You are on page 1of 3

 

   Có thể nói rằng IELTS speaking Mat Clark là cuốn sách học IELTS nhận được
nhiều quan điểm học khác nhau và do đó mình nghĩ rằng nên có một review cụ
thể để cả nhà có một cái nhìn tương đối toàn diện về nó. Hơn nữa, vì bài viết
này mang tính chất một review nên mặc dù mình vẫn đi theo trình tự của cuốn
sách nhưng sẽ chỉ dừng lại phân tích ở những chỗ mang thông tin quan trọng,
cần thiết cho quá trình ôn tập của mọi người. Và do đó, để có thể theo dõi một
cách tốt nhất phần còn lại của note thì hãy mở sách và cầm sẵn bút đánh dấu
trên tay cả nhà nhé.
 
Chương 1: The speaking test
                Ở chương đầu tiên, nội dung mà cả nhà cần đọc kĩ nhất chính là
phần “the real reason” (khoảng 1 trang rưỡi) bởi nó cho chúng ta biết bí quyết
để đạt điểm cao trong speaking IELTS không chỉ tập trung vào “answering” the
questions mà còn phải “showing as much language ability as possible”. Chính
điều này đã làm thay đổi quan điểm của mình trước đây khi cho rằng phải luyện
đề là phương pháp duy nhất, trong khi thực ra nội dung câu trả lời chỉ chiếm
một phần tổng điểm. Như thế, ngay ở chương đầu tiên này đã vạch ra rất rõ
ràng  chiến lược để trả lời IELTS là không chỉ học kiểu “bề rộng” mà còn phải
đầu tư thích đáng cho “chiều sâu” về kĩ năng speaking nữa.
 
                Có một thực tế là nhiều bạn chưa đánh giá hết tầm quan trọng của
nội dung “two different speaking systems” và thường bỏ qua nó để lật nhanh
đến phần mẫu câu các loại. Đây là điều không nên chút nào bởi đúng như ý đầu
tiên mà bạn Andy Tran Hung trong note My IELTS tips đã phân tích là phải “ be
aware that you are learning a foreign language” và để làm được điều đó thì
trước tiên nên có một vài so sánh nhằm nhận ra sự khác biệt của tiếng Anh với
tiếng mẹ đẻ của mình. Cũng không phải quá lăn tăn khi trong sách chỉ toàn thấy
đề cập Chinese vs English mà đơn giản bạn chỉ cần thay bằng Vietnamese là ổn.
Trong chương này, mình đặc  biệt lưu ý mọi người phần giới thiệu về redundant
language nằm ở trang 10 bởi nó là 1 khái niệm mới của tiếng Anh, ko có trong
tiếng Việt nên nếu bạn nào cảm thấy chưa nắm rõ về nó thì cần đọc lại cẩn thận.
Cuối cùng,bạn nên highlight  5 nội dung quan trọng nhằm điều chỉnh kĩ năng
speaking nằm ở trang 13 đoạn “the first step… đến try to speak in degree”.
 
                  Chương thứ 2: “the marking system” cung cấp cho chúng ta
những thông tin về cách đánh giá khả năng speaking dựa trên 4 tiêu chí:
Fluency and Coherence, Lexical Resource, Grammatical range and accuracy,
Pronunciation và  những yêu cầu đối với từng band điểm.
 
                 Ở phần đầu tiên, Fluency and Coherence thì nội dung cần đánh
dấu nằm ở trang 20 đoạn “the most important aspect… redundant phrases”. Đây
cũng chính là điểm góp phần sửa đổi quan điểm sai lầm khi cho rằng khi nói chỉ
cần trôi chảy là đủ mà thực tế nếu muốn điểm cao thì cần một sự tổng hòa của
nhiều yếu tố khác.
 
                 Tiếp đến là phần Lexical Resource mà tên thường gọi của nó là
vocabulary. Mình đặc biệt thích cái cách Mat Clark trả lời cho câu hỏi “ cần số
lượng từ như thế nào để lấy 7 điểm IELTS” khi cho rằng điểm được cho ko dựa
trên khả năng nói được bao nhiu từ trong bài thi mà phụ thuộc vào bao nhiu loại
từ vựng và cách bạn sử dụng chúng. Điều này thể hiện rõ trong các
requirements for lexical resource band 7 (trang 22) với một list các yêu cầu về
idiomatic, uncommon words… Tác giả cũng lưu ý chúng ta là “the main
difference between the score of 8 and 7 is the amount of uncommon vocabulary
and idiomatic language” nên nếu aim high target thì đừng ngại đầu tư học từ
nhé. Ngoài ra một lỗi cũng khá phổ biến ở phần này được Mat Clark đề cập rất
chi tiết đó là “the overuse of common word” khi những từ đơn giản như “big,
good” lặp lại quá nhiều lần. Do đó, cần luyện tập để loại dần điều này.
 
               Ý chính của phần grammatical range and accuracy là sự cần thiết
sử dụng câu phức cũng như đa dạng các thời, thì trong khi nói. Một lưu ý nho
nhỏ là việc sử dụng các modal verbs (would, could, should, might..) cũng góp
phần làm tăng điểm grammar của bạn. Mat Clark cũng chỉ ra 1 vấn đề thuộc về
ngữ pháp là “the lack of perfect and continuous tenses”  khi nói. Hướng giải
quyết khó khăn này cũng thật bất ngờ khi chỉ đơn giản là chuyển nhiều câu đơn
thành 1 câu phức với các dạng rút gọn của động từ (dùng Ving, V-ed) (xin xem
ví dụ trong sách các trang 25-26 để biết chi tiết).
 
                Hiển nhiên với pronunciation nhiều bạn sẽ nghĩ làm sao có thể học
qua tài liệu mà phải trực tiếp nghe đài báo, nhưng thực ra điều này không đúng
lắm với Mat Clark. Theo mình phần “the skills required for a Pronuciation 7”
(trang 28) cũng rất cần thiết, trong đó quan trọng nhất là mục “dividing into
chunks” và nếu luyện được điều này sẽ giúp bạn nói trôi chảy, tự nhiên và không
bị mệt khi phải produce long responses.
 
                Kết luận: Nhiều người cho rằng Mat Clark cũng chả có cái gì nhiều
ngoài mấy cái phrases vừa dài vừa thiếu tự nhiên song nếu đọc đến đây thì bạn
cũng có thể nhận ra rằng dù chương 1 và 2 mới chỉ là phần giới thiệu đầu sách
nhưng lượng thông tin cũng như quan điểm, phương pháp học mà mỗi thí sinh
có thể chắt lọc được lại không nhỏ chút nào. Song tất cả để hiện thực hóa tất cả
những issues trên thì lại cần đi vào cụ thể từng dạng bài, câu hỏi. Đón xem note
tiếp theo về chương 3 cả nhà nhé!
 
Minh Hoa

You might also like