You are on page 1of 23

(a)

Báo cáo khoa học số 5.1


Phát triển phần mềm giao diện khách hàng 
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Việc thu thập dữ liệu về hoạt động của các thiết bị công nghiệp được thực
hiện thủ công thông qua các báo cáo/thống kê định kỳ của Nhà máy. Việc cập
nhật liên tục các dữ liệu vận hành của thiết bị, dữ liệu kiểm định/bảo
dưỡng/sữa chữa tương đối khó khăn do sự đa dạng, phức tạp về chủng loại
thiết bị, số lượng thiết bị nhiều, và sự đa dạng về các dữ liệu cần thu thập, từ
những sự thay đổi về điều kiện vận hành đến sự thay đổi tình trạng của thiết
bị, đường ống, ví dụ như sự suy giảm chiều dày thành ống, các vị trí khuyến
tật, các dạng khuyết tật, các dạng ăn mòn…

Hơn nữa, việc kiểm tra các thiết bị, thu thập dữ liệu hệ thống theo cách
truyền thống yêu cầu sự tạm dừng hoạt động của nhà máy trong nhiều giờ
hoặc trong nhiều ngày. Quá trình tạm dừng này sẽ ảnh hưởng đến công việc
sản xuất của nhà máy, qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số sản phẩm,
gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thời gian tạm dừng càng dài, số lần tạm dừng
càng nhiều, thiệt hại về doanh số càng lớn. Các thiết bị khác nhau có lịch
kiểm định định kỳ khác nhau. Ví dụ đối với các thiết bị mới, công nghệ cao
có thể hoạt động tin cậy trong thời gian dài mới cần kiểm định. Trong khi đó,
các thiết bị cũ, hoạt động trong nhiều năm luôn tiềm tàng những rủi ro lớn,
cần sự kiểm tra định kỳ một cách thường xuyên hơn.

Để đảm bảo an toàn, bất kỳ một nhà máy - công trình công nghiệp nào

cũng phải được kiểm định định kỳ. Một chu trình vận hành nhà máy sẽ luôn

đi đôi với phân tích rủi ro (Risk Analysis), [tái] kiểm định theo lịch (planned
inspection execution) và xử lý sự cố phát sinh (unexpected event handling),

như mô tả trong sơ đồ của Hình .... Mỗi lần kiểm định sẽ đi kèm các thủ tục

bảo dưỡng công nghiệp, nâng cấp, thay thế các phụ tùng hao mòn và xử lý các

khiếm khuyết phát sinh. Điều này làm cho các thông số kỹ thuật ảnh hưởng

đến mức độ an toàn (risk factor) được cải thiện. Do vậy, cần cập nhật dữ liệu

để tính toán lại rủi ro, lập thời khóa biểu cho lần kiểm định tiếp theo.

Những bất cập nêu trên cho thấy việc xây dựng công cụ phần mềm để thu
thập dữ liệu hoạt động của các thiết bị thông qua tích hợp liên thông với hệ
thống ERP của Nhà máy, hệ thống hóa, chuẩn hóa dữ liệu hoạt động (vận
hành, kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa) của các thiết bị đó phục vụ đánh giá
rủi ro là hết sức cần thiết. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả cho công tác dự báo rủi ro,
kiểm định thiết bị, giúp nâng cao tuổi thọ của thiết bị.

1.2. 1.2 Phạm vi nghiên cứu


Nội dung chính của đề tài là xây dựng công cụ điện toán đám mây cho
phép thu thập, xử lí dữ liệu để đánh giá rủi ro phục vụ công tác quản lý các
thiết bị trong nhà máy công nghiệp. Hệ thống dịch vụ trực tuyến này sẽ đáp
ứng các tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết của công tác kiểm định thiết bị
công nghiệp trên cơ sở đánh giá rủi ro thông qua các dịch vụ cung cấp:

- Quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và các phương pháp đánh giá định
lượng/định tính phục vụ công tác kiểm định thiết bị công nghiệp dựa trên Tiêu
chuẩn đánh giá rủi ro API 580 và 581.
- Dịch vụ trực tuyến thu thập, chuẩn hóa, hệ thống hóa, quản lý dữ liệu
phục vụ kiểm định thiết bị công nghiệp thông qua tích hợp và liên thông với
các hệ thống thông tin quản lý nhà máy công nghiệp.
- Dịch vụ trực tuyến xử lý và quản lý rủi ro theo phương pháp RBI dựa
trên Tiêu chuẩn API 580 và 581 phù hợp với điều kiện vận hành thực tế ở
Việt Nam.
- Dịch vụ trực tuyến hỗ trợ xây dựng kế hoạch kiểm định thiết bị theo
phương pháp RBI nhằm đảm bảo an toàn lao động, vận hành thiết bị tin cậy,
tối ưu hóa quy trình bảo dưỡng thiết bị, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả
sản xuất.
CHƯƠNG.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Phương pháp lập kế hoạch kiểm định dựa trên cơ sở đánh giá rủi
ro
1.3.1. 2.1.1 Định nghĩa phương pháp lập kế hoạch kiểm định dựa trên cơ
sở đánh giá rủi ro
Phương pháp lập kế hoạch kiểm định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro (RBI:
Risk based Inspection) là một quá trình xác định, đánh giá và lập ma trận các
rủi ro công nghiệp có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn thiết bị ở cả thiết bị
áp lực và các yếu tố cấu trúc. RBI giải quyết các rủi ro có thể được kiểm soát
thông qua các phương pháp kiểm tra và phân tích thích hợp. Trong quá trình
triển khai RBI, các kỹ sư sẽ thiết lập các chiến lược kiểm tra (thiết bị nào cần
kiểm tra, khi nào cần kiểm tra, phương pháp kiểm tra) phù hợp nhất với các
cơ chế gây ăn mòn, hỏng hóc trên các thiết bị như đã được dự đoán và quan
sát trong quá trình vâ ̣n hành.

Quy trình lập kế hoạch kiểm định dựa trên đánh giá rủi ro được mô tả như
hình dưới đây:
Quá trình đánh giá
Thu thập dữ liệu Phân loại rủi ro
rủi ro

Tái kiểm định, đánh Lập kế hoạch kiểm


Giảm thiểu rủi ro
giá định

Hình 2-1
Hình 2.1 mô tả quá trình đánh giá theo phương pháp RBI. Quá trình lập kế
hoạch kiểm định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro là một vòng tuần hoàn:

Bước đầu tiên là thu thập dữ liệu đầu vào cho hệ thống. Quá trình thu thập
dữ liệu đầu vào có thể là thu thập thủ công bằng tay hay thu thập tự động nhờ
các cảm biến (sensor).

Bước 2 là quá trình đánh giá rủi ro dựa theo một chuẩn nhất định, trong
phạm vi đề tài chúng em đánh giá rủi ro dựa theo tiêu chuẩn API 581 phiên
bản 2008 và 2016 của Viện dầu khí Hoa Kỳ.

Bước 3 là phân loại rủi ro dựa trên các dữ kiện đầu vào và kết quả đầu ra
thu được.

Bước 4 là đưa ra phương án kiểm định, từ đó các chuyên gia lập kế hoạch
kiểm định cho phù hợp với hiện trạng và kế hoạch sản xuất trong tương lai.

Bước 5 sau khi thực hiện kiểm định theo kế hoạch đã chọn, dựa vào kết quả
của lần kiểm định đấy ta đưa ra các phương thức kiểm soát rủi ro, từ đó rủi ro
được giảm thiểu đáng kể. Mức độ giảm thiểu phụ thuộc vào phương thức
được chọn để kiểm soát rủi ro.

Bước 6 là quá trình tái kiểm định và đánh giá lại sau quá trình hệ thống đã
được giảm thiểu rủi ro.

Hiểu được định nghĩa về phương pháp lập kế hoạch kiểm định dựa trên cơ
sở đánh giá rủi ro RBI, trong phần tiếp theo chúng em sẽ nói về ứng dụng của
RBI trong nhà máy công nghiệp và giải thích tại sao nó là phương pháp tiên
tiến thay thế cho phương pháp kiểm định thủ công cũ (lập kế hoạch kiểm định
dựa trên thời gian: Time-based Inspection).

1.3.2. 2.1.2 Lợi ích của việc ứng dụng của phương pháp RBI trong quản
lý thiết bị nhà máy công nghiệp
Phương pháp RBI được ứng dụng cho việc kiểm tra các thiết bị trong nhà
máy công nghiệp nhờ những lợi ích to lớn mà nó mang lại khi áp dụng
phương pháp này:

- Đa số tiêu chuẩn kiểm định hiện hành chỉ dựa trên LoF (likelihood of failure
– khả năng hư hỏng) chứ không dựa trên CoF (Consequence of failure – tầm
mức ảnh hưởng của hư hỏng) trong khi việc chú ý tới tầm mức ảnh hưởng của
hư hỏng là hết sức cần thiết. Ví dụ: sẽ là không hợp lý nếu coi tầm ảnh hưởng
bởi hư hỏng của 1 bình khí nén 200 lít như 1 bồn gas 200 m3 là như nhau.
- Giảm bớt những rủi ro có tầm mức ảnh hưởng lớn.
- Tăng hiệu quả của chi phí bỏ ra cho việc kiểm định và bảo trì.
- Cung cấp những thông tin cơ bản để thay đổi khi chuyển từ 1 thiết bị có hệ
số nguy hiểm thấp sang thiết bị có hệ số nguy hiểm cao.
- Lượng định và hiểu những rủi ro còn tồn tại trong kế hoạch kiểm định đang
áp dụng.
- Lượng định được sự giảm bớt rủi ro do kết quả của hoạt động kiểm định.
- Phương pháp RBI cung cấp 1 khả năng chỉ ra và lượng định hệ số rủi ro, tạo
ra 1 công cụ hữu hiệu để quản lý những phần quan trong của dây chuyền công
nghệ.
- Cho phép ban lãnh đạo xem xét vấn đề an toàn 1 cách tổng thể và có hiệu
quả kinh tế cao.
- Giảm nguy cơ sự cố một cách có hệ thống bằng cách sử dụng một cách hợp
lý hơn các phương pháp kiểm định khác nhau.
- Cải thiện độ tin cậy của toàn hệ thống.

Các tính năng của phương pháp RBI:

- Dựa vào các kết quả thu được khi kiểm định các thiết bị theo phương pháp
RBI, chúng ta có thể xác định được mức độ hư hỏng nặng nhẹ khác nhau của
thiết bị, từ đó đưa ra mức độ ưu tiên cho công tác kiểm định tiếp theo.
- Phương pháp đưa ra gợi ý lên kế hoạch kiểm định cho lần kiểm tra tiếp theo,
dựa vào đó ta đánh giá những kế hoạch tương lai để ra quyết định sáng suốt
nhất (Ví dụ như quyết định những thay đổi cần thiết trong kế hoạch quản lý
rủi ro sao cho thích ứng với kế hoạch thay đổi hay mở rộng sản xuất).
- Đánh giá các thay đổi liên quan đến quá trình vận hành cơ bản khi chúng
ảnh hưởng đến sự hoàn hảo (integrity) của thiết bị.
- Dựa trên các thông số đầu vào và kết quả đầu ra, chỉ ra những nhân tố tạo ra
rủi ro có thể bị bỏ qua trong các phương thức kiểm định khác.
- Phương pháp đưa ra các gợi ý các phương pháp kiểm định để hạn chế rủi ro,
từ đó người kỹ sư hay chuyên gia định ra mức độ kiểm định tối ưu xét trên
quan điểm kinh tế bằng cách xem xét sự cân bằng giữa chi phí kiểm định và
mức độ giảm chỉ số rủi ro.
- Dựa và ngưỡng rủi ro cho phép, người dung xác định một “mức độ rủi ro
chấp nhận được” cho tổng hệ thống thiết bị để đưa ra các phương án phù
hợp.

1.4. 2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn API 580/581 sử dụng phương pháp
RBI
Chuẩn API 580/581 là chuẩn được đưa ra bởi Viện dầu khí Hoa Kỳ, sử
dụng phương pháp RBI để đánh giá rủi ro của thiết bị trong ngành công
nghiệp dầu khí, từ đó đưa ra kế hoạch kiểm định phù hợp. Phương pháp này
nhằm loại bỏ sự kiểm tra bảo dưỡng thiết bị dựa theo phương pháp truyền
thống, đó là kiểm định dựa trên thời gian vận hành của thiết bị. Phương pháp
RBI chỉ lên kế hoạch kiểm tra khi cần thiết, giảm số lần ngừng máy để kiểm
tra, tăng thời gian chạy của thiết bị, giúp nâng cao độ tin cậy, tiết kiệm chi
phí và tăng khả năng sẵn của sàng của thiết bị do việc kiểm định đã được lập
kế hoạch và thực hiện công việc này khi thật sự cần thiết.

Theo tiêu chuẩn API 581, rủi ro của thiết bị được tính theo công thức tổng
quát sau:

R ( t )=Pf ( t ) . C f ( t ) (2.1)

Trong đó:

- R ( t ) là rủi ro của thiết bị tại thời điểm t .

- Pf ( t ) là xác suất xảy ra lỗi của thiết bị tại thời điểm t .

- C f ( t ) là thiệt hại phải gánh chịu nếu thiết bị xảy ra lỗi.

- t là thời gian phục vụ (vận hành) của thiết bị kể từ lần kiểm định cuối

cùng.
Nhìn vào công thức tổng quát ta thấy rủi ro của thiết bị phụ thuộc vào thời
gian vận hành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tính toán thiệt hại phải gánh chịu
nếu thiết bị xảy ra lỗi ít phụ thuộc hơn vào thời gian vận hành của thiết bị.
Trong khi xác suất xảy ra lỗi của thiết bị tăng theo hàm thời gian (thời gian
vận hành kể từ lần kiểm định trước càng dài thì xác suất lỗi xảy ra càng lớn).

Ta sẽ lần lượt đi sâu vào tính toán từng hàm Pf ( t ) (Probability of Failures) và
hàm C f ( t ) (Consequence of Failures) trong các mục tiếp theo.

Để tiện cho việc tính toán, xác suất xảy ra lỗi chúng em gọi là PoF
(Probability of Failures). Thiệt hại phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra, chúng
em gọi là CoF (Consequence of Failures).

1.4.1. 2.2.1 Xác suất xảy ra lỗi của thiết bị trong nhà máy công nghiệp
Xác suất xảy ra lỗi thiết bị trong nhà máy công nghiệp gọi tắt là PoF được
tính theo công thức sau:

Pf ( t )=g ff ∗D f ( t )∗F MS (2.2)

Trong đó:

- Pf ( t )là xác suất xảy ra lỗi của thiết bị tại thời điểm t .

- gff là hệ số thất bại chung (xác suất lỗi của loại thiết bị, hệ số này do

nhà sản xuất cung cấp.


- Df ( t ) là hệ số gây thiệt hại của thiết bị theo thời gian hoạt động.

- F MS là hệ số quản lý rủi ro của hệ thống.

Các tham số gff và F MS phụ thuộc vào loại của thiết bị và phụ thuộc vào việc
quản lý của nhà máy khi rủi ro xảy ra. Hai tham số này không phụ thuộc vào
thời gian, do đó để tiện cho việc tính toán, chúng ta đi sâu vào đánh giá hệ số
gây thiệt hại của thiết bị theo thời gian hoạt động Df ( t ).
Hình 2.1 Các nhóm tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro thiết bị

Hình trên là hình ảnh của 7 tác nhân gây ra rủi ro cho thiết bị:

- Thinning (thiệt hại do độ dày mỏng của thiết bị): ký hiệu là Dthin
f .

- Lining (thiệt hại do lớp lót của thiết bị): ký hiệu là Delin
f .

- External Damage (thiệt hại do các tác nhân bên ngoài thiết bị): ký
hiệu là Dextd
f .

- Stress Corrosion Cracking (thiệt hại do ăn mòn ứng suất): ký hiệu là


D SCC
f .
- High Temperature Hydrogen Attack (thiệt hại do phản ứng với Hidro
ở nhiệt độ cao): ký hiệu là Dhtha
f .
- Mechanical Fatigue (Piping Only) (thiệt hại do độ bền mỏi của thiết
bị): ký hiệu là Dmfat
f .
- Brittle Fracture (thiệt hại gãy giòn thiết bị): ký hiệu là Dbrit
f .

1.4.2. 2.2.2 Hậu quả phải gánh chịu nếu xảy ra lỗi
Khi thiết bị trong nhà xảy ra lỗi sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể. Ở mục
này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích các hậu quả phải gánh chịu nếu thiết bị
xảy ra lỗi.

Xác suất xảy ra lỗi gọi tắt là CoF (Consequence of Failures).

Dưới đây là bảng các thông số đầu vào:

Bảng 2.1 Các thông số đầu vào cho tính toán thiệt hại khi xảy ra rủi ro

STT Các thông số đầu vào Ký hiệu (nếu có)


1 Đường kính thiết bị
2 Hệ số xác định giá trị vật liệu cấu matcost
thành thiết bị
3 Loại hóa chất thiết bị đang lưu trữ fluid
4 Trạng thái hóa chất lưu trữ (hơi, lỏng,
…)
5 Mã thiết bị
6 Áp suất lưu trữ hóa chất Ps
7 Khối lượng hóa chất được lưu trữ
8 Tổng khối lượng thiết bị
9 Phần trăm chất độc hại
10 Thời gian chất độc tồn tại ngoài môi
trường trước khi bị xử lý
11 Chi phí sản xuất hàng ngày của nhà
máy
12 Chi phí bồi thường cho những tai nạn
về con người
13 Chi phí làm sạch hóa chất ngoài môi
trường
14 Chi phí sửa chữa thiết bị
15 Mật độ người dân quanh thiết bị
Dưới đây là công thức tính toán:

Bước 1: tính tốc độ phát tán hóa chất ra ngoài môi trường W n theo công thức
sau:





A
C .K . . n

2.g . P  P
c s atm  liquid
 d v, n l C 
 1 l
 k 1
 C  k .MW .g   2 
W  d . A .P  c k 1 vapor , P  P
n n s  R.T  
 k 1 s trans
s 
 C
2 

 2 k 1 
C  MW .g   2k   P k   P  k 
 d . A .P  c  atm   1   atm   vapor , P  P
C n s  R.T   k  1   P    P   s trans
 2  s   s    s  
  

(2.30)

Bước 2: tính tỷ lệ phát tán của hóa chất theo công thức sau:

rate  W (1  fact )
n n di (2.31)

Bước 3: tính diện tích của thiết bị bị phá hủy do cháy/nổ theo công thức sau:

 4 flam 
  gff n .CAcmd , n 
flam  n  1 
CA  
cmd gff
 total 
 
  (2.32)
Bước 4: tính diện tích bị cháy/nổ ảnh hưởng đến con người theo công thức
sau:

 4 flam 
  gff .CA 
flam  n  1 n inj , n 
CA  
inj gff
 total 
 
  (2.33)

Bước 5: tính diện tích có chứa chất độc hại khi xảy ra rủi ro theo công thức
sau:

 4 toxic 
  gff .CA 
toxic  n  1 n inj , n 
CA  
inj gff
 total 
 
  (2.34)

Bước 6: tính diện tích bị phá hủy gây ra bởi các chất không cháy, không độc
gây ra:

 4 leak 
  gff .CA 
nfnt  n  1 n inj, n 
CA  
inj gff
 total 
 
  (2.35)

Bước 7: tính tổng diện tích của thiết bị bị thiệt hại theo công thức:

=max  CA ,CAtoxic =CA


flam nfnt flam
CA ,CA
cmd  cmd cmd cmd  cmd (2.36)

Bước 8: tính tổng diện tích khi rủi ro xảy ra có thể gây thương vong cho
người theo công thức:

CA =max  CA ,CAtoxic 
flam nfnt
,CA
inj  inj inj inj  (2.37)
Bước 9: tính tổng diện tích thiệt hại theo công thức:

CA  max  CA ,CA 
 inj cmd  (2.38)

Bước 10: tính tổng chi phí thiết bị bị thiệt hại do cháy nổ theo công thức:

 4 
  gff .holecost 
 n n
FC   n 1  .matcost
cmd gff
 total 
 
  (2.39)

Bước 11: tính chi phí thiệt hại các thiết bị xung quanh theo công thức:

FC  CA .equipmentcost
affa cmd (2.40)

Bước 12: tính chi phí thiệt hại khi trong thời gian nhà máy phải ngừng sản
xuất để sửa/thay mới thiết bị theo công thức:

FC   outage  outage  . prodcost



prod  cmd affa  (2.41)

Trong đó:

outage
- cmd là thời gian phải ngừng sản xuất để sửa/thay mới thiết bị.

outage
- affa là thời gian dừng sản xuất để sửa/thay mới các thiết bị xung
quanh.

Bước 12: tính chi phí phải đền bù cho người bị thương vong khi tai nạn xảy ra
theo công thức:

FC =CA .popdens.injcost
inj inj (2.42)
Bước 13: tính toán chi phí cho việc dọn dẹp hóa chất phát tán ra môi trường
theo công thức:

 4 env 
  gff .vol 
 n n 
FC  n 1  envcost
environ  gff
 total 
 
  (2.43)

Trong đó:

volnenv là thể tích hóa chất cần phải dọn dẹp.

volnenv 

C13 .massn 1 fracevap 
l
(2.44)

Bước 14: tính tổng chi phí thiệt hại phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra theo công
thức sau:

FC=FC +FC +FC +FC +FC


cmd affa prod inj environ (2.45)
CHƯƠNG.2 CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
2.1. 3.1 Thiết kế hệ thống

Hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro theo RBI có trọng tâm là phần mềm với

các module chức năng, trong đó có 3 chức năng chính: đánh giá rủi ro, hỗ trợ

xây dựng phương án xử lý để giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ xây dựng kế hoạch

kiểm định theo phương pháp RBI. Thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống

phần mềm có dạng như Hình... dưới đây.

Tầng ứng Ứng dụng chính phủ điện tử - quản lý an toàn


dụng

Giao tiếp người


Tầng dịch Thu thập Xử lý dữ liệu Trình bày dùng( Cơ quan Tiện ích
vụ dữ liệu dữ liệu kiểm định dữ liệu quản lý, nhà máy, quản lý
và tiện ích công chúng)

Tầng
truyền Dịch vụ viễn thông( Internet, Thông tin di động,..)
thông

Thiết bị thu thập Thiết bị viễn


Tầng vật
Thiết bị kiểm định dữ liệu( sensor, Máy chủ dữ liệu thông kết nối

camera,« ) Internet
2.2. 3.2 Phân tích phần mềm
2.2.1. 3.2.1 Xây dựng biểu đồ ca của hệ thống
Biểu đồ ca sử dụng được xây dựng dựa trên biểu đồ hoạt động chính của hệ
thống.

Biểu đồ ca sử dụng là sự tương tác đặc trưng giữa người dùng bên
ngoài(Actor) và hệ thống. Để xây dựng biểu đồ ca sử dụng, cần xác định các
Actor và các ca sử dụng chính của hệ thống:

- Actor:
Factory(Business): Doanh nghiệp, nhà máy công nghiệp.
Goverment(Management): Cơ quan quản lý.
Citizen: Người dân bình thường.
- Ca sử dụng chính:
Sign up: Ca sử dụng về đăng ký tài khoản.
Sign in: Ca sử dụng về đăng nhập tài khoản.
Online Q&A: Ca sử dụng dịch vụ diễn đàn hỏi đáp trực tuyến.
Require verification: Ca sử dụng dịch vụ mà trong đó chính phủ, cơ quan
quản lý yêu cầu xác thực, kiểm định lại dữ liệu đầu vào được cung cấp bởi cơ
sở công nghiệp, hoặc kiểm định lại kết quả tính toán.
Send data: Ca sử dụng dịch vụ gửi dữ liệu đến hệ thống đám mây.
Require analysis: Ca sử dụng dịch vụ phân tích dữ liệu đầu vào của cơ sở,
nhà máy công nghiệp theo chuẩn phân tích API 581 – RBI.
View Result: Ca sử dụng dịch vụ trả về các kết quả sau khi phân tích, đánh
giá và báo cáo kết quả trực tuyến tới cơ quan quản lý.
Manage facility: Ca sử dụng dịch vụ quản lý danh sách nhà máy, thiết bị,
thành phần, báo cáo của doanh nghiệp, cơ sở nhà máy.
Biểu đồ ca sử dụng của hệ thống được thể hiện trong hình

3. Xây dựng biểu đồ hoạt động


Để xây dựng được biểu đồ hoạt động, trước tiên chúng ta cần xác định được
các đối tượng, hoạt động, dòng điều khiển của dự án:

- Đối tượng:
 Factory (Business): Đây là nhóm đối tượng chính của dịch vụ RBI,
nhóm đối tượng này là các doanh nghiệp, nhà máy mong muốn sử dụng phần
mềm phân tích, đánh giá cho các thiết bị trong nhà máy công nghiệp của họ,
họ muốn đưa ra đươc những kế hoạch bảo trì cho các thiết bị trong nhà máy
để tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro không mong muốn
 Goverment (Management): Nhóm đối tượng này chủ yếu là các cơ
quan quản lý cấp cao, đại diện cho cơ quan chức năng, có thể lên tới cấp nhà
nước, Chính phủ. Nhóm đối tượng này có trách nhiệm kiểm tra, quản lý quá
trình phân tích, đánh giá dữ liệu của cơ sở doanh nghiệp, yêu cầu doanh
nghiệp tiến hành kiểm tra đánh giá lại nếu thấy có sai sót và tiếp nhận ý kiến,
phản hồi của người dân.
 Citizen: Nhóm đối tượng là những người dân bình thường có quan
tâm đến việc kiểm tra đánh giá các nhà máy, cũng có thể họ là những người
sống quanh khu vực có nhà máy có mong muốn biết được nhà máy gần nơi họ
sinh sống có thực sự đảm bảo an toàn cho môi trường, có rủi ro cao hay thấp,
có những chất độc hại gì...Sẽ có trang diễn đàn Forum, nơi tiếp nhận ý kiến,
câu hỏi của người dân.

Dưới đây là các biểu đồ hoạt động chức năng của phần mềm

You might also like