You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

LÊ QUẾ TRÂM
Mã số SV: 1821003446
Lớp: CLC_18DTM03

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY THNN
UN – AVAILABLE

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

TP. HỒ CHÍ MINH: THÁNG 12 NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LÊ QUẾ TRÂM
Mã số SV: 1821003446
Lớp: CLC_18DTM03

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY THNN
UN – AVAILABLE
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ CẨM LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH: THÁNG 12 NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu
của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Cẩm Loan, đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo. Tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …….
Đại diện Công ty
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …….
Giảng viên hướng dẫn
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
GIỚI THIỆU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
6. Kết cấu bài báo cáo:................................................................................................3
CHUONG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UN – AVAILABLE....................4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Un – Available:..............4
1.1.1 Giới thiệu chung:............................................................................................4
1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty:...................................................................4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:..............................................................5
1.2.1 Chức năng:.....................................................................................................5
1.2.2 Nhiệm vụ:.......................................................................................................6
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Un – Available:............................................6
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Un – Available:........................................6
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:..................................................7
1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Un – Available:.....................8
1.5 Định hướng phát triển của Công ty THNN Un – Available:.................................9
1.5.1 Tầm nhìn:.......................................................................................................9
1.5.2 Sứ mệnh:........................................................................................................9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:.............................................................................................10
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH UN –
AVAILABLE..............................................................................................................11
2.1 Phân tích thực trạng nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:.......................................................11
2.1.1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ xuất khẩu mặt hàng may mặc:.....................11
2.1.2 Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH Un – Available:...............................................................12
2.2 Mô tả tổng quan về các nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty:..................................12
2.2.1 Chuẩn bị hàng hóa:.......................................................................................12
2.2.2 Đặt lịch xuất với hãng tàu (đặt booking) và lấy container rỗng:...................13
2.2.3 Đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ:............................................................13
2.2.4 Làm thủ tục khai hải quan:...........................................................................14
2.2.5 Giao hàng cho hãng tàu:...............................................................................14
2.2.6 Xác nhận các chứng từ cho lô hàng xuất:.....................................................15
2.2.7 Làm CO cho hàng xuất khẩu:.......................................................................15
2.2.8 Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài:...........................................16
2.3 Phân tích những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện:........................................16
2.3.1 Điểm hoàn thiện:..........................................................................................16
2.3.2 Điểm chưa hoàn thiện:.................................................................................18
2.4 Đánh giá những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện:........................................19
2.4.1 Điểm hoàn thiện:..........................................................................................20
2.4.2 Điểm chưa hoàn thiện:.................................................................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:.............................................................................................21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH UN –
AVAILABLE..............................................................................................................22
3.1 Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container
bằng đường biển tại Công ty TNHH An – Available:..............................................22
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container
bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:..............................................22
3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện nghiệp vụ đặt booking:..........................................22
3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cấp, mở rộng nơi đỗ container của Công ty:...................23
3.2.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ làm C/O cho hàng xuất khẩu
tại Công ty:............................................................................................................23
3.3 Kiến nghị hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:.......................................................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:.............................................................................................24
KẾT LUẬN.................................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................26
PHỤ LỤC....................................................................................................................27
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Un – Available......................................7Y
Hình 2.1. Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH Un – Available.......................................................................12
DANH MỤC BẢNG
YBảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2017 – 2019)
Bảng 1.2. Bảng so sánh các chỉ tiêu của năm 2018 với năm 2019 9
Y
Bảng 2. 1. Bảng đánh giá những điểm hoàn thiện trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng may
mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available...............20
Bảng 2. 2. Bảng đánh giá những điểm chưa hoàn thiện trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng
may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.......21
GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ,
thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới tron đó có Việt Nam. Trong
những năm gần đây, Việt Nam tích cực mở rộng mối quan hệ kinh tế không chỉ với
các nước trong khu vực mà với các nước ở những khu vực khác như khu vực Châu Âu.
Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (từ đầu tháng 6 năm 2020), đã mở ra một kỷ
nguyên mới cho nền kinh tế Việt Nam ở thị trường Châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi
cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Châu Âu một cách đễ
dàng và hiệu quả hơn với mức lãi suất 0 đồng.
Trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế thì lĩnh vực xuất khẩu hàng may
mặc đóng một vai trò khá quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Những năm gần đây, tuy có nhiều thăng trầm do sự biến động của nền kinh tế, chính
trị thế giới, nhưng ngành xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam nói chung và Công ty
TNHH Un –Available nói riêng đã mau chóng tìm được đối tác và ngày càng khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường thế giới. Đê đạt được những thành công như
ngày hôm nay Công ty không chỉ cần có một người lãnh đạo giỏi mà còn cần có một
đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tâm huyết, chuyên nghiệp để có thể thực hiện chiến lược
kinh doanh của Công ty một cách hiệu quả. Vì những lý do nói trên, để tìm hiểu kỹ
hơn về những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi cũng như những khó khăn trong
việc xuất khẩu hàng may mặc nói chung và việc sản xuất khẩu hàng may mặc của
Công ty nói riêng và đề xuất ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nghiệp vụ này nên tác
giả đã chọn đề tài thực hành nghề nghiệp 1: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP
VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY THNN UN – AVAILABLE”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát là: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất
khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un –
Available.
- Để đạt được mục tiêu trên cần:
+ Nắm rõ nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại
Công ty TNHH Un – Available.
+ Phân tích nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại
Công ty TNHH Un – Available.
+ Đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng
may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
+ Tìm hiểu những yêu cầu thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiệp vụ xuất
khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un –
Available.
+ Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available..
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trong phạm vi Công ty TNHH Un – Available.
- Thời gian:
+ Trong thời gian kiến tập tại Công ty (từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2020) tìm hiểu
và viết báo cáo thực hành nghề nghiệp nghiên cứu nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc
nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available trong giai đoạn
2017-2019.
+ Số liệu dùng để phân tích và nghiên cứu từ năm 2017 – 2019 và các dự báo trong
tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc tìm hiểu và phân tích
nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty
TNHH Un – Available; phân tích, tồng hợp những ưu điểm và nhược điểm về nghiệp
vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un
– Available; sau đó phỏng vấn chuyên gia trong Công ty nhằm đánh giá những ưu,
nhược điểm này. Sau đó, đề xuất ra giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu
hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
6. Kết cấu bài báo cáo:
Với các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, đề tài được kết cấu thành 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Un – Available.
Chương 2: Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container
bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
CHUONG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UN – AVAILABLE
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Un – Available:
1.1.1 Giới thiệu chung:
Logo Công ty:

CHUONG 1: Tên giao dịch: UN-AVAILABLE CO., LTD


Tên viết tắc: UN-AVAILABLE CO., LTD
Đại diện pháp luật: DARREN SCOTT CHEW
Mã số thuế: 0303271471
Cơ quan thuế quản lý: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Một phần lô I/3 Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng
Hòa B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0838832493
Ngày cấp giấy phép: 19/05/2004
Ngày hoạt động: 01/06/2004
Ngành nghề chính: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)1
1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty:
Khởi nghiệp từ một studio nhỏ năm 2002, Paul Norries, giám đốc của Công ty Un –
Available, cùng cộng sự của mình đã phát triển Công ty lên từ đó. Ban đầu, Công ty
muốn tạo ra những mẫu thời trang đường phố ngầu nhất, nhưng chưa biết làm thế nào.
Paul Norries đã học hỏi từ mọi nơi, đăng ký cả những lớp học để cung cấp nền tảng lý
thuyết cho UN – Available.
Trong năm 2004, các đối tác tại Un-Available đã bắt tay vào sứ mệnh thành lập một cơ
sở sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Un-Available kể từ đó đã phát
triển thành một nhà sản xuất tích hợp mạnh mẽ hơn 400 người theo chiều dọc, sản xuất
hàng may mặc cho khách hàng trên toàn cầu. Ngày 01/06/2004 Công ty được thành

1
VinaETech.(2018).Thông tin Công ty Un – Available. Truy cập từ: https://doanhnghiepmoi.vn/thong-
tin/Cong-Ty-TNHH-Un-Available-71471.html
lập tại 26 TN 17 KP.4, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP Hồ Chí Minh và chính
thức đi vào hoạt động.
Đến đầu năm 2020, Công ty chuyển sang Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nay, Un-Available là một Công ty sản xuất may mặc với năng suất hơn một triệu
sản phẩm mỗi năm. Với tôn chỉ không sản xuất phục vụ thời trang nhanh (fast
fashion), sản phẩm của Un-Available chủ yếu tập trung vào chất lượng, và chính điều
này đã giúp họ có cơ hội hợp tác với hàng loạt các thương hiệu streetwear cao cấp trên
thế giới như Palace, Daily Paper, và Patta.
Paul Norries, vị giám đốc đã dẫn dắt xưởng may từ những ngày đầu cho hay: “Sứ
mệnh của Un-Available rất đơn giản: sản xuất những bộ trang phục đạt tiêu chuẩn toàn
cầu bằng phương thức nhân đạo nhất có thể,”
Nhân lực ở Un-Available là các chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này. Công ty cũng
sử dụng công nghệ tân tiến nhất, như máy may JUKI, và hệ thống phần mềm thiết kế
rập TAS hay Lectra.
Kiến thức chuyên môn cũng là thế mạnh của Công ty trong ngành công nghiệp
này. Bởi từng sở hữu thương hiệu thời trang riêng, nên Công ty thấu hiểu góc nhìn của
khách hàng (các thương hiệu thời trang).
Un – Available cung ứng cho những thương hiệu streetwear đang “nổi” như Palace và
Patta, bảo đảm sở hữu trí tuệ và chống rò rỉ thông tin về các bộ sưu tập mới là thiết
yếu. Vì vậy Công ty đổ rất nhiều thời gian và tiền bạc vào hệ thống bảo mật tại
Un-Available. Thêm nữa, tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng đều được gói
gọn từ A-Z trong nhà xưởng. Không có gì lọt ra khỏi bốn bức tường nhà máy.2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
1.2.1 Chức năng:
Un – Available là Công ty chuyên về may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú).
Hiện đang xuất khẩu hơn 120.000 chiếc mỗi tháng sang các nước như Anh, Mỹ, Nhật
và Úc, Công ty chuyên về hàng may mặc thời trang và đường phố chất lượng cao từ áo

2
Vietcetera.(2020). How I manage: Paul Norries, Giám đốc Un – Available - Xưởng may của hàng
loạt thương hiệu streetwear hàng đầu. Truy cập từ: https://vietcetera.com/vn/how-i-manage-paul-
norriss-giam-doc-un-available-xuong-may-cua-hang-loat-thuong-hieu-streetwear-hang-dau
sơ mi đơn cơ bản đến áo len cổ lọ nặng và hơn thế nữa. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất
vải dệt kim, vải đan móc, vải không dệt khác và in ấn,...
1.2.2 Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chính cũng như quan trọng nhất của Công ty THNN Un – Available đó
chính là sản xuất ra những mặt hàng thời trang chất lượng cao với đẳng cấp thế giới.
Thứ mà Công ty luôn hướng tới là nâng tầm trình độ kỹ thuật chuyên môn bằng việc
sử dụng máy may JUKI, máy in M&R và TAS cùng những thiết bị máy móc tân tiến
và tối ưu nhất trong lĩnh vực sản xuất. Công ty luôn sản xuất quần áo với các quy
chuẩn đạo đức. Công ty có hệ thống kiểm tra chất lượng, sử dụng đúng loại máy móc,
có đúng quy trình sản xuất. Công ty nghiên cứu nét đặc trưng của từng thương hiệu mà
mình hợp tác và truyền tải nó xuyên suốt quá trình xây dựng ý tưởng đến lúc hoàn
thiện sản phẩm. Một trong những vấn đề mà Công ty phải gặp phải, đó là khi sản xuất
cho các thương hiệu hot trên thị trường như Palace, Daily Paper hay Stussy và họ rất
chú trọng việc bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình vì thế Công ty giành nhiều năm và rất
nhiều tiền để đảm bảo có thể sản xuất mọi thứ trong một không gian khép kín nhằm
phòng tránh ai đó nhìn thấy những mầu thiết kế mới.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Un – Available:
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Un – Available:
Công ty Un – Available là một Công ty với 100% vốn sở hữu nước ngoài. Với hơn 30
nhân viên và gần 600 công nhân lành nghề làm việc toàn thời gian và được sắp xếp
thành sáu dây chuyền quy trình phân chia giữa hàng dệt kim tốt, hàng dệt kim nâng và
hàng dệt thoi nhẹ.
Cơ cấu tồ chức của Công ty được phân chia theo chức năng bao gồm:
- Giám đốc
- Phòng Kế hoạch
- Phòng Kế toán
- Phòng Merchandise
- Phòng Hành chính – Nhân sự
- Phòng Xuất Nhập Khẩu
- Xưởng: bao gồm Phòng Là, Phòng In, Phòng Tập, Phòng Cắt, Phòng Kiểm tra chất
lượng sản phẩm, Chuyền may, Kho (Nguyên liệu, Phụ liệu, Thành phẩm).
Hình 1.. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Un – Available.
_Nguồn: Phòng Kế Hoạch_
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
Cơ cấu của Công ty TNHH Un – Available được chia theo chức năng. Đứng đầu là
Giám đốc và bên dưới là các phòng ban được chia ra theo đúng chuyên môn. Cơ cấu tổ
chức của Công ty được hình thành với những đặc điểm, chuyên môn và nhiệm vụ như
sau:
- Giám đốc: người sáng lập, dẫn dắt Công ty từ những ngày đầu. Là người có trách
nhiệm điều hành và quản lý tất cả mọi hoạt động của Công ty, người đưa ra các quyết
định mang tính chiến lược cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của Công
ty.
- Phòng Kế hoạch: đây được xem là một trong những phòng ban đứng đầu và quan
trọng nhất của Công ty; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành
công việc bao gồm cả việc đốc thúc các phòng ban khác, lên kế hoạch, xây dựng và tổ
chức thực hiện các chiến lược của Công ty.
- Phòng Hành chính – Nhân sự: nhiệm vụ chính là tìm kiếm nguồn nhân lực, tuyển dụng
và quản lý nhân sự, đồng thời quản lý hành chính, các giấy tờ,… để phục vụ cho hoạt
động của Công ty.
- Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu cho giám đốc chế độ kế toán, hạch toán, thực
hiện các nghiệp vụ về tài chính - kế toán như hạch toán ban đầu, kịp thời, đầy đủ vốn
chủ sở hữu, tài sản, nợ phải trả, thu chi từ các hoạt động của Công ty, lập kế hoạch tài
chính,…Ngoài ra phòng kế toán còn có trách nhiệm theo dõi, thông báo các khoản
doanh thu và chi phí của Công ty theo chế độ kề toán được áp dụng tại thời điểm hiện
hành.
- Phòng Xuất Nhập khẩu: chịu trách nhiệm về vấn đề điều phối và giám sát hoạt động
của chuỗi cung ứng, liên hệ với khách hàng, xuống cảng làm hàng, đăng ký tờ khai,
kiểm hóa, lấy mẫu, nhận hàng,…; liên hệ với bên vận tải để nhập hàng hoặc xuất hàng
theo lệnh của khách hàng.
- Phòng Merchandise: làm việc trực tiếp với khách hàng và nhà máy để thực hiện các
yêu cầu khách hàng; chịu trách nhiệm với khách hàng về toàn bộ đơn hàng và chất
lượng sản phẩm.
- Xưởng: bao gồm Phòng In, Phòng Rập, Phòng Cắt, Chuyền May, Phòng Là, Phòng
kiểm tra chất lượng sản phẩm và Nhà kho. Các phòng ban tại xưởng có nhiệm vụ nhận
mẫu từ phòng Merchandise sau đó cắt rập, cắt vải, may, in ấn,…hoàn thành sản và
kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói và lưu kho. Nhà kho là nơi chứa phụ liệu,
nguyên liệu và sản phẩm lưu kho.
1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Un – Available:
Bảng 1.. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2017 – 2019)
Đơn vị tính:tỷ đồng
Năm 2017 2018 2019
Doanh thu 90.9 106.5 120.6

Chi phí 87.5 95.9 107.8

Lợi nhuận thuần 3.4 10.6 12.8


Lợi nhuận sau thuế 2.72 8.48 10.24

_Nguồn: Phòng Kế Toán_

Bảng 1.. Bảng so sánh các chỉ tiêu của năm 2018 với năm 2019
Đơn vị tính:tỷ đồng
Chỉ tiêu Giá trị tương đối Giá trị tuyệt đối

Doanh thu Tăng 13.2% Tăng 14.1

Chi phí Tăng 12.4% Tăng 11.9

Lợi nhuận thuần Tăng 20.7% Tăng 2.2

Lợi nhuận sau thế Tăng 20.8% Tăng 1.76

_Nguồn: Phòng Kế Toán_


NHẬN XÉT:
- Theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Un – Available trong 3 năm gần đây thì ta
có thể thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Un – Available có
sự phát triển đáng kể. Năm 2019 có mức tăng trưởng vượt kế hoạch so với năm 2018.
Có thể thấy, năm 2019 lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng vượt trội so với năm
2018 tăng 20.8%, do Công ty mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết một số vấn đề về
kho, bãi, các vấn đề thiếu nhân công. Vì vậy mà doanh thu tăng đáng kể hơn 1,76 tỷ so
với năm 2018.
- Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Un – Available rất
khả quan, có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay Công ty có một lực lượng đội ngũ công nhân viên được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ cao và có hệ thống sản xuất ngày càng hiện đại.
1.5 Định hướng phát triển của Công ty THNN Un – Available:
1.5.1 Tầm nhìn:
- Công ty TNHH Un – Available luôn phấn đấu, nổ lực để trở thành một doanh nghiệp
lớn mạnh trong lĩnh vực may mặc.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân viên, nâng cao hệ thống
bảo mật, không ngừng sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.5.2 Sứ mệnh:
- Công ty Un –Available luôn phấn trở thành một Công ty hàng đầu tại Việt Nam về
lĩnh vực may mặc, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn toàn cầu, nhằm
đáp ứng và nâng cao giá trị cuộc sống cho người tiêu dùng.
- Sứ mệnh của Un-Available rất đơn giản: sản xuất những bộ trang phục đạt tiêu chuẩn
toàn cầu bằng phương thức nhân đạo nhất có thể. Và Công ty sẽ ngày càng phát triển
và đứng vững tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang thị trường: Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Đại Dương,…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:


Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Un – Available, cơ cấu tổ chức
kinh doanh cũng như chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban. Đồng thời, chương
1 cũng đã phân tích khá rõ ràng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó thấy được những tầm nhìn, sứ mệnh cũng như định
hướng của Công ty trong thời gian sắp tới, trong tương lai Công ty sẽ tiếp tục ở mức
ổn định và ngày càng phát triển.
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH UN –
AVAILABLE
2.1 Phân tích thực trạng nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container
bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:
2.1.1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ xuất khẩu mặt hàng may mặc:
- Công ty Un – Available là một nhà sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc lâu
năm trong ngành may mặc. Vì vậy, Công ty luôn tuân thủ theo đầy đủ các
quy định về các quy trình, giấy tờ cũng như hợp đồng xuất khẩu hàng may
mặc của nhà nước.
- Sau đây là giới thiệu tổng quan về nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc của
Công ty. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty gồm 6 bước: từ
khâu chuẩn bị hàng hóa; đến đặt lịch xuất với hãng tàu, lấy container rỗng;
đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ; làm thủ tục khai hải quan; xác nhận các
chứng từ cho lô hàng; mua bảo hiểm, làm CO; giao hàng cho hãng tàu; cuối
cùng là gửi chừng từ cho người mua hàng nước ngoài.
- Giới thiệu sơ lược về lô hàng:
+ Số vận đơn: 122000011086930.
+ Số lượng hàng hóa: 42 PK.
+ Tổng trọng lượng hàng (Gross): 4.110 KGM.
+ Tổng giá trị: FOB – USD 67.050,08
+ Ký hiệu và số hiệu: 274 CTNS = 8 PALLETS + 34 CTNS = 42
PACKAGES.
+ Phương thức thanh toán: KC (Phương thức thanh toán khác).
+ Địa điểm lưu kho: Công ty TNHH Un – Available.
+ Ngày dự kiến: 5/10/2020 – 7/10/2020.
+ Loại hình: Hàng xuất kinh doanh.
+ Luồng: Xanh.
+ GSP Form A
2.1.2 Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:

Hình 2. . Sơ đồ nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH Un – Available
_Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu_
2.2 Mô tả tổng quan về các nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty:
2.2.1 Chuẩn bị hàng hóa:
- Sau khi làm việc với khách hàng để xác nhận hình thức xuất, địa chỉ xuất
hàng, hãng tàu do người mua chỉ định, Phòng Kế Hoạch tiến hành lên kế
hoạch cho lô hàng như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Sau đó, gửi kế hoạch về phòng Merchandise để tìm kiếm nguyên vật liệu
phù hợp với yêu cầu của khách hàng; đồng thời gửi kế hoạch về xưởng để
các chuyền trưởng nắm được tiến độ công việc cần phải hoàn thành.
- Công ty khẩn trương chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng; đồng thời cũng chuẩn bị
đầy đủ các chứng từ cần thiết liên quan đến lô hàng xuất khẩu.
2.2.2 Đặt lịch xuất với hãng tàu (đặt booking) và lấy container rỗng:
- Sau khi hoàn tất các chứng từ liên quan đến lô hàng, Phòng Xuất Nhập
Khẩu tiến hành liên hệ , đặt lịch với hãng tàu cho ngày đã chốt (thường lấy
booking này từ Forwarder/ Công ty Logistics).
- Công ty gửi các thông tin cần thiết của lô hàng xuất cho đại lý của hãng tàu
(Công ty Viet Trans Link) để làm Booking Receipt Notice thông qua gmail
bao gồm: tuyến đường, cảng xếp, cảng dỡ, địa chỉ của Công ty, trọng lượng
hàng, loại container, dự kiến ngày đi (ETD) từ 5/10/2010 đến
7/10/2020,...v.v, và yêu cầu đặt booking với hãng tàu.
- Sau khi nhận được booking của Công ty thì Công ty Viet Trans Link gửi
email phản hồi đính kèm Booking Receipt Notice với số booking
SGNAM6038800.
- Dùng Booking của hãng tàu để đổi lấy vỏ container rỗng. Tùy từng hãng tàu
mà có yêu cầu phải đem Booking lên văn phòng của họ để đổi ra lệnh cấp
vỏ hay không. Đối với lô hàng này, hãng tàu cho phép Công ty in Booking
ra rồi xuống thẳng bãi lấy vỏ container rỗng, không cần in ra để đổi lấy lệnh
cấp vỏ; sau đó đến bãi được chỉ định để nhận vỏ container rỗng và kéo vỏ
container rỗng này từ bãi về xưởng (tại Công ty Un – Available) để đóng
hàng.
2.2.3 Đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ:
- Sau khi hàng đã chuẩn bị xong (hàng đã được kiểm tra chất lượng hàng
hóa), tiến hành đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng và ký mã
hiệu cho hàng hóa.
- Chuẩn bị bộ chứng từ, các hồ sơ hải quan hàng xuất gồm:
+ Hợp đồng thương mại (sales contract): thỏa thuận giữa người bán và
người mua về các nộp dung liên quan: thông tin người bán và người mua,
thông tin hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán,…
+ Tờ khai hải quan (customs declaration): kê khai hàng hóa xuất khẩu với
cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất vào quốc gia của người mua.
+ Hóa đơn thương mại (commercial invoice): chứng từ do Công ty phát
hành để đòi tiền khách hàng cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp
đồng, gồm các nội dung sau: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán,

+ Phiếu đóng gói (packing list): thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng.
Thông qua phiếu này có thể biết được lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng
lượng, dung tích,…
+ Vận đơn (Bill of lading): xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận
tải (tàu biển).
+ Booking Request Notice: thư xác nhận đặt chỗ của hãng tàu, người sẽ chịu
trách nhiệm với lô hàng sau khi shipper giao hàng ra cảng, hoàn tất tờ khai.
2.2.4 Làm thủ tục khai hải quan:
- Dựa trên các chứng từ đã chuẩn bị, nhân viên Xuất Nhập khẩu của Công ty
tiến hành đăng nhập vào phần mềm khai báo hải quan điện tử
VNACSS/VCIS và điền đầy đủ các thông tin đăng ký tờ khai xuất khẩu
(EDA) vào thẻ thông tin chung như mã loại hình, cơ quan hải quan, mã phân
loại hàng hóa, ngày khai báo, mã hiệu phương thức vận chuyển, thông tin
người xuất khẩu, thông tin người nhập khẩu,… Sau đó tiếp tục dựa vào bộ
chứng từ và nhập các thông tin vào các thẻ thông tin container, danh sách
hàng, chỉ thị chị thị của hải quan. Sau khi đăng ký thành công bản khai trước
thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về, nhân viên Xuất
Nhập khẩu tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn
mã nghiệp vụ. Sau đó ấn vào lấy kết quả phân luồng, thông qua để nhận
được kết quả phần luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận
thông quan của tờ khai. Cuối cùng, sau khi nhận được thông báo đã truyền
tờ khai thành công và được thông báo kết quả phân luồng, nhân viên của
Công ty sẽ in tờ khai chính thức và mang đến chi cục hải quan làm các thủ
tục thông quan hàng hóa xuất khẩu.
- Theo khoản 3 điều 19 thông tư 39/2018/TT-BTC 3:
+ Đối với hàng luồng xanh: chỉ cần nộp thuế và lệ phí thì lô hàng sẽ được
thông quan, nhân viên giao nhận có thể xuống kho làm thủ tục nhận hàng.

3
Bộ Tài Chính (2015). Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Hồ sơ hải quan, ban hành ngày 25/03/2015
+ Đối với hàng luồng vàng: nộp thuế và lệ phí, mang đầy đủ bộ hồ sơ để Hải
quan kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ nhập khẩu, sau khi có kết quả thông quan rồi
mới được đi lấy hàng.
+ Đối với hàng luồng đỏ: nộp thuế và lệ phí, hải quan kiểm tra chi tiết bộ
chứng từ và tiến hành kiểm hóa lô hàng theo hình thức và mức độ phù hợp.
- Ở lô hàng này, kết quả phân luồng là luồng xanh.
- Sau khi khai báo điện tử, in tờ khai thành 2 bản và hoàn tất các chứng còn
lại để tiến hành thông quan tại cảng Cái Mép.
- Một bộ chứng từ đầy đủ của lô hàng may mặc gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy giới thiệu: 1 bản chính.
+ Hợp đồng thương mại (sale contract): 1 bản chính
+ Tờ khai hải quan: 1 bản chính
+ Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói: 1 bản chính
+ Booking Request Notice: 1 bản chính
2.2.5 Giao hàng cho hãng tàu:
Trường hợp của lô hàng này là hàng gửi nguyên container (FCL):
- Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng này, nhân viên Xuất Nhập
Khẩu cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn.
- Sau khi đã kéo container rỗng về địa điểm địa điểm đóng hàng của Công ty
(tại Xưởng của Công ty), tiến hành kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (tùy
theo quy định của nước nhập khẩu).
- Giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải
quan sẽ tiến hành niêm phong kẹp chì container, điều chỉnh lại Packing List
và Cargo Mate’s Receipt và kéo container về cảng.
- Sau khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xuất thì mang Mate’s Receipt để đổi
lấy vận đơn.
2.2.6 Xác nhận các chứng từ cho lô hàng xuất:
Phòng Xuất Nhập khẩu tiến hành xác nhận các giấy tờ như SI, CI, AWB để
đảm bảo chắc chắn các thông tin như hóa đơn, số lượng, mã AWB, giá trị
đơn hàng,… khớp với tờ khai và xác nhận nguồn gốc xuất xứ của nguyên
phụ liệu, cung cấp bảng chi tiết định mức nguyên phụ liệu cho từng mã hàng
xuất.
2.2.7 Làm CO cho hàng xuất khẩu:
- Trước khi chuẩn bị các chứng từ làm C/O, nhân viên Xuất Nhập khẩu phải
điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho Bộ phận
C/O, VCCI cùng với 1 bản sao Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao
của Giấy Đăng ký Mã số thuế của Công ty.
- Sau khi nộp các giấy tờ cho VCCI, Công ty phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ
xin cấp C/O như sau:
+ Đơn xin cấp C/O: phải có chữ ký và đóng dấu xác nhận của người có thẩm
quyền của Công ty.
+ Mẫu C/O (A ,B ,T , Mexico, Venezuela,…): chỉ được đề nghị cấp 1 loại
mẫu C/O cho mỗi lô hàng. Tùy từng lô hàng, loại mặt hàng và nước xuất
khẩu mà dùng các mẫu C/O tương ứng. Trong trường hợp lô hàng này,
Công ty dùng GSP form A. C/O dã khai gồm 1 bản gốc và 2 bản chính trong
đó, VCCI giữ 1 bản và Công ty giữ 1 bản; bản chính và bản sao của C/O đều
phải có dấu đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền ký của Công ty.
+ Commercial Invoice: 1 bản gốc.
+ Tờ khai hải quan: 1 bản sao có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền ký
của Công ty và đấu “sao y bản chính”.
+ Packing List: 1 bản gốc.
+ Bill of Lading: 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký
của Công ty và dấu “sao y bản chính”.
+ Tờ khai hải quan hàng nhập: 1 bản sao nếu Công ty nhập khẩu nguyên,
phụ liệu từ nước ngoài.
+ Các giấy tờ khác như: giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán,… (nếu
được yêu cầu).
2.2.8 Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài:
Khi đã giao hàng và hoàn tất đầy đủ các chứng từ liên quan đên lô hàng này,
nhân viên Xuất Nhập khẩu gửi cho người mua hàng ở nước ngoài bộ chứng từ
gốc theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời cũng gửi cho họ
bản scan qua email của bên mua hàng nước ngoài để họ chuẩn bị trước những
bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.
2.3 Phân tích những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện:
2.3.1 Điểm hoàn thiện:
Nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại
Công ty Un – Available là một nghiệp vụ tương đối hoàn thiện từ khâu chuẩn bị
hàng hóa đến khâu giao chứng từ cho người mua hàng nước ngoài. Nghiệp vụ
này bao gồm tổng cộng 8 bước và trong đó có tới 6 bước được đánh giá bởi các
trưởng phòng ban là tương đối hoàn thiện, bao gồm:
- Bước 1 (chuẩn bị hàng hóa): đây có thể được xem như là bước đi quan trọng
nhất trong toàn bộ nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Un –
Available vì:
+ Trước khi lên kế hoạch cho việc sản xuất lô hàng, phòng Kế Hoạch tiến
hành xác nhận lại toàn bộ thông tin về lô hàng với khách hàng của mình,
qua đó sẽ hạn chế tối đa được những sai sót trong quá trình chuẩn bị hàng
theo yêu cầu của người mua. Nhờ vào đó mà Công ty giảm thiểu được tối đa
những sai lầm trong việc xuất hàng như những sai lầm về hình thức xuất, địa
chỉ xuất, hãng tàu do người mua chỉ định.
+ Khâu lên Kế Hoạch và giám sát việc chuẩn bị hàng hóa cũng rất chặt chẽ.
Các công đoạn may đều được giám sát rất kỹ càng. Nhân viên Merchandise
luôn nắm được tiến độ làm và biết được hàng đang nằm ở khâu nào, chuyền
nào, còn ở trên chuyền hay đã được may xong, hàng nào đến ngày xuất cần
được ưu tiên làm trước,…v.v. nhờ vào phần mềm quản lý tiến độ làm hàng
của Công ty để đảm bảo đúng tiến độ cho ngày xuất hàng.
+ Ở bước này, Công ty cũng tiến hành chuẩn bị trước các giấy tờ có liên
quan để đảm bảo cho việc làm thủ tục hải quan cũng như việc hoàn tất bộ hồ
sơ để giao cho khách hàng được diễn ra nhanh chóng và giảm thiểu các sai
sót không đáng có.
- Bước 3 (đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ):
+ Công ty có 1 đội ngũ hơn 400 công nhân làm nghề, có trách nhiệm cao
nên việc đóng hàng của Công ty luôn diễn ra một cách nhanh chóng và luôn
đảm bảo đúng tiến độ công việc.
+ Công ty còn chú trọng công tác ký mã hiệu cho hàng hóa, mỗi lô hàng sau
khi đóng xong đều được kiểm tra lại so với packing list để đảm bảo đúng số
lượng, tên cửa hàng và các ký mã hiệu của từng thùng hàng.
+ Bộ chứng từ và các hồ sơ hải quan hàng xuất cũng do các nhân viên có
kinh nghiệm, cẩn thận đảm nhận để tránh việc thiếu sót giấy tờ.
- Bước 4 (Làm thủ tục hải quan): Khi công tác khai báo hải quan được chuyển
từ khai báo truyền thông sang hình thức khai báo điện tử thì Công ty đã lập
tức triển khai và hướng dẫn cho tất cả nhân viên Xuất nhập khẩu nắm rõ
trình tự các bước sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử. Nhờ vậy tất
cả nhân viên đều biết sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử, giúp cho
công tác khai báo được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí cũng
như giảm thiểu được các sai sót nghiêm trọng và hầu như Công ty cũng chưa
mắc phải bất kỳ sai sót nào quá nghiêm trọng trong công tác khai báo hải
quan điện tử.
- Bước 5 (Giao hàng cho hãng tàu):
+ Các giấy tờ cần thiết cho bước này đã được nhân viên Xuất nhập khẩu
chuẩn bị từ trước nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác làm
vận đơn hay điều chỉnh các giấy tờ khác.
+ Hơn nữa, Công ty cũng rất chú trọng trong khâu kiểm nghiệm, kiểm dịch
và giám định.; luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
+ Hầu hết các nhân viên Xuất nhập khẩu đều có kinh nghiệm nhiều năm
trong ngành, có chuyên môn nghiệp vụ cao, cẩn thận, nắm rõ các thủ tục
cũng như giấy tờ nên đảm bào giảm thiếu tối đa các sai sót nghiệm trọng
trong quá trình làm các giấy tờ như vận đơn, điều chỉnh lại Packing List,
Cargo Mate’s Receipt và giao hàng cho hãng tàu,…v.v.
- Bước 6 (Xác nhận các chứng từ cho lô hàng xuất):
+ Trước khi vận chuyển nhân viên Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra và
xác nhận các chứng từ có liên quan sau đó gửi email cho trưởng phòng,
trưởng phòng sẽ kiểm tra lại một lần nữa và đối chiếu với các dữ liệu trên
máy.
+ Điều này sẽ giúp Công ty giảm thiểu tối đa các rủi ro sai sót về lô hàng
xuất, không những thế còn tránh được việc xảy ra các mâu thuẫn với khách
hàng.
+ Qua việc gửi email các thông tin trên và kiểm tra lại cho khớp với hệ
thống, chứng từ sẽ rõ ràng và đễ dàng đối chiếu lại khi cần. Bước này giúp
Công ty an tâm về lô hàng của mình.
- Bước 8 (Giao chứng từ cho người mua hàng nước ngoài): ngoài việc hoàn
tất bộ chứng từ gốc gửi cho khách hàng ở nước ngoài, Công ty còn gửi
email bản scan cho bên đó để cho khách hàng ở nước ngoài có thể dễ dàng
chuẩn bị trước các giấy tờ cũng như các bước cần thiết cho công tác thông
quan nhập khẩu khi hàng đến.
2.3.2 Điểm chưa hoàn thiện:
Bên cạnh những điểm hoàn thiện trên, quy trình xuất khẩu hàng may mặc
nguyên container của Công ty còn một số điểm chưa hoàn thiện sau:
- Bước 2 (Đặt lịch xuất với hãng tàu (đặt booking) và lấy container rỗng):
+ Điều kiện thanh toán của 2 bên là FOB có nghĩa là người bán chỉ cần giao
hàng lên tàu tại cảng xếp hàng. Tuy nhiên đây cũng là một trong những khó
khăn cho Công ty vì hãng tàu là do người mua chỉ định và người bán phải
tiến hành liên lạc, làm việc với hãng tàu này mà không được tự do lựa chọn
đối tác riêng của mình. Do hãng tàu do người mua chỉ định và đơn vị vận
chuyển hàng đến cảng cũng là đại lý của hãng tàu do bên người mua yêu câu
nên Công ty có thể phải chịu nhiều chi phí hơn do việc không được lựa chọn
hãng tàu này.
+ Việc kéo container rỗng về và đậu tại xưởng để chờ xếp hàng lên cũng
gây khó khăn cho Công ty vì nơi đỗ container của Công ty khá nhỏ. Nếu các
lô hàng của Công ty hoàn thành chậm tiến độ hay có nhiều lô hàng cần xuất
cùng lúc thì rất khó khăn trong việc tìm chỗ đỗ cho nhiều container cùng
lúc.
- Ngoài ra, còn có những điểm chưa hoàn thiện trong việc chọn phương thức
thanh toán là FOB liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty:
+ Theo FOB, Công ty không thể tự đưa container hàng lên tàu mà chỉ có thể
giao tại các bãi (CY – container yard) hoặc tại các kho hàng lẻ (CFS –
container freight station). Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa 2 bên và việc thông
quan của cơ quan hải quan cũng diễn ra tại CY hoặc CFS. Như vậy có nghĩa
là Công ty thực tế đã giao hàng tại CY/CFS nhưng vẫn phải chịu trách
nhiệm về rủi ro hàng hóa cho tới khi hàng được bốc lên tàu.
+ Thường thì container giao cho người chuyên chở tại CY cho tới khi nhận
được vận đơn (Bill of lading) của hãng tàu phải mất 5 – 7 ngày, mùa cao
điểm lên đến 10 ngày. Đây là thiệt hại lớn cho Công ty vì đã giao hàng
nhưng chưa thể lấy được tiền.
- Bước 7 (Làm C/O cho hàng xuất khẩu): vì Công ty có khá nhiều hàng hóa
đặt biệt vào các dịp cuối năm dẫn tới việc dễ mắc sai lầm khi phân loại lô
hàng dẫn tới việc chọn, sai mã số HS và thuế suất, mã biểu thuế suất. Thuế
suất sai sẽ dẫn đến số tình tiền thuế sai. Hơn nữa, có rất nhiều giấy tờ cần
chuẩn khi làm C/O cho lô hàng xuất, các chứng từ này lại có các yêu cầu
khác nhau về việc nộp bản chình hay bản phụ, có chữ ký và mộc của Công
ty hay không,…v.v. Việc này dẫn đến các thủ tục, các loại chứng từ hay
giấy phép xuất khẩu sẽ phức tạp và mất thời gian khi làm sai và gây ra tổn
thất to lớn cho Công ty.
2.4 Đánh giá những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện:
Dựa trên những phân tích và lập luận nêu trên, tác giả tổng hợp lại những điểm
hoàn thiện và chưa hoàn thiện như sau:
2.4.1 Điểm hoàn thiện:
Bảng 2. . Bảng đánh giá những điểm hoàn thiện trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng
may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
Điểm hoàn thiện Nguyên nhân
Công ty luôn có Kế hoạch hợp lý, chủ
Giảm thiểu tối đa các sai lầm trong
1 động trong việc xác nhận các thông
việc xuất hàng
tin với khách hàng
2 Kế hoạch và các công đoạn đều được Nhân viên có trình độ chuyên môn, có
giám sát một cách chặt chẽ nhiều kinh nghiệm
Khâu đóng hàng được diễn ra nhanh Có đội ngũ hơn 400 công nhân lành
3
chóng và đúng tiến độ nghề, có trách nhiệm cao
Hoàn thiện bộ chứng từ, tránh các soi Nhân viên Xuất Nhập khẩu có kinh
4 sót không cần thiết trong quá trình làm nghiệm nhiều năm trong ngành, có
giấy tờ tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận
Tất cả nhân viên đều được cách khai Công ty triển khai và hướng dẫn cho
5
báo hải quan điện tử nhân viên kỹ lưỡng
Tiết kiệm thời gian trong công tác làm
Các giấy tờ cần thiết luôn được nhân
6 vận đơn hay điều chỉnh các chứng từ
viên Xuất Nhập khẩu chuẩn bị trước
khác
Ít sai sót trong khâu kiểm dịch, kiểm Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các quy
7
nghiệm giám định định của pháp luật
Giảm các sai sót về lô hàng, tránh Công ty kiểm tra, xác nhận chứng từ
8
được việc mâu thuẫn với khách hàng nhiều lần trước khi vận chuyển
Công ty luôn an tâm về lô hàng. Các Các thông tin về lô hàng được kiểm
9 chứng từ rõ ràng, đễ dàng đối chiếu lại tra lại cho khớp với hệ thống trước khi
khi cần gửi cho khách hàng.
Công ty gửi mail bản scan các chứng
10 Tạo được lòng tin với khách hàng từ giúp khách hàng dễ dàng chuẩn bị
thủ tục nhập khẩu
_Nguồn: Tác giả_
2.4.2 Điểm chưa hoàn thiện:
Bảng 2. . Bảng đánh giá những điểm chưa hoàn thiện trong nghiệp vụ xuất khẩu
hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un –
Available.
Điểm chưa hoàn thiện Nguyên nhân
Khó khăn trong việc đặt booking và
1 Người mua chỉ định hãng tàu
có thể phải chịu nhiều chi phí hơn
Địa điểm đỗ container của Công ty Công ty chưa thật sự quan tâm đến
2 còn hạn chế, gây khó khăn cho công việc bố trí thêm nơi đỗ container vào
tác đóng hàng các đợt cao điểm trong năm
Sai sót khi phân loại lô hàng dẫn tới Công ty có khá nhiều hàng hóa đặt
3 việc chọn, sai mã số HS và thuế suất, biệt vào các đợt cao điểm trong năm
mã biểu thuế suất như dịp cuối năm
_Nguồn: Tác giả_
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Chương 2 đã phân tích cụ thể nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available. Trong quá trình nêu rõ
từng giai đoạn cụ thể của quy trình, tác giả đã cố gắng bám sát vào thực tế mà mình đã
quan sát được trong quá trình thực tập tại công ty. Điều này giúp tác giả phân tích
được những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện của nghiệp vụ xuất khẩu hàng may
mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG
MAY MẶC NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
TNHH UN – AVAILABLE
3.1 Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH An – Available:
Sắp đến Công ty TNHH Un – Available đang chuẩn bị mở rộng thêm một vài chi
nhánh nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng ở thị trường trong
nước cũng như tăng sự tương tác và gần gũi với khách hàng. Một vài địa điểm đang
được các phòng ban cũng như Giám đốc Paul Norries chú ý đến như các đường ở khu
Công nghiệp Tân Bình và khu Công nghiệp Vĩnh Lộc.
Nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường
biển, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những điểm hạn chế và duy trì các
điểm mạnh, điểm hoàn thiện trong nghiệp vụ này nhằm giúp nghiệp vụ của Công ty
ngày càng hoàn thiện hơn. Công ty cũng sẽ nghiên cứu kỹ hơn các điều khoản
Incoterms 2020 nhằm lựa chọn điều kiện xuất hàng thích hợp nhất cũng như duy trì
mối quan hệ giữa Công ty và các khách hàng nước ngoài.
Tính đến nay, nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển
của Công ty bao gồm 8 bước cơ bản. Các bước này được các anh chị trưởng phòng và
giám đốc của Công ty nhận định là phương án tối ưu cho nghiệp vụ này. Nhưng nhằm
giúp Công ty nâng cao lợi nhuận, nâng cao chất lượng lô hàng và tạo được mối quan
hệ lâu dài với khách hàng, Công ty nên yêu cầu khách hàng của mình phải thông báo
ngay khi hàng hóa có dấu hiệu xấu.
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:
3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện nghiệp vụ đặt booking:
Giải pháp này nhằm dành riêng cho tính chưa hoàn thiện ở bước 2 (đặt booking):
- Nguyên nhân chính dẫn đến việc trở ngại trong lúc đặt booking tàu trong
nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc của Công ty là tất cả các thông tin thuê
tàu, hãng tàu, cũng như cách thức thuê tàu sẽ do khách hàng nước ngoài chỉ
định.
- Nhằm giải quyết được vấn đề này, nhà xuất khẩu, Công ty TNHH Un –
Available, cần phải thỏa thuận trước hoặc yêu cầu khách hàng nước ngoài
thông báo sớm về việc sẽ chọn hãng tàu nào, cách thức thuê tàu hoặc Công
ty có thể thỏa thuận với khách hàng của mình dùng các hãng tàu mà Công ty
đã hợp tác lâu dài.
- Ngoài ra, Công ty còn có thể tìm hiểu kỹ, tiếp cận thêm nhiều thông tin về
bảo hiểm, container, giá cước và lịch trình tàu cũng như các điều kiện
incoterms,… để có thể chuyển sang xuất khẩu theo các điều kiện xuất khẩu
khác như FCA, CIF,… Hơn thế nữa, Công ty cần tìm được những đối tác
đáng tin cậy trong lĩnh vực logistic, bảo hiểm, hãng tàu,… để có thể thuận
lợi trong việc chuyển sang điều kiện xuất khẩu khác.
3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cấp, mở rộng nơi đỗ container của Công ty:
Giải pháp tiếp theo được đề ra nhằm mục đích giảm quyết tình trạng thiếu nơi đỗ
container trong các đợt cao điểm ở bước 2 (lấy container rỗng) trong nghiệp vụ xuất
khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển tại Công ty:
- Vào các đợt cao điểm đặc biệt là vào đợt hàng cuối năm, có rất nhiều lô
hàng cần xuất cùng lúc nhưng bãi đỗ container của Công ty thì khá nhỏ để
có thể đỗ được nhiều container cùng lúc.
- Nhằm khắc phục hạn chế này, Công ty mở cần chủ động tìm kiếm, thuê
hoặc có thể mua lại các bãi đỗ container gần Công ty để có thể giải quyết
được tình trạng này vào các đợt hàng cao điểm. Công ty cũng có thể lên kế
hoạch chi tiết cho các lô hàng của mình để thời gian các container ra vào
Xưởng được hợp lý hơn, tránh tình trạng ùn tắc.
3.2.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ làm C/O cho hàng xuất
khẩu tại Công ty:
- Công ty có khá nhiều hàng hóa đặt biệt vào các dịp cuối năm dẫn tới việc dễ
mắc sai lầm khi phân loại lô hàng dẫn tới việc sai mã số HS và thuế suất, mã
biểu thuế suất. Hơn nữa, giấy tờ cần chuẩn khi làm C/O cho lô hàng xuất,
các chứng từ này lại có các yêu cầu khác nhau về việc nộp bản chính hay
bản phụ, có chữ ký và mộc của Công ty hay không,…v.v. Việc này đã gây
ra không ít tổn thất to lớn cho Công ty.
- Nên cách tốt nhất để hoàn thiện được nghiệp vụ này là Công ty nên yêu cầu
phòng Xuất Nhập khẩu chuẩn bị trước các bộ chứng từ cùng lúc với khi
nhân viên Xuất Nhập khẩu làm các thủ tục để có thể dễ dàng đối chiếu với
các chứng từ. Công ty cũng nên tạo điều kiện, gửi nhân viên đi học thêm các
khóa nghiệp vụ; đào tạo và nâng cao tay nghề của nhân viên mới, chưa có
kinh nghiệm.
3.3 Kiến nghị hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Un – Available:
Nhằm hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH Un – Available, em xin đưa ra các kiến nghị sau:
- Bộ Giao thông – Vận tải nên có những phương ánâng cấp cơ sở hạ tầng
nhằm giúp cho việc vận chuyển các lô hàng từ Công ty đến cảng biển được
thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng.
- Nhà nước nên hoàn thiện và nâng cao các quy định và chính sách xuất
nhập khẩu, thống nhất các quy chế với nhau nhằm giúp các doanh nghiệp
có thể nắm vững các quy chế về xuất khẩu, nhập khẩu… Hỗ trợ và giúp
đỡ các công ty trong quá trình tìm hiểu và vận dụng các chính sách để
thực hiện tốt các quy định của Nhà nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:


Nhìn chung, nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển
của Công ty Un – Available khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, tích cực, thuận
tiện, an toàn cho nhà xuất khẩu, nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi các điểm
tiêu cực làm cho nghiệp vụ này chưa hoàn thiện.
Trong chương 3, đã nêu rõ những điểm tích cực, điểm hoàn thiện trong nghiệp vụ nên
được Công ty duy trì ổn định và phát triển hơn nữa. Còn các điểm tiêu cực, chưa hoàn
thiện thì Công ty cần phải có các biện pháp khắc phục hợp lý nhằm hoàn thiện hơn
nghiệp vụ xuất khẩu này và đem lại cho Công ty thật nhiều nguồn lợi về kinh tế cũng
như lòng tin của khách hàng dành cho Công ty.
KẾT LUẬN
Để đối mặt với những thách thức và đứng vững trên thị trường Việt Nam, Công ty
TNHH Un – Available luôn phát huy những điểm mạnh của và luôn tự nhìn nhận
những điểm mà công ty còn thiếu sót để liên tục thay đổi, làm mới chính mình, đặc
biệt, trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc của Công ty, một trong những khâu rất
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Trong thời gian
kiến tập 6 tuần, tìm hiểu, nghiên cứu và viết bài báo cáo này để phân tích cụ thể nghiệp
vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng đường biển của Công ty Un –
Available, cũng như những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện trong nghiệp vụ, thông
qua những nhận xét, đánh giá của chính các anh, chị là nhân viên của Công ty trực tiếp
thực hiện nghiệp vụ này tại Công ty từ những thực tế ghi nhận và quan sát được trong
quá trình tham gia kiến tập tại công ty. Bên cạnh đó, em cũng đưa ra một số kiến nghị,
nhằm hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc nguyên container bằng
đường biển của Công ty Un – Available, hi vọng sẽ phần nào có ích cho công ty trong
quá trình cải thiện các bước trong nghiệp vụ này.
Qua bài báo cáo đề tài thực hành nghề nghiệp 1: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY THNN UN – AVAILABLE”, em đã được tìm hiểu,
nghiên cứu và hiểu rõ hơn về nghiệp vụ xuất khẩu hàng may mặc của Công ty. Qua
đó, em có thể ứng dụng các kiến thức em đã học ở trường để áp dụng vào lần kiến tập
này và nhận thấy các kiến thức đã được học là vô cùng bổ ích nhưng vẫn còn rất nhiều
điều mới em cần phải tiếp thu.
Do thời gian kiến tập tại Công ty TNHH Un – Available quá ngắn nên em chỉ tìm hiểu
sơ về nghiệp vụ sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của Công ty chứ chưa thực sự
nắm được tất cả các nghiệp vụ của Công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2018). Thông tư số 39/2018/TT-BTC Đăng ký tờ khai hải quan,


ban hành ngày 20/04/2018
2. Công ty TNHH Un - Available (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty TNHH Un – Available giai đoạn 2017 – 2019.
3. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân và TS. Kim Ngọc Đạt (2011), Quản trị xuất nhập
khẩu NXB Tổng hợp TP.HCM.
4. VinaETech.(2018).Thông tin Công ty Un – Available. Truy cập từ:
https://doanhnghiepmoi.vn/thong-tin/Cong-Ty-TNHH-Un-Available-
71471.html
5. Vietcetera.(2020). How I manage: Paul Norries, Giám đốc Un – Available -
Xưởng may của hàng loạt thương hiệu streetwear hàng đầu. Truy cập từ:
https://vietcetera.com/vn/how-i-manage-paul-norriss-giam-doc-un-available-
xuong-may-cua-hang-loat-thuong-hieu-streetwear-hang-dau
PHỤ LỤC

You might also like