You are on page 1of 5

1.3.

2 Quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nước:
1. Quan điểm:
- Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, trình độ phát triển khác nhau, các dân
tộc sống đan xen. Có những thế lực phản động lăm le kích động phần tử
cực đoan trong 1 số dân tộc tạo nên sự bất ổn về chính trị xã hội  ảnh
hưởng an ninh trật tự và an toàn xã hội
 Vấn đề DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC là vấn đề chiến lược cơ
bản, lâu dài, và cấp bách hiện nay

- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát
triển. Phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ
đất nước.
- Các dân tộc kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng ở địa bàn dân tộc và miền núi
- Thực hiện tốt chính sách dân tộc
- Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ( có trình độ, năng lực, có
phẩm chất và bản lĩnh chính trị  mang chủ trương chính sách của nhà
nước đến với dân tộc để thúc đẩy phát triển kinh tế )

- Giữ gìn phát huy giá trị và bản sắc văn hóa của các dân tộc
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tập trung phát triển giao
thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân
2. Nội dung chính sách:
i. Chính trị: thực hiện chủ trương của Đảng về BÌNH ĐẲNG, ĐOÀN
KẾT, TÔN TRỌNG, GIÚP NHAU CÙNG PHÁT TRIỂN giữa các dân
tộc. Thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh
ii. Về kinh tế: chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi,
vùng dân tộc thiểu số  từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch
giữa các vùng
Chính sách gần đây nhất của Chính phủ dành cho các dân tộc thiểu số, được
ban hành năm 2016, là “Quyết định về các chính sách đặc thù hỗ trợ phát
triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020”.
Ngoài ra, một loạt các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo đã
được triển khai, trong đó người dân tộc thiểu số là nhóm hưởng lợi chính
(Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Chương
trình 30a và Chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020)
iii. Về văn hóa: nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (giữ gìn
phát huy văn hóa truyền thống đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa với
thế giới)
Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền của người dân tộc thiểu số trong
“sử dụng ngôn ngữ và chữ viết riêng, giữ gìn bản sắc dân tộc và nuôi
dưỡng các phong tục, truyền thống và văn hóa tốt đẹp”. Mỗi người có
“quyền tự chọn dân tộc, sử dụng tiếng mẹ đẻ và chọn ngôn ngữ để giao
tiếp”….
CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TRÊN MẶT TRẦN TƯ TƯỞNG
– VĂN HÓA
iv. Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội

v. Về quốc phòng, an ninh: vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú
chiếm vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh, tăng cường quan hệ
quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào
dân tộc sinh sống

You might also like