GV thao tác mẫu (kết hợp với giảng giải cách lựa chọn các hình khối phù
hợp cho mỗi sản phẩm cho trẻ)
 Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát chung và gợi ý trẻ chọn hình khối cho sản phẩm
 Đánh giá:
- Cho trẻ nhâ ̣n xét
- Giáo viên đánh giá
-------------------------------------------------------------

41
CHƯƠNG VI THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

I. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA VIỆC THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC
1. Quan niệm về đánh giá
- Tổng kết:
- Đánh giá:
2. Các yếu tố cơ bản của việc theo dõi, đánh giá tiết học
a) Các yếu tố cơ bản
 Đề ra mục đích
- Mục đích đánh giá phải rõ ràng, sát với nô ̣i dung, đối tượng đánh giá và phù
hợp với thời gian đánh giá.
- Đánh giá tổng thể mô ̣t tiết dạy bao gồm các nô ̣i dung:
+ Đánh giá về thực hiê ̣n chương trình
+ Đánh giá về rèn luyê ̣n kỹ năng
+ Cung cấp kiến thức của GV
+ Chuẩn bị phương tiê ̣n dạy – học
+ Sự tiếp nhâ ̣n của trẻ
+ Tổ chức dạy – học trên lớp
+ Giáo dục tình cảm đạo đức qua tiết dạy
+ Tổ chức dạy – học ngoài tiết học.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ Trang trí lớp học (trong, ngoài lớp).
 Phương pháp đánh giá:
- Nhâ ̣n xét, phân tích từng mục đích nhất định (Đối vớiGV mới) => Nhâ ̣n xét
tổng thể bài dạy (Đối với GV có kinh nghiê ̣m) => Phân tích nhâ ̣n xét (bao
quát) => Làm rõ nguyên nhân (chủ quan, khách quan).
 Tổ chức đánh giá:
- Đánh giá theo định kỳ (kế hoạch chung)
- Đánh giá theo chủ điểm, phong trào thi đua
- Đánh giá thường xuyên
 Hình thức đánh giá:
- Đánh giá theo cụm trường
- Đoàn kiểm tra các cấp.
- Giáo viên từng khối/lớp đánh giá lần nhau.
b) Các tiêu chí đánh giá
 Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị tiết học
+ Giáo án: Nô ̣i dung rõ ràng, trình bày đẹp theo yêu
cầu quy định.
+ Đồ dùng, PTDH, ĐDDH đầy đủ, phù hợp với yêu
cầu của tiết dạy. Có sáng tạo, phong phú, đẹp và sinh đô ̣ng.

42
+ Hình thức tổ chức tiết học: Hoạt đô ̣ng cá nhân, hoạt
đô ̣ng chung, hoạt đô ̣ng nhóm, trong lớp, ngoài lớp,...
+ Môi trường: Lớp học trang trí đẹp mắt, sách sẽ, sáng
sủa.
+ Chuẩn bị đồ dùng cho hoạt đô ̣ng của trẻ đầy đủ,
đúng yêu cầu.
- Tiến trình dạy – học
+ Thực hiê ̣n các hoạt đô ̣ng đầy đủ, linh hoạt.
+ Phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học
(Hoạt đô ̣ng của GV và TRẺ hài hòa, không khô cứng. Lời nói minh họa
kết hợp nhịp nhàng, sinh đô ̣ng dễ hiểu).
+ Có kế hoạch cụ thể (Làm viê ̣c với nhiều trẻ, chú ý
trẻ yếu, phát huy trẻ khá...).
- Tổ chức đánh giá sản phẩm
+ Hình thức tổ chức phong phú, sinh đô ̣ng, hấp dẫn
trẻ tham gia
+ Cách thức bổ sung kiến thức và đô ̣ng viên trẻ.
 Đối với trẻ:
- Tinh thần, thái đô ̣ với bài học: phấn chấn, hăng hái... hay căng thẳng.
- Cách tiếp thu kiến thức, mức đô ̣ tiếp thu: lắng nghe, chú ý nhìn và trả lời
câu hỏi...
- Kỹ năng thể hiê ̣n: nhanh nhẹn hay lúng túng
- Kết quả sản phẩm thể hiê ̣n: (hình ảnh rõ nô ̣i dung hay tản mạn? có sáng tạo
hay râ ̣p khuôn? Kỹ năng vẽ hình, màu, nă ̣n, xé dán, chắp ghép? Sự hiểu biết
hơn sau tiết học? Mạnh dạn phát biểu khi quan sát, nhâ ̣n xét...).
II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ
1. Nắm vững khả năng tạo hình của trẻ
- Về đă ̣c điểm tâm sinh lý lứa tuổi
- Về đă ̣c điểm tạo hình của trẻ các lứa tuổi
- Về khả năng vượt trô ̣i hoă ̣c hạn chế của mô ̣t số trẻ.
2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ
- Hoạt đô ̣ng tạo hình là mô ̣t hình thức trẻ “được chơi”.
- Sản phẩm tạo hình của trẻ mang tính ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng (thể
hiê ̣n ý hơn là chân).
- Sản phẩm tạo hình của trẻ hoàn thiê ̣n dần theo sự “khôn lớn” của trẻ.
3. Đánh giá khả năng tạo hình của trẻ
- Đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ phải chú ý đến từng lứa tuổi và không
chung chung, không áp đă ̣t suy nghĩ của người lớn.
- Để đánh giá khả năng tạo hình của trẻ cần chú ý:
+ Dựa vào mục tiêu chương trình cho từng nô ̣i dung,
với mỗi lứa tuổi (theo từng loại hình hoạt đông như làm quen với sản
phẩm nghê ̣ thuâ ̣t tạo hình, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, nă ̣n, xé
dán, chắp ghép).
+ Dựa vào các tiêu chí (theo yêu cầu kiến thức, kỹ
năng của từng hoạt đô ̣ng cho từng lứa tuổi thể hiê ̣n cách nhìn riêng của
trẻ).
+ Dựa vào sự tiến bô ̣ của trẻ.
43
+ Đô ̣ng viên khích lê ̣ trẻ là chính.
III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VÀ GIA ĐÌNH
1. Ý nghĩa
- Giáo dục mẫu giáo rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hô ̣i.
2. Các hình thức phối hợp
 Nhà trường với các tổ chức xã hội, cac cơ quan chuyên môn:
 Nhà trường với gia đình
 Phối hợp hoạt động tạo hình giữa nhà trường và gia đình:

Tài liệu tham khảo:


1) Gíáo trình Mĩ thuật, tập 1; Phạm Thị Chính, Trần Tiểu lâm, NXB GD. 2006
2) Gíáo trình Mĩ thuật, tập 2; Nguyễn Quốc Toản; NXB GD. 2006
3) Gíáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non; Nguyễn Quốc
Toản; NXB GD. 2007.
4) Tập bài giảng Mĩ thuật & Phương pháp dạy Mĩ thuật; Hồ Văn Thùy; NXB GD. 2004.
5) Giáo trình Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình. Lê
Đức Hiền (chủ biên). NXB HN. 2005.

44

You might also like