You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI



HUỲNH NGUYỄN TIẾN DANH

MSSV:1921005879 LỚP: CLC_19DMT03

PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ ĐẠI LỤC

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI



HUỲNH NGUYỄN TIẾN DANH

MSSV:1921005879 LỚP: CLC_19DMT03

PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Tô Loan

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021

2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp lần 1, trước hết cho em gửi lời
cảm ơn chân thành đến các cô Bùi Thị Tô Loan khoa Thương Mại. Với sự quan tâm,
chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của cô mà đến nay em có thể hoàn thành bài báo cáo đề tài
“Phân thích nội dung trong hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi xách siêu thị Sunozon tại
công ty cổ phần Bao bì Đại Lục”

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phòng kinh doanh của công ty
Bao bì Đại Lục, cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong công ty đã tận tình hướng
dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty, giúp em có thêm những kinh nghiệm thực
tế bổ ích để bổ sung vào những kiến thức đã học được tại trường.

Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sunh
viên nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ
bảo cùng đóng góp ý kiến của các thầy cô để bổ sung thêm kiến thức, nâng cao trình
độ để thực hiện tốt hơn các nghiệp vụ sau này cũng như phục vụ tốt hơn công tác thực
tế sau khi ra trường.

Em xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2021

Sinh viên

Huỳnh Nguyễn Tiến Danh

3
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

5
Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................5
2. Mục tiêu đề tài................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................6
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin thông
qua đọc sách, báo, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng, internet,...
Cụ thể phương pháp này vận dụng trong việc thu nhập các dữ liệu thứ cấp để giới
thiệu khái quát công ty và là cơ sở lý luận chương 2,3..............................................6
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Là phương pháp điều tra qua đánh giá
các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Trong quá trình thực tập,
tôi may mắn được chị Đỗ Thị Hồng Thư- là người có kinh nghiệp trong việc làm
hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp hướng dẫn. Từ đó, tôi tìm hiểu sâu về các nội
dung trong hợp đồng xuất khẩu.................................................................................6
5. Kết cấu đề tài..................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty......................................................6
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.................................................................6
1.1.2. Lịch sử hình thành:..............................................................................7
1.2. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp:..........................8
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:...............................................12
1.4. Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:................................13
1.5. Định hướng phát triển của doanh nghiệp:..................................................13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG BÁN TÚI SUNOZON
CỦA CÔNG TY BAO BÌ ĐẠI LỤC:..........................................................................14
2.1. Khái quát về hợp đồng:................................................................................14
2.1.1. Khái niệm hợp đồng xuất (nhập) khẩu:............................................14
2.1.2. Bố cục hợp đồng xuất khẩu:..............................................................14
2.2. Phân tích hợp đồng cụ thể tại công ty:........................................................15

6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Sau hơn 30 năm thực hành chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã và
đang có những tiến bộ vượt bật, khối lượng hàng hóa giao dịch với các nước khác tăng
lên đáng kể. Nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nước ta ngày càng hội nhập
sâu rộng hơn với các nền kinh tế trên thế giới bằng con đường ngoại thương.
- Trong xu thế đó, Việt Nam không những mở cửa trao đổi với bên ngoài mà còn
tích cực tham gia, ký kết các hiệp định vào các tổ chức kinh tế thế giới, điển hình là
gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), AFTA (Khu vực thương mại tự do
ASEAN), TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), AEC (Cộng đồng kinh tế
Asean)... Đặc biệt, khi nói đến ngoại thương, ta phải nhắc ngay đến hoạt động xuất
nhập khẩu, kim chỉ nam của nền kinh tế nói chung và của hoạt động kinh tế đối ngoại
nói riêng.
- Tuy nhiên, do nền kinh tế còn non trẻ nên nhiều doanh nghiệp còn gặp phải các
khó khăn, thách thức khi hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia. Sự thiếu hiểu
biết về pháp luật, công ước quốc tế, kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán hợp đồng,
cơ sở vật chất,... đã khiến các doanh nghiệp đôi khi bị thất bại trong giao dịch buôn
bán với quốc tế.
- Nhận thức được thực trạng này, cùng với thời gian thực tập tại Công ty Cổ
Phần Bao Bì Đại Lục, tác giả đã quyết định chọn đề tài:”Phân tích nội dung hợp
đồng xuất khẩu mặt hàng túi Sunozon của Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Lục”
nhằm nghiên cứu, phân tích hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng tại doanh nghiệp,
đồng thời đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện quy trình này.
2. Mục tiêu đề tài
- Có cơ hội tìm hiểu và phân tích thực tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu nói chung và công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi
sunozon nói riêng của công ty Bao Bì Đại Lục, từ đó đánh giá được những mặt tích
cực và tiêu cực của quy trình đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện cho công ty và
kiến nghị cho các cấp các ngành
- Củng cố lại kiến thức đã học, có sự so sánh phân tích với thực tiễn.

7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất
khẩu túi xách siêu thị Sunozon tại công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục (CPC)
- Phạm vi nghiên cứu: tại công ty Cổ phần Bao Bì Đại Lục
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin thông
qua đọc sách, báo, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng,
internet,... Cụ thể phương pháp này vận dụng trong việc thu nhập các dữ liệu
thứ cấp để giới thiệu khái quát công ty và là cơ sở lý luận chương 2,3.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Là phương pháp điều tra qua đánh giá
các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Trong quá trình thực
tập, tôi may mắn được chị Đỗ Thị Hồng Thư- là người có kinh nghiệp trong
việc làm hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp hướng dẫn. Từ đó, tôi tìm hiểu sâu
về các nội dung trong hợp đồng xuất khẩu.
5. Kết cấu đề tài

Kết cấu bài báo cáo gồm 3 phần chính:

Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục

Chương 2: Phân tích nội dung trong hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi xách siêu thị
Sunozon tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC
- Tên tiếng Anh: Continent Packaging Corporation
- Trụ sở chính: 49/23 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP
Hồ Chí Minh.

8
- Điện thoại: 0838442826 – 0832933889
- Fax: 0839610123
- Mã số thuế: 0304381815
- Website: www.cpc.com.vn
- Đơn vị trực thuộc: 2 nhà máy chính:

+Chi nhánh Long An: Lô P2, đường số 8, khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn, thị xã Tân
An, tỉnh Long An.

+Chi nhánh nhà máy Hố Nai: Lô IV-4A, đường số 10, khu công nghiệp Hố Nai 3,
Trảng Bom, Đồng Nai.

1.1.2. Lịch sử hình thành:


- Công ty cổ phần bao bì Đại Lục là một công ty con trực thuộc công ty cổ phần
nhựa 04. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư TP.HCM cấp 25/05/2006.(Công Ty Cổ Phần Nhựa 04 tiền thân là doanh
nghiệp nhà nước thành lập vào năm 1992, hiện nay vốn nhà nước chiếm 10%, 90%
còn lại là của cán bộ công nhân viên góp mua. Công ty được giao quyền tự chủ trong
sản xuất kinh doanh)
- Trong quá trình hoạt động, ngày 22/12/2007 công ty cổ phần bao bì Đại Lục
dời trụ sở công ty về số 49/23 Lũy Bán bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú,
TP HCM.
- Cuối năm 2008, công ty được kí quyết định thành lập chi nhánh nhà máy
tại Long An với qui mô lướn nhất trong số các nhà máy của công ty.
- Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục có vốn điều lệ the Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh:

Cổ đông Vốn góp Tỷ lệ (%)


Công Ty Cổ phần Nhựa 04 8.220.000.000 68
Ông Lê Văn Lực 3.000.000.000 25
Ông Nguyễn Thanh Tùng 480.000.000 4
Bà Tạ Thị Thanh 300.000.000 3
Cộng 12.000.000.000 100

9
Công ty sản xuất đơn hàng từ công ty mẹ ( Công Ty Cổ Phần Nhựa 04) đưa
xuống, đồng thời nhận đơn hàng từ bên ngoài. Với tỷ lệ xuất khẩu chiếm trên 75%
tổng doanh số toàn công ty. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu trên
30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới:

 Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ireland, Thụy
Điển, Na Uy,...
 Đông Nam Á và Châu Úc: Malaysia, Singapore, Úc, New Zealand,...
 Bắc và Nam Mỹ: Mỹ, Brazil
1.2. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp:

10
 Hội đồng quản trị
- Quyết định chiến lược phát triển công ty.
- Quyết định phương án đầu tư
- Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức Giám đốc và các cán bộ quản lý quan trong
khác của công ty; quyết định mức lương và các lợi ích khác của ban giám đốc.

11
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, đầu tư vào doanh
nghiệp khác.
 Giám đốc công ty
- Là người đại diện pháp luật của công ty. Chịu trách nhiệm và giám sát, điều
hành toàn bộ quá trình hoạt động của công ty.
- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và các chủ
trương lớn của công ty.
- Quyết định việc hợp tác đầu tư liên doanh kinh tế của công ty.
- Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao.
- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty.
- Quyết định việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản
xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn của công ty.
 Phó giám đốc công ty
- Có trách nhiệm tham mưu với giám đốc khi thực hiện các chức năng quản lý
của mình về tình hình sản xuất cũng như tình hình tài chính của công ty và chịu trách
nhiệm khi thực hiện các chức năng chung đó. Phó giám đốc được ủy nhiệm thay thế
điều hành công việc khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng
như trước công ty về các quyết định của mình.
 Bộ phận kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch sản xuất của
công ty.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, phụ liệu
- Xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra liên tục và đồng bộ.
- Nghiên cứu tham mưu cho giám đốc về đầu tư đổi mới công nghệ máy móc
thiết bị.
- Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu về chất lượng cũng như giá cả của
cật tư, nguyên vật liệu, phụ liệu được mua.
- Lập các lệnh sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất cũng như chất lượng, quy cách,
mẫu mã của các sản phẩm theo hợp đồng.

12
- Theo dõi các hợp đồng gia công, lập biên bản đối chiếu tình hình thừa thiếu
nguyên vật liệu trong khi giao gia công, thanh lý các hợp đồng gia công.
- Theo dõi cung cầu thị trường, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất
phù hợp
 Bộ phận kinh doanh – xuất nhập khẩu
- Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng.
- Chịu trách nhiệm lập và theo dõi các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước
- Chuyển hợp đồng và chi tiết đính kèm đến bộ phận kế hoạch để thực hiện hợp
đồng.
- Nhận thông tin từ phòng kế hoạch hay từ nhà máy về hợp đồng ngoại là hàng
đã đủ và chuẩn bị xuất hàng.
- Hoàn tất thủ tục xuất – nhập khẩu.
 Bộ phận tài chính – kế toán
- Xây dựng hệ thống sổ sách, chứng từ theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập các báo cáo tài chính
theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Lập báo cáo quyết toán chính xác, kịp thời, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà Nước.
- Xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo
công ty.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch
của công ty.
- Phổ biến các Nghị Định, Nghị Quyết, Thông Tư, và các văn bản do Nhà Nước
ban hành có liên quan đến công tác kế toán.
 Bộ phận hành chính – nhân sự
- Quản lý, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể xây dựng bộ máy nhân sự, đào tạo, thi
đua.
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các khoản phụ cấp...
- Tổ chức quan sát, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên.
- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tuyển dụng, thôi việc và chế độ chính
sách.

13
- Quản lý mọi thủ tục hành chính, lập kế hoạch bảo hộ lao động.
 Giám đốc nhà máy
- Quản lý điều phối các nhân viên, các tổ trưởng trong nhà máy dúng với chức
năng vị trí từng công việc.
- Định hướng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất; phân công, tuyển dụng, sa thải,
đào tạo CN sản xuất.
- Ký duyệt báo cáo, đề nghị thanh toán, xuất nhập sản phẩm, bán thành phẩm vật
tư nguyên liệu.
 Phó giám đốc sản xuất nhà máy
- Cùng với giám đốc theo dõi kế hoạch sản xuất, tiến độ thực hiện, hiệu quả thực
hiện, văn hóa nhà máy, sắp xếp vật tư, máy móc thiết bị, an toàn nhà máy, vệ sinh
công nghiệp.
- Tham mưu cho giám đốc nhà máy, giám đốc công ty và bộ phận kế hoạch nhà
cung cấp, các nhà gia công có uy tín về chất lượng.
 Bộ phận kỹ thuật nhà máy
- Định mức vật tư kỹ thuật sử dụng hàng tháng.
- Hướng dẫn nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật.
- Thực hiện đúng quy trình bảo trì máy móc thiết bị.
- Đề xuất các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tăng năng suấ.
- Phân công nhiệm vụ cho công nhân kỹ thuật giải quyết trục trặc máy móc, hao
mòn của ca sản xuất; bảo trì cơ điện.
 Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào cho
đến sản phẩm đầu ra, cả các quá trình bao bì đóng gói.
- Báo cáo đánh giá về mặt chất lượng của sản phẩm đối với sản xuất.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Chức năng:
 Công ty Bao Bì Đại Lục đã xác định chức năng của mình trong việc thỏa mãn
nhu cầu xuất khẩu hàng hóa trong nước đồng thời góp phần tích lũy, thu ngoại tệ cho
quốc gia và mang lại thu nhập, lợi nhuận cho công ty thông qua hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.

14
 Ngoài ra, công ty còn hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Nhiệm vụ
 Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện kế
hoạch xuất nhập khẩu nhằm góp phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
 Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh
doanh các loại sản phẩm theo ngành nghề đăng ký kinh doanh được cấp phép.
 Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký với các tổ chức trong và
ngoài nước sao cho đúng thời gian, kịp tiến độ.
 Kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế đầy đủ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách.
1.4. Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Doanh thu thuần Triệu 1.223.494,36 1.759.862,58 2.004.692,62
đồng
2 Lợi nhuận sau thuế Triệu 8.990,25 19.476,68 17.950,19
đồng
3 Tăng giảm về % 44 14
doanh thu
4 Tăng giảm về lợi % 117 -8
nhuận sau thuế
2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
2017 2018 2019

15
1.5. Định hướng phát triển của doanh nghiệp:
- Tiếp tục phát triển các mặt hàng đã và đang kinh doanh với khách hàng. Mở
rộng nguôn cung các mặt hàng xuất khẩu để đảm bảo về mặt đầu vào, chủ động nguồn
hàng xuất của Công ty . Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo mối quan hệ thương mại
với các khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng nhập khẩu mới.
- Mở rộng dần quy mô hoạt động của công ty bằng cách chuyển lợi nhuận để tái
đầu tư mở rộng quy mô về vốn hoạt động. Từng bước nâng cao khả năng hoạt động
của công ty về lợi nhuận cao hơn đồng thời phát triển nhân sự cả về năng lực lẫn kinh
nghiệm.
- Phát hiện hệ thống Marketing, xây dựng uy tín và thương hiệu công ty trên thị
trường quốc tế cũng như trong nước. Chú trọng áp dụng thương mại điện tử trong hoạt
động tìm kiếm khách hàng và Marketing.
- Luôn luôn cảnh giác với các hoạt động gian lận thương mại và các công ty ma
đang hoạt động trên toàn cầu. Cần tìm hiểu rõ về công ty đang thực hiện giao dịch để
tránh những thiệt hại có thể xảy ra mà nặng nề nhất là có thể phá sản.
 TÓM TẮT CHƯƠNG 1
 Chương 1 là chương tổng quát giới thiệu về công ty. Chương 1 trình bày về lịch sử
hình thành và phát triển của công ty, chức năng và nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ
chức của công ty,tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như định hướng
phát triển của công ty.

16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG BÁN TÚI
SUNOZON CỦA CÔNG TY BAO BÌ ĐẠI LỤC:
2.1. Khái quát về hợp đồng:
2.1.1. Khái niệm hợp đồng xuất (nhập) khẩu:

Hợp đồng ngoại thương (xuất nhập khẩu) là sự thỏa thuận giữa các bên mua và
bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa,
giao chứng từ sở hữu hàng hóa và chứng từ khác liên quan đến hàng hóa, còn bên mua
có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng.

2.1.2. Bố cục hợp đồng xuất khẩu:


a. Phần mở đầu:
 Tiêu đề của hợp đồng: “Contract”, “Sales Contract” , “Sales Agreement”,
“Proforma Invoice”.
 Số hiệu hợp đồng và ngày hợp đồng: hợp đồng ngoại thương thường mang
số và ký hiệu do bên lập hợp đồng cho.
 Thời gian ký kết hợp đồng: ngày hợp đồng có đủ chữ ký của hai bên xuất
nhập khẩu và được cho số kí hiệu đầy đủ.
b. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng:
- Các nội dung cần đảm bảo trong hợp đồng:

Bên mua, bên bán gồm các thông tin: tên, địa chỉ, người đại diện, mã số thuế

 Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
 Địa chỉ: số nhà, tên đường, thành phố, quốc gia.
 Các số máy Fax, telex, điện thoại và địa chỉ email.
 Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên.
 Người đại diện ký hợp đồng: tên và chức vụ.
c. Các điều khoản cần có trong hợp đồng:
 Điều 1: Tên hàng (Article 1: Commodity)
 Điều 2: Chất lượng hàng hóa (Article 2: Quality)
 Điều 3: Số lượng hàng hóa (Article 3: Quantity)

17
 Điều 4: Giao hàng (Article 4: Delivery)
 Điều 5: Giá cả hàng hóa (Article 5: Prices)
 Điều 6: Thanh toán (Article 6: Payment)
 Điều 7: Bao bì và nhãn hiệu (Article 7: Packing and marking)
 Điều 8: Bảo hành (Article 8: Warranty)
 Điều 9: Bảo hiểm (Article 9: Insurance)
 Điều 10: Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 10: Penalty)
 Điều 11: Bất khả kháng (Article 11: Force majeure)
 Điều 12: Khiếu nại (Article 12: Claim)
 Điều 13: Trọng tài (Article 13: Arbitration)
2.2. Phân tích hợp đồng cụ thể tại công ty:
- Phần mở đầu của hợp đồng có đầy đủ các nội dung:
 Tiêu đề hợp đồng: “Sales Contract” phù hợp với nội dung lý thuyết cách viết
tiêu đề hợp đồng
 Số hợp đồng: 54/05/2020/HĐMB/TQ-AIMT
 Ngày ký kết hợp đồng: 3nd June 2020
- Phần nội dung của hợp đồng:
 Có đầy đủ thông tin của bên bán (the seller) và bên mua (the buyer)
Có các điều khoản:
- Điều 1: Tên hàng và giá cả hàng hóa
- Điều 2: Đóng gói
- Điều 3: Vận chuyển
- Điều 4: Điều khoản thanh toán
- Điều 5: Kế hoạch giao hàng
- Điều 6: Trách nhiệm bên A
- Điều 7: Trách nhiệm bên B
- Điều 8: Điều kiện đặc biệt
Phân tích 4 điều khoản đầu của hợp đồng:
- Điều 1: +) Tên hàng:Túi xách siêu thị “Shopping Bag”  cách viết tên hàng
hóa mới không theo các cách viết theo lý thuyết như: tên hàng + nơi xuất xứ,

18
tên hàng + chi tiết kỹ thuật chính, tên hàng + thương hiệu hoặc tên hàng + tên
khoa học, tên hàng + cách sử dụng.
+) Số lượng: 1,210,560 (cái)
+) Giá:
 Giá của mỗi cái túi là 0,197 USD, tổng giá trị là 230,006.40 USD. Giá của
hàng hóa được quyết định trong quá trình ký hợp đồng và không được thay đổi
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
+) Điều khoản giao hàng:
 Sử dụng điều kiện FOB trong giao hàng (FOB Price, HCMC, Vietnam,
(Incoterms 2010)).
 Unit prices: (USD 0,197/PCS FOB, HCMC, Vietnam,(Incoterms 2010)).
 Total: USD 230,006.40

- Điều 2: Đóng gói:
+) Mỗi túi LDPE đóng 10 túi siêu thị. Tổng cộng có 26 túi LDPE
+) 26 túi LDPE thì được đóng trong 1 thùng carton
- Điều 4: Điều khoản thanh toán gồm có 4 mục chính như lý thuyết.
 Đồng tiền thanh toán: USD
 Thời gian thanh toán: Sau 7 ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ gốc từ
bên bán.
 Loại thanh toán: Remittance (T/T)
+) Điều kiện thanh toán T/T có nghĩa là: là phương thức thanh toán
theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người xuất khẩu bằng
phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người nhập khẩu.
+) Phương thức thanh toán này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi
trong hoạt động mua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, 2 bên
đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty
mẹ - con.
+) Có 2 hình thức thanh toán: TT (trả tiền sau khi nhận hàng) hoặc
TTR (trả một phần tiền trước khi bên bán chuyển hàng). Trong trường hợp này, hợp
đồng công ty sử dụng phương thức thanh toán là TT (trả tiền sau khi nhận).

19
 Các ưu điểm: Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh
chóng (nếu thực hiện bằng thanh toán T/T ) .
+ Chỉ phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC
+ Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC
+ Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Vì họ không phải
chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiến hàng ngay nếu sử dụng phương
thức điện chuyển tiền .
+ Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao
hàng nên không sợ rủi ro , thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả .
+ Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao
tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất
lượng .
 Rủi ro: Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả
tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
+ Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền ( do
gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán ) gửi cho ngân hàng thì nhà
xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà
nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi .
+ Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí
vận chuyển hàng , phải bán rẻ hoặc tái xuất .
+ Do đó , nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất
trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gi để đôn đốc
nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất
khẩu .

 Tài liệu thanh toán/bộ chứng từ xuất khẩu: bao gồm


+) Bill of Lading ( 03 bản gốc và 03 bản copy)
+) Commercial Invoice ( 03 bản gốc và 03 bản copy)
+) Parking list ( 03 bản gốc và 03 bản copy)
+) Certificate of Origin ( 03 bản gốc và 03 bản copy)
- Điều 5: Kế hoạch giao hàng:

20
Loại giao hàng: Giao hàng từng phần (Chia thành 8 đợt giao hàng)

Plans Date
(dd/mm/yyyy)
1st shipment: 160,000 pcs QC date:25/03/2021
ETD:30/03/2021
2nd: 160,000 pcs QC date:01/04/2021
ETD:06/04/2021
3rd: 160,000 pcs QC date:08/04/2021
ETD:13/04/2021
4th: 160,000 pcs QC date:15/04/2021
ETD:20/04/2021
5th: 160,000 pcs QC date:22/04/2021
ETD:27/04/2021
6th: 160,000 pcs QC date:26/04/2021
ETD:04/05/2021
7th: 160,000 pcs QC date:06/05/2021
ETD:11/05/2021
8th: 90,560pcs QC date:13/05/2021
ETD:18/05/2021

+)Cảng khởi hành : Cat Lai Port, Hochiminh City, Vietnam


+)Cảng đến: ANTWERP, German.

2.3. Những ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng:


2.3.1. Ưu điểm:
- Hợp đồng đầy đủ các nội dung cần thiết như: tiêu đề, số hiệu hợp đồng, ngày
ký kết, địa chỉ, thông tin của bên bán và bên mua.

21
- Mô tả hàng hóa, số lượng và giá của hàng hóa một cách thống nhất, cụ thể, rõ
ràng.
- Sử dụng điều kiện FOB trong việc giao hàng để tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu
tối đa trách nhiệm đối với việc vận chuyển hàng hóa trong quá trình xuất khẩu.
- Kế hoạch giao hàng cụ thể, chính xác.
- Thể hiện rõ: chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, các chế tài giải
quyết tranh chấp hợp đồng,… những quy định này có vai trò quan trọng để các
bên thực hiện hợp đồng

22

You might also like