Phần 6

You might also like

You are on page 1of 8

Phần 6:

Mô hình phân tích

6.1 Vòng tuần hoàn và sản phẩm của chính sách

Dựa vào những chìa khóa mở đường cho sự phân tích được nhắc đến ở những chương trước, chúng ta
có thể mô tả một chính sách công như một tập hợp những quyết định và những hoạt động nhận được
những kết quả từ sự tương tác giữa các chủ thể từ khu vực công và tư, những hành vi của họ chịu ảnh
hưởng bởi những nguồn lực họ sử dụng, những thể chế chung (những luật lệ bao phủ lên các chức năng
của hệ thống chính trị) và những luật lệ thể chế cụ thể (đó là những luật lê cụ thể dành cho những khu
vực giám sát đặc biệt).

Việc áp dụng cách tiếp cận như vậy giúp chúng tôi phân biệt các biến phân tích như sau:

 Phạm vi và nôi dung cụ thể - cả về sự thực tế và sự pháp chế của những sản phẩm chính sách
khác nhau sẽ cấu tạo nên các biến phụ thuộc, khi đó các hiện tượng xã hội sẽ được giải thích.

Trong khi

 Các đặc điểm và hành động của chủ thể, những thứ sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các nguồn lực
có khả năng huy động và bối cảnh thể chế chung sẽ cấu tạo nên các biến độc lập sẽ góp phần
giải thích các hiện tượng xã hội.

Nhằm cụ thể hóa giả thuyết tổng hợp này bằng ý nghĩa của mô hình phân tích có thể ứng dụng trong
các bối cảnh nghiên cứu, chúng ta trước tiên phải nhận dạng được bản chất của các kết quả thực tế và
mang tính pháp chế của khu vực công. Để đưa vào vận hành những biến độc lâp này, chúng tôi áp dụng
những khái niệm của vòng tuần hoàn chính sách (Chương 2). Thêm nữa, chúng tôi giải thích sự mở ra
của quy trình chính sách trong 4 phần chính: (1) đặt ra vấn đề cần giải quyết trong chương trình nghị sự
của chính phủ; (2) Lập trình tuần tự và hợp pháp cho sự can thiệp của chính phủ; (3) Việc thực hiện các
chương trình chính trị - hành chính (PAP) bởi ý nghĩa của các kế hoạch hành động (Aps) và các hành
động chính thức (đầu ra); và (4) định lượng được các hậu quả (đầu ra và kết quả).

Hình 6.1 giới thiệu sáu sản phẩm của một chính sách công dưới dạng chức năng của những giai đoạn
khác nhau
Thêm nữa quá trình phân tích yêu cầu phải thử nghiệm để phân loại 6 loại sản phẩm cho tất cả các
chính sách tùy theo với các đặc điểm như sau:

 Định nghĩa chính trị của vấn đề công (PD) không chỉ bao gồm những quyết định dựa trên sự can
thiệp chính trị, mà còn đặc biệt là về sự phân định kích cỡ của vấn đề công cần được giải quyết,
nhận định rõ những nguyên nhân có thể xảy ra từ phía chủ thể công và những phương pháp can
thiệp dự kiến của khu vực công.
 Chương trình chính trị - hành chính (PAP) bao gồm tất cả những quyết định hợp pháp và thường
xuyên được đưa ra bởi cả chính quyền trung tâm và các bộ phân của khu vực công và cần thiết
đối với sự xuất hiện của việc thực thi chính sách công.
 Những sự sắp xếp chính trị - hành chính (PAAs) xác định những năng lực, trách nhiệm và nguồn
lực chính trong việc tiêu thụ sử dụng của các chủ thể của khu vực công cho việc thực thi PAP
 APs đã thành lập ra những ưu tiên cho sự thực thi chính sách trong bối cảnh địa lý và khoảng
cách xã hội cùng với thời gian.
 Những hành động đã được thực hiện (đầu ra) sẽ bao phủ tất cả các hoạt động và các quyết định
quản lý liên quan đến sự ứng dụng của các phép đo lường.
 Các tuyên bố đánh giá dựa trên sự hiệu quả của một chính sách sẽ mô tả những thay đổi trong
hành vi của một nhóm đối tượng (tác động) và những lợi ích cuối cùng (hậu quả) một cách khoa
học và hợp pháp, và đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của chính sách đã được thực hiện (đến
một mức cao hơn hoặc thấp hơn).

Tất cả những sản phẩm này là kết quả của một quá trình đưa ra những quyết định cụ thể, bao gồm cả
những sự tương tác lặp lại giữa những chủ thể có khả năng huy động các nguồn lực khác nhau đã được
xác định. Những quá trình tạo ra các quyết định này được thể chế hóa bằng những luật lệ, quy định
chung hoặc cụ thể đối với những lĩnh vực can thiệp liên quan.

Trong quá trình hình thành các quyết định, các chủ thể của khu vực công và tư sẽ cho ra đời những giao
kèo thể chế (bắt đầu ở quá trình định dạng chính trị và thành lập các chương trình nghị sự, và được phát
triển theo một công thức bền vững hơn của PAP, sau đó chúng được thực thi và cuối cùng là đánh giá).
Những giao kèo thể chế này minh chứng được tầm quan trọng xuyên suốt quá trình thực thi chính sách,
đó cũng là lý do chúng ta xem sự thành lập của PAA như một sản phẩm tạo ra kết quả của một chuỗi
những quyệt định đặc biệt và thực dụng. Điều này khẳng định rằng những quy luật chung cho các giao
kèo thường chỉ hợp lại ở hình dạng cụ thể ở mức độ bán quốc gia. Thêm nữa họ thường phân biệt các
khu vực với nhau. Các chủ thể công thường xem xét những hiến pháp của những giao kèo này như một
hành động chiến thuật dẫn đến sự xác định của những nội dung thực thế mới cho chính sách đang được
xem xét.

Chúng tôi khẳng định rằng mỗi một trong sáu sản phẩm của chính sách vừa nêu có thể định nghĩa từ hai
khía cạnh đó là khía cạnh sự lựa chọn tối ưu (làm thế nào đế giải quyết được vấn đề?) và khía cạnh thể
chế (chủ thể nào, luật lệ nào và với nguồn lực nào đóng góp ở giai đoạn giải quyết vấn đề tiếp theo?).
Đến thời điểm hiện tại, tính hai mặt này hiện hữu trong tất cả các chính sách mà đã được nhận định ở
mức độ công thức của PAP. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ qua ở các mức độ của các sản phẩm chính sách khác
(cụ thể khi nói về thiết lập chương trình nghị sự, Aps và các đầu ra tối ưu, và cả về định lượng).

Cùng lúc này, việc nhấn mạnh về tính hai mặt giữa khía cạnh của sự lựa chọn tối ưu và thể chế cũng
được nhìn nhận ở mức độ đầu tiên thuần nhất của sản phẩm thể chế. Vấn đề chính trong quá trình ra
quyết định sẽ liên quan đến việc chỉ định các cơ quan chính trị-hành chính có thẩm quyền để thực hiện
phép đo lường liên kết với chính sách. Qua định nghĩa, những thứ liên quan đến quá trình này có thiên
hướng liên quan đến bản chất của thể chế. Tuy nhiên sự lựa chọn tối ưu về sản phẩm của chính sách
không nên bị bỏ qua vì quyết định của những nhà chính trị thường chỉ định một đơn vị công cụ thể trong
khi họ mong đợi rằng nó sẽ quyết định một xu hướng cụ thể trong quá trình thực hiện chính sách. Ví dụ
như ở Anh, vef chính sách bảo vệ trẻ em – khi ban hành trong bối cảnh giữa các phòng ban có nỗ lực
mạnh để bảo vệ sự phối hợp chính sách – nhưng lại cần sự tham gia của các bộ mà điều quan tâm chính
của họ là giáo dục, sức khỏe, luật pháp hoặc kể cả là thu nhập. Hơn nữa, sự chỉ định bộ phận đứng đầu –
trước đây là sức khỏe nhưng giờ là giáo dục – sẽ tạo nên các hậu quả của việc thực thi chính sách từ một
khía cạnh lựa chọn tối ưu hơn.

Mối quan hệ nhân quả giả định rằng giữa các luật lệ thể chế, các chủ thể và nguồn lực của họ
(biến độc lập) và 6 sản phẩm của các hành động công (biến phụ thuộc) có thể được phân tích riêng lẻ
cho từng mục của 4 giai đoạn trong vòng tuần hoàn của chính sách. Tuy nhiên mô hình phân tích của
chúng tôi có mục tiêu là mô tả, hiểu rõ và giải tích các chính sách công một các toàn diện, từ những khía
cạnh đầu tiên của các vấn đề xã hội đến những giải pháp cuối cùng qua việc can thiệp của khu vực công
(xem hình 6.1): thêm nữa, chúng tôi hi vọng rằng các kết quả của lựa chọn tối ưu và mang tínhthể chế
của các giai đoạn của một chính sách công (ví dụ như lên kế hoạch) sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nội dung
của các giai đoạn tiếp theo (ví dụ như thực hiện) (hi vọng 1)

Sự hi vọng đầu tiên có thể được xem như một vấn đề đương nhiên. Trên thực tế, nó ngụ ý cho
một tầm nhìn của các hành động công rằng, nếu không hoàn toàn là thể hiện một cách máy móc, thì ít
nhất cũng phải mang tính duy lý. Thêm nữa, trong chừng mực mà mục tiêu chính sách là để giải quyết
thỏa đáng một vấn đề công, nó bắt ngồn từ những quyết định và hành động được bàn tính kĩ càng và có
tính mục tiêu cụ thể. Nhằm đảm bảo một mức độ nhất định của tính liên tục và tính tiên đoán của các
hoạt động công, các hoạt động chính trị- hành chính của một giai đoạn cụ thể trong quá trình lập chính
sách phải giới hạn được những điều khả thi ở giai đoạn sau. Ngoài ra, kì vọng 1 cũng quan tâm đến việc
nhận dạng minh bạch của những yếu tố mang tính cấu trúc hợp tác cùng với những hiện tượng quán
tính của chính trị - hành chính (ví dụ như sự khác biệt trong việc tái khởi động một bộ luật hoặc thay đổi
một tổ chức quản lý của cơ quan điều hành) và với các yếu tố thủ tục được đặt ra như một kết quả của
việc áp dụng những quy tắc của một trò chơi dân chủ (ví dụ, nhu cầu cần thiết cho việc áp dụng nhiều
nguyên tắc trong bộ luật quản lý như tính hợp pháp, tính phi hồi tố)

Ở khía cạnh khác, kì vọng đầu tiên này mang ý nghĩa rằng các kết quả của sự lựa chọn tối ưu và
mang tính thể chế của một giai đoạn sẽ trực tiếp ảnh hưởng bởi các quyết định và hành động đưa ra
trong giai đoạn trước đó trong cùng một chính sách.

6.2 Hiệu ứng của trò chơi của các chủ thể dựa trên các nhân tố lựa chọn tối ưu và thể chế của một
chính sách

Tuy nhiên, sự diễn dịch này chỉ đại diện cho những thành phần nhân tố đầu tiên trong khung lý thuyết
của chúng tôi. Thêm nữa chúng tôi cũng gợi ý rằng giữa từng giai đoạn trong vòng tuần hoàn chính
sách, các chủ thể tham gia có thể sử dụng những quy tắc thể chế có hiệu lực và các nguồn lực chưa được
sử dụng nhằm gia tăng sức ảnh hưởng đến nội dung của giai đoạn (kì vọng 2). Kết quả của việc này là họ
sẽ cố gắng chỉnh sửa, hiệu chỉnh, thật chí xóa bỏ những vấn đề đã được xác định cụ thể, đã được quyết
định ở những giai đoạn trước đó.
Ở mỗi giai đoạn trong quá trình chính sách, những chủ thể mới có thể xuất hiện ở khu vực chính sách
(hoặc biến mất khỏi khu vực) và các chủ thể trước kia xuất hiện hạn chế, chiếm số lượng ít – thường là
một mình hoặc liên minh với nhiều chủ thể khác – có thể sử dụng những quy tắc thể chế mới và khám
phá ra những sự kết hợp mới của nguồn lực để khẳng định được sự hứng thú, ý tưởng và quyền lợi của
họ. Điều này có thể được mô tả bằng một sự hiệu chỉnh của chính sách (xem hình 6.2)

Cần phải lưu ý ở đây rằng trò chơi của chủ thế, những người làm chính sách cũng ảnh hưởng tới 2 nhân
tố trước đó đó là khía cạnh lựa chọn tối ưu và thể chế. Điều này đúng với giai đoạn thành lập chương
trình nghị sự và thành lập chương trình chính sách cụ thể, chính vào giai đoạn mà các chủ thể sẽ cố gắng
đạt được vị trí chủ chốt để thành lập những quy tắc luật lệ thích hợp và đạt được nguồn lực dồi dào cho
giai đoạn thực hiện và đánh giá ở phía sau.

Hình 6.2: sự ảnh hưởng trực tiếp và giá tiếp của tam giác chủ thể ơ 2 giai đoạn đầu tiên của chính sách
công (kì vọng 2)

Chính sách nông nghiêp là một ví dụ của hành vi này: giữa giai đoạn hình thành mô hình hoặc giữa gia
đoạn thực hiện, các hành lang nông nghiệp và các đại diện cùng với sự quản lý sẽ cố gắng để bảo toàn
các công cụ phù hợp với mục đích của họ (ví dụ như trợ cấp và các điều kiện giám sát).

Kì vọng thứ 2 đưa ra gợi ý rằng, các hành động công không đơn thuần chỉ là sự tính toán cũng không
hoàn toàn là ý kiến của cá nhân và các hành vi. Sự thiếu chính xác và không chắc chắn vẫn luôn luôn hiện
hữu và như một hâu quả của việc này cần phải cung cấp phạm vi đánh giá và điều động trong từng phần
của các chủ thể chính sách. Trong bức tranh của một xã hội nhiều thành phần liên kết với những chức
năng thành phần khác biệt tăng lên của xã hội và những khác biệt về thể chế cùng tham gia vào việc đạt
được những thỏa hiệp về mặt chính trị giữa tất cả các chủ thể tham gia, sự thiết lập của một chính sách
sẽ không thể thành công trong việc dự đoán tất cả các thực tế chi tiết khả thi và các thành phần tham gia
trong quá trình thực hiện. Kết quả của việc này là sự mâu thuẫn giữa những vấn đề chưa được giải quyết
hoặc chưa được dự báo trước trong quá trình thực hiện một PAP xuyên suốt các chặng của sự thực hiện.
Nghiên cứu về việc thực hiện các phương pháp công và đánh giá hiệu ứng của kết quả thường sẽ cho
thấy rằng sự thực hiện của tất cả các chính sách sẽ là một quá trình xã hôi chính trị đặc biệt quan trọng,
ở đó những nội dung và các kết quả về lựa chọn tối ưuu và thể chế sẽ thường xuyên trở nên khó có thể
tiên đoán trước.

Hay nói cách khác, ý nghĩa của kì vọng thứ 2 này cho rằng các kết quả của sự lựa chọn tối ưu và sự lựa
chọn về thể chế của một giai đoạn chính sách sẽ bị ảnh hưởng cả bởi những thay đổi trong khung thể
chế, nguồn lực, sự hợp thành và hành vi của các chủ thể trực tiếp tham gia vào từng giai đoạn chứ
không chỉ dựa vào các quyết định ở giai đoạn trước đó (kì vọng 1).

6.3 Mô hình lý thuyết tích hợp

Mô hình của chúng tôi dựa trên 2 kì vọng mà đó chính là sản phẩm của sự phản ánh lý thuyết và đã
được xác nhận bởi một vài kinh nghiệm nghiên cứu khác. 2 kì vọng đó đều được ứng dụng ở tất cả cá
liên kết tồn tại giữa tất các cả giai đoạn của vòng tuần hoàn chính sách.

Thêm nữa, định nghĩa đầu tiên của vấn đề chung cần được giải quyết đã bao gồm một “lịch sử nhân
quả” (Stone, 1989), lịch sử này nhận dạng những trách nhiệm cần được giải quyết của một vấn đề mang
tính tập thể hoặc có thể ra hành động xử lý đối với nó, và một kết quả đương nhiên sẽ xảy ra là hành
động đó sẽ ảnh hưởng đến các loại giải pháp được đưa ra trong quá trình thành lập chính sách. Dù sao
thì các chủ thể xã hội đã được xác định như một nhóm mục tiêu được ưu tiên can thiệp bởi chính quyền
(cụ thể là khi các hành vi của họ mang tính chính trị và được xem như là nguyên nhân của các vấn đề
chung) sẽ hiếm khi đóng vai trò bị động trong quá trình thành lập chính sách: ngược lại, họ còn có thể
chủ động tham gia đóng góp tạo nên những nguyên nhân cho các nhóm xã hội khác, hoặc ít nhất để chia
sẻ trách nhiệm của vấn đề với chính nhóm của họ (đối diện của sự hi sinh) để nhờ đó không cần phải
hiệu chỉnh chính các hành vi của họ một cách quá khác biệt, quá nghiêm trọng.

Có thể lấy ví dụ, cụ thể ở một khu vực nơi mà môi trường bị ô nhiễm bởi các nhà máy công nghiệp, nông
dân, các tài xế hoặc ngay cả những cơ sở công của địa phương, những người được đưa vào nhóm mục
tiêu sẽ không bao giờ ngưng nhắc nhở chúng ta về sự hiện hữu (và trách nhiệm) của những trường hợp
gây ô nhiễm. Tương tự một ví dụ khác khi mà các dịch vụ được cho là trở nên kém hiệu quả như là một
cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể đóng góp cho các nhân tố khác ngoài kiểm soát dịch vụ sức khỏe và có
thể thay thế như một trung tâm chăm sóc xã hội hoặc cải thiện vấn đề tài chính.

Sự nhận diện được tính hai mặt của giai đoạn lựa chọn tối ưu và thể chế nhắc nhở các nhà phân tích về
các sự liên kết trực tiếp và gián tiếp giưuã các sản phẩm khác nhau ở từng giai đoạn của chính sách công
đã được nghiên cứu cũng như là sự liên kết giữa các sản phẩm và bản chất của sự liên kết giữa các chủ
thể công và tư. Về mặt hiệu quả, các quyết định và hoạt động mang bản chất lựa chọn tối ưu có thể làm
yếu đi hoặc làm mạnh thêm các quyết định mang bản chất thể chế. Sự mạnh lạc giữa hai chiều này sẽ
tạo ra một ảnh hưởng kết kết quả ở giai đoạn sau của quá trình chính sách. Thêm nữa sự giới thiệu
những chủ thể mới (ví dụ như các nhà môi trường trong chính sách nông nghiệp) hoặc là sự hiệu chỉnh
cácquy tắc luật lệ của trò chơi thể chế (ví dụ như bao gồm các luật kháng cáo để kết thúc quyền lợi hoặc
ở bên thứ ba) sẽ gây ra hậu quả đến sự ứng dụng của một nhánh luật pháp.
Hình 6.3 cho thấy một mô hình lý thuyết tích hợp với các nhân tố được xuất hiện ở hình 6.1 và hình 6.2.

Mô hình đã được đề xuất sẽ khiến việc triển khai một phương pháp phân tích chuỗi thời gian ở các
chặng đã được xác định (thiết lập chương trình nghị sự, lập chính sách, thực hiện, đánh giá) dựa trên
nhưungx vấn đề sau đây:

 Sự cụ thể hóa của ‘sự lựa chọn tối ưu’ của chính sách công: Ở một góc độ mà các chính sách
công cố gắng để giải quyết một vấn đề chung, các hoạt động và quyết định đưa ra sẽ trực tiếp
dẫn đến một kết quả cuối cùng. Cộng thêm nữa, các nhà phân tích phải có thể xác nhận một
cách khoa học cụ thể các nội dung của các hành động công thực tế diễn ra trong các phân đoạn
của các giai đoạn khác nhau. Các đối tượng được thành lập giữa các quá trình hình thành chính
xác ví dụ như cần phải xác định được góc độ của vấn đề cần được giải quyết về mặt chính trị khi
đặt vấn đề với các cơ quan chính phủ. Tương tự, quá trình đánh giá các hiệu ứng của các
phương pháp thực hiện cần phải quan tâm đến sự tác động của các phương pháp đó đến sự
quyết định của vấn đề công tương tự ngay từ đầu. Sự mạnh lạc của lựa chọn tối ưu là điều kiện
đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả của chính sách công. Thực tế, điều kiện này thường không
đạt được đến kì vọng. Ví dụ như có những sự thay đổi trong định nghĩa của vấn đề ở quá trình
chính sách; hoặc sự ra đời của các tiêu chí đánh giá khác so với các đối tượng được định nghĩa ở
chương trình chính trị - hành chính.
 Sự hợp nhất của các “khu vực chính sách” (Xem mục 3.3.1 Chương 3): nếu các ranh giới của các
khu vực có sự liên kết của các chủ thể (những người quan tâm đến sự hình thành của một vấn
đề chung mới) bị xóa mờ dần đi và có thể xuyên qua dựa trên các chương trình chính trị. Sự tiến
hóa của chính sách qua thời gian sẽ khiến cho sự bền vững về số lượng và các loại chủ thể tham
gia tăng lên đáng kể tương tự như đối với sự tuần tự và chất lượng đối với sự tương tác của các
chủ thể. Trong quá trình phân tích sự khắt khe trong mối quan hệ về các mặt của chính sách,
dựa trên tam giác cơ bản của các sự tham gia (chính phủ, các đối tượng mục tiêu và các lợi ích
cuối cùng), người đọc nên xác định được điểm bắt đầu và sau đó là sự hợp nhất (sự phân định
độc quyền ít hay nhiều) của khu vực chính sách được phân tích (Clivaz, 1998, 2001), điều mà bao
gồm cả nhóm bên thứ 3 (hiệu ứng tiêu cực và tích của cho bên thứ 3).
 Sự cấu thành của “vốn thể chế”: Các quy tắc thể chế ảnh hưởng đến chiến lược của các chủ thể
bởi lẽ chúng phân định và trì hoãn sự khả thi cho hành động của họ, cũng như việc họ ổn định
các nỗ lực của họ trong các mối quan hệ với các quyết định và hoạt động của các đối tác chính
sách khác. Trong trường hợp này, họ củng cố các yếu tố cho các hành vi cá nhân, sự tương tác
giữa chủ thể và các kết quả lựa chọn tối ưu xuất phát từ đó. Khi nhìn kĩ hơn vào khía cạnh thể
chế của các hành động công, các nhà phân tích cần phải nhận định được “vốn thể chế”được cấu
thành không chỉ bởi luật pháp và các tổ chức quản lý chính phủ mà còn do các quy tắc do các
chủ thể khác tham gia vào trong từng chính sách cụ thể được chỉ định cho chính các chủ thể đó
(xem mục 5.2)
 Khám phá được tổng thể “phạm vi của nguồn lưc”: các chủ thế công và tư sử dụng một sự tổ
hợp của các nguồn lực để tiếp cận đến mục tiêu của họ. Nhóm 10 nguồn lực được xác định
trước đó (Chương 4) thay đổi theo từng giai đoạn của quá trình chính sách mà các nguồn lực
được tham gia (ví dụ nguồn lực “thông tin” được sử dụng ở quá trình định nghĩa các vấn đề
công, luật pháp được sử dụng trong việc lập chính sách, truyền thông được sử dụng trong việc
thực hiện). Họ cũng dựa vào bản chất của các chủ thể (như là ưu tiên các luật pháp được ban
hành do các tổ chức chính trị). Dù sao thì việc các chủ thể sẽ huy động nguồn lực nào với lý do
nào và với mức độ nào là một hành động có thể được dự báo một cách cụ thể. Các câu hỏi liên
quan đến nguồn lực nào sẽ được sử dụng một cách tối ưu, sẽ được kết hợp và thay thế sẽ chỉ
được trả lười thông qua các phân tích nghiên cứu. Ở khung lý thuyết này, các nhà phân tích cần
phải xem xét phạm vi của các nguồn lực sẽ được mở rộng huy động một các hiệu quả trong quá
trình mở ra của một quá trình chính sách cụ thể là nguồn lực đó có thể chuyển đổi giữa các chủ
thể (ví dụ như tài chính ) và các trạng thái của nguồn lực hiện tại có thể thay đổi (ví dụ như các
thông tin bảo mật nội bộ có thể trở nên công khai). Và cuối cùng, các nghiên cứu phân tích gợi ý
rằng một sự kết hợp của các loại hình nguồn lực có thể quan sát được ở một tình huống cụ thể
đối với sự so sánh giữa các chủ thể.

Kết luận lại, chúng tôi nhấn mạnh vào mô hình phân tích lấy lợi thế kinh nghiệm không thể phủ nhận
của “vòng tuần hoàn chính sách” (xem mục 2.4 của Chương 2). Nó đặc biệt tạo điều kiện cho sự giải
thích chính sach công như một quá trình động và có sử dụng sự xác định và phân tích cùng với một
số lượng chủ thế nhất định tham gia vào từng giai đoạn của vòng tuần hoàn chính sách. Mặc dù đã
đơn giản hóa sự phân tích thông qua các phân đoạn của các câu hỏi nghiên cứu, các biến và giả thiết
dựa trên cơ sở của 4 giai đoạn được xác định, mà mô hình của chúng tôi còn tránh được những giới
hạn hiển nhiên của một cách tiếp cận tuần tự của chính sách. Cách tiếp cận này dựa trên lịch sử của
các hoạt động chính trị - hành chính, hoặc sự hành pháp quá mức hoặc các chỉ thị từ trên xuống của
các hành động công, mà đã thất bại trọng việc cân nhắc những sự kiện nội tại bên trong hoặc quá
trình học hỏi chung (xem chỉ trích của Jenkins-Smith và Sabatier, 1993, pp3-4). Việc giải thích được
các kết quả lựa chọn tối ưu hay mang tính thể chế của một giai đoạn trong quá trình chính sách theo
không gian độc lập của từng nội dung của các giai đoạn trước đó đã tạo ra một góc nhìn mới cho
việc phân tích.

Thêm nữa, để tạo ra các nghiên cứu chúng tôi khuyến khích các nhà nghiên cứu một quy trình giải
thích hai mặt. Đầu tiên nó phải có sự tương quan mong muốn nhằm giải thích sự lựa chọn tối ưu và
các kết quả thể chế của một giai đoạn chính sách mà phải xuất phát từ các quyết định và hành động
được đưa ra ở giai đoạn trước của cùng một chính sach công (kì vọng 1).

Thứ 2, trên tết cả, nếu việc đưa ra chính sách gây ra một vấn đề nghiêm trọng mang tính bản chết
giữa tầm nhìn và nội dụng của 2 giai đoạn đã thành công, thì cần phải giải thích được điều này bằng
các lý luận khoa học cho sự tiếp diễn: đó là chủ thể nào sẽ tham gia vào các nguồn lực nào, sự tương
tác nào sẽ xuất hiện với chủ thể nào và dựa trên bản chất của quy định thể chế nào? (kì vọng 2)

Nhấn mạnh rằng, 6 sản phẩm chính sách có thể được xác định ở 4 giai đoạn của vòng tuần hoàn
chính sách công được phân định dựa trên đặc điểm bởi một cấu trức tương đương liên hệ với sự hai
mặt của lựa chọn tối ưu và khía cạnh thể chế, các chương đưa ra cho một khía cạnh một cấu trúc:

1. Định nghĩa chung của sản phẩm như một kết quả của từng giai đoạn cụ thể của vòng tuần hoàn
chính sách công (khi mà các biến có thể được giải thích)
2. Sự hoạt động của các sản phẩm dựa trên các góc độ phân tích theo nhiều chiều, theo sự lựa
chọn tối ưu và thể chế, cần thiết có một nghiên cứu lý thuyết (các chiều phân tích cần được xem
xét một cách khoa học)
3. Tổng kết lại các sự mô tả của quá trình đưa ra quyết định dẫn đến các sản phẩm (loại chủ thể
nào, nguồn lực nào và quy tắc thể chế nào?)
Cuối cùng, cần phải ghi nhận lại rằng các tiếp cận này là thiên hướng tiếp cận mang tính so sánh. Các
chiều phân tích đưa ra phải có khả năng so sánh những chủ thể, các nguồn lực được sử dụng, thể
chế hoạt động và các sản phẩm chính sách, tất cả đều phải chạy xuyên suốt các giai đoạn khác nhau
của cùng một chính sách (phân tích chuỗi thời gian) và trong bối cảnh các quy trình ra điều kiện ở
các quốc gia khác nhau về mặt chính trị hoặc vận hành các phần khác nhau ở cùng một quốc gia.

You might also like