You are on page 1of 10

MỞ ĐẦU

Chương 1: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất và hình thức tồn
tại của vật chất
1.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất
Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản của triết học duy vật. Việc
nhận thức đúng đắn nội dung của phạm trù này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để
khẳng định tính chất khoa học, đúng đắn của quan điểm duy vật biện chứng về thế
giới.
Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại của thế giới xung quanh chúng
ta, mà trước hết là thế giới của những vật thể hữu hình, từ xưa đến nay luôn luôn là
vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết các
trường phái triết học đều bằng cách này hay bằng cách khác giải quyết vấn đề này.
Và bởi vậy trong triết học, phạm trù vật chất xuất hiện.
1.1.1. Cơ sở lý luận của phạm trù vật chất
Từ khi ra đời cho đến nay, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh đó xuất phát từ việc đi tìm căn
nguyên của thế giới. Đứng trước vô số các sự vật, hiện tượng và quá trình của thế
giới xung quanh, các nhà triết học đều đưa ra câu trả lời cái gì tạo ra chúng. Trong
các loại ý kiến khác nhau đó có hai loại ý kiến trái ngược nhau. Chủ nghĩa duy tâm
cho rằng cái sinh ra các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng xung quanh chúng
ta là tinh thần, đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật. Chủ
nghĩa duy vật cho rằng: thế giới này là vật chất, vật chất là sự tồn tại của mọi sự
vật và hiện tượng, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta chỉ là cái biểu hiện
khác nhau của vật chất đang vận động, đây là quan điểm duy vật đối với chủ nghĩa
duy vật nói chung, phạm trù xuất phát, cơ bản, trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ
hệ thống triết học của mình đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng, xuất
phát từ phạm trù vật chất đã khẳng định sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
và khả năng nhận thức thế giới của con người, nguồn gốc sản sinh ra ý thức, bản
chất và nội dung khách quan của ý thức, tính thống nhất, tính vô tận, tính vĩnh
viễn, tính phong phú và muôn vẻ của thế giới vật chất.
Như vậy có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về vật chất. Để hiểu đúng
và định nghĩa được vật chất phải có một quá trình phát triển nhất định của hoạt
động thực tiễn của khoa học và của hoạt động nhận thức.
1.1.2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
- Quan điểm của các nhà duy vật thời cổ đại
Vào thời cổ đại ở Hy Lạp, các nhà triết học duy vật đều cho có một nguyên thể
vật chất đầu tiên là cơ sở thế giới. Họ quy vật chất về cơ sở đầu tiên đó. Quan niệm
vật chất của các nhà duy vật cổ đại còn mang tính trực quan, cảm tính, họ đồng
nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế
giới bên ngoài.
+ Talét coi thực thể của thế giới là nước.
+ Anaximen coi thực thể đó là không khí. Với Hêraclít thực thể đó là lửa, còn
với Ămpêđôlơ thì thực thể đó bao gồm cả bốn yếu tố: đất, nước, lửa và không khí.
+ Anaximanđrơ cho rằng thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác
định về mặt chất và vô tận về mặt lượng. Bản nguyên này không thể quan sát được
và ông gọi nó là apâyrôn. Sự tương tác giữa các mặt đối lập vốn có trong apâyrôn
tạo nên toàn bộ thế giới.
+ Lơxíp và Đêmôcrít thì thực thể của thế giới là nguyên tử. Đó là các phân tử
cực kì nhỏ, cứng, tuyệt đối không thâm nhập được, không quan sát được và nói
chung là không cảm giác được. Nguyên tử chỉ có thể nhận biết nhờ tư duy.
Đêmôcrít hình dung nguyên tử có nhiều loại: có loại góc cạnh, xấu xí, có loại cong,
nhẵn, có loại tròn, hình cầu… Sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo các trật tự
khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới.
Tóm lại: Những quan điểm trên tuy còn thô sơ, nhưng có ưu điểm căn bản là vật
chất được coi là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế
giới là tinh thần, ý thức. Học thuyết nguyên tử là một bước tiến mới trên con
đường hình thành phạm trù vật chất trong triết học, tạo cơ sở triết học mới cho
nhận thức khoa học sau này.
- Quan điểm của các nhà duy vật thời cận đại
Kế thừa nguyên tử luận cổ đại, các nhà duy vật thời cận đại tiếp tục coi nguyên
tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng
một cách siêu hình với vận động không gian và thời gian. Họ chưa thấy được vận
động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Các nhà triết học của thời kỳ này còn đồng
nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của vật chất như đồng nhất vật chất với
khối lượng, năng lượng.
1.1.3.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin về vật chất
*Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa
+ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện những phát minh mới trong
khoa học tự nhiên, con người mới có được những hiểu biết căn bản hơn và sâu sắc
hơn về nguyên tử. Những phát minh tiêu biểu mang ý nghĩa vạch thời đại như:
+ Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện tử có bước sóng từ
0,01 đến 100.10-8cm.
+ Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Với hiện tượng này,
người ta hiểu rằng, quan niệm về sự bất biến của nguyên tử là không chính xác.
+ Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một
trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên
trong khoa học, sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã được chứng minh bằng thực
nghiệm.
+ Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải
là khối lượng tĩnh mà là khối lượng điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng
Như vậy, từ những phát minh trên mâu thuẫn với quan niệm quy vật chất về
nguyên tử hay khối lượng. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình để la lối lên
rằng: nếu nguyên tử bị phá vỡ thì tức là vật chất đã tiêu tan, và chủ nghĩa duy vật
dựa trên nền tảng là vật chất cũng không thể đứng vững được nữa.

* Định nghĩa của V.I.Lenin về vật chất


“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Chúng ta đi phân tích định nghĩa này theo một số nội dung chính sau:
- Phương pháp định nghĩa vật chất của Lênin
Theo V.I Lênin, không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp định nghĩa
các khái niệm thông thường. Phương pháp định nghĩa thông thường là quy khái
niệm cần định nghĩa vào một khái niệm khác rộng hơn, đồng thời chỉ ra đặc điểm
riêng của nó.
Ví dụ như:
Định nghĩa hình vuông:
+ Trước hết nó là hình tứ giác.
+ Song, nó có đặc điểm riêng là: có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc vuông, có hai
đường chéo bằng nhau, giao điểm giữa hai đường chéo vuông góc và chia đường
chéo thành hai nửa bằng nhau.
Do vậy, với phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học-một phạm trù
khái quát nhất và rộng cùng cực, không thể có một phạm trù nào rộng hơn, thì duy
nhất về mặt phương pháp luận chỉ có thể là định nghĩa vật chất bằng cách đối lập
nó với ý thức, xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì
gây ra cảm giác”. V.I.Lênin khẳng định vật chất không có nghĩa gì khác hơn là
“thực tại khách quan tồn tại độc lập đối với ý thức con người và được ý thức con
người phản ánh”.
- Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Định nghĩa vật chất của V.I Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan:
+ Khi nói vật chất là một phạm trù triết học - nó là sự trừu tượng.
+ Sự trừu tượng này chỉ rõ cái đặc trưng nhất , bản chất nhất mà bất kỳ mọi sự
vật hiện tượng nào cũng có đó là: tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con
người. Đặc tính này là tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất,
cái gì không phải là vật chất.
Do đó khi nghiên cứu nội dung này cần phải chú ý cả hai khía cạnh phân biệt
nhau nhưng lại gắn bó với nhau: đó là tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất.
Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng mà quên mất biểu hiện cụ
thể của vật chất thì không thấy vật chất đâu cả, thuộc vào chủ nghĩa duy tâm.
Ngược lại nếu chỉ thấy tính cụ thể của vật chất sẽ đồng nhất vật chất với vật thể.
→ Ý nghĩa:
+ Khắc phục triệt để sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác quy vật
chất vào một dạng cụ thể. Nội dung này trong định nghĩa Leenin đã đưa học thuyết
duy vật tiến lên một bước mới, đáp ứng được những đòi hỏi mới do những phát
minh mới của khoa học tự nhiên tạo ra.
+ Cho chúng ta cơ sở khoa học để nhận thức vật chất dưới dạng xã hội, đó là
những quan hệ sản xuất cơ sở hạ tầng, tạo thành quan hệ vật chất, và từ đây làm
nảy sinh quan hệ tư tưởng, đó là kiến trúc thượng tầng. Đây là điều mà các nhà duy
vật trước của C.Mác cũng chưa đạt tới. Định nghĩa của V.I.Leenin giúp cho các
nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các
biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản
xuất, trên cơ sở đó người ta có thể tìm ra phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy
xã hội phát triển.
Hai là: Thực tại khách quan được đem lại cho con người ta trong cảm giác và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Với nội dung này, V.I.Lênin muốn chỉ rõ:
+ Thực tại khách quan (tức vật chất) là cái có trước ý thức, không phụ thuộc
vào ý thức còn cảm giác (tức ý thức) của con người có sau vật chất, phụ thuộc vào
vật chất.
+ Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của tri thức, là nguyên nhân
phát sinh ra ý thức, không có cái bị phản ánh là vật chất thì sẽ không có cái phản
ánh là ý thức.
→ Ý nghĩa: Chống lại mội luận điệu sai lầm của chủ nghĩa duy tâm (cả khách
quan, chủ quan và nhị nguyên luận) là những trường phái triết học cố luận giải tinh
thần, là cái quyết định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh.
Ba là: Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh. Với nội dung này, Lênin muốn chứng minh rằng:
+ Vật chất tồn tại khách quan dưới dạng các sự vật hiện tượng cụ thể mà con
người bằng các giác quan trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được.
+ Ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một dấu hiệu quan trọng
khác là tính có thể nhận thức được. Vì vậy, về nguyên tắc, không có đối tượng nào
không thể nhận biết được, chỉ có đối tượng chưa nhận thức được mà thôi.
→ Ý nghĩa:
+ Hoàn toàn bác bỏ thuyết không thể biết.
+ Cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sâu vào thế giới vật chất, phát hiện ra
những kết cấu mới, những thuộc tính mới cũng như những quy luật vận động và
phát triển của thế giới, từ đó làm giàu thêm kho tàng trí thức của nhân loại.
Tóm lại, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Vật chất - là những thực thể khách quan tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức.
2. Vật chất - là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó ( trực
tiếp hoặc gián tiếp) tác động lên giác quan của con người.
3. Vật chất - là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
nó.
1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Trong triết học, khi bàn tới phạm trù vật chất, đương nhiên chúng ta phải bàn tới
các phạm trù liên quan tới việc làm sáng tỏ phương thức tồn tại của nó. Đó là các
phạm trù vận động, không gian và thời gian. Chúng ta trả lời trực tiếp vấn đề vật
chất tồn tại bằng cách nào?
1.2.1.Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất
- Vận động là gì?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi
nói chung. Ph. Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất
cả mọi sự thayđổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn
giản cho đến tư duy”.
- Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất?
Theo Ph. Ăngghen, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương
thức tồn tại của vật chất”. Hai điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận
động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặc
tính của mình. Không thể hình dung nổi vật chất không có vận động và cũng không
thể tưởng tượng nổi có thứ vận động nào lại không phải là vận động của vật chất,
không phụ thuộc vào vật chất. Sự vận động của ý thức, tư duy, trên thực tế cũng là
sản phẩm của sự vận động vật chất.
Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, việc nhận thức sự vận động vật
chất trong các dạng khác nhau của nó, về thực chất là đồng nghĩa với nhận thức
bản thân vật chất. Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể
nhận thức được thông qua vận động, thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận
động, về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả.
Với tính cách là thuộc tính bên trong, vốn có của vật chất, theo quan điểm của
triết học Mác - Lênin vận động là sự tự vận động của vật chất. Có nghĩa là:
+ Nguồn gốc của sự vận động nằm ngay trong bản thân của sự vật, do sự tác
động lẫn nhau của các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không bao giờ mất đi, nó chỉ
chuyển hóa từ hình thức vận động này sang hình thức vận động khác.
+ Quan điểm về sự tự vận động của vật chất trong triết học Mác - Lênin về cư
bản đã dược chứng minh bởi những thành tựu của khoa học tự nhiên và những phát
kiến mới nhất của khoa học hiện đại càng khẳng định quan điểm đó.
- Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Khi nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất, theo những tiêu chí phân
loại khác nhau, người ta có thể chia vận động của vật chất thành các hình thức vận
động khác nhau. Tuy nhiên, cho tới nay, cách phân loại phổ biến nhất trong khoa
học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản như sau:
+ Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian)
+ Vận động vật lý (vận động của các phần tử, các hạt cơ bản,vận động điện tử,
các quá trình nhiệt, điện..)
+ Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân
giải các chất)
+ Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể và moi trường)
+ Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội của các hình
thái kinh tế - xã hội)
Những hình thức này quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định
+ Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến
vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động. Những trình độ này
tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất.
+ Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp,
bao hàm trong nó là tất cả hình thức vận động thấp hơn. Trong khi các hình thức
vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao.
Bởi vậy, mọi sự quy giãn các hình thức vận động cao về các hình thức vận động
thấp hơn đều là sai lầm.
+ Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với các hình thức vận
động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân của sự tồn tại của sự bao giờ cũng đặc trưng
bằng một hình thức vận động cơ bản. Thí dụ vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh
học đều là những hình thức vận động khác nhau trong cơ thể sinh vật, nhưng hình
thức vận động sinh học mới là đặc trưng cơ bản của sinh học. Đối với con người
thìvận động xã hội là hình thức đặc trưng cho hoạt động của nó.
1.2.2.Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
- Khái niệm không gian và thời gian
Trong triêt học duy vật biện chứng cùng với phạm trù vận động thì không gian và
thời gian cũng là những phạm trù vận dộng thì không gian và thời gian cũng là
những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. V.I.Lênin đã nhận
xét rằng: “Ttrong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận dộng và vật chất
đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”.

* Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở một
khung cảnh nhất định trong tương quan về kích thước so với các khách thể khác…
Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian.
* Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu
dài hay mau chóng của hiện tượng, của sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận
động… Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian.
Như vậy, không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân vật
chất. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng
tính, kết cấu; còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài
diễn biến, sự kế tiếp nhau của quá trình.
Tuy vậy, trong lịch sử triết học, xung quanh phạm trù không gian và thời gian đã
từng có rất nhiều vấn đề nan giải gây tranh cãi.
+ Những người theo chủ nghĩa duy tâm thường phủ nhận tính khách quan của
không gian và thời gian.
+ Các nhà duy vật siêu hình ở thế kỷ XVII - XVIII tách rời không gian và thời
gian với vật chất. I.Niutơn cho rằng không gian, thời gian và vận động là những
thực thể nào đó ở bên ngoài vật chất và không có liên hệ với nhau. Khi phê phán
quan điểm đó của các nhà duy vật siêu hình, Ph. Ăngghen cho không gian và thời
gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và cả hai đều là thuộc tính cố hữu của vật
chất. Chúng là hình thức tồn tại của vật chất không thể có vật chất nào tồn tại bên
ngoài không gian và thời gian, cũng như không thể có không gian, thời gian nào
tồn tại bên ngoài vật chất.
Đầu thế kỷ XX, thuyết tương đối của A. Anhxtanh ra đời, đã chứng minh một
cách hùng hồn luận điểm thiên tài trên đây của Ph. Ăngghen. Thuyết tương đối
cũng đem lại bức tranh về sự thống nhất giữa không gian và thời gian. Như vậy
thuyết tương đối đã bác bỏ tính bất biến của không gian, thời gian; chứng minh
tính biến đổi của không gian, thời gian cùng với sự vận động của vật chất, một lần
nữa khẳng định không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
- Tính chất và mối quan hệ của không gian, thời gian.
+ Tính khách quan. không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn
liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không
gian và thời gian cũng tồn tại khách quan.
+ Tính vĩnh cửu và vô tận. theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong
không gian và thời gian. Vô tận có nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả,
cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên
trái. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những thành tựu của vũ trụ
học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính vô tận của không gian và thời gian.
+ Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: tính ba chiều của
không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, tính một chiều của thời gian là
chiều từ quá khứ đến tương lai. Không gian mà chúng ta đang nói tới ở đây là
không gian hiện thực, không gian ba chiều. Nên chú ý rằng, trong toán học ngoài
phạm trù không gian ba chiều còn có phạm trù không gian n chiều, v.v… Đó là sự
trừu tượng hoá toán học, một công cụ toán học dùng để nghiên cứu các đối tượng
đặc thù.
1.2.3.Ý nghĩa phương pháp luận
* Định nghĩa vật chất của Lênin
- Vì vật chất có trước, quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn “phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật
khách quan”.Cụ thể:
+ Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho
mọi hành động của mình; không được lấy ý muốn chủ quan làm điểm xuất phát.
+ Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
cho địa phương mình, đơn vị mình, ngành mình, phải nắm chắc tình hình thực tế
khách quan thì mới nêu ra mục đích, chủ trương đúng và sẽ đi đến thắng lợi trong
hoạt động thực tiễn.
- Chống thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan,
không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tuỳ tiện, phiến diện, lấy ý muốn,
nguyện vọng, cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách; hậu quả là
đường lối không hiện thực, không tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt
động thực tiễn.
* Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
- Phải nhận thức sự vật trong trạng thái vận động của nó.
- Tránh chủ quan duy ý chí, quy vận động này vào vận động khác.
- Nhìn nhận thế giới trong trạng thái vốn có của nó.

Chương 2: Liên hệ thực tế


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://123doc.net/document/311343-v2500.htm
https://voer.edu.vn/c/vat-chat-va-y-thuc/18de6b82/dd97aaf1?
fbclid=IwAR0uMH2keSB2XGZUMCeLaSWkWXdBw3rGX8CCwQ9plQmA
2WsYxR0VPv_hTPY
https://hocluat.vn/phan-tich-dinh-nghia-vat-chat-va-rut-ra-y-nghia/?
fbclid=IwAR0nakPJTd9-0ePdA93x_d56eX0u_ooSvZI6tsGeUc0A-
XCOZ8qpeMd2w_I
http://zaidap.com/cau-28-hoc-thuyet-mac-xit-d264901.htm

You might also like