You are on page 1of 8

Ba định luật:

Định luật Murphy: Việc gì có thể sai thì sẽ sai.


Định luật Pareto: 80% kết quả là do 20% nguyên nhân.
Định luật phản ánh: Tổng kết quả bằng tổng công sức. Bạn không có điều
bạn muốn, bạn chỉ có điều bạn xứng.

Kỹ năng giải quyết công việc là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong đời
sống, trong làm việc, trong học tập. Việc không thành thạo hoặc không
nhận thức được phương pháp giải quyết công việc sẽ làm hiệu suất công
việc xuống thấp, chất lượng công việc không đảm bảo kết quả, thậm chí
không có thành quả. Trong đời sống khi có vấn đề xảy ra, người không có
kỹ năng giải quyết công việc thường bối rối không biết làm thế nào, hoặc tệ
hơn là làm đại để kết quả ra sao thì ra và cũng không biết cách để sửa lại
vấn đề, làm cho vấn đề ban đầu là rất nhỏ thành ra vấn đề lớn hơn hoặc
vấn đề đi đến bế tắc không thể giải quyết.

Nội dung:
I. Định Luật Murphy:
1. Theo định luật Murphy, cái gì sai thì sẽ sai. Một người khi tham gia
vào xã hội sẽ có thời điểm không tồn tại một kinh nghiệm nào trong
một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó. Và tất yếu mọi hành vi phát ra
của đối tượng sẽ luôn tồn tại sai lầm, vì thế tất yếu sai lầm đó sẽ
được hiện hữu bằng việc sai phạm. Nếu sai phạm quá lớn thì thiệt
hại cũng to lớn.
a. Giải pháp: Tạo ra một thao tác thăm dò. Quá trình này là một
công đoạn đòi hỏi nhiều công sức và tài nguyên nhất trong tất
cả các công đoạn.
b. Cách làm:
i. Không có chuyên gia hướng dẫn: Đây là một tình huống
khó, phải nói là vô cùng khó. Nếu thực sự rơi vào tình
trạng này thì hãy hiểu muốn thành được kỹ năng, đòi hỏi
mất cả gia tài để trả cho kiến thức của bản thân. Cách
hình thành trong tình huống này chỉ có thể là bỏ tiền bạc
và công sức ra để đi hết quá trình hình thành sản phẩm
hoặc đi hết quá trình của sự việc mà học hỏi rút tỉa lại
kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ muốn có kỹ năng sửa
máy tính thì mua một bộ máy tính về tháo ra rồi ráp lại
xem còn hoạt động được không, phương pháp này gọi là
phương pháp thử và sai. Nhưng thường kinh nghiệm thu
lại cũng chỉ là những kỹ năng giải quyết vấn đề ở bề mặt,
không thể giải quyết vấn đề ở gốc sự việc. Nên việc sai đi
sai lại trong cùng một vấn đề là vô cùng lớn. Lý do một sự
việc có rất nhiều biến, trong từng trạng huống khác nhau
sẽ ra một diễn biến khác. Đây vẫn là cách làm đối phó
cho qua chuyện, ứng phó để lướt qua vấn đề. Cách hình
thành kỹ năng này không nên là một thói quen trong việc
rèn luyện bản thân.

ii. Có chuyên gia hướng dẫn:


- Có thể chia ra làm 2 loại chuyên gia.
a. Loại 1 là những người hình thành kỹ năng và
phương thức giải quyết vấn đề không qua học
hành, tức là những người hình thành kỹ năng
và phương pháp khi ko có thầy hướng dẫn.
Trong loại này lại chia làm 2 loại, loại chỉ biết
làm mà không học thêm về nền tảng, loại còn
lại thì luôn muốn giải quyết vấn đề ở tầng nền
tảng vì thế họ luôn đi tìm tòi học hỏi để hiểu
tận nguồn gốc.
b. Loại 2 là được học hành bài bản để hiểu
được vấn đề mà họ hướng đến. Trong loại
này lại chia làm 2 loại, loại chỉ có kiến thức
nhưng không có kinh nghiệm thực tế. Loại
còn lại là vừa có kiến thức vừa có kinh
nghiệm thực hành.
- Khi thực sự tìm ra được một chuyên gia trong lĩnh
vực cần giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải thì
xem như bạn đã đi được hơn nửa đoạn đường để
giải quyết vấn đề. Cách làm cơ bản là nghe lời và
thực hiện đúng như những thông tin mà chuyên gia
đó đã truyền đạt cho bạn. Nếu bạn kỹ lưỡng hơn thì
nên note lại và xác nhận thông tin cho chuẩn xác.
Có một điều bạn phải chú ý, đó là trong thời điểm
này bạn có cảm giác khó chịu không, có cảm thấy
vội vàng không, có thấy muốn sự việc phải có kết
quả nhanh chóng không? Nếu bạn xuất hiện những
cảm giác này thì cũng là chuyện rất bình thường,
nhưng nếu bạn thể hiện những cảm xúc này ra thì
thật không hay. Vì lúc này bạn đang cần sự giúp đỡ
từ chuyên gia và những kinh nghiệm của người ấy.
Lúc này thuật hàm linh sẽ giúp sức cho bạn. Bạn
tận dụng vừa hỏi kiến thức vừa thăm dò quy trình
hoặc thông tin mở rộng của sự việc bạn cần tư vấn.
Một ngành nghề hay một loại kỹ năng giải quyết sự
việc thực sự liên quan nhiều những lĩnh vực khác
nhau. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra những thứ liên
quan hoặc ít nhất làm làm rõ cho bản thân hiểu hơn
về ngành nghề hoặc kỹ năng bạn hướng tới, góc
nhìn toàn cảnh. Hãy nỗ lực làm một mình những gì
chuyên gia đang truyền cho bạn. Vì chính bạn phải
hiểu được quy trình từ đầu đến cuối như thế nào,
để rồi sau đó bạn muốn ở rộng hơn tổ chức của
mình thì bạn cũng biết phải đặt ai vào vị trí nào và
cần kỹ năng gì. Nếu bạn không đi qua hết tiến trình
thì nguy cơ từ việc chọn sai người là rất cao, và
việc sai đó sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng và
người phải trả giá là bạn. Còn nếu bạn để cho
chuyên gia làm bạn phải trả tiền. Tiền sẽ làm sạch
mọi mối quan hệ. Nhưng vẫn phải thăm dò bằng
những việc nhỏ.
- Sau khi đi hết được quy trình của vấn đề và cơ bản
nhìn được những điều cần phải hành động để hình
thành kỹ năng, bạn phải làm đi làm lại quy trình
hành động đó để nhuần nhuyễn, để tạo ra những
phát kiến nhằm phù hợp với điều kiện của bạn, sức
khỏe và tâm lý của bạn. Nên note lại, viết lại càng tỉ
mỉ quy trình hành động, cảm xúc từng hành vi của
bản thân càng tốt. Hãy nắm được mấu chốt của vấn
đề hoặc kỹ năng cần rèn luyện.
- Một sự việc muốn tiến triển, không có cách nào
khác là phải có người vận hành. Công việc của bạn,
vấn đề của bạn và kỹ năng của bạn, muốn phát
triển thì chỉ có bạn hành động thì nó mới tiến triển.
Nếu có người đồng hành cùng bạn thì bạn thật may
mắn. Nhưng hãy cũng nên thận trọng, vì cơ địa,
sức khoẻ, tâm lý và mục tiêu của người đồng hành
là vấn đề bạn phải hiểu và nhìn nhận cho thật chính
xác. Vì chỉ cần họ có mục tiêu khác với bạn mà họ
lại là người biết cách gây ảnh hưởng thì bạn cũng
phiền lắm đấy. Nên tốt nhất ở thời đoạn ban đầu,
nên làm tất cả mọi thứ một mình. Cứ làm từ từ theo
quy trình, theo bài tập của chuyên gia. Hoặc đặt ra
thử thách cho bản thân và hành động. Nhưng nên
nhớ là phải làm một mình.
- Điều tồi tệ nhất là nhờ phải những người thiếu năng
lực. Nếu bạn lười, bạn nhờ vả người nhà, người
quen hay tuỳ tiện trong việc tìm đối tác. Bạn sẽ là
người trả giá. Hãy nhận định năng lực của người
mà bạn sẽ nhờ. Sự việc hay vấn đề sẽ không thể
tiến triển và được giải quyết được bởi những người
tuỳ tiện, lười, thiếu năng lực, thiếu động lực sống.
Bạn lười bạn sẽ không có sự nghiệp, bạn tuỳ tiện
chọn người thiếu năng lực bạn sẽ chịu đựng hậu
quả.

2. Việc gì có thể sai thì sẽ sai. Thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu
hành động, thiếu động lực đây là những yếu tố sai và sẽ dẫn mọi sự
việc đến chỗ sai.
II. Định Luật Pareto:
1. Định luật Pareto phát biểu: 20% nguyên nhân sẽ phát sinh 80% sự
kiện và tạo ra kết quả. Trọng tâm của sự việc mới quan trọng, những
thao tác còn lại chỉ là hỗ trợ.
○ Mất 20% thời gian để làm được 80% kết cấu của một cái áo,
nhưng mất 80% thời gian cho việc làm đẹp cái áo đó.
○ 20% khiếm khuyết tạo ra 80% sự cố.
○ 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng.
○ 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận
○ 20% nhân lực tạo ra 80% kết quả.

Tập trung giải quyết 20% công việc mà hành động đó đem lại 80%
sự khác biệt. Thay vì là những hành động thừa thãi rườm rà chiếm 80%
thời gian, tài nguyên và tiền bạc. Lý do để tạo ra những hành vi thừa thãi là
gì, đó là do tùy tiện, lười biếng, thiếu động lực, thiếu kiến thức, thiếu kinh
nghiệm và thiếu tính hành động.

2. Cách dùng:
■ 20% thời gian tạo ra 80% kết cấu, ta tập trung vào việc
thiết kế kết cấu.
■ 20% nhân công sản xuất tạo ra 80% sản phẩm, khích lệ
những nhân viên đó.
■ 20% khách hàng tạo ra 80% doanh thu, tập trung vào
việc phục vụ khách hàng đó.
a. Cách nào để tìm ra trọng tâm của sự việc: đó là hỏi chuyên gia.
Nhưng không phải sự việc nào cũng cần có chuyên gia, thì lúc đó ta
phải có phương pháp tìm ra trọng tâm, bằng tư duy logic. Có 8 bước
để tìm trọng tâm công việc:
- TIếp nhận công việc, tiếp nhận vấn đề.
- Nhìn nhận và phân tích: Tìm hiểu nguồn gốc của sự việc, thu
thập thông tin và phân loại thông tin. Thao tác này nhằm nắm
được chân thật sự việc. Hay còn gọi là bắt bệnh. Ở đây ta cần
đặt những câu hỏi như sau:
○ Tính chất của công việc, mức độ khẩn cấp, tầm quan
trọng là bao nhiêu?
○ Yêu cầu kết quả của hành vi này là gì?
○ Cần nguồn nhân lực nào để thực hiện công việc?
○ Công việc này bản thân thực hiện được không?
○ Bản chất của kết quả là phục vụ cho điều gì?
○ Đòi hỏi kỹ năng gì để thực hiện công việc này?
○ Độ Khó - Dễ của công việc?
- Đề ra mục tiêu. Đặt ra định hướng giải quyết vấn đề. Câu hỏi là
“Tôi đang cố gắng đạt được điều gì”
- Đánh giá giải pháp. Suy nghĩ về tất cả các giải pháp được gọi
là khả thi.
- Lựa chọn giải pháp. Trong thực tế lựa chọn giải pháp phụ
thuộc vào kinh nghiệm của người ra quyết định. Nhưng việc
suy tư các giải pháp làm cho người tư duy có một khả năng
ứng biến với sự kiện bất ngờ. Sự biến hoá của thực tế làm cho
giải pháp trở nên sáng tạo hơn và nếu đủ kinh nghiệm và độ
chắc chắn, linh hoạt thì giải pháp trong thực tế sẽ được hoàn
thiện.
- Thực hiện. Hãy tin rằng mình có thể làm được.
- Đạt kết quả và đánh giá. Kết quả tốt hay xấu, hiệu quả hay hậu
quả đều nên được ghi lại.
b. Kết luận: Phương pháp ở trên tóm gọn lại:
- Thông tin.
- Mục Tiêu.
- Phương án.
- Đánh giá và lựa chọn.
- Hành động.
Tóm lại, nội dung chương này nói về việc phải tìm ra trọng tâm của
vấn đề hoặc kỹ năng cần rèn luyện. Việc tìm ra trọng tâm là quang trọng vì
20% nguyên nhân sẽ phát sinh ra 80% diễn biến và tạo ra kết quả. Nếu
không tìm ra trọng tâm, bạn sẽ bị over trong một mớ thông tin hỗn độn. Sự
hỗn độn đó sẽ phá vỡ hệ thống của bạn. Trong một thời điểm chỉ nên tập
trong vào một vấn đề. Mentor là công nghệ hoặc gọi là thầy dạy hoặc gọi là
chuyên gia, đây là đối tượng bạn phải khai thác được, phải nhờ họ giúp
sức để tìm ra được trọng tâm trong từng thời điểm. Mentor là điều kiện để
bạn đi nhanh nhất có thể, vì họ hiểu được một điều “thuận lợi chính là
nhanh”. Sự tham lam ham muốn đi nhanh nhất có thể sẽ làm người thực
hành sẽ rơi vào thế khó và huỷ hoại vấn đề, vừa làm cho vấn đề trở nên
phức tạp vừa làm bản thân mệt mỏi, loạn nhịp trong sự hỗn loạn. Trong
một thời điểm, bạn chỉ nên tập trung vào một vấn đề. Hãy nhớ kỹ.

III. Định luật Phản ánh: Tổng kết quả bằng tổng công sức bỏ ra. Không có
điều bạn muốn, chỉ có điều bạn xứng.
1. Định luật phản ánh tương tự như luật bảo toàn. Việc bạn bỏ công
sức đề tạo ra từng kết quả nhỏ, từng kết quả nhỏ sẽ tạo thành một
kết quả lớn. Giống như bạn lắp ghép một bức tranh vậy, từng mảnh
nhỏ một để có một bức tranh lớn. Hoặc bạn phải nhờ tới Mentor để
họ hướng dẫn bạn nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh, nhưng điều
này cũng đòi hỏi ở bạn một trình độ nhất định để có thể hiểu, tiếp
nhận và tiêu hoá kiến thức.
2. Diễn biến: Thực sự một người khi hành động ít khi nhìn thấy được
một bức tranh lớn. Việc làm hằng ngày khó là cho bạn cảm nhận
được sự việc sẽ dẫn đến đâu. Vì thế bạn phải hiểu làm tốt từng
mảnh ghép một sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo.
Một vấn đề được giải quyết tốt sẽ tạo ra một kết quả tốt, một vấn đề
giải quyết tồi tạo ra một kết quả tệ. Và theo định lý pareto, sẽ có 20%
Kết quả nhỏ chiếm 80% giá trị của một kết quả lớn. Tức là bức tranh
lớn chỉ có 20% thành phần là tạo nên giá trị của bức tranh, còn lại
80% chỉ là phụ trợ. Nếu bạn không phân định được trọng tâm của kết
quả lớn là gì thì nhiều phần bạn sẽ tạo ra kết quả tồi cho 20% kết
quả nhỏ quang trọng nhất trong Kết Quả Lớn, tại sao tôi nói vậy vì
định luật Murphy nói như vậy, cái gì có thể sai thì nó sẽ sai.
3. Tổng kết quả nhỏ tạo thành Kết Quả Lớn. Kết quả của một sự việc
là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhưng hầu hết sẽ là kiến thức kinh
nghiệm và sự thông thái trong lĩnh vực đó, đồng thời may mắn cũng
góp phần quan trọng cho tiến trình thành tạo ra một kết quả tốt. Có 4
loại may mắn, Phong thuỷ bát tự chiêm tinh là công cụ tìm lấy may
mắn random nên chính yếu vẫn là tìm lấy may mắn trong một hệ
thống. Từ tốn, tập trung, yêu mến và có lòng biết ơn khi được làm
việc vì khi hoà nhịp được với công việc bạn sẽ có nhiều khả năng tạo
ra được một kết quả nhỏ thành công.

You might also like