You are on page 1of 15

THÀNH VIÊN NHÓM

1.Nguyễn Thị Phượng


2.Cù Thị Thanh Tươi
3.Đặng Thị Thùy Linh
4.Nguyễn Thị Lan
5. Nghiêm Đình Quyết

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................3


1.1. Lý do lựa chọn đề tài:..................................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................................................3
1.3. Phạm vi đối tượng:......................................................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................................5
2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà:........................................................................5
2.2. Thực trạng: Nhiệm vụ của người thư ký văn phòng công ty CP Thanh Hoa Sông Đà trong thời
gian lãnh đạo đi công tác:...................................................................................................................5
2.2.1. Những công việc thư ký đã hoàn thành tốt..........................................................................6
2.2.2. Những công việc chưa hoàn thiện........................................................................................8
2.2.3. Ưu điểm và hạn chế:.............................................................................................................8
2.2.4. Nguyên nhân:.....................................................................................................................10
2.3. Kiến nghị....................................................................................................................................11
2.3.1. Kiến nghị về phía lãnh đạo công ty.....................................................................................11
2.3.2. Kiến nghị về phía người thư ký...........................................................................................11
2.4. Rút ra kinh nghiệm....................................................................................................................12
KẾT LUẬN.................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................14

2
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1.1. Lý do lựa chọn đề tài:


Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật, các trang thiết bị văn phòng ngày càng đổi mới theo hướng ngày càng
tiện lợi và hiện đại. Vị trí văn phòng trở nên hết sức quan trọng, có ảnh hưởng và tác
động mạnh mẽ đến hoạt động cũng như sự phát triển của các cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp. Thông qua hoạt động văn phòng, các nhà lãnh đạo, quản lý nắm bắt
được hoạt động của đơn vị mình và các đơn vị liên quan, đồng thời có hướng chỉ đạo,
biện pháp điều hành, xử lý mọi hoạt động của đơn vị theo mục tiêu đã đặt ra. Công
việc của một người thư ký trong các văn phòng ngày càng đa dạng. Họ phải là những
người có chuyên môn cao,có tác phong nhanh nhẹn, năng động để có thể giải quyết
các nghiệp vụ được giao.“ Những công việc của người thư ký văn phòng trong thời
gian lãnh đạo đi công tác’’ cũng chính là một nghiệp vụ quan trọng của họ. Để giải
quyết công việc này, người thư ký cũng gặp phải một số khó khăn và bất cập. Chính vì
vậy, nhóm em lựa chọn đề tài: “ Những công việc của người thư ký văn phòng trong
thời gian lãnh đạo đi công tác tại Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà ’’ để hiểu rõ
và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân

1.1. Mục đích nghiên cứu:


– Tìm hiểu lý luận chung chung về nghiệp vụ thư ký trong các cơ quan tổ chức
và doanh nghiệp
– Đánh gia thực trạng về nghiệp vụ thư ký trong thời gian lãnh đạo công tác.
– Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của người thư ký.
– Rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

1.2. Phạm vi đối tượng:

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu:


– Nội dung về nghiệp vụ thư ký văn phòng trong thời gian lãnh đạo đi công tác
tại Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà
– Đánh giá thực trạng nghiệp vụ thư ký văn phòng tại một số doanh nghiệp hiện
nay và giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của người thư ký trong văn phòng

3
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng về nghiệp vụ thư ký trong thời gian lãnh đạo đi công tác
tại một số doanh nghiệp hiện nay và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thư
ký trong thời gian lãnh đạo đi công tác tại Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà

1.3. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế thừa những thông tin, tư liệu của người đi
trước.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là phương pháp được vận dụng trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
– Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo và các cán
bộ nhân viên phụ trách. Phương pháp này giúp cho đề tài có các số liệu và những nhận
xét thực tế, thiết thực hơn, đồng thời thu được những thông tin rất hữu ích mà không
phải những nguồn tư liệu nào cũng đề cập rõ.

4
PHẦN 2: NỘI DUNG

2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà:


Công ty cổ phần Thanh Hoa Sông Đà có tiền thân là Công ty công nghệ phẩm
Thanh Hóa, cổ phần hóa theo Nghị định 64/CP của Chính phủ.
Ngày 15/09/2003, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quyết định số
2941/QĐ/UB về việc chuyển đổi Công ty công nghệ phẩm Thanh Hóa thành công ty
cổ phần với mức vốn điều lệ 5 tỷ đồng, lấy tên là Công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Thanh Hoa
Tháng 5/2004, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thanh Hoa đã mời Tổng
công ty Sông Đà góp vốn thành lập Công ty cổ phần Thanh Hoa-Sông Đà (Công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ Thanh Hoa chấm dứt hoạt động) với số vốn điều lệ là 10,1
tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Sông Đà nắm giữ 51%.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua hai lần tăng vốn điều lệ. Tính
đến năm 2010, Công ty chính thức ghi nhận mức vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.
Ngày đăng ký trở thành Công ty đại chúng: 12/04/2008
Ngày 05/11/2003,Công ty đã niêm yết cổ phiếu Công ty tại sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội theo Giấy chứng nhận số 539/QĐ-SGDHN của Sở Giao dịch chứng
khoán

Địa chỉ: 25 Đại lộ Lê Lợi - Phường Lam Sơn - Tp Thanh Hóa 


Website: http://www.thanhhoasongda.com.vn 

2.2. Thực trạng: Nhiệm vụ của người thư ký văn phòng công ty CP Thanh Hoa
Sông Đà trong thời gian lãnh đạo đi công tác:

Chuyến đi công tác của lãnh đạo bao giờ cũng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan cho dù mục đích của chuyến đi là để giải quyết một công việc cụ thể hay
thiết lập một mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, nắm bắt tình hình thực tế. Với các
cơ quan, tổ chức, đơn vị... phạm vi đi công tác ngoài cơ quan của thủ trưởng phụ thuộc
vào chức năng quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất của cơ quan, mối quan hệ công tác
của thủ trưởng cũng như tiềm lực của cơ quan.

5
Công ty CP Thanh Hoa Sông Đà là một công ty hoạt động chuyên nghiệp có quy
mô tương đối lớn. Do đó có rất nhiều mối quan hệ làm ăn, chính vì thế Giám đốc Công
ty thường xuyên có những chuyến đi công tác. Trong thời gian lãnh đạo công ty đi
công tác, với vai trò là người trợ lý giúp việc cho thủ trưởng, người thư ký văn phòng
góp phần không nhỏ giúp cho hoạt động của công ty thông suốt, công việc không bị trì
hoãn khi thủ trưởng vắng mặt. Có thể nói, thành công của đoàn công tác phụ thuộc vào
năng lực tổ chức, sự chu đáo của người thư ký.

Để thấy rõ được nhiệm vụ cũng như vai trò của người thư ký công ty Thanh Hoa
Sông Đà trong thời gian lãnh đạo công ty đi công tác, nhóm chúng em đã phân tích các
công việc người thư ký đã thực hiện trong chuyến đi công tác của lãnh đạo công ty:
Lãnh đạo công ty CP Thanh Hoa Sông Đà đã có chuyến đi công tác vào TP Hồ Chí
Minh để giải quyết công việc và xem xét dự án đầu tư mới trong vòng 1 tuần từ ngày
25/5/2019 đến 1/6/2019.

2.2.1. Những công việc thư ký đã hoàn thành tốt


Trong thời gian lãnh đạo công ty đi công tác, thư ký cũng như văn phòng thư ký
của công ty đã giải quyết các công việc rất tốt, giúp cho các công việc của công ty
không bị gián đoạn, trì trệ. Đồng thời giảm áp lực và sự lo lắng cho lãnh đạo khi vắng
mặt, thể hiện được kỹ năng, năng lực tổ chức và sự chuyên nghiệp trong công việc.

2.2.1.1. Trước khi lãnh đạo đi công tác


– Thư ký đã chuyển cho lãnh đạo tất cả công văn, giấy tờ cần thiết để lãnh đạo
cho ý kiến giải quyết hoặc ký vào các văn bản đó.
– Trao đổi với lãnh đạo và dự các cuộc họp bàn giao để biết trong thời gian đi
công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng sẽ ủy quyền
cho ai và những công việc nào không ủy quyền.
– Ghi chép các công việc văn phòng thư ký cần giải quyết, các công việc thủ
trưởng yêu cầu, các bộ phận chức năng, các chuyên viên giải quyết.
– Thư ký công ty cũng đã ghi lại số điện thoại và địa chỉ liên lạc của nơi lãnh đạo
đến công tác để liên hệ khi cần thiết.

2.2.1.2. Trong thời gian lãnh đạo đi công tác


a. Đối với công việc chung của cơ quan:

6
– Giúp phó thủ trưởng hoặc người được ủy quyền giải quyết các công việc do thủ
trưởng phân công.
– Theo dõi tiến độ công việc của các bộ phận, các đơn vị, tổng hợp tình hình và
báo cáo cho phó thủ trưởng hoặc người được ủy quyền để chỉ đạo công việc.

7
b. Đối với công việc của người thư ký:
– Thư ký riêng vẫn tiếp tục duy trì công việc bình thường của mình khi lãnh đạo
đi vắng. Trong thời gian đó, thư ký công ty đã ghi vào sổ những cuộc điện thoại,
những người đến cần gặp lãnh đạo và các yêu cầu, kiến nghị của họ để lãnh đạo có thể
xử lý khi trở về.
– Trong xử lý thư tín, thư ký văn phòng của công ty CP Thanh Hoa Sông Đà đã
xếp loại và phân theo tầm quan trọng (thư ký cần đọc qua nội dung văn bản để phân
loại, trừ văn bản mật). Những vấn đề cần ý kiến của lãnh đạo thì phải liên lạc để xin ý
kiến giải quyết. Xử lý các hồ sơ theo mức độ quan trọng.
– Thư ký công ty đã phân hồ sơ ra làm 4 loại:
 Hồ sơ khẩn (high- priority folder)
 Hồ sơ ghi những công việc cần giải quyết
 Các thông báo
 Những công việc đã thực hiện
– Nếu có thư từ liên quan, thư ký cần xem qua tất cả các thư từ đó, mặc dù người
trả lời thư là thủ trưởng. Trong trường hợp này, người thư ký phải viết thư trả lời, trình
bày việc thủ trưởng đang đi công tác và thủ trưởng sẽ trả lời thư sau khi kết thúc
chuyến công tác. Trong thư phải ký tên của người viết và phải kèm theo “Thư ký
của...” hoặc “Trợ lý hành chính” tùy theo chức danh của thư ký.
– Thư ký của công ty cũng thường xuyên liên lạc với đoàn đi công tác và với thủ
trưởng cơ quan, nhất là đối với các vấn đề cần trao đổi xin ý kiến giải quyết.

2.2.1.3. Trách nhiệm của người thư ký lãnh đạo khi thủ trưởng trở về
– Báo cáo lãnh đạo biết những diễn biến của cơ quan trong thời gian đi công tác.
Đồng thời chuyển giao những công văn, giấy tờ và tài liệu nhận được để thủ trưởng
xem xét và giải quyết.
– Nhận các tài liệu về chuyến đi công tác để giúp thủ trưởng chỉnh sửa, lập hồ
sơ. Chuẩn bị đề cương cho thủ trưởng, báo cáo kết quả của chuyến đi với toàn cơ
quan.
– Giúp thủ trưởng hoàn thiện hồ sơ, báo cáo như: phân loại thư tín, đánh máy,
sao chép dữ liệu.
– Ngoài ra người thư ký cần gặp trưởng đoàn, đề nghị chuyển các tài liệu thu
thập được để lập hồ sơ, nhắc nhở đoàn gửi các giấy tờ cần thiết như hóa đơn, chứng từ
8
tài chính để quyết toán kinh phí chuyến đi, đồng thời soạn thảo thư cảm ơn những
người đã trực tiếp gặp, tiếp xúc trong chuyến đi.

2.2.2. Những công việc chưa hoàn thiện


Nhìn chung, thư ký của công ty CP Thanh Hoa Sông Đà đã hoàn thành khá tốt
những công việc của người thư ký trong thời gian lãnh đạo công ty đi công tác. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số công việc chưa được hoàn thiện như:
– Thư ký công ty còn thiếu sót trong việc chuẩn bị các kế hoạch dự phòng, đối
phó với các trường hợp bất ngờ hoặc rủi ro có thể phát sinh.
– Trong việc ghi chép lại những thư từ, điện thoại, công văn đến,... thư ký chưa
lập được sổ ghi chú khoa học, cụ thể, các ghi chú trong sổ còn lộn xộn, gây khó khăn
và mất thời gian trong việc tổng hợp thông tin.
– Đôi khi việc nắm bắt, tổng hợp và xử lý thông tin còn chậm, chưa kịp thời,
nhanh chóng.

2.2.3. Ưu điểm và hạn chế:

2.2.3.1. Ưu điểm:
Qua nhiệm vụ xử lý những công việc khi lãnh đạo đi công tác, người thư ký đã
thể hiện được một số ưu điểm như:
Người thư ký đã phát huy được tối đa một số các phẩm chất cũng như kỹ năng
cần có:
 Phẩm chất :
– Năng động và linh hoạt: Chính phẩm chất này giúp người thư ký luôn tìm
tòi, học hỏi, cải tiến trong công việc, luôn cố gắng đổi mới để hoàn thiện
bản than một cách tốt nhất. Ngoài ra, sự năng động, linh hoạt còn giúp họ
tăng cường được sự quan sát, biết sắp xếp công việc một cách khoa học,
hợp lý.
– Tính kỷ luật và tự giác: Giúp người thư ký đảm bảo đúng giờ làm việc,
nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy chế ngay cả khi lãnh đạo đi công
tác. Phẩm chất này giúp người thư ký luôn chủ động trong công việc, nói
không với thái độ ỷ lại và chờ đợi. Vì vậy, giúp cho công việc luôn được
xuyên suốt và không bị trì trệ.

9
 Kỹ năng:
– Năng lực chuyên môn: Người thư ký đã thể hiện được những hiểu biết sâu
về nghiệp vụ cũng như nhiệm vụ được giao. Người thư ký đã thu thập,
phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, hoàn thành báo cáo tổng kết một cách
nhanh chóng ngay khi lãnh đạo trở về. Hơn nữa, người thư ký đã so sánh,
đối chiếu, lý luận các vấn đề vào thực tiễn để giúp công ty tìm ra biện
pháp phù hợp nhất khi lãnh đạo đi công tác.
– Kĩ năng cơ bản trong văn phòng: Người thư ký đã thể hiện tốt một số kĩ
năng như tin học văn phòng và sử dụng tốt các trang thiết bị, ứng dụng
văn phòng hiện đại.
– Biết sử dụng nhiều ngôn ngữ linh hoạt.
– Giúp việc cho người lãnh đạo như:
– Các công văn, giấy tờ, văn bản được giải quyết một cách kịp thời; những
nghị định, nghị quyết được thong báo nhanh chóng.
– Việc giao dịch giữa các đối tác, khách hang như: ngân hàng, bảo hiểm,
dịch vụ… không bị gián đoạn, trì hoãn.
– Công tác điều hành, tổ chức được diễn ra lien tục, thong suốt.
– Giúp giảm áp lực, giảm nhẹ khối công việc cho người lãnh đạo.
– Tạo niềm tin, sự tin tưởng của người lãnh đạo đến người thư ký.

2.2.3.2. Hạn chế:


Bên cạnh những ưu điểm mà người thư ký đã đạt được thì vẫn tồn tại một số hạn
chế như:
– Công việc nhiều, chồng chéo, phải đảm nhận nhiều công việc cùng một
lúc.
– Một số công việc bị bỏ sót, không xử lý kịp.
– Những rủi ro có thể phát sinh.
– Một số kỹ năng còn thiếu và chưa được phát huy hết như: tầm hiểu biết
cũng như sự am hiểu đôi khi vẫn còn bị hạn chế.
– Một số công việc đòi hỏi sự cẩn thận và chu đáo thì người thư ký vẫn chưa
được thể hiện hết.

10
2.2.4. Nguyên nhân:

Quá trình giúp việc của người thư kí văn phòng trong thời gian lãnh đạo đi công
tác vẫn còntồn tại những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
2.2.4.1. Về phía công ty:

 Thiếu hụt nguồn nhân lực do việc tuyển dụng người thư kí văn phòng đòi hỏi
những người có phẩm chất và năng lực chuyên môn hoặc người đang làm xin nghỉ
việc đột xuất.
 Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giúp việc của người thư kí
trong thời gian lãnh đạo đi công tác còn chưa tân tiến, chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc.
 Nguồn thông tin từ tổng hợp cho người thư kíchưa được phong phú, đa
dạnghoặc người thư kí chưa có hướng tiếp cận phù hợp khi có nguồn thông tin chuyển
đến.
 Công ty chưa tạo điều kiện để người thư kí học hỏi, nâng cao kĩ năng chuyên
môn, chưa tổ chức nhiều chuyến đi thực tế tại cơ sở cho người thư kí văn phòng trao
đổi, trau dồi, nâng cao kĩ năng bản thân để áp dụng vào giải quyết công việc.
 Môi trường làm việc lớn phải trao đổi thông tin liên tục giữa các bộ phận có
liên quan và với lãnh đạo, áp lực về chuyên môn đối với người thư kí văn phòng cao.
2.2.4.2. Về phía người thư kí văn phòng:

 Người thư kí chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lí các công việc giúp cho
người lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo đi công tác:
 Người thư kí văn phòng chưa có các kĩ năng phỏng đoán, dự trù những
tình huống rủi ro có thể phát sinh trong công việc.
 Khi có nhiều công việc chồng chéo cùng lúc người thư kí văn phòng
chưa biết cách xây dựng kế hoạch giải quyết công việc một cách tối ưu nhất.
 Người thư kí văn phòng trong quá trình làm việc chưatạo lập được mối liên kết
với các bộ phận có liên quan đến công việc và với những đồng nghiệp cùng chuyên
môn.

11
2.3. Kiến nghị

2.3.1. Kiến nghị về phía lãnh đạo công ty


– Bổ sung thêm nguồn nhân lực cần thiết cho công việc, để tránh xảy ra tình
trạng một người phải làm công việc của quá nhiều người hoặc làm công việc không
đúng chuyên môn, hay là bị chồng chéo công việc sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả và
hiệu quả công việc.
– Nâng cấp và sửa chữa các trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty nếu đã hỏng
hoặc lỗi thời tránhxảy ra những sự cố không đáng có. Nhanh chóng nắm bắt được
thông tin và kịp thời xử lý công việc.
– Tạo điều kiện, cơ hội, các lớp học chuyên môn cao dành riêng cho thư ký có cơ
hội học tập và phát triển bản thân. Để thư ký có thể hoàn thành công việc được giao
một cách tốt nhất và có cơ hội được phát triển hơn
– Tạo môi trường làm việc thoãi mái, năng động, tăng thêm tình đoàn kết của
nhân viên trong công ty sẽ giúp công việc nhanh chóng được hoàn thành và ít xảy ra
xung đột nội bộ. ví dụ: tổ chức chuyến đi dã ngoại có tất cả nhân viên trong công ty
cùng với những người lãnh đạo, tổ chức các chò chơi đồng đội, tổ chức ngày lẽ kỷ
niệm thành lập công ty,…

2.3.2. Kiến nghị về phía người thư ký


– Luôn học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để phục vụ tốt cho
công việc mà mình đang đảm nhận
– Biết chấp nhận kiến thức mới, có ích và đào thải, loại bỏ những kiến thức cũ,
không áp dụng được vào trong công việc
– Biết lắng nghe những ý kiến giúp cho công việc của mình từ những người đồng
nghiệp xung quanh
– Nên duy trì sổ ghi chú những thư từ, số điện thoại, công văn,… trong sổ cần
ghi cụ thể: ngày tháng năm thư tín, nguồn gốc thư tín, ai xử lý và thủ trưởng cần phải
giải quyết công việc nào khi công tác trở về.
– Khi thư ký chuyển tiếp thư tín, cần ghi lại sổ nhật ký thư tín và bản sao thư tín
đó. Đối với chuyến đi công tác vài ngày, thư ký cần lập sổ nhật ký hoạt động tổng quát
để thủ trưởng cập nhật thông tin khi trở về.
12
2.4. Rút ra kinh nghiệm
Sau một thời gian tiếp xúc và làm việc chung với các thư ký của công ty cổ phần
Thanh Hoa Sông Đà, bản thân nhận thấy được học hỏi rất nhiều điều. chính vì thế đã
đúc kết ra được kiến thức cũng như kinh nghiệm như:
-Biết và nắm vững được những đầu công việc cần phải xử lý để lãnh đạo yên
tâm trong thời gian đi công tác ví dụ như xử lý văn bản tài liệu, sắp sếp các công việc
một cách khoa học.....
-Hiểu biết thêm những phẩm chất, những kỹ năng cần thiết để trở thành người
thư ký giỏi trong tương lai. ví dụ tự tin, giao tiếp tốt cũng là một lợi thế , học cách lắng
nghe nhiều hơn , biết thuyết trình, biết làm việc nhóm.....
- Biết xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh, biết lập kế hoạch dự phòng, thay
thế khi có trường hợp rủi ro.
-Làm việc ở công ty không những được học hỏi thêm những điều chưa biết mà
bản thân cũng có thể áp dụng ngay những lý thuyết trong trường vào môi trường công
việc thực tiễn. để có thể nhanh chóng tìm ra các lỗ hổng của bản thân và từ đó hoàn
thiện bản thân hơn nữa.
-Qua những thời gian làm việc với công ty, bản thân cũng cảm thấy rằng phải
không ngừng học hỏi hơn nữa, nâng cao kiến thức cho bản thân và đặc biệt biết càng
nhiều ngôn ngữ để phục vụ cho công việc thêm hiệu quả. ngoài ra những bài học nằm
ngoài giáo trình giúp cho bản thân trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận vấn đề xem
xét và giải quyết vấn đề .

13
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về công ty CP Thanh Hoa Sông Đà, với chuyên đề
“Nhiệm vụ của người thư ký văn phòng trong thời gian lãnh đạo đi công tác” đã giúp
nhóm chúng em nắm rõ hơn những kiến thức đã học trong môn học và từ đó giúp
chúng em biết vận dụng vào thực tiễn tốt hơn, đúc rút được kinh nghiệm trong thực tế
để bước vào một công việc thực thụ trong tương lai.
Lao động của người lãnh đạo là lao động phức tạp, bất cứ người lãnh đạo nào
cũng mất một khoảng thời gian rất lớn vào các công việc sự vụ. Nếu không có công tác
Thư ký văn phòng thì cống hiến sáng tạo thực tế của người lãnh đạo sẽ lại giảm đi.
Công tác Thư ký văn phòng giúp cho thủ trưởng hoàn thành nghĩa vụ của mình
một cách toàn diện, tránh cho thủ trưởng khỏi mất thời gian vào những công việc
không đâu, làm giảm bớt một khối lượng công việc rất lớn và mang lại hiệu quả lao
động cao cho hoạt động quản lý.
Tóm lại, để một cơ quan, đơn vị hoạt động ổn định và phát triển dưới sự tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức thì cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố và trong đó yếu
tố không thể thiếu là công tác Thư ký văn phòng, đặc biệt là trong thời gian lãnh đạo
cơ quan đi công tác. Nhưng để trở thành một người thư ký văn phòng thực sự có năng
lực cũng như hoàn thành tốt các công việc không phải là điều đơn giản, trước hết cần
phải có lòng yêu nghề và phải có sự cố gắng vươn lên không ngừng của bản thân.
Qua việc tìm hiểu đề tài, chúng em hy vọng bài báo cáo của nhóm sẽ giúp cho
những sinh viên học về ngành văn phòng- theo đuổi nghề thư ký hiếu rõ hơn về công
việc của mình.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tình của cô giáo đã
tạo điều kiện cho chúng em được hiểu rõ hơn về công việc tương lai của mình. Tuy
chúng em đã cố gắng rất nhiều song báo cáo của nhóm không tránh khỏi những hạn
chế và khuyết điểm. Em rất mong nhận được những ý kiến của cô giáo để báo cáo của
nhóm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng môn Nghiệp vụ thư ký văn phòng (2019), giảng viên Nguyễn Thị
Tuyến, khoa Quản lý kinh doanh, Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
2. Giáo trình Nghiệp vụ thư ký văn phòng, TS. Vũ Thị Phụng, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
3. [Online]. Available: http://thanhhoasongda.com.vn/

15

You might also like