You are on page 1of 3

 

    Chương 3 “speaking test format “ là trọng tâm của cuốn sách này với lần lượt
part 1, part 2 và part 3. Điều đầu tiên cần lưu ý với mọi người về số lượng câu
hỏi sẽ phụ thuộc vào độ dài ngắn câu trả  lời của bạn. Như thế nếu muốn bị hỏi
ít thì cần tìm cách kéo dài câu trả lời của mình. Song, cụ thể phải làm như thế
nào  thì mình sẽ phân tích kĩ càng ở các phần tiếp theo.
 
               Part 1 speaking được trình bày lần lượt theo 2 hướng với 7 question
types và 51 topics. Chưa cần biết đúng sai thế nào nhưng cứ nhìn vào 2 con số ở
trên thì mình cũng phải đồng ý với tác giả là việc học part 1 theo question types
chắc sẽ dễ dàng hơn so với topics nên cứ cái gì dễ thì ta làm trước thôi.
 
              A/ Question types
             Question type 1: “Basic Description” (trang 39)
 
             Cực kì thú vị khi ngay phần mở đầu tác giả đã khéo léo chỉ ra lý do câu
“tell me about your hometown” thực ra chỉ là một cái vỏ, yêu cầu thật sự của
examiner sẽ gồm 2 ý :”show me your ability to describe something (a place) and
give me some town or city vocabulary”. Đây cũng là một điều khá tréo ngoe bởi
nếu thí sinh không biết được điều trên và chỉ tập trung trả lời trơn tru câu hỏi thì
sẽ không thể nào hiểu được vì sao điểm của mình vẫn ì ạch mặc dù làm đúng
yêu cầu của giám khảo.
 
               Gây tranh cãi nhiều nhất là việc có nên hay không áp dụng các mẫu
phrases được liệt kê trong phần này bởi cảm giác có một chút gì đó thiếu tự
nhiên trong cách diễn đạt đó. Hiển nhiên các phrases đó không có gì sai hết  mà
cái sai nằm ở người sử dụng khi bạn áp dụng nó 1 cách máy móc trong bài thi.
Nên nhớ giám khảo không khó để nhận ra khi nào bạn đang đọc thuộc lòng và
khi nào bạn sử dụng nó 1 cách tự nhiên và gắn kết với nội dung bài nói. Một
điều băn khoăn nữa là kể cả khi phát hiện ra bạn đang đọc vẹt thì liệu giám
khảo có trừ điểm bạn hay ko? Đây cũng là lo lắng có thật nhưng nếu check kĩ
càng trong phần the marking system thì bạn sẽ nhận ra là không có cơ sở để trừ
điểm lỗi đó. Như thế để yên tâm là nếu giám khảo có tỏ thái độ không hài lòng
đôi chút thì chúng ta cũng chả cần quá bận tâm đến bởi điểm speaking của
chúng ta khách quan dựa trên language ability cơ mà.
 
                Question type 2 and 3: “Liking/Disliking”
               Có 2 điều cần lưu ý ở loại câu hỏi này là 1/ cần cố gắng thay thế các
từ đơn giản như like, enjoy mà hãy cố gắng sử dụng đa dạng các từ khác nhằm
show vốn từ kiểu “be keen on” hay “passionate about”…(list những từ này ở
trang 44) và 2/ phát triển ý của câu trả lời bằng cách đưa ra lý do cho sự lựa
chọn của mình (vì sao bạn thích hay không thích). Như thế đây là cách thứ 1 để
kéo dài câu trả lời một cách hợp lệ mà không phải mất công học thuộc lòng rồi
nơm nớp lo bị trừ điểm. Đừng quên đánh dấu lại trong sách các cụm từ như “the
reason why” hay “due to the fact that” và cố gắng luyện tập nhiều để sử dụng
thật nhuần nhuyễn.
 
             Question type 4: “types of”
              Với câu hỏi loại này bạn chỉ cần liệt kê những đối tượng mà mình đang
cần mô tả trước khi đi vào so sánh chúng một cách cụ thể. Không ở đâu xa hết
mà cách thứ 2 để phát triển ý khi nói chính là liệt kê được càng nhiều càng tốt
đó các bạn. Để làm được cái này thì cứ there are, a range of mà phang vào thôi.
 
               Question type 5: “why/how often”
              Với loại câu hỏi này thì mình cùng phân tích 1 ví dụ nhé:
                 “How often do you go to the cinema?”
                “Well, to be honest, I think I would have to say that it really depends.
Like for instance, if I have the money, then it’s quite possible that I will watch a
movie in the cinema, two or three times a month. You know cinema tickets are
pretty pricey in China. Whereas in contrast, if I’m broke, it’s more likely that I’ll
watch movies at home on DVD, you probably know that DVDs are quite cheaper
here, especially compared to the price of a cinema ticket”.
 
               Bản thân mình đánh giá thì đây có thể coi là một model answer hoàn
hảo mà cả nhà nên học tập. Lý do đầu tiên là vì với câu hỏi how often thì cách
trả lời truyền thống sẽ chỉ là kiểu “maybe once a week” và nếu như vậy bạn sẽ
chỉ produce được 1 câu trả lời quá ngắn so với yêu cầu của IELTS. Cái thông
minh của câu trả lời trên nằm ở chỗ nó phân chia ra các tình huống các nhau và
ở đó sẽ có những cách xử lý khác nhau với cùng một vấn đề. Dĩ nhiên trước khi
đi vào từng bối cảnh thì tác giả dùng cụm “it really depends” nhằm mở đầu cho
các ý sau đó. Khi áp dụng cách trả lời này, bạn đồng thời cũng được điểm ngữ
pháp ở câu phức với các mệnh đề if hay mệnh đề so sánh (whereas in contrast)
mà nếu bình thường nếu bắt tự sáng tác ra một complex sentence cần rất nhiều
nỗ lực. Ngoài ra vì các tình huống đều là giả định nên đây cũng là mảnh đất tốt
để cho các modal verbs như possible, probably likely… dụng võ. Từ vựng không
quá phức tạp nhưng đặc biệt hợp lý với rất nhiều linking words (like for instance,
especially), redundant language (you know, pretty) và đặc  biệt cả idiom (I’m
broke). Như thế để thấy ngoài việc chỉ rõ cách thứ 3 khi phân chia tình huống
nhằm có thêm ý để nói thì đây thực sự là một mô hình answer đáng học tập để
có thể ghi điểm trên cả 3 mảng kĩ năng là coherence, vocabulary và grammar.
 
                Question type 6: “yes/no”
                Bình thường bạn sẽ chỉ trả lời theo 1 phía và cố gắng đưa ra những
dẫn chứng cho quan điểm của mình. Tuy nhiên đối với IELTS dạng câu hỏi này
sẽ có ngoại lệ khi cho phép bạn trả lời Both “yes” and “no” và đừng quên đưa ý
support cho cả 2 sides đó. Nếu đã nắm được điều này rồi thì còn gì phải lo lắng
vì lack of ideas for answering phải ko nào?
 
                Question type 7: “would”
               Ở loại câu hỏi cuối cùng này thì điều mà giám khảo đang thử thách
bạn không chỉ nằm ở nội dung câu hỏi mà còn ở khả năng xử lý ngữ pháp với
second conditional tense. Như vậy nếu thấy câu hỏi bắt đầu với trợ động từ
“would” chẳng hạn “would you like to change your name?” thì phải tỉnh táo mà
nhét “would, could, might” vào trong câu trả lời của mình. Thông thường loại
câu hỏi này sẽ xuất hiện ở gần cuối part 1 khi bạn đã hoàn thành khá tốt các
dạng câu hỏi phía trên và do đó examiner sẽ tung câu này ra nhằm “nắn gân”
ngữ pháp của bạn. Như thế khi nghe câu hỏi phải thật tập trung, không chỉ nghe
nội dung mà còn phải để ý cả thời thì mà nó sử dụng để có câu trả lời thích hợp
tương ứng.
 
                  B/ Topics:
                 Phần topics cho part 1 gồm 1 loạt các chủ đề với vài câu hỏi thường
gặp và từ vựng tương ứng. Cái này ko có nhiều đặc sắc lắm, chỉ đơn giản để mọi
người luyện tập và học từ thôi.
 
                 Tóm lại: Để có một câu trả lời dài, hoàn chỉnh cho part 1 thì ko thể
nói lòng vòng, lung tung mà phải có ideas đàng hoàng. Và để có thể làm được
điều đó thì cần tập cách quickly brainstorming dựa trên 3 hướng: 1/ đưa ra lý do
2/ liệt kê các đối tượng 3/ đưa ra nhiều tình huống. Rõ ràng, Mat Clark dạy ta
nhiều thứ hơn ta tưởng các bạn nhỉ?
 
(Còn tiếp)
 
MH

You might also like