You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

THÂM NHẬP THỰC TẾ 1

1. Tên học phần: Thâm nhập thực tế 1


2. Số Tín chỉ: 2 ĐVTC
3. Tóm tắt nội dung học phần:
Điều kiên tiên quyết : Sau học phần hình họa 1,2
Học phần này giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc: thiên nhiên mãi mãi là bậc
thầy vĩ đại cần được nghiên cứu và khai thác để làm nguồn cảm hứng và tư liệu sáng
tác tác phẩm. Rèn luyện các kỹ năng ghi chép tư liệu bằng các hình thức ký họa.
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Mục đích:
 Kiến thức:
Sinh viên hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của việc thâm nhập
thực tế cuộc sống theo phương châm: “học đi đối với hành, nhà trường gắn liền với xã
hội”. Nắm vững phương pháp sáng tác hiện thực XHCN, nghệ thuật phản ánh chân
thực và sinh động về hiện thực khách quan với quan điểm: “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Thông qua các đợt đi thâm nhập thực tế cuộc sống, sinh viên thêm yêu mến cuộc
sống thiên nhiên, đời sống tình cảm, lao động, đấu tranh bảo vệ tổ quốc của con người;
Qua đó phát hiện ra vẻ đẹp sinh động và chân thực của đời sống xã hội nhằm xây dựng
cảm xúc tình cảm và thu thập tư liệu ghi chép (ký họa) phục vụ cho quá trình thực
hành sáng tạo tác phẩm chất liệu sau này.
Sinh viên nắm được các hình thức ký họa. Phân biệt được các thể loại ký họa và
các phương pháp vẽ ký họa.
 Kỹ năng:
Rèn luyện khả năng ghi nhớ nắm bắt nhanh các dáng người, tư thế, động tác hoạt
động của con người; Hình thành kỹ năng vẽ ký họa (nhanh, thâm diễn) và kỹ thuật sử
dụng các chất liệu trong ký họa.
 Thái độ:
Chủ động, độc lập và tự giác trong quá trình học tập, hăng hái tham gia nhận xét,
đánh giá trong các buổi chấm bài. Có lòng yêu quý thiên nhiên, cảnh vật và ý thức
bám sát hơi thở cuộc sống nhằm duy trì cảm xúc trong quá trình học tập và sáng tạo
sau này.
4.2. Yêu cầu:
4.2.1. Yêu cầu về tìm hiểu cuộc sống:
 Ba cùng: “Cùng ăn – Cùng ở - Cùng làm”
 Khai thác đề tài và tìm chủ đề
4.2.2. Yêu cầu về kỹ năng ghi chép ký họa:
Sau đợt thâm nhập thực tế, mỗi sinh viên phải thực hành vẽ đủ các thể loại ký
họa có chất lượng nghệ thuật:
Nội dung Chất liệu Số Ghi chú
lượng
Ký họa dáng Chì, bút sắt. 10 Dáng người đơn (dáng tĩnh,
động,…
Ký họa nhóm Chì, bút sắt. 10 Nhóm nhân vật từ 2 người trở
lên
Ký họa bố cục Chì, bút sắt, điểm Người và cảnh vật
màu…
Ký họa chân dung Chì, màu nước (bút 5 Ông già, thanh niên nam nữ, trẻ
sắt, mực nho, bột em,… (người lao động)
màu)
Ký họa thâm diễn Chì, (mực nho, màu 5 Chân dung, dáng người lao
nước, bột màu) động đủ lứa tuổi, thành phần.
Ký họa nghiên cứu Chì, bút sắt (màu 5 Động tác lao động, dụng cụ lao
nước, bột màu). động, màu sắc vật dụng…
Ký họa động, thực vật Chì, bút sắt, màu Cây cối thiên nhiên, động vật,
nước (bột màu, mực vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà, chó
nho). mèo, ngựa…)
Ký họa phong cảnh Màu nước, bột màu, 5 Phong cảnh thiên nhiên, kiến
chì (bút sắt, mực trúc, thời gian (sáng, trưa,
nho) chiều, tối, mưa, nắng…)
5. Nội dung bài giảng:
1.1. Vai trò của ký họa trong học tập và trong sáng tác tác phẩm:
Thâm nhập thực tế là một trong những hình thức học tập quan trọng đối với sinh
viên các trường mỹ thuật. Thông qua các đợt đi thực tế cuộc sống, sinh viên có điều
kiện tìm hiểu về cuộc sống sinh động của đời sống xã hội con người trong đời sống
tình cảm và trong lao động sản xuất, học tập, đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua đó, hình
thành những rung động tình cảm tâm hồn và cảm xúc thẩm mỹ là những yếu tố hết sức
quan trọng của “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa” theo quan điểm
“nghệ thuật vị nhân sinh”.
Quá trình thâm nhập thực tế cũng chính là quá trình sinh viên tự học và rèn luyện
các kỹ năng vẽ trực họa thông qua hình thức ký họa bằng nhiều chất liệu khác nhau.
Đây cũng chính là quá trình sinh viên ghi chép thu thập các tư liệu cuộc sống làm tư
liệu cho quá trình học tập và thực hành sáng tạo tác phẩm sau này.
Các ghi chép ký họa được hiểu là những “nguyên liệu sáng tác” đối với người
họa sĩ. Nhưng bản thân những ký họa nếu đạt được những giá trị nội dung tốt và giá trị
nghệ thuật cao cũng có thể được coi như là một “tác phẩm nghệ thuật” hết sức đặc
trưng của hội họa.
Các danh họa trên thế giới để có những tác phẩm có giá trị đều phải vẽ nghiên
cứu (etude) và vẽ ký họa (Croqui) rất nhiều những bức phác họa (Eboche),… như
Leonardo da Vinci, Michenlangielo, Raphaell (Italia), Repin, Xerop, Levitan, (Nga),…
Leonardo da Vinci từng nói: “Thiên nhiên là người thầy vĩ đại nhất mà mọi người đều
phải học tập theo”.
Ở Việt Nam, ký họa được coi là một trong những phương tiện vẽ được nhiều
họa sĩ sử dụng vì tính linh hoạt, dễ thực hiện của nó. Đặc biệt là trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, các Họa sĩ – Chiến sĩ đã kịp thời ghi chép rất nhiều
những bức ký họa phản ánh hết sức sinh động và kịp thời về người chiến sĩ trên mặt
trận và cuộc sống lao động sản xuất ở hậu phương.
5.2. Các hình thức và phương pháp ký họa:
5.2.1. Các thể loại ký họa:
a) Ký họa nhanh
b) Ký họa thâm diễn
5.2.2. Các hình thức ký họa:
a) Ký họa dáng
b) Ký họa nhóm
c) Ký họa bố cục
d) Ký họa phong cảnh
e) Ký họa chân dung
5.2.3. Chất liệu trong vẽ ký họa:
a) Bút chì
b) Bút sắt
c) Mực nho
d) Màu nước
e) Bột màu
5.2.4. Phương pháp ký họa:
a) Phương pháp ký họa dáng tĩnh
b) Phương pháp ký họa dáng động
c) Phương pháp ký họa nhóm và bố cục
d) Phương pháp ký họa động vật
e) Phương pháp ký họa phong cảnh
f) Phương pháp ký họa điểm màu

Ngày 19/01/2011
Giảng bài
Số SV có mặt: 5/8
1. Trần Quốc Học Đúng giờ
2.Lê Bình Trễ 30’
3.Hồ Thị Sen Trễ 30’
4.Lê Quang Vũ Trễ 30’
5.Nguyễn Việt Trung Trễ 30’

You might also like